I. Phần mở đầu:<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
Việt Nam đã và đang vươn mình phát triển để bắt kịp với nền văn minh <br />
của thế giới, của nhân loại. Chính vì vậy mà yêu cầu đặt ra trước mắt phải là <br />
trình độ và năng lực của các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ. Để mở rộng tầm mắt <br />
và giao lưu với các nước trên thế giới thì điều cần lưu tâm đầu tiên phải là trình <br />
độ ngôn ngữ. Mà ngôn ngữ để các nước có thể giao tiếp thông dụng với nhau <br />
hiện nay là tiếng Anh, hay nói cách khác tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế. Từ <br />
trong quan hệ kinh tế, trong các văn bản khoa học, ... hiện nay đa phần là sử <br />
dụng tiếng Anh.<br />
Vậy mà các thế hệ từ cán bộ công chức, sinh viên, học sinh và các tầng <br />
lớp khác trong xã hội còn rất nhiều lúng túng trong việc sử dụng tiếng Anh. Khả <br />
năng sử dụng tiếng Anh trong công việc cũng như trong giao tiếp với người <br />
nước ngoài còn rất hạn chế. Đối với việc có chứng chỉ ngoại ngữ chỉ là vấn đề <br />
đối phó, hình thức, chưa thực sự có năng lực và bản thân mỗi cá nhân chưa thực <br />
sự ý thức được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ. Đối với học sinh còn <br />
học ngoại ngữ nặng nề theo chương trình sách giáo khoa nên dễ dàng bị nhàm <br />
chán dẫn đến hiệu quả học tập không cao. Gần đây thì nhận thức của người dân <br />
về tầm quan trọng của tiếng Anh đã được cải thiện phần nào, nhưng từ phía <br />
người dạy vẫn còn nhiều lúng túng trong cách tổ chức giảng dạy. Chưa có sự <br />
bức phá, chưa thực sự dám nghĩ và dám đưa những phương pháp dạy học mới và <br />
hiện đại vào, và đặc biệt hơn là vẫn chưa có sự chỉ đạo nhiệt tình của cấp trên <br />
cho môn học này.<br />
Tuy nhiên, việc dạy học cho các em thế nào để đem lại hiệu quả cao mới <br />
là vấn đề đáng được quan tâm. Đối với học sinh Tiểu học thì phải làm như thế <br />
nào để truyền đạt kiến thức một cách đơn giản, dễ hiểu và dễ nhớ nhất. Không <br />
1<br />
thể dạy theo phương pháp cổ điển là hướng dẫn cho học sinh đọc từ và dạy ngữ <br />
pháp theo cách đưa ra công thức để học sinh tự lắp ráp. Đối với nhận thức của <br />
học sinh Tiểu học thì việc học theo mô hình, theo công thức là không hiệu quả, <br />
mà phải dạy học theo cách “học mà chơi, chơi mà học”. Nhưng chơi như thế nào <br />
để việc học đạt hiệu quả cao thì lại phải tùy thuộc vào hình thức tổ chức của <br />
người dạy. Cũng như việc dạy Toán và tiếng Việt, tiếng Anh dành cho học sinh <br />
Tiểu học rất cần phải có sự gây hứng thú cho các em trong các giờ học để khắc <br />
sâu kiến thức cho các em, giúp các em nhớ bài lâu hơn. Đã có rất nhiều hình thức <br />
tổ chức trò chơi dạy học, nhưng thường chỉ là những trò chơi ngắn trong các tiết <br />
dạy nhằm lồng ghép vào chương trình học của các em để củng cố bài học. Đã từ <br />
lâu bản thân tôi trăn trở và nghĩ đến việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp <br />
môn tiếng Anh bổ ích cho học sinh Tiểu học nhằm làm tăng thêm hứng thú cho <br />
học sinh trong việc học môn tiếng Anh.<br />
Những năm trước, Vụ Giáo dục Tiểu học chủ trì, phối hợp với Nhà xuất <br />
bản Giáo dục Việt Nam đã tổ chức sân chơi Olympic tiếng Anh Tiểu học. Sân <br />
chơi bổ ích là động lực thúc đẩy việc dạy và học tiếng Anh của giáo viên và học <br />
sinh. Để tham gia tốt các sân chơi có tầm cỡ, có tổ chức lớn như vậy thì bản <br />
thân giáo viên ở mỗi trường cần phải có khả năng tự tổ chức cho học sinh của <br />
mình những sân chơi tương tự như vậy. Đêt phù hợp với điều kiện thực tế của <br />
đơn vị và từng đối tượng học sinh mà vẫn mang giá trị thiết thực, tôi đã có sáng <br />
kiến tăng cường dạy tiếng Anh qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, qua <br />
vận dụng và khảo nghiệm thấy rất hiệu quả nên tôi mạnh dạn xây dựng đề tài <br />
“Biện pháp tăng cường dạy tiếng Anh qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho <br />
học sinh lớp 3”. <br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
a. Mục tiêu:<br />
2<br />
Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh Tiểu học <br />
theo phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, tăng <br />
cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu . Hình thành và rèn luyện <br />
kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực hiện quá trình giao tiếp .<br />
Tạo hứng thú học tập môn Tiếng Anh cho học sinh, một môn học được <br />
coi là mới mẻ và khó khăn thì việc đưa ra trò chơi giao tiếp, các hoạt động tập <br />
thể để vận dụng các từ tiếng Anh đã học nhằm mục đích để các em không chán <br />
nản môn học này, có cảm giác học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi và các hoạt <br />
động khác ngoài giờ học không những chỉ giúp các em lĩnh hội được kiến thức, <br />
từ ngữ mà còn giúp các em củng cố, khắc sâu kiến thức, tự tin, tích cực, chủ <br />
động tiếp nhận tri thức, hình thành kỹ năng, phát triển nhân cách, phát triển năng <br />
lực giao tiếp, bồi dưỡng các phẩm chất và năng lực chung khác bằng chính cách <br />
của mình dưới sự giúp đỡ của giáo viên. <br />
b. Nhiệm vụ<br />
Phân tích thực trạng việc dạy tiếng Anh trước khi vận dụng đề tài.<br />
Đề ra những biện pháp tăng cường dạy tiếng Anh qua hoạt động ngoài giờ <br />
lên lớp cho học sinh lớp 3.<br />
Cách thực hiện những biện pháp.<br />
Khảo nghiệm, đánh giá hiệu quả.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Đối tượng nghiên cứu là những biện pháp tăng cường dạy tiếng Anh qua <br />
hoạt động ngoài giờ lên lớp. Cụ thể như sau:<br />
