intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Vận dụng phương pháp nêu vấn đề để phát huy tính tích cực của học sinh trong việc giảng dạy tác phẩm tự sự để phát huy tính tích cực của học sinh

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

454
lượt xem
75
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề như thế nào để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong việc học bộ môn Ngữ Văn nói chung và việc học tác phẩm tự sự nói riêng?. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “ Vận dụng phương pháp nêu vấn đề để phát huy tính tích cực của học sinh trong việc giảng dạy tác phẩm tự sự để phát huy tính tích cực của học sinh”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Vận dụng phương pháp nêu vấn đề để phát huy tính tích cực của học sinh trong việc giảng dạy tác phẩm tự sự để phát huy tính tích cực của học sinh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: TRƯỜNG THPT KIỆM TÂN Mã số:………………………. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC GIẢNG DẠY TÁC PHẨM TỰ SỰ ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH Người thực hiện: ĐINH THỊ THÚY VUI Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác Có đính kèm: Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác Năm học: 2011- 2012
  2. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên : ĐINH THỊ THÚY VUI 2. Ngày tháng năm sinh : 03 – 08 – 1985 3. Nam, Nữ : Nữ 4. Địa chỉ : 90/T – Gia Tân III – Thống Nhất – Đồng Nai 5. Điện thoại : ĐTDĐ 0907 016 909 6. Fax (Email) : saothangtam061@yahoo.com 7. Chức vụ : Giáo viên. 8. Đơn vị công tác : Trường THPT Kiệm Tân-Thống Nhất-Đồng Nai. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO 1. Học vị : Cử nhân Ngữ văn 2. Năm nhận bằng : 2008. 3. Chuyên ngành đào tạo : Ngữ văn. III. KINH NGHIỆM GIÁO DỤC 1. Lĩnh vực chuyên môn: giảng dạy môn Ngữ văn. 2. Số năm giảng dạy kinh nghiệm 4 năm.
  3. MỤC LỤC TRANG A.PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 3 I.ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 3 II.MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH............................ 4 III.GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................... 4 IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 5 B.PHẦN NỘI DUNG........................................................................................ 5 I.CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................................ 5 II.CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................................... 6 III.THỰC TRẠNG VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG THỨC NÊU VẤN ĐỀ TRONG GIỜ DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG Ở THPT ............... 7 1.Về phía giáo viên ......................................................................................... 7 2. Về phía học sinh ......................................................................................... 8 IV.ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC ......................... 8 V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC GIẢNG DẠY TÁC PHẨM TỰ SỰ - TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 ..... 9 1.Khái niệm vấn đề và giải quyết vấn đề ....................................................... 9 2.Cấu trúc của quá trình giải quyết vấn đề................................................... 10 VI.PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ VỚI VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI NÊU VẤN ĐỀ TRONG GIỜ ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM TỰ SỰ ................................................................................................ 12 1.Một số yêu cầu khi vận dụng phương pháp nêu vấn đề ............................ 12 2.Một số cách thức vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong việc giảng dạy tác phẩm tự sự ......................................................................................... 13 3.Nhận xét ....................................................................................................... 21 VII.VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ VÀO VIỆC THIẾT KẾ GIÁO ÁN VÀ GIẢNG DẠY BÀI “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” (Nguyễn Minh Châu) ..................................................................................... 21 C.KẾT THÚC VẤN ĐỀ ................................................................................. 38 I.TÍNH HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI ................................................................ 38 II.KẾT LUẬN ................................................................................................. 39 D.TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 41
