YOMEDIA
ADSENSE
SKKN: Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và ý thức trách nhiệm, đối với cán bộ giáo viên
547
lượt xem 69
download
lượt xem 69
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Công tác kiểm tra nội bộ rất quan trọng nên khi được giao trọng trách quản lý nhà trường, người hiệu trường cần có các biện pháp thích hợp nhất để tiến hành kiểm tra nội bộ, nhằm thúc đẩy sự phát triển của nhà trường. Mời các bạn tham khảo bài SKKN này nhé.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và ý thức trách nhiệm, đối với cán bộ giáo viên
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN MỎ CÀY SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Họ và tên: Nguyễn Thị Sậm - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị Trấn Mỏ Cày - Tên sáng kiến kinh nghiệm: Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và ý thức trách nhiệm, đối với cán bộ giáo viên – nhân viên. 1
- A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Bối cảnh của đề tài: Công tác kiểm tra nội bộ trường học có một vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển nhà trường. Vì thông qua công tác kiểm tra giúp người hiệu trưởng nắm bắt được nhanh nhất thực trạng của các nội dung công việc, thực trạng trình độ chuyên môn của đội ngũ, cơ sở vật chất, tiền lực, vật lực của nhà trường, từ đó mà có kế hoạch dài hạn, hoặc ngắn hạn để khắc phục tồn tại, điều chỉnh và phát triển nhà trường theo đúng hướng. Do công tác kiểm tra nội bộ có tầm quan trọng như vậy nên khi được giao trọng trách quản lý nhà trường, người hiệu trường cần có các biện pháp thích hợp nhất để tiến hành kiểm tra nội bộ, nhằm thúc đẩy sự phát triển của nhà trường. II. Lý do chọn đề tài: “ Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và ý thức trách nhiệm, đối với cán bộ giáo viên – nhân viên”. Để đẩy mạnh các hoạt động trong nhà trường, là biện pháp mà bản thân tôi đã lựa chọn, vì theo tôi chỉ có tăng cường công tác kiểm tra, hiệu trưởng mới có điều kiện nắm bắt được mọi vấn đề trong các hoạt động của giáo viên, nhân viên, của học sinh. Hiệu trưởng mới nắm được mặt mạnh để phát huy và mặt chưa mạnh để tìm biện pháp khắc phục. Tôi đã thực hiện biện pháp này trong năm học qua thu đã được những kết quả rất tốt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của nhà trường. III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Trong trường Tiểu học Thị Trấn Mỏ Cày và đối tượng nghiên cứu là cán bộ giáo viên, nhân viên trường Tiểu học Thị Trấn Mỏ Cày và học sinh của trường, trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao. IV. Mục đích yêu cầu: Kiểm tra cần có kế hoạch cho cả năm, cho từng kỳ, từng mặt công tác, kiểm tra để thúc đẩy sự phát triển của các mặt công tác, thúc đẩy sự phát triển của nhà trường. Kiểm tra để đánh giá nên chỉ nhằm vào công việc chứ không nhằm vào 2
- con người. V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu. Đội ngũ giáo viên có tinh thần cầu tiến, có nhiều mặt mạnh chưa được phát huy, còn một số hạn chế nhưng qua trao đổi nhà trường, có phát huy ưu điểm và khắc phục được những hạn chế. B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận: Kiểm tra là biện pháp của quản lý, chức năng của quản lý. Kiểm tra phương thức thu nhận thông tin. Đó là một hệ thống quan sát và so sánh xem lao động sư phạm thực tế có phù hợp với kế hoạch, tiêu chuẩn quy tắc đã dự kiến trước hay không. Vạch rõ kết quả tác động của chủ thể đến khách thể, vạch rõ những lệch lạc phạm phải. Kiểm tra có tầm quan trọng đối với hoạt động dạy và học cũng như tất cả các mặt hoạt động của nhà trường. Không kiểm tra nhà trường sẽ không tiến