Biện pháp 1: Các hoạt động hát, múa, thể dục nhịp điệu trong lúc chuyển tiết.<br />
Biện pháp 2: Tổ chức các tiết học tập ngoài trời.<br />
Biện pháp 3: Tổ chức các tiết học thư viện.<br />
Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động câu lạc bộ tiếng Anh.<br />
Biện pháp 5: Tổ chức các sân chơi tiếng Anh.<br />
3<br />
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.<br />
Phạm vi nghiên cứu: dạy các hoạt động ngoài giờ lên lớp, áp dụng cho <br />
khối lớp 3, trường Tiểu học Lê Hồng Phong.<br />
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 năm học 2016 – 2017 tới cuối tháng 4 <br />
năm học 2017 2018.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu;<br />
b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
Phương pháp điều tra;<br />
Phương pháp quan sát khoa học;<br />
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm;<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;<br />
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;<br />
c. Phương pháp thống kê toán học<br />
II. Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
Khoản 2, Điều 28 Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 <br />
quy định “phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, <br />
tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả <br />
năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.”<br />
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là “ Giúp học sinh phát triển toàn diện về <br />
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực <br />
cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam <br />
Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học <br />
sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo <br />
4<br />
vệ tổ quốc”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số <br />
16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo <br />
cũng đã nêu: “ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học <br />
sinh , phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện <br />
từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, <br />
rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm, đem <br />
lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.<br />
Việc tổ chức các sân chơi cho các em theo chủ đề, chủ điểm, câu lạc bộ, <br />
… vừa giúp các em giải tỏa những áp lực sau những giờ học căng thẳng vừa đem <br />
đến những bài học bổ ích và lí thú mà lại tạo cho các em động lực học tập và <br />
giáo viên nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.<br />
* Ưu điểm của vấn đề khi chưa áp dụng giải pháp:<br />
Môn Tiếng Anh là môn học mới được áp dụng đối với học sinh Tiểu học <br />
trong những năm gần đây. Vì vậy một số học sinh cảm thấy có hứng thú, hoặc <br />
yêu thích với môn học còn mới mẻ này, nên mỗi khi lên lớp đa số học sinh rất <br />
tích cực.<br />
Trường có tương đối đầy đủ về thiết bị, đồ dùng dạy học như : băng <br />
đài, đĩa, máy chiếu, bảng tương tác, đồ dùng học tập... phục vụ cho việc dạy và <br />
học. Có cơ sở vật chất và xây dựng phòng học, đóng bàn ghế theo chuẩn.<br />
Có được sự hợp tác tốt giữa giáo viên và học sinh.<br />
Đặc biệt là việc triển khai sinh hoạt chuyên môn liên trường cho các giáo <br />
viên tiếng Anh mang lại hiệu quả rất lớn cho việc giảng dạy.<br />
Qua quá trình học tập, tìm hiểu qua sách báo, tài liệu cũng như quá trình <br />
giảng dạy đã giúp cho tôi có những kinh nghiệm thiết thực trong khi thực hiện.<br />
* Tồn tại khi chưa áp dụng giải pháp:<br />
5<br />
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì vẫn còn một số khó khăn còn gặp <br />
phải:<br />
Hầu hết học sinh ở đây đều là con em thuần nông, con em dân tộc thiểu <br />
số nên điều kiện đầu tư cho các em còn hạn chế, điều đó ảnh hưởng không nhỏ <br />
đến tinh thần học tập của các em.<br />
Do điều kiện và hoàn cảnh, phụ huynh chưa hiểu rõ được tầm quan <br />
trọng của môn Tiếng Anh, nên chưa quan tâm, đốc thúc các em học môn học này, <br />
dẫn đến một số em không có điều kiện mua sách vở đầy đủ. <br />
Do điều kiện phát triển về mọi mặt còn hạn chế, điều kiện để các em <br />
học sinh tiểu học được tiếp xúc với các thông tin đại chúng, các chương trình <br />
giải trí sử dụng Tiếng Anh còn ít. Dẫn đến khả năng giao tiếp của các em còn <br />
hạn chế.<br />
Bên cạnh một số em học hành nghiêm túc, có không ít học sinh khả năng <br />
tiếp thu còn hạn chế, các em chưa thực sự có kinh nghiệm trong việc tự học và <br />
củng cố kiến thức khi ở nhà. Bởi vì là môn ngoại ngữ, không phải phụ huynh <br />
nào cũng biết. <br />
Từ thực trạng mà tôi vừa nêu ra trên đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến <br />
chất lượng dạy và học môn tiếng Anh của học sinh Tiểu học. Một số học sinh <br />
khi được hỏi đã rất sợ học môn tiếng Anh vì môn này khó nhớ, khó học và khó <br />
viết. Ngoài ra, một số giáo viên cũng chưa có những biện pháp tích cực để bồi <br />
dưỡng đối tượng này nên dẫn đến việc giáo viên chưa thực sự yêu nghề, kết <br />
quả học tập của học sinh còn chưa cao.<br />
Sau đây là kết quả kiểm tra khảo sát đầu năm học 2017 – 2018 của học <br />
sinh lớp 3B và 3C khi chưa thực hiện các hoạt động dạy học mới vào giảng dạy:<br />
Tổng số Chưa hoàn <br />
STT Lớp Hoàn thành tốt Hoàn thành<br />
HS thành<br />
6<br />
1 3B 24 2 20 2<br />
2 3C 23 2 20 1<br />
<br />
<br />
Nhìn vào bảng thống kê kết quả khảo sát đầu năm học của hai lớp 3B và <br />
3C, ta thấy chất lượng học của các em còn chưa cao, còn có nhiều học sinh hoàn <br />
