Một số biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua Dạy và học ở trường Tiểu <br />
học <br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Nghị quyết Đại hội đảng lần thứ XI Đảng cộng sản Việt Nam ngày 19 – <br />
01 2011 nêu rõ “ Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất <br />
lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức; Nâng <br />
cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, <br />
hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước”; Để đáp ứng nhu cầu đổi <br />
mới của xã hội, để thực hiện Chỉ thị đề ra, ngành Giáo dục đặt ra cho hệ thống <br />
giáo dục nói chung và bậc Tiểu học nói riêng, việc nâng cao chất lượng dạy học <br />
và giáo dục là một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho những nhà quản lý cũng như mỗi <br />
người giáo viên. Chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường, phụ thuộc <br />
vào giờ lên lớp của giáo viên và yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng <br />
giáo dục vẫn là người thầy. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng <br />
và nhà nước nền giáo dục của chúng ta đã có những chuyển biến tích cực trong <br />
phạm vi cả nước. Cơ sở vật chất trường học ngày một khang trang, đời sống <br />
của nhà giáo từng bước được cải thiện, các điều kiện phục vụ dạy và học ngày <br />
một hiện đại. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì những mặt trái <br />
của của xã hội ngày một gia tăng, tình trạng học sinh ít học bài, chán học, thích <br />
chơi game, xem ti vi …, một số gia đình lo làm kinh tế ít quan tâm đến việc học <br />
của con em mình, chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường gặp rất nhiều <br />
khó khăn. Đây là vấn đề lo lắng cho gia đình, xã hội và cũng là trách nhiệm nặng <br />
nề của ngành Giáo dục hiện nay. <br />
Là người Hiệu trưởng, bản thân tôi đã trăn trở rất nhiều: Làm thế nào để <br />
nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường? Qua hơn hai năm tìm tòi và <br />
thử nghiệm, cùng với tập thể sư phạm trường TH Trần Quốc Toản, tôi quyết <br />
tâm đổi mới công tác quản lý chỉ đạo của mình, vận dụng nhiều phương pháp sư <br />
phạm để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường mà khởi đầu <br />
từ phong trào thi đua Hai tốt. Xuất phát từ thực trạng trên tôi quyết định chọn <br />
<br />
<br />
Trần Thị Hoa Trường TH Phan Bội 1<br />
<br />
Châu<br />
Một số biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua Dạy và học ở trường Tiểu <br />
học <br />
<br />
đề tài :" Một số biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua dạy và học ở trường <br />
Tiểu học”.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Với mục tiêu tìm ra biện pháp khắc phục những hiện trạng nêu trên để đổi <br />
mới công tác quản lý chỉ đạo, đội ngũ giáo viên vận dụng phương pháp sư phạm <br />
để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường mà khởi đầu từ <br />
phong trào thi đua Hai tốt, nhằm nâng cao chất lượng dạy, học trong nhà trường. <br />
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn của công tác quản lý chỉ đạo dạy và học <br />
với những nội dung cơ bản sau đây:<br />
Đổi mới công tác quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng đối với phong trào thi <br />
đua Hai tốt. <br />
Quá trình tổ chức thực hiện nghiêm túc có kế hoạch cụ thể chi tiết cho <br />
việc chỉ đạo phong trào thi đua Hai tốt trong nhà trường; chất lượng giáo dục <br />
năm sau cao hơn năm trước.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động dạy và học.<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
Hoạt động quản lý, chỉ đạo dạy học tại trường TH Trần Quốc Toản, TH <br />
Phan Bội Châu<br />
Đối tượng khảo sát: Giáo viên, học sinh.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
PP kiểm tra, đánh giá, điều tra, nghiên cứu tài liệu, trải nghiệm thực tế …<br />
<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
<br />
Trần Thị Hoa Trường TH Phan Bội 2<br />
<br />
Châu<br />
Một số biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua Dạy và học ở trường Tiểu <br />