bộ được. Qua kiểm tra giáo viên sẽ có trách nhiệm hơn trong công việc được giao. Qua kiểm tra sẽ đánh giá đúng thực chất nhiệm vụ của từng giáo viên, khen giáo viên có thành tích, tìm hiểu những nguyên nhân của sự tồn tại, hướng dẫn một số biện pháp giúp giáo viên hoàn thành tốt công việc được giao. II. Thực trạng của vấn đề năm học 2011-2012: Qua tìm hiểu kết quả các hoạt động của trường tiểu học……. trong năm qua, tôi thấy: 1. Thuận lợi: + Công đoàn vững mạnh, luôn là chỗ dựa vững chắc để nhà trường triển khai nhiệm vụ năm học. + Ban giám hiệu đã học qua lớp thanh tra. + Đội ngũ CBGV-NV đủ về số lượng, có tinh thần đoàn kết. Trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn 100%, tay nghề đạt từ khá trở lên 100%. Tỉ lệ giáo viên dạy giỏi các cấp cao từ cấp huyện tỉnh. 3
- + Địa bàn trường quản lý tập trung một điểm trường. 2. Khó khăn: + Trường có quy mô lớn ( hạng 1) với 32 lớp và 1097 học sinh. Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên là 53. Trường có tổ chức dạy hai buổi trên ngày cho 32/32 lớp, với 10 lớp bán trú. + Một số giáo viên dạy còn mang tính chất nhồi nhét kiến thức cho học sinh, từ đó học sinh tiếp thu bài một cách thụ động ( học vẹt, bài mẫu). + Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ đổi mới phương pháp giảng dạy khá đầy đủ, nhưng chưa được giáo viên khai thác sử dụng một cách triệt để, chưa có ý thức bảo quản tốt. + Một số giáo viên, nhân viên tinh thần trách nhiệm chưa cao trong công việc, chỉ làm cho xong việc chưa chú ý đến hiệu quả. + Tổng phụ trách đội mới tuyển năm 2010, do đó chưa có kinh nghiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ. Để giải quyết các mặt hạn chế đó tôi chọn phương án kiểm tra. III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 1.Tăng cường Kiểm tra để từng bước nâng cao chất lượng Dạy và Học: + Để thực hiện tốt mục tiêu đào tạo và giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh nắm vững kỹ năng đọc, viết, tính toán, có hiểu biết cần thiết về thiên nhiên, xã hội, con người. + Hoạt động dạy và học là nhiệm vụ trung tâm của nhà trường. Trẻ em được trở thành con ngoan trò giỏi nhờ có giáo dục. Trong phạm trù giáo dục thì giáo dục trí tuệ là khâu quan trọng nhất. + Hoạt động dạy và học tô đậm chức năng xã hội của nhà trường đặc trưng cho nhiệm vụ của nhà trường và là hoạt động trung tâm, là cơ sở khoa học của các hoạt động giáo dục khác. Nhiệm vụ của hoạt động dạy và học là làm cho học sinh nắm vững tri thức khoa học một cách cơ bản, có những kỹ năng, kỹ xảo trong học tập, lao động, trong cuộc sống. Phát triển trí tuệ học sinh trong quá trình nắm tri 4
- thức trước hết là phải phát triển tư duy, độc lập sáng tạo, hình thành năng lực nhận thức và hành động của học sinh. Nhiệm vụ của người làm công tác quản lý trường học là phải đảm bảo chất lượng nội dung giáo dục toàn diện của việc dạy và học. Quản lý việc cải tiến phưng pháp, phù hợp với đặc trưng bộ môn và phù hợp với tâm lý của từng học sinh. Để có các biện pháp quản lý phù hợp tôi vận dụng một số nội dung kiểm tra như sau: 1.1- Kiểm tra việc thực hiện chương trình: Nội dung kiểm tra: Dự giờ một tiết dạy, kiểm tra sổ chương trình hoá, kế hoạch bài dạy. Nhằm giúp giáo viên: Thực hiện đúng, đủ Chương trình của từng môn học, ở từng khối lớp. Đảm bảo truyền thụ đủ, đúng nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản của từng môn học ở từng khối lớp của từng dạng bài. Có hình thức tổ chức dạy học phù hợp cho từng môn học của từng khối lớp. Giúp giáo viên nắm vững chương trình của từng môn học của từng khối lớp mà mình phụ trách. Để giáo viên thực hiện tốt chương trình Ban giám hiệu