thành và chưa hoàn thành, số lượng học sinh hoàn thành tốt còn khiêm tốn.<br />
* Các nguyên nhân khách quan, chủ quan và yếu tố tác động. <br />
Trong năm học vừa qua, tôi được phân công giảng dạy môn Tiếng Anh tại <br />
trường TH Lê Hồng Phong, tôi thấy tình hình học môn tiếng Anh của các em <br />
chưa sôi nổi, chưa yêu thích môn học, rất nhiều học sinh ở đây là người dân tộc <br />
thiểu số, các em còn nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn, một số học sinh không có <br />
đầy đủ sách vở nên các em không đủ tự tin khi vào tiết học, những điều này ảnh <br />
hưởng rất lớn đến việc học môn tiếng Anh.<br />
Như chúng ta đã biết học sinh lớp 3 các em còn nhỏ nên việc truyền đạt <br />
kiến thức và kĩ năng đến các em hết sức khó khăn nên tôi đã dùng nhiều phương <br />
pháp khác nhau để gây hứng thú, tạo đồ dùng trực quan, trò chơi học tập, hướng <br />
dẫn cụ thể, dùng ngân hàng tranh ảnh, tài liệu nghe có liên quan cho các em được <br />
quan sát, luyện nghe để các em có thể tiếp cận bài học một cách nhẹ nhàng và <br />
hứng thú nhất. Ngoài ra, tôi còn tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp như dạy <br />
hát, múa, nhịp điệu, tiết hoạt động ngoài trời, tiết đọc thư viện, câu lạc bộ và <br />
sân chơi tiếng Anh cho học sinh, tạo cho các em sự mạnh dạn, tự tin khi thể <br />
hiện năng khiếu của mình.<br />
Bậc Tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng <br />
cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn tiếng Anh ở bậc Tiểu <br />
học cũng như những môn học khác cung cấp những tri thức ban đầu và những <br />
nhận thức về việc sử dụng ngôn ngữ nước ngoài.<br />
<br />
<br />
7<br />
Môn tiếng Anh ở bậc tiểu học là một môn học độc lập, chiếm không ít <br />
thời gian trong chương trình học của học sinh. Bởi đặc thù của môn học nó <br />
không giống như các môn học khác là ngoài giờ học trên lớp, các em không thể <br />
nhận được sự kèm cặp hay giúp đỡ nào từ phía gia đình. Nhất là vùng nông thôn <br />
của chúng tôi, hầu hết các bậc phụ huynh chỉ có rất ít kiến thức về môn tiếng <br />
Anh.<br />
Môn tiếng Anh có tầm quan trọng to lớn trong thời kỳ đổi mới hiện nay <br />
của đất nước, trong xu thế hội nhập toàn cầu hoá, cả thế giới là một ngôi nhà <br />
chung. Vì vậy, Tiếng Anh nó là môn học ngôn ngữ giao tiếp chung và được xem <br />
là ngôn ngữ quốc tế . Ở Việt Nam, những năm gần đây môn tiếng Anh cũng <br />
được bắt đầu đưa vào học ở chương trình học của bậc tiểu học, nên cần phải <br />
có từ ngữ đơn giản, gần gũi, phù hợp với hoạt động nhận thức của học sinh.<br />
Môn tiếng Anh cũng có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện <br />
tính kiên trì và ghi nhớ, từ các thao tác tư duy cần thiết cho việc tiếp cận và hình <br />
thành ngôn ngữ mới.<br />
Ở lứa tuổi tiểu học cơ thể của học sinh đang trong thời kỳ thay đổi hay <br />
nói cụ thể là các hệ cơ quan chưa hoàn thiện. Vì thế, sức dẻo dai của cơ thể còn <br />
thấp nên các em không thể làm lâu một cử động đơn điệu, dễ nhàm chán làm <br />
cho các em học sinh không tập trung được và không muốn học.<br />
Học sinh tiểu học rất hào hứng và thích tiếp xúc với một sự vật, một hiện <br />
tượng nào đó, nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh.<br />
Học sinh Tiểu học thường hiếu động, ham hiểu biết cái mới, xong các em <br />
lại chóng chán . Do vậy, trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng <br />
dạy học, tăng cường thực hành, tổ chức các trò chơi, hoạt động ngoài giờ lên lớp <br />
xen kẽ, ... để củng cố khắc sâu kiến thức. <br />
3. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
8<br />
a. Mục tiêu của giải pháp.<br />
Khi tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các em tham gia đều có cơ <br />
hội học hỏi lẫn nhau rất nhiều. Mỗi cá nhân khi giới thiệu về mình sẽ thêm tự <br />
tin hơn khi giao tiếp bằng tiếng Anh, các em có cơ hội va chạm, tiếp xúc với <br />
môi trường nói tiếng Anh. Còn các em tham dự sẽ được nghe các bạn nói, bổ <br />
sung được những kiến thức còn thiếu sót của mình. Các em được ôn lại các từ, <br />
câu, câu hỏi và câu trả lời, phản xạ tốt hơn với tiếng Anh. Khi các em tham gia <br />
hát múa bằng tiếng Anh sẽ tạo cho tinh thần thêm phấn chấn, càng thêm yêu <br />
thích môn học này hơn. Giáo viên tổ chức được nhiều sân chơi như vậy là đã tạo <br />
cho các em môi trường học tiếng Anh cực kì bổ ích và lí thú, hiệu quả học tập <br />
sẽ tăng lên rất nhiều lần.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
* Các biện pháp thực hiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp môn tiếng Anh.<br />
Biện pháp 1: Các hoạt động hát, múa, thể dục nhịp điệu trong lúc chuyển tiết.<br />
Biện pháp 2: Tổ chức các tiết học tập ngoài trời.<br />
Biện pháp 3: Tổ chức các tiết học thư viện.<br />
Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động câu lạc bộ tiếng Anh.<br />
Biện pháp 5: Tổ chức các sân chơi tiếng Anh.<br />
* Các thực hiện các biện pháp.<br />
Biện pháp 1: Các hoạt động hát, múa, thể dục nhịp điệu trong lúc <br />
chuyển tiết.<br />
Trong các tiết học liên tiếp, lúc chuyển tiết tiếp theo, học sinh vẫn phải tiếp <br />
tục bài học khác. Tránh sự nhàm chán ấy, tôi đã thêm vào các hoạt động như các bài <br />
hát, múa tiếng Anh theo chủ điểm tháng, tập bài thể dục ngắn hay ra các câu lệnh <br />
bằng tiếng Anh cho học sinh. Qua đó, đã giúp học sinh khắc sâu hơn các từ vựng, các <br />
câu, phản xạ tốt hơn với các hoạt động.<br />
Đây cũng chính là phương pháp dạy học TPR (Total Physical Response). Cụ <br />
thể như sau:<br />
<br />
9<br />
Bài hát: “Follow me”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Nguồn youtube, tên bài hát: Follow me)<br />
Lời bài hát:<br />
Follow me. Follow me. It’s as easy as can be.<br />
Follow me. Follow me. 1, 2, 3, …<br />
Clap your hands.<br />
Spin around.<br />
Bend your knees.<br />
Touch the ground.<br />
Follow me. Follow me. It’s as easy as can be.<br />
Follow me. Follow me. 1, 2, 3, …<br />
Wiggle your fingers.<br />
Tippy toe.<br />
Stretch up high.<br />
Wave hello.<br />
Follow me. Follow me. It’s as easy as can be.<br />
Follow me. Follow me. 1, 2, 3, …<br />
Flap your arms.<br />
Stomp your feet.<br />
Pat your back.<br />
10<br />
Take your seat.<br />
Lời bài hát dịch sang tiếng Việt:<br />
Làm theo tôi. Làm theo tôi. Nó thật dễ dàng để có thể làm được.<br />
Làm theo tôi. Làm theo tôi. 1, 2, 3, …<br />
Vỗ tay.<br />
Xoay quanh.<br />
Khuỵu đầu gối.<br />
Chạm đất.<br />
Làm theo tôi. Làm theo tôi. Nó thật dễ dàng để có thể làm được.<br />
Làm theo tôi. Làm theo tôi. 1, 2, 3, …<br />
Ngọ nguậy ngón tay.<br />
Nhón chân.<br />
Nhướng người lên cao.<br />
Vẫy chào.<br />
Làm theo tôi. Làm theo tôi. Nó thật dễ dàng để có thể làm được.<br />
Làm theo tôi. Làm theo tôi. 1, 2, 3, …<br />
Lắc cánh tay.<br />
Dậm chân.<br />
Vỗ nhẹ cái lung.<br />
Ngồi xuống đi.<br />
Cách thực hiện: Học sinh vừa hát vừa làm theo động tác.<br />
Mục đích: Các em được hoạt động sôi nổi qua nhạc và lời bài hát múa giúp <br />
giảm sự căng thẳng của tiết học trước, tạo không khí hào hứng cho tiết học sau. <br />
Đồng thời giúp cho các bộ phận tay, chân, gối linh hoạt hơn, tránh mỏi. Đặc biệt hơn <br />
là giúp học sinh ghi nhớ và khắc sâu các cụm từ chỉ hoạt động như: clap your hands, <br />
<br />
11<br />
spin around, bend your knees, touch the ground, wiggle your fingers, tippy toe, stretch <br />
up high, wave hello, flap your arms, stomp your feet, pat your back, take your seat.<br />
<br />
Bài hát: “Head, shoulders, knees and toes”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Nguồn youtube, tên bài hát: Head Shoulders Knees & Toes)<br />
<br />
<br />
Lời bát hát:<br />
(Lời 1) Head, shoulders, knees and toes, knees and toes.<br />
Head, shoulders, knees and toes, knees and toes.<br />
Eyes, and ears, and mouth, and nose.<br />
Head, shoulders, knees and toes, knees and toes.<br />
Let’s try a little faster.<br />
(Lời 2) Head, shoulders, knees and toes, knees and toes.<br />
Head, shoulders, knees and toes, knees and toes.<br />
Eyes, and ears, and mouth, and nose.<br />
Head, shoulders, knees and toes, knees and toes.<br />
Faster<br />
(Lặp lại lời 2 thêm 2 lần nữa)<br />
Lời bài hát dịch sang tiếng Việt:<br />
Đầu, vai, đầu gối và ngón chân, đầu gối và ngón chân.<br />
<br />
12<br />
Đầu, vai, đầu gối và ngón chân, đầu gối và ngón chân.<br />
Mắt, và tai, và miệng, và mũi.<br />
Đầu, vai, đầu gối và ngón chân, đầu gối và ngón chân.<br />
Hãy thử làm nhanh hơn tí nào.<br />
Đầu, vai, đầu gối và ngón chân, đầu gối và ngón chân.<br />
Đầu, vai, đầu gối và ngón chân, đầu gối và ngón chân.<br />
Mắt, và tai, và miệng, và mũi.<br />
Đầu, vai, đầu gối và ngón chân, đầu gối và ngón chân.<br />
Nhanh lên nữa.<br />
Cách thực hiện: Học sinh vừa hát vừa làm theo động tác.<br />
Mục đích: Khi hát đồng thời các em chạm tay vào các bộ phận cơ thể của <br />
mình mỗi lúc 1 nhanh hơn. Việc này giúp các em thêm nhanh nhẹn, giảm căng thẳng <br />
và mệt mỏi sau tiết học trước đồng thời giúp các em ôn lại các từ vựng về chủ đề <br />
các bộ phận cơ thể: head, shoulders, knees, toes, eyes, ears, mouth, nose.<br />
<br />
Bài hát: “Do it the way I do”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Nguồn youtube, tên bài hát: Bài hát tiếng anh: Do it the way I do)<br />
<br />
<br />
Lời bát hát:<br />
Clap your hands high above. Do it the way I do.<br />
Clap your hands down below. Do it the way I do.<br />
13<br />
Wave your hands to the right. Do it the way I do.<br />
Wave your hands to the left. Do it the way I do.<br />
Roll your hands high above. Do it the way I do.<br />
Roll your hands down below. Do it the way I do.<br />
Point your hand to the right. Do it the way I do.<br />
Point your hand to the left. Do it the way I do.<br />
Lời bài hát dịch sang tiếng Việt:<br />
Giơ tay lên cao và vỗ tay. Hãy làm theo cách mà tôi làm.<br />
Đưa tay xuống thấp và vỗ tay. Hãy làm theo cách mà tôi làm.<br />
Vẫy tay sang phải. Hãy làm theo cách mà tôi làm.<br />
Vẫy tay sang trái. Hãy làm theo cách mà tôi làm.<br />
Cuộn tròn tay lên cao. Hãy làm theo cách mà tôi làm.<br />
Cuộn tròn tay xuống thấp. Hãy làm theo cách mà tôi làm.<br />
Chỉ tay về bên phải. Hãy làm theo cách mà tôi làm.<br />
Chỉ tay về bên trái. Hãy làm theo cách mà tôi làm.<br />
Cách thực hiện: Học sinh vừa hát vừa làm theo động tác.<br />
Mục đích: Khi hát đồng thời các em hoạt động theo ngôn ngữ bài hát. Việc <br />
này giúp các em giảm căng thẳng và mệt mỏi sau tiết học trước và có tinh thần thoải <br />
mái cho tiết học sau. Đồng thời giúp các em ôn lại các cụm từ chỉ hoạt động và <br />
phương hướng: clap hands, wave hands, roll hands, point hand, left, right, high above, <br />
down below. <br />
Biện pháp 2: Tổ chức các tiết học tập ngoài trời.<br />
Học sinh rất thích tham gia các hoạt động và từ những hoạt động đó chúng ta <br />
cho học sinh trải nghiệm thực tế tiếng Anh. Mục đích dạy cho học sinh một số từ <br />
chỉ các hoạt động không chỉ dừng lại ở việc dạy đọc mà còn phải cho các em hoạt <br />
động thực sự thì hiệu quả của bài dạy mới cao.<br />
<br />
14<br />