  4. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC GIẢNG DẠY TÁC PHẨM TỰ SỰ ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH A. PHẦN MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục mang một vị trí quan trọng trong việc xây dựng một xã hôi phát triển vì vậy việc đổi mới phương pháp giáo dục để không ngừng nâng cao đổi mới về mọi mặt. Những năm gần đây, ngành giáo dục đã trải qua sự thay đổi quan trọng. Từ đó nhiều phương pháp giáo dục cũng phải đổi mới. Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đã nêu rõ: “phải phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng học sinh phương pháp tự học khả năng hợp tác rèn luyện kĩ năng vận dụng vào thực tiễn”. Tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình, SGK môn Ngữ Văn lớp 12 đã giới thiệu một số phương pháp dạy học theo định hướng tích cực như: thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại, phát hiện và giải quyết vấn đề……… Ngữ Văn là một trong những môn học chính trong nhà trường, được coi là một môn nghệ thuật mang tính khoa học. Đó là một loại hình nghệ thuật phản ánh chân thực cuộc sống bằng hình tượng thông qua ngôn ngữ, góp phần bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, hình thành kĩ năng giao tiếp, ứng xử làm phong phú tâm hồn và vẻ đẹp nhân cách. Những năm qua, ngành giáo dục đã chỉ đạo việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học trong đó có môn Ngữ Văn. Giảng dạy môn Ngữ Văn nói chung không chỉ đơn thuần dạy cho học sinh biết về cái hay cái đẹp của tác phẩm, mà còn giúp cho học sinh hiểu, cảm thụ sâu sắc hơn, cũng như biết cách khám phá, phát hiện ra những cái hay cái đẹp trong tác phẩm văn chương. Vì vậy, việc đổi mới dạy học bắt đầu từ việc thay đổi phương pháp giảng dạy nhằm
  5. nâng cao năng lực tự học cho học sinh để các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp, biết yêu thương chia sẻ với chính cuộc đời từ trong mỗi trang sách là điều hết sức cần thiết. Việc dạy học theo định hướng tích cực đã được giáo viên giảng dạy vận dụng vào thực tế. Tuy nhiên việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong việc tổ chức giờ đọc hiểu văn bản tác phẩm tự sự vẫn còn nhiều hạn chế. Bản thân tôi là giáo viên đứng lớp, luôn đặt ra câu hỏi làm sao để nâng cao chất lượng của giờ đọc hiểu văn bản, làm sao để học sinh hứng thú hơn với các tác phẩm tự sự và việc vận dụng phương pháp giảng dạy tích cực, đặc biệt là phương pháp nêu vấn đề như thế nào cho phù hợp để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh , vừa phù hợp với nội dung bài dạy, với từng đối tượng học sinh. Vậy việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề như thế nào để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong việc học bộ môn Ngữ Văn nói chung và việc học tác phẩm tự sự nói riêng? II. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH Từ thực tiễn giảng dạy, tôi đã mạnh dạn “vận dụng phương pháp nêu vấn đề để phát huy tính tích cực của học sinh trong việc giảng dạy tác phẩm tự sự” với mục đích nâng cao hiệu quả dạy học văn và rèn luyện một số kỹ năng cảm thụ, tiếp nhận văn bản văn học cho học sinh thông qua việc phát hiện và giải quyết vấn đề trong tác phẩm tự sự. III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI - Phương pháp nêu vấn đề có thể vận dụng vào việc giảng dạy tác phẩm tự sự cũng như trữ tình. Nhưng trong phạm vi tìm hiểu và thực tế giảng dạy. Chuyên đề sáng kiến giới hạn trong việc “vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong việc giảng dạy tác phẩm tự sự” trong chương trình Ngữ Văn 12 để phát huy tính tính cực chủ động của học sinh trong việc học tác phẩm tự sự nói riêng và học bộ môn Ngữ Văn nói chung.
  6. - Do nội dung khuôn khổ của sáng kiến, bản thân tôi không đi sâu vào việc trình bày chi tiết lí thuyết về phương pháp nêu vấn đề, mà chuyên đề đi vào nội dung cụ thể của một số tác phẩm, một số cách thức vận dụng phương pháp nêu vấn đề - câu hỏi nêu vấn đề sao cho hiệu quả trong một số tác phẩm cụ thể, nhằm mục đích phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong việc học môn Ngữ Văn. Qua đó hình thành cho các em biết nhận thức vấn đề, giải quyết vấn đề từ trong những tác phẩm tự sự, hình thành kỹ năng đọc hiểu văn bản văn học theo đặc trưng thể loại cho các em học sinh, góp phần nâng cao chất lượng trong việc dạy học tác phẩm tự sự. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thực hiện đề tài: từ việc thực hiện tìm hiểu đặc điểm chung về phương pháp dạy học nêu vấn đề, giáo viên áp dụng vào một số tác phẩm tự sự cụ thể trong chương trình Ngữ Văn 12 cơ bản.Từ đó thiết kế bài dạy và kết quả áp dụng đề tài tại các lớp mà giáo viên phụ trách. B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Dạy học nêu vấn đề là một phương thức dạy học trong đó giáo viên nêu lên nghi vấn để hướng sự suy nghĩ tích cực của học sinh nhằm tạo nên tính huống có vấn đề. Phương pháp nêu vấn đề có tác dụng gợi nên suy nghĩ, tập trung chú ý và đánh giá phản hồi và tổ chức học tập. Dạy học nêu vấn đề không phải lấy phương thức truyền thụ làm chính mà là tổ chức hướng dẫn để học sinh tìm tòi phát hiện. Khi đó học sinh là chủ thể nhận thức, nhằm phát huy được tính năng động và sáng tạo của học sinh. Phương pháp dạy học nêu vấn đề còn tạo ra tình huống có vấn đề. Để tạo ra tình huống vấn đề, nhất thiết phải có những câu hỏi nêu vấn đề. Từ đó kích thích học sinh tích cực chủ động vận dụng những hiểu biết có sẵn vào họat động tư duy nhận biết tác phẩm. Đặt học sinh vào hệ thông câu hỏi có vấn đề trong giờ dạy môn Ngữ Văn giúp học sinh hình thành thói quen tư duy và phát huy được khả năng sáng tạo của học sinh. Nhà lí luận dạy học La-Léc-ne nhận định: “Họat động