đã: + Phổ biến đầu năm những biến đổi hoặc những vấn đề mới về chương trình. - Giúp giáo viên lập kế hoạch thực hiện chương trình thông qua tổ nhóm chuyên môn. - Có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện chương trình ở các môn học: + Kế hoạch giảng dạy: Một tháng một lần, trước buổi sinh hoạt chuyên môn, BGH kiểm tra việc lên kế hoạch giảng dạy của Khối trưởng có đúng với kế hoạch giảng dạy của trường không, sau đó mới cho phổ biến ở tổ. + Chương trình khối, chương trình cá nhân: Kiểm tra việc thực hiện chương trình, thời khoá biểu của giáo viên bằng hình thức: Quan sát các hoạt động của Giáo viên, học sinh trên lớp. 5
- + Dự các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn: Phân công để trong một tháng , sinh hoạt của một tổ chuyên môn có một Ban giám hiệu dự, cùng xây dựng và giải quyết những vấn đề còn vướn mắc trong chuyên môn của Khối . + Dự giờ thăm lớp: Để chọn giáo viên dạy giỏi các cấp, để kiểm tra việc triển khai chuyên đề, để kiểm tra theo định kì và bồi dưỡng nâng cao khả năng, giảng dạy cho giáo viên dưới hai hình thức: báo trước và đột xuất. 1.2 Kiểm tra việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên nhằm giúp giáo viên: - Thống nhất cách soạn của từng môn học ở từng khối lớp theo các dạng bài soạn giờ ôn tập, kiểm tra, thực hành ( soạn mới hay bổ sung ). Yêu cầu về giáo án Xác định chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, kiến thức trọng tâm cần khắc sâu. Rèn kỹ năng gì? Và đồ dùng dạy học phải chuẩn bị. Tránh trường hợp bắt học sinh học thuộc lòng một cách máy móc ..v..v. Để quản lý tốt việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên, tôi đã chọn đã chọn các hình thức kiểm tra: - Kiểm tra đột xuất . - Kiểm tra sau dự giờ. - Kiểm tra định kỳ cùng khối trưởng chuyên môn. - Kiểm tra chéo trong buổi sinh hoạt chuyên môn. - Kiểm tra việc chuẩn bị giờ lên lớp. - Đồ dùng trực quan cho giờ dạy . Từ một giờ lên lớp chúng tôi phát hiện ra nhiều mối liên hệ đến vấn đề học tập của học sinh. Kinh nghiệm dạy của giáo viên, học tập của học sinh, sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học ..v..v. Đặc biệt là tình hình quản lý các bộ phận phục vụ trong trường. ( Thư viện –Thiết bị). Qua kiểm tra giờ lên lớp của giáo viên BGH nắm được khả năng tổ chức điều khiển học sinh học tập, truyền thụ kiến thức, phương pháp dạy và học phù với từng đối tượng của lớp, việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. việc rèn kỹ năng 6
- và hướng dẫn học sinh phương pháp học tập từng bộ môn, cách học ở nhà, cách học ở lớp của từng học sinh. * BGH đã vận dụng nhiều hình thức dự giờ khác nhau: + Dự giờ các giáo viên khác nhau để kiểm tra chất lượng giảng dạy, kết quả học tập của học sinh. + Dự giờ các giáo viên cùng một bộ môn ở các lớp khác nhau để so sánh trình độ của họ, rút ra ưu nhược điểm chính của mỗi người, phát hiện ra những vấn đề cần điều chỉnh trong phương pháp dạy và học môn đó. + Dự giờ theo chuyên đề nắm chắc trình độ của một giáo viên hay một lớp học sinh nhằm rút kinh nghiệm về một nội dung cần tập trung giải quyết. Tôi đã thống nhất những việc cần làm khi dự giờ được tiến hành theo một quy trình: Dự giờ, khảo sát chất lượng, phân tích, tư vấn, đánh giá. + Chuẩn bị: Lập kế hoạch dự giờ, xác định vị trí của bài học trong chương trình, mục đích của bài giảng và dự kiến hoạt động của thầy và trò. Dự kiến nội dung cần khảo sát và ước định những tiêu chuẩn đánh giá giờ dự. + Dự giờ: Quan sát diễn biến thực tế của bài lên lớp, thu thập thông tin phục vụ cho mục đích dự giờ. Quá trình quan sát này thực hiện theo tiến trình các tình huống dạy và học, hoạt động của thầy và trò, chuẩn bị của GV-HS, xử lý các tình huống sư phạm..v..v.. + Phân tích, trao đổi người được kiểm tra. Đồng thời khi kiểm tra tôi luôn luôn có thái độ giúp đỡ chỉ ra những hạn chế, có nhận xét đánh giá và giúp giáo viên khắc phục những hạn chế. + Kết quả tay nghề giáo viên năm 2011: trường không còn giáo tay nghề trung bình. + Ngoài việc kiểm tra giờ lên lớp kiểm tra khảo sát theo định kỳ cũng rất quan trọng, đánh giá chất lượng dạy của giáo viên qua kết quả học tập của học sinh. 7