học <br />
<br />
Dựa trên các văn bản chỉ đạo của các cấp; Bám sát Điều lệ Trường tiểu <br />
học Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TTBGDĐT ngày 30 tháng 12 năm <br />
2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rất rõ nhiệm vụ Giáo dục <br />
của nhà trường là:<br />
Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo <br />
mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trư ởng Bộ Giáo <br />
dục và Đào tạo ban hành.<br />
Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em <br />
đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng <br />
đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động <br />
giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học <br />
theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn <br />
thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa <br />
bàn trường được phân công phụ trách.<br />
Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào <br />
tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương.<br />
Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.<br />
Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Quản lí, sử dụng đất đai, <br />
cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.<br />
Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện <br />
hoạt động giáo dục.<br />
Tổ chức cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các <br />
hoạt động xã hội trong cộng đồng.<br />
Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.<br />
2. Thực trạng<br />
2.1 Thuận lợi – Khó khăn<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Hoa Trường TH Phan Bội 3<br />
<br />
Châu<br />
Một số biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua Dạy và học ở trường Tiểu <br />
học <br />
<br />
Trường TH Trần Quốc Toản đóng trên địa bàn thôn 2 xã Bình Hòa. Được <br />
sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương các ban ngành đoàn thể, <br />
ban đại diện CMHS, đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng giáo dục đào tạo, <br />
trường có đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình, tận tuỵ có nhiều kinh nghiệm trong <br />
giảng dạy và giáo dục học sinh.<br />
Trường luôn nhận được sự quan tâm của Đảng ủy và chính quyền các cấp, <br />
của ngành giáo dục Krông Ana về công tác xây dựng cơ sở vật chất trường học, <br />
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.<br />
Trường có chi bộ Đảng độc lập, số lượng Đảng viên 11. Đây là những hạt <br />
nhân chính trị tiêu biểu cho phong trào thi đua nói chung. Các tổ chức đoàn thể <br />
trong nhà trường hoạt động đều tay, có trách nhiệm trong các hoạt động phong <br />
trào thi đua dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đửc trong <br />
nhà trường.<br />
An ninh chính trị trên địa bàn ổn định, thuận lợi cho quá trình thực hiện <br />
nhiệm vụ chính trị đề ra. <br />
Đa số HS là con em gia đình làm nông đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. <br />
Học sinh còn thụ động trong học tập.<br />
Trình độ GV chưa đồng đều. Chưa linh hoạt trong công tác giảng dạy. <br />
2.2. Thành công hạn chế<br />
Được sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phương, Phòng GD&ĐT <br />
Krông Ana. Được Cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ, quan tâm cùng sự phát huy <br />
nội lực của mình đến nay trường TH Trần Quốc Toản đã xây dựng thành công <br />
trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I.<br />
Bên cạnh đó còn một số học sinh khả năng tiếp thu chậm, một số gia đình <br />
chưa quan tâm đến việc học tập của học sinh.<br />
2.3 Mặt mạnh mặt yếu<br />
* Mặt mạnh:<br />
<br />
Trần Thị Hoa Trường TH Phan Bội 4<br />
<br />
Châu<br />
Một số biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua Dạy và học ở trường Tiểu <br />
học <br />
<br />
Cơ sở vật chất trường học đảm bảo cho hoạt động dạy và học. <br />
Có sự quan tâm và đầu tư của đại đa số gia đình đối với việc học tập và <br />
rèn luyện của con em.<br />
