YOMEDIA
ADSENSE
SKKN: Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ Văn ở THPT
568
lượt xem 56
download
lượt xem 56
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Lồng ghép trò chơi đối với phân môn này là khá phù hợp, đặc biệt là đối với những tiết thực hành, luyện tập. Trò chơi cần gắn với các bài tập, hoặc các hình thức thực hành, luyện tập khác mà giáo viên nghĩ ra. Sau đây mời thầy cô các em học sinh tham khào bài Sáng kiến kinh nghiệm lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ Văn ở THPT để có một buổi học tốt nhất.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ Văn ở THPT
- Đề tài Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ Văn ở THPT
- Trò chơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục: giáo dục bằng trò chơi - một phương pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới vận dụng. Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ văn, kết hợp với những phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay. 1)Mục đích đề tài: Giới thiệu hình thức lồng ghép trò chơi trong tổ chức lớp học ở các giờ học Ngữ Văn THPT nhằm bổ sung và đổi mới những phương pháp dạy học Ngữ văn truyền thống. Qua phân tích ý nghĩa, mối quan hệ của việc học mà chơi, để giới thiệu một cách có hệ thống về các hình thức lồng ghép trò chơi, minh hoạ một số trò chơi và những khả năng lồng ghép trò chơi đối với cả ba phân môn: Đọc văn, Tiếng Việt và Làm văn. Nhằm hướng đến mục đích cuối cùng là cải tiến phương pháp dạy học, tạo thêm hứng thú cho người học, giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức và hình thành kĩ năng, phát triển nhân cách. 2)Mô tả giải pháp: 2.1- Mô tả giải pháp: 2.1.1- Đối với đặc thù bộ môn Ngữ văn, việc phủ nhận những phương pháp dạy học truyền thống, là điều thiếu thoả đáng. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa chúng ta có quyền “khư khư” với những gì đã có. Một khi học sinh đã quá nhàm chán với kiểu học văn thầy giảng, trò nghe, ghi chép thụ động, thỉnh thoảng rụt rè trình bày vài ý kiến theo gợi ý của thầy… nảy sinh thực trạng học đối phó, thụ động, thậm chí chán học bộ môn. 2.1.2- Trò chơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục: giáo dục bằng trò chơi - một phương pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới vận dụng. Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ văn, kết hợp với những phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay. Giải pháp này sẽ làm thay đổi không khí căng thẳng trong các giờ học, tăng thêm hứng thú cho người
- học, học sinh sẽ chú ý hơn, chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất ý kiến của mình, phát huy tư duy sáng tạo,… Hứng thú và chủ động trong học tập là sự khởi đầu tốt cho việc nắm bắt kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách ở học sinh qua bộ môn Văn. 2.1.3- Lồng ghép các đơn vị kiến thức vào các trò chơi trong những giờ học không chỉ làm cho những giờ học trở nên sinh động mà còn giúp học sinh lĩnh hội kiến thức bằng con đường ngắn nhất và tự nhiên nhất. 2.1.4- Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ văn giáo viên vừa tận dụng được “vốn sẵn có” của mình, vừa đòi hỏi người thầy phải không ngừng tìm tòi sáng tạo (để những trò chơi luôn luôn mới, không “đụng hàng” và có ý nghĩa giáo dục). 2.2- Nội dung giải pháp: 2.2.1- Một số hình thức lồng ghép trò chơi trong dạy và học Ngữ văn ở THPT: * Nguyên tắc: Giáo viên cần chú ý đến đặc thù của từng phân môn; lưu ý mối quan hệ giữa trò chơi với hệ thống câu hỏi; vận dụng linh hoạt, hợp lí, đúng mức và đúng lúc để không xáo trộn nhiều không gian lớp học, nhanh chóng ổn định lớp học khi trò chơi kết thúc; trò chơi phải phù hợp với nội dung, mục tiêu cần đạt, không vận dụng cho tất cả các tiết học, đôi khi gây phản cảm, phản tác dụng; trò chơi bao giờ cũng kết thúc bằng thưởng cho người (đội) thắng hoặc xử phạt nhẹ nhàng cho vui (dí dỏm, tế nhị). * Một số hình thức lồng ghép trò chơi: + Xem trò chơi là một hình thức tổ chức cho một đơn vị kiến thức nhỏ trong giờ học để triển khai ở các bước khác nhau của bài giảng (phần tìm hiểu chung, tìm hiểu ngữ liệu, phần đọc - hiểu văn bản, phần luyện tập, củng cố bài…) + Tổ chức tiết học thành một trò chơi lớn đối với một số tiết ôn tập hoặc khái quát.
