“GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH LỚP 2 HỌC PHÂN MÔN LUYỆN <br />
TỪ VÀ CÂU THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI"<br />
<br />
<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:<br />
Lý do chọn đề tài:<br />
<br />
Trong xu thế đổi mới của nền giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục Tiểu <br />
học nói riêng, đang tạo ra những chuyển dịch định hướng có giá trị. Cùng với <br />
những môn học khác Tiếng Việt là môn học có nhiều sự đổi mới cả về mục đích, <br />
nội dung và quan niệm dạy học. Bao gồm sáu phần môn Tiếng Việt có một vị trí <br />
đặc biệt quan trọng. Nó là cơ sở để tiếp thu và lĩnh hội tri thức các môn học khác.<br />
<br />
Mỗi môn học có một sắc thái riêng. Phân môn Luyện từ và câu tuy bản <br />
chất là cung cấp vốn từ (từ ngữ) và học về câu (ngữ pháp), song trong sách <br />
giáo khoa không đưa ra “những kiến thức đóng khung có sẵn” mà là “hệ thống <br />
các bài tập” Học sinh (h/s) muốn lĩnh hội tri thức không thể khác là thực hành <br />
giải tất cả các bài tập trong sách giáo khoa. Vậy một giờ Luyện từ và câu <br />
(LTVC) ở lớp 2 được tiến hành ra sao ?<br />
<br />
Thực tế cho thấy mỗi giáo viên đều tích cực đổi mới phương pháp dạy học <br />
thì giờ LTVC ở lớp 2 diễn ra vẫn còn trầm lắng. Tục ngữ có câu “Phong ba <br />
bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” thực chẳng ngoa. Tuy chưa phải học <br />
những kiến thức sâu rộng như thành phần chính phụ của câu hoặc những khái <br />
niệm mang tính kinh viện “câu là gì”… nhưng với hệ thống bài tập cũng dễ làm <br />
h/s mệt mỏi nếu giáo viên không có sự thay đổi linh hoạt các hình thức tổ chức <br />
dạy học.<br />
<br />
Đối với h/s lớp 2, ở lứa tuổi này các em còn mang đậm bản sắc hồn nhiên, <br />
sự chú ý chưa cao. Bên cạnh học là hoạt động chủ đạo thì nhu cầu chơi nhu <br />
cầu được giao tiếp với bạn bè… vẫn tồn tại và cần thoả mãn. Nếu người <br />
giáo viên biết phối hợp nhịp nhàng giữa học mà chơi, chơi mà học thì h/s sẽ <br />
<br />
1<br />
hăng hái, say mê học tập và tất yếu kết quả của qúa trình dạy học cũng đạt <br />
tới đỉnh điểm. Dạy học bằng phương pháp trò chơi là đưa học sinh đến với <br />
các hoạt động vui chơi giải trí có nội dung gắn liền với bài học. Trò chơi <br />
trong học tập có tác dụng giúp h/s thay đổi động hình, chống mệt mỏi. Tăng <br />
cường khả năng thực hành kiến thức của bài học. Phát huy hứng thú tạo thói <br />
quen độc lập, chủ động và sự sáng tạo của h/s…<br />
<br />
Xuất phát từ lý do trên tôi đã tìm tòi nghiên cứu kinh nghiệm : “Gây hứng <br />
thú cho học sinh lớp 2 học phân môn LTVC thông qua phương pháp trò chơi ”.<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận:<br />
<br />
Trò chơi học tập là hình thức học tập thông qua trò chơi. Trò chơi học tập <br />
không chỉ nhằm chơi vui giải trí mà còn nhằm góp phần củng cố tri thức, kỹ <br />
năng học tập của các em. Với các đặc điểm riêng, trò chơi mở ra cho h/s tiểu <br />
học một khả năng phát triển lớn. Các em được tiếp cận hoàn cảnh chơi, <br />
nhiệm vụ chơi, hoạt động chơi … từ đó các em lĩnh hội các tri thức sống <br />
động về thực tế cuộc sống xung quanh và tri thức khoa học. Bởi “chơi” là <br />
được sống hết mình và khác với hoạt động học. Các thành tích học tập cơ <br />
bản phụ thuộc vào bản thân các em còn sự thắng thua trong trò chơi mang tính <br />
ngẫu nhiên. Các em tham gia chơi với hy vọng chiến thắng và để khẳng định <br />
chính mình. Bên cạnh đó trò chơi tạo cho bản thân các em sự thư giãn thoải <br />
mái, vui vẻ.<br />
<br />
Áp dụng phương pháp trò chơi vào dạy phân môn LTVC là đưa học sinh <br />
vào hoạt động vận dụng. Học sinh phải thể hiện chủ động, sáng tạo để phát <br />
hiện điều cần học. Nó làm bớt đi sự căng thẳng khô khan không còn sự tẻ <br />
nhạt; đem đến sự sôi nổi, ham mê, hấp dẫn, say sưa tìm hiểu khám phá và <br />
lĩnh hội tri thức trong mỗi giờ học. Thành công của việc sử dụng trò chơi <br />
trong học tập là góp phần đạt được mục tiêu giờ học. Bởi vậy để đảm bảo <br />
cho sự thành công việc sử dụng trò chơi thì nội dung trò chơi phải gắn với <br />
mục tiêu bài học, luật chơi rõ ràng đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, điều kiện <br />
2<br />
phương tiện tổ chức trò chơi phong phú, chơi đúng lúc, đúng chỗ, đồng thời <br />
phải kích thích sự thi đua giành phần thắng giữa các đội tham gia. <br />
<br />
2. Cơ sở thực tiễn:<br />
<br />
Việc áp dụng phương pháp trò chơi để gây hứng thú vào giờ dạy LTVC <br />
chính là việc giáo viên khơi dậy hứng thú, niềm say mê học tập tạo không khí <br />
sôi nổi cho một giờ học. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải xác định rõ yêu cầu <br />
đạt. Trên cơ sở đó xác định cần đưa trò chơi vào lúc nào, bài tập nào ? Nếu <br />
giáo viên không tổ chức tốt thì trò chơi không gặt hái được kết quả như mong <br />
muốn mà còn bị phản tác dụng gây sự mất trật tự trong giờ học. Thực tế ở <br />
trường tiểu học nơi tôi đang công tác có bốn lớp 2, trong quá trình dạy học <br />
mỗi giáo viên đều tích cực đổi mới phương pháp để đạt hiệu quả giờ dạy <br />
cao nhất. Song qua dự giờ, thăm lớp tôi nhận thấy có giờ dạy đã tổ chức đến <br />
3 hoạt động khác nhau mà không khí giờ học vẫn trầm lắng. H/s ít tích cực, <br />
không sôi nổi chủ động tìm tòi phát hiện kiến thức. Bên cạnh đó có giờ dạy <br />
giáo viên lạm dụng ba trò chơi học tập vào giảng dạy. Kết quả là cả một giờ <br />