Hầu hết giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng; có kinh nghiệm <br />
trong giáo dục đạo đức cho học sinh, gương mẫu trong lối sống và sinh hoạt.<br />
Nhà trường có truyền thống dạy tốt, học tốt trong nhiều năm qua. <br />
* Mặt yếu<br />
Đội ngũ viên chức chưa đồng bộ, thực hiện đổi mới phương pháp dạy <br />
học hoặc xử lý một số tình huống sư phạm còn lúng túng.<br />
2. 4 Các nguyên nhân<br />
Mặt mặt trái cơ chế thị trường đã tác động tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp <br />
đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh.<br />
Một số bộ phận nhân dân chỉ lo việc phát triển kinh tế gia đình, chưa quan <br />
tâm đến con cái, chưa phối hợp tốt với nhà trường trong việc giáo dục học sinh. <br />
Đội ngũ cán bộ viên chức nhiều độ tuổi, ngại rèn luyện, học tập để nâng cao <br />
trình độ chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm.<br />
2. 5 Phân tích, đánh giá thực trạng chỉ đạo phong trào thi đua dạy và <br />
học ở trường tiểu học.<br />
Trường có 15 lớp học 2 buổi/ngày với tổng số 467 HS. <br />
Toàn trường có 31 CB GV, 11 Đảng viên. <br />
Công tác chỉ đạo phong trào thi đua Hai tốt gặp nhiều thuận lợi vì phần lớn <br />
đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề, tận tâm với học sinh, nhiều tấm gương <br />
các thầy cô giáo đã vượt qua khó khăn để dạy tốt; luôn nêu gương sáng cho học <br />
sinh noi theo như trường nhiều năm đạt tập thể danh hiệu Trường Tiên tiến, <br />
Xuất sắc. <br />
Bên cạnh đó chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, chưa đáp ứng <br />
được yêu cầu giảng dạy chương trình sách giáo khoa mới, một số giáo viên <br />
Trần Thị Hoa Trường TH Phan Bội 5<br />
<br />
Châu<br />
Một số biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua Dạy và học ở trường Tiểu <br />
học <br />
<br />
nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế, việc sử dụng phương pháp dạy học mới: " Lấy <br />
học sinh làm trung tâm” chưa linh hoạt dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao.<br />
* Kết quả học sinh năng khiếu qua các kì thi so với yêu cầu thực tế còn thấp.<br />
Nguyên nhân do học sinh còn thụ động chưa phát huy tính tích cực trong học <br />
tập. Trình độ của một số GV còn hạn chế, một số giáo viên lớn tuổi ngại tiếp <br />
cận cái mới. <br />
Tuy nhiên sau nhiều năm xây dựng, phấn đấu cùng với việc đẩy mạnh các <br />
hoạt động phong trào thi đua nói chung thì phong trào thi đua dạy và học trong <br />
trường TH Trần Quốc Toản vẫn là hoạt động giữ vai trò chủ đạo và nó đạt <br />
được những kết quả đáng kể trong việc duy trì và phát triển về số lượng, nâng <br />
cao chất lượng, góp phần duy trì truyền thống cho nhà trường trong nhiều năm <br />
qua, trường đã khẳng định được vị thế trong ngành Giáo dục của huyện nhà.<br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
3. 1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
Thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức phong trào thi đua dạy và học.<br />
Xuất phát từ nhận thức sâu sắc về sự cần thiết của phong trào thi đua dạy <br />
và học, nhà trường đã xây dựng kế hoạch lâu dài và bền vững. Trong suốt quá <br />
trình thực hiện với mục tiêu là tìm ra biện pháp khắc phục những hiện trạng nêu <br />
trên nhằm nâng cao chất lượng dạy, học trong nhà trường với sự nỗ lực không <br />
ngừng của tập thể CB,VC nhà trường, đặc biệt là sự động viên và kỳ vọng của <br />
các bậc Cha mẹ học sinh vì mục tiêu xây dựng “Một ngôi trường thân thiện, <br />
chất lượng; Nơi phụ huynh, học sinh tin cậy”. Một chiếc nôi rèn luyện để giáo <br />
viên và học sinh luôn có khát vọng vươn lên. Tạo dựng được môi trường học <br />
tập nề nếp, kỷ cương có chất lượng để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển <br />
năng lực và tư duy sáng tạo của bản thân.<br />
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
* Công tác quản lý chỉ đạo.<br />
<br />
Trần Thị Hoa Trường TH Phan Bội 6<br />
<br />
Châu<br />
Một số biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua Dạy và học ở trường Tiểu <br />
học <br />
