Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Hóa <br />
học 9<br />
IPHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
Nhằm giúp học sinh hiểu biết thêm về sự ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng đến <br />
sức khỏe của con người và các sinh vật trên Trái đất như thế nào?<br />
Tác nhân nào làm thay đổi cấu trúc môi trường và hậu quả của sự thay đổi đó như <br />
thế nào. Thông qua đó trong chương trình giáo dục phổ thông có những bài học <br />
cần lồng ghép tích hợp giáo dục môi trường vào từng nội dung và giáo dục cho các <br />
em ý thức bảo vệ môi trường.<br />
Những kiến thức cơ bản về môi trường dưới đây sẽ cho biết con người đã tác <br />
động trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào môi trường và làm môi trường suy thoái <br />
ảnh hưởng trực tiếp đến con người và các loài sinh vật trên trái đất. Từ đó các em <br />
học sinh có ý thức về môi trường, có ý thức bảo vệ môi trường, tích cực vận động <br />
bạn bè người thân cùng tham gia giữ gìn môi trường trong sạch.<br />
2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI<br />
Các vấn đề ảnh hưởng đến môi trường.<br />
Phương pháp lồng ghép tích hợp nội dung cụ thể từng bài vào những nội dung <br />
từng yếu tố tác động môi trường..<br />
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU<br />
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Hóa học lớp 9 vào một số bài cụ <br />
thể.<br />
Một số vấn đề về ô nhiễm môi trường hiện nay.<br />
4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
HS khối lớp 9 của trường THCS Nguyễn Trãi, huyện Krông Ana, tỉnh Đăklăk<br />
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Trong đề tài có sử dụng các phương pháp như sau:<br />
Phương pháp quan sát trực quan: Giáo viên cho học sinh quan sát những hình <br />
ảnh minh họa trong nội dung tích hợp về môi trường.<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Giáo viên sẽ giao cho học sinh nghiên cứu <br />
trước một số nội dung quan trọng ở nhà.<br />
<br />
Nguời viết: Phạm Thu Hà Trường THCS Nguyễn Trãi 1<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Hóa <br />
học 9<br />
Phương pháp phân tích, tổng hợp ý kiến của học sinh : Trong quá trình giảng <br />
dạy, giáo viên sẽ phân tích, tổng hợp ý kiến của học sinh nêu bật những nội dung <br />
mà học sinh thực hiện đúng, đồng thời góp ý những nội dung mà các em chưa thực <br />
thực hiện tốt.<br />
Phương pháp điều tra: phát phiếu điều tra cho học sinh để đánh giá: Giáo viên <br />
sẽ phát phiếu đánh giá cho học sinh trước và sau khi thực hiện đề tài, so sánh để <br />
thấy được hiệu quả của đề tài.<br />
Phương pháp thống kê: So sánh số liệu trước và sau khi thực hiện đề tài<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguời viết: Phạm Thu Hà Trường THCS Nguyễn Trãi 2<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Hóa <br />
học 9<br />
II NỘI DUNG<br />
1.CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI<br />
1.1 Môi trường là gì?<br />
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con <br />
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người <br />
và sinh vật” Môi trường sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự <br />
nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của côn người như tài nguyên <br />
thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội. Theo nghĩa <br />
hẹp thì môi trường sống của con người chỉ bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố <br />
xã hội trực tiếp liên quan đến chất lượng cuộc sống của con người như diện tích <br />
nhà ở, nước sạch, điều kiện vui chơi, giải trí, chất lượng bữa ăn…<br />
Môi trường nhà trường bao gồm không gian trường, cơ sở vật chất trong <br />
trường như: lớp học, phòng thí nghiệm, sân chơi, thầy cô giáo, học sinh, các tổ chức <br />
xã hội như Đoàn, Đội…<br />
1.2. Sự cần thiết của việc giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy hóa <br />
học ở trường trung học cơ sở Nguyễn Trãi nói riêng và trong các trường <br />
THCS nói chung.<br />
Vì môi trường sống ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của con người, động vật, <br />
thực vật…Chính vì vậy bảo vệ môi trường chính là bảo vệ chính cuộic sống chúng <br />
ta. Khi hiểu được điều đó, các em học sinh sẽ biết phải làm gì để bảo vệ môi <br />
trường.<br />
Hiện nay vấn đề về môi trường đang là một vấn đề cực kỳ nóng bỏng, nó là vấn <br />
đề chung của toàn nhân loại. Biết được sự ô nhiễm môi trường hiện nay như thế <br />
nào, các em sẽ biết gìn giữ để môi trường ngày càng trong sạch hơn.<br />
Giáo dục bảo vệ môi trường sống là vấn đề hết sức cần thiết. Việc tích hợp giáo <br />
dục bảo vệ môi trường trong môn học Hóa học sẽ giúp các em có niềm say mê với <br />
môn học hơn, yêu cuộc sống, yêu môi trường và từ đó giáo dục đạo đức của các <br />
em.<br />
2. Thực trạng<br />
<br />
Nguời viết: Phạm Thu Hà Trường THCS Nguyễn Trãi 3<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Hóa <br />
học 9<br />
Trước khi thực hiện đề tài này vào trong việc giảng dạy ở Nhà trường tôi khảo <br />
sát 100 em học sinh lớp 9 của trường THCS Nguyễn Trãi về các vấn đề:<br />
+ Em đã làm gì nhằm bảo vệ môi trường sống của chúng ta?<br />
+ Em hiểu như thế nào về “Hiệu ứng nhà kính”, mưa axit? Và nhiên liệu ‘sạch’ <br />
hiện nay dùng là gì?<br />
+ Nguyên nhân nào dẫn đến biến đổi khí hậu trên Trái đất?<br />
+ Em thấy việc học tập môn Hóa học có mục đích gì trong cuộc sống của chúng ta?<br />
Tôi sử dụng phiếu trắc nghiệm với những câu hỏi thuộc 3 vấn đề nêu trên và đạt <br />
được kết quả như sau:<br />
PHIẾU TRẮC NGHIỆM<br />
STT Câu hỏi Câu trả lời Số HS Tỷ lệ (%)<br />
chọn<br />
1 Em đã làm gì nhằm bảo A.Không xả rác. 40 40%<br />
vệ môi trường sống của B.Trồng cây xanh. 30 30%<br />
chúng ta? C.Đi xe đạp. 5 5%<br />
D.Tất cả các phương án 25 25%<br />
trên.<br />
<br />
<br />
2 Hiệu ứng nhà kính là hệ A. Sự phá hủy ozon trên 30 30%<br />
quả của? tầng khí quyển.<br />
B. Sự lưu giữ bức xạ hồng 20 20%<br />
ngoại bởi lượng dư khí CO2 <br />
trong khí quyển.<br />
C. Sự chuyển động “Xanh” <br />
20 20%<br />
duy trì trong sự bảo tồn <br />
rừng.<br />
30 30%<br />
D. Sự hiện diện của lưu <br />
huỳnh oxit trong khí quyển.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3 Nhiên liệu nào sau đây A.Than đá 25 25%<br />
Nguời viết: Phạm Thu Hà Trường THCS Nguyễn Trãi 4<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Hóa <br />
học 9<br />
thuộc loại nhiên liệu B. Xăng, dầu 15 15%<br />
sạch đang được nghiên C. Khí Butan (gaz) 10 10%<br />
cứu sử dụng thay thế D. Than gỗ 30 30%<br />
