Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM <br />
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP DẠY ĐỌC HIỂU <br />
VĂN BẢN TRONG MÔN NGỮ VĂN<br />
Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Năm học 20152016<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
I. Lý do chọn đề tài...............................................................................................................1<br />
II. Cơ sở lý luận và thực tiễn................................................................................................1<br />
1. Cơ sở lý luận.................................................................................................................1<br />
2. Cơ sở thực tiễn:.............................................................................................................2<br />
III. Mục đích nghiên cứu đề tài:............................................................................................2<br />
IV. Đối tượng nghiên cứu:.....................................................................................................3<br />
V. Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................................3<br />
B. NỘI DUNG .......................................................................................................................3<br />
I. Các biện pháp và hình thức dạy học “Đọc Hiểu văn bản trong bài học ngữ văn”.......3<br />
1. Các phương pháp dạy Đọc Hiểu văn bản.................................................................3<br />
2. Vận dụng hệ thống câu hỏi trong hoạt động dạy học “ Đọc Hiểu văn bản”........11<br />
II/ Các giải pháp: Minh họa bằng bài giảng cụ thể...........................................................15<br />
III KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN.......................................................................23<br />
C. Kết luận và khuyến nghị ................................................................................................24<br />
1. Kết luận .......................................................................................................................24<br />
2. Khuyến nghị ...............................................................................................................25<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................26<br />
Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
I. Lý do chọn đề tài.<br />
Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao tính tích cực chủ <br />
động sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học là yêu cầu đối với tất cả <br />
các đồng chí giáo viên ở các môn học. Song đối với môn ngữ văn có một vị trí <br />
quan trọng góp phần đào tạo giáo dục thế hệ trẻ thành những con người có ý <br />
thức tự tu dưỡng, biết yêu thương quý trọng gia đình,có lòng yêu nước, biết <br />
hướng tới những tư tưởng tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn <br />
trọng lẽ phải sự công bằng xã hội.<br />
Thông qua việc học tập môn ngữ văn tôi mong muốn giúp các em rèn luyện <br />
tích lũy kiến thức, có tư duy sáng tạo, có tính tự lập, bước đầu có năng lực <br />
cảm thụ các giá trị chân thiện mĩ trong các tác phẩm văn học cũng như <br />
trong cuộc sống. <br />
Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học trong môn ngữ văn theo hướng <br />
tích hợp ba phân môn: Văn Tiếng Việt Tập làm văn gắn bó với nhau. Chính <br />
vì vậy, giờ Đọc Hiểu văn bản là rất quan trọng. Nó gắn liền việc dạy tiếng <br />
Việt với văn bản vừa tìm hiểu, với phân môn Tập làm văn là hoạt động tích <br />
hợp tri thức Đọc Hiểu văn bản Tiếng Việt vào việc tạo lập các văn bản.<br />
Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy tôi mạnh dạn nêu <br />
một vài ý kiến về NHỮNG PHÁP DẠY “ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN <br />
TRONG MÔN NGỮ VĂN’’ làm đề tài cho sáng kiến kinh nghiệm của mình.<br />
II. Cơ sở lý luận và thực tiễn<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Môn ngữ văn ở bậc THCS đã khẳng định “Lấy quan điểm tích hợp làm <br />
nguyên tắc tổ chức nội dung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các <br />
phương pháp giảng dạy. “Đọc Hiểu văn bản” không nhằm diễn đạt hai <br />
hoạt động tách rời nhau là Đọc và Hiểu. Khi học môn ngữ văn thì hoạt động <br />
đó phải là nghiền ngẫm suy tư thậm chí cả cảm xúc, liên tưởng, tưởng <br />
tượng. Đọc ở đây diễn ra theo cách bám sát đi sâu vào văn bản để “giải mã’’ <br />
văn bản, nghĩa là xác lập các giá trị của văn bản theo cách cảm nhận và cách <br />
hiểu của người đọc. Khả năng đọc hiểu và cảm thụ một tác phẩm văn <br />
chương phụ thuộc vào việc học sinh có thể trả lời được hay không những <br />
câu hỏi đặt ra ở những cấp độ khác nhau. Mức độ thấp nhất là chỉ cần sử <br />
dụng những thông tin có ngay trong văn bản. Đó là trường hợp câu trả lời có <br />
sẵn trong bài đó là trình độ mới biết đọc trên dòng.Mức cao hơn là buộc <br />
<br />
1/26<br />
Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
phải suy nghĩ và sử dụng những thông tin trong bài để suy ra câu trả lời từ <br />
những đầu mối trong văn bản là trình độ đã biết đọc giữa dòng. Cao hơn nữa <br />
là yêu cầu khái quát, liên hệ giữa những cái mà học sinh đã đọc với thế giới <br />
bên ngoài, đó là trình độ biết vượt ra khỏi dòng để đọc văn bản. Như vậy <br />
giáo viên đã giúp học sinh tìm hiểu, khám phá văn bản một cách tích cực chủ <br />
động sáng tạo liên hệ được một cách sinh động, tự nhiên với những vấn đề <br />
của cuộc sống xã hội.<br />
2. Cơ sở thực tiễn:<br />
Đọc Hiểu văn bản trong bài học Ngữ văn chính là hoạt động tìm tòi phân <br />
tích để cảm thụ văn bản theo mục tiêu cụ thể của phần Văn trong mục tiêu <br />
chung của bài học Ngữ Văn.<br />
Để dạy tốt tiết Đọc Hiểu văn bản trong bài học ngữ văn, chúng ta có <br />
nhiều hình thức hoạt động dạy học nhưng đều phải hướng tới mục đích rèn <br />
cho học sinh có kỹ năng Nghe Nói Đọc Viết tiếng Việt thành thạo theo <br />
các kiểu văn bản, nhấn mạnh phương châm đề cao công việc hoạt động của <br />
học sinh, giúp học sinh tiếp cận tác phẩm theo ba hướng Đọc Hiểu; Suy <br />
nghĩ Vận dụng; Liên tưởng Tích lũy.<br />
Đổi mới hoạt động Đọc Hiểu văn bản hình thành cho học sinh phương <br />
pháp Đọc Hiểu các kiểu loại văn bản nhất là các văn bản ở dạng thức sáng <br />
tạo nghệ thuật cả trong và ngoài SGK, để phát huy tính tự giác, tích cực, chủ <br />
động, sáng tạo của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức. Qua đó người giáo <br />
viên phải có cái nhìn bao quát về các tiết dạy theo nội dung văn bản để xác <br />
định được: <br />
* Các kỹ năng Đọc Hiểu văn bản <br />
* Vận dụng các kiểu loại câu hỏi trong hoạt động dạy Đọc Hiểu văn bản.<br />
III. Mục đích nghiên cứu đề tài:<br />
Nâng cao năng lực đọc hiểu cảm thụ văn chương, năng lực tạo lập văn bản.<br />
Nâng cao hiệu quả giờ dạy môn ngữ văn <br />
Giúp học sinh củng cố hệ thống hóa các kiến thức đã và đang học, khai thác <br />
triệt để kiến thức bài dạy gây hứng thú học tập cho học sinh.<br />
Khơi dậy năng lực thẩm mĩ của học sinh để các em biết yêu cái đẹp, trân <br />
trọng cái đẹp.<br />
Qua các bài học giáo dục cho học sinh lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước, <br />
giữ gìn, nâng niu trân trọng những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc <br />
ta.<br />
<br />
2/26<br />
Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
IV. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Áp dụng một số phương pháp đổi mới kết hợp với những kinh nghiệm của <br />
bản<br />
thân trong các tiết dạy học môn Ngữ văn cho học sinh THCS <br />
V. Phương pháp nghiên cứu:<br />
1. Tìm hiểu bằng cách đọc, nghiên cứu tài liệu về phương pháp giảng dạy tác <br />
phẩm văn học theo đặc trưng thể loại. Các bài viết có tính chất khoa học và <br />
đã thành giáo trình giảng dạy.<br />
2. Tổng kết kinh nghiệm sáng kiến của đồng nghiệp.<br />
3. Thực nghiệm sư phạm thông qua các bài dạy ngữ văn cụ thể.<br />
B. NỘI DUNG <br />
I. Các biện pháp và hình thức dạy học “Đọc Hiểu văn bản trong bài <br />
học ngữ văn”<br />
1. Các phương pháp dạy Đọc Hiểu văn bản.<br />
Hoạt động dạy và hoạt động học bao gồm toàn bộ các biện pháp và hình <br />
thức dạy của thầy và học của trò theo tinh thần thầy tổ chức hướng dẫn, trò <br />
chủ động tích cực trong quá trình Đọc Hiểu văn bản và lĩnh hội tri thức. <br />
Đọc văn bản là một kỹ năng học sinh cần phải rèn luyện và phát triển trong <br />
suốt quá trình học tập môn ngữ văn. Đọc văn bản có nhiều hình thức: đọc <br />
thầm, đọc lướt, đọc tóm tắt, đọc diễn cảm. Quan trọng nhất là việc Đọc <br />
Hiểu văn bản, nếu học sinh không có kỹ năng đọc hiểu thì không thể tiến <br />
hành các bước tiếp theo là phân tích, đánh giá, cảm thụ văn bản.<br />
a. Biện pháp đọc diễn cảm: <br />
Muốn hiểu tác phẩm văn chương cần phải đọc, đọc là một cách phân tích <br />
tác phẩm bằng giọng điệu ngôn ngữ. Đọc diễn cảm phương pháp dạy học <br />
đặc trưng của môn ngữ văn. Đọc diễn cảm có khả năng tái hiện một cách <br />
trọn vẹn đời sống và hình tượng tác phẩm, không khí thời đại cũng như ý đồ <br />
tư tưởng của nhà văn. Đọc diễn cảm được xem như hình thức biểu hiện <br />
nghệ thuật. Vì thế có khả năng liên tưởng và tưởng tượng sáng tạo dựa trên <br />
đặc điểm hình thức của cấu trúc ngôn ngữ và thể loại tác phẩm để đọc phân <br />
vai, nhập vai. Hoạt động này được coi là thao tác đầu tiên của việc phân tích, <br />
cảm thụ “văn”. Đọc đúng là biểu hiện đúng hướng thâm nhập tác phẩm.<br />
Đọc diễn cảm của thầy là đọc mẫu, với trò là tập đọc diễn cảm. Từ khi <br />
giáo viên đọc mẫu đến khi tập đọc diễn cảm sẽ là biện pháp hướng dẫn đọc. <br />
Trong các bài soạn trước đây giáo viên chúng ta gần như đã bỏ qua biện pháp <br />
<br />
3/26<br />
Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
dạy học này, trong giáo án chỉ ghi một chữ “đọc” và sau ghi lên bảng chỉ là <br />
một thông báo biện pháp chứ chưa phải là dạy học bằng biện pháp đó. <br />