<br />
Hàng năm, sau khi tiếp thu tinh thần nhiệm vụ năm học do Bộ GD&ĐT <br />
ban hành, cùng với tiếp thu kế hoạch chỉ đạo của Sở GD&ĐT, PGD&ĐT hướng <br />
dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học.<br />
Hiệu trưởng triệu tập Hội nghị mở rộng (Mời cấp ủy chi bộ, Công đoàn, <br />
Đoàn Đội, các khối trưởng cùng tham dự ), thống nhất chương trình hành động, <br />
mục tiêu và một số biện pháp lớn cần thực hiện.<br />
Triển khai và quán triệt đến với tất cả CBVC và học sinh trong nhà trường <br />
về nhiệm vụ trọng tâm, những việc cần làm và mục tiêu cần đạt trong quá trình <br />
tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học.<br />
Phối hợp với tổ chức Công đoàn, Đoàn Đội trong nhà trường phát động các <br />
phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn trong nhà trường, đặc biệt chú trọng <br />
đến phong trào thi đua dạy và học. Đây cũng chính là nhiệm vụ trọng tâm của <br />
nhà trường trong mỗi năm học.<br />
Tổ chức tuyên truyền rộng rãi cho giáo viên và học sinh hiểu về mục đích <br />
và ý nghĩa của phong trào thi đua dạy và học. Chia sẻ với Ban đại đại diện <br />
CMHS những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, cùng với <br />
Ban đại diện CMHS huy động các lực lượng xã hội tham gia giáo dục thế hệ trẻ.<br />
Tổ chức ký kết thi đua trong đó xác định nhiệm vụ trọng tâm của giáo viên <br />
là Dạy tốt và nhiệm vụ trọng tâm của học sinh là Học tốt. Tạo không khí thi đua <br />
sôi nổi trong toàn trường đầu năm học. Thực hiện nghiêm túc công tác bàn giao <br />
chất lượng.<br />
* Quá trình tổ chức thực hiện phong trào thi đua Hai tốt.<br />
Việc xây dựng và triển khai kế hoạch.<br />
Nhà trường xây dựng dự thảo cụ thể hóa nội dung công việc cần thực <br />
hiện bằng kế hoạch năm, tháng, tuần theo trình tự thời gian nhất định. Công khai, <br />
bàn bạc dân chủ trong tập thể sư phạm, tập trung xây dựng hệ thống chỉ tiêu và <br />
các biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học (thông qua hội nghị CBVC; Họp <br />
Hội đồng sư phạm đầu tháng, sinh hoạt chuyên môn định kỳ...). Kế hoạch hoạt <br />
<br />
Trần Thị Hoa Trường TH Phan Bội 7<br />
<br />
Châu<br />
Một số biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua Dạy và học ở trường Tiểu <br />
học <br />
<br />
động được thể hiện phân công rõ ràng trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân. <br />
Quy định rõ về thời gian thực hiện, thời gian tổng hợp báo cáo kết quả.<br />
Trong hội nghị (cuộc họp), sau khi Hiệu trưởng dự kiến nội dung công <br />
việc cần làm, thời gian và các giải pháp tổ chức thực hiện. Tiếp đến tập thể <br />
thảo luận, đưa ra những sáng kiến cá nhân, bổ sung một số nội dung, giải pháp <br />
phù hợp với thực tiễn hoạt động.<br />
Kế hoạch hoạt động được cụ thể hóa trên bảng kế hoạch tuần tại văn <br />
phòng.<br />
Chỉ đạo các tổ chuyên môn, cá nhân xây dựng kế hoạch hoạt động (dài <br />
hạn, ngắn hạn ) trên cơ sở nội dung, nhiệm vụ, hệ thống chỉ tiêu đã được hoạch <br />
định.<br />
Thống nhất kế hoạch đã được cụ thể hóa nội dung hoạt động như: Kế <br />
hoạch thao giảng, kế hoạch thi GVGD, kế hoạch hoạt động NGLL, kế hoạch thi <br />
học sinh năng khiếu, kế hoạch phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn học, bài <br />
học ....<br />
3. 3 Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp <br />
* Quá trình tổ chức thực hiện các giải pháp.<br />
+ Đối với Giáo viên.<br />
Phải xác định rõ vai trò vị trí của nhà trường mỗi thầy giáo, cô giáo tự xây <br />
dựng cho mình một chương trình hành động cụ thể hàng năm (Kế hoạch cá <br />
nhân ), trong đó có kế hoạch tự học tự rèn và nâng cao trình độ chuyên môn <br />
nghiệp vụ đó là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi CBVC. Gương mẫu trong lối sống, <br />
ứng xử, quan hệ giao tiếp và nghiêm túc trong việc thực hiện quy chế chuyên <br />
môn, chương trình, thời khóa biểu.<br />
Mỗi thầy cô giáo tự xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG, phụ đạo học sinh <br />
yếu kém ngay từ đầu năm học với tinh thần tự giác, chủ động trên cơ sở chỉ tiêu, <br />
kế hoạch của nhà trường đề ra. Tích cực dự giờ, thăm lớp rút kinh nghiệm giờ <br />
<br />
<br />
Trần Thị Hoa Trường TH Phan Bội 8<br />
<br />
Châu<br />
Một số biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua Dạy và học ở trường Tiểu <br />
học <br />
<br />
dạy cho đồng nghiệp. Có tinh thần trách nhiệm trong việc bồi dưỡng, dìu dắt <br />
đồng nghiệp trẻ cùng tiến bộ.<br />
Tham gia thảo luận các chuyên đề của tổ chuyên môn, thực hiện các <br />
chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm trong <br />
quá trình chuyển tải kiến thức. Tăng cường ứng dụng CNTT. Phải có sáng kiến <br />
hoặc kinh nghiệm dự thi cấp trường hàng năm (bắt buộc). Cùng với tổ chuyên <br />
môn trao đổi kinh nghiệm trong sinh hoạt định kỳ và tham gia làm đồ dùng dạy <br />
học phù hợp đặc trưng bộ môn. Tham gia dự thi GVGD cấp trường, chọn bồi <br />
dưỡng dự thi cấp Huyện hằng năm(nếu có). Đổi mới phương pháp dạy học một <br />
cách linh hoạt phù hợp đối tượng học sinh, sử dụng tối đa các phương tiện, thiết <br />
bị dạy học trên lớp nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy. <br />
Đối với giáo viên chủ nhiệm thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình học <br />
tập của học sinh. Phải đi thực tế gia đình học sinh, tìm hiểu hoàn cảnh học sinh <br />
để có biện pháp giáo dục thích hợp. Gần gủi, động viên, hướng dẫn học sinh <br />
thực hiện các phong trào thi đua, đánh giá xếp loại học sinh của lớp sau mỗi đợt <br />
thi đua. Từ đó, sẽ giúp cho các giáo viên có sự vươn lên trong công tác chủ <br />
nhiệm. <br />
Thực hiện được các yêu cầu trên không chỉ là việc thực hiện nhiệm vụ <br />
chuyên môn của một nhà giáo mà còn là sự thể hiện tinh thần thi đua dạy và học <br />
trong nhà trường, là sự cố gắng nổ lực vươn lên không ngừng của CB,VC tạo <br />
nên sự thi đua rất lành mạnh trong chuyên môn để tự khẳng định mình và tạo <br />
niềm tin cho học sinh, nhân dân trên địa bàn.<br />
+ Đối với học sinh.<br />
Giáo viên chủ nhiệm phối hợp Cha mẹ học sinh xây dựng kế hoạch hoạt <br />
động, trong đó lấy các chỉ tiêu, biện pháp học tập và rèn luyện là trung tâm. Xây <br />
dựng tiêu chí thi đua cho hoạt động học tập và rèn luyện, có hình thức khen <br />
thưởng cho các hoạt động NGLL khác.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Hoa Trường TH Phan Bội 9<br />
<br />
Châu<br />
Một số biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua Dạy và học ở trường Tiểu <br />
học <br />
<br />
Tổng phụ trách đội Tổ chức đăng ký thi đua giữa các lớp, tổ chức đánh giá, <br />
phân loại hàng tháng. Tạo được sự cạnh tranh lành mạnh giữa các lớp trong hoạt <br />
động thi đua.<br />
Phát huy tác dụng của ban cán sự lớp sinh hoạt đầu giờ để cùng nhau chữa <br />
bài tập, kiểm tra đồ dùng học tập, kiểm tra việc ghi chép bài, giữ vở sạch chữ <br />
đẹp, kiểm tra nề nếp tác phong, ý thức học tập và rèn luyện, giữ gìn vệ sinh <br />
công cộng. Tạo được nề nếp, kỷ cương trong học tập và rèn luyện, nâng cao <br />
chất lượng học tập.<br />
Tham gia các hoạt động NGLL, các buổi sinh hoạt chủ điểm một cách <br />
nhiệt tình, hiệu quả, thông qua các hình thức: Đố vui để học, tìm hiểu ma túy, <br />
tìm hiểu lịch sử, truyền thống Đảng, Đoàn. Thông qua các hoạt động này giúp HS <br />
nhận thức đầy đủ hơn về cuộc sống, xã hội xung quanh mình từ đó HS có ý thức <br />
trách nhiệm hơn đối với cuộc sống, xã hội, môi trường, góp phần nâng cao chất <br />
lượng hoạt động thi đua dạy và học.<br />
3. 4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
* Các biện pháp hỗ trợ thực thi.<br />
Tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm, phân loại học sinh thành các nhóm <br />
đối tượng để mỗi giáo viên có kế hoạch giảng dạy, giáo dục học sinh cho phù <br />
hợp (phụ đạo cho HS chưa hoàn thành môn học và bồi dưỡng HS năng khiếu). <br />
Biện pháp này đã thực hiện trong 3 năm qua và chất lượng đại trà đã được nâng <br />
lên rõ rệt.<br />
Tăng cường pháp chế trong trường học thông qua công tác kiểm tra nội bộ <br />
