UBND HUYỆN KRÔNG ANA<br />
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tên đề tài: Một số biện pháp sử dụng ứng dụng công <br />
nghệ thông tin trong công tác giảng dạy trẻ mầm non<br />
Lĩnh vực: Công nghệ thông tin<br />
Họ và tên tác giả: Trương Thị Hạnh<br />
Đơn vị: Trường Mầm non Sơn Ca<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Dray Sáp, tháng 01 năm 2018<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Đề tài : Một số biện pháp sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong <br />
công tác giảng dạy trẻ mầm non<br />
I. Phần mở đầu:<br />
1. Lý do chọ đề tài:<br />
Đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước <br />
nền kinh tế phát triển không ngừng, nền khoa học tiến bộ và phát triển càng <br />
cao đặc biệt là ngành khoa học công nghệ thông tin, hơn thế nữa thực tế nước <br />
ta đã gia nhập WTO đánh dấu một mốc son lịch sử trong thời kỳ đổi mới đất <br />
nước.<br />
Trên con đường hội nhập WTO Đảng và nhà nước ta cũng đã điểm lại những sự <br />
kiện thành công trong quá trình hội nhập về kinh tế, chính trị văn hoá, an ninh <br />
quốc phòng. Đồng thời chỉ ra những tồn tại yếu kém thì việc đầu tiên đó là đòi <br />
hỏi đất nước ta có một đội ngũ các nhà tri thức, các nhà khoa học có trình độ <br />
kiến thức về chuyên môn quản lý cũng như trong nghề giàu tâm huyết, giàu nghị <br />
lực. Để đạt được điều kiện này thì ngành giáo dục đóng một vị trí vô cùng quan <br />
trọng không thể thiếu được trong thời kỳ đổi mới đất nước. Chính vì vậy mà <br />
ngành giáo dục của nước ta nói chung và ngành dục của Huyện Krông Ana nói <br />
riêng cần có kế hoạch rõ ràng cho từng ngành học, bậc học bằng kết quả cụ thể <br />
nhằm đưa đất nước phát triển một cách toàn diện và bền vững. Vì thế song <br />
song cùng với sự phát triển đó đòi hỏi mọi người, mọi nghề, mọi ngành đều <br />
phảỉ ra sức nổ lực, phải tự mình vươn lên để góp phần xây dựng đất nước. Đại <br />
Hội Đảng Khoá X Kì Họp 8 đã khẳng định “ Lấy Giáo Dục Và Đào Tạo và khoa <br />
học công nghệ thông tin làm yếu tố cơ bản, coi đó là khâu đột phá đưa đất nước <br />
đi vào công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước”. Để thấm sâu nghị quyết TW <br />
Đảng ngành giáo dục luôn phát huy được những kết quả nổi bật trong công <br />
nghệ thông tin, ngành giáo dục của ta đã triển khai sâu rộng tới tất cả các bậc <br />
học, ngành học, có nhiều tài năng trẻ làm rạng danh đất nước trên các đấu <br />
trường quốc tế. Bên cạnh những thành tích mà ngành giáo dục nước ta đạt được <br />
<br />
<br />
2<br />
là nhờ có sự đóng góp, phấn đấu của tất cả các bậc học, ngành học mà trong đó <br />
có sự đóng góp không nhỏ của bậc học mầm non. Nói như vậy có nghĩa bậc <br />
học Mầm non đã tạo nên những nền móng vững chắc cho các ngành học khác <br />
phát triển.<br />
Giáo dục mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc <br />
dân chiếm vị trí rất quan trọng. Giáo dục mầm non có nhiệm vụ xây dựng <br />
những cơ sở ban đầu đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, là giai đoạn <br />
đặt nền móng đầu tiên của nhân cách con người, là nền tảng cho việc xây dựng <br />
con người mới có đủ những yêu cầu cần thiết đối với một chủ nhân tương lai <br />
của đất nước trong thời kỳ mới. Vì vậy mà chúng ta là những người quản lý, là <br />
những giáo viên cần trang bị cho trẻ những gì tốt nhất kể cả về mặt vật chất và <br />
tinh thần một cách toàn diện <br />
Trẻ mầm non hôm nay là những công dân của thế giới ngày mai, là niềm <br />
hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc. Vì vậy trường mầm <br />
non có một vị trí hết sức quan trọng trong quá trình đào tạo thế hệ trẻ, bởi <br />
trường mầm non là trường học đầu tiên của con người, là nơi cung cấp những <br />
cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. <br />
Với nhiệm vụ của năm học tiếp tục thực hiện và triển khai nhiệm vụ mà <br />
Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo đã đề ra đó là “Tiếp tục đẩy mạnh công nghệ thông <br />
tin đưa vào chương trình giáo án điện tử, bài soạn có ứng dụng phần mềm vào <br />
việc tổ chức các hoat động cho trẻ” Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông <br />
tin trong giảng dạy rất phổ biến trong tất cả các cấp học từ đại học đến mầm <br />
non, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đã góp phần mang lại hiệu <br />
quả chất lượng rất cao. Thực hiên tinh thân chi đao trên<br />
̣ ̀ ̉ ̣ , bản thân tôi đã nhân<br />
̣ <br />
thưc đ<br />
́ ược răng, viêc <br />
̀ ̣ ứng dung công ngh<br />
̣ ệ thông tin phuc vu cho viêc đôi m<br />
̣ ̣ ̣ ̉ ới <br />
phương phap day hoc la môt trong nh<br />
́ ̣ ̣ ̀ ̣ ưng h<br />
̃ ương tich c<br />
́ ́ ực nhât, hiêu qua nhât<br />
́ ̣ ̉ ́ <br />
̣ ̉ ơi ph<br />
trong viêc đôi m ́ ương phap day hoc.<br />
́ ̣ ̣<br />
Chình vì thế tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài:“Sử dụng, ứng dụng công <br />
nghệ thông tin trong công tác giảng dạy trẻ mầm non” làm đề tài nghiên cứu.<br />
<br />
3<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: <br />
Mục tiêu: Ai cũng biết, trẻ mầm non đang trong giai đoạn phát triển mạnh <br />
về thể chất và tinh thần lẫn trí tuệ. Lúc này trẻ rất tò mò, thích tìm tòi và khám <br />
phá mọi vật xung quanh. Chúng luôn hỏi “Tại sao phải thế này, tại sao phải thế <br />
kia” Vì thế có yêu trẻ, có hoà mình vào thế giới của trẻ thì chúng ta mới hiểu <br />
được những gì trẻ quan tâm và cần được giúp đỡ. Mỗi chúng ta ai cũng mong <br />
