PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG ANA<br />
<br />
TRƯỜNG THCS BUÔN TR ẤP<br />
Krông Ana, tháng 03/2016<br />
Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÊN ĐỀ TÀI:<br />
KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP VĂN HỌC TRONG <br />
DẠY HỌC LỊCH SỬ<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên: Trương Thị Lan Anh<br />
Đơn vị công tác: Trường THCS Buôn Trấp<br />
Trình độ: Đại học sư phạm<br />
Môn đào tạo: Lịch sử.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
………………………………………………………………………..<br />
Trương Thị Lan Anh THCS Buôn Trấp 1<br />
Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS<br />
<br />
<br />
Mục lục<br />
<br />
STT Nội dung Số trang<br />
<br />
1 Trang bìa 1<br />
<br />
2 Mục lục 2<br />
<br />
3 Phần mở đầu, lý do chọn đề tài 3<br />
<br />
4 Mục tiêu của đề tài, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên 4<br />
cứu, phương pháp nghiên cứu.<br />
<br />
5 Phần nội dung, cơ sở lý luận 4<br />
<br />
6 Thực trạng, thuận lợi, khó khăn 6<br />
<br />
7 Thành công hạn chế; mặt mạnh, mặt yếu 7<br />
<br />
8 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 8<br />
<br />
9 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra. 9<br />
<br />
10 Giải pháp, biện pháp; mục tiêu của giải pháp, biện pháp 10<br />
<br />
11 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 14<br />
<br />
12 Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp 18<br />
<br />
13 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp; kết quả khảo 19<br />
nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
14 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn 20<br />
đề nghiên cứu.<br />
<br />
15 Phần kết luận, kiến nghị 21<br />
<br />
16 Tài liệu tham khảo 24<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
………………………………………………………………………..<br />
Trương Thị Lan Anh THCS Buôn Trấp 2<br />
Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
I.1. Lý do chọn đề tài:<br />
"Môn Lịch sử giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong giáo dục chủ <br />
nghĩa yêu nước, các giá trị truyền thống và cách mạng, góp phần xây dựng <br />
nhân cách, bản lĩnh con người, giữ gìn bản sắc dân tộc. Trong bối cảnh hội <br />
nhập quốc tế, môn lịch sử, nhất là quốc sử càng cần coi trọng để chuẩn bị <br />
cho thế hệ trẻ làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ người công dân". Đó là lời <br />
trích dẫn trong bức thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi tới Hội thảo khoa <br />
học về "Thực trạng việc dạy và học Lịch sử trong trường phổ thông nguyên <br />
nhân và giải pháp" do Hội khoa học Lịch sử, Bộ GD&ĐT, Bảo tàng cách mạng <br />
Việt Nam, trường Đại học KHXH&NV(ĐHQGTPHCM),đại học Hồng Bàng <br />
phối hợp tổ chức ngày 27.3.2008<br />
Thế nhưng, một thực trạng đáng buồn là, do quan niệm môn lịch sử và <br />
một số môn khác như Địa lí, Giáo dục công dân chỉ là "môn phụ" nên không <br />
được phụ huynh và học sinh (ngay cả một số nhà quản lí) coi trọng, trong các <br />
giờ học trên lớp cũng như ở nhà, các em học sinh không ưa thích với môn sử. <br />
Điều này đã chi phối rất nhiều đến nhiệt tình giảng dạy của giáo viên, kết quả <br />
là nhiều giờ học trở nên khô khan, tẻ nhạt.<br />
Vậy làm thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch <br />
sử? Có rất nhiều biện pháp như: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, <br />
phương pháp hướng dẫn học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử, nắm vững và sử dụng <br />
sách giáo khoa, vở bài tập, dạy học ngoại khoá.... Nhưng việc lồng ghép kiến <br />
thức văn học trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng là một trong <br />
những biện pháp có nhiều ưu thế để phát triển tư duy của học sinh, làm cho giờ <br />
học lịch sử thêm hấp dẫn hơn.<br />
Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử <br />
nói riêng đồng thời để nâng cao chất lượng bộ môn và tạo ra hứng thú học tập <br />
cho học sinh khi học tập lịch sử ở trường THCS, mỗi giáo viên lịch sử có những <br />
phương pháp và kỹ năng truyền đạt khác nhau. Sau nhiều năm giảng dạy mặc dù <br />
kinh nghiệm chưa nhiều tôi cũng xin mạnh dạn đưa ra một vài “Kinh nghiệm <br />
lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS”<br />
I. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:<br />
Nghiên cứu và xác định rõ đối tượng, mục đích, nội dung và phương pháp, <br />
cách thức lồng ghép kiến thức văn học trong dạy học lịch sử.<br />
………………………………………………………………………..<br />
Trương Thị Lan Anh THCS Buôn Trấp 3<br />
Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS<br />
<br />
Nhiệm vụ của đề tài này là giúp giáo viên định hình một cách rõ ràng các <br />
bước, các khâu cần thiết để sử dụng kiến thức văn học trong mỗi tiết dạy nhằm <br />
tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học lịch sử. Khôi phục bức tranh <br />
quá khứ một cách chính xác, đồng thời qua đó làm cho thế hệ trẻ thêm tự hào về <br />
truyền thống dân tộc. Lĩnh hội nền văn minh nhân loại cũng như lịch sử các <br />