Nhưng trong giáo án mới thực hiện chương trình thay sách giáo khoa ngữ văn <br />
THCS, biện pháp đọc diễn cảm và hướng dẫn đọc sẽ được giáo viên thiết kế <br />
trong hoạt động “Đọc Hiểu chú thích văn bản”. Đọc diễn cảm được xem <br />
như hình thức biểu hiện nghệ thuật. Đọc đúng là biểu hiện đúng hướng thâm <br />
nhập tác phẩm. Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi luôn đề cao hoạt <br />
động đọc kỹ văn bản và phần chú thích để nắm được nội dung ý nghĩa, từ đó <br />
học sinh chủ động tiếp cận văn bản.<br />
* Ví dụ khi dạy bài học “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê ’’ Ngữ <br />
văn Lớp 7, tôi đã áp dụng vào bài dạy của mình<br />
Thao tác Hoạt động dạy Hoạt động học <br />
1 GV hỏi: Bài thơ “Hồi hương HS trả lời:<br />
ngẫu thư” diễn tả cảm xúc của Tình cảm<br />
một con người con sau bao năm Chậm rãi<br />
xa quê vừa đặt chân tới làng. Sâu lắng<br />
Vậy theo con cần đọc bài thơ <br />
này với giọng điệu như thế <br />
2 nào? HS đọc <br />
Yêu cầu: Hãy đọc bài thơ bằng (Mỗi học sinh đọc một dạng <br />
giọng điệu đó! văn bản)<br />
3 Ngắt nhịp 4/3 ở các câu 1, 2, <br />
Ở bản phiên âm các dấu câu đòi 3.<br />
hỏi cách ngắt nhịp như thế nào Ngắt nhịp 2/5 ở câu cuối.<br />
4 khi đọc?<br />
Hãy đọc diễn cảm bài thơ “Hồi Đọc<br />
hương ngẫu thư” theo các yêu (Một học sinh đọc diễn cảm <br />
cầu trên. bản phiên âm của bài thơ)<br />
<br />
Đối với từng loại văn bản giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc để <br />
cảm nhận được nội dung và nghệ thuật của từng văn bản đó.<br />
Đọc văn bản bao giờ cũng gắn liền với tiếp nhận, nó mang đậm dấu ấn <br />
cá nhân người đọc trong những cảm xúc của mình về tác phẩm. Đọc không <br />
chỉ là việc phát âm thông thường mà là quá trình“ thức tỉnh cảm xúc”. Đối <br />
với từng loại văn bản giáo viên cần hướng dẫn đọc diễn cảm để cảm nhận <br />
<br />
4/26<br />
Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
được nội dung và nghệ thuật của loại văn bản đó. Cụ thể khi giảng dạy <br />
truyện dân gian tôi đã linh hoạt tổ chức cho các em đọc diễn cảm và hướng <br />
dẫn các em thao tác để kể diễn cảm đạt hiệu quả.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5/26<br />
Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
* Trích ngang thiết kế bài học “Lợn cưới, áo mới” – Ngữ Văn 6 <br />
Thao tác Hoạt động dạy Hoạt động học <br />
1 GV Giảng: Lợn cưới áo mới là HS: Nghe <br />
một chuyện kể dân gian mang ý <br />
nghĩa giễu cợt tật xấu. Ở đây <br />
tật khoe của được kể và tả qua <br />
hành động lời nói của nhân vật .<br />
Hỏi: Từ nội dung trên khi đọc <br />
truyện này cần phải đọc như HS: Trả lời dùng giọng kể <br />
thế nào ? để đọc.<br />
Giọng giễu cợt, mỉa mai.<br />
Nhấn mạnh những ngôn từ <br />
GV hỏi: Hãy kể truyện “Lợn chỉ hành động và lời nói khác <br />
cưới áo mới ” theo các yêu cầu thường của nhân vật.<br />
2 đó HS Kể lại chuyện “Lợn cưới <br />
áo mới ” <br />
bằng giọng mỉa mai, giễu cợt, <br />
hài hước...nhấn mạnh vào <br />
những ngôn từ chỉ hành động <br />
và lời nói khác thường của <br />
nhân vật.<br />
Kể: 2 học sinh dùng giọng <br />
đọc để kể chuyện theo SGK.<br />
<br />
<br />
b. Biện pháp đọc kết hợp với giảng và bình văn <br />
Biện pháp giảng và bình văn vốn là công cụ chính của người thầy trong <br />
các giờ giảng văn truyền thống đã không còn đảm nhiệm chức năng thống <br />
soái trong các giờ học văn theo tinh thần đổi mới. Tuy nhiên giảng văn và <br />
bình văn vẫn nằm trong số các biện pháp dạy học tích cực trong hoạt động <br />
Đọc Hiểu văn bản. Muốn hiểu sâu sắc tác phẩm văn chương cần phải tiến <br />
hành các thao tác tư duy cảm xúc đó là kỹ năng đọc kết hợp với giảng bình.<br />
Việc giảng giải để làm rõ hoặc mở rộng kiến thức khó trong văn bản <br />
cũng thể hiện sự cảm thụ sâu sắc tinh tế của thầy được áp dụng phát huy <br />
đúng lúc, đúng chỗ sẽ có tác dụng gây lòng tin và sự hứng thú thẩm mỹ cho <br />
<br />
6/26<br />
Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
học sinh trong khi đọc hiểu văn bản đồng thời góp phần rèn kỹ năng cảm <br />
thụ văn chương, kỹ năng nghe những lời hay ý đẹp, từ đó làm nảy sinh nhu <br />
cầu viết văn của học sinh trong những bài tự luận văn học sau này. <br />
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng kỹ năng đọc kết hợp với giảng <br />
và bình văn một cách linh hoạt tùy theo kiểu văn bản. Sự tham gia của các lời <br />
giảng bình có thể cần rất ít trong khi hướng dẫn đọc hiểu văn bản các <br />
truyện dân gian, các câu tục ngữ nhưng lại rất cần thiết và quan trọng trong <br />
khi hướng dẫn đọc hiểu các văn bản tự sự hiện đại hoặc biểu cảm vì thế <br />
loại văn bản này phức tạp hơn so với năng lực tiếp nhận của học sinh. <br />
Nhưng trong trường hợp này lời giảng bình của giáo viên cũng chỉ giới hạn <br />
trong vai trò hướng dẫn chứ không làm thay, cảm thụ thay học sinh.<br />
Nghe giảng say sưa trước những lời bình văn sâu sắc của giáo viên <br />
không thể là cách tốt nhất của học sinh khi các em chủ thể tiếp nhân văn <br />