muốn mang lại những điều tốt đẹp cho các em bằng những cách thức riêng của <br />
mình: cùng học tập, vui chơi, trò chuyện, tạo ra những đồ dùng đồ chơi sinh <br />
động, màu sắc sặc sỡ… làm cho thế giới của trẻ thêm phong phú. Bên cạnh đó <br />
những hình ảnh ngộ nghĩnh đầy màu sắc và sống động của thiên nhiên có một <br />
sự lôi cuốn trẻ đến kì lạ mà điều này chỉ được thể hiện qua các phim hoạt hình <br />
hay trong các bài giảng điện tử của giáo viên, dưới sự hướng dẫn của cô giáo <br />
trẻ sẽ lĩnh hội kiến thức được chính xác, đầy đủ hơn. Bên cạnh đó hình thức tổ <br />
chức cũng rất quan trọng trong quá trình giảng dạy trẻ, hình thức càng phong <br />
phú, hấp dẫn càng gây hứng thú thu hút trẻ, trẻ càng dễ tiếp thu, dễ nhớ, nhẹ <br />
nhàng lĩnh hội kiến thức. Vì thế hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ, thế hệ <br />
tương lai của đất nước.<br />
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”<br />
Nhiệm vụ: Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng Giáo Dục và Đào tạo, trường <br />
mầm non Sơn Ca chúng tôi tiếp tục thực hiện đổi mới hình thức giáo dục cho <br />
trẻ mầm non để trẻ phát triển toàn diện. Đưa công nghệ thông tin vào trong <br />
giảng dạy. Vì thế nhiệm vụ đặt ra cho mỗi giáo viên luôn phải tìm tòi, sáng tạo, <br />
tự học hỏi bồi dưỡng bản thân để luôn đổi mới hình thức tổ chức cho trẻ hoạt <br />
động. Để giúp trẻ học tốt tất cả các môn học, trước tiên cần phải có môi <br />
trường cho trẻ được trải nghiệm, sáng tạo, môi trường phải thật sự gần gũi và <br />
phù hợp với trẻ. Từ đó trẻ có cơ hội bộc lộ khả năng của mình để giáo viên <br />
hoàn thành được các phần đặt ra đúng với yêu cầu của chương trình. Không chỉ <br />
cần tạo ra môi trường cho trẻ hoạt động mà cần phải có người hướng dẫn và <br />
cách thức để hướng dẫn trẻ hoạt động theo đúng mục tiêu giáo dục đó là phát <br />
<br />
4<br />
huy tính tự giác, ý thức, tư duy sáng tạo tích cực ở trẻ tránh tình trạng gò ép trẻ, <br />
ở đây vai trò của cô giáo là rất quan trọng.<br />
Với những hình thức cho trẻ hoạt động như: cô hát cho trẻ nghe, quan sát <br />
tranh vẽ, bắt chước theo cô… đã trở nên quá quen thuộc với trẻ làm trẻ nhàm <br />
chán nên hiệu quả giờ học không cao. Cần phải có những điều mới lạ để thu <br />
hút sự tập trung chú ý của trẻ. Trong khi đó công nghệ thông tin lại đang phát <br />
triển rất nhanh mà những ứng dụng của nó lại rộng rãi và thiết thực cho đời <br />
sống. Chính vì vậy mà sử dụng tin học vào tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm <br />
non sẽ tạo ra những điều mới lạ kích thích sự tò mò của trẻ, nâng cao sự tập <br />
trung chú ý của trẻ, hiệu quả giờ học sẽ tốt hơn.<br />
Vì thế tôi luôn trăn trở làm sao giúp trẻ phát huy được hết khả năng nhận <br />
thức của mình về thế giới xung quanh. Từ đó tôi đặt ra cho mình nhiệm vụ cấp <br />
thiết cần giải quyết đó là “Làm sao đưa việc ứng dụng phần mềm tin học vào <br />
tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non” nhằm tạo một môi trường lớp học <br />
thân thiện, mới lạ, phong phú, thu hút trẻ, kích thích trẻ tích cực hoạt động, ham <br />
học hỏi để trẻ phát triển toàn diện tạo cơ sở bước đầu vững chắc cho tương lai <br />
của trẻ.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu: <br />
Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình, tôi đã mạnh dạn lựa <br />
chọn một số biện pháp, kinh nghiệm trong Sử dụng, ứng dụng công nghệ thông <br />
tin trong công tác giảng dạy trẻ mầm non nhằm tăng cường nâng cao chất <br />
lượng chăm sóc giáo dục trẻ. <br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
Trẻ 35 tuổi trường mầm non Sơn ca<br />
Do điều kiện về thời gian và khả năng của bản thân còn hạn chế nên tôi <br />
chỉ nghiên cứu một số biện pháp, kinh nghiệm trong việc thực hiện ứng dụng <br />
CNTT vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường Mầm non nhằm tăng <br />
cường nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của trường Mầm non Sơn ca<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
Với đề tài này tôi xin mạnh dạn chia sẻ một số kinh nghiệm về phạm vi <br />
ứng dụng phần mềm tin học trong tổ chức một số hoạt động của trẻ như: <br />
Hoạt động tạo hình<br />
Hoạt động làm quen toán <br />
Hoạt động làm quen âm nhạc <br />
Hoạt động khám phá khoa học<br />
Hoạt động làm quen chữ cái<br />
Hoạt động làm quen văn học<br />
Cách làm phim<br />
Cách chèn âm thanh, bài hát cho các slide<br />
Vẽ một số hình ảnh đơn giản ứng dụng dạy tạo hình<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu<br />
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiển<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục<br />
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động<br />
- Phương pháp quan sát<br />
- Phương pháp làm mẫu<br />
- Phương pháp thực hành- (đây phương pháp chính)<br />
- Phương pháp tham khảo các tài liệu sách báo có liên quan đến phần mềm tin <br />
học<br />
c) Phương pháp thống kê toán học<br />
II. Phần nội dung:<br />
1. Cơ sở lý luận: <br />
“Trẻ em hôm nay thế giới của ngày mai”. Đúng vậy trẻ em hôm nay là <br />
niềm hạnh phúc của mỗi gia đình là tương lai của một dân tộc, đất nước có <br />
phồn vinh, giàu mạnh là nhờ vào thế hệ trẻ. Mỗi chúng ta ai cũng mong muốn <br />
<br />
<br />
6<br />
mang lại những gì tốt đẹp nhất cho trẻ, chính vì vậy chúng ta phải chăm sóc <br />
giáo dục trẻ thật tốt ngay từ khi còn ở độ tuối mầm non. Vai trò của người giáo <br />