- * Một số trò chơi có thể vận dụng lồng ghép trong dạy học Ngữ văn: giáo viên có thể tự sáng tạo ra những trò chơi phù hợp với tiết học (trò chơi phát động, trò chơi hoạt động, trò chơi luỵên trí, trò chơi chú ý và quan sát, trò chơi huy động kiến thức, trò chơi vận dụng kiến thức…), tự đặt tên trò chơi (theo nguyên tắc vừa phù hợp, vừa kích thích sự tò mò của các em. Ví dụ: Sắc màu, 123 ta cùng tìm, Họ đang nói gì?, Đi tìm bí mật bức tranh, Hò đối đáp, Ô chữ, Hùng biện, Đoán câu, Bầu trời sao, Hiểu ý đồng đội, Tương đồng, Tương phản, Tiếp sức…) (có giới thiệu cụ thể ở trang 11) 2.2.2- Lồng ghép trò chơi vào các phân môn Ngữ văn: do đặc thù của mỗi phân môn, việc vận dụng lồng ghép trò chơi có những điểm khác nhau: * Đọc – văn: tuỳ thuộc dạng bài (bài khái quát, ôn tập; đọc - hiểu văn bản…), lượng kiến thức, mục tiêu bài học, thời lượng để áp dụng hình thức trò chơi: trò chơi nhỏ dành cho một hoạt động dạy học hay trò chơi lớn cho cả tiết học. Do đặc thù của phân môn với mục đích cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương, đòi hỏi những cảm xúc tinh tế, nên mức độ vận dụng trò chơi chỉ vừa phải. * Tiếng Việt: Lồng ghép trò chơi đối với phân môn này là khá phù hợp, đặc biệt là đối với những tiết thực hành, luyện tập. Trò chơi cần gắn với các bài tập, hoặc các hình thức thực hành, luyện tập khác mà giáo viên nghĩ ra. Vận dụng tốt giải pháp này, giờ học Tiếng Việt sẽ không còn khô cứng, học sinh sẽ cảm thấy thoải mái, hứng thú, kích thích hoạt động tư duy của các em, quan trọng hơn là góp phần phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ ở học sinh. Qua trò chơi, tư duy và khả năng ngôn ngữ của các em sẽ được bộc lộ tự nhiên, giáo viên có thể phát hiện và uốn nắn kịp thời những mặt còn hạn chế. * Làm văn: Chính là phần thực hành của Đọc văn và Tiếng Việt. Có thể vận dụng trò chơi trong một số tiết học và không nên thực hiện hình thức này trong cả tiết, với phân môn này, việc lồng ghép hình thức trò chơi không thể thay thế được các phương pháp cũng như hình thức tổ chức lớp học đặc thù như thực hành, luyện tập,…hoạt động theo
- nhóm hay cá nhân tự luyện tập các kĩ năng…Do đó không nên gượng ép, để cố tình đưa trò chơi vào tất cả các giờ học làm văn. 2.2.3- Ví dụ minh hoạ: Tiết 40- Tiếng Việt- Bài: NGỮ CẢNH. Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập – Phương pháp dạy học: thực hành + hình thức lồng ghép trò chơi. Học sinh thực hành và củng cố bài qua trò chơi “Những người trong tranh nói gì?” GV: hướng dẫn thể lệ: Lớp sẽ được chia làm 4 nhóm, cùng mô tả một bức tranh có những tình huống đòi hỏi phải giao tiếp (mỗi nhân vật chỉ được nói một câu). Các nhóm sẽ làm việc độc lập một cách nhanh nhất và đúng nhất. Nhóm nào thực hiện nhanh nhất và hợp lí nhất, sẽ thắng. HS: nghe phổ biến thể lệ trò chơi. HS: Tham gia trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên: Làm việc theo nhóm với yêu cầu bí mật với các nhóm khác (để không ảnh hưởng đến không gian học tập của các lớp khác) nhưng phải huy động được sức mạnh của tập thể (nhóm chơi); đảm bảo đúng và trong thời gian nhanh nhất. GV: Quan sát học sinh chơi và có những chỉ dẫn kịp thời.
- HS: Nộp lại thảo luận của mình, đã được ghi trên bảng phụ, dán lên bảng của lớp, lần lượt trình bày lí do nhóm mình lựa chọn nội dung giao tiếp ấy. Giáo viên nhận xét và đánh giá công khai, chốt lại một số lưu ý về bài học và khẳng định vai trò của ngữ cảnh đối với quá trình tạo lập và lĩnh hội lời nói. Tuyên bố đội thắng cuộc. HS: Thực hiện yêu cầu của bên thắng. GV: nhắc nhở học sinh làm bài tập ở nhà (Bài tập 2 - 5 /SGK - 106). Kết thúc tiết học 2.3- Khả năng áp dụng: - Giáo viên có thể áp dụng lồng ghép trò chơi trong dạy học Ngữ văn ở THPT đối với cả ba phân môn Đọc văn, Tiếng Việt, Làm văn và đối với bài giảng điện tử hoặc bài giảng thông thường… - Áp dụng giải pháp này sẽ làm thay đổi không khí lớp học, giảm sự đơn điệu, tăng hứng thú học tập cho học sinh (theo kết quả thăm dò 100% học sinh thích thú với hình thức này), nhờ đó việc dạy và học sẽ thêm hiệu quả. 2.4- Hiệu quả kinh tế - xã hội: sau đây là kết quả khảo sát chất lượng học tập của học sinh khi áp dụng giải pháp lồng ghép trò chơi trong dạy học Ngữ văn ở THPT: Hứng Kết quả từ TB trở Hứng Năm thú với lên Số hs khảo sát thúbộ học gpháp Đầu Học Cuối môn năm kì I năm 2006 - 34(CTNâng cao- 34 34 10 19 28 2007 áp dụng)
- 46(CTCơ bản – áp 46 46 12 26 39 2007 - dụng) 2008 47(CTCơ bản – 27 15 22 31 không áp dụng) Kết quả khảo sát cho thấy, hình thức dạy học này đã khắc phục phần nào nhược điểm học tập thụ động ở học sinh, giúp học sinh hứng thú, chủ động, giáo viên cũng có thể phát huy tốt tính sáng tạo trong giảng dạy và đích cuối cùng không chỉ là kết quả học tập của học sinh mà còn góp phần hình thành nhân cách, năng lực của các em sau này. Trương Thị Trúc Phương, GV trường THPT Hùng Vương, Bình Định - 2008
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn