intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Giáo viên nên vận dụng phần Warn up hoặc Revision như thế nào để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học Anh Văn

Chia sẻ: Đặng Quốc Thắng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

526
lượt xem
184
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để gây sự hứng thú và linh hoạt hơn trong giờ dạy, giáo viên phải chọn phần mở đầu “Warm up” hoặc “Revision” cho có tính tự nhiên, nội dung vừa sức, tạo hứng thú cho học sinh thì không phải dễ vì không phải giáo viên nào cũng có thể thực hiện phần này một cách sinh động, lôi cuốn học sinh. Vì vậy xin mời thầy cô tham khảo sáng kiến kinh nghiệm giáo viên nên vận dụng phần Warn up hoặc Revision như thế nào để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học Anh Văn để có phương pháp dạy tốt nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Giáo viên nên vận dụng phần Warn up hoặc Revision như thế nào để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học Anh Văn

  1. GV nên vận dụng phần “WARM UP” hoặc “REVISION” như thế nào trong giờ học Anh văn CHUYÊN ĐỀ TIẾNG ANH Giáo viên nên vận dụng phần “WARM UP” hoặc REVISION” như thế nào để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học Anh văn Trường tiểu học Trần Tống 1 Trang GV thực hiện: Nguyễn Lê Dạ Thảo
  2. GV nên vận dụng phần “WARM UP” hoặc “REVISION” như thế nào trong giờ học Anh văn A- ĐẶT VẤN ĐỀ: Để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ theo sự chỉ đạo của Bộ giáo dục; dạy theo phương pháp giao tiếp nhằm khích lệ tinh thần học tập của học sinh, phát huy tính sáng tạo, năng động, yêu thích môn học của các em cho nên phần mở đầu cho một tiết dạy: Phần “Warm up” hoặc “Revision” là rất quan trọng. Thật vậy, phần mở đầu cho một tiết dạy là khâu bắt buộc. Nó có nhiệm vụ tổ chức tại lớp học, đưa cho học sinh vào môi trường “Tiếng Anh”, định hướng hoạt động của học sinh trong bầu không khí “ngoại ngữ”, tạo mối tiếp xúc tự nhiên giữa giáo viên và học sinh bằng tiếng nước ngoài. Trong bước này cần tiến hành một cách nhẹ nhàng, thoải mái, sinh động để tạo được tâm lý hào hứng ngay từ ban đầu. Mọi biểu hiện nghiêm nghị, cáu ghét hoặc hững hờ của giáo viên đều ức chế các hoạt động tích cực, sáng tạo của học sinh trong suốt quá trình lên lớp và làm giảm năng suất của giờ học. Vì vậy giáo viên cần phải sử dụng tốt phần “Warm up” hoặc “Revision”. Trường tiểu học Trần Tống 2 Trang GV thực hiện: Nguyễn Lê Dạ Thảo
  3. GV nên vận dụng phần “WARM UP” hoặc “REVISION” như thế nào trong giờ học Anh văn B- MỘT SỐ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ: - Một số bài trong sách có nội dung phong phú, cách sắp xếp trong từng đơn vị bài học có tính logic. Giáo viên có thể chọn được nội dung cần thực hiện cho phần “Warm up” hoặc “Revision” sinh động hơn. - Việc dạy ngoại ngữ theo phương pháp giao tiếp đã giúp cho học sinh thể hiện được tính năng động, sáng tạo hơn khi tham gia cùng giáo viên ở phần mở đầu bài học. - Phần lớn giáo viên chuẩn bị cho đầu một tiết học khá chu đáo như: Sưu tầm tranh ảnh, đồ dùng trực quan, bảng phụ … 2- Khó khăn: - Để gây sự hứng thú và linh hoạt hơn trong giờ dạy, giáo viên phải chọn phần mở đầu “Warm up” hoặc “Revision” cho có tính tự nhiên, nội dung vừa sức, tạo hứng thú cho học sinh thì không phải dễ vì không phải giáo viên nào cũng có thể thực hiện phần này một cách sinh động, lôi cuốn học sinh (do mỗi người có mỗi tính cách khác nhau). - Sĩ số học sinh trong lớp quá đông nên thực hiện phần này chỉ có một số học sinh được trực tiếp tham gia trả lời câu hỏi của giáo viên, một số học sinh khác nhận xét, đánh giá cùng với giáo viên, số học sinh còn lại ngồi nghe một cách thụ động nếu không có sự tập trung chú ý. Trường tiểu học Trần Tống 3 Trang GV thực hiện: Nguyễn Lê Dạ Thảo