  7. sáng tạo chỉ nảy sinh khi nào giải quyết được vấn đề, khi nào phải đương đầu với tình huống có vấn đề”. Như vậy việc đặt ra tình huống có vấn đề và câu hỏi nêu vấn đề là cách thức để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ dạy văn, giúp học sinh không chỉ chiếm lĩnh được tri thức nội dung cần đạt mà còn hình thành kĩ năng chiếm lĩnh tri thức mới. Vì vậy việc dạy học nêu vấn đề và hệ thống câu hỏi nêu vấn đề thích ứng với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa họat động của học sinh. Dạy học nêu vấn đề còn đáp ứng được yêu cầu cải tiến một giờ dạy văn của Vụ giáo dục phổ thông “Trong giờ giảng văn, giáo viên phải nêu những vấn đề, dẫn dắt học sinh phát hiện được những cái hay, cái đẹp. Giáo viên uốn nắn hướng dẫn để các em làm được việc này, không làm thay”. Nhà văn M.Gróoki đã từng nhận xét “Tác phẩm văn học nào cũng là tác phẩm có vấn đề”. Thực tế giảng dạy văn cho thấy “vấn đề” chính là điều mà tác giả phản ánh, lí giải trong tác phẩm. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Việc giảng dạy môn Ngữ Văn là giúp học sinh tìm hiểu về cái hay, cái đẹp của một tác phẩm văn chương. Mỗi tác phẩm là một chỉnh thể nghệ thuật, là một sản phẩm của nhà văn, được lựa chọn để đưa đến với người đọc là giáo viên và học sinh. Vì vậy mỗi ý kiến của người đọc học sinh đưa ra về tác phẩm đều đáng quý và đáng trân trọng. Để phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học tác phẩm tự sự, giáo viên không nên phủ định những vấn đề học sinh đưa ra mà cần định hướng cho học sinh cách suy nghĩ nhận xét đúng đắn với mỗi tác phẩm văn chương. Giáo viên đóng vai trò hướng dẫn học sinh tìm hiểu vào tác phẩm, tự khám phá ra những vẻ đẹp tiềm ẩn của tác phẩm. Giáo viên bằng những câu hỏi đặt vấn đề, câu hỏi gợi mở, câu hỏi định hướng khám phá, tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh tự cảm nhận về tác phẩm, tự nhận định về giá trị đích thực của tác phẩm.Việc dạy văn, mà đặc biệt là việc phân tích tác phẩm văn học, để tạo sự hấp dẫn và hứng thú với học sinh nhất định phải là việc biến học sinh thành người trong cuộc - để các em
  8. tự phát huy năng lực tư duy của mình, tự khám phá ra những giá trị đích thực của tác phẩm. Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm cũng được đặt ra. Bản chất của sự đổi mới đó là chuyển từ phương pháp thông báo tái hiện sang việc tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức, học tập của học sinh nhằm phát huy cao độ tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo của họ, để họ tự chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng. Để thực hiện điều đó cần phối hợp các xu hướng: tích cực hoá, cá biệt hoá, phân hoá hoạt động nhận thức - học tập của học sinh. Việc dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh, đã và đang được thực hiện. Tuy nhiên khó khăn nhất là việc vận dụng vào thực tế giảng dạy sao cho hiệu quả. Một trong những phương pháp quan trọng trong việc giảng dạy môn Ngữ Văn chính là việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề và sử dụng câu hỏi nêu vấn đề để nâng cao và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh khi cảm thụ tác phẩm văn học ,vốn là ngôn ngữ hàm ẩn, đa nghĩa, đa thanh, vì thế dễ tạo ra những tình huống tiếp nhận khác nhau của học sinh. III.THỰC TRẠNG VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG THỨC NÊU VẤN ĐỀ TRONG GIỜ DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG Ở THPT 1. Về phía giáo viên - Khi nêu vấn đề, một số câu hỏi chưa định hướng đúng vào những vấn đề trung tâm cốt lõi của tác phẩm. Câu hỏi không có chủ định từ trước, bộc phát tức thời, chưa định hướng được trong việc tìm hiểu tác phẩm văn học, tản mạn, giữa các câu hỏi chưa có sự hỗ trợ liên kết với nhau, không có tính hệ thống và bao quát những vấn để tác giả đặt ra trong tác phẩm, hay những câu hỏi chỉ nhằm tái hiện kiến thức trong tác phẩm vì vậy chưa thể phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, chưa tạo được tình huống có vấn đề để học sinh nhận thức, bởi vậy chưa tạo được sự chủ động trong việc tiếp cận tác phẩm văn chương.
  9. - Các câu hỏi nêu vấn đề chưa mang tính hệ thống, rời rạc không liên kết kiến thức trong bài dạy. Có những câu hỏi nêu vấn đề vụn vặt chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh. - Một trong những nguyên nhân khiến một giờ học văn nhàm chán, học sinh không hứng thú là do câu hỏi chưa gây được sự tò mò đối với học sinh, chưa hướng vào vấn đề chính mà chỉ đi tản mạn vào một số vấn đề nhỏ, tất cả những yếu tố đó làm giảm sự chủ động và tích cực của việc học văn trong nhà trường phổ thông hiện nay. + Loại câu hỏi thiên về tái hiện kiến thức, ít có câu hỏi có khả năng luyện trí thông minh và tư duy sáng tạo của học sinh + Một số câu hỏi nêu vấn đề ở mức độ khó nhưng chưa có sự gợi ý chi tiết + Khi sử dụng câu hỏi nêu vấn đề, giáo viên chỉ hỏi mà chưa tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề 2. Về phía học sinh Trường THPT Kiệm Tân đa số học sinh có tỉ lệ đầu vào chưa cao, ý thức trong học tập chưa tốt. Khả năng tự học còn nhiều hạn chế + Các em còn thụ động trong việc chiếm lĩnh tri thức. Học sinh chỉ tái hiện kiến thức một cách thụ động, chưa biết cách trả lời, hay thậm chí còn lúng túng trong những câu hỏi khó, chưa biết cách vận dụng vào sáng tạo trong các tình huống của bài học + Học sinh vẫn còn dừng lại ở mức độ nghe và ghi chép, chưa tham gia vào việc xây dựng bài. Khả năng khái quát , khả năng cảm nhận tác phẩm văn học của học sinh còn nhiều hạn chế. + Học sinh lười xây dựng bài, chưa có ý thức tham gia vào các hoạt động dạy và học. Như thế giờ văn của thầy và trò sẽ trở nên mệt mỏi dẫn đến kết quả học tập bộ môn Ngữ Văn chưa đạt hiệu quả cao. IV. ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực
  10. nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Đặc điểm của phương pháp dạy học tích cực: + Dạy học thông qua tổ chức hoạt động học tập của học sinh. + Dạy học chú trọng phương pháp tự học. + Tăng cường học tập cá thể, phối hợp học tập hợp tác. + Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò. Hiện nay giáo dục chú trọng vào phát triển năng lực của học sinh chứ không đơn thuần là truyền thụ kiến thức. Mà muốn phát triển năng lực của học sinh thì trước hết học sinh phải thích môn học đó. Muốn vậy thì giờ học phải thu hút được học sinh tham gia. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm, nhược điểm riêng. Cần phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để có thể phát huy những ưu điểm và hạn chế nhược điểm đó. Mặt khác, trong một bài dạy không thể chỉ dùng một phương pháp duy nhất là có thể phát huy tính tích cực của học sinh. Nhưng kết hợp nhiều phương pháp mà không hợp lý sẽ không đạt được kết quả mong muốn. Sử dụng nhiều phương pháp không chỉ làm bài học hay hơn, học sinh thích thú học hơn mà còn phát triển nhận thức, kỹ năng của học sinh. Trong quá trình giảng dạy, GV cần dựa vào nội dung, yêu cầu, thời gian, trình độ nhận thức của đối tượng và hoàn cảnh cụ thể để sử dụng các hình thức giảng dạy thích ứng. V. PHÁT HUY PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ TRONG VIỆC GIẢNG DẠY TÁC PHẨM TỰ SỰ - TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 1. Khái niệm vấn đề và giải quyết vấn đề Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giải quyết chúng chưa có quy luật sẵn cũng như những tri trức, kỹ năng sẵn có chưa đủ giải quyết mà còn khó khăn, cản trở cần vượt qua. Dạy học giải quyết vấn đề dựa trên cơ sở lý thuyết nhận thức. Theo quan điểm của tâm lý học nhận thức, giải quyết vấn đề có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy và nhận thức của con người, tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề. Dạy học giải quyết vấn đề là một quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Học sinh được
  11. đặt trong một tình huống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề đó giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề là phương pháp dựa trên quy luật của sự lĩnh hội tri thức và cách thức hoạt động một cách sáng tạo, có những nét cơ bản của sự tìm tòi khoa học. Bản chất của nó là tạo nên một chuỗi những tình huống vấn đề và điều khiển học sinh giải quyết những vấn đề đó. Vì vậy mà nó đảm bảo cho học sinh lĩnh hội vững chắc những cơ sở khoa học, phát triển năng lực tư duy sáng tạo và hình thành cơ sở thế giới quan khoa học cho học sinh. Phương pháp dạy học nêu vấn đề là một trong những PPDH mà ở đó GV là người tạo ra tình huống có vấn đề, tổ chức, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, học sinh tích cực, chủ động, tự giác giải quyết vấn đề thông qua đó mà lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nhằm đạt được mục tiêu dạy học. 2. Cấu trúc của quá trình giải quyết vấn đề. 2.1 Nhận biết vấn đề: trong bước này cần phân tích tình huống đặt ra, nhằm nhận biết được vấn đề. Trong dạy học đó là cần đặt học sinh vào tình huống có vấn đề. Vấn đề cần được trình bày rõ ràng. 2.2 Tìm các phương án giải quyết: Nhiệm vụ của bước này là tìm các phương án khác nhau để giải quyết vấn đề. Để tìm các phương án giải quyết vấn đề cần so sánh, liên hệ với những cách giải quyết vấn đề tương tự đã biết cũng như tìm các phương án giải quyết mới. Các phương án giải quyết đã tìm ra được sắp xếp, hệ thống hóa để xử lý ở giai đoạn tiếp theo. 2.3 Quyết định phương án giải quyết: Các phương án giải quyết đã được tìm ra cần được phân tích, so sánh và đánh giá xem có thực hiện được việc giải quyết vấn đề hay không. Nếu có nhiều phương án có thể giải quyết thì cần so sánh để xác định phương án tối ưu. Nếu các phương án đã đề xuất chưa giải quyết được vấn đề thì cần trở lại giai đoạn tìm kiếm phương án giải quyết mới. 2.4 Cấu trúc một bài học (hoặc một phần bài học) theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề thường như sau: - Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức
  12. + Tạo tình huống có vấn đề; + Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh; + Phát hiện vấn đề cần giải quyết - Giải quyết vấn đề đặt ra + Đề xuất cách giải quyết; + Lập kế hoạch giải quyết; + Thực hiện kế hoạch giải quyết. - Kết luận: + Thảo luận kết quả và đánh giá; + Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra; + Phát biểu kết luận; + Đề xuất vấn đề mới. 2.5 Các mức trình độ đặt và giải quyết vấn đề Các Đặt vấn Nêu giả Lập kế Giải quyết Kết luận, mức đề thuyết hoạch vấn đề đánh giá 1 GV GV GV HS GV 2 GV GV HS HS GV + HS 3 GV + HS HS HS HS GV + HS 4 HS HS HS HS GV + HS Trong dạy học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, học sinh vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy tích cực, sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh. 2.6 Những yêu cầu chính đối với câu hỏi nêu vấn đề trong giờ dạy Ngữ Văn - Câu hỏi nêu vấn đề phải tạo ra tình huống có vấn đề - kích thích sự tích cực nhận thức của học sinh - Câu hỏi nêu vấn đề phải có sự sáng tạo - Câu hỏi nêu vấn đề phải có tính hệ thống - Câu hỏi nêu vấn đề phải bám sát vào văn bản nghệ thuật - Câu hỏi nêu vấn đề phải căn cứ vào đạc điểm tâm lý tiếp nhận của học sinh
  13. - Câu hỏi nêu vấn đề phải có mối tương quan giữa các phương pháp khác trong một giờ dạy văn VI. PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ VỚI VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI NÊU VẤN ĐỀ TRONG GIỜ ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM TỰ SỰ 1. Một số yêu cầu khi vận dụng phương pháp nêu vấn đề - Câu hỏi nêu vấn đề phải được đặt ra từ vấn đề của tác phẩm. Để đặt được câu hỏi phát hiện trúng vấn đề cần triển khai. Giáo viên phải tìm hiểu thật thấu đáo tác phẩm và chỉ có hiểu tác phẩm. Giáo viên mới có thể phát hiện được những chi tiết có khả năng trở thành vấn đề và đó là những vấn đề thích đáng nhất. Ở tác phẩm văn xuôi, vấn đề hay tình huống tiếp nhận thường là những nội dung khái quát về tư tưởng, chủ đề, ý nghĩa tác phẩm hay nghệ thuật của tác phẩm………… - Giáo viên phải hiểu được đối tượng học sinh mình giảng dạy, hiểu được khả năng tư duy và nhận thức của các em để từ đó vận dụng phương pháp nêu vấn đề cho phù hợp. Thực tế tâm lý lứa tuổi của học sinh THPT thích tìm tòi khám phá những tri thức mới, thích tham gia giải thích cái mới theo quan điểm riêng. Hoc sinh lứa tuổi này đã biết suy luận đánh giá trên cơ sở phân tích các dữ liệu học tập. Một số học sinh thường sa vào diễn đạt lan man mà không nêu lên được những nội dung sâu sắc của tác phẩm. Vì vậy khi giáo viên hiểu đối tượng từng lớp mình giảng dạy, giáo viên sẽ đặt ra được những câu hỏi nêu vấn đề phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Giáo viên tôn trọng những cảm thụ suy nghĩ của học sinh. Tạo điều kiện cho học sinh nói lên suy nghĩ của mình do tác phẩm gợi ra chứ không phải chỉ nói lặp lại theo ý của người khác. Giáo viên nên xem học sinh là chủ thể tích cực trong họat động cảm thụ tác phẩm. Mục đích lớn nhất của giờ giảng văn sẽ là “dạy suy nghĩ, dạy tìm tòi” và dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự mình cảm nhận và chiếm lĩnh tác phẩm. - Để phương pháp nêu vấn đề và giảng dạy nêu vấn đề thành công, điều cần thiết là giáo viên tạo không khí học tập hứng thú, tạo mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò. Với mục đích là học sinh có thể mạnh dạn trao
  14. đổi với lớp với giáo viên về những điều mà học sinh suy nghĩ cảm nhận. Như thế giáo viên sẽ đóng vai trò làm cầu nối giữa học sinh với tác phẩm văn học. Giáo viên không áp đặt gò ép học sinh, không chê bai mà khơi gợi dẫn dắt học sinh để học sinh có cơ hội thể hiện suy nghĩa của mình. - Thực tế việc vận dụng phương pháp giảng dạy nêu vấn đề trong tác phẩm luôn là những câu hỏi khó vì nó chứa đựng những nội dung quan trọng của tác phẩm. Để trả lời được câu hỏi, học sinh phải tổng hợp được nhiều nguồn kiến thức. Vì vậy trước khi triển khai ở trên lớp cần có hệ thống câu hỏi phụ để học sinh chuẩn bị bài ở nhà bên cạnh hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa. Từ những câu hỏi cụ thể đó, giúp học sinh có thể tìm hiểu những kiến thức có liên quan đến câu hỏi nêu vấn đề, tránh việc học sinh bị động lúng túng. 2. Một số cách thức vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong việc giảng dạy tác phẩm tự sự 2.1 Tình huống và tính cách nhân vật trong tác phẩm tự sự tạo điều kiện cho việc xây dựng tính nêu vấn đề của câu hỏi giảng văn giúp học sinh khám phá vai trò của tình huống còn kích thích tâm lý học sinh, giúp các em tự đặt mình vào giải quyết một tình huống mới. Cốt truyện, nhân vật và phương thức kể chuyện là ba yếu tố tạo nên đặc trưng của tác phẩm tự sự. Nói đến cốt truyện là nói đến nhân vật, không thể không nói đến vai trò của tình huống, tính cách. Để tính cách vận động và phát triển, nhà văn đặt tính cách nhân vật trong tình huống bởi qua tình huống nhân vật sẽ được thử thách, từ đó nhân vật bộc lộ lên những tính cách của mình. Trên thực tế, khi phân tích một truyện ngắn, nhiều bài phân tích không đề cập đến tình huống hoặc không nhận thức được vai trò của tình huống đối với tính cách, vì vậy nhiều tình huống có giá trị đã bị bỏ qua. Nếu như hỏi học sinh tình huống Tràng nhặt được vợ có tác động gì đến tâm trạng bà cụ Tứ thì không thiếu học sinh sẽ lúng lúng trong việc trả lời. Vì vậy khi giảng dạy tác phẩm, giáo viên cần chú ý vận dụng câu hỏi nêu vấn đề trong giờ giảng văn, để học sinh có thể tiếp nhận tác phẩm .Tình huống của tác phẩm trở thành vấn đề tiếp nhận của học sinh.
