I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài:<br />
Bác Hồ kinh yêu cua chung ta luc sinh th<br />
́ ̉ ́ ́ ơi có nói: “ Vì l<br />
̀ ợi ích mười năm <br />
trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người ”. Bác luôn quan tâm đến nền giáo dục <br />
của nước nhà, đặc biệt là những mầm non tương lai của đất nước. Bác luôn kì <br />
vọng thế hệ thiếu nhi sau nay s<br />
̀ ẽ đưa nước nhà sánh vai với các cường quốc năm <br />
châu. Để thực hiện nguyện vọng đó của Bác, Đảng và nhà nước ta hiện nay rất <br />
chú trọng đến sự nghiệp trồng người.<br />
Nhà trường chính là nơi kết tinh trình độ văn minh của một quốc gia, là nơi <br />
giáo dục thế hệ trẻ trở thành những người có ích cho xã hội, giúp các em phát triển <br />
về mọi mặt. Trong chương trình Tiếng Việt, việc dạy đúng chính tả phải được coi <br />
trọng ngay từ buổi đầu đi học, từ khi cac em b<br />
́ ươc vao l<br />
́ ̀ ơp 1 va ca câp h<br />
́ ̀ ̉ ́ ọc tiểu <br />
học. Phân môn chính tả có nhiệm vụ chủ yếu rèn luyện cho học sinh nắm các quy <br />
tắc và thói quen viết đúng chuẩn chính tả tiếng Việt. Cùng với các phân môn <br />
khác, chính tả giúp cho học sinh chiếm lĩnh văn hóa Việt làm công cụ để giao <br />
tiếp, tư duy. Vì vậy, chính tả được dạy liên tục từ lớp Một đến lớp Năm với các <br />
loại bài như: nhìn viết, nghe viết, nhớ viết, bài tập so sánh, … Va nh<br />
̀ ư thê giup<br />
́ ́ <br />
các em được học môn chính tả một cách khoa học, cẩn thận và sử dụng công cụ <br />
này suốt những năm tháng trong thời kì học tập ở nhà trường cũng như suốt cuộc <br />
đời. <br />
Thế nhưng, hiện tượng viết sai chính tả không chỉ xảy ra đối với học sinh <br />
trong nhà trường, tình trạng sai chính tả đã xuất hiện rất phổ biến ngoài xã hội, <br />
trên các phương tiện truyền thông, panô, áp phích, internet, … nhất là ở học sinh <br />
bậc tiểu học. Cụ thể là trên địa bàn các xã EaNa nơi cac em hoc sinh tr<br />
́ ̣ ương Tiêu<br />
̀ ̉ <br />
̣<br />
hoc Lê Hồng Phong đang sinh sông. S<br />
́ ống trên một địa bàn nhưng gia đình các em <br />
đến từ nhiều vùng quê khác nhau, giọng nói khác nhau. Em thì nói giọng miền <br />
<br />
<br />
1<br />
Nam, em giọng miền Bắc, em giọng miền Trung. Thường những em giọng miền <br />
Nam hay đọc và viết sai các tiếng có âm cuối là c/t; (ví dụ: cát/các; bác/bát, …); âm <br />
cuối n/ng (ví dụ: lan/lang; đan/đang; bàn/bàng, lượn/lượng…); vần im/iêm (ví dụ: <br />
tim/tiêm; chim/chiêm; lim/liêm …); vần ip/iêp (ví dụ: kíp/kiếp; ..). Những em giọng <br />
miền Bắc hay sai lỗi âm đầu s/x (ví dụ: xương/sương; xấu/sấu; xa/sa;….). Còn <br />
những em giọng miền Trung sai lỗi dấu hỏi/ngã (ví dụ: đổ/đỗ; ngả/ngã;…); …<br />
Trong thực tế, vùng nào thì hiểu theo vùng ấy nên thật ra trong từng địa <br />
phương kiểu phát âm như vậy đã thành quen tai, ai cũng hiểu, dễ cho qua, có điều <br />
sự sống chung, pha trộn cư dân trong các vùng miền của cả nước hiện nay là phổ <br />
biến, nên khó khăn trong việc nghe viết sao cho đúng là một vấn đề lớn đối với <br />
chính tả Việt Nam. <br />
Trước tình hình học sinh viết sai chính tả làm ảnh hưởng đến kết quả học tập <br />
ở môn Tiếng Việt nói chung cũng như các môn học khác. Trong quá trình giảng <br />
dạy, bản thân tôi luôn dành nhiều thời gian suy nghĩ để đi tìm câu trả lời: “Làm thế <br />
nào để hạn chế tỉ lệ học sinh viết sai chính tả?” Vì Tiếng Việt là linh hồn dân tộc <br />
Việt, văn hóa Việt. Viết đúng, nói chuẩn tiếng Việt là việc cần phải làm ngay. <br />
Với ý nghĩ trên, tôi mạnh dạn chọn phân môn chính tả để nghiên cứu và thể <br />
hiện trong việc đổi mới phương pháp dạy học chính tả ở tiểu học. Đó cũng chính <br />
là lý do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn chính <br />
tả lớp Năm”.<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:<br />
Trong quá trình giảng dạy thì thực trạng trong từng lớp, từng đối tượng học <br />
sinh cũng khác nhau, nên tôi nhận thấy vấn đề đặt ra cần giải quyết là giáo viên <br />
phải tìm ra phương pháp dạy đúng, dạy hay, hiệu quả nhất để giúp học sinh khắc <br />
phục viết sai lỗi chính tả theo đúng quy ước của ngành Giáo dục và của xã hội.<br />
Giúp các em viết đúng chính tả để khi viết một văn bản hay một lá đơn… <br />
<br />
<br />
2<br />
không phải mắc lỗi chính tả và là hành trang quan trọng để sau này các em học tốt <br />
môn Tiếng Việt ở THCS và THPT.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu: <br />
Thực trạng viết sai chính tả.<br />
Biện pháp khắc phục lỗi chính tả. <br />
Một số bài viết chính tả của học sinh khối lớp Năm các năm học trước, đặc <br />