một số nhiên liệu khác <br />
gây ô nhiễm môi trường?<br />
<br />
<br />
4 Nguyên nhân gây mưa A.Do bầu trời. 25 25%<br />
axit là gì? B. Do khói, bụi 25 25%<br />
C. Do thủng tầng ozon 20 20%<br />
D. Do không khí bị ô nhiễm 30 30%<br />
chứa các khí: SO2; NOx<br />
5 Nguyên nhân của biến A.Do sự thay đổi cường độ 40 40%<br />
đổi khí hậu hiện nay là ánh sáng của Mặt Trời.<br />
gì? B.Do nước biển dâng. 10 10%<br />
C.Do hàm lượng khí CO2; 30 30%<br />
CH4; N2O trong không khí <br />
quá nhiều.<br />
D.Cả A và C<br />
20 20%<br />
6 Việc học tốt môn Hóa A.Học để thi 70 70%<br />
học nhằm mục đích gì? B.Nhằm tìm ra giải pháp để 30 30%<br />
bảo vệ môi trường cũng <br />
như không có những tác <br />
động xấu đến môi truờng.<br />
<br />
<br />
2.1 Thuận lợi – khó khăn<br />
* Thuận lợi: Một số học sinh có niềm đam mê, niềm say mê với môn học thì các <br />
em tự tìm tòi những kiến thức tích hợp của môn học giúp cho việc học tập trở nên <br />
hứng thú và không cón khô khan. Ngoài ra còn tăng them niềm say mê của các em <br />
đối với môn học và các em cũng có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh hơn.<br />
*Khó khăn:<br />
<br />
<br />
Nguời viết: Phạm Thu Hà Trường THCS Nguyễn Trãi 5<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Hóa <br />
học 9<br />
Vẫn còn một số em cảm thấy không có hứng thú trong việc tìm tòi, khám phá các <br />
kiến thức lien quan đến môn học. Vì vậy, các em không hiểu rõ bản chất của môn <br />
học, thiếu kiến thức thực tế. Các em chỉ tập trung vào giải các bài toán mà quên đi <br />
ứng dụng của các chất hay những nội dung về Hóa học với môi trường.<br />
2.2 Thành công – Hạn chế<br />
* Thành công: Sau khi áp dụng việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong <br />
môn Hóa học, học sinh cảm thấy yêu thích môn học hơn, thích tìm tòi, khám phá <br />
những vấn đề xung quanh về môi trường có liên quan đến môn Hóa học và trao đổi <br />
lại với chính giáo viên. Các em cũng có ý thức hơn trong việc gìn giữ và bảo vệ môi <br />
trường bằng những việc làm , những hành động cụ thể như: trồng và chăm sóc cây <br />
xanh, không xả rác, tuyên truyền với những người xung quanh.<br />
*Hạn chế: Mặc dù đã cố gắng tìm tòi tuy nhiên vẫn còn thiếu sót một số phần tích <br />
hợp ở những bài học cụ thể.<br />
2.3 Mặt mạnh – Mặt yếu<br />
Đề tài có thể dùng để tham khảo cho giáo viên đang giảng dạy môn Hóa học lớp <br />
9 cũng như những giáo viên ở bộ môn khác như Lịch sử, công nghệ, địa lí…Học <br />
sinh biết được tầm quan trọng của việc học môn Hóa và các em sẽ có ý thức học <br />
tập tốt hơn cũng như có ý thức trong việc bảo vệ môi trường.<br />
Vì sự hiểu biết có hạn nên có thể vẫn còn thiếu sót phần tích hợp ở mỗi bài cụ <br />
thể và phương tiện dạy học đôi lúc chưa đáp ứng được đầy đủ để việc triển khai <br />
đề tài được thánh công nhất.<br />
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br />
Từ thực tế của việc giảng dạy tôi nhận thấy nguyên nhân các em học sinh chưa <br />
hiểu, chưa nắm rõ những yếu tố tác động của con người với môi trường hay ngược <br />
lại là do các em chưa chịu khó tìm tòi khám phá hay do gia đình các em không có <br />
những phương tiện để nhằm phục vụ cho sự tìm hiểu đó. Mặt khác, vì kỹ năng làm <br />