nước trên thế giới. <br />
Giúp giáo viên biết sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, sử liệu, thơ, văn để lồng <br />
ghép vào bài giảng lịch sử. Đưa các nội dung lồng ghép vào chương trình một <br />
cách hợp lí nhằm làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn.<br />
Giúp học sinh biết sưu tầm thơ, văn để phục vụ bài học; vận dụng hợp lí <br />
văn, thơ để minh họa lịch sử; giúp các em có hứng thú trong học tập môn lịch sử <br />
và lĩnh hội kiến thức tốt hơn, nhớ lâu hơn các sự kiện lịch sử của dân tộc và <br />
nhân loại.<br />
Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên <br />
tiến hành một giờ dạy học đạt hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực chủ động <br />
trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học. <br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Lồng ghép kiến thức văn học trong dạy học lịch sử ở trường THCS .<br />
I.4. Phạm vi nghiên cứu<br />
Học sinh các khối lớp 6,7,8,9 trường THCS Buôn Trấp<br />
I.5 . Phương pháp nghiên cứu<br />
Để tiến hành làm đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: <br />
Phương pháp lồng ghép kiến thức văn học<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu bổ trợ.<br />
Phương pháp so sánh, đối chiếu.<br />
Lựa chọn, phân loại<br />
Dự giờ, trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy.<br />
Phương pháp thuyết trình vấn đáp<br />
Đánh giá kết quả ban đầu và điều chỉnh bổ sung.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lí luận <br />
<br />
<br />
………………………………………………………………………..<br />
Trương Thị Lan Anh THCS Buôn Trấp 4<br />
Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS<br />
<br />
Môn lịch sử có chức năng và nhiệm vụ rất quan trọng trong nhà trường <br />
phổ thông, bởi lẽ đây là bộ môn “ khôi phục bức tranh quá khứ” một cách chính <br />
xác, khoa học và hiểu được quy luật phát triển của xã hội, nhằm góp phần tích <br />
cực vào việc bồi dưỡng lập trường quan điểm của học sinh. Tuy nhiên, hiện nay <br />
có nhiều quan niệm khác nhau về bộ môn lịch sử.<br />
Một số học sinh chỉ chú trọng nội dung chương trình thi cử “ học tủ” mục <br />
đích đối phó mà không có cái nhìn tổng quát và toàn diện về quá trình hình thành <br />
và phát triển của lịch sử dân tộc và thế giới.<br />
Do cơ chế thị trường , sự bùng nổ thông tin, sự phát triển như vũ bão của <br />
khoa học và công nghệ, vì thế mà một số em chú trọng môn khoa học tự nhiên, <br />
môn lịch sử ít được quan tâm.<br />
Nhưng không vì lẽ đó mà chúng ta xem nhẹ bộ môn lịch sử, vì từ lâu bộ <br />
môn lịch sử có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Bản thân môn lịch sử rất <br />
hấp dẫn đối với học sinh. Hiện nay nhiều nước trên thế giới lấy môn lịch sử <br />
làm môn học hàng đầu trong chương trình giáo dục cùng với một số môn khác <br />
như Toán, Văn, Đia lý …bởi vì con người tương lai cần phải nắm vững kiến <br />
thức lịch sử dân tộc và thế giới để sống một cách có ý thức trên hành tinh. Có <br />
nghĩa là họ hiểu rằng sống và lao động để làm gì? Để chống lại mọi sự bất <br />
bình đẳng và đánh giá đúng từng giai đoạn phát triển của lịch sử nhân loại.<br />
Vì lẽ đó, ở Việt Nam, tại Đại hội khoa học lịch sử lần thứ III. Tổng bí <br />
thư Đỗ Mười đã phát biểu: “ Cùng với quá trình quôc tế hoá ngày càng mở <br />
rộng. Thì trở về nguồn là xu thế chung của các dân tộc trên thế giới, với <br />
chúng ta đó là sự tìm tòi phát hiện ngày càng sâu sắc hơn những đặc điểm xã <br />
hội Việt Nam, những phẩm chất cao quý, những giá trị truyền thống và <br />
những bài học lịch sử giúp chúng ta lựa chọn và tiến hành bước đi thích hợp <br />
hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn <br />
minh”. <br />
Vì thế, đối với chúng ta cần nhận thức một cách đúng đắn sâu sắc ý <br />
nghĩa bộ môn lịch sử trong chương trình giáo dục hiện nay ở trường phổ thông, <br />
phấn đấu làm tốt nhiệm vụ giáo dục của mình và kiên quyết đấu tranh chống <br />
những quan niệm sai lệch về bộ môn lịch sử.<br />
Từ năm 1986 cùng với trào lưu đổi mới chung, giáo dục cũng có nhiều <br />
đổi mới. Đặc biệt tại Nghị quyết TƯ lần thứ IV, khoá VII vào tháng 1 năm 1993 <br />
cho rằng tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ : “ Phải xác <br />
định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình kế hoạch nội dung và phương pháp <br />
giáo dục đào tạo”<br />
<br />
………………………………………………………………………..<br />
Trương Thị Lan Anh THCS Buôn Trấp 5<br />
Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS<br />
<br />
Khái niệm phổ biến hiện nay là: “ lấy học sinh làm trung tâm” là chủ <br />
trương lớn của bộ giáo dục và đào tạo đòi hỏi thực hiện nhiều khâu trong suốt <br />
quá trình đào tạo. Đây là quan niệm dạy học của nhà trường hiện đại, đòi hỏi <br />
phải quán triệt tất cả các yếu tố tạo nên phương pháp dạy học, đây là quá trình <br />
chuyển biến dần dần cách suy nghĩ, việc làm của phong cách thầy và trò.<br />
Điểm cốt lõi là thay đổi mối tương tác giữa thầy và trò tạo cho học sinh <br />
hứng thú, tạo thói quen, năng lực tự hình thành kiến thức kỹ năng. Đây thực chất <br />
là phát triển tối ưu hoạt động nhận thức độc lập của học sinh là yếu tố quan <br />
trọng nhất để tạo biểu tượng hình thành khái niệm gắn tri thức với cuộc sống. <br />
Tư tưởng tôn trọng tất cả những gì về học sinh. Tư tưởng đề cao tính tích cực, <br />
tự lực của học sinh. Vì thế mà nhà giáo dục Mỹ J.Dewey cho rằng : “ Học sinh <br />
là mặt trời, xung quanh nó quy tụ mọi phương tiện giáo dục”<br />
Đối với bộ môn lịch sử, với phương châm này tạo cho học sinh tiếp cận <br />
với sự kiện, biểu tượng lịch sử và thông qua bài giảng của thầy cùng với các tư <br />
liệu học tập như: sách giáo khoa, tài liệu tham khảo và các nguồn thông tin khác <br />
việc tiếp cận này sẽ dẫn đến sự hình thành tri giác, biểu tượng lịch sử và dẫn <br />
đến nhận thức cảm tính.<br />
Bên cạnh tạo cho học sinh chủ động nắm bắt sự kiện lịch sử từ sách báo, <br />
tư liệu, các phương tiện thông tin đại chúng … Giáo viên có thể lôi cuốn học <br />
sinh, gây hứng thú cho học sinh trong tiết học, như ứng dụng công nghệ thông <br />
tin vào việc giảng dạy. Với giáo án điện tử giáo viên thể hiện toàn bộ nội dung <br />
như những trận đánh sinh động hoặc nhân vật lịch sử, các khái niệm … đây là <br />
cách tiếp cận nhanh nhất để hình thành kiến thức, kỹ năng cho học sinh và khắc <br />
sâu vào tâm trí học sinh lâu nhất. Bên cạnh đó việc lồng ghép kiến thức văn học <br />
trong dạy học lịch sử cũng góp phần quan trọng nhằm phát huy tích tích cực chủ <br />
động nắm bắt tri thức lịch sử như địa danh, tinh thần ý thức độc lập dân tộc, tinh <br />
thần lao động, chiến đấu bất khuất của cha ông, góp phần bồi dưỡng học sinh <br />
lòng tự hào về dân tộc. Đây là cơ sở để học sinh vận dụng vào thực tiễn.<br />
Nhưng lịch sử lại là một chuỗi các sự kiện rất khó nhớ mà học sinh hiện <br />
nay lại thích học các môn tự nhiên để ra trường có nhiều cơ hội việc làm thì <br />
những bộ môn xã hội này rất ít được các em quan tâm. Nếu như giáo viên mà <br />
không tích cực đổi mới phương pháp thì chắc chắn các em sẽ chán học, giờ dạy <br />
sẽ nhàm chán, hiệu quả sẽ không cao. Vậy làm sao để học sinh không nhàm <br />
chán, bớt căng thẳng mà lại hứng thú trong học tập? Ngoài việc tăng cường ứng <br />
dụng công nghệ thông tin, sử dụng đồ dùng dạy học mới, hiện đại, tranh ảnh <br />
phong phú ra thì việc lồng ghép thơ văn vào dạy học sử là không thể thiếu. Chỉ <br />
<br />
<br />
………………………………………………………………………..<br />
Trương Thị Lan Anh THCS Buôn Trấp 6<br />
Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS<br />
<br />
có thơ, văn mới đem lại được sự nhẹ nhàng, bớt khô cứng trong việc dạy học <br />
lịch sử.<br />
Trong những năm gần đây, do yêu cầu của xã hội, nhiều nội dung mới đã <br />
được tích hợp vào môn học. Trong quá trình dạy học lịch sử nếu giáo viên biết <br />
lồng ghép kiến thức văn học một cách hợp lý sẽ làm cho bài giảng thêm sinh <br />
động, có tính hấp dẫn với học sinh. Qua kết quả thực nghiệm của bản thân, tôi <br />
thấy việc lồng ghép kiến thức văn học trong dạy học lịch sử theo phương pháp <br />
tích hợp đã kích thích hứng thú học tập của học sinh giúp các em lĩnh hội bài tốt <br />
nhằm nâng cao hiệu quả của bài học. Việc vận dụng phương pháp trên kết hợp <br />
với các phương pháp dạy học tích cực khác sẽ là lời giải đáp cho bài toán học <br />
sinh quay lưng lại với lịch sử, truyền cho các em lòng yêu nước, tự hào với <br />
truyền thống dân tộc, từ đó các em sẽ có ý thức trong việc xây dựng và bảo vệ <br />
Tổ quốc..<br />
2. Thực trạng<br />
2.1.Thuận lợi, khó khăn<br />
Môn lịch sử ở trường phổ thông cung cấp cho học sinh một số hiểu biết <br />
cơ bản cần thiết về sự phát triển của xã hội loài người, lịch sử của dân tộc Việt <br />
Nam phù hợp với tâm lí và trình độ nhận thức của các em.<br />
Với một dung lượng kiến thức hợp lý, cách trình bày dễ hiểu, chính xác <br />
trên cơ sở các sự kiện khoa học, môn lịch sử đã góp phần hình thành cho các em <br />
lòng yêu thương, kính trọng nhân dân, kính yêu Bác Hồ và các anh hùng dân tộc; <br />
tin tưởng vào sự phát triển của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản <br />
Việt Nam; xác định trách nhiệm của mình đối với đất nước. Qúy trọng những <br />
giá trị lịch sử lưu truyền suốt 4 nghìn năm của dân tộc. Những tri thức thu nhận <br />
được từ môn lịch sử gắn chặt với kí ức, tâm trí học sinh <br />
Thế nhưng thực trạng giảng dạy môn lịch sử ở trường THCS chưa được <br />
quan tâm; chất lượng, hiệu quả còn hạn chế. Điều này do nhiều nguyên nhân đó <br />
là: Quan niệm chưa đúng về vai trò, ý nghĩa của môn lịch sử; các phương tiện <br />
dạy học lịch sử còn thiếu thốn, nghèo nàn. Một trong những nguyên nhân chủ <br />
yếu làm giảm sút chất lượng giảng dạy môn lịch sử ở trường THCS là do <br />
phương pháp dạy học chưa được chú trọng đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu <br />
thay đổi về nội dung, cấu trúc chương trình.<br />
Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên đứng lớp ở cấp THCS vẫn còn hạn chế. <br />
Những lý do trên phần nào lý giải vì sao giờ lên lớp môn lịch sử của giáo viên <br />
