intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn Tiếng Việt lớp 4 trong chương trình VNEN

Chia sẻ: Trần Văn An | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

55
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu đề tài: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm ; nâng cao tính tự lực tự quản của các em. Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. Chấm dứt việc nô đùa nguy hiểm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn Tiếng Việt lớp 4 trong chương trình VNEN

     CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br /> <br />                                 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br /> MỘT SỐ GIẢI PHÁP<br /> GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH <br /> THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 <br /> TRONG CHƯƠNG TRÌNH VNEN<br />  <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Lệ Thuỷ, tháng 10 năm 2016<br /> CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br /> <br /> Độc lập – Tự do – Hạnh phúc<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br /> MỘT SỐ GIẢI PHÁP<br /> GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH <br /> THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 <br /> TRONG CHƯƠNG TRÌNH VNEN<br /> <br /> <br /> <br />                                                   Họ và tên: Lê Thị Mĩ Lệ<br /> <br />                                                   Chức vụ: Giáo viên<br /> <br />                                                   Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phú Thủy<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Lệ Thuỷ, tháng 10 năm 2016<br /> A. PHẦN MỞ ĐẦU<br />          I. Phần mở đầu<br /> 1. Lý do chọn sáng kiến:<br /> “Giáo dục một người là đào luyện họ  có thể  đối đầu với mọi hoàn  <br /> cảnh”  (Danh ngôn khuyết danh). Cuộc sống xô bồ  và trẻ  em thì như  một tờ <br /> giấy mỏng manh, nếu không bồi  đắp cho chúng thêm cứng cáp thì sợ  rằng  <br /> chúng sẽ  tan chảy giữa dòng đời này. Đó là điều mà mỗi một giáo viên luôn <br /> phải tự  nhắc nhở mình. Bởi vậy, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, đặc biệt <br /> học sinh Tiểu học là rất thiết yếu.<br /> Trước đây, nền giáo dục của Việt Nam chỉ tập trung vào việc truyền thụ <br /> kiến thức cho học sinh. Học chỉ  để  làm giàu thêm vốn kiến thức cho bản thân <br /> mình. Còn lại kĩ năng sống thì tự  bản thân các em phải tiếp xúc với kho kiến <br /> thức vô hạn đó là cuộc sống. Anh nào tích luỹ được nhiều kĩ năng thì thích ứng <br /> tốt với cuộc sông. Anh nào không giác ngộ  cho mình được kĩ năng nào thì chới  <br /> với khi các tình huống trong cuộc sống xả ra.<br /> Trong những năm trở lại đây, nhờ có tiếp xúc nhiều với các nền giáo dục <br /> khác, giáo dục của ta đã có nhiều kế  hoạch để  giáo dục kĩ năng sống cho học  <br /> sinh, sinh viên nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng. Vì vậy, có nhiều đề tài <br /> cũng đã nghiên cứu về  vấn đề  này. Tuy nhiên, hầu như  các tài liệu đó đều nói  <br /> về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học nói chung và ở nhiều môn học.  <br /> Nhưng  giáo dục kĩ năng sống qua môn Tiếng Việt có nhiều thuận lợi vì bản  <br /> thân nội dung bài học đã buộc học sinh phải vận dụng rất nhiều kĩ năng( Tư <br /> duy sáng tạo, xúc cảm, trình bày suy nghĩ, vấn đáp, giải quyết vấn đề,...)<br /> Thêm vào đó kĩ năng sống thì phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh sống.  <br /> Có những phương pháp thì phù hợp với học sinh  ở vùng miền này, nhưng cũng <br /> có những phương pháp không áp dụng được cho vùng miền khác. Chính vì vậy,  <br /> với sự trăn trở của một nhà giáo ở vùng quê bán sơn địa đã thôi thúc tôi tìm hiểu  <br /> và nghiên cứu về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Qua một năm thử nghiệm <br /> có hiệu quả, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến:  Một số  giải pháp giáo dục kĩ  <br /> năng sống cho học sinh  thông qua dạy học môn Tiếng Việt lớp   4 trong  <br /> chương trình VNEN.<br /> Điểm mới của đề  tài chính là đi sâu vào một môn học mà  ở  đây là môn  <br /> Tiếng Việt lớp 4 chứ không phải tràn lan ra ở  nhiều môn. Một điểm khác biệt  <br /> nữa là sáng kiến này áp dụng cho chương trình giảng dạy theo mô hình VNEN. <br /> Bởi vậy mà tuy thời gian triển khai đề  tài chưa nhiều nhưng cũng đã đem lại <br /> một số kết quả đáng kể: <br /> Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói  <br /> quen và kỹ  năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm ; nâng cao tính tự  lực tự  quản  <br /> của các em.