bản.<br />
Qua tiết dạy ngữ văn và tôi đã thiết kế bài học Đọc Hiểu văn bản <br />
“Trong lòng mẹ”.<br />
Trích ngang thiết kế bài học Tiết 5 6 “Trong lòng mẹ”(Trích những ngày <br />
thơ ấu) Nguyên Hồng.<br />
*Tình cảm của Hồng đối với mẹ.<br />
Thao Hoạt động dạy Hoạt động học <br />
tác <br />
1 Hỏi: Bằng giọng đọc diễn cảm, em Một học sinh đọc diễn cảm <br />
hãy tái hiện phần văn bản kể về tình <br />
yêu thương mẹ của bé Hồng ? <br />
<br />
2 Hỏi: Hình ảnh người mẹ hiện lên Học sinh trả lời : <br />
qua những chi tiết nào trong văn “ Mẹ về một mình....<br />
bản ? Mẹ tôi cầm nón.....<br />
Mẹ không còm cõi xơ xác <br />
như lời cô tôi kể ...<br />
Gương mặt mẹ tôi <br />
Hơi quần áo của mẹ tôi ....<br />
<br />
3 => Khẳng định đó là người <br />
Hỏi: Cách gọi mẹ tôi trong mọi chi mẹ của riêng bé Hồng.<br />
<br />
7/26<br />
Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
tiết ấy có ý nghĩa gì ? Thể hiện tình cảm mẹ con <br />
4 gắn bó sâu sắc.<br />
Giảng: Cách gọi mẹ tôi liên tục trong HS nghe <br />
đoạn văn trên cho người đọc thấy <br />
được hình ảnh người mẹ luôn in đậm <br />
trong trái tim của bé Hồng. Người mẹ <br />
là trung tâm của mọi sự cảm nhận <br />
của bé Hồng rất sâu nặng và không <br />
có gì có thể chia cắt được tình cảm <br />
thiêng liêng đó.<br />
<br />
HS: trả lời <br />
5 Hình ảnh người mẹ hiện <br />
Ở đây nhân vật người mẹ được kể lên thật cụ thể gần gũi thân <br />
qua cái nhìn và cảm xúc tràn ngập yêu thương.<br />
thương của người con. Điều đó có <br />
tác dụng gì ? <br />
6 <br />
Theo con bé Hồng đã có một người <br />
mẹ như thế nào ? <br />
GV bình <br />
Bé Hồng đã có một người mẹ khác <br />
hoàn toàn với lời dèm pha của người <br />
cô: <br />
Không hề xa lạ (Vì mẹ đã trở về <br />
với con) <br />
Không thay đổi mẹ vẫn ôm con vào <br />
lòng, vẫn lấy vạt áo nâu thấm nước <br />
mắt cho con.<br />
Không tiều tụy đói khổ gương mặt <br />
mẹ vẫn tươi sáng, đôi mắt trong, <br />
nước da mịn, hai gò má vẫn hồng. <br />
Mẹ vẫn đẹp đẽ sang trọng với hơi <br />
thở thơm tho ở khuôn miệng xinh <br />
xắn đang nhai trầu. Người mẹ thật <br />
<br />
8/26<br />
Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
đẹp đẽ, cao quý và kiêu hãnh đáng để <br />
bé Hồng tự hào.<br />
<br />
<br />
Lời giảng bình của giáo viên vừa đảm bảo yêu cầu định hướng tiếp <br />
nhận, vừa định hình kiến thức thông qua khả năng liên tưởng tích cực, làm <br />
nổi bật ý nghĩa sâu sa của văn bản làm sáng tỏ một yếu tố nghệ thuật đặc <br />
sắc. Ví dụ trong bài “Lượm” Ngữ văn 6 tập II khi phân tích xong đoạn thơ <br />
thứ 13 “Lượm ơi, còn không?” trước khi chuuyển đoạn, giáo viên dành ít <br />
phút để giảng bình; sau đoạn thơ xúc động miêu tả sự hi sinh anh dũng của <br />
Lượm, tác giả dành đúng một dòng thơ với hình thức câu hỏi tu từ thể hiện <br />
tâm trạng đau xót của mình. “Lượm ơi còn không?” câu thơ đồng thời là <br />
một tiếng kêu nghẹn ngào đau đớn, niềm cảm phục sâu sắc trước tấm <br />
gương một thiếu niên quên mình vì Tổ quốc. Lượm hi sinh, nhưng hình ảnh <br />
một chú bé liên lạc hồn nhiên nhí nhảnh và giàu lòng yêu nước đã trở nên bất <br />
tử .<br />
Hoặc dạy Đọc Hiểu văn bản “Qua Đèo Ngang” Ngữ văn 7 – Tập I.<br />
Sau khi tìm hiểu hai câu thơ cuối giáo viên có thể bình:<br />
“Dừng chân đứng lại trời non nước<br />
Một mảnh tình riêng ta với ta”<br />
Nỗi niềm chất chứa ngày một thêm sâu nặng khiến nữ sĩ phải thốt lên phơi <br />
trải tấm lòng. Con người nhỏ bé bỗng sững lại trước một không gian rộng <br />
lớn, rợn ngợp (chỉ có trời non nước) để nhận ra sự cô đơn của chính mình <br />
“ta với ta” là một mình đối diện với chính mình. Cả một cảnh ngộ, một tâm <br />
tư, một tấm lòng không biết chia sẻ cùng ai! Phải chăng đây là nét đặc trưng <br />
của nỗi buồn xưa, nỗi buồn trước cảnh non sông biến đổi, triều đại hưng <br />
phế nhưng tình riêng vẫn còn bất biến với chính mình. Hai câu thơ vừa kết <br />
thúc bài thơ vừa mở ra một chân trời cảm xúc mới. <br />
c. Biện pháp tổ chức các hoạt động học tập của học sinh trong giờ <br />
Đọc Hiểu văn bản:<br />
Ở mỗi tiết dạy đọc hiểu văn bản giáo viên có thể tổ chức lớp học thành <br />
các nhóm học tập và phát phiếu học tập, yêu cầu các nhóm thảo luận về <br />
một vấn đề nào đó trong quá trình Đọc Hiểu văn bản sẽ tạo được hứng thú <br />
cho học sinh. Một mặt hoạt động nhóm có thể khắc phục những khó khăn <br />
trong cảm thụ, suy nghĩ tình cảm của cá nhân về kiến thức văn bản, mặt khác <br />
<br />
9/26<br />
Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
rèn được kỹ năng nói trước tập thể lớp, rèn luyện sự tự tin trong học tập của <br />
các em học sinh.<br />
Biện pháp này có nhiều ưu điểm cần được vận dụng nhưng giáo viên cũng <br />
cần chú ý vì hoạt động nhóm chỉ phát huy được hiệu quả tích cực nếu sử <br />
dụng đúng lúc, đúng chỗ trong giờ Văn.<br />
Cảm thụ văn bản thuộc về khả năng của mỗi cá nhân học sinh, do vậy <br />
hoạt động cá nhân tự bộc lộ suy nghĩ là hình thức dạy học thường xuyên và <br />