đơn điệu, thiếu hấp dẫn. Nhiều người cho rằng, do thời gian, điều kiện và cũng <br />
<br />
<br />
………………………………………………………………………..<br />
Trương Thị Lan Anh THCS Buôn Trấp 7<br />
Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS<br />
<br />
là yêu cầu của nội dung bài giảng nên họ chỉ có thể truyền đạt lại cho học sinh <br />
những nội dung cơ bản của sách là đủ. <br />
Bên cạnh đó một bộ phận giáo viên có tư tưởng cho rằng lịch sử là môn <br />
học “phụ”, không thích dạy nên không có sự đầu tư, chuẩn bị bài dạy sơ sài. Và <br />
ít sử dụng đồ dùng trực quan để phát huy tính tích cực của học sinh vì thế giờ <br />
học lịch sử diễn ra rất nặng nề, thụ động. Tình trạng học sinh không nhớ sự <br />
kiện, nhầm lẫn kiến thức, không hiểu lịch sử là hiện tượng phổ biến .<br />
Hiện nay giáo viên rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp, lồng <br />
ghép kiến thức của nhiều môn học vào giảng dạy để nâng cao hơn nữa hiệu quả <br />
giáo dục. Giáo viên đã nêu ra những thuận lợi cũng như khó khăn khi vận dụng <br />
phương pháp dạy học này. Số học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức văn học <br />
để phục cho giờ học lịch sử ngày càng nhiều. Tuy nhiên, việc vân dụng phương <br />
pháp dạy học này cũng gặp phải những khó khăn nhất định như điều kiện dạy <br />
học còn nhiều hạn chế, thiếu thốn, do lượng kiến thức nhiều song thời gian h ọc <br />
cho mỗi tiết học thì ít; đời sống của giáo viên còn thấp. Học sinh ít hứng thú với <br />
các môn xã hội.<br />
2.2. Thành công, hạn chế<br />
Việc lồng ghép kiến thức văn học trong tiết dạy lịch sử không phải là mới <br />
đối với một giáo viên giảng dạy lịch sử nhưng để nâng nó lên thành một kỹ năng <br />
và gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập là một vấn đề không hề <br />
đơn giản. Để góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và học môn lịch sử trong <br />
nhà trường phổ thông, bản thân xin nêu một vài kinh nghiệm trong việc l ồng <br />
ghép kiến thức văn học trong quá trình giảng dạy để việc dạy của người thầy và <br />
việc học của trò được hứng thú, học sinh tiếp thu bài tốt hơn.<br />
2.3. Mặt mạnh, mặt yếu: <br />
Khi thực hiện dạy học lồng ghép kiến thức văn học làm cho quá trình học <br />
tập có ý nghĩa; xác đinh rõ mục tiêu, phân biệt cái cốt yếu và cái ít quan trọng <br />
hơn; lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học; tránh những kiến thức, kỹ năng <br />
trùng lặp; các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh; giúp giáo <br />
viên có điều kiện phát triển kỹ năng chuyên môn. Qua giảng dạy môn lịch sử <br />
nhiều năm ở trường THCS Buôn Trấp, tôi đã rút ra được một kinh nghiệm: Đó là <br />
khi sử dụng thơ, văn vào bài giảng lịch sử sẽ gây hứng thú cho học sinh trong <br />
việc tiếp thu bài. Khi tôi đọc thơ minh hoạ, cả lớp chăm chú lắng nghe và tỏ ra <br />
rất thích thú. Những tiết học như vậy lớp học trở nên hấp dẫn hơn, các em có <br />
ấn tượng lâu hơn, nắm bài tốt hơn so với những tiết học không sử dụng thơ, văn <br />
trong bài giảng. Qua thể nghiệm bằng hai cách dạy của bản thân, tôi thấy những <br />
<br />
………………………………………………………………………..<br />
Trương Thị Lan Anh THCS Buôn Trấp 8<br />
Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS<br />
<br />
tiết dạy có sử thơ, văn, học sinh tập trung chú ý hơn, tâm lí thoải mái hơn, không <br />
khí lớp học cũng nhẹ nhàng hơn và mức độ hiểu cũng như tiếp thu bài tốt hơn.<br />
Tuy nhiên khi lồng ghép kiến thức văn học cũng gặp phải không ít khó <br />
khăn như: Giáo viên phải mất nhiều thời gian để sưu tầm thơ để lồng ghép vào <br />
các đơn vị kiến thức phù hợp. Nhiều học sinh cũng không thích học môn Ngữ <br />
Văn nên khi thầy cô yêu cầu các em về nhà sưu tầm những câu thơ, những tác <br />
phẩm văn có liên quan đến nội dung bài học cũng là một vấn đề đáng lo ngại <br />
hiện nay….<br />
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động <br />
Môn lịch sử là môn học có nội dung kiến thức khá trừu tượng và khô khan, <br />
có quá nhiều sự kiện và niên đại phải ghi nhớ, khó nhớ, kênh thông tin và hình <br />
ảnh trong sách giáo khoa ít, hình ảnh không sắc nét bằng các môn học khác. Khi <br />
giảng dạy lịch sử giáo viên rơi vào lối dạy học truyền thống, chủ yếu là thuyết <br />
trình và giảng giải<br />
Một nguyên nhân khác là do quan niệm sai lầm của một bộ phận trong xã <br />
hội chưa nhìn nhận đúng vai trò vị trí của khoa học lịch sử đối với sự phát triển <br />
của xã hội nói chung và đối với sự hình thành nhân cách của con người mới nói <br />
riêng.<br />
Bên cạnh đó còn nhiều người làm công tác giáo dục vẫn còn tư tưởng <br />
phân biệt giữa môn chính, môn phụ nên gây ra tâm lí tự ti cho cả người học lẫn <br />
người dạy. Nhiều giáo viên chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, <br />
thiếu đầu tư công sức, thời gian cho việc tìm hiểu tư liệu, cập nhật thông tin, <br />
không trú trọng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, ham mê tìm tòi vận <br />
dụng của học sinh, soạn giảng qua loa đại khái để rồi lên lớp “ Thầy đọc giáo <br />