- Qua kiểm tra sẽ đánh giá đúng chất lượng của từng lớp, có nhận xét trong hội đồng sư phạm nhà trường. Do tổ chức kiểm tra chất lượng thường xuyên và nghiêm túc nên chất lượng dạy và học ngày một nâng cao, kết quả điểm kiểm tra định kỳ trên 98% một số lớp đạt tỷ lệ khá giỏi cao. Nâng cao chất lượng dạy và học ngoài việc kiểm tra giờ lên lớp, kiểm tra các lực lượng tiến hành các hoạt động giáo dục mà còn kiểm tra hoạt động tổ nhóm chuyên môn. Ban giám hiệu có kế hoạch kiểm tra và thống nhất phương pháp kiểm tra. Nội dung kiểm tra gồm : 1.3 Kiểm tra tổ trưởng: Nhận thức về vai trò của tổ trưởng chuyên môn. Nhận định của tổ trưởng về từng tổ viên. * Kiểm tra hồ sơ chuyên môn: Mỗi năm kiểm tra 2 lần. Qua kiểm tra có rút kinh nghiệm cụ thể từng giáo viên. Có ghi biên bản và có kiểm tra lại nếu giáo viên có sai sót. Qua thực hiện kết quả đa số giáo viên thực hiện hồ sơ tốt. * Bồi dưỡng nghiệp vụ: Kiểm tra công tác chuẩn bị của tổ và kết quả thực hiện. Thực hiện các chuyên đề, rút kinh nghiệm của tổ. Tổ chức các hội giảng cấp tổ, cấp trường. * Chỉ đạo phong trào học tập: Bồi dưỡng học sinh giỏi Phụ đạo học sinh kém Theo dõi học sinh yếu kém Xây dựng cách học bộ môn Ngoại khoá tham quan Qua các đợt kiểm tra có rút kinh nghiệm cụ thể trong hội đồng sư phạm. 8
- * Chất lượng dạy học: Dự giờ, trao đổi với học sinh, khảo sát chất lượng. 1.4- Kiểm tra Hoạt động ngoài giờ lên lớp để giáo dục toàn diện: + Để tiến hành giáo dục toàn diện quá trình sư phạm diễn ra trong trường không chỉ ở trong giờ lên lớp mà còn ở nhiều dạng hoạt động bổ trợ khác mà được gọi chung là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nhân cách của trẻ chỉ có thể hình thành và phát triển phần lớn thông qua hoạt động. + Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giữ một vị trí hết sức quan trọng. Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là tạo điều kiện cho học sinh được tiếp xúc và hoạt động trong điều kiện môi trường sống thực tế, học sinh được thực hiện các hoạt động đa dạng phong phú trong tập thể, trong và ngoài nhà trường, nhằm gắn lý thuyết với thực tiễn, nhằm củng cố những tri thức đã được học, phát triển tư duy, phát triển nhận thức bồi dưỡng tình cảm, rèn luyện ý thức năng lực làm chủ tập thể, làm chủ thiên nhiên, rèn luyện các chuẩn mực hành vi và thói quen đạo đức . Hình thức kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ, kế hoạch, kiểm tra thực tế một số lớp, một số nội dung. ( báo trước và đột xuất) Nội dung kiểm tra hoạt động ngoài giờ lên lớp: Tổ chức cho học sinh vui chơi giải trí, văn hoá văn nghệ , thể thao ( giáo viên Nhạc kết hợp với Tổng phụ trách dạy múa hát tập thể, thể dục giữa giờ theo nhạc tại sân trường. Tổ chức hoạt động xã hội đoàn thể theo chủ điểm tổ chức của học sinh hoặc theo chương trình phối hợp của nhà trường với cộng đồng ( tổ chức sinh hoạt sao, đội, tổ chức kỷ niệm các ngày lễ...) Tổ chức lao động công ích trong hoặc ngoài nhà trường: hàng ngày các lớp đảm bảo vệ sinh lớp học, vệ sinh khu vực theo sự phân công của TPTĐ. 9