hàng đầu. Chỉ những phạm vi kiến thức mang tính khái quát và những tình <br />
huống có vấn đề trong bài học vượt qua khả năng cá nhân cần tới mức tư <br />
duy tập thể thì hình thức hoạt động nhóm sẽ xuất hiện. Hình thức phiếu học <br />
tập và thảo luận nhóm cần được thiết kế ở phần đọc hiểu ý nghĩa văn bản ở <br />
cấp độ giữa dòng, nhất là vượt ra khỏi dòng để tiến tới các mục tiêu đọc <br />
hiểu văn bản sẽ cần tới sự nỗ lực cảm và hiểu không chỉ của cá nhân mà của <br />
cả lớp học.<br />
Ví dụ: Thiết kế bài học “ Sau phút chia li ” <br />
Thao tác Hoạt động dạy Hoạt động học (Thảo luận nhóm) <br />
( Phiếu học tập) <br />
1 Câu hỏi 1 : Em cảm nhận Nỗi trống trải xót xa và buồn <br />
được trong văn bản “Sau thương<br />
phút chia ly” những nỗi Nỗi oán giận chiến tranh<br />
niềm ly biệt nào ? Khát khao hạnh phúc lứa đôi <br />
<br />
2 Câu hỏi 2: Theo em, có cách Không còn có những cuộc chiến <br />
nào để giải thoát người tranh phi nghĩa.<br />
chinh phụ khỏi nỗi sầu ly <br />
biệt này ? <br />
3 Thể thơ song thất lục bát giàu <br />
Câu hỏi 3: Ở đây nỗi niềm nhạc điệu.<br />
ly biệt được diễn tả sinh Điệp ngữ.<br />
động, chân thực và truyền Đối.<br />
cảm nhờ những nét nghệ Dùng các hình ảnh để bộc lộ <br />
thuật nào em cho là đặc sắc cảm xúc của lòng người.<br />
nhất?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10/26<br />
Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
2. Vận dụng hệ thống câu hỏi trong hoạt động dạy học “ Đọc Hiểu <br />
văn bản”<br />
Chúng ta có nhiều hình thức hoạt động dạy học “ Đọc Hiểu văn bản” . <br />
Giảng văn, bình văn cũng là đọc hiểu, đọc diễn cảm văn bản cũng là đọc <br />
hiểu như ở mức độ cảm tính. Còn đọc hiểu ở mức độ sâu sắc, đối với <br />
người học sẽ là chiếm lĩnh văn bản bằng đối thoại, lấy câu hỏi do thầy thiết <br />
kế làm phương tiện. Đây là hình thức dạy học văn quan trọng hàng đầu, bởi <br />
hệ thống câu hỏi cảm thụ phân tích văn có khả năng khơi dậy năng lực cảm <br />
và hiểu văn theo nỗ lực và kinh nghiệm riêng của mỗi học sinh. Sự đa dạng <br />
hóa của hệ thống câu hỏi “Đọc Hiểu văn bản” trong SGK Ngữ văn mới là <br />
minh chứng cho một quan niệm đúng đắn về bản chất “Đọc Hiểu văn bản” <br />
ở môn ngữ văn. <br />
Là giáo viên dứng lớp dạy môn ngữ văn theo tinh thần đổi mới phương <br />
pháp dạy học, tôi nghĩ rằng hệ thống câu hỏi vô cùng quan trọng, những câu <br />
hỏi cảm thụ có khả năng khơi dậy năng lực cảm và hiểu tác phẩm của mỗi <br />
học sinh. Chính vì vậy hệ thống câu hỏi phải được thiết kế theo hướng tích <br />
cực hóa hoạt động học tập của học sinh và tích hợp kiến thức, kĩ năng của <br />
môn học. Chẳng hạn trong mỗi tiết dạy tôi luôn cố gắng đưa ra những câu <br />
hỏi tạo cơ hội nhiều nhất cho học sinh được làm việc, được tự mình cùng <br />
bạn và thầy tiếp nhận tiếp nhận trực các kiểu, loại văn bản, cảm thụ văn <br />
bản một cách sáng tạo.<br />
Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học cần lưu ý đến việc đổi mới <br />
hệ thống câu hỏi. Hỏi là khơi dậy năng lực cảm hiểu văn bản của học sinh. <br />
Nhưng giáo viên chúng ta nắm vững sự khác nhau của các loại câu hỏi, các <br />
hình thức hỏi để học sinh khám phá được giá trị của văn bản, nhất là các văn <br />
bản nghệ thuật. Cần có các câu hỏi tư duy sáng tạo vượt lên hình thức hỏi <br />
phát hiện – tái hiện ( đọc trên dòng ) để đi sâu vào các câu hỏi sáng tạo (đọc <br />
giữa dòng và vượt ra khỏi dòng) kích thích năng lực cảm thụ văn chương <br />
của học sinh.Trong quá trình giảng dạy tôi luôn chú ý đến hình thức hỏi nêu <br />
vấn đề và lựa chọn kết luận có nhiều khả năng nhất trong việc khơi dậy “ <br />
Hoạt động tư duy bên trong của học sinh”.<br />
Ví dụ khi soạn giảng văn bản “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” <br />
Ngữ văn lớp 7 tập I, tôi đã đặt câu hỏi “ Tại sao tác giả trở về quê lại vừa <br />
mừng vừa ngậm ngùi ”. Đối với câu hỏi này học sinh cần phải tư duy để trả <br />
lời đó là mừng vì sau bao nhiêu năm xa cách nay nhà thơ mới có dịp trở về quê <br />
<br />
11/26<br />
Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
hương. Nhưng ngậm ngùi xót xa vì mình vốn là người ở đây mà khi trở về lại <br />
chẳng có ai nhận ra! Bọn trẻ đón nhà thơ như đón khách lạ! Khách lạ ngay <br />
giữa quê hương của mình. Dù rằng biết đó là quy luật tự nhiên của thời gian <br />
trôi chảy, những người bạn cùng trang lứa với nhà thơ chắc đều đã quy tiên <br />
cả rồi. Nhưng trong đáy lòng ông, vẫn nhói lên nỗi tủi buồn vì tình yêu, nỗi <br />
nhớ quê hương tích tụ, dồn nén trong trái tim nhà thơ đã hơn nửa thế kỷ, mà <br />
đâu ngờ lại được đền đáp như thế này ư? <br />
Gặp nhau mà chẳng biết nhau <br />
Hỏi rằng : Khách ở chốn nào lại chơi ? <br />
Khi soạn giáo án để có được hệ thống câu hỏi đáp ứng được yêu cầu nhận <br />
biết, vận dụng, sáng tạo là rất khó chứ không dễ dàng gì. Có điều khả năng <br />
chiếm lĩnh tác phẩm không chỉ ở bản thân câu hỏi mà phụ thuộc vào cách <br />