học không khí lúc nào cũng tràn ngập tiếng reo hò, tiếng cười, song vì chính <br />
trạng: thái tâm lý bị kích thích quá ngưỡng làm cho sự nhận thức của h/s <br />
không đạt hiệu quả như mong muốn. Học sinh không nắm được kiến thức <br />
trọng tâm của bài. Chính vì vậy việc giảng dạy các bài tập trong tiết LTVC ở <br />
lớp 2 được tiến hành ra sao để h/s chủ động, hào hứng lĩnh hội tri thức, đó là <br />
điều tôi đã nghiên cứu, nhận biết và tìm hiểu được một số kinh nghiệm về <br />
vận dụng một số trò chơi vào tiết dạy LTVC ở lớp 2.<br />
<br />
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
<br />
1. Điều tra thực trạng:<br />
<br />
1.1. Đặc điểm nội dung sách giáo khoa phân môn LTVC ở lớp 2.<br />
<br />
Luyện từ và câu là tên mới của phân môn Từ ngữ ngữ pháp. Cách gọi này <br />
cũng phản ánh một sự chuyển đổi khá căn bản của sách giáo khoa Tiếng việt. <br />
<br />
3<br />
Đó là sự chú trọng rèn kỹ năng, hơn là cung cấp cho học sinh những kiến thức <br />
kinh viện, những khái niệm lý thuyết. Ở lớp 2 toàn bộ chương trình sách giáo <br />
khoa không có một tiết lý thuyết nào, h/s tiếp thu kiến thức và rèn kỹ năng <br />
hoàn toàn thông qua hệ thống các bài tập.<br />
<br />
Về mức độ yêu cầu của nội dung luyện từ trong sách; học khoảng 300 > <br />
350 từ mới (kể cả thành ngữ và tục ngữ thuộc các chủ điểm) học sinh, bạn <br />
bè, trường học, thầy cô ông bà, cha mẹ, anh em, các con vật nuôi, các mùa <br />
trong năm, chim chóc, muông thú, sông biển, cây cối. Bác Hồ, nhân dân. Thực <br />
chất các từ này bổ sung cho vốn từ về thế giới xung quanh gần với các em và <br />
vốn từ về chính bản thân các em; H/s còn nhận biết được ý nghĩa chung của <br />
từng lớp từ (từ chỉ người, vật, sự vật, từ chỉ hoạt động trạng thái, từ chỉ đặc <br />
điểm, tuy nhiên chưa yêu cầu h/s hiểu các khái niệm danh từ, động từ, tính <br />
từ). Ngoài ra h/s được nhật biết nghĩa một số thành ngữ tục ngữ, làm quen <br />
với cách giải nghĩa thông thường, nhận biết tên riêng và cách viết hoa tên <br />
riêng.<br />
<br />
Nội dung luyện câu chủ yếu yêu cầu h/s nói viết thành câu trên cơ sở <br />
những hiểu biết sơ giản. Thay vì học kiến thức lý thuyết các thành phần <br />
chính của câu, các kiểu câu h/s lớp 2 được hướng dẫn đặt câu theo kiểu Ai <br />
(con gì, cái gì) là gì ? Ai (con gì, cái gì) làm gì ? Ai (con gì, cái gì) như thế <br />
nào ? Thay vì học các kiến thức lý thuyết về trạng ngữ h/s lớp 2 được học <br />
cách đặt câu và trả lời câu hỏi khi nào ? ở đâu ? Vì sao ? Nhận biết các dấu <br />
kết thúc câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm (dấu chấm, dấu hỏi, dấu <br />
chấm than) và dấu phẩy đặt ở giữa câu để tách ý. Ở đây sách không yêu cầu <br />
h/s biết các khái niệm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, câu kể, câu hỏi, câu cầu <br />
khiến, câu cảm mà chỉ yêu cầu h/s hiểu đó là các bộ phận để tạo câu; hiểu ý <br />
nghĩa của câu như thế nào thì thích hợp với một dấu kết thúc câu ấy.<br />
<br />
Như vậy kiến thức trong bài LTVC chủ yếu là rèn kỹ năng dùng từ, đặt <br />
câu. Bên cạnh đó sách giáo khoa có cung cấp một số thuật ngữ như: từ trái <br />
<br />
4<br />
nghĩa, cụm từ, câu …. Nhưng không đòi hỏi h/s phải nắm được định nghĩa, <br />
thông qua hàng loạt hình ảnh biểu tượng ở các dạng bài tập khác nhau. Xét <br />
theo mục đích của bài tập, sách có các loại bài tập LTVC như sau:<br />
<br />
Bài tập nhận diện từ và câu<br />
<br />
Bài tập tạo lập từ và câu<br />
<br />
Bài tập sử dụng dấu câu<br />
<br />
Vậy hướng dẫn học sinh giải các bài tập LTVC ra sao, giờ dạy học như <br />
thế nào để có hiệu quả cao. Tôi đã tiến hành điều tra việc dạy học của thầy <br />
trò hai lớp 2A và 2B tại trường tôi.<br />
<br />
<br />
<br />
1.2. Dự giờ khảo sát:<br />
<br />
Ngày 27/9/2013 dự giờ lớp 2A<br />
<br />
Tiết 3: Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai là gì ?<br />
<br />
Nhận xét: giáo viên lần lượt hướng dẫn h/s đi giải 3 bài tập (SGK <br />
trang 26, 27). Phương pháp giảng đơn điệu chỉ là thầy hỏi h/s trả lời. lớp <br />
nhận xét, giáo viên chốt kiến thức, Học sinh làm việc mệt mỏi, có em không <br />
tập trung, hình thức tổ chức dạy học chưa phát huy tính chủ động h/s <br />
<br />
* Ngày 28/9/2013, đồng thời kiểm tra hai lớp 2A, 2B<br />
<br />
Đề bài (thời gian 6 phút):<br />
<br />
Bài 1: (6 điểm): Viết 2 từ chỉ người, 2 từ chỉ con vật, 2 từ chỉ đồ vật <br />
<br />
Bài 2: (4 điểm): Xếp các từ sau thành câu hợp nghĩa:<br />
<br />
Em, ngoan, là, học sinh<br />
<br />
Kết quả thu được như sau:<br />
<br />
Lớp Sĩ số Kết quả<br />
Giỏi Khá Trung bình Yếu<br />
5<br />
SL: % SL: % SL: % SL: %<br />
2A 35 10 28,6 7 20 13 37,1 5 14,3<br />
<br />
<br />
Như vậy kết quả học sinh đạt điểm khá, giỏi là không nhiều, đồng thời <br />
vẫn còn nhiều h/s điểm yếu. Kết quả học tập của học sinh đạt được do <br />
nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đem tới. Song một điều tôi thấy <br />
rằng do tiết học tẻ nhạt, không có sự sôi động như vốn sống của học sinh, <br />
tạo ra tâm lý chán hoặc sợ hãi. Chính áp lực tâm lý này làm kiến thức giáo <br />
viên đưa ra học sinh tiếp thu chưa được cao. <br />
<br />
1.3. Phân tích nguyên nhân <br />
<br />
a, Về phía giáo viên:<br />
<br />
* Giáo viên chưa coi trọng phương pháp trò chơi trong việc dạy phân <br />
môn Luyện từ và câu. Bắt đầu vào giờ học giáo viên thường yêu cầu các em <br />
làm việc như một “cỗ máy” không có sự thư giãn.<br />
<br />
Ví dụ trong tiết tôi dự giờ ở trên<br />