  15. VD: Khi đặt câu hỏi nêu ra tình huống trong truyện ngắn Vợ Nhặt (Kim Lân), học sinh sẽ thấy được vẻ đẹp của nhân vật Tràng, từ đó cũng thấy được phẩm chất nhân hậu, niềm tin ý thức hướng tới tương lai của bà cụ Tứ. Học sinh sẽ thấy tác dụng và vai trò của tình huống truyện. Từ đó giáo viên có thể triển khai câu hỏi nêu vấn đề: + Việc Kim Lân tạo dựng một tình huống như vậy có những ý nghĩa gì? Tại sao giữa nạn đói năm 1945, ranh giới mong manh giữa cái chết và sự sống, Tràng lại dám “nhặt” vợ? Việc Tràng nhặt vợ như thế có ý nghĩ như thế nào? Qua tình huống đó, nhà văn gửi gắm ý nghĩa gì? Từ cách nêu vấn đề như trên, giáo viên dẫn dắt học sinh tìm hiểu ý nghĩa của tình huống truyện. Bên cạnh đó, câu hỏi còn kích thích tâm lí học sinh, gợi ra cho các em những thắc mắc và học sinh vận dụng sự hiểu biết của mình để giải quyết một vấn đề mới. Tình huống độc đáo của truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân) được gửi gắm ngay từ cách đặt tên truyện. Một chuyện vốn rất nghiêm túc, vốn được xem là một trong những công việc trọng đại nhất của đời một con người mà lại diễn ra như một trò đùa. Một người nghèo túng, lại xấu trai, từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ chưa từng được một người con gái nào thèm để ý đến thế mà bỗng dưng được một người phụ nữ theo về nhà làm vợ hẳn hoi. Càng lạ hơn nữa là Tràng nhặt vợ về giữa những ngày đói kém, giữa khi cái chết vì đói đang rập rình đe dọa. Kim Lân đã đem đến cho người đọc một câu chuyện nên vợ nên chồng quả là xưa nay chưa từng có. Chính cái đói và chỉ vì cái đói mà người phụ nữ nọ đành “theo không” Tràng về chứ đâu phải vì yêu hay vì nghĩa. Với câu chuyện này và với một số chi tiết nghệ thuật đầy ám ảnh, truyện ngắn “Vợ nhặt” đã tái hiện sinh động những ngày tháng đói khổ trong lịch sử dân tộc. Chúng ta nhận ra rằng những con người nghèo khổ trong hoàn cảnh ấy tìm đến nhau, cưu mang nhau như một lẽ tự nhiên. Họ đã cư xử đúng với đạo lí, tình thương ngàn đời của người Việt. Viết “Vợ nhặt” Kim Lân đã khẳng định được rằng trong cái đói người ta càng khát khao sự sống, những người dân lao động, dù trong hoàn cảnh đói khổ đến mấy, vẫn sẵn lòng che chở,
  16. đùm bọc nhau, vẫn biết vui với cái gì mình đang có và cứ lấp lánh niềm tin vào tương lai.  Đặt ra câu hỏi nêu vấn đề là một biện pháp để dẫn dắt học sinh suy ngẫm, từ đó học sinh sẽ phát hiện được vấn đề sâu sa của tác phẩm. Tình huống hàm chứa được ý đồ nghệ thuật của các nhà văn và từ đó nó trở thành vấn đề tiếp nhận của học sinh. Bởi vậy khi gặp phải những tình huống lạ, phần lớn học sinh chưa phát hiện được ý đồ nghệ thuật của tình huống truyện. Học sinh thường trình bày lan man vì chưa thực sự nhận thức được. Từ thực tế đó,để giúp học sinh tìm tòi và khám phá về tác phẩm, giáo viên có thể sử dụng những câu hỏi nêu vấn đề trong giờ đọc hiểu văn bản là việc làm cần thiết. 2.2 Kết cấu và nghệ thuật sử dụng chi tiết tác phẩm tự sự là một khía cạnh để giáo viên nêu vấn đề trong giờ đọc hiểu văn bản Kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định Kết cấu làm nhiệm vụ sắp xếp các sự kiện, nhân vật, tình tiết, chi tiết các lớp cảnh, chương hồi một cách lôgíc để cốt truyện bộc lộ được nội dung ý nghĩa tác phẩm, thể hiện ý nghĩa tư tưởng của tác giả VD 1: Trong truyện ngắn “Rừng xà nu” để định hướng cho học sinh phát hiện tư tưởng và chủ đề của tác phẩm từ hình thức nghệ thuật. Giáo viên có thể đặt ra câu hỏi nêu vấn đề: + Mở đầu truyện ngắn “Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành là hình ảnh rừng xà nu, kết thúc tác phẩm là hình ảnh rừng xa nu nối tiếp trải dài đến tận chân trời? Vậy theo em hình ảnh đó lặp lại cuối tác phẩm có ý nghĩa gì? + Hình ảnh cánh rừng xà nu trải ra hút tầm mắt chạy tít đến tận chân trời xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm gợi cho anh (chị) ấn tượng gì? + Từ những chi tiết vừa phân tích em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả hình tượng cây xà nu của Nguyễn Trung Thành?