thiết kế câu hỏi và vận dụng của người giáo viên hư thế nào cho thật nhiệu <br />
quả. Đối với câu hỏi sáng tạo, nêu vấn đề không phải áp dụng thế nào cũng <br />
được mà phải căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh trong lớp mình giảng <br />
dạy, cụ thể đối với học sinh ở trường tôi đang giảng dạy tỷ lệ học sinh khá <br />
giỏi chưa cao vì thế mà một tiết dạy giáo viên đưa ra nhiều câu hỏi này thì <br />
học sinh sẽ không cảm thụ được tất cả và dẫn đến các em rất trầm, không <br />
hào hứng phát biểu xây dựng bài, kết quả giờ dạy không thành công. Nhưng <br />
ngược lại một tiết dạy đọc hiểu văn bản mà người giáo viên khi soạn bài <br />
không có một câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi sáng tạo thì dứt khoát tiết dạy sẽ <br />
giảm đi chất văn mà người thầy muốn truyền lại cho học sinh.Ví dụ khi dạy <br />
bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương giáo viên khẳng định “ Bài <br />
thơ này đa nghĩa: nghĩa thứ nhất về nội dung miêu tả bánh trôi nước. Nghĩa <br />
thứ hai thuộc về nội dung phẩm chất và thân phận người phụ nữ trong xã hội <br />
cũ. Từ sự gợi ý trên em hãy cho biết trong hai nghĩa, nghĩa nào là quyết định <br />
giá trị bài thơ?<br />
Dạy Đọc Hiểu văn bản bằng hệ thống câu hỏi là phương pháp dạy học <br />
tích cực rèn luyện kỹ năng Nghe Nói và năng lực cảm thụ văn chương, ở <br />
phương pháp này giáo viên cần lựa chọn hệ thống câu hỏi bám sát văn bản để <br />
tổ chức cho học sinh hoạt động, học sinh có thể trả lời theo cách cảm thụ <br />
riêng của bản thân, hoặc theo dõi nghe lựa chọn cách trả lời hay của bạn.<br />
Hệ thống câu hỏi Đọc Hiểu văn bản rất phong phú song trong giờ học <br />
văn không thể tuyệt đối hóa hoặc xem thường bất kỳ loại câu hỏi nào nhưng <br />
giáo viên nên chú ý kiểu câu hỏi sáng tạo, câu hỏi vận dụng đặc biệt được coi <br />
<br />
12/26<br />
Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
trọng trong đổi mới phương pháp vì chính loại câu hỏi này giúp học sinh nỗ <br />
lực học tập, phát huy tư duy sáng tạo của học sinh. Một bài văn không khơi <br />
gợi cảm xúc, tưởng tượng của người học sẽ tạo nên một giờ văn vô cảm, <br />
khô cứng. Nhưng một giờ văn thiếu chiều sâu nhận biết về tác phẩm sẽ là <br />
một giờ học phù phiếm, nông cạn. Hình thức hỏi sáng tạo, đặc biệt được coi <br />
trọng trong phương pháp mới vì chính loại câu hỏi này có nhiều cơ hội để <br />
khơi dậy nỗ lực học tập, tư duy sáng tạo của học sinh hơn cả.Vận dụng câu <br />
hỏi này một cách linh hoạt, hợp lý để học sinh tự trả lời giáo viên chỉ bổ <br />
sung, gợi dẫn dần dần tiết học sẽ đạt hiêu quả rất cao. Ví dụ trong bài: “Chị <br />
em Thúy Kiều” Nguyễn Du Ngữ văn 9 tập I, mà thiếu câu hỏi: Khi <br />
Nguyễn Du miêu tả sắc đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều là có sự dự báo về số <br />
phận của họ, theo em dự báo ấy là gì? Tất nhiên câu hỏi này phải đưa ra khi <br />
học sinh đã cảm nhận được đầy đủ về hai nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều.<br />
Nhưng ở những lớp mà chất lượng đại trà chưa cao, không có học sinh <br />
giỏi thì sao? Chẳng lẽ giáo viên lại bỏ qua câu hỏi loại này. Bỏ qua thì chất <br />
văn của bài dạy sẽ giảm đi 50%. Vậy làm thế nào? Theo tôi giáo viên vẫn đặt <br />
ra câu hỏi này song câu hỏi chỉ mang tính chất dẫn dắt thu hút học sinh không <br />
đòi hỏi học sinh phải trả lời chỉ cần học sinh thấy rằng: Đây là tình huống <br />
phải suy nghĩ là đạt yêu cầu, giáo viên sẽ diễn giảng để học sinh tiếp thu <br />
kiến thức sâu hơn.<br />
Khi soạn bài thiết kế câu hỏi Đọc Hiểu văn bản tôi luôn thấm nhuần <br />
quan điểm nội dung và phương pháp tích hợp tích hợp không chỉ phân tích <br />
cảm thụ văn mà còn nhìn thấy các giá trị của “ văn” trong quan hệ gắn kết <br />
với phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn. Các câu hỏi Đọc Hiểu cấu trúc <br />
văn bản khi hướng vào tiếp cận các yếu tố bố cục, chủ đề, nhân vật, cốt <br />
truyện, ngôi kể , kiểu văn bản.... đã không tách rời hình thức loại thể của văn <br />
bản với phương thức biểu đạt của văn bản, nghĩa là chúng được khai thác <br />
vừa như cấu trúc của một tác phẩm văn học, lại vừa như cấu trúc của một <br />
văn bản tương ứng đó chính là tích hợp với phân môn tập làm văn. Cùng với <br />
phân môn tập làm văn các kiến thức về Tiếng Việt như từ loại, các biện pháp <br />
tu từ sẽ là tín hiệu nghệ thuật để giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh tìm <br />
hiểu giá trị của văn bản.Cụ thể khi dạy văn bản “ Cảnh ngày xuân” trích <br />
truyện Kiều của Nguyễn Du Ngữ văn 9 Tập I, giáo viên đưa ra câu hỏi Em <br />
hãy tìm từ láy trong sáu câu thơ cuối của đoạn trích? Có ý kiến cho rằng <br />
những từ láy ấy không chỉ miêu tả sắc thái cảnh vật mà còn có tác dụng bộc <br />
<br />
13/26<br />
Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
lộ tâm trạng của nhân vật? Em có đồng ý với ý kiến trên không vì sao? Nếu <br />
giáo viên không đặt câu hỏi này thì không khai thác sâu nội dung bài học. Học <br />