viên mầm non ngoài việc chăm sóc cho trẻ vui chơi, ăn ngủ giáo dục trẻ trở <br />
thành đứa trẻ ngoan ngoãn không thôi chưa đủ mà nhiệm vụ của người giáo viên <br />
mầm non còn trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu thông qua các hoạt động <br />
và các môn học hàng ngày nhờ vào việc sử dụng, áp dụng công nghệ thông tin <br />
trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ một cách có hiệu quả.<br />
Điều đầu tiên ta nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng <br />
dạy trong ngành mầm non hoàn toàn có ích và mang lại không ít những hiệu quả <br />
thiết thực trong việc phát triển tư duy, kỹ năng sống và nhiều mặt khác ở trẻ <br />
mầm non. Một giáo án tích hợp công nghệ thông tin (sử dụng máy chiếu, các <br />
chương trình hỗ trợ như power point, flash, ...). Có thể cho trẻ có cái nhìn trực <br />
quan, sinh động hơn về bài học.<br />
VD: Trẻ có thể xem hình vẽ, đoạn phim mô tả hiện tượng, hay có thể xem <br />
các website nói về chủ đề đang học...(điều này một giáo án thông thường không <br />
thể có)<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: <br />
Chắc hẳn rằng chúng ta còn nhớ năm học 2008 2009 Bộ Giáo Dục Và <br />
Đào Tạo đã triển khai cuộc vận động “Năm học ứng dụng công nghệ thông tin <br />
trong giảng dạy” ở tất cả các cấp học. Mặc dù trường chúng tôi là một trường <br />
nằm cách xa trung tâm huyện và có rất nhiều khó khăn, tuy nhiên những năm về <br />
trước bản thân tôi và tất các các động nghiệp chưa có một khái niệm gì gọi là <br />
“giáo án điện tử” chỉ mới biết đánh văn bản. Nhưng cho đến nay đã thực hiện <br />
và áp dụng chương trình công nghệ thông tin trong giảng dạy áp dụng dạy giáo <br />
án điện tử trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. <br />
Trong quá trình làm việc chăm sóc giáo dục trẻ tại các lớp và nhìn chung <br />
vào thực tế khi làm việc bản thân tôi cũng thấy được một số ưu điểm và hạn <br />
chế nhất định:<br />
* Ưu điểm:<br />
<br />
7<br />
Giờ học lôi cuốn trẻ, tạo được hứng thú và gây được sự tập trung chú ý <br />
cao nhất ở trẻ. <br />
Nội dung truyền đạt hấp dẫn và phong phú sinh động hơn, những hình <br />
ảnh tưởng chừng như rất trừu tượng trẻ chưa được nhìn thấy bao giờ nay trở <br />
nên gần gũi và giúp trẻ khắc sâu ghi nhớ.<br />
Trẻ tích cực hứng thú tham gia học tập, hăng say phát huy tính tích cực <br />
chủ động tham gia vào các hoạt động.<br />
* Hạn Chế<br />
Thực hiện giáo án điện tử mất nhiều thời gian công sức trong tìm tư liệu <br />
lẫn thiết kế.<br />
Máy móc đôi khi nhiễm vi rút dẫn đến mất dữ kiệu, có một số tình <br />
huống xảy ra như mất điện, treo máy…<br />
Cách lựa chọn đề tài và xử lý tình huống khi máy gặp sự cố, thao tác <br />
vụng về làm gián đoạn quá trình tổ chức<br />
Nên thận trọng trong việc sử dụng các kỹ xảo, hiệu ứng. Vì nếu dùng <br />
không hợp lý sẽ gây phản tác dụng. Nên dùng kỹ xảo, hiệu ứng vừa phải, phù <br />
hợp, làm nổi bật nội dung cần chuyển tải. Nếu dùng nhiều hiệu ứng, kỹ xảo <br />
không cần thiết sẽ gây mất tập trung, trẻ sẽ chẳng quan tâm tới nội dung mà cô <br />
cần chuyển tải nữa. <br />
Các phông nền cũng nên chọn đơn giản, phù hợp nội dung bài giảng; <br />
tránh dùng nhiều màu sắc, hình ảnh lòe loẹt, không cần thiết.<br />
Ngoài ra khi sọan thảo cũng cần lưu ý việc chọn size chữ, màu chữ cho <br />
phù hợp. Size chữ không nên to và màu chữ nên nổi bậc, tránh chọn nhiều màu <br />
chữ trong cùng một Slide trình diễn sẽ gây ra việc khó theo kịp nội dung cần tải <br />
và rối mắt đối với trẻ<br />
* Nguyên nhân chủ quan:<br />
Cách lựa chọn đề tài và xử lý tình huống khi máy gặp sự cố, thao tác <br />
vụng về làm gián đoạn quá trình tổ chức<br />
Một số giáo viên thao tác còn vụng về lung túng khi sử dụng vi tính<br />
<br />
8<br />
Máy móc đôi khi nhiễm vi rút dẫn đến mất dữ kiệu có một số tình <br />
huống xảy ra như mất điện, treo máy… <br />
* Nguyên nhân khách quan:<br />
<br />
Kinh phí đầu tư các thiết bị CNTT nhằm phục vụ cho công tác giảng <br />
dạy ứng dụng CNTT trong trường mầm non là rất lớn. Vì thế không phải <br />
trường mầm non nào cũng đủ kinh phí để đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ <br />
thông tin cho giáo viên mầm non.<br />
Tuy bài giảng điện tử mang lại nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của <br />
giáo viên mầm non nhưng công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế <br />
hoàn toàn cho các phương pháp trực quan khác của người giáo viên. Đôi lúc vì là <br />
máy móc nên nó có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình bài giảng <br />
như là mất điện, máy bị treo, bị virus…và mỗi khi có sự cố như vậy người giáo <br />
viên khó có thể hoàn toàn chủ động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý <br />
muốn.<br />
Từ những thực trạng nêu trên, bên cạnh những ưu điểm và hạn chế mà <br />
CNTT mang lại thì lòng yêu trẻ, yêu nghề luôn thôi thúc tôi hãy làm một điều gì <br />
đó để góp phần nhỏ bé của mình vào công việc “trồng người” của đất nước. <br />
Muốn khắc phục dược những hạn chế nêu trên bản thân tôi bắt đầu thực <br />
hiện nghiên cứu một số hình thức những giải pháp biện pháp như sau: <br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, giúp trẻ lĩnh hội tri <br />
thức một cách trọn vẹn nhất.<br />
Nhằm cung cấp kiến thức một cách chính xác giúp trẻ hứng thú trong <br />
học tập đồng thời phát triển toàn diện về thể chất cũng như trí tuệ cho trẻ.<br />
Nhằm góp phần tạo nên những chủ nhân tương lai của đất nước có đầy <br />