<br />
Tiết 3: Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai là gì?<br />
<br />
Bài 1: Tìm những từ chỉ sự vật (người, đồ vật, con vật, cây cối…) được vẽ dưới <br />
đây:<br />
<br />
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài<br />
<br />
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát từng bức tranh (trong sách giáo <br />
khoa tr26) > trả lời miệng tên gọi chỉ người, vật… ứng với mỗi bức <br />
tranh (thứ tự từng học sinh)<br />
<br />
Lớp nhận xét, chữa bài<br />
<br />
Giáo viên chốt kiến thức về từ chỉ sự vật có trong bài<br />
<br />
Bài 2: Tìm các từ chỉ sự vật có trong bảng sau:<br />
<br />
<br />
6<br />
Giáo viên treo bảng phụ chép bài 2<br />
<br />
Yêu cầu lớp tìm từ > ghi vở. Một học sinh lên bảng gạch chân các từ <br />
chỉ sự vật.<br />
<br />
Một số học sinh đọc đáp án trong vở.<br />
<br />
Lớp nhận xét bài trên bảng, bổ sung.<br />
<br />
Giáo viên chữa bài trên bảng<br />
<br />
Học sinh chữa vở (nếu sau hoặc còn thiếu)<br />
<br />
Giáo viên chốt kiến thức<br />
<br />
Bài 3: Đặt câu theo mẫu dưới đây:<br />
<br />
Ai (hoặc cái gì, con gì) là gì ?<br />
Bạn Vân Anh là học sinh lớp 2A<br />
Giáo viên ghi mẫu lên bảng phân tích mẫu.<br />
<br />
Học sinh thảo luận nhóm .<br />
<br />
Nhiều nhóm báo cáo trước lớp. Giáo viên nhận xét, sửa ý, câu….<br />
<br />
Học sinh làm bài vào vở giáo viên chấm, chữa bài.<br />
<br />
Giáo viên chốt kiến thức<br />
<br />
Như vậy ba hoạt động với các hình thức tổ chức khác nhau nhưng <br />
không khí giờ học vẫn diễn ra một cách nặng nề vì học sinh phải làm việc <br />
không chút thư giãn.<br />
<br />
* Cũng có trường hợp giáo viên quá lạm dụng phương pháp trò chơi vào dạy <br />
học dẫn đến cả một giờ, học sinh luôn trong tâm trạng phân kích thái quá. <br />
Mặt khác do giáo viên tổ chức không “khéo” làm cho sự cổ vũ mạnh mẽ quá <br />
mức cần thiết. Tất cả những điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mạch kiến <br />
thức trong bài và những lớp ở xung quanh. Ví dụ: Khi dạy bài: Từ chỉ sự vật. <br />
Câu kiểu Ai là gì?<br />
<br />
<br />
7<br />
Giáo viên đưa vào bài tới 3 trò chơi. Riêng trò chơi ở bài tập 1 do giáo <br />
viên chia lớp thành hai nhóm để thi đua, mỗi nhóm 8 học sinh nối tiếp tham <br />
gia. Các thành viên còn lại cổ vũ. Do vậy tiếng “Cố lên” ầm cả những lớp <br />
xung quanh.<br />
<br />
Giáo viên chưa nắm bắt được biện pháp tổ chức trò chơi học tập trong <br />
giờ Luyện từ và câu có hiệu quả. Thông thường giáo viên cho học sinh chơi <br />
theo hình thức (4 5 h/s) mà các học sinh được tham dự là học sinh khá giỏi. <br />
Sau, thu được kết quả của yêu cầu trò chơi giáo viên chốt lại kiến thức bài <br />
thi có đến 1/3 số học sinh không nắm được kiến thức vì đó là những học sinh <br />
trung bình h/s yếu (đối tượng cổ vũ trong trò chơi).<br />
<br />
b, Về phía học sinh<br />
<br />
Do đặc điểm tâm lý của lứa tuổi nên khả năng chú ý, tập trung còn yếu, <br />
tính kỷ luật chưa cao dễ mệt mỏi. Nếu phương pháp dạy học của giáo viên <br />
đơn điệu, bài giảng khô khan sẽ tạo sức ì, sự mệt mỏi cho học sinh.<br />
<br />
2. Biện pháp thực hiện:<br />
<br />
2.1. Về nhận thức của giáo viên<br />
<br />
Giáo viên cần nhận thức rõ vai trò của việc tạo hứng thú hiệu quả trong <br />
giờ dạy bằng phương pháp trò chơi trong quá trình dạy học ở Tiểu học nói <br />
chung và dạy LTVC ở lớp 2 nói riêng. Phải nắm bắt được đặc điểm tâm sinh <br />
lý của học sinh. Hiểu rõ mục tiêu của từng bài, từng đơn vị học và toàn bộ <br />
chương trình phân môn LTVC ở lớp 2.<br />
<br />
2.2. Về nội dung <br />
<br />
Mỗi tiết LTVC có từ 3 đến 4 bài tập với các yêu cầu khác nhau. Giáo <br />
viên cần xác định rõ mục đích yêu cầu cần đạt của mỗi bài là gì ? Kiến thức <br />
trọng tâm của bài ? Từ đó giáo viên có thể chọn trò chơi thích hợp với nội <br />
dung bài và thiết kế các hình thức dạy học hài hoà, sinh động.<br />
<br />
<br />
8<br />
Sau đây là một số trò chơi có thể áp dụng để tổ chức cho h/s giải các <br />
bài tập trong tiết LTVC một cách hào hứng hiệu quả đồng thời gây hứng thú <br />
trong giờ học.<br />
<br />
a. Nhóm 1: Các trò chơi được vận dụng vào giải các bài tập trong giờ LTVC.<br />
<br />
(1). Trò chơi: Tìm nhanh các từ cùng chủ đề:<br />
<br />
Mục đích: Mở rộng vốn từ phát huy óc liên tưởng, so sánh và rèn tác <br />
phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh.<br />
<br />
Cách chơi: <br />
<br />
+ Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm (A B) (h/s bằng nhau).<br />
<br />
+ Sau khi giải thích nghĩa từ dùng để gọi tên chủ đề (giáo viên hoặc h/s <br />
giải thích), giáo viên nên yêu cầu: Tìm nhanh các từ cùng chủ đề.<br />
<br />
+ Luật chơi: Giáo viên chỉ định một học sinh ở nhóm A nói được từ <br />
theo yêu cầu. Rồi h/s A1 chỉ 1 bạn bất kỳ B1, h/s B1 nói nhanh từ tìm được <br />
rồi chỉ bất kỳ A2 nêu tiếp … Cứ như vậy cho tới hết lớp.<br />
<br />
Trường hợp bạn bị chỉ định không nêu được từ theo yêu cầu hoặc nói <br />
từ trùng lặp sẽ nói “chuyển” để bạn khác cùng nhóm (đứng cạnh, tiếp sức, <br />
mỗi lần như vậy nhóm nào có h/s nói “chuyển” thì nhóm đó bị (trừ) 1 điểm <br />
phạt, nhóm nào nhiều điểm phạt là nhóm bị thua.<br />
<br />
Trò chơi được áp dụng ở các bài:<br />
<br />
Bài 1: (Tuần 7 59/TV2 I). Kể tên các môn học ở lớp 2<br />
<br />
Bài 2 (Tuần 10 trang 82). Kể thêm các từ chỉ người trong gia đình họ hàng <br />
mà em biết.<br />
<br />
Bài 1 (Tuần 13 trang 108). Kể tên những việc em đã làm ở nhà giúp cha mẹ.<br />