Ví dụ các câu mệnh lệnh cho học sinh xếp hàng, tạo thành vòng tròn, đứng lên, <br />
ngồi xuống, quay trái, quay phải, chạy, nhảy, … (trong những tiết học thể dục hoặc <br />
các hoạt động Đội, sao Nhi đồng) tạo hoạt động vừa học vừa chơi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Make a line. Make two lines.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Make a circle. Make two circles.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Stand up. Sit down.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Turn right. Turn left.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Run slow. Run fast.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Jump. Sing.<br />
<br />
<br />
Cách tổ chức các hoạt động: Theo phương pháp MAT (Model Action Talk). <br />
Giáo viên làm mẫu, hô các câu mệnh lệnh và học sinh làm theo mệnh lệnh. Sau đó <br />
giáo viên tổ chức cho các học sinh ra lệnh cho nhau hoạt động. Có thể bố trí theo <br />
nhiều hình thức, luôn thay đổi cách thức tổ chức các trò chơi để khỏi nhàm chán, qua <br />
mỗi hoạt động trò chơi, các bài tập thể dục, học sinh lĩnh hội được một số kiến thức <br />
ngôn ngữ nhất định. Học sinh vừa được nói vừa được nghe bạn nói và hoạt động. Có <br />
thể đan xen cả các hoạt động hát, múa tiếng Anh như hoạt động thể dục thể thao. <br />
(aerobic, dân vũ)<br />
Ví dụ 1: Sau khi dạy xong Unit 4: How old are you? (Sách Tiếng Anh 3 tập 1), <br />
học sinh đã được học các số đếm, ta có thể áp dụng hình thức điểm danh sĩ số từ <br />
một đến hết. Giáo viên cho học sinh xếp thành 2 đến 3 hàng và cho học sinh điểm <br />
số.<br />
Make two/ three lines! (Học sinh xếp thành 2 hoặc 3 hàng)<br />
Let’s count from one to … <br />
(Học sinh hô to các số đếm theo trình tự từ một đến …)<br />
One (Một)<br />
Two (Hai)<br />
16<br />
Three (Ba)<br />
Four (Bốn)<br />
…<br />
Sau khi điểm số, có thể hát lại bài hát: “Let’s count from one to ten” (Sách <br />
Tiếng Anh 3 tập 1) và làm động tác theo lời đã học.<br />
Ví dụ 2: Sau khi dạy xong Unit 6: Stand up (Sách Tiếng Anh 3 tập 1), học sinh <br />
đã nắm được cách yêu cầu người khác đứng lên (Stand up!), ngồi xuống (Sit down!), <br />
ta có thể mở rộng dạy thêm một số câu mệnh lệnh khác như: Make a line, make two <br />
lines, make a circle, make two circles, make a big circle, make a small circle, turn right, <br />
turn left, …. Khi gần hết tiết học, khoảng 5 phút, giáo viên có thể củng cố lại kiến <br />
thức bằng cách cho học sinh ra sân, giáo viên làm mẫu, hô to các câu mệnh lệnh đơn <br />
giản và những lần sau có thể để cho lớp trưởng (chủ tịch hội đồng tự quản) hô cho <br />
các bạn làm.<br />
Mục đích: Hoạt động này giúp các em có cơ hội trải nghiệm thực tế, các em <br />
được thực hành nói các câu mệnh lệnh đồng thời có hoạt động tương tác. Qua hoạt <br />
động vui chơi ngoài trời, các em ôn lại và mở rộng thêm các từ cần thiết tùy theo <br />
từng hoạt động và từng bài mà giáo viên vận dụng sao cho hợp lí.<br />
Biện pháp 3: Tổ chức các tiết học thư viện.<br />
Tiết học thư viện là một hình thức mà thư viện trường TH Lê Hồng Phong đã <br />
mạnh dạn phối hợp cùng giáo viên để giúp học sinh và giáo viên sử dụng tốt những <br />
phương tiện mà thư viện mang lại nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập.<br />
Tiết học thư viện nhằm khơi gợi, mở rộng và củng cố kiến thức của học <br />
sinh qua nguồn tài nguyên sẵn có bên ngoài sách giáo khoa.<br />
Có thể tổ chức lớp học theo các hình thức sau:<br />
<br />
Tổ chức hoạt động đọc: Có thể chia HS theo nhóm, cùng trao đổi về các <br />
chủ đề đa dạng, khuyến khích thể hiện cảm nhận về tác phẩm, truyện tranh <br />
theo từng chủ đề phù hợp với từng bài học bằng nhiều cách khác nhau như đọc, <br />
viết, vẽ, kể chuyện, diễn kịch ... và cổ vũ sự thi đua giữa các nhóm.<br />
Một số truyện tranh tiếng Anh như:<br />
<br />
17<br />
Tổ chức nghe, xem băng đĩa theo chủ đề.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(Nguồn youtube)<br />
<br />
Tổ chức hoạt động khai thác thông tin qua mạng Internet, đặc biệt là <br />
những đề tài mà tài liệu sách còn ít.<br />
Ví dụ: Cách phát âm 44 âm IPA trong tiếng Anh, quy tắc nhấn trọng âm và <br />
ngữ điệu tiếng Anh, cách đọc nối âm và nuốt âm trong tiếng Anh, ...<br />
Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động câu lạc bộ tiếng Anh<br />
Mục đích của việc tổ chức câu lạc bộ tiếng Anh: <br />
Tạo động lực, khơi dậy niềm đam mê môn học tiếng Anh.<br />
Tạo một một trường giao tiếp lí tưởng.<br />
Lĩnh hội, bồi dưỡng, thực hành và nâng cao những kiến thức, kỹ năng, kinh <br />
nghiệm.<br />
<br />
19<br />
Giao lưu, kết bạn với những người bạn mới. <br />
Cách tổ chức: Ta có thể tổ chức theo các chủ đề, chủ điểm sinh hoạt theo <br />
tuần, theo tháng hoặc theo quý. Học sinh có thể tham gia theo lớp hoặc các khối lớp. <br />
Mỗi tháng ta có một chủ đề để học sinh khai thác và nắm bắt. Các chủ đề, chủ điểm <br />
có thể đan xen nhau và tự giáo viên bố trí sao cho phù hợp. Sau đây là một số ví dụ:<br />
Ví dụ 1: Tháng thứ nhất, ta cho học sinh thi nhau học tập theo chủ đề: <br />
“Alphabet”. Ta có thể đặt cho mỗi nhóm học tập một cái tên tương ứng với tên một <br />
chữ cái để các em tự nhớ tên chủ đề của mình và của các bạn trong lớp. Hết tháng, ta <br />
lại tiếp tục đặt tên cho các em theo chủ đề khác “school objects”, “colour”, “family <br />
members”, … Mỗi khi hoạt động các trò chơi thì chúng ta gọi tên các em theo tên chủ <br />
đề và các học sinh cũng phải nhớ tên chủ đề của bạn. Làm như vậy, các em mới <br />