  4. GV nên vận dụng phần “WARM UP” hoặc “REVISION” như thế nào trong giờ học Anh văn - Đa số các học sinh giỏi tham gia tích cực phần này với giáo viên, một số học sinh yếu, trung bình ỷ lại bạn mình nên các em có những biểu hiện thiếu năng động. - Muốn thực hiện tốt phần này thì giáo viên phải mất nhiều thời gian suy nghĩ làm đồ dùng dạy học, bảng phụ, tranh ảnh để cho phần mở đầu thực hiện lôi cuốn các em. C- CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: Từ những thuận lợi, khó khăn trên, bản thân tôi đã cố gắng tìm ra một số biện pháp mở đầu cho một tiết dạy có hiệu quả. Tùy theo đối tượng học sinh trong lớp, giáo viên có thẻ dung phần “Warm up” hoặc “Revision” cho phù hợp. Trong phần này giáo viên có thể dùng các kỹ thuật như: Word square, Pelmanism, Network, Jumbled words, Brain storm, Bingo, Matching, Kim’s games, Chatting etc … Ngoài ra giáo viên có thể mở đầu cho một tiết dạy bằng những tình huống trong lớp, hỏi về thời tiết, cho học sinh hát một bài hát có liên quan đến bài học. Để thực hiện được những kỹ thuật trên có hiệu quả, giáo viên phải là người có tính quyết định, họ phải có lòng nhiệt tình, gần gũi học sinh, phải biết điều khiển, phải bao quát lớp, hiểu được tâm lý học sinh mỗi lớp, biết chọn những câu hỏi phù hợp với thực tiễn trong cuộc sống; song vẫn bảo đảm tính phát huy trí lực cho học sinh. Có như vậy học sinh mới cảm thấy phấn chấn, thích giờ học. Trong quá trình giáo viên thực hành phần mở đầu với học sinh, giáo viên phải biết khen các em khi chúng trả lời đúng câu hỏi, có thể cho điểm trước lớp. Nếu học sinh nào trả lời chưa được giáo viên có thể gợi mở cho các em từng bước giúp các em trả lời, không nên chê bai, có thái độ Trường tiểu học Trần Tống 4 Trang GV thực hiện: Nguyễn Lê Dạ Thảo
  5. GV nên vận dụng phần “WARM UP” hoặc “REVISION” như thế nào trong giờ học Anh văn bực mình đối với các em. Trước khi thực hiện phần này, giáo viên phải cân nhắc những kiến thức nào cần thiết phù hợp cho phần “Warm up” hoặc “Revision” của một tiết học. Giáo viên phải soạn kỹ nội dung, có đầu tư tốt đồ dùng dạy học, tranh ảnh, bảng phụ. Trong chuyên đề này để đảm bảo thời gian cho phần mở đầu từ 5 đến 7 phút, tôi đã chọn những kỹ thuật dạy phổ biến, học sinh dễ thực hành như: Matching, Chatting, Sing a song, Jumbled words, Guessing game … D- MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA: Unit 2 (Phần Let’s learn quyển 1A) * Warm up: a- Matching: - Treo một bảng phụ lên bảng trong đó có ghi một số từ chỉ màu sắc (cả tiếng Anh và tiếng Việt). - Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 3 đến 5 em tham gia chơi; trong khoảng thời gian 3 đến 5 phút, trong đội luân phiên nhau từng em lên viết một cặp câu vừa tiếng Anh, vừa tiếng Việt để chỉ màu sắc và cứ lần lượt như thế cho đến hết thời gian. Đội nào viết được nhiều cặp từ đúng nhất thì đội đó sẽ thắng cuộc. Yellow blue white pink gray Red Trường tiểu học Trần Tống 5 Trang GV thực hiện: Nguyễn Lê Dạ Thảo
  6. GV nên vận dụng phần “WARM UP” hoặc “REVISION” như thế nào trong giờ học Anh văn Black Green purple orange brown Trắng Đỏ Vàng Nâu Hồng Xanh da trời Tím Xanh lá cây Cam Xám Đen Trả lời: Yellow - Vàng Blue - Xanh da trời White - Trắng Pink - Hồng Gray - Xám Black - Đen Green - Xanh lá cây Purple - Tím Orange - Cam Brown - Nâu Red – Đỏ b- Network: Talk about the colors White Colors Trường tiểu học Trần Tống 6 Trang GV thực hiện: Nguyễn Lê Dạ Thảo
  7. GV nên vận dụng phần “WARM UP” hoặc “REVISION” như thế nào trong giờ học Anh văn Teacher can divide the class into 2 groups to do it c- Bingo: Teacher asks Ss to write 5 colors you know Teacher reads: yellow, blue, white, pink, gray, black, green, purple, orange, brown, red E- KẾT LUẬN: Vận dụng tốt phần “Warm up” hoặc “Revision” đối với học sinh tiểu học thì thật là khó khăn, vì vậy để sự hứng thú trong học sinh đối với kỹ năng này tôi đã tìm tòi, tham khảo và đưa ra một số hoạt động trên. Tùy tưng khả năng, tùy từng yêu cầu bài học mà chúng ta có thể áp dụng một trong các hoạt động như đã trình bày. Khi áp dụng tốt phần này, tôi đã thấy các em có tiến bộ rõ rệt, không còn rụt rè, lo sợ như trước đây nữa. Các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi đứng lên trước lớp. Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của tôi đã thực hiện trong quá trình giảng dạy ở trường, trong cách trình bày chắc hẳn co nhiều sai sót, mong các đồng nghiệp góp ý bổ sung để việc dạy phần “Warm up” hoặc “Revision” cho học sinh tiểu học có hiệu quả như mong muốn. Đại Quang, ngày 15 tháng 4 năm 2010 NGƯỜI THỰC HIỆN Trường tiểu học Trần Tống 7 Trang GV thực hiện: Nguyễn Lê Dạ Thảo
  8. GV nên vận dụng phần “WARM UP” hoặc “REVISION” như thế nào trong giờ học Anh văn Nguyễn Lê Dạ Thảo Trường tiểu học Trần Tống 8 Trang GV thực hiện: Nguyễn Lê Dạ Thảo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2