<br />
Bài 2 (Tuần 15 trang 122). Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
Bài 2 (Tuần 26 trang 74). Kể tên các con vật sống ở dưới nước. Mẫu: tôm, <br />
sứa, ba ba …<br />
<br />
Bài 1 (Tuần 28 trang 87). Kể tên các loài cây mà em biết theo nhóm:<br />
<br />
a. Cây lương thực, thực phẩm Mẫu: lúa<br />
<br />
b. Cây ăn quả Mẫu: cam<br />
<br />
c. Cây lấy gỗ Mẫu: xoan<br />
<br />
d. Cây bóng mát Mẫu: bàng<br />
<br />
đ. Cây hoa Mẫu: cúc<br />
<br />
Bài 1 (Tuần 30 trang 104). Tìm những từ ngữ:<br />
<br />
a. Nói lên tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi. Mẫu thương yêu.<br />
<br />
b. Nói lên tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ. Mẫu: biết ơn<br />
<br />
Bài 2 (tuần 33 trang 129). Tìm thêm những từ ngữ chỉ nghề nghiệp khác <br />
nhau mà em biết. Mẫu: thợ may.<br />
<br />
(2). Trò chơi: Ghép nhanh tên cho sự vật<br />
<br />
Mục đích: + Ghép nhanh từ với đồ vật, hình vẽ tương ứng<br />
<br />
+ Có biểu tượng về nghĩa của từ<br />
<br />
Chuẩn bị: + Tranh ảnh, đồ vật thật theo yêu cầu bài: 3 bộ<br />
<br />
+ Thẻ ghi tên các tranh ảnh, đồ vật thật: 3 bộ.<br />
<br />
Cách chơi:<br />
<br />
+ 3 nhóm chơi/lần (mỗi nhóm 4 8 h/s tuỳ vào số lượng tranh ảnh <br />
có trong bài).<br />
<br />
+ Các tranh (ảnh, đồ vật) xếp thành 3 nhóm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
+ Luật chơi: Khi giáo viên nêu yêu cầu: Ghép nhanh tên cho các <br />
sự vật thì h/s cùng tiếp sức thi đua gắn thẻ vào đồ vật (ảnh, tranh) tương <br />
ứng. Nếu nhóm nào gắn đúng, nhanh nhất là nhóm thắng cuộc.<br />
<br />
Trò chơi được vận dụng ở các bài <br />
<br />
Bài 1 (Tuần trang 8). Chọn tên gọi cho mỗi người, mỗi vật, mỗi việc <br />
được vẽ dưới đây:<br />
<br />
(học sinh, nhà, xe đạp, múa, trường, chạy, hoa hồng, cô giáo)<br />
<br />
Mẫu 1: 1 trường học, 5 hoa hồng<br />
<br />
Bài 1 (tuần 3 trang 26). Tìm những từ chỉ sự vật (người, đồ vật, con <br />
vật, cây cối …) được vẽ dưới đây.<br />
<br />
Bài 1 (Tuần 17 trang 142). Chọn cho mỗi con vật dưới đây mỗi từ chỉ <br />
đúng đặc điểm của nó: nhanh, chậm, khoẻ, trung thành.<br />
<br />
Bài 1 (Tuần 22 trang 35). Nói tên các loài chim trong những tranh sau: <br />
(đại bàng, cú mèo, chim sẻ, sáo sậu, cò, chào mào, vẹt).<br />
<br />
Bài 1 (Tuần 24 trang 55). Chọn cho mỗi con vật trong tranh v ẽ bên <br />
một từ chỉ đúng đặc điểm của chúng: tò mò, nhút nhát, dữ tợn, tinh ranh, hiền <br />
lành, nhanh nhẹn.<br />
<br />
(3). Trò chơi: Kẻ giấu mặt là ai ?<br />
<br />
Mục đích: + Mở rộng vốn từ, gọi tên được sự vật ẩn trong tranh<br />
<br />
+ Luyện kỹ năng quan sát, óc tưởng tượng<br />
<br />
Chuẩn bị: + Tranh phóng to trong bài<br />
<br />
+ 3 giấy tô ki khổ to, bút dạ, nam châm (băng dính).<br />
Cách chơi: chia lớp thành 3 nhóm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
+ Nêu yêu cầu: Kẻ giấu mặt trong mỗi bức tranh là đồ vật ẩn chứa trong bức <br />
tranh đó.Nhiệm vụ của các em là tìm ra những đồ vật đó, số lượng là bao <br />
nhiêu?<br />
<br />
+ Luật chơi: Trong một khoảng thời gian nhất định, khi có hiệu lệnh <br />
của giáo viên, h/s quan sát tranh và ghi ra giấy tên các đồ vật đã quan sát được <br />
và số lượng mỗi loại. Hết thời gian, các nhóm đính kết quả lên bảng, một <br />
bạn đại diện nhóm đọc to kết quả. Giáo viên là trọng tài phân xử nhóm thắng <br />
cuộc dựa vào kết quả đồ vật mà các nhóm gọi tên được.<br />
<br />
Trò chơi vận dụng được vào các bài tập<br />
<br />
Bài 3 (Tuần 6 trang 52). Tìm các đồ dùng học tập ẩn trong các tranh <br />
sau. Cho biết mỗi đồ vật ấy được dùng để làm gì.<br />
<br />
Bài 1 (Tuần 11 trang 90). Tìm các đồ vật được vẽ ẩn trong bức tranh <br />
sau và cho biết mỗi vật dùng để làm gì.<br />
<br />
(4): Trò chơi: Tìm nhanh từ có tiếng giống nhau<br />
<br />
Mục đích: + Mở rộng vốn từ bằng cách tạo “từ” từ một “tiếng” cho trước.<br />
<br />
+ Rèn khả năng huy động nhanh vốn từ.<br />
<br />
Chuẩn bị: Phấn, bảng con<br />
<br />
Cách chơi: + Giáo viên nêu yêu cầu. Thi tìm nhanh các từ chứa tiếng cho <br />
trước.<br />
<br />
+ Luật chơi: Dựa vào tiếng đã cho ở đầu bài, h/s cố gắng ghi <br />
nhanh các từ vào bảng con. Trong khoảng thời gian quy định, ai tìm được <br />
nhiều từ nhất là người thắng cuộc.<br />
<br />
Trò chơi này sử dụng các bài tập:<br />
<br />
Bài 1 (Tuần 2 trang 17). Tìm các từ<br />
<br />
Có tiếng học Mẫu: học hành<br />
<br />
<br />
12<br />
Có tiếng tập Mẫu: tập đọc<br />
<br />
Bài 1 (Tuần 25 trang 64). Tìm các từ ngữ có tiếng biển. Mẫu; tàu biển<br />
<br />
(5). Trò chơi: Phân nhanh các nhóm từ<br />
<br />
Mục đích: + Nhận biết nghĩa của từ bằng cách tìm ra các đặc điểm <br />
giống nhau của sự vật mà từ đó gọi tên.<br />
<br />
+ Rèn trí thông minh, khả năng phân tích.<br />
<br />
Chuẩn bị: + Viết sẵn các từ trong bài tập lên bảng<br />
<br />
+ Hoa có dán sẵn băng dính (Số lượng tuỳ theo số từ có <br />
trong bài và số hoa phải có 2 màu khác nhau, gấp 2 lần số từ).<br />
<br />
+ Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm và nêu yêu cầu: Phân <br />
nhanh các nhóm từ.<br />
<br />
+ Luật chơi: Trong khoảng thời gian quy định (có thể là 2 phút), học <br />
sinh của các nhóm tiếp sức nhau dán hoa dưới các từ giáo viên đã viết sẵn lên <br />
bảng, dán hoa màu xanh vào nhóm 1, dán hoa màu đỏ vào nhóm 2. Nhóm nào <br />
đúng và nhanh hơn là thắng cuộc.<br />
<br />
Trò chơi vận dụng được ở các bài tập sau:<br />
<br />
Bài 1 (Tuần 23 trang 45). Xếp tên các con vật dưới đây vào nhóm <br />
thích hợp.<br />
<br />
a. Thú dữ, nguy hiểm Mẫu: hổ<br />
<br />
b. Thú không nguy hiểm Mẫu: thỏ<br />
<br />
(hổ, báo, gấu, lơn nòi, chó sói, sư tử, ngựa vằn, bò rừng, khỉ, vượn, tê <br />
giác, sóc, chồn, cáo, hươu).<br />
<br />
Bài 1 (Tuần 26 trang 73). Hãy xếp tên các loài cá vẽ dưới đây vào <br />
nhóm thích hợp:<br />
<br />
a. Cá nước mặn (cá biển) Mẫu: cá nục<br />
<br />
13<br />
b. Cá nước ngọt (cá ở sông, hồ, ao) Mẫu: cá chép<br />
<br />
(6). Trò chơi: Tìm nhanh từ trái nghĩa<br />
<br />
Mục đích: Nhận biết nhanh từ trái nghĩa<br />
<br />
Mở rộng vốn từ, luyện trí thông minh, tính nhanh nhẹn.<br />
<br />
Chuẩn bị: Giáo viên viết sẵn các cặp từ trái nghĩa vào 2 mặt của các <br />
bảng con.<br />
<br />
Cách chơi: + Giáo viên yêu cầu: Tìm nhanh từ trái nghĩa<br />
<br />
+ Luật chơi: Giáo viên giơ từng bảng con có từ trong đề bài. Gõ tín <br />
hiệu thước để h/s xung phong giơ tay chơi. Những h/s giơ tay trước hiệu lệnh <br />
bị phạm quy không được dự chơi.<br />
<br />
Giáo viên gọi bất kỳ 1 h/s giơ tay nêu từ trái nghĩa tìm được khi h/s đọc <br />
xong, giáo viên quay đáp án ở mặt sau bảng. Nếu đúng thì h/s đó được lớp <br />
khen nếu sai thì thôi.<br />
<br />
Trò chơi vận dụng ở các bài tập.<br />
<br />
Bài 1 (Tuần 16 trang 133). Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: tốt, ngoan, <br />
nhanh, trắng, cao, khoẻ.<br />
<br />
Mẫu: tốt xấu<br />
<br />
Bài 1 (Tuần 32 trang 120). Xếp các từ dưới đây thành những từng cặp <br />
có nghĩa trái ngược nhau.<br />
<br />
a. Đẹp, ngắn, nóng, thấp, lành, xấu, cao, dài<br />
<br />
b. Lên, yêu, xuống, chê, ghét, khen<br />
<br />
c. Trời, trên, đất, ngày, dưới, đêm<br />
<br />
Mẫu: nóng lạnh<br />
<br />
Bài 2 (Tuần 34 trang 137). Hãy giải nghĩa từng từ dưới đây bằng từ <br />
trái nghĩa với nó:<br />
<br />
14<br />
a. trẻ con b. cuối cùng c. xuất hiện d. bình tĩnh<br />
<br />
Mẫu: Trẻ con trái nghĩa với người lớn<br />
<br />
(7). Trò chơi: Thi đặt câu theo mẫu<br />
<br />
Mục đích:<br />
<br />
+ Rèn kỹ năng nói viết đúng các mẫu câu Ai là gì ? (Ai làm gì ? Ai thế <br />
nào ?); có sự tương hợp về nghĩa giữa hai thành phần của câu.<br />
<br />
+ Luyện óc so sánh liên tưởng nhanh, tác phong nhanh.<br />
<br />
Cách chơi: + Giáo viên nêu yêu cầu: Đặt câu theo mẫu Ai là gì ? (Ai <br />
làm gì ? Ai thế nào ?).<br />
<br />
+ Luật chơi: Giáo viên hô Ai ? (Hoặc cái gì ? con gì ? cây gì ?) rồi chỉ <br />
định h/s một. Nếu học sinh 1 trả lời đúng, giáo viên lại hô tiếp là gì ? (hoặc <br />
làm gì ? như thế nào ?) tuỳ theo yêu cầu của bài rồi chỉ h/s 2. Học sinh 2 trả <br />
lời câu hỏi của giáo viên nhưng nội dung phải phù hợp với nội dung từ ngữ <br />
h/s 1 đã đưa ra. Ai trả lời đúng, nhanh sẽ được tuyên dương, ai không trả lời <br />
được sẽ phải đúng nguyên, không được ngồi khi trò chơi kết thúc.<br />
<br />
Trò chơi có thể vận dụng ở các bài tập:<br />
<br />
Bài 3 (Tuần 3 trang 26). Đặt câu theo mẫu dưới đây:<br />
<br />
Ai (hoặc con gì, cái gì) Là gì ?<br />
Bạn Vân Anh Là học sinh lớp 2A<br />
Bài 3 (Tuần 15 trang 122). Chọn từ thích hợp rổi đặt câu với từ ấy để tả:<br />
<br />
a. Mái tóc của ông (hoặc bà) em: Bạc trắng, đen nhánh, hoa râm.<br />
<br />
b. Tính tình của bố (hoặc mẹ) em: hiền hậu, vui vẻ, điềm đạm.<br />
<br />
c. Bàn tay em bé: mũm mĩm, trắng hồng, xinh xắn.<br />
<br />
d. Nụ cười của anh (chị) em: tươi tắn, rạng rỡ, hiền lành.<br />
<br />
Ai (cái gì, con gì) Thế nào?<br />
Mẫu: Mái tóc ông em Bạc trắng<br />
15<br />
Bài 2 (tuần 16 tr 133)<br />
Chọn một cặp từ trái nghĩa ở bài tập 1, đặt câu với mỗi từ trong cặp từ <br />
trái nghĩa đó.<br />
Ai (cái gì, con gì) Thế nào?<br />
Mẫu: Chú mèo ấy Rất ngoan<br />
b. Nhóm 2: Các trò chơi mang tính chất củng cố nội dung bài, mở rộng <br />
vốn từ (các từ không có trong sách giáo khoa)<br />
<br />
(1)Trò chơi: Nhìn hình đoán chữ.<br />
<br />
Mục đích:<br />
<br />
+ Luyện sử dụng từ ngữ bằng cách tạo nhanh các cụm từ có hình ảnh <br />
so sánh đúng. Có biểu tượng về hình ảnh so sánh.<br />
<br />
+ Luyện phản ứng nhanh, óc liên tưởng, trí tưởng tượng.<br />
<br />
Chuẩn bị: Tranh vẽ các hình ảnh dùng để so sánh.<br />
<br />
Cách chơi:<br />
<br />
+ Giáo viên nêu yêu cầu: Nhìn hình đoán chữ<br />
<br />
+ Luật chơi: Giáo viên treo tranh có hình ảnh so sánh. H/s nhận biết các <br />
sự vật có trong tranh từ đó liên tưởng tới hình ảnh so sánh. Học sinh nêu được <br />
so sánh đúng thì giáo viên cất hình ảnh đó đi treo hình ảnh khác. Nếu học sinh <br />
không nêu được thì giáo viên tiếp tục gợi ý để học sinh đoán.<br />
<br />
Trò chơi vận dụng trong các bài tập.<br />
<br />
Bài 2 (tuần 17 tr 143). Thêm hình ảnh so sánh vào sau mỗi từ dưới đây.<br />
<br />
Đẹp, cao, khoẻ.<br />
<br />
Nhanh, chậm, hiền.<br />
<br />
Trắng, xanh, đỏ.<br />
<br />
Mẫu: đẹp đẹp như tiên.<br />
<br />
<br />
16<br />
Bài 2 (tuần 24 tr 55). Hãy chọn tên con vật thích hợp với mỗi chỗ trống dưới <br />
đây.<br />
<br />
a. Dữ như…. b. Nhát như….. c. Khoẻ như….. d. Nhanh như…<br />
<br />
(Thỏ, voi, hổ (cọp), sóc)<br />
<br />
(2)Trò chơi: Tìm nhanh từ trong các câu thơ (văn)<br />
<br />
Mục đích:<br />
<br />
+ Mở rộng vốn từ và củng cố cách sử dụng từ hơp nghĩa.<br />
<br />
+ Luyện khả năng phản xạ nhanh.<br />
<br />
Chuẩn bị: Một số câu thơ (văn, ca dao) có từ ngữ thuộc chủ đề bài <br />
học.<br />
<br />
Cách chơi: <br />
<br />
+ Giáo nêu yêu cầu : Tìm từ chỉ sự vật (hoạt động, trạng thái, đặc <br />