bài tập của các em chưa được tốt nên khi giảng dạy giáo viên thường chú ý đến <br />
việc giải các bài tập mà quên đi việc tích hợp những nội dung về môi trường trong <br />
các bài học cụ thể.<br />
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra<br />
Nguời viết: Phạm Thu Hà Trường THCS Nguyễn Trãi 6<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Hóa <br />
học 9<br />
Từ thực trạng đã nêu, cũng như kèm với việc khảo sát ban đầu về sự hểu biết <br />
của các em về hiệu ứng nhà kính, mưa axit, nhiên liệu sạch hay vai trò cúa Hóa học <br />
trong cuộc sống thì nhận thấy kết quả là: Đa số các em chưa hiểu biết về hiệu ứng <br />
nhà kính, mưa axit, nhiên liệu sạch (60% 70%); các em cũng chưa nhận thấy rõ vai <br />
trò của môn Hóa học với đời sống, với môi trường (70%). Và chủ yếu là do 2 <br />
nguyên nhân:<br />
Nguyên nhân thứ nhất: do các em chưa chịu khó tìm tòi khám phá hay do gia đình <br />
các em không có những phương tiện để nhằm phục vụ cho sự tìm hiểu đó. Với <br />
nguyên nhân này giải pháp khắc phục là khơi gợi sự tò mò ở các em về môi trường <br />
xung quanh ta bằng một số câu hỏi như:Vì sao có một số trường hợp khi đào <br />
giếng sâu lại chết? Làm thế nào để tránh được trường hợp như vậy? hay: <br />
Xung quanh các nhà máy sản xuất gang, thép, phân lân, gạch ngói…cây cối <br />
thường ít xanh tươi, nguồn nước ô nhiễm.Điều đó được giải thích như thế <br />
nào?; hay: Tại sao để cải tạo đất ở một số ruộng chua người ta thường bón <br />
vôi bột… và còn rất nhiều những câu hỏi khác ta có thể đặt ra nhàm kích thích sự tò <br />
mò, ham tìm hiểu của các em từ đó các em biết được khi học tập môn Hóa học thì <br />
nó rất gần gũi với môi trương ta đang sinh sống.<br />
Nguyên nhân thứ hai là do: vì kỹ năng làm bài tập của các em chưa được tốt nên <br />
khi giảng dạy giáo viên thường chú ý đến việc giải các bài tập mà quên đi việc tích <br />
hợp những nội dung về môi trường trong các bài học cụ thể. Ở nguyên nhân này ta <br />
cần khắc phục bằng cách không nên quá “ôm đồm” và chú trọng quá sâu vào việc <br />
giải bài tập của các em. Ta nên định hướng để các em có khả năng tự học và thay <br />
vào đó là khi soạn giáo án ở nhũng bài học có thể tích hợp nộii dung về môi trường <br />
thì ta nên tìm hiểu và tích hợp những nôi dung ấy vào vừa giúp các em có những <br />
kiến thức nhất định về cuộc sống xung quanh vừa tăng them long yêu thích, say mê <br />
với môn học.<br />
3.GIẢI PHÁP BIỆN PHÁP<br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
<br />
<br />
<br />
Nguời viết: Phạm Thu Hà Trường THCS Nguyễn Trãi 7<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Hóa <br />
học 9<br />
Viết lại những kinh nghiệm về tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở những <br />
bài học cụ thể trong quá trình giảng dạy nhằm giúp học sinh có ý thức bảo vệ môi <br />
trường và tăng thêm lòng yêu thích môn học cũng như bộc lộ them khả năng tự tìm <br />
tòi, khám phá về cuộc sống xung quanh ta.<br />
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp trên<br />
Từ thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng đề nâng cao ý thức bảo vệ môi trường với <br />
các em học sinh thì ta cần:<br />
* Thứ nhất : Lồng ghép, đặt câu hỏi và hướng dẫn học sinh đưa ra các biện <br />
pháp về chống ô nhiễm môi trường nhằm kích thích sự tò mò của các em cụ <br />
thể như:<br />
1.Khi dạy bài “Oxit” ta lồng ghép nội dung về: Hiệu ứng nhà kính. Em hiểu gì <br />
về Hiệu ứng nhà kính?<br />
Và giải thích:<br />
Một cách chính xác có thể hiểu như sau: “hiệu ứng nhà kính” là hiện tượng Trái <br />
đất bị nóng dần lên do khí Cacbonic (CO2) trong khí quyển.<br />
Nồng độ khí này tăng cao do sự xả thải của các nhà máy, xí nghiệp, xe cộ…<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Các lò ghạch ở địa bàn xã EaBông huyện Krông Ana<br />
<br />
<br />
Người ta ước tính, nếu khí quyển Trái đất không có cacbonic thì nhiệt độ trung <br />
bình giảm khoảng 21oC so với nhiệt độ hiện tại. Còn ngược lại, nếu hàm lượng <br />
Cacbonic trong khí quyển tăng gấp đôi thì nhiệt độ trái đất tăng khoảng 4oC. Nhiệt <br />
độ trái đất tăng cao dẫn đến tình trạng băng ở hai địa cực tan ra, nước biển dâng <br />
Nguời viết: Phạm Thu Hà Trường THCS Nguyễn Trãi 8<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Hóa <br />
học 9<br />
cao. Trong 30 năm tới nếu không ngăn chặn “hiệu ứng nhà kính” kéo theo một số <br />
làng mạc gần bờ biển sẽ chìm trong nước biển. Để hạn chế hiệu ứng này, cần <br />
thiết là phải giảm hàm lượng cacbonic trong khí quyển. Một số biện pháp có thể <br />
làm là: hạn chế sử dụng nhiên liệu truyền thống, trồng nhiều cây xanh, bảo vệ <br />
rừng và thảm thực vật tự nhiên.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Một số hình ảnh về hậu quả của “Hiệu ứng nhà kính”<br />
<br />
<br />
* Biện pháp khắc phục: Cần hạn chế khí thải công nghiệp và các khí thải sinh <br />
hại vào không khí. Các nhà máy, xí nghiệp cần có biện pháp để xử lí các khí độc <br />
hại trước khi thải vào môi trường.<br />
(Giáo dục môi trường – Nguyễn Kim Hồng)<br />
2. Khi dạy bài “một số axit quan trọng” ta lồng ghép nội dung về: mưa axit. <br />
Em hiểu như thế nào là mưa axit, nguyên nhân dẫ đến mưa axit? Ta cần làm <br />
gì để tránh mưa axit xảy ra?<br />
Trong khói thải của các loại nhiên liệu, chất đốt có nguồn gốc hóa thạch (than <br />
đá, dầu mỏ), khí thải nhà máy, phương tiện giao thông có chứa SO2; NOx, khói <br />
chì...Các chất này khi gặp và kết hợp với hơi nước trong bầu khí quyển trở thành <br />
các axit: Axit sunfuric, axit nitric và muối rồi rơi xuống đất theo mưa. Chúng ta có <br />
thể gặp trong thực tế các trận mưa to, mưa xám (nước mưa màu đen, xám) hoặc vị <br />
chua củ nước mưa. Nếu độ pH của nước mưa nhỏ hơn 5,5 thì đó là mưa axit.<br />
Mưa axit gắn chặt với nơi có nền sản xuất công nghiệp cao, chất thải khí lớn <br />
và nơi có nhu cầu về năng lượng ô tô, dùng than rẻ tiền. Tuy nhiên các chất ô <br />
Nguời viết: Phạm Thu Hà Trường THCS Nguyễn Trãi 9<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Hóa <br />
học 9<br />
nhiễm có thể “di chuyển “ trong khí quyển qua biên giới các quốc gia, do vậy việc <br />
kiểm soát mưa axit là vấn đề quốc tế.<br />
Mưa axit có tác động lớn đến nhà cửa, các công trình xây dựng, cây ối, đất đai, <br />
hồ nước và tôm cá cùng thủy sinh vật.<br />
+ Thiệt hại mưa axit ở Vương quốc Anh do mỗi kg SO 2 gây nên hằng năm: (Nguồn <br />
Kerry Turner, David Pearce lan Bateman Kinh tế môi trường,1993)<br />
<br />
+Nhà cửa : 0,400 Bảng Anh<br />
<br />
+Sức khỏe : 0,007 Bảng Anh<br />
<br />
+Rừng