đặc biệt là kiểm tra chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. <br />
Uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc trong giảng dạy của GV và việc học <br />
của trò.<br />
Tổ chức thi học sinh giỏi, Giáo viên dạy giỏi, thi sáng kiến kinh nghiệm, <br />
thi giáo án điện tử cấp trường. Có kế hoạch bồi dưỡng và chọn đội tuyển dự thi <br />
cấp huyện, ngay từ đầu năm học hàng năm…<br />
<br />
Trần Thị Hoa Trường TH Phan Bội 10<br />
<br />
Châu<br />
Một số biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua Dạy và học ở trường Tiểu <br />
học <br />
<br />
Việc thực hiện chuyên đề đổi mới phương pháp giảng dạy; bồi dưỡng <br />
HSG, GVDG; công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy và học được chú trọng. <br />
3. 5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
Thông qua chất lượng bài kiểm tra định kỳ, khảo sát đột xuất đã đánh giá <br />
được chất lượng dạy của thầy và học của trò.<br />
Phối hợp với Ban Thanh tra nhân dân, khối trưởng kiểm tra thường xuyên <br />
việc dạy và học cụ thể: Kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học trên lớp, ứng <br />
dụng CNTT trong soạn giảng, đổi mới phương pháp dạy học (đối với giáo viên), <br />
kiểm tra dụng cụ học tập (đối với học sinh)…. Thông qua kiểm tra, kiểm tra tạo <br />
được nề nếp trong hoạt động dạy và học, đồng thời với biện pháp này giúp cho <br />
giáo viên chủ động, linh hoạt, sáng tạo hơn trong chuyên môn, học sinh chủ động <br />
hơn trong học tập, góp phần khắc phục được bệnh thành tích trong giáo dục và <br />
hạn chế được tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp.<br />
Tổ chức sơ kết, đánh giá hoạt động phong trào thi đua dạy và học theo <br />
từng kỳ. Tổng kết hoạt động thi đua hàng năm (sau kết thúc một năm học). Biểu <br />
dương, ghi nhận thành tích, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có <br />
nhiều cống hiến cho phong trào thi đua, mang lại hiệu quả cao trong quá trình <br />
hoạt động. <br />
Tuyên dương kịp thời những tấm gương tiêu biểu của phong trào thi đua <br />
dạy và học. Đồng thời, rút kinh nghiệm và nhắc nhở cá nhân, tập thể thiếu cố <br />
gắng trong quá trình tổ chức thực hiện, đây chính là nguồn động lực mạnh nhất <br />
thúc đẩy phong trào thi đua ngày càng phát triển .<br />
Tổ chức tham khảo ý kiến của cha mẹ học sinh, của học sinh hàng năm <br />
về đội ngũ thầy cô giáo (tín nhiệm về chất lượng giảng dạy, lòng nhiệt tình tận <br />
tụy, về sự thân thiện...). Qua đó, giúp GV luôn tự điều chỉnh mình, chủ động <br />
kiến thức trong quá trình soạn giảng không ngừng nâng cao chất lượng. Đây cũng <br />
là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng đội ngũ hàng năm khách quan <br />
và có tính chính xác cao. <br />
<br />
<br />
Trần Thị Hoa Trường TH Phan Bội 11<br />
<br />
Châu<br />
Một số biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua Dạy và học ở trường Tiểu <br />
học <br />
<br />
4. Kết quả, giá trị khoa học<br />
Bằng nhiều hình thức và phương pháp tổ chức thực hiện, phong trào thi <br />
đua dạy và học của trường TH Trần Quốc Toản đã đạt được những thành tựu <br />
đáng kể trong việc nâng cao chất lượng toàn diện trong nhà trường, góp phần <br />
duy trì sĩ số. Đồng thời góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường chuẩn <br />
Quốc gia mức độ 1 (20102012) theo tinh thần Nghị quyết Huyện. <br />
Trong nhiều năm qua đặc biệt là 3 năm trở lại đây, mặc dù đơn vị TH Trần <br />
Quốc Toản còn gặp rất nhiều khó khăn về CSVC, về đội ngũ và cơ chế quản <br />
lý…. Song bằng sự chỉ đạo nhất quán của Ban giám hiệu nhà trường, sự đoàn <br />
kết và phấn đấu không mệt mỏi của tập thể sư phạm, sự quan tâm chia sẻ của <br />
CMHS, sự vươn lên của các em học sinh và đặc biệt là sự phối hợp đắc lực của <br />
các tổ chức đoàn thể, trường TH Trần Quốc Toản đã khẳng định được vị thế <br />
của mình trong khối tiểu học của huyện Krông Ana mà điểm khởi đầu từ phong <br />
trào thi đua dạy và học cụ thể: Xây dựng được một tổ chức nhà trường vững <br />