biệt là học sinh lớp 5B Trường Tiểu học Lê Hông Phong năm học 2017 2018.<br />
4. Giới hạn của đề tài: <br />
Chương trình và nội dung của phân môn chính tả lớp Năm. <br />
Tài liệu hướng dẫn học môn Tiếng Việt lớp 5.<br />
Nghiên cứu các tài liệu về “Phương pháp dạy học môn chính tả ở tiểu <br />
học”<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã dùng một số phương pháp <br />
sau:<br />
a. Nghiên cứu tài liệu:<br />
Nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến phân môn Chính tả lớp Năm<br />
b. Phương pháp thực nghiệm:<br />
Tiến hành thu thập các số liệu trong điều kiện cho phép để đảm bảo cho sự <br />
thể hiện tích cực các nội dung nghiên cứu.<br />
c. Phương pháp trò chuyện – phỏng vấn:<br />
Bản thân trực tiếp trò chuyện, trao đổi với một số giáo viên trong trường, đặc <br />
biệt giáo viên khối Năm trường Tiểu học Lê Hồng Phong.<br />
d. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động:<br />
Phân tích, đánh giá bài làm của học sinh ở phân môn Chính tả lớp Năm, qua <br />
từng đợt kiểm tra định kì của năm học 20172018.<br />
<br />
<br />
3<br />
e. Phương pháp phân tích tổng hợp.<br />
g. Phương pháp thống kê.<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận của đề tài:<br />
Các lĩnh vực ngôn ngữ như: ngôn ngữ học, ngữ pháp học, phong cách học <br />
đều có những đóng góp về mặt lý luận để các nhà khoa học giáo dục biên soạn <br />
chương trình học Tiếng Việt cho từng cấp học. Ở phân môn chính tả, các lĩnh vực <br />
của ngôn ngữ học đều có sự đóng góp để hình thành cơ sở khoa học. Chẳng hạn <br />
như ngữ pháp văn bản giúp cho việc xác định rõ nghĩa của từ trong văn bản, xác <br />
định rõ các âm tiết của từ đó mà viết đúng chính tả. Riêng lĩnh vực ngữ âm học là <br />
cơ sở lý luận gắn bó mật thiết với vấn đề chính tả.<br />
Chữ viết của tiếng Việt là chữ viết ghi âm cho nên nguyên tắc chính tả tiếng <br />
Việt chủ yếu là nguyên tắc ngữ âm học. Ngoài ra, chính tả tiếng Việt còn được <br />
xây dựng trên một số nguyên tắc nữa như nguyên tắc truyền thống lịch sử, nguyên <br />
tắc khu biệt, … Những nguyên tắc này có lúc không đồng nhất với nguyên tắc ngữ <br />
âm học, do vậy chính tả tiếng Việt cũng còn có những trường hợp không thống <br />
nhất. Cụ thể trong tiếng Việt cách phát âm ở những vùng miền có khác nhau <br />
(phương ngữ). Bên cạnh đó lại có trường hợp từ mang hai biến thể phát âm, khó có <br />
thể nói biến âm nào là chuẩn.<br />
Ví dụ: tròng trành chòng chành ; lang thang – lan than; …<br />
sung sướng – xung xướng ; sum sê xum xuê; …<br />
tuyên truyền – tiên triền ; giường chiếu – dường chíu; …<br />
Hoặc có khi một cách phát âm nhưng lại có hai cách viết.<br />
<br />
Ví dụ: i: trong lí luận, mĩ thuật, …<br />
/ i /<br />
y: trong Lý Thái Tổ, thư ký, …<br />
Bản thân hệ thống âm vị tiếng Việt còn có một số âm vị không ghi thống nhất, <br />
<br />
4<br />
một âm có thể ghi bằng nhiều con chữ.<br />
Ví dụ: c: con cuốc<br />
/ cờ / k: cái kim<br />
q: tổ quốc <br />
Trước những khó khăn trên, việc xác định trọng điểm chính tả cần cho dạy <br />
học sinh vùng phương ngữ, một mặt phải coi trọng hệ thống âm chuẩn toàn dân, <br />
mặt khác phải tham khảo biến thể phát âm địa phương, đồng thời phải dùng nghĩa <br />
để sử dụng dựa vào các văn cảnh.<br />
2. Thực trạng của vấn đề:<br />
Dân tộc Việt Nam trải qua bốn nghìn năm văn hiến, đã tích lũy được một <br />
kho tàng tập quán văn học và văn hóa rất đa dạng, phong phú. Chữ viết (theo mẫu <br />
tự La tinh) của dân tộc ta tuy mới hình thành hơn một trăm năm nay, nhưng đã <br />
thành trụ cột then chốt của nền văn hóa nước nhà. Việc giữ gìn sự trong sáng của <br />
tiếng Việt cả trong lời nói, lẫn chữ viết là việc làm hết sức cần thiết của tất cả <br />
mọi người dân Việt Nam.<br />
Thế nhưng hiện tượng viết sai chính tả đang là mối quan tâm của nhiều <br />
người, của cộng đồng xã hội. Việc viết sai chính tả xuất hiện ngày càng nhiều, <br />
không chỉ là học sinh Tiểu học, học sinh Trung học, sinh viên, đôi khi có cả một số <br />
giáo viên và những người thành đạt, và trên một số pa nô, bảng hiệu, quảng cáo <br />
nữa,...<br />
Hiện nay đa số học sinh thường thích xem truyện tranh như: Đôrêmon, Co<br />
nan, Thủy thủ Mặt trăng, Bảy viên ngọc rồng, … hơn là đọc sách, tạp chí văn học, <br />
… Việc không có thói quen, không có niềm đam mê đọc sách dẫn tới vốn từ ngữ <br />
nghèo nàn, ít ỏi. Người đọc sách nhiều sẽ có vốn từ càng nhiều thì ít khi viết sai <br />
chính tả.<br />
Thông thường môn chính tả mới có yêu cầu về viết đúng, viết đẹp. Còn lại <br />