án – trò chán không học!”<br />
Trong thực tế không ít giáo viên đang còn quá rập khuôn trong bài giảng <br />
nên dẫn đến sự khô khan và thiếu sinh động. Mặc khác, việc tích cực chủ động <br />
và tìm tòi tài liệu ở học sinh còn hạn chế.<br />
Như vậy, về chủ quan mà nói trong thực tiễn giảng dạy, sự đầu tư tìm tòi <br />
các nguồn tài liệu để phục vụ cho bài giảng của người giáo viên còn hạn chế và <br />
thường cho rằng trách nhiệm môn nào thì đào sâu môn đó với nguyên tắc chủ <br />
quan.<br />
Tuy nhiên, những năm gần đây quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo <br />
dục, thực hiện nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 2 khoá IX, lối dạy truyền <br />
thụ một chiều đang được khắc phục, việc rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của <br />
<br />
………………………………………………………………………..<br />
Trương Thị Lan Anh THCS Buôn Trấp 9<br />
Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS<br />
<br />
học sinh đã và đang được quan tâm. Bộ môn lịch sử đã và đang được các cấp <br />
lãnh đạo, Ban giám hiệu nhà trường, xã hội quan tâm nhìn nhận tích cực hơn.<br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra.<br />
Là một giáo viên dạy lịch sử, tôi luôn muốn tất cả mọi người trong xã hội, <br />
đặc biệt là học sinh, phụ huynh học sinh, các nhà quản lý giáo dục có cách nhìn <br />
nhận đúng đắn giá trị của môn học lịch sử trong trường phổ thông để những giáo <br />
viên lịch sử chúng tôi không bị coi là “những thầy, cô phụ của những môn học <br />
“phụ” có như vậy chúng tôi mới dồn hết tâm huyết cho môn lịch sử nói riêng và <br />
sự nghiệp trồng người nói chung. Góp phần đào tạo ra một lớp người “vừa hồng <br />
vừa chuyên” và đáp ứng mong muốn của chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời là <br />
làm sao cho “ Dân ta phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.<br />
Trong trường phổ thông hiện nay, hầu hết các thầy cô giáo đều được đào <br />
tạo trình độ cao đẳng và có nhiều thầy cô có trình độ đại học nhưng qua dự giờ <br />
của các giáo viên trên địa bàn toàn huyện trong các hội thi giáo viên giỏi, thanh <br />
tra hoạt động sư phạm của giáo viên tôi thấy rằng có không ít giáo viên chưa <br />
thực sự quan tâm nhiều đến phương pháp “lấy người học làm trung tâm” nên <br />
trong các giờ học, học sinh còn tiếp thu bài học một cách thu động, không hăng <br />
say tìm tòi, tự nghiên cứu. Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên không chịu <br />
hoặc chưa biết cách lồng ghép kiến thức văn học để tăng tính hấp, sinh động <br />
cho môn học, như vậy thì thử hỏi chất lượng của môn học này sẽ ra sao? Học <br />
sinh làm sao có thể yêu thích và hứng thú với một môn học vốn đã bị coi là khô <br />
khan, khó nhớ chứa đựng quá nhiều sự kiện, niên đại?<br />
Trong những năm gần đây, do sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đối với <br />
công tác giáo dục nên trường lớp ngày càng khang trang, trang thiết bị dạy học <br />
ngày càng phong phú, đa dạng hơn về loại hình đã tạo điều kiện thuận lợi cho <br />
giáo viên khi lên lớp nhưng ở không ít trường đồ dùng dạy học, tài liệu tham <br />
khảo trong thư viện nhà trường vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của <br />
người dạy và người học. <br />
Qua kinh nghiệm mà bản thân đã rút ra được trong quá trình giảng dạy và <br />
qua các giờ dạy của đồng nghiệp, thông điệp mà tôi muốn gửi tới tất cả mọi <br />
người đặc biệt là những người đang làm công tác giáo dục hãy quan tâm nhiều <br />
hơn nữa đến lịch sử của nhân loại, của dân tộc, của quê hương bằng cách tin <br />
tưởng vào chúng tôi những người đang ngày đêm âm thầm đem đến cho các thế <br />
hệ học trò những nguồn tri thức bổ ích từ “quá khứ” để sống tốt hơn ở hiện tại <br />
và vươn tới những tầm cao mới trong tương lai.<br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
<br />
………………………………………………………………………..<br />
Trương Thị Lan Anh THCS Buôn Trấp 10<br />
Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS<br />
<br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
Trước hết, giáo viên phải xác định vị trí, ý nghĩa của việc lồng ghép kiến <br />
thức văn học trong dạy học lịch sử. Bởi vì việc lồng ghép kiến thức văn học <br />
trong giờ học lịch sử nhằm tạo hứng thú cho học sinh, góp phần quan trọng tạo <br />
biểu tượng cho học sinh, là chỗ dựa để học sinh hiểu biết sâu sắc, nhớ lâu nội <br />
dung bài học.<br />
Giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn, phát huy tính tích cực, độc lập của <br />
học sinh trong quá trình tìm hiểu nội dung lịch sử được phản ánh qua kiến thức <br />
văn học. Sau khi kết thúc một bài học ở trên lớp, giáo viên hướng dẫn học sinh <br />
về nhà ( tuỳ vào từng bài) tự tìm hiểu các đơn vị kiến thức văn học có liên quan <br />
đến bài học lịch sử trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đến khi lên lớp <br />
học bài mới, học sinh sẽ có dịp thảo luận (dưới sự hướng dẫn của giáo viên) <br />
những gì các em đã chuẩn bị, tạo nên một không khí học tập sôi nổi, tạo tâm lí <br />