đủ phẩm chất, nhân cách, tri thức con người mới xã hội chủ nghĩa.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
<br />
<br />
9<br />
. Hiểu và nắm bắt được những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại, <br />
vì thế tôi đã mạnh dạn đưa ra một số kiến thức của mình về tin học vào việc <br />
soạn giáo án điện tử, sử dụng một số ứng dụng phần mềm vào việc tổ chức các <br />
hoạt động cho trẻ ở trường tôi <br />
Sau đây là một số biện pháp mà tôi đã sử dụng trong quá trình công tác và <br />
giảng dạy của mình trong những năm học vừa qua:<br />
<br />
Sử dụng phần mềm Power Point<br />
Với phần mềm này chúng ta có thể sử dụng cho hầu hết các hoạt động: <br />
khám phá khoa học, làm quen với toán, hoạt động âm nhạc, thơ, truyện, làm <br />
quen chữ cái, tạo hình…<br />
Với bộ môn khám phá khoa học<br />
Môi trường xung quanh đối với trẻ vô cùng rộng lớn và khó hiểu, trẻ lại tò <br />
mò hiếu động, luôn đặt ra vô vàn câu hỏi: Nó là cái gì? Nó như thế nào? Vì sao <br />
nó lại thế này? Vì sao nó lại như thế kia?... Do đó việc tổ chưc cho trẻ khám <br />
phá môi trường xung quanh cần được linh hoạt, hệ thống, khoa học với hình <br />
ảnh màu sắc rõ nét, âm thanh “thật” và sống động sẽ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức <br />
một cách nhẹ nhàng, giải đáp, thoả mãn được những thắc mắc của mình. Tuy <br />
nhiên trên thực tế có nhiều giờ hoạt động làm quen với môi trường xung quanh <br />
giáo viên không có đủ điều kiện để trẻ cầm nắm hay quan sát trực tiếp. <br />
Chẳng hạn với đề tài “ Động vật sống trong rừng”<br />
Mục đích: Giúp trẻ nắm được kiến thưc về đặc điểm, hình dáng, màu <br />
sắc, tiếng kêu, môi trường sống của sự vật hiện tượng. Biết gọi tên, điều kiện <br />
sống của sự vật hiện tượng. Đồng thời giáo dục trẻ biết tự chăm sóc, bảo vệ <br />
bản thân trước những con vật hung dữ, trước sự thay đổi của thời tiết, biết yêu <br />
thương, chăm sóc vật nuôi. Nếu chỉ quan sát tranh thì tiết học sẽ trở nên đơn <br />
điệu, trẻ sẽ nhàm chán, hiệu quả giờ học sẽ hạn chế. Nhưng nếu sử dụng phần <br />
mềm Power Point cho trẻ quan sát các con vật đang chuyển động, với những <br />
hình ảnh “thật” trẻ sẽ rất thích thú, tập trung chú ý, giờ học sẽ đạt kết quả cao. <br />
<br />
10<br />
Ví dụ: với đề tài “Quan sát một số con vật sống trong rừng”<br />
Mục đích: Giúp trẻ biết tên gọi, đặc điểm, môi trường sống của các con <br />
vật sốg trong rừng. Trẻ biết được nguồn thức ăn của chúng, biết bảo vệ bản <br />
thân trước các con vật hung dữ, biết tránh xa chúng, không đến quá gần chúng. <br />
Chuẩn bị: Lên mạng tìm phim về các con vật: voi, khỉ, gấu, hổ…down về, <br />
tiếp theo vào trang “động vật sống trong rừng” tìm hình ảnh các con vật đó copy <br />
lại. Vào phần power point chọn slide show tạo trang trình diễn cho từng con vật <br />
xuất hiện có gắn tên tương ứng, lồng tiếng kêu của các con vật, vào costum <br />
animation tạo hiệu ứng cho từng bộ phận xuất hiện có chữ tương ứng. Sau đó <br />
lồng nhạc bài ”Đố bạn biết” <br />
Tiến hành: <br />
1. Hoạt động mở đầu: Bé biết con vật nào? Cho trẻ hát bài “Đố bạn <br />
biết” trò chuyện cùng trẻ: Con vừa hát bài hát gì? Trong bài hát có những con <br />
vật gì? Những con vật này sống ở đâu? Ngoài ra con còn biết những con gì nữa?<br />
2. Hoạt động trọng tâm: Nào ta khám phá Cho trẻ xem phim về các <br />
con vật sống trong rừng. Trình chiếu từng con vật một, cho trẻ nghe tiếng kêu <br />
hoặc hoạt động của chúng và hỏi trẻ đó là con vật gì? Sống ở đâu? Có những <br />
đặc điểm nổi bật gì? Nó đang làm gì? Thức ăn của chúng là gì?... Kết hợp giáo <br />
dục trẻ.<br />
Hình ảnh minh họa:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
MÔØ<br />
I CAÙ<br />
C BEÙ<br />
CUØ<br />
NG ÑEÁ<br />
N THAÊ<br />
M CAÙ<br />
C CON VAÄ<br />
T<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ÑAË<br />
C<br />
C ÑIEÅ<br />
ÑAË M<br />
M CUÛ<br />
ÑIEÅ A<br />
A VOI<br />
CUÛ VOI<br />
<br />
CO<br />
NG Ù<br />
AØ<br />
<br />
TA<br />
I TO<br />
<br />
<br />
<br />
COÙVOØ<br />
I ÑEÅ<br />
LAÁ<br />
Y THÖÙC <br />
AÊ<br />
N<br />
<br />
<br />
A N <br />
Â<br />
TH NH <br />
HÌ ÔÙ N<br />
L<br />
TO<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
ÑAË<br />
C ÑIEÅ<br />
ÑAË<br />
C ÑIEÅ<br />
M CUÛ<br />
M CUÛ<br />
A COÏ<br />
A COÏ<br />
PP<br />
<br />
MAØ<br />
U CAM COÙ<br />
VAÈN ÑEN<br />
<br />
<br />
<br />
ÑUOÂ<br />
I DAØ<br />
I COÙ<br />
KHOANG ÑEN<br />
<br />
<br />
<br />
TAI NHOÛ<br />
<br />
<br />
COÙ<br />
RIA<br />
<br />
<br />
Trò chơi: Thi xem ai giỏi Cho trẻ chơi một số trò chơi nhằm kiểm tra lại <br />
kiến thức của trẻ: Phân loại nhóm theo đặc tình, thức ăn, môi trường sống…, <br />
Trò chơi vận động đưa con vật về đùng môi trường sống của chúng… <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3. Hoạt động kết thúc: Cho trẻ hát ”Chú voi con” <br />
Hoặc với đề tài “Gia đình của bé” không gì hấp dẫn và lôi cuốn trẻ bằng <br />
chính hình ảnh thật về gia đình của trẻ thay bằng những hình ảnh cô vẽ hay <br />
hình ảnh minh hoạ trước đây. Vậy phải làm thế nào đây, rất đơn giản tôi đã <br />
<br />
<br />
13<br />
thực hiện bắng cách chụp hình về gia đình một số trẻ trong lớp, sau đó đưa vào <br />
máy vi tính lưu vào trang hình ảnh từ đó copy qua power point và tạo hiệu ứng, <br />
khi đến giờ học trình chiếu cho trẻ xem và trò chuyện cùng trẻ. Bằng cách này <br />
tôi đã thu hút sự tập trung cao độ của trẻ, lôi cuốn trẻ vào giờ học một cách nhẹ <br />