điểm, tính chất…) có trong các câu thơ (văn, ca dao) sau<br />
<br />
+ Luật chơi: Khi nghe giáo viên đọc xong câu thơ (văn, ca dao), học sinh <br />
xung phong nói từ có trong đoạn thơ (văn,ca dao). Học sinh nói đúng, giáo viên <br />
yêu cầu lớp khen bạn. Học sinh nói sai, giáo viên yêu cầu học sinh khác chơi <br />
tiếp. Tiếp tục cho đến hết số câu thơ (văn, ca dao) mà giáo viên đã chuẩn bị.<br />
<br />
Trò chơi này có thể sử dụng được ở tất cả các tiết Luyện từ và câu. <br />
Có thể tổ chức cuối bài tập, có mục đích cung cấp vốn từ hoặc tổ chức cuối <br />
tiết học.<br />
<br />
(3)Trò chơi: Đoán từ sau hoa.<br />
<br />
Mục đích:<br />
+ Củng cố nghĩa, chủ đề hoặc thể loại từ<br />
+ Rèn sự liên tưởng nhanh.<br />
Chuẩn bị:<br />
+ Chép sẵn nhóm từ cần đoán lên bảng lớp, dùng bông hoa che lại.<br />
17<br />
Cách chơi:<br />
+ Giáo viên nêu yêu cầu: Đoán từ sau hoa.<br />
+ Luật chơi: Giáo viên nêu nghĩa của các từ (có thể mô tả bằng hành <br />
động). Học sinh xung phong đoán từ. Học sinh đoán đúng thì hoa sẽ mở, <br />
không đúng học sinh khác tiếp tục đoán với một số gợi ý về “chữ ghi <br />
âm” của từ đó.<br />
Trò chơi này có thể áp dụng ở tất cả các tiết Luyện từ và câu để củng <br />
cố, mở rộng vốn từ. Đặc biệt được áp dụng ở một số bài dùng để củng cố <br />
một nhóm từ nhằm nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài tập như.<br />
Bài 3 (tuần 13 tr 108). Chọn và xếp các từ ở 3 nhóm sau thành câu.<br />
1 2 3<br />
Em, chị em quét dọn, giặt nhà cửa, sách vở<br />
Linh, cậu bé xếp, rửa bát đũa, quần áo<br />
Ai Làm gì<br />
Mẫu: em Quét dọn nhà cửa<br />
Bài 2 (tuần 14 tr 116). Sắp xếp các từ ở ba nhóm sau thành câu<br />
<br />
1 2 3<br />
<br />
Anh, chị, em khuyên bảo, chăm sóc anh, chị, em<br />
<br />
Chị em, anh em trông nom, giúp đỡ nhau<br />
<br />
Ai Làm gì<br />
<br />
Mẫu: Chị em Giúp đỡ nhau<br />
<br />
Bài 2 (tuần 24 trang 64). Tìm từ trong ngoặc đơn hợp với mỗi nghĩa sau:<br />
<br />
a. Dòng nước chảy tương đối lớn trên đó thuyền bè đi lại được.<br />
<br />
b. Dòng nước chảy tự nhiên ở đầu núi.<br />
<br />
c. Nơi đất trũng chứa nước, tương đối rộng và sâu, ở trong đất liền<br />
<br />
(Suối, hồ, sông)<br />
<br />
<br />
18<br />
Ví dụ: Tôi vận dụng trò chơi này vào bài 2 (tuần 14 trang 116). Sắp xếp <br />
các từ ở ba nhóm sau thành câu:<br />
<br />
1 2 3<br />
<br />
Anh, chị, em khuyên bảo anh, chị, em<br />
<br />
chị em chăm sóc nhau<br />
<br />
anh em trông nom giúp đỡ<br />
<br />
Ai Làm gì<br />
<br />
Mẫu: Chị em Giúp đỡ nhau<br />
<br />
Các thao tác hướng dẫn học sinh<br />
<br />
+ Tôi chép sẵn các nhóm từ 1, 2, 3 lên bảng<br />
<br />
+ Che nhóm 1, 3 bằng hai tờ giấy màu, nhóm 2 gắn mỗi từ một bông <br />
hoa (màu khác nhau).<br />
<br />
“Khuyên bảo” hoa màu xanh<br />
<br />
“Chăm sóc” hoa màu đỏ<br />
<br />
“Trông nom” hoa màu tím.<br />
<br />
“Giúp đỡ” hoa màu vàng<br />
<br />
+ Tôi yêu cầu học sinh: Đoán chữ sau hoa (trò chơi với cả lớp)<br />
<br />
+ Khi học sinh chọn bông hoa nào tôi sẽ dùng nghĩa từ để gợi ý. Học <br />
sinh dựa vào đó đoán từ. Nếu đúng thì hoa được mở, nếu sai học sinh khác <br />
tiếp tục được chơi.<br />
<br />
(Với từ “khuyên bảo” tôi đã gợi ý: Ẩn sau bông hoa màu xanh là từ chỉ <br />
một người dùng lời nói để hướng người khác vào làm những việc tốt).<br />
<br />
+ Sau khi mở hết 4 từ ở nhóm 2 tôi hỏi.<br />
<br />
? Các từ ở nhóm 2 đều là từ chỉ gì? (từ chỉ hoạt động)<br />
<br />
19<br />
? Từ chỉ hoạt động này trả lời cho câu hỏi nào? (làm gì?)<br />
+ Tôi bỏ băng giấy mở ừ nhóm 1 yêu cầu học sinh đọc<br />
? Từ nhóm 1 gồm các từ chỉ gì? (từ chỉ vật)<br />
? Các từ này thường trả lời cho câu hỏi nào? (câu hỏi ai?)<br />
+ Tôi bỏ băng giấy mở nhóm từ 3 yêu cầu học sinh đọc.<br />
+ Sau đó đến lúc này tôi mới yêu cầu: Sắp xếp từ ở 3 nhóm thành một câu <br />
theo mẫu Ai làm gì?<br />
Với cách đưa trò chơi vào củng cố nghĩa, từ loại của một nhóm từ này sẽ <br />
giúp học sinh hiểu sâu bài, giờ học cũng bớt đi sự gò bó áp đặt khuôn thước <br />
do kiến thức mẫu đưa ra.<br />
Có thể nói để phương pháp trò chơi thực sự có hiệu quả trong giờ học <br />
luyện từ và câu ở lớp 2 thì mỗi giáo viên phải lựa chọn trò chơi hay và hiệu <br />
quả nhất cho mỗi bài dạy. Trong một tiết giáo viên không nên tổ chức quá 2 <br />
trò chơi song cũng có bài chỉ cần tổ chức một trò chơi. Đổi mới trò chơi vận <br />
dụng để giải bài tập giáo viên chỉ được tổ chức một lần trong tiết dạy. Cần <br />
phối hợp liên hoàn, linh hoạt và sáng tạo giữa các phương pháp truyền thống, <br />
hiện đại và trò chơi để tiết học sôi nổi, hứng thú và hiệu quả.<br />
<br />
<br />
<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:<br />
A. DẠY THỰC NGHIỆM.<br />
<br />
<br />
* Tự thuật một kế hoạch bài dạy (dạy lớp 2A)<br />
(Ngày dạy: 28/10/2013)<br />
Tiết 23: Từ ngữ về muông thú. Đặt và trả lời câu hỏi Như thế <br />
nào?<br />
I. Mục tiêu:<br />
Xếp được tên một số con vật theo nhóm thích hợp (BT1).<br />
Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ “Như thế nào?” (BT2, BT3)<br />
<br />
20<br />
Học sinh yêu thích môn học, kích thích sự tìm tòi, ham hiểu biết về <br />
các loài thú.<br />
II. Đồ dùng dạy học.<br />
4 tờ tô ki có ghi tên các con vật trong bài 1 (tr 45)<br />
Các hoa giấy màu xanh, màu đỏ; hồ dán.<br />
Bảng phụ chép lời giải bài 1.<br />
III. Hoạt động dạy học.<br />
1. Kiểm tra: ?Giờ trước học bài gì? 1 học sinh trả lời<br />
? Kể tên 1 số bài loài chim mà em biết? 3 5 học sinh trả lời miệng tên <br />