tốt cho học sinh khi học tập, phát huy được tính tích cực, độc lập của học sinh <br />
và còn đảm bảo nguyên tắc "thầy thiết kế trò thi công” <br />
Đối với công việc dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng. Việc <br />
chuẩn bị của giáo viên là vô cùng cần thiết. Ngoài việc xác định mục đích, yêu <br />
cầu, đồ dùng dạy học liên quan đến bài dạy. Giáo viên còn dự kiến cho bài dạy, <br />
dạy mục nào, chuẩn bị đồ dùng dạy học gì, kiến thức cho mục đó ra sao…<br />
Đối với những bài dạy có liên quan đến việc lồng ghép kiến thức văn học <br />
thì giáo viên phải xác định nội dung cho phù hợp với bài dạy, thời điểm thực <br />
hiện lồng ghép, cách lồng ghép như thế nào cho phù hợp với bài dạy có thể dùng <br />
hình ảnh tư liệu minh họa cho nội dung kiến thức lồng ghép. <br />
Để nâng cao chất lượng môn lịch sử mỗi giáo viên cần phải trau dồi kiến <br />
thức, tích cực sưu tầm sách báo, đọc các loại tài liệu văn học, tìm hiểu các môn <br />
học khác để thực hiện việc lồng ghép kiến thức văn học đạt hiệu quả tối ưu <br />
nhất nhằm lôi cuốn học sinh và thực sự hỗ trợ cho tiết dạy đạt kết quả cao <br />
nhất. <br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Môn lịch sử với chức năng là cung cấp những kiến thức cơ bản về lịch sử <br />
phát triển của xã hội loài người, việc nắm vững các sự kiện lịch sử liên quan <br />
chặt chẽ với hiểu biết trí thức của nhiều môn khoa học xã hội và nhân văn, khoa <br />
học tự nhiên…. là yêu cầu vô cùng quan trọng.<br />
Việc lồng ghép kiến thức văn học trong dạy học lịch sử thực hiện tính kế <br />
thừa trong nhận thức, quá trình lịch sử dân tộc và thế giới từ cổ đại đến hiện <br />
đại, giúp cho học sinh hiểu rõ sự phát triển của xã hội một cách liên tục thống <br />
………………………………………………………………………..<br />
Trương Thị Lan Anh THCS Buôn Trấp 11<br />
Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS<br />
<br />
nhất, nhận thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, tính <br />
toàn diện của lịch sử. Lồng ghép kiến thức văn học trong dạy học lịch sử đòi hỏi <br />
giáo viên bộ môn lịch sử phải có kiến thức vững về bộ môn, nắm nội dung kiến <br />
thức văn học ở trường phổ thông có liên quan tới bài học. <br />
Đòi hỏi học sinh phải có vai trò tích cực chủ động huy động những kiến <br />
thức đã học liên quan đến bài học để hiểu sâu sắc, toàn diện sự kiện lịch sử <br />
đồng thời ôn tập củng cố tổng hợp các kiến thức ở mức độ cao hơn rèn luyện <br />
các kỹ năng thực hành vận dụng trong học tập.<br />
Nhận thức sâu sắc ý nghĩa tác dụng của viêc lồng ghép kiến thức văn học <br />
trong dạy học lịch sử tôi đã cố gắng tìm tòi, vận dụng, tổ chức hướng dẫn học <br />
sinh tích cực chủ động trong học tập. Huy động những kiến thức đã học để hiểu <br />
sâu hơn, toàn diện hơn một sự kiện.<br />
Trong giảng dạy bộ môn lịch sử, người giáo viên đóng vai trò quan trọng <br />
trong việc làm sống lại các sự kiện lịch sử. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào những <br />
kiến thức trong SGK thì khó có thể tạo dựng lại không khí lịch sử cần thiết. Để <br />
thu hút các em đi sâu tìm hiểu khám phá quá khứ của dân tộc tạo nên những cảm <br />
xúc thực sự trước những sự kiện thì việc vận dụng kiến thức văn học vào giảng <br />
dạy lịch sử là điều cần thiết góp phần làm cho bài giảng trở nên sinh động và <br />
hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của các em..<br />
Ví dụ khi dạy bài 17 ( Lịch sử 6) “ Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm <br />
40” giáo viên yêu cầu học sinh đọc 4 câu thơ: <br />
“ Một xin rửa sạch nước thù<br />
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng<br />
Ba kẻo oan ức lòng chồng<br />
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”<br />
( Thiên nam ngữ lục)<br />
Sau đó giáo viên dùng 4 câu thơ trên để khai thác mục tiêu của cuộc khởi <br />
nghĩa hay nói cách khác là để làm nổi bật nguyên nhân dẫn đến cuộc khỏi nghĩa <br />
bùng nổ là do chính sách cai trị hà khắc, tàn bạo của nhà Hán, đồng thời cuộc <br />
khởi nghĩa nổ ra còn để trả thù cho Thi Sách chồng của Trưng Trắc nhưng mục <br />
tiêu cuối cùng là để giành lại nền độc lập cho đất nước.<br />
Hay sau khi dạy xong bài 20( lịch sử 6) “ Từ sau Trưng Vương đến <br />
trước Lý Nam đế” giáo viên cũng có thể gọi học sinh đọc đoạn ca dao trong <br />
sách giáo khoa:<br />
<br />
………………………………………………………………………..<br />
Trương Thị Lan Anh THCS Buôn Trấp 12<br />
Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS<br />
<br />
“ Ru con con ngủ cho lành<br />
Để mẹ gành nước rửa bành con voi<br />
Muốn coi lên núi mà coi<br />
Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng<br />
Túi gấm cho lẫn túi hồng<br />
Têm trầu cánh kiến cho chồng ra quân”<br />
( Ca dao)<br />
Sau khi học sinh đọc xong giáo viên có thể hỏi theo em đoạn ca dao trên <br />
muốn nói lên điều gì? Học sinh sẽ trả lời theo khả năng của mình. Cuối cùng <br />
giáo viên sẽ chốt lại để giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh <br />
bất khuất của cha ông để giành độc lập nhất là ý chí sắt đá của những người <br />