  17.  Câu hỏi trên nhằm mục đích định hướng tiếp nhận cho học sinh, giúp học sinh phát hiện được hình thức nghệ thuật lặp chi tiết của tác phẩm. Bằng cách hỏi như thế học sinh từ việc tìm hiểu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng rừng xà nu. Câu hỏi đó cũng giúp học sinh tìm tòi phát hiện, phát huy được tính chủ động và khả năng sáng tạo qua họat động tiếp nhận. Từ việc gợi nhắc cho học sinh tìm hiểu hình thức nghệ thuật bằng câu hỏi nêu vấn đề. Học sinh sẽ nhận biết được rằng, hình tượng rừng xà nu được tái hiện cuối tác phẩm không chỉ là biểu tượng con người ở làng Xôman hẻo lánh mà là biểu tượng của cả Tây Nguyên, của cả miền Nam, của cả dân tộc Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, tuy chịu nhiều đau thương nhưng vẫn vươn lên mạnh mẽ bằng ý chí nghị lực kiên cường. Nhà văn miêu tả hình tượng rừng xà nu được nói đến như một con người cụ thể. Cây xà nu, nhựa xà nu liên hệ thân thiết với con người. “Rừng xà nu” với hình ảnh một tấm ngực đang ưỡn ra để che chở cho dân làng vì vậy mang ý nghĩa ẩn dụ về những con người đang chiến đấu để bảo vệ quê hương đất nước trong những năm chống Mĩ VD 2: Khi dạy truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài) giáo viên có thể triển khai phương pháp nêu vấn đề với những câu hỏi nêu vấn đề để học sinh tìm hiểu kết cấu của tác phẩm: + Em có nhận xét gì về cách giới thiệu nhân vật Mị? + Cách giới thiệu trên đạt hiệu quả nghệ thuật gì? Từ sự gợi nhắc của giáo viên, học sinh thảo luận trả lời. HS sẽ nhận biết được cách vào truyện gợi nên ấn tượng với những đối nghịch: + Một cô gái lẻ loi âm thầm gần như lẫn vào các đồ vật vô tri trong khung cảnh tấp nập của nhà thống lý PáTra. + Cô gái ấy là con dâu trong một gia đình quyền thế giàu có “nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện” nhưng sao lúc nào cũng cúi mặt nhẫn nhục và lúc nào mặt cũng “buồn rười rượi”. Tư thế “cúi mặt, mặt buồn rười rượi” với nhịp điệu mòn mỏi, thường xuyên, lặp lại vô hồn “lúc nào cũng vậy”. Từ cách đặt câu hỏi trên. Học sinh sẽ phần nào hiểu được cách phác hoạ hình ảnh người con gái câm lặng như chìm lẫn vào thế giới đồ vật vô tri, không cảm giác. Từ cách giới thiệu đó như hé lộ cuộc sống tủi cực, cảnh ngộ
  18. éo le của nhân vật. Nhà văn đã chọn cách dẫn dắt khéo léo điểm nhìn từ xa, bên ngoài tiến gần hơn vào bên trong để thâm nhập nhân vật; tạo ra mâu thuẫn ở lời kể để vén bức màn bí mật về một phận người (hỏi ra mới rõ… cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra). Đây là thủ pháp tạo tình huống có vấn đề từ trong lối kể chuyện truyền thống, giúp tác giả mở lỗi dẫn người đọc cùng tham gia hành trình tìm hiểu những bí ẩn của số phận nhân vật.  Trong tác phẩm văn xuôi, hình thức lạ hóa kết cấu, lặp chi tiết như một điểm sáng nghệ thuật độc đáo có tính hiệu quả cao. Từ những biện pháp nghệ thuật này học sinh có thể nắm bắt được tư tưởng và chủ đề của tác phẩm. Nhưng trong quá trình giảng dạy, phần lớn học sinh chưa chú ý đến kết cấu và những chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm. Phần nhiều do các em còn hạn chế về trình độ nhận thức, vốn sống, năng lực; các em chỉ có thể nắm được nội dung cốt truyện mà chưa thể phát hiện được các hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Từ cơ sở đó giáo viên có thể sử dụng câu hỏi nêu vấn đề vào những hình thức nghệ thuật, để định hướng tiếp nhận cho học sinh, khơi gợi được hứng thú cho học sinh khi giảng dạy tác phẩm tự sự 2.3 Điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật trong tác phẩm tự sự Trong tác phẩm tự sự, nội dung trần thuật phải được thể hiện từ điểm nhìn, bằng quan điểm trần thuật nào đó. Xác định điểm nhìn trần thuật nghĩa là chỉ ra vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật, tường thuật câu chuyện trong tác phẩm. Nó chính là cách kể, phương thức kể, là tình huống diễn ngôn. Như thế, điểm nhìn trần thuật có mối quan hệ mật thiết với cấu trúc nghệ thuật, giọng điệu của tác phẩm, với cách cảm thụ thế giới, thái độ của nhà văn. Nếu kể ở ngôi thứ nhất, tác giả hoặc vai trần thuật xưng tôi, còn kể ở ngôi thứ ba xưng “hắn”, “nó”. Trong ngôi thứ nhất, tác giả và vai trần thuật là nhân vật chính, trực tiếp tham gia vào các sự kiện hoặc kể lại câu chuyện của mình. Ở ngôi thứ ba, người kể giấu mặt, đứng ngoài câu truyện nhưng lại biết tất cả câu chuyện, biết những nỗi niềm sâu kín của nhân vật. Trong thể tự sự, có nhiều ngôi kể, lời kể mà còn có nhiều cách kể: có khi tác giả tách ra khỏi nhân vật để kể về nhân vật hay để vai trần thuật hoặc nhân vật cùng tham gia kể; khi tác giả hòa vào nhân vật, kể bằng ngôn ngữ