một số môn học khác, giáo viên thường bỏ qua việc soát lỗi, thậm chí chỉ yêu cầu <br />
học sinh học thuộc, tính toán đúng. Hơn nữa bài vở thì nhiều, thời gian hạn hẹp, áp <br />
5<br />
lực công việc khá lớn và giáo viên chưa quan tâm đúng mức, nên việc sửa lỗi chính <br />
tả cũng chưa toàn tâm, toàn ý, chưa có hiệu quả. <br />
Mặc khác một bộ phận không nhỏ học sinh còn ham chơi lười học, không chịu <br />
suy nghĩ, tư duy trong việc nói và viết một cách chuẩn mực tiếng Việt (vì có bài <br />
mẫu, sách mẫu, học thêm …)<br />
Từ những vấn đề nêu trên để hạn chế việc học sinh viết sai chính tả, tôi đã đi <br />
sâu về bộ môn này, nghiên cứu, suy nghĩ để tìm ra giải pháp giúp các em viết đúng <br />
chính tả. “Nét chữ là nết người” viết đúng chính tả thể hiện ý thức của người học <br />
sinh trong học tập đối với chữ viết một thứ chữ gắn liền với nền văn hóa dân <br />
tộc, đồng thời thể hiện lòng tự tôn dân tộc đối với tiếng Việt. <br />
Đầu năm học, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5B. Sau khi khảo sát chất <br />
lượng đầu năm, để nắm bắt tình hình học tập của các em, tôi đã lập bảng thống kê <br />
lấy điểm riêng về phân môn Chính tả, trong bài làm môn Tiếng Việt. Tôi đã rút ra <br />
được một số điều như sau:<br />
Một số em đã nắm bắt được phương pháp học theo mô hình trường học mới <br />
VNEN, theo mô hình học trong Tài liệu hướng dẫn học dưới sự hướng dẫn của <br />
thầy cô, bài làm của các em ít sai lỗi chính tả, chữ viết đẹp, rõ ràng, trình bày đúng <br />
văn bản. Nhưng số em này không nhiều (khoảng từ 35 đến 40%), chủ yếu là <br />
những em học giỏi môn Tiếng Việt.<br />
Còn hầu hết các em đều sai lỗi chính tả, có em thì viết sai ở âm đầu: s/x; d/gi; <br />
ch/tr; … Có em thì viết sai ở âm cuối: c/t; n/ng. Có em thì viết sai ở âm chính: iê/i ; <br />
yê/i…. Có em thì viết tiếng có âm đệm trở thành tiếng không có âm đệm; nhiều em <br />
viết sai ở dấu thanh không phân biệt giữa dấu hỏi và dấu ngã; ….<br />
Qua khảo sát, tôi thống kê được tỉ lệ học sinh lớp 5B chất lượng phân môn <br />
chính tả như sau:<br />
<br />
Tổng số Kỹ năng nghe – Kỹ năng nghe – viết Nghe – viết còn hay <br />
<br />
<br />
6<br />
viết tốt. Viết đúng tốt. Viết chưa đúng sai lỗi chính tả. Viết <br />
tốc độ tốc độ chưa đúng tốc độ<br />
<br />
SL TL SL TL SL TL<br />
31<br />
6 19,4% 15 48,4% 10 32,2%<br />
<br />
<br />
Dựa vào những kết quả trên, tôi liền tiến hành vạch ra cho mình một kế <br />
hoạch để làm thế nào tỉ lệ học sinh viết sai lỗi chính tả ở điểm trung bình và yếu <br />
giảm đến mức tối thiểu. Một điều đáng mừng là học sinh tôi dạy 97,8% là học <br />
sinh dân tộc Kinh, 3,2% là học sinh dân tộc thiểu số 2/5 học sinh có giọng nói là <br />
giọng miền Trung, bản thân tôi cũng là người có giọng miền Trung, điều kiện cơ <br />
sở vật chất của nhà trường cũng tạm ổn, trường có tổ chức dạy 2 buổi/ngày. Đó <br />
cũng là một yếu tố giúp tôi có thể thực hiện được nghiên cứu này.<br />
Song yếu tố quan trọng là làm thế nào để các em có thể nắm bắt được khi <br />
nào<br />
các em viết sai chính tả.Tỉ lệ viết sai chính cũng tương đối nhiều mà tài liệu về <br />
môn Chính tả ở thư viện cũng hạn chế. Việc tiếp thu của các em cũng có phần hạn <br />
chế, các em cứ viết theo thói quen, đọc sao viết vậy, sửa rồi lại quên. <br />
Qua trao đổi, dự giờ các đồng nghiệp cùng khối; thông qua việc nghiên cứu <br />
sách giáo khoa Tiếng Việt và kết quả khảo sát của học sinh, tôi nhận thấy tình <br />
trạng dạy và học chính tả hiện nay hiệu quả đạt chưa được cao, cụ thể là:<br />
Kết quả khảo sát học tập của học sinh, các em còn mắc nhiều lỗi chính tả, <br />
tình trạng này có cả nguyên nhân ở nội dung và phương pháp dạy học của phân <br />
môn này.<br />
Từ thực tiễn, tôi thấy giáo viên chuẩn bị bài giảng rất chu đáo, tận tâm giảng <br />
dạy tỉ mỉ cho học sinh cách viết từng chữ, từng câu nhưng cuối cùng vẫn có không <br />
ít học sinh viết sai, ngay cả những từ giáo viên mới vừa phân tích hướng dẫn xong.<br />
<br />
7<br />
Nguyên nhân dẫn đến cái sai là do một số học sinh đọc chậm, đọc ngắc ngứ, <br />
cách phát âm không chuẩn. Nói đọc như thế nào thì viết như thế đó; học sinh <br />
phân biệt chưa rõ cách đọc nhất là “ tr ” và “ ch ”, “ s ” và “ x ”, “ gi d ”, … <br />
thường hay lẫn lộn về sai thanh điệu do sự phát âm không phân biệt giữa thanh hỏi <br />
và thanh ngã, ….<br />
Một số học sinh ráp âm, ráp vần để tạo thành tiếng chưa thành thạo, nhất là <br />
đối với một số tiếng khó viết, ít gặp.<br />
Ví dụ: lấp loáng, suy thoái, gọn ghẽ, khoét, ngọ nguậy, ngoằn ngoèo, ….<br />
Phần lớn bị ảnh hưởng bởi môi trường sống nên các em chưa thật chú tâm <br />