<br /> Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai <br /> nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. Chấm dứt việc nô <br /> đùa nguy hiểm.<br /> Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo <br /> lực và các tệ nạn xã hội. Chấm dứt các vi phạm tụ tập đánh nhau .<br /> 2. Phạm vi áp dụng sáng kiến:<br /> Sáng kiến  “Một số giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông  <br /> qua dạy học môn Tiếng Việt lớp  4 trong chương trình VNEN.” được áp dụng <br /> đối với học sinh lớp 4. Đặc biệt là học sinh ở vùng nông thôn.<br /> B. PHẦN NỘI DUNG<br /> I. Thực trạng của vấn đề mà sáng kiến cần giải quyết:<br /> 1. Thực trạng<br /> Tại nhiều nước Tây phương, thanh thiếu niên đã được học những kỹ <br /> năng sống về những tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống, cách đối diện và <br /> đương đầu với những khó khăn, và cách vượt qua những khó khăn đó cũng như <br /> cách tránh những mâu thuẫn, xung đột, bạo lực giữa người và người. Tại Hàn <br /> Quốc, học sinh tiểu học được học cách đối phó thích ứng với các tai nạn như <br /> cháy, động đất, thiên tai... tại Trung tâm điều hành tình trạng khẩn cấp Seoul <br /> Tại Việt Nam,  kỹ  năng sống đang được quan tâm, tuy nhiên trong nhà <br /> trường chủ  yếu học sinh chỉ  được dạy kỹ  năng học tập và chính trị, còn việc <br /> giáo dục kỹ  năng sống chưa được quan tâm nhiều. Theo chuyên viên tâm lý <br /> Huỳnh Văn Sơn, cố vấn Trung tâm chăm sóc tinh thần Ý tưởng Việt: "hiện nay,  <br /> thuật ngữ  kỹ  năng sống được sử  dụng khá phổ  biến nhưng có phần bị  "lạm  <br /> dụng" khi chính những người huấn luyện hay tổ  chức và các bậc cha mẹ  cũng <br /> chưa thật hiểu gì về nó". <br /> Hiện nay kĩ năng sống đã có giáo trình riêng nhưng không phải cứ dạy  ở <br /> trong giáo trình với số  tiết ít  ỏi là có thể  giáo dục được kĩ năng sống cho học <br /> sinh. Mà hơn thế nữa, giáo dục kĩ năng sống phải được tích hợp trong tất cả các <br /> môn học. Một thức trạng hiện nay cho thấy nhiều người nhầm kĩ năng sống là  <br /> dũng cảm, kiên trì,... Đây chỉ  là các phẩm chất đạo đức, nó góp phần cho việc <br /> thực hiện các kĩ năng sống chứ  không phải chúng là các kĩ năng sống. Chính vì <br /> thế  các em học sinh đều chưa tích luỹ  được cho mình các kĩ năng sống cần  <br /> thiết. Chúng mới chỉ có các kĩ năng sống theo bản năng mà thôi.<br /> Mặc dù,  ở  một số  môn học, các hoạt động ngoại khoá, giáo dục kĩ năng <br /> sống  đã được  đề  cập  đến, tuy nhiên, do nội dung, phương pháp, cách thức <br /> truyền tải chưa phù hợp với  tâm sinh lí của đối tượng nên hiệu  quả lồng ghép <br /> còn chưa cao, hơn nữa, ngành giáo dục vẫn chưa có một chương trình, quy định  <br /> cụ thể về đưa giáo dục kĩ năng sống vào nhà trường. <br /> Các chuyên gia cho rằng một khiếm khuyết rất lớn trong giáo dục và đào  <br /> tạo học sinh là “ Chúng ta mới chỉ nghiêng về đào tạo mà coi nhẹ phần giáo dục <br /> toàn diện cho học sinh.<br /> Qua thực tế  giảng dạy  ở  lớp 4, tôi thấy kĩ năng sống của học sinh chưa  <br /> cao. Chỉ một số học sinh có hành vi, thói quen, kĩ năng tốt. Còn phần lớn các em <br /> có nhận xét đánh giá về  sự  việc nhưng chưa có thái độ  và cách  ứng xử, cách <br /> xưng hô chuẩn mực. <br /> Qua tiến hành khảo sát lớp 4A  đầu năm học với nội dung “kĩ năng của <br /> em” có kết quả như sau:<br /> <br /> Tổng số học  Kĩ năng tốt Có hình thành kĩ năng Kĩ năng chưa tốt<br /> sinh SL % SL % SL %<br /> 28 5 17.9 13 46.4 10 35.7<br />  <br /> Thực hành thảo luận nhóm<br />  <br /> Biết cách lắng nghe, hợp  Chưa biết cách lắng nghe, hay tách ra <br /> Tổng số <br /> tác khỏi nhóm<br /> học sinh<br /> SL % SL %<br /> 28 12 42.9 17 60.7<br />  <br /> Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thể<br />   Biết cách ứng xử hài hòa, khá  Hay cãi nhau, xô đẩy bạn khi <br /> Tổng số  phù hợp. chơi.