nhàng, thoải mái và không kém phần hứng thú, mang lại hiệu quả cao trong giờ <br />
học. <br />
Hình ảnh minh hoạ:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Với bộ môn âm nhạc:<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
Trong chương trình giáo dục mầm non, môn giáo dục âm nhạc là một môn <br />
nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn <br />
cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Nó là một phương tiện hữu <br />
hiệu cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường. Giáo dục âm nhạc là <br />
nhằm cung cấp cho trẻ những kiến thức ban đầu về âm nhạc, sự uyển chuyển, <br />
nhịp nhàng của âm nhạc. Dạy trẻ kỹ năng lắng nghe cảm thụ âm nhạc, hát đúng <br />
theo nhạc và biết vận động tự tin, sáng tạo theo nhạc. <br />
Trong khi đó có nhiều bài hát cô không có khả năng hát, hát không chuẩn <br />
nhất là những bài cô hát trẻ nghe mà trẻ nhỏ lại rất thích nghe hát, thích hát theo <br />
lời bài hát, hay đung đưa người theo tiếng nhạc có giai điệu êm dịu, vui tươi, <br />
nhộn nhịp. Vì thế khi sử dụng những bài hát trên băng đĩa cho trẻ nghe trẻ rất <br />
thích thú và hưởng ứng theo nhạc và hào hứng tham gia như mình là một ca sỹ. <br />
Do đó trước mỗi tiết học âm nhạc sau khi xác định mục đích, yêu cầu của đề tài <br />
tôi lên mạng tìm những bài hát theo đề tài, tải nhạc về máy lưu và USB hay <br />
copy vào đĩa CD khi đến giờ học mở cho trẻ nghe… Bên cạnh đó trò chơi âm <br />
nhạc cũng là phần gây hứng thú cho trẻ không kém, như với trò chơi “Nhìn hình <br />
đoán tên bài hát” tôi vào trang hình ảnh tìm những hình ảnh có nội dung phù hợp <br />
với bài hát copy về máy, đưa qua power point vào slide show tạo hiệu ứng và <br />
trình chiếu với những hình ảnh sống động đầy màu sắc trẻ rất hứng thú khi <br />
tham gia trò chơi. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
design by huyen trang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Kết quả: <br />
<br />
<br />
15<br />
Thu hút 100% trẻ tham gia tích cực vào giờ hoạt động âm nhạc <br />
100% trẻ hát thuộc bài hát. <br />
95% trẻ vận động theo nhạc, biết vận đông sáng tạo bằng hình thể.<br />
Với bộ môn làm quen với toán:<br />
Toán học là một môn khoa học cần có độ chính xác cao. Do trẻ ở độ tuổi <br />
mẫu giáo chưa có một biểu tượng khoa học nào. Nên nhiệm vụ của giáo viên là <br />
phải hình thành cho trẻ các biểu tượng toán học, cung cấp những kỹ năng cơ <br />
bản nhất để trẻ có thể vận dụng vào trong thực tế, để có sự phát triển và <br />
hướng tới một nền giáo dục toàn diện. Hoạt động làm quen với toán cung cấp <br />
cho trẻ kỹ năng nhận biết, so sánh, màu sắc, hình dạng, kích thước, tạo <br />
nhóm...đòi hỏi phải có sự chính xác cao. <br />
Vì thế đối với môn học này người giáo viên cần phải đầu tư thời gian, <br />
công sức một cách công phu, khoa học để chuẩn bị đồ dùng mới mong tiết học <br />
đạt được hiệu quả cao và khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ đạt được ở mức <br />
độ cao nhất trong quá trình tham gia các hoạt động của trẻ. Nhưng với thời đại <br />
này giáo viên không phải vất vả chuẩn bị nhiều đồ dùng, thực hiện nhiều công <br />
đoạn tốn nhiều thời gian mà chỉ bằng những cái “click chuột” là hình ảnh những <br />
con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và <br />
những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hi ệu ứng c ủa nh ững âm <br />
thanh sống động. <br />
Qua đó giáo viên đã có thể truyền tải được đến trẻ lưọng kiến thức mà <br />
yêu cầu chương trình đưa ra. Với những hình ảnh trông rất thật, màu sắc bắt <br />
mắt sẽ lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ vì được chủ <br />
động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng, giúp trẻ dễ dàng <br />
lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng và hiệu quả nhất, đồng thời cũng giúp <br />
cho giáo viên nhẹ nhàng hơn trong việc chuẩn bị đồ dùng cho trẻ. <br />
Ví dụ: Tiết học: Đếm đến 7 Nhận biết nhóm có 7 đối tượng Nhận biết <br />
số 7<br />
<br />
<br />
16<br />
Chủ điểm: Gia đình<br />
I.Mục đích:<br />
* Kiến thức: Trẻ nhận biết nhóm có số lượng 7, đếm đến 7 và nhận biết số <br />
7.<br />
* Kỹ năng: Củng cố kỹ năng tạo nhóm có 7 đối tượng, đếm đến 7.<br />
Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, ghi nhớ có chủ định<br />
Rèn cách xếp tương ứng 1 – 1 <br />
* Giáo dục: Phát huy khả năng tư duy toán học.Trẻ hứng thú, tích cực say <br />
mê với giờ học.Trẻ biết mối quan hệ, tên gọi của học hàng trong gia đình, biết <br />
công dụng của một số đồ dung trong gia đình.<br />
* Phương pháp thực hiện: Phương pháp dùng lời, quan sát, đàm thoại. <br />
Phương pháp sử dụng trực quan, thực hành. <br />
II. Chuẩn bị: Trước tiết học tôi vào trang hình ảnh về đồ dùng trong gia đình <br />
tìm và lựa chọn những vật dụng mình cần: bình hoa, ấm trà, cái nồi, cái chén, <br />
muỗng…Sau đó copy vào các slide tạo hiệu ứng theo ý mình muốn: Cho các bình <br />
hoa xuất hiện lần lượt tới số lượng 7 hoặc mất đi theo thứ tự nhỏ dần…<br />
Đồ dùng của cô: Giáo án, pp để lên tiết<br />
Đồ dùng của cháu: Mối cháu 7 cái nồi. 7 cái ấm trà, thẻ số từ 1 đến 7. <br />
Đồ dùng để phục vụ cho trò chơi. <br />
III.Tiến hành:<br />
1. Hoạt động mở đầu: Trò chuyện về họ hàng nhà b<br />
Cho cả lớp hát bài " em có ông bà, ba mẹ" <br />
Trò chuyện dẫn dắt vào bài<br />
2. Hoạt động trọng tâm: Ôn số lượng trong phạm vi 6.<br />
Cô mời cả lớp mình cùng đi chơi và tham quan làng văn hóa nha, trên <br />
đường đi chúng ta cùng hát bài "Nhà của tôi" nha. (cho trẻ về ngồi hình chữ u) <br />
Làng văn hóa có mấy nhà vậy? mỗi ngôi nhà mang ký hiệu chữ cái gì vậy con? <br />
Chúng ta thăm ngôi nhà mang chữ cái gì đầu tiên nào? Cho trẻ đếm đọc các <br />
<br />
<br />
17<br />
thành viên trong mỗi ngôi nhà và lấy số tương ứng với thành viên. (cho trẻ lên <br />
sử dụng chuột để gắn số tương ứng) Vd: nhà có 5 người thì gắn số 5…<br />
*Nhận biết nhóm có số lương 7, đếm đến 7 và nhận biết số 7.<br />
Trước khi đến thăm làng văn hóa thì cô có chuẩn bị cho các con một số <br />
bó hoa để tặng cho các gia đình. Có bao nhiêu bó hoa vậy? (6 bó hoa). Đếm đọc. <br />
Muốn có 7 bó hoa thì ta phải làm sao? 6 thêm 1 là mấy? (đếm đọc) Mỗi bó hoa <br />
sẽ cắm vào mỗi cái bình, các con nhìn xem thì con thấy có mấy cái bình vậy? (7 <br />
bình hoa). Cả hai có bằng nhau không? (đếm đọc) Vậy để chỉ cho 7 bó hoa, 7 <br />
bình hoa chúng ta dùng số mấy? Mời một trẻ lên lấy số 7 (lớp, cá nhân đọc số <br />
7) Con nhìn số 7 này con có nhận xét gì không? Cô nhắc nét lại cho cả lớp cùng <br />
nghe.(số 7 có 1 nét ngang và 1 nét xiên) Các gia đình có tặng cho cô 1 số ấm trà <br />
và cốc uống trà.<br />
Các con nhìn xem có bao nhiêu âm trà?<br />
Có bao nhiêu cốc uống trà?<br />
Dùng số mấy nào? Cô cất dần vào giỏ từng cái 1. cô bớt dần và lấy <br />
số tương ứng. Cho đọc số xuôi ngược. <br />
Chơi trò chơi nhỏ: số nào biến mất ( cho các số biết mất và trẻ trả lời) <br />
đọclại số 7.<br />
Hình ảnh minh họa:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
Họ còn cho 1 số đồ dùng trong gia đình nữa nhưng cô không biết đó là <br />
cái gì và có số lượng là bao nhiêu bây giờ cô muốn mời 1 số bạn lên xếp ra <br />
những đồ dùng cùng loại rồi cho cả lớp biết là bao nhiêu cái. (cho 2 trẻ lên thực <br />
hiện trên máy có 7 cái chén và 7 cái ly uống trà)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
*Trò chơi: Thi tài<br />
716<br />
* Trò chơi: Khởi động cơ thể<br />
Cách chơi: lớp chúng ta sẽ chia ra làm 3 tổ, 1 tổ sẽ thực hiện theo yêu <br />
cầu của cô như hãy bật cho cô 7 cái, hay lắc mông cho cô 7 cái, thì 2 tổ còn lại <br />
sẽ làm ban giám khảo để quan sát xem tổ của bạn có làm đúng động tác và có <br />
đúng số lượng 7 hay không nhé. Nếu tổ nào làm đúng vận động mà cô yêu cầu <br />
<br />
<br />
19<br />
và đúng số lượng 7 thì chiều sẽ được cắm cờ bé ngoan. Cho 2 tổ ngồi làm ban <br />
giám khảo, tổ còn lại thực hiện trò chơi. Sau mỗi lần chơi cô cho cả lớp cùng <br />
nhận xét. Cho chơi lần 1: bật cho cô 7 cái Cho chơi lần 2: lắc mông 7 cái. <br />
Chơi lần 3; cho cả lớp cùng chơi<br />
. * Trò chơi: Ai nhanh tay.<br />
Cách chơi: Các con sẽ có mỗi bạn 1 cái bảng và 1 cục phấn các con sẽ <br />
nhanh tay làm theo yêu cầu của cô như cô yêu cầu con vẽ cái gì và số lượng bao <br />
nhiêu thì các con phải làm đúng như thế, nếu ai vẽ đẹp và đúng số lượng thì sẽ <br />
là người thắng . Cho cả lớp chơi 2 lần:+ Lần 1: vẽ cho cô 7 cái ly, cho trẻ vẽ ai <br />
vẽ nhanh giơ lên trước, cô cho cả lớp kiểm tra nhau.+ Lând 2: Cô gõ bao nhiêu <br />
tiếng thì viết số tương ứng với số tiếng gõ của cô. 5 tiếng, 6 tiếng, 7 tiếng. <br />
Viết số rồi thì hãy khoanh tròn số các con vừa được học. Nhận xét cả lớp.<br />
3. Hoạt động kết thúc: Hát bài “ Cả nhà thương nhau” <br />
<br />
Với bộ môn làm quen văn học<br />
Văn học là môn học rất quan trọng đối với trẻ mầm non, là phương tiện <br />
phát triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt gãy gọn <br />
biết sữ dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, không những thế mà việc dạy trẻ làm quen <br />
với những từ ngữ nghệ thuật như từ tượng hình, từ tượng thanh giúp trẻ phát <br />
triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ. <br />
Làm quen với tác phẩm văn học chỉ ra mức độ, giới hạn, yêu cầu của <br />
việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học qua nghệ thuật đọc và kể chuyện <br />
của cô giáo. Hoạt động này nhằm dẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá <br />
trị nội dung, nghệ thuật phong phú trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, <br />
hứng thú dối với văn học, có ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật, cái hay <br />
cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính <br />
chất văn học nghệ thuật như đọc thơ. Kể chuyện, chơi trò chơi đóng kịch. Cao <br />
hơn là tiến tới sáng tạo ra những vần thơ, câu chuyện theo tưởng tượng của <br />
mình, góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ.<br />
<br />
<br />
20<br />
Làm quen văn học có tầm quan trọng trong việc phát triển nhận thức, <br />
giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ và qua đọc thơ kể chuyện làm giàu vốn từ <br />
cho trẻ, rèn luyện khả năng phát âm và cách diễn đạt mạch lạc. Các tác phẩm <br />
thơ chuyện chỉ có thể phát huy tác dụng của nó khi cô biết chuyển tải được tư <br />
tưởng cảm xúc của tác giả và nội dung tác phẩm thông qua các hình thức nghệ <br />
thật hấp dẫn, phong phú, đa dạng. Qua đó giúp trẻ phát huy được tính tích cực <br />
cá nhân tự tin độc lập sáng tạo hình thành tư duy khả năng ghi nhớ có chủ <br />
đích, những tình cảm đạo đức tốt đẹp có khả năng hoạt động nghệ thuật, sáng <br />
tạo. <br />
Thông qua nội dung các tác phẩm giáo dục trẻ biết yêu quý người hiền <br />
lành, biết ơn và kính yêu ông bà, bố mẹ, anh chị, bạn bè, biết nhường nhịn em <br />
nhỏ. Xuất phát từ những vai trò cụ thể đó cho nên hoạt động dạy trẻ làm quen <br />