- Hoạt động từ thiện: Giúp bạn gặp khó khăn, giúp người già tàn tật neo đơn, gia đình thương binh liệt sĩ ( Lập quỹ tình thương bằng tự nguyện dành, bớt tiền bữa sáng giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn vào dịp tết và đầu năm học.) Hoạt động phục vụ học tập, tham quan ngoại khoá theo chủ đề giáo dục học sinh. Kết quả công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp qua kiểm tra công tác Đội, Y tế học đường luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 1.5 Kiểm tra và xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật hỗ trợ cho giáo dục toàn diện: Cơ sở vật chất và kỹ thuật của nhà trường là những điều kiện vật chất cần thiết giúp cho học sinh nắm vững kiến thức. Hơn thế nữa với những học sinh tiểu học nó là điều kiện quan trọng nhất để hình thành niềm tin khoa học. Cơ sở vật chất và kỹ thuật của nhà trường là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình giáo dục học sinh. Đồ dùng dạy học có tiềm năng lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời giảm được cường độ lao động của thầy và trò. Để sử dụng hiệu quả thiết bị, đồ dùng dạy học, cơ sở vật chất, một trong những biện pháp tốt nhất chúng tôi chọn là phải tổ chức kiểm tra : + Kiểm tra định kỳ cơ sở vật chất, thư viện, thiết bị hai lần trong năm. + Kiểm tra thường xuyên dưới dạng báo cáo.( qua báo cáo tháng của các bộ ban phụ trách) + Kiểm tra đột xuất qua một tiết dạy có đồ dùng dạy học được cấp. Bảo quản cơ sở vật chất, thư viện, thiết bị. 1.6 Kết quả: Trước đây giáo viên ít sử dụng đồ dùng dạy học và đến nay đã sử dụng thường xuyên. Đặc biệt là việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu để dạy các bài giảng điện tử ( thiết kế một số hoạt động) giúp học sinh hiểu bài, thích thú trong học tập, nắm bài chắc, hiểu bài sâu. Đa số giáo viên thực hiện tốt. IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: 10
- Do tổ chức kiểm tra nội bộ thường xuyên nên nhà trường luôn thực hiện đầy đủ và đúng chương trình của từng môn học do Bộ quy định. Giáo viên lên lớp 100% có giáo án soạn đủ bài đúng quy định và nhiều giáo án đã thể hiện được sự đầu tư của giáo viên. ( Như các giáo án điện tử). Nhà trường đã đổi mới phương pháp dạy học theo chuyên đề từng năm ở từng môn học. Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn được tiến hành thường xuyên và có nề nếp thể hiện tính hiệu quả cao. Do thường xuyên dự giờ lên lớp và đặc biệt đối với giáo có chuyên môn còn yếu nên trình độ chuyên môn của giáo viên được nâng lên rõ rệt. Đến nay không còn giáo tay nghề trung bình. Đội ngũ giáo giỏi ngày một tăng. Bên cạnh việc dự giờ lên lớp nhà trường tổ chức nghiêm túc các đợt khảo sát chất lượng định kỳ. Qua đó đánh giá đúng chất lượng của học sinh và chất lượng dạy của giáo viên. Sau kiểm tra có nhận xét trong hội đồng sư phạm nhà trường. Vì vậy giáo viên nào cũng có ý thức dạy tốt. Qua các đợt kiểm tra của Phòng giáo dục đánh giá là trường có nề nếp tốt. Chất lượng dạy và học của trường ngày một đi lên. Qua kiểm tra các mặt hoạt động của trường , tôi đã nắm bắt được tình hình nhà trường một cách toàn diện, giúp tôi cùng BGH và Tập thể cán bộ giáo viên trong trường xây dựng được kế hoạch phát triển phù hợp với trường. Chất lượng dạy và học của nhà trường ngày một nâng cao. Chất lượng năm học: 2010-2011: Học Lực Hạnh kiểm Tổng số Xếp loại Số lượng học sinh Tỉ lệ (%) Đ CĐ HS Giỏi 820 74.4 Khá 174 15.7 1104 TB 97 8.8 1104 0 Yếu 13 1.1 100% 11