sinh tự suy nghĩ cảm nhận và chủ động cho thể hiện sự cảm nhận riêng của <br />
bản thân. Sau đó giáo viên nhấn mạnh khắc sâu kiến thức vì sáu câu thơ cuối <br />
bài này Nguyễn Du dùng tới năm từ láy: “Tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao <br />
nao, nho nhỏ”. Trong năm từ láy có ba từ mang thanh bằng và thanh không, hai <br />
từ còn lại thì một nửa yếu tố cấu tạo nên từ láy cũng mang thanh không. Điều <br />
đó chứng tỏ tác giả có dụng ý nghệ thuật trong cách dùng hệ thống từ láy ở <br />
sáu câu thơ cuối này. Những từ láy ấy vừa miêu tả sắc thái cảnh vật (bề nổi) <br />
cái quan trọng hơn là kết hợp bộc lộ tâm trạng nhân vật (bề chìm), tâm trạng <br />
của nhân vật không hiện rõ ở bề mặt ngôn ngữ mà ẩn hiện ở đằng sau cách <br />
dùng ngôn từ?<br />
Những câu hỏi mang tính khái quát nâng cao kích thích sự tìm tòi, sáng tạo, <br />
năng lực cảm thụ văn học giúp các em thấy rõ nhất chất văn ở từng tín hiệu <br />
nghệ thuật được sử dụng trong văn bản.<br />
Giải pháp minh họa: Khi dạy bài “Qua Đèo Ngang”, tôi đã đặt câu hỏi tìm <br />
hiểu hình thức nghệ thuật để khắc sâu nội dung cảm xúc.<br />
Hãy tìm và phân tích ý nghĩa nghệ thuật trong hai câu luận <br />
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc <br />
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia <br />
Tác giả đã mượn chuyện vua Thục Đế mất nước hóa thành chim cuốc kêu <br />
hoài nhớ nước và âm thanh của chim đa đa để biểu lộ tâm trạng của tác giả <br />
đó là nỗi nhớ nước thương nhà. Nỗi niềm chất chứa ngày một thêm sâu nặng <br />
khiến nữ sĩ phải thốt lên phơi trải tấm lòng. Con người nhỏ bé bỗng sững lại <br />
trước một không gian rộng lớn, rợn ngợp (chỉ có trời – non nước) để nhận <br />
ra sự cô dơn của chính mình “ta với ta” là một mình đối diện với chính mình. <br />
Cả một cảnh ngộ, một tâm tư, một tấm lòng không biết chia sẻ cùng ai! Phải <br />
chăng đây là nét đặc trưng của nỗi buồn xưa, nỗi buồn trước cảnh non sông <br />
biến đổi, triều đại hưng phế nhưng tình riêng vẫn còn bất biến với chính <br />
mình. Hai câu thơ vừa kết thúc bài thơ vừa mở ra một chân trời cảm xúc mới.<br />
Các câu hỏi mang tính sáng tạo có tác dụng rất lớn trong mỗi tiết dạy ngữ <br />
văn song làm thế nào để mỗi tiết dạy người giáo viên phải suy nghĩ, thiết kế <br />
được các câu hỏi sáng tạo.Theo suy nghĩ và kinh nghiệm của bản thân tôi <br />
trong quá trình giảng dạy, muốn có loại câu hỏi này, giáo viên trước hết phải <br />
nghiên cứu kỹ văn bản và các tài liệu tham khảo có liên quan, soạn ra các câu <br />
<br />
14/26<br />
Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
từ cụ thể đến khái quát. Thực tế, dạy môn ngữ văn theo hướng đổi mới cho <br />
thấy chừng nào chưa thiết kế được hệ thống câu hỏi Đọc Hiểu văn bản <br />
tương ứng với văn bản, phù hợp với sức học của học sinh thì tiết học ngữ <br />
văn đó mất đi chất men say của thầy với chất men say của trò.<br />
Giáo viên cần vận dụng hệ thống câu hỏi Đọc hiểu văn bản một cách <br />
linh hoạt, hợp lý, sáng tạo để tạo nên sự hứng thú ham học và phát huy tính <br />
tích cực chủ động của học sinh ở mức tối đa đạt hiệu quả học tập tốt nhất. <br />
Giáo viên sẽ đem đến cho các em những giờ học văn thú vị bổ ích.<br />
II/ Các giải pháp: Minh họa bằng bài giảng cụ thể<br />
Văn bản “Sơn Tinh Thủy Tinh” trong ngữ văn 6 là đối tượng đọc để <br />
hiểu từ truyền thuyết ấy vẻ đẹp của trí tưởng tượng hoang đường kỳ ảo <br />
cùng cảm quan của người xưa về hiện tượng lũ lụt thường xảy ra ở đồng <br />
bằng Bắc bộ và khát vọng chiến thắng thiên tai của người Việt cổ. Đối với <br />
văn bản này tôi đã thiết kế bài dạy của mình phù hợp với đối tượng học sinh <br />
trong lớp.<br />
Bài 3 Tiết 9: “Sơn Tinh Thủy Tinh”<br />
A/ Mục tiêu bài học:<br />
Giúp học sinh học và hiểu các ý nghĩa nội dung và hình thức của <br />
truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh.<br />
Cách giải thích hiện tượng bão lụt của người Việt cổ.<br />
Thể hiện sức mạnh và ước mơ chiến thắng bão lụt của người xưa.<br />
Ca ngợi sự sáng suốt và công lao dựng nước của các vua Hùng.<br />
Trí tưởng tượng kỳ ảo dựng lên những hình tượng khổng lồ mang <br />
tính tưởng trưng cao.<br />
B/ Chuẩn bị bài học<br />
1/ Giáo viên:<br />
Quan sát cả bài học Ngữ văn số 3 trong SGK để thấy những điểm có thể <br />
tích hợp giữa Văn với Tập làm văn và Tiếng Việt. Ở đây tích hợp rõ nhất là <br />
Văn (truyện truyền thuyết tự sự) với Tập làm văn (sự việc và nhân vật trong <br />
kiểu văn bản tự sự).<br />
Đọc kỹ mục “ Những điều cần chú ý” trong sách giáo viên để nắm chắc <br />
ý nghĩa của truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh”.<br />
Tranh minh họa truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh”<br />
2/ Học sinh<br />
Đọc nhiều lần để có thể kể tóm tắt truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh”.<br />
<br />
15/26<br />
Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
Suy nghĩ để có thể trả lời các câu hỏi của phần Đọc Hiểu văn bản <br />
trong SGK.<br />