thực sự hào hứng trong việc thi đua học tập và khắc sâu từ vựng, kiến thức đã học <br />
hơn. Câu lạc bộ tiếng Anh có thể thu hút các em học sinh Tiểu học tham gia nhiều <br />
nhất là ta dạy các bài hát tiếng Anh theo chủ điểm của tháng. Mỗi một chủ điểm, ta <br />
vận dụng để dạy cho các em một hoặc hai bài hát tiếng Anh.<br />
Ví dụ 2: Đây là một buổi sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh trong thời gian <br />
khoảng 40 phút. Sau khi học xong Unit 2: What’s your name? (Sách Tiếng Anh 3 tập <br />
1), học sinh đã biết đọc các chữ cái tiếng Anh từ A đến Z, ta đặt tên mỗi học sinh <br />
bằng một chữ cái và học sinh đó tự giới thiệu tên mình (I’m A/ I’m B/ …) và các học <br />
sinh khác nhớ tên bạn mình.<br />
Sau đó, cho các em hát lại bài hát “Alphabet Song”: thi hát theo nhóm, hát cá <br />
nhân bài hát. Khi học sinh đã nắm vững các chữ cái, giáo viên cho các em chơi trò <br />
chơi “Apple pass”.<br />
Học sinh xếp thành một vòng tròn. Giáo viên hô: “Let’s sing”. Học sinh hát bài <br />
hát “Alphabet Song”. Trong khi hát học sinh truyền tay nhau 1 quả táo. Khi giáo viên <br />
hô: “Stop!”. Học sinh dừng hát. Lời bài hát dừng khi quả táo ấy vào tay học sinh nào <br />
thì học sinh ấy phải tự giới thiệu bản thân: “Hello. I’m H. Nice to meet you!”, những <br />
học sinh còn lại sẽ hô to: “Nice to meet you, too.”<br />
Cuối cùng các em chơi trò chơi “Ask and answer”. Một em học sinh lên, các em <br />
học sinh khác có thể nói bất kì câu nói hay câu hỏi nào đã học để cho học sinh đấy <br />
trả lời.<br />
<br />
20<br />
Ví dụ: (Học sinh lên bảng là S, các học sinh khác là A, B, C, D, …)<br />
A: Hi. How are you?<br />
S: I’m fine, thank you.<br />
B: Hi. I’m B.<br />
S: Hello. I’m S.<br />
C: Nice to meet you.<br />
S: Nice to meet you, too.<br />
D: Goodbye.<br />
S: Bye. See you later.<br />
Ta cho các em thay nhau lên bảng để đáp lại câu nói của các bạn. Khi học <br />
nhiều nội dung hơn, có nhiều câu hỏi hơn, học sinh càng có nhiều câu để đối thoại. <br />
Đối với mỗi bài, ta lại có thêm câu hỏi và trả lời về các chủ đề khác nhau như: tên, <br />
tuổi, thời tiết, gia đình, …<br />
Ví dụ 3: Khi học sinh học xong chủ đề về đồ dùng học tập (school objects) <br />
Unit 8: This is my pen (Tiếng Anh 3 tập 1), giáo viên tổ chức cho các em chơi trò chơi <br />
“Go to the bookshop”. Học sinh sẽ được đặt tên theo các từ chỉ đồ dùng học tập: <br />
book, pencil, pen, ruler, eraser. Gồm có 5 nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 đến 5 em. Mỗi <br />
nhóm được đặt tên lần lượt theo tên các đồ dùng học tập nói trên, khi các em đã được <br />
đặt tên thì mỗi em phải nhớ đúng tên mình. Giáo viên nêu luật chơi và làm mẫu một <br />
lần, sau đó cho học sinh chơi còn giáo viên quan sát, làm trọng tài, em nào không <br />
được gọi tên mà đến hoặc em nào được gọi tên mà không đến sẽ phải nhảy lò cò <br />
xung quanh lớp học.<br />
Giáo viên muốn mua một quyển sách thì sẽ hô: “I want a book.”. Học sinh có <br />
tên gọi là “book” sẽ chạy lại vị trí cạnh giáo viên. Giáo viên muốn mua 2 cây thước <br />
thì sẽ hô: “I want two rulers.”. Hai em học sinh có tên là “ruler” sẽ chạy lại chỗ giáo <br />
viên. Sau khi giáo viên hô hết các từ chỉ đồ dùng học tập thì học sinh sẽ thay giáo <br />
viên để “Go to the bookshop”. Học sinh đó sẽ hô các câu “I want …” để các bạn khác <br />
làm theo ý mình.<br />
<br />
<br />
21<br />
Mục đích: Cứ như vậy, học sinh thay nhau đóng vai người đi mua đồ dùng học <br />
tập “Go to the bookshop” và được gọi tên các từ chỉ các đồ dùng học tập. Còn các <br />
học sinh được đặt tên theo các đồ dùng học tập được nghe và phản xạ với các từ <br />
nghe được. Điều này tạo cho các em khắc sâu hơn các từ đã học và nói thành thạo <br />
hơn các từ chỉ đồ dùng học tập.<br />
Biện pháp 5: Tổ chức các sân chơi tiếng Anh.<br />
Đối với mỗi trường, mỗi năm ít nhất cũng nên tổ chức giao lưu tiếng Anh cấp <br />
trường một hoặc hai lần cho học sinh. Có thể tổ chức theo khối hoặc theo trường để <br />
học sinh các lớp, các khối lớp có cơ hội giao lưu, vui chơi, học hỏi lẫn nhau.<br />
Học sinh sẽ tham gia thi các phần thi tìm hiểu kiến thức tiếng Anh bằng cách <br />
trả lời các câu hỏi giống như các chương trình giải trí trên truyền hình: Chiếc nón kì <br />
diệu, Ai là triệu phú, Tam sao thất bản, Đường lên đỉnh Olympia, Rung chuông vàng, <br />
Hộp quà bí ẩn…<br />
Ngoài các đội tham gia thi, các thành viên tham gia thi còn có phần tham gia <br />
của khán giả, việc này khích lệ các em quan tâm và tham gia học tập, khắc sâu hơn <br />
những kiến thức đã học, bổ sung những kiến thức còn thiếu sót.<br />
Lồng ghép vào chương trình không thể thiếu được phần thi năng khiếu gồm <br />
các năng khiếu: hát, múa, ngâm thơ, diễn kịch, … bằng tiếng Anh. Mục đích là làm <br />
cho học sinh mạnh dạn hơn khi giao tiếp bằng tiếng Anh. Học sinh hòa mình vào <br />
môi trường nói tiếng Anh để không bị lung túng khi thực hành giao tiếp tiếng Anh.<br />
Sau đây là minh họa chương trình Giao lưu tiếng Anh cho học sinh khối 3 <br />
vào dịp kỉ niệm ngày 26/3 – ngày thành lập Đoàn TNCS HCM. Thời gian tổ chức <br />
là 60 phút.<br />
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị nội dung chương trình, các câu hỏi đáp án, <br />
chuẩn bị về thiết bị: loa, đài, máy chiếu, hệ thống các câu hỏi và đáp án trình <br />
chiếu. Chuẩn bị phần thưởng để khích lệ học sinh. Học sinh tham gia ôn lại <br />
<br />
<br />
22<br />
những kiến thức đã học, tập hát các bài hát đã học hoặc những bài hát gần với <br />
chương trình. Học sinh gồm có 6 em, chia làm 2 đội chơi.<br />