mạnh. Có chi bộ Đảng lãnh đạo gồm 11 đảng viên là những hạt nhân chính trị <br />
tiêu biểu cho phong trào thi đua Hai tốt. Có 05 tổ chuyên môn, 01 tổ Văn phòng, <br />
Hội đồng trường, Hội đồng sư phạm, Hội đồng thi đua khen thưởng, các tổ chức <br />
đoàn thể và Ban đại diện CMHS, Chi hội khuyến học. Tất cả đều hoạt động tích <br />
cực, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.<br />
Đội ngũ cán bộ quản lý, Giáo viên và nhân viên có trình độ đào tạo chuẩn <br />
100% trong đó có 70 % CB,VC đạt trình độ đào tạo trên chuẩn. CB,VC trong nhà <br />
trường hầu hết có năng lực chuyên môn tốt, khá, ý thức tổ chức kỷ luật tốt. <br />
Nhiều giáo viên đạt danh hiệu GV dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, tạo được uy tín <br />
trong học sinh, đồng nghiệp và nhân dân.<br />
Chất lượng giáo dục đại trà từng bước được nâng cao. Chất lượng mũi <br />
nhọn luôn được duy trì và phát triển. Hàng năm nhà trường có tỷ lệ học sinh khá <br />
giỏi chiếm trên 60%, học sinh có hạnh kiểm tốt đạt tỉ lệ 100%. Duy trì sĩ số hàng <br />
năm 99%. Nề nếp VSCĐ luôn duy trì hằng năm đạt 85%. Trường có đội tuyển <br />
học sinh giỏi dự thi cấp Huyện, cấp Tỉnh đạt kết quả cao. Từ kết quả trên nhà <br />
<br />
Trần Thị Hoa Trường TH Phan Bội 12<br />
<br />
Châu<br />
Một số biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua Dạy và học ở trường Tiểu <br />
học <br />
<br />
trường luôn được ngành giáo dục đánh giá cao phong trào thi đua dạy và học và 3 <br />
năm liền trường đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến. <br />
Thường xuyên đổi mới cách thức tổ chức hoạt động giáo dục NGLL phù <br />
hợp với sự phát triển nhận thức của HS, thực hiện lồng ghép một cách khoa học <br />
và có hiệu quả các hoạt động GDNGLL để GD đạo đức, GD truyền thống, GD <br />
nhân cách, GD giữ gìn trật tự ATGT, GD Vệ sinh ATTP và GD phòng chống các <br />
tệ nạn XH cho học sinh thông qua hình thức giao lưu, đố vui để học, thi thể dục <br />
thể thao, thi tiếng hát sân trường,.. và các cuộc thi tìm hiểu kiến thức tự nhiên, xã <br />
hội khác ...<br />
Cơ sở vật chất trường học ngày một khang trang, có đầy đủ các phòng học <br />
văn hóa, phòng học bộ môn, thiết bị dạy học đảm bảo cho việc nâng cao chất <br />
lượng dạy và học. Cảnh quan môi trường luôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn.<br />
Công tác xã hội hóa giáo dục được nhà trường thực hiện thường xuyên và có <br />
hiệu quả. Có sự phối hợp đều tay giữa nhà trường, Đoàn thể, Cha mẹ học sinh <br />
trong việc huy động đóng góp xây dựng CSVC trường học. Trong 2 năm qua <br />
nguồn thu từ công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn lên đến hơn 200 triệu <br />
đồng, phục vụ cho việc sữa chữa và nâng cấp CSVC trường học, đảm bảo cho <br />
hoạt động thi đua Hai tốt và các hoạt động vui chơi của học sinh nhân các ngày <br />
sinh hoạt chủ điểm và GD truyền thống. Tất cả điều đó được thể hiện bằng <br />
những số liệu:<br />
Về phía Giáo viên.<br />
<br />
GV HT<br />
LĐLĐ CẤP <br />
SX TỈNH<br />
Năm học LĐTT CSTĐCS HUYỆN <br />
NHIỆM KHEN KHEN<br />
VỤ<br />
<br />
2012 2013 25 16 6 2 1<br />
<br />
2013 2014 26 17 6 2 1<br />
<br />
Trần Thị Hoa Trường TH Phan Bội 13<br />
<br />
Châu<br />
Một số biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua Dạy và học ở trường Tiểu <br />
học <br />
<br />
2014 2015 26 17 5 2 2<br />
<br />
Về phía học sinh<br />
<br />
TỶ LỆ HS <br />
Tỷ lệ HS HSG <br />
Năm học TSHS KHEN HSG tỉnh<br />
THƯỞNG LÊN LỚP huyện<br />
<br />
2012 2013 347 55,0% 98,1% 36 2<br />
<br />
2013 2014 354 59,3% 98,8% 44 3<br />
<br />
2014 2015 367 61,7% 99,0% 66 3<br />
<br />
<br />
Tập thể<br />
<br />
Năm học Thành tích<br />
<br />
Tập thể hoàn thành Xuất sắc phong trào thi đua 2 tốt<br />
2012 2013<br />
Danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến<br />
<br />
Danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến<br />
2013 2014<br />
UBND huyện tặng giấy khen<br />
<br />
UBND huyện tặng giấy khen<br />
2014 2015<br />
Danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến<br />