đến học tập, tiếp thu kiến thức chậm, khó nhớ mau quên. Những kỹ năng cơ bản <br />
về nghe, nói, đọc, viết còn nhiều hạn chế.<br />
Trong quá trình giảng dạy và theo dõi chất lượng bộ môn, tôi thấy học sinh <br />
thường mắc phải hai loại chính tả như sau:<br />
1. Sai về nguyên tắc chính tả hiện hành:<br />
Là loại lỗi do người viết không nắm được các đặc điểm và nguyên tắc kết <br />
hợp các chữ cái, quy tắc viết hoa trong tiếng Việt<br />
1.1. Đặc điểm chính tả Tiếng Việt:<br />
Tiếng Việt là ngôn ngữ phân tiết tính: các âm tiết được tách bạch rõ ràng <br />
trong khi nói. Vì thế khi viết, các chữ biểu thị âm tiết được viết rời, cách biệt nhau.<br />
Ví dụ: Bầm ơi sớm sớm chiều chiều (6 âm tiết)<br />
Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe… ( 8 âm tiết)<br />
Mỗi âm tiết tiếng Việt đều mang một thanh điệu nhất định. Khi viết chữ <br />
phải đánh dấu ghi thanh điệu lên âm chính (hoặc bộ phận chính, đối với âm chính <br />
là nguyên âm đôi) của âm tiết.<br />
+ Cấu tạo âm tiết của tiếng Việt rất chặt chẽ và ổn định. Ở dạng đầy đủ, <br />
âm tiết tiếng Việt có cấu tạo như sau:<br />
THANH ĐIỆU<br />
8<br />
VẦN<br />
Phụ âm đầu<br />
Âm đệm Âm chính Âm cuối<br />
Trong đó, âm chính và thanh điệu là hai bộ phận không thể thiếu được <br />
trong cấu tạo của bất kỳ âm tiết nào.<br />
+ Cách xác định ký hiệu ghi âm chính trong chữ: Muốn xác định ký hiệu ghi <br />
âm chính trong chữ, ta đặt chữ vào mô hình cấu tạo vần.<br />
Ví dụ:<br />
Vần<br />
Tiếng Phụ âm đầu Âm Âm Thanh điệu<br />
Âm cuối<br />
đệm chính<br />
Em e m ngang<br />
yêu yê u ngang<br />
màu m a u huyền<br />
đen đ e n ngang<br />
Hòn H o n huyền<br />
than th a n ngang<br />
óng o ng sắc<br />
ánh a nh sắc<br />
<br />
<br />
+ Khi viết một tiếng, dấu thanh luôn được đặt ở âm chính: dấu nặng đặt <br />
bên dưới âm chính, các dấu khác được đặt ở phía trên âm chính.<br />
Ví dụ: hình, phận, rộng, đúng, tìm, tạo, …<br />
+ Khi viết các tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm cuối thì dấu thanh <br />
được đặt ở chữ cái đầu ghi nguyên âm.<br />
Ví dụ: mía, nghĩa, giữa, của, múa, lửa, …<br />
+ Những tiếng có nguyên âm đôi mà có âm cuối thì dấu thanh được đặt ở <br />
chữ cái thứ hai ghi nguyên âm đôi.<br />
Ví dụ: biển, người, quốc, nước, luận, hoàng, … <br />
<br />
9<br />
1.2 Quy tắc viết hoa hiện hành:<br />
Tình trạng viết hoa trong chính tả hiện hành:<br />
+ Đánh dấu sự bắt đầu một câu.<br />
+ Ghi tên riêng của người, địa danh, tên cơ quan, tổ chức ...<br />
+ Biểu thị sự tôn kính: Bác Hồ, Người ...<br />
Hai chức năng a và c nhìn chung được thực hiện một cách nhất quán trong <br />
chính tả tiếng Việt. Duy có chức năng b là còn nhiều điểm chưa thống nhất trong <br />
sử dụng.<br />
Ví dụ: <br />
Cùng một tên tổ chức, cơ quan cũng tồn tại những cách viết khác nhau:<br />
Trường tiểu học Lê Hồng Phong.<br />
Trường Tiểu học Lê Hồng Phong.<br />
Quy định về cách viết hoa tên riêng: (của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & đào <br />
tạo ban hành). đang áp dụng trong nhà trường.<br />
+ Đối với tên người và tên địa lý: viết hoa chữ cái đầu tất cả các tiêng tao<br />
́ ̣ <br />
nên tên đo, không dùng g<br />
́ ạch nối.<br />
Ví dụ: Võ Thị Sáu, Hà Nội, Bình Trị Thiên, Bình Dương<br />
+ Đối với tên người và tên địa lý nước ngoài: viết hoa chữ cái đầu của mỗi <br />
bộ phận tạo thành tên riêng đó. Các tiếng trong một bộ phận của tên riêng được <br />
ngăn cách bằng dấu gạch nối.<br />
Ví dụ: Tên người: Êđixơn, Giuliétta, Étman Hinlaro, …<br />
Tên địa lí: Italia, Himalaya, Niudilân, Êvơrét, …<br />
+ Đối với tên tổ chức, cơ quan, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ <br />
phận tạo thành tên đó.<br />
Ví dụ: Trường Tiểu học Lê Hồng Phong. Nhà xuất bản Giáo dục. <br />
2. Sai cách phát âm chuẩn:<br />
2.1. Lỗi viết sai thanh điệu: <br />
10<br />
Tiếng Việt có 6 thanh ( ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng ) thì nhiều học <br />
sinh không phân biệt được 2 thanh hỏi, ngã. Số lượng tiếng mang 2 thanh này rất <br />
nhiều và rất khó nhớ kể cả những người có trình độ văn hoá cao.<br />
Ví dụ: Sữa xe đạp, hướng dẩn, giử gìn, dổ dành, lẩn lộn,…<br />
2.2 Lỗi viết sai phụ âm đầu:<br />
Học sinh viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau đây:<br />
+ c/k: Céo co…<br />
+ g/gh: Con ghà , gê gớm…<br />
+ ng/ngh: Ngỉ ngơi, nge nhạc, nghành nghề…<br />
+ ch/tr: Cây che, chiến chanh…<br />
+ s/x: Cây xả , xa mạc…<br />
2.3 Lỗi viết sai âm cuối, vần:<br />
Học sinh thường viết lẫn lộn chữ ghi âm cuối trong các vần sau đây:<br />