Bước 1: Thi cá nhân (mỗi em có 5 phút cho phần thi này)<br />
Từng em học sinh sẽ giới thiệu về mình (màn chào hỏi: Hello, My <br />
name’s … . I’m in class … . I’m … years old, …)<br />
Sau đó các em sẽ thi hát các bài hát tiếng Anh, có thể múa minh họa.<br />
Mỗi học sinh sẽ bóc thăm trả lời các câu hỏi bằng cách chọn số trên màn <br />
hình. Các câu hỏi cõ thể đưa ra như sau (phần này ta có thể đặt câu hỏi dựa theo <br />
cách thức của chương trình “Ai là triệu phú”)<br />
Câu hỏi 1: Em đáp lại thế nào bằng tiếng Anh khi có một người chào em <br />
bằng câu: “Good morning!”?<br />
A. Good evening! B. Good morning!<br />
C. Goodbye! D. Good afternoon!<br />
Câu hỏi 2: Em hãy yêu cầu bạn em “gấp sách lại” bằng tiếng Anh?<br />
A. Close your book, please. B. Open your book, please.<br />
C. Sit down, please. D. Stand up, please.<br />
Câu hỏi 3: Em hỏi thế nào mà bạn đáp lại câu: “I’m eight years old.”?<br />
A. What’s your name? B. How are you?<br />
C. How old are you? C. What is this?<br />
…<br />
<br />
<br />
Bước 2: Dành cho khán giả.<br />
Giáo viên đưa hình ảnh lên máy chiếu và yêu cầu học sinh đọc bằng tiếng <br />
Anh các từ chỉ hình ảnh đó, rồi đánh vần các con chữ. Nếu đọc đúng từ và đánh <br />
vần đúng các con chữ trong từ đấy thì nhận được phần quà. Thời gian dành cho <br />
phần này khoảng 10 phút. Các từ đưa ra cho học sinh phải phù hợp với mọi đối <br />
23<br />
tượng học sinh tham gia, không thách đố các em nhiều. Các hình ảnh đưa ra là <br />
các hình ảnh theo các chủ đề như: đồ dùng học tập (book, pen, ruler, eraser, <br />
pencil, …), màu sắc (red, pink, white, black, green, blue, …), các thành viên trong <br />
gia đình (father, mother, grandmother, grandfather, sister, brother, …), đồ chơi <br />
(car, yoyo, doll, teddy bear, ship, plane, …), … . Giáo viên đưa ra hình ảnh, có <br />
các câu hỏi gợi ý, số chữ cái trong từ, theo cách chơi của chương trình “Chiếc <br />
nón kì diệu”.<br />
Ví dụ:<br />
Câu 1: Đây là một từ gồm có 3 chữ cái, là một đồ dùng học tập.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
P E N<br />
Câu 2: Đây là một từ gồm có 4 chữ cái, là từ chỉ màu sắc.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
B L A C K<br />
Câu 3: Đây là một từ gồm có 5 chữ cái, là một loại đồ chơi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
R O B O T<br />
…<br />
Sau khi học sinh đưa ra câu trả lời, giáo viên đưa ra đáp án cụ thể và sẽ có <br />
phần quà cho khán giả nếu như có câu trả lời đúng. Tùy từng tình huống mà giáo <br />
viên có thể chọn một số câu hỏi theo các chủ đề. Phần này càng có nhiều câu <br />
hỏi và có nhiều học sinh tham gia càng tốt.<br />
24<br />
Bước 3: Thi đồng đội.<br />
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị mỗi đội chơi 1 bảng viết bút dạ, 1 cái hộp, <br />
trong hộp có các đồ dùng học tập: bút mực, bút chì, thước kẻ, sách, tẩy, các đồ <br />
chơi: rô bốt, thuyền, ô tô, búp bê, quả bóng. <br />
Cách chơi: Phần này mỗi đội có thời gian là 10 phút, chơi giống một phần <br />
trong trò chơi “Tam sao thất bản”. Mỗi đội có một em được cử làm thư ký ghi <br />
lại các từ bạn mình đọc, một em là người sờ tay vào trong chiếc hộp và nhặt lần <br />
lượt các đồ có trong hộp rồi đọc tên các đồ vật mình sờ được (không được <br />
nhìn): pen, ruler, book, pencil, eraser, robot, car, ship, doll, ball. Còn một em khác <br />
sẽ là người hỗ trợ, để những vật đã được đọc tên vào vị trí đúng sai. Cứ như <br />
vậy, hết 10 phút các em sẽ thi xem đội nào nhặt và gọi đúng tên nhiều đồ vật <br />
hơn, viết đúng nhiều từ hơn.<br />
Ví dụ:<br />
Đội thứ nhất:<br />
Một em sờ tay vào hộp đựng đồ có chứa các vật như: pen, book, ruler, <br />
robot, car, ball, ship, eraser.<br />
Khi em học sinh này sờ vào cây bút mực và cầm lên (mắt không được nhìn <br />
vào vật) và hô to: pen. Em học sinh được cử làm thư kí phải viết lại đúng từ pen. <br />
Nếu như em học sinh đọc sai hay viết sai thì thứ đồ vật nhặt được đó phải để <br />
vào giỏ có tên là Wrong, ngược lại nếu cả đọc và viết đúng thì được để ở giỏ có <br />
tên là Right. Cứ như vậy cho đến khi đến khi hết các đồ vật.<br />
Đội thứ hai:<br />
Gồm có các vật trong hộp: car, doll, eraser, ship, ruler, pen, pencil, ball.<br />
Hình thức chơi cũng tương tự như đội thứ nhất, chỉ thay đổi một vài thứ <br />
trong hộp cho khác đội bạn.<br />
<br />
<br />
25<br />
Sau khi cả hai đội đã hoàn thành phần thi này thì cho các em cùng đếm các <br />
đồ vật mà các em gọi đúng tên và viết đúng từ tiếng Anh:<br />
Right: One, two, three, …<br />
Wrong: One, …<br />
Sau mỗi phần chơi giáo viên cho điểm và tổng hợp, cuối buổi nên phân <br />
công giải cá nhân và giải đồng đội luôn, trao quà để động viên tinh thần học tập <br />
của các em.<br />
Việc áp dụng cho từng bài, từng phần dạy cụ thể hay từng đối tượng học <br />
sinh còn phụ thuộc rất nhiều vào kế hoạch và cách tổ chức của người giáo viên <br />
sao cho phù hợp với từng chủ điểm, chủ đề bài dạy.<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các biện pháp.<br />
<br />
Các biện pháp có mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ, bổ trợ và tác động qua <br />
lại với nhau. Nếu giải pháp đưa ra thì phải có biện pháp cụ thể phù hợp với <br />
từng đối tượng học sinh, phù hợp với điều kiện và cơ sở vật chất của trường, <br />
lớp, năng lực của giáo viên, khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh. Nếu giải <br />
pháp đưa ra mà không có biện pháp cụ thể thì kết quả thu được sẽ không hiệu <br />
quả.<br />
Xây dựng môi trường giàu ngôn ngữ hay cho học sinh cơ hội học hỏi, giao <br />