<br /> học sinh<br /> SL % SL %<br /> 28 15 53.6 13 46.4<br /> <br /> <br />  Về tổng hợp năng lực, phẩm chất và kiến thức đầu năm như sau: <br /> Tổng  Năng lực Phẩm chất Kiến thức<br /> số  Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Hoàn thành Chưa hoàn <br /> học  thành<br /> sinh<br /> 28 24 4 25 3 23 5<br /> ­ Học sinh thể  hiện kĩ năng   còn đại khái, chưa mạnh dạn thể  hiện kĩ <br /> năng bản thân. Học sinh ngại nói, ngại viết, khả năng tự học, tự tìm tòi của học  <br /> sinh còn hạn chế.  Chính vì thế  khả  năng tiếp thu và lĩnh hội kiến thức còn <br /> chậm.<br /> 2. Nguyên nhân:<br /> Những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế  ­ xã hội đã và đang tác động mạnh <br /> mẽ đến đời sống của con người. nếu như trong xã hội truyền thống, các giá trị <br /> xã hội được coi trọng và được các cá nhân tuân thủ một cách nghiêm túc thì nay  <br /> đang dần bị mờ nhạt và thay vào đó là những giá trị mới được hình thành trên cơ <br /> sở  giao thoa giữa các nền văn hoá, văn minh khác nhau. Việt Nam không nằm <br /> ngoài quy luật đó, đặc biệt là các địa phương có tốc độ  công nghiệp hoá, đô thị <br /> hoá nhanh chóng.<br />  Những thay đổi nói trên còn  ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục con cái <br /> của gia đình cũng có những biến đổi nhất định. Cha mẹ ít có thời gian quan tâm <br /> đến con cái hơn là một thực tế  không thể  phủ  nhận, thay vào đó là các hoạt  <br /> động kinh tế, tìm kiếm thu nhập. Trong nhà trường, hiện tượng quá tải với các  <br /> môn học cũng đang gây nhiều áp lựcđối với người học. Cùng với đó là những  <br /> tác động nhiều chiều của các nguồn thông tin khác nhau từ xã hội khiến cho giới <br /> trẻ  đặc biệt là học sinh và sinh viên đang đứng trước nhiều thách thức khi hoà <br /> nhập xã hội. Các kĩ năng sống đã xem nhẹ trong một thời gian dài.<br />  ­ Sự  hướng dẫn của thầy cô giáo, nhà trường về  kĩ năng sống cho học <br /> sinh chưa thật cụ thể, chưa dễ hiểu.<br /> ­ Giáo viên chưa chuẩn bị  chu đáo, hướng dẫn học sinh thực hành rèn kĩ <br /> năng sống chưa kĩ.<br /> ­ Học sinh thiếu sự quan tâm, ít trau dồi về kĩ năng sống.<br />  Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng không ít đến quá trình hình thành  <br /> kĩ năng sống cho học sinh.    <br /> II. Các giải pháp:<br /> 1. Giải pháp:<br /> <br /> Để đạt được hiệu quả tối đa các nội dung giáo dục đó, tôi mạnh dạn đưa <br /> ra một số giải pháp sau:<br /> <br /> Giải pháp 1: Nắm vững khái niệm về kĩ năng sống và các nội dung tích  <br /> hợp trong môn Tiếng Việt.<br /> Trước hết để giáo dục kĩ năng sống thì bản thân chúng ta phải hiểu rõ kĩ  <br /> năng sống là gì? <br /> Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là "khả  năng thích <br /> nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu <br /> cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày". Trong giáo dục  tiểu học và giáo <br /> dục trung học, kỹ  năng sống có thể  là một tập hợp những khả  năng được rèn  <br /> luyện và đáp  ứng các nhu cầu cụ  thể  của cuộc sống hiện đại hóa; ví dụ  cuộc  <br /> sống bao gồm quản lý tài chính (cá nhân), chuẩn bị  thức ăn, vệ  sinh, cách diễn  <br /> đạt, và kỹ  năng tổ  chức. Đôi khi kỹ  năng sống, nhưng không phải luôn luôn, <br /> khác biệt với các kỹ năng nghiệp vụ (trong nghề nghiệp).<br /> Kĩ năng sống thực sự bao gồm:<br /> Kỹ năng thoát hiểm: Trong tai nạn hay tình huống nguy hiểm xảy ra, nếu  <br /> giỏi văn, giỏi toán mà không biết cách thoát hiểm thì cái giỏi kia trở  nên công  <br /> cốc. Lúc bấy giờ, việc cần làm là phải biết cách thoát ra khỏi nơi nguy hiểm <br /> một cách an toàn và hiệu quả. Những kỹ  năng này bao gồm: thoát khỏi hỏa  <br /> hoạn, ngập lụt,  động đất, tai nạn thương tích, xâm hại hay bắt cóc. Đây là <br /> những kỹ  năng vô cùng quan trọng mà khi đối mặt với hiểm nguy ta mới thấy  <br /> việc hiểu biết về nó thật sự là tài sản quý giá nhất trong kho tàng hiểu biết của  <br /> mỗi cá nhân.<br /> Kỹ  năng  ứng phó,  ứng biến: Nhiều tình huống không phải là nguy hiểm <br /> nhưng tiềm tàng mối hiểm nguy, nếu biết cách ứng xử phù hợp thì thiệt hại sẽ <br /> là nhỏ nhất. <br />   Kỹ  năng sử  dụng các vật dụng (mọi vật dụng và đặc biệt là vật dụng <br /> nguy hiểm): Những vật dụng này có khả  năng gây sát thương nhưng lại không <br /> thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta như: Dao, kéo, kim, búa, đinh, điện... Sử <br /> dụng những vật dụng này một cách an toàn là đích mà ai cũng muốn học. <br /> Kỹ năng khám phá cuộc sống một cách an toàn và hiệu quả: Một cháu bé <br /> xem máy tính rất "cao thủ", thông tin gì cũng biết nhưng không biết các nguyên <br /> tắc nghiên cứu an toàn. Dĩ nhiên, nguy cơ tai nạn sẽ là rất cao. Nếu vậy thì làm  <br /> sao bé tìm hiểu được khoa học. Biết cách tìm hiểu và khám phá một cách an <br /> toàn, hiệu quả là việc phải học ngay. Chỉ có tự khám phá mới nâng cao liên tục <br /> những hiểu biết trong trí não trẻ.