+ at/ac; ăt/ât/âc: mác mẻ, lường gạc, gặc lúa, nổi bậc, lấc phấc…<br />
+ an/ang; ân/âng: cây bàn, bàng bạc, khoai lan, hụt hẫn, tần lầu...<br />
+ ên/ênh: bấp bên, nhẹ tên, ghập ghền, khấp khển…<br />
Nguyên nhân chủ yếu viết sai:<br />
* Lỗi khi viết về thanh điệu:<br />
Thực tế qua ngôn ngữ nói, trong phương ngữ từ khu vực miền Trung và <br />
miền Nam không có thanh ngã. Trong khi số lượng từ mang hai thanh này khá <br />
lớn. Do đó đây là lỗi rất phổ biến trong học sinh. <br />
* Lỗi khi viết phụ âm đầu:<br />
Trong phương ngữ Bắc và Nam có sự lẫn lộn giữa các chữ ghi âm đầu <br />
ch/tr, d/gi, s/x. Ngoài ra, trong quy ước về chữ quốc ngữ, một âm ghi bằng 2 hoặc <br />
3 dạng (ví dụ: âm “cờ ” ghi bằng 3 chữ cái c / k /qu, âm “ngờ” ghi bằng ng/ngh, <br />
âm “gờ” ghi bằng g/gh…) dù có những quy định riêng cho mỗi dạng khi ghép chữ, <br />
<br />
<br />
11<br />
nhưng đối với học sinh tiểu học thì rất dễ lẫn lộn do không nhớ các quy định.<br />
* Lỗi khi viết âm cuối, vần:<br />
Đối với người Miền Nam, có thể nói việc phát âm hoàn toàn không phân biệt <br />
các vần có âm cuối n/ng và t/c. Mà số từ mang các vần này không nhỏ. Mặt khác <br />
hai bán âm cuối i,u/ lại được ghi bằng 4 con chữ i/y (trong: lai/lây), u/o (trong: <br />
sau/sao), do đó lỗi về âm cuối là lỗi khó khắc phục đối với học sinh các tỉnh phía <br />
Nam.<br />
Tóm lại: Qua tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc viết sai lỗi chính tả của <br />
học sinh, vấn đề mà cả xã hội đang quan tâm, việc tìm ra các giải pháp phù hợp là <br />
hết sức cấp bách đối với những ai làm công tác giáo dục, <br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:<br />
a. Mục tiêu của giải pháp:<br />
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy chính tả, <br />
tôi nhận thấy rằng nếu chỉ dùng tài liệu hướng dẫn học, thì chưa đáp ứng đầy đủ <br />
với các yêu cầu dạy cho học sinh học yếu chính tả ở tiểu học. Vì vậy, để khắc <br />
phục lỗi chính tả mà học sinh mắc phải, tôi đã nghiên cứu và vận dụng một vài <br />
biện pháp để giúp các em nắm được các quy tắc chính tả, các mẹo luật chính tả <br />
phù hợp với trình độ tiếp thu của các em, hình thành kĩ năng, kĩ xảo chính tả, bỏ <br />
thói quen phát âm sai dẫn đến việc viết sai. <br />
b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp:<br />
Sau đây là một vài biện pháp mà tôi đã áp dụng trong những năm trực tiếp <br />
giảng dạy như sau: <br />
* Biện pháp 1: Củng cố quy tắc chính tả cho học sinh:<br />
Là giúp cho học sinh nắm vững các quy tắc chính tả.<br />
Để khắc phục được tình trạng học sinh hay mắc lỗi chính tả thì giáo viên <br />
cần tập trung vào các loại bài chính tả phân biệt. Qua loại bài chính tả phân biệt <br />
<br />
12<br />
này học sinh được ôn luyện nhiều lần, nắm chắc được các quy tắc chính tả, mẹo <br />
chính tả. Cũng qua bài chính tả so sánh này, học sinh nắm vững nghĩa của từng <br />
cách viết, từ đó hạn chế được các lỗi sai.<br />
Ví dụ: Khi dạy bài chính tả phân biệt dấu hỏi, dấu ngã.<br />
Chúng ta cung cấp cho học sinh quy luật bổng trầm, hệ bổng gồm các <br />
thanh: ngang, hỏi, sắc; hệ trầm gồm các thanh: huyền, nặng, ngã.<br />
Do vậy khi gặp một tiếng mà ta không biết là thanh hỏi hay thanh ngã, ta tạo <br />
ra một từ láy. Nếu tiếng đó láy với tiếng bổng ta có thanh hỏi, nếu tiếng đó láy với <br />
tiếng trầm ta có thanh ngã.<br />
Ví dụ: Mở (trong mở mang) Thanh hỏi; Nghỉ (nghỉ ngơi) Thanh hỏi <br />
Mỡ (trong mỡ màng) Thanh ngã; Nghĩ (nghĩ ngợi) Thanh ngã<br />
Ngoài ra ta cho học sinh hiểu nếu tạo ra một từ ngữ có ý nghĩa sẽ nắm được <br />
nghĩa và hình thức chữ viết của từ. <br />
Ví dụ: Deo dai, em thử điền dấu hỏi sẽ thành Dẻo dai. Dẻo dai là từ có nghĩa <br />
chỉ sự bền bỉ không giảm của sức lực, vậy ta điền dấu hỏi. Nếu điền dấu ngã sẽ <br />
thành Dẽo dai, dẽo dai không có nghĩa vậy không thể điền dấu ngã.<br />
Đối với những từ Hán Việt phát âm không phân biệt dấu hỏi, dấu ngã. <br />
Gặp những từ bắt đầu bằng một trong các phụ âm: m, n, nh, v, l, d, ng và ngh hãy <br />
nhớ câu: “ Mình Nên Nhớ Viết Là Dấu Ngã ” thì đánh dấu ngã.<br />
Ví dụ: Vĩ nhân, cần mẫn, nhã nhặn, lãnh đạm, vãng lai, phụ lão, dã man, <br />
ngôn ngữ, tín ngưỡng ... Trừ "ngải" trong "ngải cứu". Còn những từ bắt đầu bằng <br />
các phụ âm khác, hoặc không có phụ âm đầu thì đánh dấu hỏi.<br />
Ví dụ: đảo điên, tưởng tượng, kiểu cách , ….<br />
Nhưng vẫn có một số trường hợp ngoại lệ vẫn viết bằng dấu ngã <br />
Ví dụ: kỹ (kỹ thuật, kỹ xão), bãi (bãi bỏ, bãi khóa), <br />
hữu (bằng hữu, hữu nghị), phẫu (phẫu thuật, giải phẫu ), <br />