với văn học là môn học không thể thiếu trong trương trình chăm sóc giáo dục <br />
trẻ. Vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học là <br />
vấn đề quan trọng trong đổi mới hình thức tổ chức giáo dục mầm non. Và công <br />
nghệ thông tin đã đóng góp một phần quan trọng không kém trong việc đổi mới <br />
hình thức dạy và học môn văn học của trẻ ở trường mầm non. Tôi xin lấy một <br />
tiết dạy văn học cụ thể có sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin: <br />
Ví dụ với đề tài: Văn học:Truyện” Sự tích hoa cúc trắng”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phim hoạt hình<br />
“Bông hoa cúc<br />
trắng ”<br />
<br />
<br />
<br />
21<br />
Dưới đây là phần minh họa trò chơi: “ Hộp quà bí mật”<br />
<br />
<br />
1 2<br />
Nhìn hình <br />
đoán nội dung<br />
3 4<br />
<br />
Sử dụng phần mềm Painter hướng dẫn trẻ hoạt <br />
<br />
động tạo hình:<br />
Hoạt động tạo hình với trẻ mầm non là rất cần thiết nó giúp trẻ củng cố <br />
được kiến thức của môi trường xung quanh, phát huy trí tưởng tượng, kỹ năng <br />
quan sát, óc thẩm mỹ. Dạy trẻ có kỹ năng xé dán, vẽ nặn... <br />
Một điều không thể thiếu trong các giờ tạo hình của trẻ là tranh (vật) <br />
mẫu của cô. Với những bức tranh cô vẽ trên giấy, tô màu sáp (nước) đã thành <br />
quen thuộc với trẻ, nó mờ nhạt không sặc sỡ như tranh được vẽ trên máy vi <br />
tính. Những bức tranh vẽ có hình ảnh rõ nét màu sắc hài hoà sẽ thu hút sự chú ý <br />
của trẻ, trẻ sẽ nhớ lâu, kích thích trí tưởng tượng, óc sáng tạo của trẻ. <br />
Hình ảnh minh họa: Vẽ nhà của bé<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
hay Vẽ về biển<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ví dụ: Hướng dẫn trẻ vẽ vườn cây ăn quả<br />
* Mục đích: Trẻ vẽ được một số cây ăn quả quen thuộc. Trẻ biết đặc điểm <br />
đặc trưng của cây ăn quả. Biết chăm sóc, bảo vệ cây để cây ra nhiều quả. <br />
* Chuẩn bị: Lên mạng vào trang “Nông nghiệp nông thôn” copy hình ảnh một <br />
số loại cây ăn quả như: cây bưởi, cây khế, cây mít, cây ổi, cây dừa, cây chuối... <br />
Cô vẽ cây bưởi, cây dừa tán lá rời, cây khế, cây mít tán lá tròn (vẽ trên painter) <br />
Cho xuất hiện lần lượt từng bộ phận của cây: thân, cành, lá, quả, sau đó tô màu. <br />
Lồng nhạc bài hát “Qủa” vào slide bằng cách sử dụng phần mềm Windows <br />
Media Player hoặc sử dụng phần mềm Windows Movies Maker. Lưu và USB <br />
hay copy qua đĩa CD. <br />
*Tiến hành: Cô cho trẻ nghe bài hát “Qủa” và quan sát vườn cây ăn quả <br />
Hỏi trẻ có những loại cây ăn qủa nào ở trong vườn? Đặc điểm của từng loại <br />
cây (hình dáng lá, màu sắc, hình dáng quả...) <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
23<br />
Cho trẻ quan sát các bước vẽ cây ăn quả để tạo ra vườn cây ăn quả. <br />
Trẻ vẽ <br />
Trưng bày và nhận xét tranh <br />
<br />
Các hình thức giáo dục trẻ:<br />
Song song với việc cho trẻ làm quen với các môn học chúng ta lồng vào <br />
giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường sống của chính mình qua các việc làm đơn <br />
giản, phù hợp với trẻ. Tôi đã dạy trẻ biết sắp xếp, lau chùi đồ dùng đồ chơi <br />
gọn gàng sạch sẽ, biết lấy cất đúng nới quy định. Dạy trẻ biết chăm sóc, tưới <br />
nước, lau lá cho cây những khi chơi ở hoạt động góc, cho trẻ cùng cô làm vệ <br />
sinh lớp học...Trong các tiết học cũng nhờ công nghệ thông tin tôi đã lồng ghép <br />
giáo dục trẻ về môi trường sống đạt hiệu quả cao. <br />
Chằng hạn như với đề tài “Các hiện tượng thiên nhiên” qua các đoạn <br />
phim về mưa bão, lũ lụt hay hạn hán một cách gián tiếp tôi đã cho trẻ thấy được <br />
lợi ích của việc trồng và bảo vệ rừng quan trọng như thế nào đối với cuộc sống <br />
con người và qua đó cũng cho trẻ thấy được tác hại của việc con người tàn phá <br />
rừng “lá phổi của môi trường sống” đã gây ra ảnh hưởng như thế nào đối với <br />
cuộc sống của chính chúng ta. <br />
Từ đó giáo dục trẻ về tầm quan trọng của cây xanh đối với cuộc sống <br />
con ngưòi, dạy trẻ biết trồng, bảo vệ, chăm sóc cây xanh qua những việc làm <br />
<br />
<br />
24<br />
vừa sức trẻ như: tưới nước, bắt sâu, lau lá cho cây, không hái hoa, bẻ cành hay <br />
giẫm đạp lên cỏ nơi hoa viên...<br />
Thông qua những giờ học có áp dụng công nghệ thông tin và sử dụng các <br />
bài giảng điện tử, những hình ảnh đẹp, hành vi đẹp, những kỹ năng sống được <br />
chuyển tới trẻ một cách nhẹ nhàng và sống động; góp phần hình thành ở trẻ sự <br />
nhận thức về cái đẹp, biết yêu cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp trong cuộc <br />
sống và những kỹ năng sống cần thiết đối với lứa tuổi mầm non. <br />
<br />
Các hình thức và biện pháp hổ trợ:<br />
Tuy máy tính điện tử mang lại nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của <br />
giáo viên mầm non nhưng công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế <br />
hoàn toàn cho các phương pháp trực quan khác của người giáo viên. Đôi lúc vì là <br />
máy móc nên nó có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình bài giảng <br />
như là mất điện, máy bị treo, bị virus…và mỗi khi có sự cố như vậy người giáo <br />
viên khó có thể hoàn toàn chủ động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý <br />
muốn. <br />
Vì thế việc sử dụng hình ảnh trực quan như: tranh ảnh, vật thật, hình <br />
ảnh minh hoạ, các đồ dùng, đồ chơi được làm bằng những nguyên vật liệu <br />
mở…vẫn rất cần thiết để hổ trợ cho bài giảng của giáo viên. Và người giáo <br />