phụ nữ chân yếu tay mềm. Qua đó còn giáo dục thêm cho các em lòng biết ơn <br />
đối với các anh hùng dân tộc đã hy sinh cho độc lập tự do của đất nước.<br />
Trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta đã có 2 áng văn thơ <br />
bất hủ được là những bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc nên trong quá trình <br />
dạy lịch sử tôi tin chắc rằng mỗi người sẽ có một cách để khai thác và vận dụng <br />
vào bài dạy của mình. Ví dụ khi dạy bài 11(lịch sử 7) “ Cuộc kháng chiến <br />
chống quân xâm lược Tống 1075 1077” giáo viên cũng có thể yêu cầu học <br />
sinh trả lời câu hỏi, Em hãy cho biết trong cuộc kháng chiến chống quân xâm <br />
lược Tống trên sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt đã sử dụng loại vũ khí độc <br />
đáo nào để đánh giặc? Câu hỏi này yêu cầu học sinh phải tư duy suy nghĩ để trả <br />
lời và chắc chắn các em sẽ trả lời được đó là cách đánh giặc bằng thơ ( đánh <br />
vào tinh thần của kẻ thù). Đến đây giáo viên trích dẫn bài thơ Nam quốc sơn hà.<br />
“ Sông núi nước Nam vua Nam ở<br />
Rành rành định phận ở sách trời<br />
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm<br />
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”<br />
Ông cha ta ngày xưa có cách đánh giặc thật độc đáo và sáng tạo khiến cho <br />
quân thù phải khiếp sợ chúng phải thốt lên “ai bàn đánh sẽ bị chém” đó là lệnh <br />
của Quách Quỳ đưa ra sau khi liên tiếp thất bại cộng với việc đêm đêm chúng <br />
lại nghe thấy những câu thơ trên vọng ra từ đền của Trương Hống, Trương Hát <br />
giống như lời của thần linh khiến cho tinh thần quân sĩ của chúng vô cùng khiếp <br />
đảm.<br />
<br />
<br />
………………………………………………………………………..<br />
Trương Thị Lan Anh THCS Buôn Trấp 13<br />
Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS<br />
<br />
Đứng trước cuộc sống đói khổ của nhân dân ta cuối thời Trần Nguyễn Phi <br />
Khanh đã viết: “ Ruộng lúa ngàn dặm đỏ như cháy<br />
Đồng quê than vãn trong vào đâu?<br />
Lưới chài quan lại còn vơ vét<br />
Máu thịt nhân dân cạn nửa rồi...”<br />
Qua những câu thơ trên sẽ cho học sinh thấy được việc chiếm đoạt ruộng <br />
đất công làng xã của các vương hầu, quý tôc, địa chủ nhà Trần đã làm con dân <br />
trăm họ phải sống trong cảnh lầm than đói khổ. Những câu thơ trên giáo viên có <br />
thể lòng ghép khi dạy bài 16( lịch sử 7) Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỷ <br />
XIV.<br />
Trong bài 19 (lịch sử 7) Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ( 14181427) khi dạy <br />
những tới chiến công oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn giáo viên sẽ linh hoạt <br />
lồng ghép những câu thơ trong “ Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi để các em <br />
hiểu rõ và sâu sắc.<br />
“ Ninh kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm<br />
Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm...<br />
Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế<br />
Ngày hai mươi, trận Mã Yên Liễu Thăng cụt đầu...<br />
Đánh một trận sạch không kình ngạc<br />
Đánh hai trận tan tác chim muông...<br />
Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường<br />
Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước...”<br />
Trong khi tìm hiểu bài chúng ta không chỉ lồng ghép những câu thơ ca ngợi <br />
chiến thắng vang dội của nghĩa quân mà chúng ta nên lồng ghép những câu thơ <br />
ca ngợi niềm tự hào của dân tộc : “ Từ Triệu, Đinh, Lê, Lý Trần, Hồ<br />
Bao đời dựng nền độc lập<br />
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên<br />
Mỗi bên hùng cứ một phương<br />
Tuy mạnh yếu mỗi lúc khác nhau<br />
Song hào kiệt đời nào cũng có”<br />
Sau khi đã lồng ghép những câu thơ, khổ thơ vào các đơn vị kiến thức phù <br />
hợp trong mỗi tiết dạy giáo viên sẽ kết luận lại để học sinh biết được Bình Ngô <br />
………………………………………………………………………..<br />
Trương Thị Lan Anh THCS Buôn Trấp 14<br />
Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS<br />
<br />
Đại Cáo của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân <br />
tộc.<br />
Khi dạy bài “ Cuộc kháng chiến từ 1858 – 1873” ( Lịch sử 8) mô tả về <br />
hoàn cảnh nước ta khi thực dân Pháp xâm lược, lên án trách nhiệm của nhà <br />
Nguyễn và nêu cao tinh thần chiến đấu của nhân dân Nam Kỳ. Chúng ta trích <br />
dẫn thơ của Nguyễn Đình Chiểu bài “ Chạy tây” và bài “Văn Tế Nghĩa Sỹ Cần <br />
Giuộc”. Khi khẳng định sức mạnh của nghĩa quân họ vốn là những người dân <br />
hiền lành chất phác đúng như nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu viết:<br />
“ Nhớ linh xưa<br />
Côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó<br />
Chưa quên cung ngựa đâu tới trường nhung<br />
Chỉ biết ruộng trâu ở theo làng họ<br />
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy tay vốn làm quen<br />
Tập khiên tập súng tập mác tập cờ mắt chưa từng ngó”<br />
Nhưng khi Tổ Quốc lâm nguy họ sẵn sàng hành động với khí thế dũng <br />
cảm phi thường:<br />
“ Ngoài cật có một manh áo vải<br />
Nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi, <br />