C/ Các hoạt động dạy học<br />
Hoạt động 1: Giới thiệu bài<br />
Trong kho tàng truyền thuyết của nước ra có chuỗi truyền thuyết về thời <br />
đại các vua Hùng. Truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” (mà chúng ta sẽ học) là <br />
truyền thuyết tiêu biểu in dấu ấn hiện thực cuộc sống thờ đại Hùng Vương. <br />
Đây là bản anh hùng cổ xưa về người anh hùng chống bão lụt Sơn Tinh, về <br />
sức mạnh và khát vọng chiến thắng thiên tai bão lụt của nhân dân ta trong <br />
buổi đầu dựng nước. Bản anh hùng ca này sẽ còn vang vọng mãi trong cuộc <br />
sống của chúng ta hôm nay.<br />
Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu chú thích<br />
* Đọc và hướng dẫn đọc diễn cảm<br />
Thao Hoạt động dạy Hoạt động học<br />
tác<br />
1 Đọc diễn cảm mẫu cả truyện Hs Nghe<br />
Hướng dẫn đọc diễn cảm: Nghe<br />
+ Đọc bằng giọng kể Quan sát SGK<br />
+ Giọng điệu chung: khỏe, vang<br />
2 + Ngữ điệu: Đọc chậm rãi phần <br />
truyện kể việc vua Hùng kén rể.<br />
Đọc nhanh, mạnh hơn gay cấn hơn <br />
phần truyện kể cuộc giao tranh của <br />
Sơn Tinh Thủy Tinh.<br />
3 Hỏi: Hãy đọc truyện “Sơn Tinh Một học sinh đọc cả <br />
Thủy Tinh” theo các yêu cầu trên. truyện<br />
4 Nhận xét sửa chữa cách đọc của học <br />
sinh này. Nghe<br />
<br />
*Tìm hiểu các chú thích<br />
Thao tác Hoạt động dạy Hoạt động học<br />
1 Hỏi: Hãy quan sát chú thích 1 trong Là truyền thuyết về thần <br />
SGK và cho biết em hiểu gì về Núi và thần Nước<br />
truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh. Có liên quan đến núi Tản <br />
Viên, thời đại Hùng <br />
<br />
16/26<br />
Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
Vương.<br />
Hiện còn đền thờ tại Núi <br />
Ba Vì Hà Nội và Vĩnh <br />
2 Hỏi: Trong truyện có chi tiết; “ Phúc.<br />
Một hôm có hai chàng trai đến cầu Cầu: tìm, kiếm, xin<br />
hôn” Em hiểu thế nào là “ cầu Hôn: lấy vợ lấy chồng<br />
hôn” ? Cầu hôn: xin được lấy <br />
làm vợ.<br />
<br />
3 <br />
Hỏi: Cũng theo cách giải thích đó, Hồng: màu đỏ <br />
hãy giải thích từ “ hồng mao” trong Mao: lông động vật<br />
câu văn “ Voi chín ngà, gà chín cựa, Hồng mao: ở đây chỉ <br />
ngựa chín hồng mao” bờm con ngựa màu đỏ.<br />
<br />
Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu trúc văn bản “Sơn Tinh Thủy Tinh” <br />
1. Tìm hiểu cấu trúc văn bản “Sơn Tinh Thủy Tinh”<br />
<br />
<br />
Thao tác Hoạt động dạy Hoạt động học <br />
Hỏi: Văn bản Sơn Tinh Thủy <br />
1 Tinh là một truyền thuyết có hai <br />
nội dung lớn được kể theo trình HS: Bố cục gồm hai phần <br />
tự sau: Từ đầu đến mỗi thứ một <br />
1. Vua Hùng kén rể. đôi: <br />
2. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh Nội dung chính :Vua Hùng <br />
và Thủy Tinh. Hãy xác định hai kén rể <br />
phần nội dung đó trên văn bản? Từ “ hôm sau, mới tờ mờ <br />
Cho biết phần nào là nội dung sáng” đến hết.<br />
chính của truyện ? Nội dung chính: Cuộc giao <br />
2 Hỏi : Hãy xác định nhân vật tranh giữa Sơn Tinh và <br />
chính trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh.<br />
Thủy Tinh? Sơn Tinh và Thủy Tinh. <br />
Vì sao đó là nhân vật chính ? Cả hai đều xuất hiện ở mọi <br />
Giảng : Cả hai nhân vật Sơn sự việc của truyện.<br />
Tinh Thủy Tinh đều toát lên tư <br />
<br />
17/26<br />
Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
tưởng, ý nghĩa của truyện: Với Hs Lắng nghe....<br />
Thủy Tinh là sức mạnh tàn phá Minh họa cuộc giao tranh <br />
của thiên tai bão lụt. Còn với quyết liệt giữa Sơn Tinh và <br />
Sơn Tinh tượng trưng cho sức Thủy Tinh.<br />
mạnh và mơ ước chiến thắng <br />
thiên nhiên của nhân ta thủa xưa.<br />
Hỏi:Theo em bức tranh trong <br />
SGK minh họa cho nội dung nào <br />
của văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh <br />
3 ? <br />
Em hãy thử đặt tên cho bức tranh Đặt tên tranh: cuộc chiến <br />
này ? giữa Sơn Tinh và Thủy <br />
Tinh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2. Tìm hiểu nội dung văn bản “Sơn Tinh Thủy Tinh”<br />
a. Vua Hùng kén rể : <br />
Thao tác Hoạt động dạy Hoạt động học<br />
1 Hỏi: Vì sao Vua Hùng băn Muốn chọn cho con người <br />
khoăn khi kén rể? chồng xứng đáng.<br />
Sơn Tinh và Thủy Tinh đến <br />
cầu hôn đều ngang tài ngang <br />
sức.<br />
2 Hỏi: Giải pháp kén rể của Vua Thách cưới bằng lễ vật <br />
Hùng Là gì? khó kiếm (Voi chín ngà, gà <br />
chín cựa, ngựa chín hồng <br />
mao)<br />
Hạn giao lễ gấp: chỉ trong <br />
3 Hỏi: Giải pháp đó có lợi cho một ngày.<br />
Sơn Tinh hay Thủy Tinh? Vì Lợi cho Sơn Tinh.<br />
sao? Đó là các sản vật nơi rừng <br />
4 núi đất đai của Sơn Tinh.<br />
Hỏi: Vì sao Vua Hùng dành Vua biết sức mạnh tàn phá <br />
thiện cảm cho Sơn Tinh? của Thủy Tinh.<br />
<br />
18/26<br />
Những phương pháp dạy Đọc – Hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
Vua tin sức mạnh chiến <br />
thắng của Sơn Tinh đối với <br />
5 Thủy Tinh.<br />
Hỏi: Vua hùng đã sáng suốt <br />
chọn rể là Sơn Tinh. Qua việc Ca ngợi công đức của các <br />
này, nhân dân muốn bày tỏ