lưu và học tập đều làm cho học sinh có điều kiện trải nghiệm, thực hành giao <br />
tiếp nhiều hơn, tất cả nhằm đi đến mục tiêu chất lượng học môn tiếng Anh sé <br />
ngày một tốt hơn.<br />
<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi <br />
hiệu quả ứng dụng.<br />
<br />
Qua thời gian áp dụng những hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên <br />
lớp môn tiếng Anh cho học sinh lớp 3 , tôi đã tổ chức kiểm tra đánh giá và đối <br />
<br />
26<br />
chiếu kết quả học tập của học sinh giữa học kì I và giữa học kì II cao hơn rất <br />
nhiều. Số lượng học sinh hoàn thành tốt và hoàn thành tăng đáng kể, không còn <br />
học sinh chưa hoàn thành chương trình.<br />
<br />
Dưới đây là bảng thống kê kết quả khảo nghiệm bài kiểm tra đánh giá <br />
giữa học tập giữa học kì II của học sinh lớp 3B và 3C năm học 2017 – 2018 như <br />
sau:<br />
Tổng số Chưa hoàn <br />
STT Lớp Hoàn thành tốt Hoàn thành<br />
HS thành<br />
1 3B 24 7 17 0<br />
2 3C 23 6 17 0<br />
<br />
<br />
<br />
Từ việc so sánh, đối chiếu kết quả cùng với việc theo dõi quá trình học <br />
tập của học sinh trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp, tôi nhận thấy có một <br />
số ưu điểm và nhược điểm như:<br />
<br />
* Ưu điểm:<br />
<br />
Một số HS có thể phát huy khả năng ngôn ngữ của mình, đặc biệt là <br />
ngôn ngữ Anh.<br />
<br />
Thông qua các bài hát, múa, bài thể dục, các câu chuyện tiếng Anh giúp <br />
cho HS tự tin hơn trong các kỹ năng đặc biệt là giao tiếp (ngữ âm và ngữ điệu), <br />
dịch thuật (từ bài hát tiếng Anh sang nội dung tiếng Việt) và khả năng âm nhạc <br />
của mình.<br />
<br />
HS nhanh nhẹn hơn, không bị gò bó một chỗ mà còn có thể vận động tay <br />
chân, được vui chơi và thực hành cũng như được nâng cao năng lực làm việc tập <br />
thể, năng lực cá nhân.<br />
<br />
<br />
27<br />
Ngoài việc dạy và học trên lớp, HS tích cực tham gia các hoạt động <br />
ngoại khóa, ngoài trời theo các chủ đề, chủ điểm: thiên nhiên, con người và cuộc <br />
sống xung quanh, ... nhằm củng cố và khắc sâu hơn các nội dung, kiến thức <br />
tiếng Anh đã học.<br />
<br />
Học sinh có cơ hội được tiếp xúc, trải nghiệm và thực hành nhiều hơn <br />
với môi trường tiếng Anh.<br />
<br />
Một vài HS hướng nội có chiều hướng cởi mở hơn, mạnh dạn hơn trong <br />
giao tiếp song ngữ (cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt) từ đó khắc phục được những <br />
khuyết điểm của bản thân.<br />
<br />
* Nhược điểm:<br />
<br />
GV phải đầu tư rất nhiều thời gian, công sức và trí tuệ cho việc xây <br />
dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp.<br />
<br />
GV có thể rơi vào tình trạng lạm dụng quá nhiều, không xác định được <br />
trọng tâm chính của bài dạy, gây xao nhãng nội dung bài học trên lớp. <br />
III. Phần kết luận và kiến nghị.<br />
1. Kết luận.<br />
Qua thực tế giảng dạy Ngoại ngữ tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong, tôi <br />
có thể nói rằng việc nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh cho học sinh là <br />
vô cùng quan trọng vì: Nếu như các em có được hứng thú đối với môn học thì <br />
các em mới nỗ lực phấn đấu hết mình để đạt được kết quả cao trong học tập. <br />
Vì vậy tôi luôn cố gắng trau dồi thêm kiến thức, làm mới phong cách dạy của <br />
mình để thu hút trẻ học môn tiếng Anh. Tuỳ từng hoàn cảnh thời gian, địa điểm <br />
và điều kiện vật chất tinh thần cụ thể mà giáo viên có thể sáng tạo ra các hoạt <br />
động khác nhau nhằm củng cố và khắc sâu kiến thức. Cách thức tổ chức phải <br />
phù hợp với đặc điểm của từng lớp học sinh; tác động đến tình cảm, đem lại <br />
28<br />
niềm vui, tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Qua quá trình thực nghiệm, <br />
bản thân giáo viên và học sinh đều rất hứng thú trong việc dạy và học. Học sinh <br />
học tập một cách chủ động, giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn hoạt <br />
động. Vì vậy, tôi mong sáng kiến của mình sẽ được áp dụng một cách rộng rãi <br />
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh ở Tiểu học. Rất mong được <br />
các đồng nghiệp nhiệt tình đón nhận và góp ý nhằm hoàn thiện hơn.<br />
2. Kiến nghị.<br />
Qua quá trình nghiên cứu đề tài này tôi xin đề xuất một vài ý kiến nhằm <br />
góp phần nâng cao chất lượng môn tiếng Anh và để cho đề tài được áp dụng có <br />
hiệu quả cao trong thực tế, tôi xin kiến nghị:<br />
2.1. Đối với nhà trường:<br />
Thư viện trường cần bổ sung các sách, truyện song ngữ tiếng Anh – tiếng <br />
Việt cho học sinh Tiểu học.<br />
Tạo điều kiện quan tâm hỗ trợ trang thiết bị, tổ chức các hoạt động ngoài <br />
giờ lên lớp môn tiếng Anh.<br />
<br />
2.2. Đối với phòng Giáo dục:<br />
Hằng năm nên tổ chức các cuộc thi giao lưu tiếng Anh giữa các trường <br />
trong cụm chuyên môn và giữa các trường trong huyện để học sinh có cơ hội <br />
giao lưu học hỏi về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế về bộ môn tiếng <br />
Anh.<br />
Trong quá trình nghiên cứu và viết đề tài này tôi không tránh khỏi những <br />
thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình và kịp thời của <br />
đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn <br />
thiện hơn.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />
Krông Ana, ngày 28 tháng 3 năm 2018<br />
29<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Phượng Đan<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
................................................................................................................