Trong tay cầm một ngọn tầm vông <br />
Nài chi sắm dao tu nón gõ<br />
Hoả mai đánh bằng rơm con cúi <br />
Cũng đốt xong nhà dạy đạo kia<br />
Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay<br />
Nhưng chém rớt đầu quan hai nọ…”<br />
Cũng trong bài “ Cuộc kháng chiến từ 1858 – 1873” ( Lịch sử 8) giáo <br />
viên còn có thể lồng ghép văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu để cho các em thấy <br />
được ngoài cuộc đấu tranh chống Pháp bằng vũ trang của nhân dân ta thì các văn <br />
thân, sĩ phu còn dùng văn thơ để làm vũ khí chống Pháp với những lời thơ chứa <br />
chan tinh thần yêu nước nước:<br />
“ Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm<br />
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”<br />
Hay những câu thơ để tố cáo tội ác của bọn việt gian bán nước hại dân<br />
………………………………………………………………………..<br />
Trương Thị Lan Anh THCS Buôn Trấp 15<br />
Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS<br />
<br />
“ Dù đui mà giữ đạo nhà<br />
Còn hơn có mắt ông cha không thờ<br />
Dù đui mà khỏi danh nhơ<br />
Còn hơn có mắt ăn dơ tanh rình<br />
Dù đui mà đặng trọn mình<br />
Còn hơn có mắt đổi hình tóc râu”<br />
Khi dạy bài 14 “Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất” giáo <br />
viên cũng có thể lồng ghép bài “Ba mươi năm đời ta có Đảng” của nhà thơ Tố <br />
Hữu để học sinh hiểu rõ nỗi thống khổ của nhân dân ta do chính sách bóc lột của <br />
thực dân Pháp ở các đồn điền, hầm mỏ. Từ đó giáo viên yêu cầu học sinh nêu <br />
suy nghĩ của bản thân mình về thân phận người nông dân Việt Nam trong thời kì <br />
này.<br />
“Nửa đêm thuế thúc trống dồn<br />
Sân đình máu chảy, đường thôn lính đầy.<br />
Cha trốn ra Hòn Gai cuốc mỏ<br />
Anh chạy vào Đất Đỏ làm phu<br />
Bán thân đổi mấy đồng xu<br />
Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng!”<br />
Giáo viên cũng có thể minh họa cảnh thúc sưu thuế của thực dân Pháp và <br />
tay sai khi dạy bài 14 “Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất” bằng <br />
cách tóm tắt đoạn trích " Tức nước vỡ bờ" Ngô Tất Tố: ” Tiếng trống mõ, tù <br />
và inh ỏi, tiếng thét lác đánh đập, tiếng kêu khóc vang lên như trong một cuộc <br />
săn người. Chị Dậu cố chạy vạy bằng mọi cách nhưng không đủ tiền nộp suất <br />
sưu cho anh Dậu. Đường cùng chị phải đứt ruột, gạt nước mắt bán con cho <br />
Nghị Quế. Một đứa con lên bảy, một ổ chó cộng với mấy hào bán khoai mới đủ <br />
nộp tiền sưu để chồng được tha về...ngờ đâu lại còn suất sưu của em chồng <br />
chết năm ngoái! Thật là đường cùng....anh Dậu vừa hơi tỉnh sau một trận no đòn <br />
và đói lả do nhịn đói hai ngày thì bọn cai Lệ đến đòi tiền sưu. Mặc cho chị Dậu <br />
van xin nhưng bọn chúng không tha, bịch luôn mấy vào ngực chị Dậu rối sấn <br />
đến anh Dậu... ” <br />
Dạy bài 7 “ Các nước MĩLatinh”( Lịch sử 9) sau khi kết thúc mục I giáo <br />
viên dùng đoạn thơ này để chuyển ý sang mục II<br />
Anh viết cho em, tự đảo này<br />
<br />
………………………………………………………………………..<br />
Trương Thị Lan Anh THCS Buôn Trấp 16<br />
Kinh nghiệm lồng ghép văn học trong dạy học Lịch sử ở trường THCS<br />
<br />
Cu ba, hòn đảo Lửa, đảo Say<br />
Ở đây say thật, say trời đất<br />
Sóng biển say cùng rượu, mật say...<br />
Em ạ, Cu ba ngọt lịm đường<br />
Mía xanh đồng bãi biếc đồi nương<br />
Cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại<br />
Ong lạc đường hoa rộn bốn phương...<br />
( Từ Cu ba Tố Hữu)<br />
Đồng thời qua đó giới thiệu về đất nước Cuba nhằm giúp học sinh hình <br />
dung thêm về vẻ đẹp và nguồn tài nguyên phong phú của đất nước Cu ba. Một <br />
đất nước có mối quan hệ gắn bó thủy chung với nước ta.<br />
Khi giới thiệu sự kiện tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo <br />
lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, <br />
trong <br />
bài 16 ( Lịch sử 9) " Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài <br />
trong những năm 1919 1925" giáo viên trích đọc thơ trong bài “ Người đi tìm <br />
hình của nước” của nhà thơ Chế Lan Viên để học sinh hiểu được niềm vui <br />
sướng của Người:<br />
“Luận cương đến và Người đã khóc <br />
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin<br />
Bốn bức tường im <br />
Nghe Bác lật từng trang sách gấp <br />
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin <br />
Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc <br />
Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!” <br />
Hình của Đảng lồng trong hình của nước <br />
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười…”<br />
Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước Hồ Chí Minh đã trở về quê hương <br />
đó là niềm vui mừng khôn xiết đối với đồng bào cả nước. Nhưng không chỉ con <br />
người mới cảm được nhận niềm vui mừng mà cả cảnh vật cũng thế. Vậy để <br />
giúp học sinh dễ nhớ thời gian trở về nước của Bác trong bài 22 ( Lịch sử 9) “ <br />
Cao trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945” giáo <br />
viên sử dụng đoạn thơ: “ …Ôi sáng xuân nay, xuân bốn mốt<br />
<br />
………………………………………………………………………..<br />
Trươ