viên cũng phải linh động để lựa chọn hình thức dạy cho phù hợp, tùy từng loại <br />
tiết mà chúng ta có thể sử dụng bài giảng điện tử hay sử dụng vật thật, nên kết <br />
hợp hài hòa các hình thức, biện pháp giảng dạy với nhau để tạo ra một tiết dạy <br />
hoàn hảo nhất. <br />
Bên cạnh đó nhà trường chúng tôi cũng đã triển khai cho trẻ ở khối các <br />
lớp mẫu giáo làm quen với máy vi tính thông qua các phần mềm phát triển trí <br />
tuệ như: Kismas, Kispix, Bút chì thông minh, Happy Kids nhằm hình thành cho <br />
trẻ thói quen và kỹ năng sử dụng máy tính đơn giản cũng như tạo điều kiện <br />
thuận lợi cho hoạt động tương tác giữa trẻ và cô trong giờ học bằng giáo án <br />
điện tử.<br />
<br />
<br />
25<br />
Giáo viên phải có một số kién thức cơ bản về vi tính ham học hỏi tìm tòi <br />
nghiên cứu trau dồi chuyên môn<br />
Biết một số trang web để nghiên cứu thêm như: những phần mềm hữu <br />
ích cho người giáo viên mầm non như Bộ Office, Lesson Editor/ Violet, Active <br />
Primary, Flash, Photoshop, Converter, Kispix, Kismas,…<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp và biện pháp <br />
Giải pháp và biện pháp luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau đề ra <br />
giải pháp thì phải thực hiện các biện pháp đó như thế nào đạt hiệu quả <br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu <br />
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy giúp giáo viên tiết <br />
kiệm được thời gian và kinh phí cho việc làm đồ dùng còn trong quá trình thực <br />
hiện tôi thấy mình được nâng cao hơn về chuyên môn, phương pháp, đặc biệt là <br />
hình thức dạy trẻ linh hoạt, tự tin và sáng tạo hơn.Vì với giáo viên mầm non <br />
hiện nay lượng công việc rất nhiều, vì vậy chúng ta phải tìm biện pháp, phương <br />
pháp để giảm bớt thời gian và lượng công việc, nhưng hiệu quả và chất lượng <br />
giáo dục luôn được đảm bảo thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng <br />
dạy là rất cần thiết và mang lại hiệu quả cao. Đối với bản thân tôi đã biết tự <br />
mình làm một giáo án điện tử ở mức độ đơn giản. Với trẻ, các cháu đã mạnh <br />
dạn với việc sử dụng máy, 100% các cháu đều thực hiện trên máy vi tính, trong <br />
đó 60% các cháu thuần thục với một số lệnh cơ bản.<br />
Điều này quả đã mang lại cho trẻ sức hấp dẫn mới lạ, làm trẻ hứng thú <br />
nhiều, tiếp thu được bài học tốt nhanh. Trẻ tích cực hoạt động hơn không còn <br />
nói chuyện trong giờ học, cũng như kích thích được tư duy trẻ phát triển.<br />
Sau khi thực hiện áp dụng việc đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào <br />
giảng dạy cho trẻ đạt kết quả cao mà giáo viên đã thực hiện ở các lớp, và thực <br />
hiện trong những năm học qua. Tôi đánh giá lại kết quả trẻ tiếp thu được những <br />
gì? Thể hiện qua mỗi lần khảo sát cuối chủ đề. Sau đó đề ra kế hoạch cho bài <br />
mới, chủ đề mới và tôi đã thu được kết quả tốt từ những năm học qua như sau: <br />
<br />
<br />
26<br />
Trẻ tiếp thu bài rất tốt, khả năng tập trung chú ý cao, óc quan sát, khả <br />
năng so sánh, phân loại, tư duy lôgích hơn. Phần lớn các cháu được mở rộng <br />
vốn hiểu biết, sự nhận thức về thế giới xung quanh, trẻ được trải nghiệm <br />
những kinh nghiệm sống của mình qua các trò chơi hay khi làm thí nghiệm đơn <br />
giản… Phát triển sự sáng tạo trong nghệ thuật, thể hiện óc thẩm mỹ cao qua <br />
các sản phẩm tạo hình đẹp, biết nhận ra cái đẹp trong cuộc sống, biết phân biệt <br />
được đúng sai… Nhận biết được những thay đổi, biến đổi đã và đang xảy ra <br />
trong cuộc sống như: các hiện tượng thiên nhiên, sự ảnh hưởng của thiên tai lũ <br />
lụt, hạn hán…Và cũng qua đó tích cực hóa hoạt động cá nhân trong giờ học. <br />
* Qua quá trình kháo sát: <br />
100% trẻ hứng thú với giờ học <br />
100% trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động <br />
100% trẻ nhận thức và nắm bắt bài tốt <br />
100% giờ học đạt kết quả cao <br />
100% trẻ có sự nhận thức về việc xây dựng và bảo vệ môi trường sống <br />
tốt <br />
III. Phần kết luận, kiến nghị:<br />
1. Kết luận:<br />
Qua đó chúng ta có thể thấy được công nghệ thông tin phát triển đã mở <br />
ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và <br />
hình thức dạy học, vừa tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên mầm non, <br />
vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh <br />
động, hiệu quả của giờ dạy. Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa <br />
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý giáo <br />
dục của Vưgotxki “ Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” một cách dễ dàng. Có <br />
thể thấy ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non đã tạo ra <br />
một biến đổi về chất trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục mầm non, <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
27<br />
tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và học <br />
sinh. <br />
2. Kiến nghị:<br />
Để thực hiện tốt được yêu cầu của nhiệm vụ “ứng dụng CNTT trong <br />
đổi mới phương pháp dạy học.” không chỉ có sự nổ lưc một phía từ giáo viên <br />
mà cần phải có sự phối hợp cả các ban ngành quản lý giáo dục và sự hợp tác <br />
của phụ huynh. <br />
* Đối với giáo viên: <br />
Luôn trau dồi, mở rộng khiến thức của mình<br />
Biết vận dụng những kỹ năng, kiến thức về công nghệ thông tin vào bài <br />
dạy phù hợp với dặc điểm tâm sinh lý trẻ. <br />
Biết lựa chọn phương pháp, hình thức nào đem lại hiệu quả giờ học cao <br />
nhất. <br />
Biết tạo r