<br /> Kỹ năng quản lý thời gian, tiền bạc: Trong cuộc sống, kiếm tiền thật sự <br /> rất khó khăn. Vì thế, tiêu pha tiền bạc làm sao cho hiệu quả mà vẫn tiết kiệm là <br /> bài toán mà ngay cả  người lớn cũng gặp khó. Nếu được học cách tính toán để <br /> chi tiêu hợp lý, chắc chắn sẽ  giúp trẻ  rất nhiều trong cuộc sống hiện tại và <br /> tương lai.<br /> Nhiều bạn trẻ  bây giờ  gặp khó khăn khi thời gian trôi qua hoang phí vì <br /> hiệu suất học hành và lao động không cao. Để sắp xếp cuộc sống ổn thỏa chắc  <br /> chắn trẻ cần những kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả. <br /> Kỹ  năng xác  định phương hướng,  đường  đi: Trong cuộc  đời mỗi con <br /> người, chúng ta di chuyển trên đường với các phương tiện giao thông chiếm rất <br /> nhiều   thời   gian.   Xác   định   phương   hướng   chính   xác,   nhanh   chóng   tìm   được <br /> đường đi là một kỹ năng hiệu quả  vừa để  tiết kiệm thời gian và tiền bạc, vừa  <br /> giúp chúng ta hình dung công việc dễ dàng hơn.<br /> Kỹ  năng thể  hiện và thuyết phục người khác: Đây là kỹ  năng giao tiếp, <br /> trình bày một vấn đề nào đó. Kỹ  năng này thực ra rất dễ thực hiện nếu như ta <br /> đã có toàn bộ những kỹ năng ở trên. Bởi khi trong đầu chúng ta là một biển kiến <br /> thức và kinh nghiệm sống, việc tham gia vào một cuộc đàm đạo sẽ không khiến  <br /> ta quá lo âu và lúng túng. Vì vậy, giờ chỉ có học cách nói năng cho lưu loát và tự <br /> tin là xong.<br /> Hy sinh bản thân vì tập thể: Đôi khi trong cuộc sống, hy sinh cái tôi của <br /> chính mình sẽ đem lại lợi ích to lớn cho tập thể và cộng đồng. Nếu trẻ nhỏ hiểu <br /> được điều này, không những trẻ  đóng góp được nhiều công sức cho đất nước <br /> mà còn giúp xác định được lý tưởng sống và xây dựng khát vọng sống.<br /> Có kế hoạch về toàn bộ nội dung giáo dục kĩ năng sống tích luỹ trong  <br /> chương trình môn Tiếng Việt.<br /> Cụ thể như sau:<br /> <br /> BÀI NỘI DUNG BÀI CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐẠT<br /> ­Thể hiện thông cảm<br /> Dế mèn bệnh vực kẻ yếu ­ Xác định giá trị<br /> ­ Tự nhận thức về bản thân<br /> 1<br /> ­ Thể hiện thông cảm<br /> Mẹ ốm ­ Xác định giá trị<br /> ­ Tự nhận thức về bản thân<br /> ­ Thể hiện thông cảm<br /> Dế mèn bệnh vực kẻ yếu (tt) ­ Xác định giá trị<br /> 2 ­ Tự nhận thức về bản thân<br /> Tả ngoại hình của nhân vật  ­ Tìm kiếm và xử lí thông tin<br /> trong bài văn kể chuyện ­ Tư duy sáng tạo<br /> 3 Thư thăm bạn ­ Giao tiếp ứng xử lịch trong giao tiếp<br /> ­ Thể hiện sự cảm thông<br /> ­ Xác định giá trị<br /> ­ Tư duy sáng tạo<br /> ­ Giao tiếp ứng xử lịch trong giao tiếp<br /> Viết thư ­ Tìm kiếm và xử lí thông tin<br /> ­ Tư duy sáng tạo<br /> ­ Giao tiếp ứng xử lịch trong giao tiếp<br /> Người ăn xin ­ Thể hiện sự cảm thông<br /> ­ Xác định giá trị<br /> ­ Xác định giá trị<br /> 4 Một người chính trực ­ Tự nhận thức về bản thân<br /> ­ Tư duy phê phán<br /> ­ Xác định giá trị<br /> 5 Những hạt thóc giống ­ Tự nhận thức về bản thân<br /> ­ Tư duy phê phán<br /> ­ Ứng xử lịch sự trong giao tiếp<br /> Nỗi dằn vặt của An –đrây ­ca ­ Thể hiện sự cảm thông<br /> ­ Xác định giá trị<br /> 6 ­ Ứng xử lịch sự trong giao tiếp<br /> ­ Thể hiện sự cảm thông<br /> Chị em tôi<br /> ­ Xác định giá trị<br /> ­Lắng nghe tích cực<br /> ­ Xác định giá trị<br /> Trung thu độc lập ­ Đảm nhận trách nhiệm (xác định nhiệm <br /> vụ của bản thân)<br /> 7<br /> ­ Tư duy sáng tạo, phân tích, phán đoán<br /> LT phát triển câu chuyện ­ Thể hiện sự tự tin<br /> ­ Hợp tác<br /> ­ Tư duy sáng tạo, phân tích, phán đoán<br /> 8 LT phát triển câu chuyện ­ Thể hiện sự tự tin<br /> ­  Xác định gía trị <br /> ­Lắng nghe tích cực<br /> Thưa chuyện với mẹ ­ Giao tiếp<br /> ­ Thương lượng<br /> ­ Thể hiện sự tự tin<br /> KC được chứng kiến hoặc  ­Lắng nghe tích cực<br /> 9 tham gia ­ Đặt mục tiêu<br /> ­ Kiên định<br /> ­ Thể hiện sự tự tin<br /> LT trao đổi ý kiến với người  ­Lắng nghe tích cực<br /> thân ­ Thương lượng<br /> ­ Đặt mục tiêu, kiên định<br /> 11 Có chí thì nên ­  Xác định gía trị <br /> ­ Tự nhận thức về bản thân<br /> ­Lắng nghe tích cực<br /> ­ Thể hiện sự tự tin<br /> LT trao đổi ý kiến với người  ­Lắng nghe tích cực<br /> thân ­ Giao tiếp<br /> ­ Thể hiện sự cảm thông<br /> ­  Xác định gía trị <br /> 12 Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi ­ Tự nhận thức về bản thân<br /> ­ Đặt mục tiêu<br /> ­ Xác định gía trị <br /> ­ Tự nhận thức về bản thân<br /> Văn hay chữ tốt<br /> ­ Đặt mục tiêu<br /> 13 ­ Kiên định<br /> ­ Thể hiện sự tự tin<br /> Kể chuyện được chứng kiến <br /> ­ Tư duy sáng tạo<br /> hoặc tham gia<br /> ­Lắng nghe tích cực<br /> ­ Xác định gía trị <br /> Chú Đất nung ­ Tự nhận thức về bản thân<br /> ­ Thể hiện sự tự tin<br /> ­ Xác định gía trị <br /> 14<br /> Chú Đất nung (TT) ­ Tự nhận thức về bản thân<br /> ­ Thể hiện sự tự tin<br /> Dùng câu hỏi vào mục dích  ­ Thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp<br /> khác ­Lắng nghe tích cực<br /> Giữ phép lịch sự khi đặt câu  ­ Thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp<br /> 15<br /> hỏi ­Lắng nghe tích cực<br /> ­ Tìm kiếm và xử lí thông tin<br /> 16 LT giới thiệu địa phương ­ Thể hiện sự tự tin<br /> ­ Giao tiếp<br /> ­ Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân<br /> 19 Bốn anh tài ­ Hợp tác<br /> ­ Đảm nhận trách nhiệm<br /> ­ Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân<br /> Bốn anh tài (TT) ­ Hợp tác<br /> ­ Đảm nhận trách nhiệm<br /> ­ Thu thập, xử lí thông tin( về địa phương <br /> 20<br /> cần giới thiêu)<br /> LT giới thiệu địa phương ­ Thể hiện sự tự tin<br /> ­ Lắng nghe tích cực, cảm nhận, chia sẻ, <br /> bình luận ( về bài giới thiệu)<br /> 21 Anh hùng Trần Đại Nghĩa ­ Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân<br /> ­ Tư duy sáng tạo<br /> ­ Giao tiếp<br /> KC được chứng kiến hoặc  ­ Thể hiện sự tự tin<br /> tham gia ­ Ra quyết định<br /> ­ Tư duy sáng tạo<br /> ­ Giao tiếp<br /> Khúc hát ru những em bé trên  ­ Đảm nhận trách nhiệmphù hợp với lứa <br /> 23<br /> lưng mẹ tuổi<br /> ­ Lắng nghe tích cực<br /> ­ Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân<br /> Vẽ về cuộc sống an toàn ­ Tư duy sáng tạo<br /> ­ Đảm nhận trách nhiệm<br /> ­ Giao tiếp<br /> Kể chuyện được chứng kiến  ­ Thể hiện sự tự tin<br /> 24<br /> hoặc tham gia ­ Ra quyết định<br /> ­ Tư duy sáng tạo<br /> ­ Tìm kiếm vad xử lí thông tin, phân tích, <br /> Tóm tắt tin tức đối chiếu<br /> ­ Đảm nhận trách nhiệm<br /> ­ Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân<br /> ­ Ra quyết định<br /> 25 Khuất phục tên cướp biển<br /> ­ Ứng phó, thương lượng<br /> ­Tư duy sáng tạo: bình luận, phân tích<br /> ­ Tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích, <br /> đối chiếu<br /> LT tóm tắt tin tức<br /> ­ Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn<br /> ­ đảm nhận trách nhiệm<br /> ­ Giao tiếp: thể hiếnự cảm thông<br /> 26 Thắng biển ­ Ra quyết định. ứng phó<br /> ­ Đảm nhận trách nhiệm<br /> ­ Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân<br /> Ga­vrốt ngoài chiến luỹ ­ Đảm nhận trách nhiệm<br /> ­ Ra quyết định<br /> ­ Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng<br /> 27<br /> ­ Tự nhận thức, đánh giá<br /> Kể chuyện được chứng kiến <br /> ­ Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn<br /> hoặc tham gia<br /> ­ Làm chủ bản thân: đảm nhận trách <br /> nhiệm<br /> 29 ­ Tìm và xử lí thông tin, phân tích, dối <br /> Luyện tập tóm tắt tin tức chiếu<br /> ­Đảm nhận trách nhiệm<br /> Giữ phép lịch sự khi yêu cầu  ­ Giao tiếp: ứng phó, thể hiện sự cảm <br /> đề nghị thông<br /> ­Thương lượng<br /> ­Đặt mục tiêu<br /> Hơn một nghìn ngày vòng  ­ Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân<br /> quanh trái đất ­ Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng<br /> 30<br /> ­ Thu thập, xử lí thông tin<br /> Điền vào giấy tờ in sẵn<br /> ­ Đảm nhận trách nhiệm công dân<br /> ­ Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng<br /> Kể chuyện được chứng kiến  ­ Tự nhận thức, đánh giá<br /> 31<br /> hoặc thamgia ­ Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn<br /> ­Làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm<br /> ­ Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân<br /> ­ Tư duy sáng tạo: bình luận nhận xét<br /> 32 Khát vọng sống<br /> ­ Làm chủ bản thân: đảm nhận trách <br /> nhiệm<br /> ­ Kiểm soát<br /> 34 Tiếng cuời là liều thuốc bổ ­ Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn<br /> ­ Tư duy sáng tạo: nhận xét, bình luận<br /> <br /> <br /> Giải pháp 2 : Gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh<br /> <br /> Đầu tiên, sau khi nhận lớp, để tạo sự gần gũi và gắn kết giữa học sinh và <br /> giáo viên chủ nhiệm, bản thân sắp xếp nhiều thời gian cho học sinh được giới  <br /> thiệu về  mình, động viên khuyến khích các em chia sẻ  với nhau về  những sở <br /> thích, ước mơ tương lai cũng như mong muốn của mình với các em. Đây là hoạt  <br /> động giúp cô trò hiểu nhau, đồng thời tạo một môi trường học tập thân thiện  <br /> “Trường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các em, các thầy cô giáo là  <br /> những người thân trong gia đình". Đây cũng là một điều kiện rất quan trọng để <br /> phát triển khả  năng giao tiếp của học sinh. Bởi học sinh không thể  mạnh dạn,  <br /> tự tin trong một môi trường mà giáo viên luôn gò bó và áp đặt.<br /> Tiếp theo trong tuần đầu, bản thân cho học sinh tự do lựa chọn vị trí ngồi <br /> của mình để qua đó phần nào nắm được đặc điểm tính cách của các em: mạnh  <br /> dạn hay nhút nhát, thụ  động hay tích cực, thích thể  hiện hay không thích...Và <br /> tiếp tục qua những tuần học sau, bản thân chú ý quan sát những biểu hiện về <br /> thái độ học tập, những cử chỉ, hành vi tại vị trí ngồi mà các em chọn để bắt đầu  <br /> có điều chỉnh phù hợp.<br /> Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ lúc <br /> nào, giờ học nào. Để việc rèn luyện diễn ra một cách thường xuyên và đạt hiệu <br /> quả cao tiếp tục qua biện pháp tiếp theo.<br /> Giải pháp 3:  Chọn những kĩ năng cần thiết phù hợp địa phương:  <br />       * Chọn những kĩ năng phù hợp, gần gũi với học sinh. Các em có khả năng <br /> trực tiếp thực hành kĩ năng sau khi tiếp cận.<br />               Ví dụ: Thực hành kĩ năng: Giao tiếp, ứng xử lịch sự, xưng hô đúng mực <br /> trong giao tiếp với bạn.<br />      * Học sinh dự đoán các kĩ năng, yêu cầu của các kĩ năng cần đạt được sau khi <br /> học xong tiết học này:<br />                Đây là khâu chuẩn bị rất quan trọng đối với giáo viên và  học sinh.<br />                Học sinh đọc nội dung bài học, yêu cầu bài.<br />       * Gọi những học sinh nêu các kĩ năng thông qua bài học:<br />              Giáo viên cho học sinh nêu các yêu cầu, kĩ năng sau khi đọc trước bài <br /> học<br />       * Hướng dẫn học sinh nắm được mục tiêu cần đạt sau khi học. Từ đó xác <br /> định các kĩ năng cần đạt:<br />           Tạo ra hứng thú, cảm xúc, lưu ý đó phải là cảm xúc riêng, thật, phải có sự <br /> liên tưởng từ đó xác định những yêu cầu của kĩ năng cần đạt.<br />       * Giáo viên chuẩn bị các câu hỏi gợị ý hướng dẫn học sinh tự xác định các kĩ <br /> năng sống cần đạt<br />        VD: Nêu mục tiêu cần đạt của bài?<br /> ­          Theo em cần làm gì để đạt được điều đó?<br /> ­          Sau khi học xong bài này em rút ra điều gì?<br /> ­          Em sẽ ứng dụng như  thế nào, làm gì trong cuộc sống hàng ngày khi gặp <br /> trường hợp như trong bài?<br />          * Giáo viên cần chuẩn bị một giáo án lồng ghép các kỹ năng cần thiết ( có <br /> nêu ra cụ thể các kĩ năng học sinhcần đạt sau khi học bài này; các kĩ thuật dạy <br /> học sử dụng trong bài dạy; các phương tiện cần thiết phục vụ cho tiết dạy…)<br /> <br /> Giải pháp 4:  Tổ chức cho học sinh thực hành kĩ năng sống vừa được <br /> học  Tuỳ theo bài,  giáo viên tổ chức cho các em hoạt động nay tại lớp với tình <br /> huống tương tự bài học để học sinh tự tìm ra hướng giải quyết vấn đề, sau đó <br /> học sinh tự nêu các kĩ năng mà em đã ứng dụng để giải quyết vấn đề đó.<br /> <br /> Ví dụ: Ở bài 3B: Tiết 1: Đọc­ hiểu bài Người ăn xin. Sau khi tìm hiểu <br /> xong nội dung bài, tôi cho học sinh đóng vai thể hiện lại nội dung bài. Việc làm <br /> này vừa giúp học sinh nắm được nội dung bài, vừa cho các em thực hành ứng xử <br /> khi gặp những người có hoàn cảnh khó khăn.<br /> <br /> Giải pháp 5: Tổ chức hoạt động với nhiều phương pháp tạo sự hứng <br /> thú cho học sinh như: đóng vai, trò chơi,…<br /> Một khi nội dung học được kết hợp vào trò chơi, đóng vai thường gây <br /> được sự thích thú với học sinh. Các em được thể hiện bản thân mình một cách  <br /> rõ rệt. Từ đó, sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ kịp thời giúp học sinh phát huy tối  <br /> đa các kĩ năng mình có.<br /> Ví dụ: Khi dạy Tập làm văn các bài: “Luyện tập trao đổi ý kiến với người  <br /> thân”, “Luyện tập giới thiệu địa phương, … bản thân tổ chức cho các em, đóng <br /> vai, chơi trò chơi. Sau vài lời khuyến khích đầu tiên, bản thân tổ  chức cho các  <br /> em đứng thành vòng tròn đóng vai, giới thiệu, bày tỏ ý kiến,…  Lúc đầu các em <br /> rất ái ngại không tự tin khi đóng vai, bày tỏ ý kiến trước lớp nhưng bản thân đã <br /> kịp thời  nhắc nhở các em những điều cần chú ý trong khi giao tiếp, cộng thêm <br /> một môi trường hòa đồng thân thiện các em thực hiện rất tốt, không còn những <br /> cái nhìn ái ngại. Thay vào đó là những cánh tay tự tin cùng những câu nói rõ ràng, <br /> chắc gọn, mạnh dạn hơn.<br /> Trong bài 29: “Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị”: bản thân <br /> cho học sinh chuẩn bị những hộp thư: Yêu cầu, đề nghị và tổng kết lại vào cuối <br /> tiết. Em nào nêu được nhiều câu yêu cầu, đề  nghị  lịch sự  nhất sẽ  được tuyên <br /> dương. Không những vậy bản thân tổ chức cho các em trao đổi : “Theo em, như <br /> thể  nào là lịch sự  khi yêu cầu, đề  nghị?” “Em đã lịch sự  khi yêu cầu đề  nghị <br /> chưa?”... qua đó các em sẽ bộc lộ những suy nghĩ của mình.<br /> Nếu không thể tổ chức thực hành được thì giáo viên hướng dẫn học sinh  <br /> tự  tìm hiểu các tình huống tương tự  mà các em đã gặp  ở  cuộc sống thường  <br /> ngày, ghi chép lại và nêu cách giải quyết của bản thân để  hôm    sau trình bày <br /> trong nhóm cho các bạn nghe và bổ sung chọn cách giải quyết tốt nhất.<br /> <br /> Giải pháp 5: Động viên khen thưởng<br /> <br /> Để động viên, khuyến khích học sinh thực hiện tốt việc rèn luyện các kĩ <br /> năng sông. Tôi theo dõi h<br /> ́ ằng ngày các em có biểu hiện tốt ghi vào sổ, trong tiết <br /> sinh hoạt cuối tuần cho các em bình chọn những bạn thực hiện tốt sẽ được một <br /> ̣ ́ ̃ ̉ ̀ ̣ ̣ ̀ ́ ̉<br /> bông hoa thât y nghia đê danh tăng me va cô giao cua minh. Vì th<br /> ̀ ế các em không <br /> ngừng thi đua cố gắng thực hiện tốt để được nhận những bông hoa mà cô giáo <br /> thưởng. Đây là một hình thức động viên về tinh thần rất giá trị và hiệu quả. Các <br /> em sẽ nhanh nhẹn hơn, có đạo đức tốt hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin <br /> hơn trong cuộc sống.<br /> <br /> 2. Kết quả: <br /> <br /> Qua khảo sát lần 2 ở lớp 4A ( cuối năm) với chủ đề “ Kĩ năng của em”; <br /> kết quả so với đầu năm thì các em tiến bộ rất nhiều. Cụ thể như sau:<br /> <br /> Tổng số học  Kĩ năng tốt Có hình thành kĩ năng Kĩ năng chưa tốt<br /> sinh SL % SL % SL %<br /> 28 17 60.7 11 39.3 0 0<br /> <br /> Thực hành thảo luận nhóm<br /> Tổng số  Chưa biết cách lắng nghe, hay tách <br /> Biết cách lắng nghe, hợp tác<br /> học sinh ra khỏi nhóm<br /> SL % SL %<br /> 28 28 100 0 0<br />  <br /> Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thể<br /> Tổng số  Biết cách ứng xử hài hòa, khá  Hay cãi nhau, xô đẩy bạn khi <br /> học sinh phù hợp. chơi.<br /> SL % SL %<br /> 28 28 100 0 0<br /> <br /> Về tổng hợp năng lực, phẩm chất và kiến thức đầu năm như sau:<br /> Tổng  Năng lực Phẩm chất Kiến thức<br /> số  Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Hoàn thành Chưa hoàn <br /> học  thành<br /> sinh<br /> 28 28 0 28 0 28 0<br /> Qua việc thực hiện các biện pháp trên, bản thân nhận thấy các em có tiến  <br /> bộ rõ rệt. Đa số các em đều có ý thức tốt trong việc rèn luyện các kĩ năng, được  <br /> thể  hiện rõ qua: Việc sinh hoạt hằng ngày trên lớp, trong nhiều nghi thức lời  <br /> nói, các em biết vận dụng những lời nói thân thiện vào thực tế, những lời chào,  <br /> cảm  ơn hay xin lỗi, những yêu cầu, đề  nghị  lịch sự,... đã trở  thành thói quen <br /> được các em vận dụng hằng ngày. Các em rất hăng hái phát biểu trong tiết học  <br /> và luôn được nhận cờ  luân lưu trong tuần. Phụ  huynh học sinh rất vui mừng  <br /> phấn khởi với kết quả này của lớp.<br /> C.  PHẦN KẾT LUẬN<br /> I. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến:<br /> Như vậy bằng nhiều hình thức khác nhau, bản thân luôn cố gắng rèn cho  <br /> học sinh những kĩ năng cơ  bản có hiệu quả, thể  hiện rõ nét  ở  sự  tiến bộ  của <br /> học sinh trong nhận thức, trong cư xử, đối xử tốt với bạn bè, người lớn và linh <br /> hoạt xử lí trong mọi trường hợp.<br />  Muốn vậy, giáo viên cần phải  nắm được các phương pháp đặc trưng <br /> việc giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, biết lựa chọn phương  <br /> pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp, kết hợp hình thức dạy học hợp lí nhằm phát  <br /> huy tính chủ động của học sinh sẽ giúp các em phát huycao độ trí tuệ, cảm xúc, <br /> năng động, sáng tạo trong học tập và giao tiếp.<br /> Một trong những yêu cầu quan trọng để  thực hiện việc lồng ghép giáo <br /> dục kĩ năng sống vào bài học trên lớp là giáo viên phải tìm ra được mối liên hệ <br /> giữa các kĩ thuật dạy học với nội dung rèn luyện kĩ năng sống. Chẳng hạn, với  <br /> học sinh tiểu học, để  hình thành nhóm kĩ năng nhận thức bao gồm: nhận thức <br /> bản thân, xây dựng kế  hoạch, xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, <br /> khắc phục khó khăn để đạt mục tiêu, tư duy tích cực và tư duy sáng tạo ….Giáo <br /> viên cần sáng tạo rất nhiều tình huống trong bài học để học sinh qua đó tự hình <br /> thành các kĩ năng này.<br /> Để làm tốt nhiệm vụ này, đòi hỏi ở Giáo viên một tinh thần trách nhiệm  <br /> và khả năng sáng tạo rất cao.<br /> "Không thể  trồng cây  ở  những nơi thiếu ánh sáng, cũng không thể  <br /> nuôi dạy trẻ với chút ít nhiệt tình ."  ( Can Jung )<br /> Vì vậy, giáo dục kĩ năng sống chỉ thất sự có hiệu quả  khi người thầy có  <br /> tâm huyết, sự  kiên nhẫn và nhất là phải có thời gian. Giáo dục kĩ năng sống <br /> không phải chỉ là công việc của giáo viên, nhà trường mà của cả  xã hội , cộng  <br /> đồng.   Phải   kết   hợp   cả   gia   đình,   nhà   trườngvà   xã   hội   mới   mong   đào   tạo  <br /> đượặonhngx học sinh phát triển toàn diện.<br /> II.  Những kiến nghị, đề xuất.<br />   Là giáo viên, bản thân hiểu rõ tầm quan trọng trong công tác trồng người. <br /> Vì thế, bản thân luôn cố  gắng trau dồi sách vở, học hỏi từ  đồng nghiệp cũng  <br /> như đúc kết kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, nâng cao đạo đức và chuyên <br /> môn. Bản thân đã luôn tôn trọng và kiên nhẫn, nhất là tạo cơ  hội cho các em  <br /> được nói, được diễn đạt, bày tỏ  thoải mái ở  mọi nơi mọi lúc để  các em có cơ <br /> hội phát triển một cách toàn diện.<br />          Về phía nhà trường: Hiện nay đã có giáo trình dạy Kĩ năng sống cho học <br /> sinh, nhưng thiết nghĩ như  vậy vẫn chưa đủ. Thông qua các buổi sinh hoạt  <br /> chuyên môn, Nhà trường và phụ  trách chuyên môn cần quán triệt về  nội dung  <br /> tích hợp kĩ năng sống trong quá trình dạy học tất cả các môn nói chung và môn <br /> Tiếng Việt nói riêng.<br />          Về phía phụ  huynh: Trước hết là cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc <br /> rèn luyện kĩ năng sống cho con em, tạo một chỗ dựa vững chắc để trẻ  chia sẻ,  <br /> bày tỏ, luôn phối kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục và rèn luyện cho <br /> các em, theo dõi mọi biểu hiện của trẻ để có sự giáo dục cho phù hợp.<br /> <br /> ̀ ưng suy nghi cua b<br /> Trên đây la nh ̃ ̃ ̉ ản thân vê viêc nghiên c<br /> ̀ ̣ ứu môt sô biên<br /> ̣ ́ ̣  <br /> phap giáo d<br /> ́ ục và ren kĩ năng sông cho hoc sinh l<br /> ̀ ́ ̣ ớp 4 thông qua dạy học môn <br /> Tiếng Việt chương trình VNEN.<br /> ̉<br /> Ban thân   đã cố  gắng áp dụng những kinh nghiệm, sáng tạo thêm những <br /> phương pháp mới nhằm nâng cao nhiều kĩ năng sống tốt cho học sinh từ  môi <br /> trường giáo dục ở nhà trường, giáo dục và xây dựng cho các em có năng lực tốt,  <br /> lối sống lành mạnh để các em có thể tự lập, tự tin hơn trong cuộc sống, đem lại  <br /> niềm vui, hạnh phúc cho các em, gia đình và xã hội. Rât mong đ ́ ược nhân s<br /> ̣ ự giuṕ  <br /> đỡ. Gop y bô sung cua Ban giam hiêu nha tr<br /> ́ ́ ̉ ̉ ́ ̣ ̀ ương, cac câp quan ly giao duc va<br /> ̀ ́ ́ ̉ ́ ́ ̣ ̀ <br /> ̣ ̉ ̉<br /> giao viên đông nghiêp đê ban sang kiên cua b<br /> ́ ̀ ́ ́ ̉ ản thân co đ ́ ược những kinh nghiêm<br /> ̣  <br /> ̉ ́ ́ ̉ ́ ̣<br /> bô ich co thê ap dung cho cac năm hoc sau. ́ ̣<br />                                                                         Xin chân thành cảm ơn !<br /> <br /> <br /> <br /> <br />  <br /> <br /> <br /> <br /> <br />              <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1