  19. của nhân vật…Cách tác giả không tham gia kể mà để cho vai kể và nhân vật kể lại câu chuyện là một hình thức nghệ thuật nhằm thu hẹp lại lời kể, mở rộng tính khách quan và tăng tính thuyết phục của đối tượng được miêu tả. Lắm khi, nhà văn “trao bút” cho nhân vật, để nhân vật tự kể, tự nói về mình. Ở đây, nội dung nghệ thuật không chỉ được truyền đạt duy nhất từ người kể chuyện mà còn bởi các nhân vật khác, bằng cả những tiếng nói bên trong mang nhận thức, tình cảm của nhân vật. VD 1: Trong truyện “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài) thể hiện nghệ thuật trần thuật uyển chuyển linh họat mang phong cách truyền thống nhưng cũng đầy sáng tạo. Nhà văn vẫn tuân theo lối trần thuật sự kiện theo trình tự thời gian, tạo nên một dòng chảy liền mạch nhưng có lúc đan xen các hồi ức một cách tự nhiên, có lúc pha trộn giữa quá khứ và hiện tại. Có những đoạn nhà văn Tô Hoài không kể mà để cho nhân vật tự ý thức. “Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng ….Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ”. Lời nhà văn hay lời nhân vật? Không thể phân định rạch ròi. Tô Hoài không đứng bên ngoài mà tả, mà kể nữa, lại nhập thân vào Mị, thổn thức cùng Mị ở thời khắc ấy để từ trong đó viết ra. Như thế nhà văn đã trao ngòi bút của mình để cho nhân vật tự viết ra những dòng tâm tư là một biện pháp để khai thác chiều sâu nội tâm tính cách đồng thời giảm bớt phần miêu tả, nhận xét, đánh giá từ người trần thuật. Ngoài ra hình thức để nhân vật tự bộc lộ còn mở rộng ý nghĩa khách quan cho tác phẩm. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm từ chính câu hỏi về điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật. VD 2: Trong truyện ngắn “Rừng xà nu”, nhà văn Nguyễn Trung Thành đã không đóng vai người kể chuyện mà dựng lại lịch sử bi hùng của làng Xô Man. Nếu làm thế, giữa người kể và câu chuyện được kể sẽ có một khoảng cách. Nhà văn đã trao quyền kể cho nhân vật cụ Mết – một già làng, một người trong cuộc. Cụ Mết là người từng chứng kiến bao biến cố trọng đại của làng Xô Man, là người phát động, tổ chức cuộc khởi nghĩa bất khuất đầu tiên của làng. Hơn nữa, chính cụ là người trực tiếp trừng trị thằng Dục ác ôn. Có thể xem cụ Mết là cây xà nu cổ thụ vững chãi của đất rừng Tây Nguyên. Cụ
  20. Mết như chiếc gạch nối giữa truyền thống bất khuất tự ngàn xưa với hiện tại đau thương, hùng tráng. Chỉ con người như thế mới đủ uy tín, uy quyền dựng lại lịch sử quê hương và răn dạy con cháu. Việc chọn cụ Mết làm nhân vật người kể chuyện đã tạo nên giọng điệu sử thi trang trọng, thiêng liêng đặc biệt cho thiên truyện. Giọng nói của cụ trầm ấm, vang vọng như tiếng nói của núi rừng. Từ khía cạnh đó. Giáo viên cần nêu vấn đề để hỏi học sinh: + Trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Nhà văn đã trao quyền cho nhân vật nào để kể về cuộc đời của Tnú- cuộc đời bi tráng gắn liền với trang sử vẻ vang của dân làng? + Từ điểm nhìn trần thuật đó, câu chuyện đã đem lại ấn tượng gì và có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề?  Với cách thức như trên, học sinh sẽ nhận biết được giọng điệu trần thuật của tác phẩm. Từ giọng điệu trần thuật này, người kể chuyện đã tạo nên giọng điệu sử thi trang trọng, thiêng liêng đặc biệt cho thiên truyện VD 3: Trong truyện “Những đứa con trong gia đình” (Nguyễn Thi), nhà văn chủ yếu dùng thủ pháp hồi tưởng của chính người trong cuộc, đã trao quyền trần thuật cho nhân vật Việt. Tác phẩm được xây dựng theo kết cấu truyện ngắn hiện đại: là mạch hồi ức của Việt, đan xen giữa quá khứ và hiện tại, nối kết một cách tự nhiên tình cảm gia đình – quê hương – cách mạng. Không gian giàu kịch tính và thời gian nghệ thuật của tác phẩm tạo nên sự đan cài của những câu chuyện kể không theo trình tự tuyến tính mà có sự sắp xếp hợp lý, tạo ra sự liên tưởng nhiều chiều. Tạo tình huống này, chọn điểm nhìn trần thuật này, Nguyễn Thi có thể tổ chức kết cấu tác phẩm khá thoải mái, linh hoạt theo ý đồ của mình. Câu chuyện không cần kể, cần nhớ theo trình tự thời gian. Những hồi tưởng của Việt cứ đứt nối, tưởng chừng rời rạc, nhưng kì thực lại được chọn lọc, sắp xếp theo ý đồ của nhà văn. Từ cách trần thuật đó giáo viên vận dụng câu hỏi nêu vấn đề từ chính lời kể, cách kể (phương thức trần thuật) Giáo viên hỏi học sinh: Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào? Hãy nêu tác dụng của cách trần thuật đó đối với kết cấu truyện và khắc họa tính cách nhân vật?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2