tiễn (tiễn đưa, tiễn biệt), …<br />
13<br />
Khi dạy bài chính tả phân biệt k/q/c. Học sinh tự tìm ra những từ có âm đầu là <br />
k/q/c, từ các ví dụ cụ thể mà học sinh nắm lại quy tắc chính tả.<br />
* Chữ cái c: Luôn đứng trước các vần bắt đầu các nguyên âm : a, ă, à, o, ô, u, <br />
ư ...<br />
Ví dụ: Cần cù, còn, cặm cụi, cũng ...<br />
* Chữ cái k: Luôn đứng trước các vần bắt đầu bằng các nguyên âm : e, ê, i ...<br />
Ví dụ: Kính, kể, kèo ...<br />
* Chữ cái q: Luôn kết hợp với u thành qu (đọc là quờ). Qu luôn đứng trước hầu <br />
hết các nguyên âm (trừ các nguyên âm o, u, ư ).<br />
Ví dụ: Quan trọng, quanh quẩn.<br />
Ngoài ra cần cung cấp cho học sinh một số mẹo luật chính tả.<br />
Ví dụ: Khi nào viết là da , khi nào viết là gia?<br />
+ Da: Chỉ lớp bao bên ngoài các loại động vật<br />
+ Gia: Chỉ mối quan hệ dòng họ.<br />
* Biện pháp 2: Yêu cầu học sinh tự phát hiện ra lỗi chính tả và tự sửa lỗi <br />
chính tả:<br />
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tự phát hiện ra những lỗi viết sai và tự <br />
bản thân các em sửa lỗi qua các hình thức khác nhau.<br />
Giáo viên đọc lại bài văn hay khổ thơ mà trong đoạn bài yêu cầu học sinh <br />
viết cho học sinh soát lỗi.<br />
Giáo viên chỉ ra cho học sinh thấy được các lỗi sai, từ đó học sinh có ý thức <br />
được các lỗi mà mình mắc phải, bằng cách viết lại các lỗi sai đó vào một quyển <br />
vở sửa lỗi, các lần sau mà gặp phải các lỗi này học sinh sẽ thận trọng hơn trong <br />
khi viết. Qua đó hình thành cho học sinh bản năng tự kiểm tra soát lỗi và có ý thức <br />
tự sửa.<br />
Giáo viên cho học sinh phát hiện ra lỗi chính tả qua các dạng bài tập khác <br />
<br />
<br />
14<br />
nhau. Ví dụ: Chép một đoạn bài có viết sai chính tả, yêu cầu học sinh viết lại cho <br />
đúng.<br />
Ví dụ: Trong bài: “Kì diệu rừng xanh” nắng trưa đả rọi xuống đỉnh đầu <br />
mà rừng sâu vẫn ẫm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. Chúng tôi đi đến đâu, <br />
rừng rào rào chuyễn động đến đấy. Những con vượn bạt má ôm con gọn ghẻ <br />
chiền nhanh như tia chớp. …<br />
Qua bài viết trên giáo viên cho học sinh tự sửa lỗi chính tả, cụ thể là âm cuối <br />
t thành c, chiền thành chuyền, dấu hỏi viết dấu ngã, dấu ngã viết dấu hỏi.<br />
Từ những cách nêu trên giúp học sinh quen dần với cách phát hiện ra lỗi và <br />
tự sửa lỗi, dần dần học sinh sẽ nhớ cách viết đúng, thấy được các từ viết sai để <br />
tránh. <br />
* Biện pháp 3: Giáo viên cần phải phát âm chuẩn và rèn cho học sinh kỹ <br />
năng đọc:<br />
Muốn cho học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải là người phát âm rõ <br />
tiếng, đúng chuẩn, đồng thời luyện phát âm cho học sinh để phân biệt các thanh, <br />
các âm đầu, âm cuối. Việc rèn phát âm bắt đầu phải được thực hiện trong tiết Tập <br />
đọc và được thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài trong tất cả các tiết học như <br />
Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn…<br />
* Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh sửa lỗi thông qua môn học khác:<br />
Thông qua phân môn luyện từ và câu, giúp cho học sinh hiểu được nghĩa <br />
của từ một cách chính xác.<br />
Ví dụ: đổ hay đỗ<br />
Xe đổ: Xe bị lật nghiêng<br />
Xe đỗ: Xe dừng lại không chạy nữa<br />
Ví dụ: vỏ hay võ .<br />
Vỏ: bóc vỏ, vỏ chai<br />
<br />
<br />
15<br />
Võ: võ nghệ, võ vàng, vò võ<br />
Qua phân môn luyện từ và câu giúp cho các em hiểu về câu, từ đó biết <br />
chấm câu, sau dấu chấm câu biết viết hoa chữ cái đầu câu, biết viết hoa các danh <br />
từ riêng.<br />
* Biện pháp 5: Tổ chức cho học sinh học theo tổ nhóm:<br />
Giáo viên cần tổ chức cho học sinh học theo tổ nhóm hoặc phân thành “đôi <br />
bạn cùng tiến” học tập để các em hướng dẫn lẫn nhau (giáo viên luôn nhắc nhở <br />
và kiểm tra các em đều phải có một quyển vở rèn chính tả).<br />
Ví dụ: Mỗi tuần sau tiết chính tả đến tiết học của những ngày tiếp theo các <br />
nhóm học tập hoặc đôi bạn học tập sẽ đọc trước phần viết đúng rồi đọc toàn bài <br />
viết. Qua đó học sinh đọc để hiểu được nội dung bài và nghĩa của từ cần ghi nhớ.<br />
Vậy trong một tiết các em đã được mắt nhìn, tay viết các chữ khó rất nhiều <br />
lần, từ đó hạn chế được các lỗi sai ở học sinh.<br />
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp: <br />
Những biện pháp trên thực hiện được là nhờ kinh nghiệm qua nhiều năm <br />
giảng dạy và công tác, qua sự trăn trở của bản thân, qua những kinh nghiệm đúc <br />
kết được trong những năm học Cao Đẳng Tiểu học và bằng sự nhiệt huyết và <br />
lương tâm nghề nghiệp.<br />
d. Mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp:<br />
Giữa 5 biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau. Các <br />
biện pháp được thực hiện từ việc giao việc ở nhà đến việc kiểm tra bài, thực hành <br />
trên lớp … Sự quan hệ mật thiết giữa cô giáo và học sinh trong việc rèn cách viết <br />
cách đọc. <br />
4. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, <br />
phạm vi và hiệu quả ứng dụng:<br />
Trong quá trình giảng dạy, với việc áp dụng các biện pháp trên tôi nhận <br />
<br />
<br />
16<br />
thấy học sinh có những tiến bộ rõ rệt trong việc nắm bắt các quy luật chính tả, <br />
đặc biệt là các tiếng có phụ âm gi/d, tr/ch, s/x và thanh hỏi, thanh ngã so với đầu <br />
năm tỉ lệ viết đúng đạt trên 85%. Ngoài ra, các em còn thể hiện sự viết đúng, viết <br />
đẹp trong bài chính tả nói riêng và các bài tập của môn học khác nói chung. <br />
Trong tiết học chính tả, không khí lớp học trở nên hào hứng, sôi nổi, các em <br />
học sinh không còn rụt rè e ngại mà đã có sự tự tin, hăng hái phát biểu ý kiến xây <br />
dựng bài.<br />
Kết quả này được thể hiện rõ trong các đợt kiểm tra định kì của môn chính <br />
tả trong lớp tôi giảng dạy như sau:<br />
THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG CHÍNH TẢ HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2017 <br />
2018 <br />
<br />
Tổng số Kỹ năng nghe – viết Kỹ năng nghe – viết Nghe – viết còn hay <br />
tốt. Viết đúng tốc tốt. Viết chưa đúng sai lỗi chính tả. Viết <br />
độ tốc độ chưa đúng tốc độ<br />
31 SL TL SL TL SL TL<br />
Giữa HKI 6 19,4% 15 48,4% 10 32,2%<br />
Cuối HKI 15 48,4% 14 45,2% 2 6,4%<br />
Tuy việc giup h<br />
́ ọc sinh học tốt môn chính tả cần một quá trình lâu dài, xuyên <br />
suốt, song với kết quả đạt được như trên tôi vẫn cảm thấy rất vui vì công việc <br />
mình làm bước đầu đã có hiệu quả. <br />
III. PHẦN KẾT LUẬN<br />
1. Kết luận:<br />
Việc phát hiện lỗi chính tả, thống kê, để đưa ra các biện pháp khắc phục rất <br />
là cần thiết, không thể thiếu trong quá trình dạy học Tiếng Việt. Nhưng không <br />
phải chỉ đưa ra các biện pháp khắc phục là có thể thực hiện một cách có hiệu quả. <br />
Sửa chữa, khắc phục lỗi chính tả là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi người giáo <br />
viên phải kiên trì, bền bỉ. Giáo viên nên hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các quy tắc <br />
17<br />
chính tả, quy tắc kết hợp từ, quy tắc ghi âm chữ quốc ngữ … tránh trường hợp <br />
học sinh vì thiếu hiểu biết dẫn đến sai sót.<br />
Đặc biệt giáo viên phải chú ý đến các lỗi mà học sinh thường mắc phải, để <br />
đưa ra các dạng bài tập rèn cho các em viết đúng chính tả và củng cố các quy tắc <br />
chính tả cho các em qua các kiểu bài khác nhau.<br />
Thực hiện tốt công tác chủ nhiệm bằng cách quan tâm đến tất cả các em học <br />
sinh, với tất cả các môn học.Tục ngữ có câu: “Ở đâu có thầy giỏi. ở đó có trò giỏi” <br />
nêu bật vai trò hướng dẫn của thầy, cô giáo trong việc học tập của học sinh. Vì <br />
vậy người giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu để <br />
nâng cao trình độ, tay nghề.<br />
Có nắm chắc kiến thức, giáo viên mới có thể giúp học sinh chữa lỗi và khắc <br />
phục lỗi một cách có hiệu quả. Ngoài ra giáo viên phải luôn học hỏi kinh nghiệm <br />
các bạn đồng nghiệp, bồi dưỡng chuyên môn để bổ sung cho vốn kinh nghiệm của <br />
bản thân.<br />
Muốn học sinh viết đúng chính tả thì giáo viên phải phát âm chuẩn, viết <br />
đúng chính tả trong giao tiếp cũng như trong giảng dạy, giáo viên phải là người có <br />
lòng tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với học sinh.<br />
Giáo viên cần phải đầu tư thời gian, có kế hoạch hướng dẫn rèn chữ cho <br />
học sinh, thường xuyên theo dõi và phát hiện kịp thời các hiện tượng mắc lỗi chính <br />
tả ở học sinh để đưa ra biện pháp sửa chữa đúng lúc. Giáo viên cần lập cho học <br />
sinh mỗi em một quyển vở rèn chính tả, kiểm tra , đánh giá học sinh qua từng thời <br />
gian cụ thể, động viên các em học sinh có tiến bộ trong quá trình học tập. <br />
Trong sự nghiệp giáo dục, dù ai đã công tác lâu năm có nhiều cống hiến cho <br />
sự nghiệp giáo dục cũng như những người hiện đang công tác cũng đều có chung <br />
một lòng mong mõi là làm sao, làm thế nào cho tất cả học sinh của mình viết đẹp <br />
và viết đúng chính tả, góp phần làm rạng danh tiếng Việt. Việc sử dụng đúng <br />
chính tả có tầm quan trọng không những cho cá nhân các em trong khi viết văn bản, <br />
18<br />
trình bày một lá đơn, một chương trình mà còn cho cả quốc gia. Tôi còn nhớ trong <br />
tiết Luyện từ và câu ở lớp 5,ở tiết “Ôn tập về câu” có bài tập 2, bài tập này yêu <br />
cầu học sinh xá định thành phần của câu, điều đó không có gì để đưa vào đây, song <br />
ở nội dung đoạn văn bản. Văn bản có tiêu đề: “quyết định độc đáo”, trong đó có <br />
đoạn viết: “Cách đây không lâu, lãnh đạo hội đồng thành phố Nóttinhghêm ở <br />
nước Anh đã quyết định phạt tiền các công chức nói và viết tiếng Anh không đúng <br />
chuẩn. Theo quyết định này, mỗi lần mắc lỗi, công chức bị phạt 1 bảng. Ông Chủ <br />
tịch Hội đồng thành phố tuyên bố sẽ không kí bất cứ văn bản nào có lỗi ngữ pháp <br />
và chính tả. Đây là biện pháp mạnh nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Anh” . <br />
Đó là ở nước Anh còn đối với chúng ta, là công dân nước Việt nên việc giữ gìn sự <br />
trong sáng của tiếng Việt có tầm quan trọng vô cùng to lớn hơn nhiều. Vì vậy, <br />
việc rèn cho học sinh viết đúng chính tả là một việc làm vô cùng cần thiết không <br />
những đối giáo viên đang giảng dạy ở lớp Năm mà đối với tất cả giáo viên tiểu <br />
học. <br />
Qua đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt <br />
phân môn luyện viết Lớp 5” tôi đã tìm hiểu được các cơ sở lý luận, xác định <br />
được chất lượng chính tả của học sinh của các năm học của một số lớp năm mà <br />
tôi trực tiếp giảng dạy ở Trường Tiểu học Lê Hồng Phong. Từ đó đề ra những <br />
biện pháp cần thiết. Đây là nhiệm vụ của mỗi người giáo viên nói chung và của tất <br />
cả giáo viên Trường Tiểu học Lê Hồng Phong nói riêng. Nhiệm vụ này không chỉ <br />
tiến hành trong ngày một ngày hai, trong một thời gian ngắn mà cho ta kết quả tốt <br />
ngay được, nó đòi hỏi chúng ta phải cố gắng trong một thời gian dài với sự đồng <br />
bộ của các khối lớp. <br />
2. Kiến nghị:<br />
Tuy nhiên nhiệm vụ này có hoàn thành triệt để hay không chúng tôi cũng cần <br />
có sự giúp đỡ của các cấp, các ngành có liên quan.<br />
<br />
<br />
19<br />
Nhà trường cần có kế hoạch lên chuyên đề để đồng nghiệp học tập lẫn nhau.<br />
Trên đây là một số biện pháp mà trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng vào <br />
việc giảng dạy trên lớp. Với kết quả nghiên cứu của mình, tôi chỉ xin nêu một vài <br />
kinh nghiệm ít ỏi của cá nhân tôi đã tích lũy được, một số bài học thực tiễn, mong <br />
muốn chia sẻ cùng với các bạn đồng nghiệp. <br />
Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để <br />
việc giảng dạy bộ môn chính tả trong nhà trường ngày càng nâng cao chất lượng, <br />
giúp học sinh học tốt hơn.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn.<br />
Eana , ngày 25 tháng 3 năm 2018<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
Thái Thị Luận <br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do chọn đề tài……………………… Trang 1<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài ………… Trang 2<br />
3.Đối tượng nghiên cứu ............................... Trang 2<br />
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu ............................. Trang 3<br />
5. Phương pháp nghiên cứu .................................... Trang 3<br />
II. PHẦN NỘI DUNG <br />
1. Cơ sở lý luận của vấn đề …………….. …. Trang 3<br />
2. Thực trạng vấn đề ……………………… Trang 4 <br />
<br />
<br />
20<br />
3. Nội dung và hình thức giải pháp……… Trang 11 <br />
4. Kết quả khảo nghiệm… …………………….. Trang 15 <br />
<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN <br />
1. Kết luận ……………………………. Trang 16<br />
2. Kiến nghị ……………………………… Trang 18<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Tài liệu hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 1A, tập 1B, tập 2A, tập 2B của <br />
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam<br />
2. Sách giáo viên Tiếng Việt 5 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam<br />
3. Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 5 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam<br />
4. Từ điển Tiếng Việt Tiểu học – Nhà xuất bản giáo dục<br />
5. Sổ tay chính tả Tiểu học – Nhà xuất bản giáo dục<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
21<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG<br />
<br />
……………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………<br />
Chủ tịch hội đồng <br />
<br />
22<br />
(Kí tên và đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN<br />
<br />
……………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………<br />
………………………………………...........................................<br />
Chủ tịch hội đồng <br />
(Kí tên và đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
23<br />