<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp, của ngành Giáo <br />
dục và các tổ chức, ban ngành đoàn thể địa phương đã tạo mọi điều kiện thuận <br />
lợi cho thầy và trò trường TH trần Quốc Toản thực hiện tốt nhiệm vụ năm học <br />
đề ra. <br />
<br />
Trần Thị Hoa Trường TH Phan Bội 14<br />
<br />
Châu<br />
Một số biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua Dạy và học ở trường Tiểu <br />
học <br />
<br />
Sự nổ lực phấn đấu không ngừng của Ban lãnh đạo nhà trường, đội ngũ <br />
thầy cô giáo mà điển hình là những hạt nhân chính trị tiêu biểu trong phong trào <br />
thi đua, tạo nên sự đồng thuận, đồng bộ trong các hoạt động phong trào nói <br />
chung và thi đua dạy và học nói riêng. <br />
Sự đóng góp nhiệt tình, sự thông cảm sẻ chia của các bậc cha mẹ học sinh <br />
đối với nhà trường. Động viên giúp nhau vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm <br />
vụ. <br />
Sự tham mưu đắc lực của Ban giám hiệu đối với các cấp thẩm quyền, các <br />
đoàn thể địa phương và các ban ngành liên quan. Công khai dân chủ trong mọi <br />
hoạt động, Tất cả đã tạo ra một khối đoàn kết thống nhất trong quá trình tổ chức <br />
thực hiện. <br />
2. Kiến nghị<br />
Để duy trì phong trào thi đua dạy và học Tập thể cán bộ, giáo viên và học <br />
sinh nhà trường luôn phải xác định: nêu cao tinh thần trách nhiệm, tăng cường <br />
khối đoàn kết nhất trí, trên dưới một lòng, nỗ lực thi đua hoàn thành xuất sắc <br />
nhiệm vụ, phấn đấu giữ vững danh hiệu trường TH đạt chuẩn Quốc gia cụ thể: <br />
* Đối với Giáo viên.<br />
Nhiệt tình, tận tụy với công việc giáo dục trẻ. Thương yêu, chăm sóc và <br />
thực sự là chỗ dựa tinh thần cho học sinh.<br />
Chủ động kiến thức, nhạy bén và linh hoạt trong đổi mới phương pháp <br />
giảng dạy. Tạo được sự thoải mái cho từng giờ dạy trên lớp.<br />
Tích cực và tự giác trong hoạt động thi đua nói chung và thi đua dạy và <br />
học nói riêng. Tránh thụ động và ỷ lại.<br />
* Tổ chuyên môn và Ban giám hiệu.<br />
Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, giúp giáo viên sữa chữa, điều chỉnh <br />
thiếu sót kịp thời.<br />
<br />
<br />
Trần Thị Hoa Trường TH Phan Bội 15<br />
<br />
Châu<br />
Một số biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua Dạy và học ở trường Tiểu <br />
học <br />
<br />
Thẳng thắn và nghiêm túc đối với các biểu hiện vi phạm quy chế chuyên <br />
môn. Đầu tư kinh phí cho các hoạt động dạy và học.<br />
Công bằng, dân chủ trong đánh giá xếp loại viên chức hàng năm. Chú ý <br />
đến sự tiến bộ của giáo viên, động viên khuyến khích kịp thời.<br />
Trên đây là một số biện pháp cá nhân trong quá trình chỉ đạo và tổ chức <br />
thực hiện phong trào thi đua dạy và học trong nhà trường. trong quá trình nghiên <br />
cứu không thể tránh được những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý, chia <br />
sẻ của các đồng nghiệp, các nhà quản lý để hoạt động thi đua dạy và học trong <br />
nhà trường ngày càng khẳng định vị trí chủ đạo trong việc nâng cao chất lượng <br />
Giáo dục toàn diện cho nhà trường. <br />
Xin trân trọng cảm ơn !<br />
<br />
<br />
NGƯỜI THỰC HIỆN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Hoa<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
.......................................................................................................................................<br />
.......................................................................................................................................<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
(Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Hoa Trường TH Phan Bội 16<br />
<br />
Châu<br />
Một số biện pháp chỉ đạo phong trào thi đua Dạy và học ở trường Tiểu <br />
học <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
<br />
1 Điều lệ trường TH<br />
<br />
2 Quy chế chuyên môn của Ngành, <br />
trường<br />
<br />
3 Cẩm nang tổ trưởng trên Internet<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Hoa Trường TH Phan Bội 17<br />
<br />
Châu<br />