? Những loài chim nào nào có giọng hót các loài chim theo yêu cầu của <br />
hay? giáo viên .<br />
? Những loài chim nào biết bắt chước <br />
tiếng nói của người?<br />
Yêu cầu 1 học sinh đọc chữa bài 3 (với <br />
BTTV) Lớp quan sát vở nhận xét, cách <br />
giáo nhận xét, sửa sai, cho điểm điền dấu chấm, dấy phẩy vào <br />
2. Bài mới: đoạn văn<br />
a. Giới thiệu: Trong tiết học trước các <br />
em đã được mở rộng vốn từ về các loài <br />
chim. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em <br />
tiếp tục được mở rộng vốn từ về loài <br />
thú sống trong rừng qua việc tìm hiều <br />
một số đặc điểm của chúng. Đồng thời <br />
tiết học này sẽ dạy các em đặt câu và <br />
LTVH có cụm từ “Như thế nào?”<br />
Giáo viên ghi đầu bài<br />
b. Hướng dẫn làm bài tập<br />
Bài 1: Xếp các con vật dưới đây vào <br />
<br />
<br />
21<br />
nhóm thích hợp Đọc tên bài + mở sách giáo khoa<br />
a. Thú dữ, nguy hiểm<br />
Mẫu: Hổ<br />
b. Thú không nguy hiểm. Mẫu: Thỏ<br />
Giáo viên cho học sinh chơi trò: Phân <br />
nhanh các nhóm từ (thời gian chơi: 2 <br />
phút)<br />
Giáo viên yêu cầu: N1 + N2: Dán hoa Lớp chia 4 nhóm, mỗi nhóm <br />
màu xanh dưới tên thú dữ, nguy hiểm. nhận 1 tờ giấy tô ki và hoa để <br />
N3 + N4: Dán hoa màu đỏ dưới tên thú dán.<br />
không nguy hiểm. Học sinh trong nhóm tiếp sức <br />
Kết thúc thời gian giáo viên treo 4 tờ nhau dán hoa<br />
giấy/4 nhóm lên bảng và cùng lớp nhận <br />
xét đúng sai<br />
giáo viên chốt lời giải đúng (treo bảng <br />
phụ).<br />
<br />
<br />
Thú dữ, nguy Thú không nguy 1 học sinh đọc to<br />
hiểm hiểm<br />
Hổ, báo, gấu, thỏ, ngựa vằn, khỉ, Lớp vỗ tay khen thưởng<br />
lợn lòi, chó, sư vượn, sóc, chồn, <br />
tử, bò rừng, tê cáo, hươu<br />
giác<br />
Kết luận nhóm nhanh, đúng thắng <br />
cuộc.<br />
Giảng: Đây là tên các loài thú sống <br />
trong rừng. Thú dữ, nguy hiểm là những <br />
con thú mà thức ăn của chúng là thịt các <br />
con động vật khác có khi chúng còn tấn <br />
<br />
22<br />
công ăn thịt cả con người, còn thú không <br />
nguy hiểm là con thú bản tính thường <br />
hiền lành thức ăn là cỏ cây hoa, lá không Học sinh khá, giỏi có thể kể <br />
gây hại cho con người. thêm.<br />
? Kể tên loài thú khác mà em biết không <br />
có tên trong bài và xem xét đó là thú dữ <br />
hay thú không dữ?<br />
Giáo viên chốt kiến thức bài và liên hệ <br />
cách bảo vệ các loài thú Học sinh đọc thầm bài<br />
Bài 2: Giáo viên nêu đề bài. Các nhóm thảo luận<br />
Yêu cầu thảo luận nhóm 2. (bạn hỏi bạn trả lời)<br />
(giáo viên gợi ý học sinh nên trả lời Học sinh có thể có nhiều <br />
thành câu) phương án trả lời đúng khác nhau<br />
Nhiều nhóm báo cáo, giáo viên chốt <br />
cách trả lời đúng.<br />
a. Thỏ chạy nhanh như bay<br />
b. Sóc chuyền từ cành này sang cành <br />
khác thoăn thoắt.<br />
c. Gấu đi lặc lè. “ Đều có cụm từ như thế nào? <br />
d. Voi kéo gỗ rất khoẻ ở cuối câu”<br />
Các câu hỏi trên có điểm gì giống nhau?<br />
Giáo viên khắc sâu: Để hỏi về đặc <br />
điểm của người, vật, con vật ta dùng <br />
câu hỏi như thế nào? Học sinh khá giỏi đặt câu hỏi và <br />
? Dựa vào các câu hỏi trong bài, đặt một trả lời.<br />
câu hỏi về đặc điểm con vật khác em <br />
yêu thích? (ví dụ: con Trâu) Học sinh nêu yêu cầu đề :“Đặt <br />
Bài 3: Giáo viên ghi đề lên bảng câu hỏi cho từ in đậm”<br />
Giáo viên hướng dẫn câu mẫu “Rất khoẻ”<br />
23<br />
a. Trâu cày rất khoẻ “Việc cày của con trâu”<br />
? Nêu từ in đậm trong câu?<br />
? Từ “rất khoẻ” nêu đặc điểm về việc “Trâu cày như thế nào?”<br />
gì của con trâu? 1 học sinh lên bảng chữa<br />
? Để hỏi về việc đó, ta hỏi như thế nào?<br />
Các câu khác học sinh làm vở<br />
Thu chấm 1 số bài, nhận xét<br />
Giáo viên nhận xét bài trên bảng, chốt <br />
lời giải đúng.<br />
Câu Câu hỏi<br />
<br />
a. Trâu cày rất khoẻ a. Trâu cày như thế nào?<br />
<br />
b. Ngựa phi nhanh như bay b. Ngựa phi như thế nào?<br />
<br />
c. Thấy một chú ngựa béo tốt đang ăn c. Thấy một chú ngựa béo tốt <br />
cỏ, sói thèm rỏ rãi. đang ăn cỏ, sói thèm như thế nào?<br />
<br />
d. Đọc xong nội quy, khỉ nâu cươid d. Đọc xong nội quy khỉ nâu cười <br />
khành khạch. như thế nào?<br />
<br />
Giáo viên kết luận: Tất cả những từ in <br />
đậm trong bài đều là những từ miêu tả <br />
đặc điểm, trạng thái của các con vật. <br />
Vậy muốn hỏi về đặc điểm, trạng thái <br />
của người, vật, con vật ta dùng câu hỏi <br />
như thế nào. Khi viết câu hỏi cuối câu <br />
phải ghi dấu chấm hỏi (?)<br />
<br />
3. Củng cố bài.<br />
<br />
Trò chơi: Giáo viªn cho học sinh nghe Học sinh nghe xong băng hát.<br />
đoạn băng có các bài hát: “Chú voi con ở <br />
Thi xem ai kể nhanh, kể đúng tên <br />
bản Đôn”, “Ngựa ta phi nhanh”, “Con <br />
các con vật được nêu trong bài và <br />
<br />
24<br />
chim vành khuyên”. đặc điểm của chúng; xét xem con <br />
vật nào thuộc loài chim, con vật <br />
Mục đích: Mở rộng sự hiểu biết về <br />
nào thuộc loài thú.<br />
loài chim, loài thú và các đặc điểm của <br />
chúng.<br />
<br />
4. Hướng dẫn tự học: Tìm hiểu các loài <br />
thú qua (sách, báo…) và chuẩn bị bài sau <br />
Tiết 24<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
B. KHẢO SÁT:<br />
Đề bài (thời gian 6’)<br />
Câu 1 (5 đ): Nối lên các con thú với đặc điểm của chúng:<br />
Hổ hiền lành<br />
Nai hung dữ<br />
Cáo nhanh nhẹn<br />
Sóc ranh mãnh<br />
Câu 2(5đ): Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Như thế nào? <br />
trong mỗi câu sau:<br />
a. Bạn Mai rất ngoan <br />
b. Cái áo này đẹp quá.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* KẾT QUẢ<br />
<br />
Kết quả<br />
Lớp Sĩ số<br />
Giỏi Khá TB Yếu<br />
<br />
71,4 25,7<br />
2A 35 25 9 1 2.9% 0 0<br />
% %<br />
25<br />
Với một thời gian ngắn ngủi để áp dụng phương pháp trò chơi vào dạy <br />
học phân môn luyện từ và câu tôi thấy 100% học sinh hứng thú học, các giờ <br />
học mất đi sự trầm lắng thay vào đó là không khí sôi nổi, hào hứng. Chất <br />
lượng lớp thực nghiệm đi lên rõ rệt. Việc áp dụng những trò chơi vào dạy <br />
Luyện từ và câu là một hướng đi đúng góp phần nâng cao chất lượng giáo <br />
dục toàn diện học sinh mở ra một triển vọng tốt đẹp trong mông Tiếng Việt <br />
nói chung, phân môn luyện từ và câu nói riêng,<br />
<br />
4. Bài học kinh nghiệm.<br />
<br />
Trong quá trình nghiên cứu và vận dụng phương pháp trò chơi để gây <br />
hứng thú tạo hiệu quả cho giờ học luyện từ và câu ở lớp 2, tôi nhận thấy:<br />
<br />
Trước hết người giáo viên phải có tâm huyết với nghề, luôn tìm tòi, <br />
học hỏi, trao đổi kiến thức, cập nhật những vấn đề mới của xã hội.<br />
<br />
Cần khơi dậy hứng thú học tập, lòng say mê thích học hỏi của học <br />
sinh. Làm cho học sinh cảm thấy mỗi giờ học là một buổi tham quan kỳ thú. <br />
Không nên gò ép các em theo một khuôn thước nhất định. Biết trân trọng và <br />
phát huy tính sáng tạo của học sinh.<br />
<br />
Cần phối kết hợp các phương pháp trong quá trình dạy học. Cần coi <br />
trọng phương pháp trò chơi và phát huy tối đa tiềm lực của phương pháp này <br />
trong dạy học phân môn luyện từ và câu. Tuy nhiên khi vận dụng phương <br />
pháp trò chơi vào dạy học giáo viên cần chú ý:<br />
<br />
Trò chơi phải góp phần thực hiện được mục tiêu bài học.<br />
<br />
Trò chơi phải được chuẩn bị kỹ, chu đáo phù hợp với đối tượng học <br />
sinh (về thẩm mỹ và nội dung)<br />
<br />
Luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
26<br />
Không nên lạm dụng trò chơi. Chỉ nên chọn 1 trò chơi hay áp dụng cho <br />
1 bài. Trong 1 tiết chỉ nên tổ chức từ 1 đến 2 trò chơi. Tuyệt đối tránh hiện <br />
tượng tổ chức 2 trò chơi trong 1 bài tập. Sử dụng trò chơi đúng lúc, đúng chỗ.<br />
<br />
Giáo viên cần “khéo” tổ chức trò chơi để trò chơi học tập mang đúng <br />
nghĩa của nó: Học mà chơi, chơi mà học. Giáo viên cần kích thích sự thi đua <br />
giành phần thắng giữa các bên tham gia.<br />
<br />
Trò chơi không nên tổ chức kéo dài vì nó sẽ ảnh hưởng tới mạch kiến thức.<br />
<br />
5. Phạm vi áp dụng.<br />
<br />
Kinh nghiệm được áp dụng cho tất cả giáo viên lớp 2 khi dạy phân môn <br />
Luyện từ và câu.<br />
<br />
IV. KẾT LUẬN<br />
<br />
Qua nghiên cứu và vận dụng phương pháp trò chơi vào việc gây hứng <br />
thú cho học sinh trong giờ học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2, tôi thấy đây <br />
là một phương pháp dạy học đặc biệt quan trọng. Nó giúp mỗi học sinh đến <br />
với tri thức bằng sự chủ động, sáng tạo có mong muốn khám phá kiến thức <br />
học để thể hiện mình, do đó cùng với thời gian ý thức học tập của các em <br />
được nhân lên và kết quả giảng dạy sẽ đạt tới đỉnh điểm.<br />
<br />
<br />
<br />
V. ĐỀ NGHỊ<br />
<br />
Mỗi giáo viên cần có cho mình một hướng riêng trong cách vận dụng <br />
linh hoạt các phương pháp giảng dạy để giờ dạy đạt được hiệu quả cao <br />
nhất.<br />
<br />
Tổ chức Đoàn Đội trong nhà trường cần tổ chức nhiều các cuộc thi: Sắc <br />
hoa học trò – Văn + Toán tuổi thơ Hoa ngũ sắc… để học sinh vừa học vừa <br />
chơi, chơi mà học.<br />
<br />
<br />
<br />
27<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong dạy học phân môn Luyện <br />
từ và câu ở lớp 2. Do thời gian ngắn ngủi, kinh nghiệm còn hạn chế nên nội <br />
dung không thể tránh khỏi những thiếu sót và những ý kiến mang tính chủ <br />
quan, cảm tính. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp và các <br />
cấp lãnh đạo để kinh nghiệm của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Mạo Khê, ngày 18 tháng 11 năm 2013<br />
Người thực hiện<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Mạc Thị Lý<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
28<br />
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
1. PGS – TS Bùi Văn Huệ. Tài liệu: Tâm lí học Tiểu học – NXB Giáo dục – <br />
1997.<br />
2. Lê A – Đỗ Xuân Thảo – Giáo trình Tiếng việt 1 – NXB ĐHSP.<br />
3. Lê A – Nguyễn Quang Ninh Bùi Văn Toán – phương pháp Dạy học <br />
Tiếng việt – NXB Giáo dục 1997.<br />
4. Lê Phương Nga – Đặng Kim Nga Phương pháp dạy học Tiếng việt ở <br />
Tiểu học – NXB Giáo dục, NXB Đại học Sư phạm 2007.<br />
5. GS – TS Lê Phương Nga. Tài liệu: Dạy học tập đọc ở tiểu học – NXB <br />
Giáo dục – 2003.<br />
6. GS TS Lê Phương Nga.Tài liệu: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở <br />
Tiểu học II – NXB Đại học Sư phạm.<br />
7. Nguyễn Trí – Dạy và học Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới, <br />
NXB Giáo dục 2002.<br />
8. Nghiên cứu lí luận dạy học.<br />
9. Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh.<br />
10. Nghiên cứu SGK và phương pháp dạy học TV.<br />
11. Nghiên cứu SGK SGV (TV2 NXB Giáo Dục).<br />
12. Nghiên cứu nội dung chương trình TV Lớp 2 Thiết kế bài giảng TV2 <br />
( NXB Hà Nội).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
29<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
I. Đặt vấn đề:<br />
Lí do chọn đề tài trang 1<br />
1. Cơ sở lý luận