- Lưu ban 13 1.1 Bỏ học 0 0 Nhận xét chất lượng đào tạo so với năm học trước: Năm học 2010 – 2011 nhà trường đã thực hiện đổi mới quản lý trong toàn bộ hoạt động, đặc biệt là chú trọng công tác kiểm tra, nên đã tạo ra sự tiến bộ về chất lượng trong hoạt động dạy và học, nâng cao chất lượng đại trà, tỉ lệ học sinh giỏi, khá tăng 6.4% so với năm học trước. C. PHẦN KẾT LUẬN I. Bài học: - Để nắm chắc tình hình nhà trường và có kế hoạch chỉ đạo phù hợp, người Hiệu trưởng cần làm tốt công tác kiểm tra nội bộ với nhiều hình thức kiểm tra khác nhau, phân công các lực lượng kiểm tra từ tổ để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra. - Kiểm tra thường xuyên sẽ giúp giáo viên nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm của mình. - Trường xây dựng lịch kiểm tra đầy đủ( Thời gian, đối tượng, nội dung các lực lượng tham gia). Phải sử dụng cả hai hình thức kiểm tra: Kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất. Sau kiểm tra có đánh giá công khai và khách quan, trong hội đồng sư phạm. II. Khả năng ứng dụng và triển khai: Tôi nhận thấy thường xuyên kiểm tra thì sẽ thúc đẩy hoạt động dạy và học và các hoạt động khác của trường ngày càng tiến bộ hơn. Sáng kiến này có thể triển khai và áp dụng được cho tất cả các đơn vị trường học. III. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: Sau nhiều năm cùng các đồng chí trong ban giám hiệu nhà trường bền bỉ kiên trì với các nội dung và các biện pháp kiểm tra trường học, vận dụng những lí luận được trang bị ở các lớp quản lí Giáo dục vào thực tiễn của trường, tôi đã thu được một số kết quả bước đầu đáng phấn khởi. trường tiểu học Thị Trấn Mỏ Cày 12
- luôn là trường thực hiện có nền nếp các hoạt động chuyên môn, các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng khang trang, đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học hiện đại được mua sắm và được giáo viên thường xuyên sử dụng. Năm qua trường đạt danh hiệu trường tiên tiến. Nhân dân địa phương và phụ huynh học sinh tin tưởng và ngày càng có nhiều hoạt động tích cực ủng hộ cho nhà trường. Trong năm học 2011-2012 tôi vẫn tiếp tục thực hiện nền nếp kiểm tra nội bộ, nhưng có chọn lọc nội dung kiểm tra cho phù hợp, chọn những nội dung chưa tốt để kiểm tra, coi đây là một trong các biện pháp quan trọng để phát triển nhà trường và đẩy mạnh các hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trường. Tôi thấy rằng kết quả bước đầu rất khả quan. Tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên có nâng lên. IV. KIẾN NGHỊ: Những năm qua, công tác thanh kiểm tra dạy và học vẫn được phòng giáo dục huyện Mỏ Cày Nam tiến hành rất tốt, có tác dụng thúc đẩy nhiệm vụ dạy và học, chúng tôi học được rất nhiều biện pháp thanh kiểm tra của phòng giáo dục . Mong rằng những năm tiếp theo phòng giáo dục huyện nhà tiếp tục có những hoạt động thanh tra đều khắp, để các trường có điều kiện học tập được các biện pháp kiểm tra từ các thanh tra viên một cách chuyên nghiệp hơn, nhằm thúc đẩy sự phát triển của các nhà trường. Người viết Nguyễn Thị Sậm 13
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các công văn chỉ đạo về thanh tra của PGD – Bộ Giáo dục 2. Các công văn chỉ đạo về chuyên môn của PGD, SGD, BGD 3. Các tài liệu về bồi dưỡng CBQL 14
- MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG A. PHẦN MỞ ĐẦU 1 I. Bối cảnh của đề tài 1 II. Lý do chọn đề tài 1 III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1 IV. Mục đích yêu cầu 1 V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 2 B. PHẦN NỘI DUNG 3 I. Cơ sở lý luận 3 II. Thực trạng của vấn đề năm học 2011-2012 3 III. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề 4-9 IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 10-11 C. KẾT LUẬN 12 I. Bài học kinh ngiệm 12 II. Khả năng ứng dụng và triển khai 12 III. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 12 IV. Kiến nghị 13 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 15
- ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Mã số:……………………….. Kính gửi: Hội đồng Khoa học cơ sở chấm chọn sáng kiến kinh nghiệm. Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Sậm Đơn vị: Trường Tiểu học Thị trấn Mỏ Cày. I. Đề nghị xét công nhận sáng kiến: “ Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và ý thức trách nhiệm, đối với cán bộ giáo viên – nhân viên”. Lĩnh vực áp dụng: các trường tiểu học. II. Mô tả giải pháp: 1.Tình trạng giải pháp đã biết: Công tác kiểm tra nội bộ trường học có một vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển nhà trường. Vì thông qua công tác kiểm tra giúp người hiệu trưởng nắm bắt được nhanh nhất thực trạng của các nội dung công việc, thực trạng trình độ chuyên môn của đội ngũ, cơ sở vật chất, tiền lực, vật lực của nhà trường, từ đó mà có kế hoạch dài hạn, hoặc ngắn hạn để khắc phục tồn tại, điều chỉnh và phát triển nhà trường theo đúng hướng. Do công tác kiểm tra nội bộ có tầm quan trọng như vậy nên khi được giao trọng trách quản lý nhà trường, người hiệu trường cần có các biện pháp thích hợp nhất để tiến hành kiểm tra nội bộ, nhằm thúc đẩy sự phát triển của nhà trường. Ưu khuyết điểm của giải pháp: Ưu điểm: + Công đoàn vững mạnh, luôn là chỗ dựa vững chắc để nhà trường triển khai nhiệm vụ năm học. + Ban giám hiệu đã học qua lớp thanh tra. + Đội ngũ CBGV-NV đủ về số lượng, có tinh thần đoàn kết 16
- + Trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn 100%, tay nghề đạt từ khá trở lên 100%. Tỉ lệ giáo viên dạy giỏi các cấp cao từ cấp huyện tỉnh. + Địa bàn trường quản lý tập trung một điểm trường. Khuyết điểm: + Trường có quy mô lớn ( hạng 1) với 32 lớp và 1097 học sinh. Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên là 53. Trường có tổ chức dạy hai buổi trên ngày cho 32/32 lớp, với 10 lớp bán trú. + Một số giáo viên dạy còn mang tính chất nhồi nhét kiến thức cho học sinh, từ đó học sinh tiếp thu bài một cách thụ động ( học vẹt, bài mẫu). 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: Mục đích của giải pháp: kiểm tra để thúc đẩy sự phát triển của các mặt công tác, thúc đẩy sự phát triển của nhà trường. Kiểm tra để đánh giá nên chỉ nhằm vào công việc chứ không nhằm vào con người. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp: Đội ngũ giáo viên có tinh thần cầu tiến, có nhiều mặt mạnh chưa được phát huy, còn một số hạn chế nhưng qua trao đổi nhà trường, có phát huy ưu điểm và khắc phục được những hạn chế. Bản chất của giải pháp: Qua kiểm tra giáo viên sẽ có trách nhiệm hơn trong công việc được giao. Qua kiểm tra sẽ đánh giá đúng thực chất nhiệm vụ của từng giáo viên, khen giáo viên có thành tích, tìm hiểu những nguyên nhân của sự tồn tại, hướng dẫn một số biện pháp giúp giáo viên hoàn thành tốt công việc được giao. 3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Việc thực hiện thường xuyên kiểm tra thì các trường đều thực hiện được. Tôi nhận thấy thường xuyên kiểm tra thì sẽ thúc đẩy hoạt động dạy và học và các hoạt động khác của trường ngày càng tiến bộ hơn. Ap dụng được cho tất cả các đơn vị trường học. 4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: 17
- Năm học 2010 – 2011 nhà trường đã thực hiện đổi mới quản lý trong toàn bộ hoạt động, đặc biệt là chú trọng công tác kiểm tra, nên đã tạo ra sự tiến bộ về chất lượng trong hoạt động dạy và học, nâng cao chất lượng đại trà, tỉ lệ học sinh giỏi, khá tăng 6.4% so với năm học trước. Tô xin cam đoan những lời khai trong đơn là đúng sự thật. Thị trấn, ngày 22 tháng 03 năm 2012 Người nộp đơn 18
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn