intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Phát huy tính tích cực độc lập của học sinh trong giờ Sinh học

Chia sẻ: Nhi Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

190
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo tinh thần và định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường Phổ thông, theo luật Giáo dục: Phát huy tính tích cực, tự chủ, sáng tạo của học sinh; Bồi dưỡng phương pháp tự học, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Bài SKKN về phát huy tính tích cực độc lập của học sinh trong giờ Sinh học, mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Phát huy tính tích cực độc lập của học sinh trong giờ Sinh học

  1. KINH NGHIỆM Giáo viên : Lê Thị Tình 1
  2. PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC ĐỘC LẬP CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC MÔN SINH VẬT ---------------------------------- I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: ... Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH - HĐH) của đất nước. Sự thử thách trước nguy cơ tụt hậu trên con đường tiến vào thế kỷ XXI bằng sự cạnh tranh trí tuệ đang đòi hỏi đổi mới Giáo dục. Nắm được tinh thần và định hướng đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) ở trường Phổ thông, theo luật Giáo dục: Phát huy tính tích cực, tự chủ, Giáo viên : Lê Thị Tình 2
  3. sáng tạo của học sinh; Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỷ năng vận dụng vào thực tiễn và tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh (HS). Trong đó theo tôi là sự đổi mới căn bản về phương pháp và dạy học không chỉ đơn thuần là dạy kiến thức cho học sinh mà còn phải dạy cho học sinh biết cách học. Biết cách thu nhận kiến thức một cách tự lực bằng cách thu lượm và xử lý thông tin để có thể tự đổi mới sự hiểu biết của mình bằng tự học. Trong khi thời gian học ở trường lại có hạn. Nhà trường không thể dạy cho học sinh những gì mà họ cần trong cuộc sống sau này mà chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức, phương pháp tự học để có thể tự học tập suốt đời để dễ dàng thích ứng với thời đại bùng nổ thông tin khoa học và công nghệ thường xuyên đổi mới đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn xã hội nghĩa là góp phần tạo ra những con người linh động, sáng tạo. Có khả năng giải quyết những vấn đề trong học tập hôm nay và lao động hôm sau. Phải dạy cho học sinh biết suy nghĩ trước những vấn đề đặt ra nhằm phát triển óc tư duy sáng tạo. Phải tạo điều kiện cho học sinh được độc lập suy nghĩ. Bộc lộ những suy nghĩ của mình trong quá trình thảo luận, tranh luận với các bạn trong nhóm, trong lớp. Đây chính là dịp để các em nâng cao năng lực tự đánh giá trong lúc đối chiếu suy nghĩ của bản thân với ý kiến của các bạn và tổng kết của thầy. Trước thực trạng và cơ hội đó các bộ môn khoa học nói chung và bộ môn sinh vật học nói riêng ở trường THCS. Giáo viên cần nghiên cứu, nắm vững những dấu hiệu, đặc trưng và mối quan hệ giữa các yếu tố, tâm lý hứng Giáo viên : Lê Thị Tình 3
  4. thú, tự giác, tích cực chủ động và sáng tạo trong đó cần tính đến những đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi THCS. So với học sinh ở các khu vực đồng bằng, thành thị thì học sinh trường THCS Hồng Thủy còn gặp nhiều khó khăn trong kinh tế và các hoạt động khác. Học sinh ít tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo ... Kỹ năng nhận biết cũng như vận dụng thực hành các môn và đặc biệt là sinh học còn yếu. Chưa hoạt bát, khả năng tranh luận và thâm nhập kiến thức rời rạc và không chắc chắn. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Phát huy tính tích cực độc lập của học sinh trong giờ dạy môn Sinh học” Thật vậy: Qua khảo sát việc học tập bộ môn Sinh học ở trường THCS Hồng Thủy năm học 2008 -2009 vừa qua mà bản thân tôi được phân công đảm nhiệm. * Kết quả cụ thể như sau: Nắm KT cơ Kỹ năng thực Tính năng động Sự kết hợp SGK và Khối TS bản hành sáng tạo suy luận vấn đề SL % SL % SL % SL % 6 120 80 66.7 85 70.8 50 41.7 90 75 7 80 60 75 65 81 40 50 65 81 9 47 40 85 35 74.5 30 74 40 85 Giáo viên : Lê Thị Tình 4
  5. Trước thực trạng và tình hình thực tế đó của học sinh như vậy so với nhiệm vụ năm học và thực tiễn của Giáo dục đối với khoa học công nghệ hiện tại thì chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy bản thân tôi là giáo viên Sinh học ngoài những phương pháp cổ truyền của bộ môn đã thực hiện cần có một vài suy nghĩ nhỏ về việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong bộ môn Sinh học mà tôi đã thực hiện trong học kỳ 1 năm học 2008 - 2009. II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Phát huy tính tích cực độc lập của học sinh trong giờ học bộ môn Sinh vật như thế nào? Vấn đề này tôi đã cố gắng thể hiện tư tưởng chỉ đạo trong một số bài thuộc phần hành được phân công: * Lớp 6: Khi dạy bài: “Các bộ phận của hoa”. Trước hết tôi đặt vấn đề cho học sinh suy nghĩ: - Hoa là cơ quan sinh sản của cây xanh do lá biến đổi thành. Vậy “Hoa” bao gồm những bộ phận nào? Sau khi học sinh hiểu nhiệm vụ phân từng nhóm (theo tổ) các nhóm thảo luận các vấn đề giáo viên nêu ra và ghi vào biên bản của nhóm. Sau đó cử một em đại diện trình bày kết quả trước lớp. Giáo viên : Lê Thị Tình 5
  6. Trước hết tôi phát hoa bưởi cho học sinh, các nhóm và thông báo cho học sinh biết mục đích của việc phân tích hoa thành các bộ phận tạo nên hoa và ghi tên các bộ phận đó lên bảng (Theo mục 1 SGK) việc phân tích hoa bưởi được học sinh thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy. Học sinh vừa quan sát vừa trả lời các câu hỏi vào phiếu làm việc: - Hoa được sắp xếp trên cái gì? - Các em thường gọi là bộ phận gì? - Trên cuống hoa có phần loe rộng gọi là bộ phận gì? Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh dùng dao nhọn cắt một vòng không sâu lắm ở phía trên đế hoa. Sau đó cắt một lát dài trên phần màu lục của hoa và tách cẩn thận, cho các em gọi tên bộ phận này (đài hoa). Tương tự như vậy các em tách những phần còn lại và gọi tên (Tràng, nhị và nhuỵ). Đồng thời với việc quan sát các em vẽ các bộ phận và ghi chép vào vở. Cuối cùng học sinh tách hết các bộ phận và đi đến kết luận: Hoa có 4 bộ phận chính: Đài, tràng, nhị và nhuỵ. Nhưng cơ quan quan trọng nhất là nhị và nhuỵ. Giáo viên hỏi: Vì sao? Học sinh trả lời và giáo viên gợi mở vấn đề này cho bài hôm sau. Giáo viên hỏi: em có nhận xét gì về một số loài hoa như: Hoa bưởi, hoa huệ, hoa ngô, hoa bí đỏ. Giáo viên : Lê Thị Tình 6
  7. Giáo viên hướng vào nhận xét các bộ phận của hoa (Một số hoa có thể thiếu tràng, đài nhưng không thể thiếu nhị và nhuỵ). Cụ thể như thế nào ta nghiên cứu các bài tiếp theo và hướng dẫn các em làm bài tập về nhà bằng làm mẫu bách thảo của hoa bưởi đã phân tích. Cuối tiết “Tổ chức cuộc thi nhỏ” cắt các mô biểu bằng giấy sau đó cho các nhóm ghép lên bảng các bộ phận của hoa. Tổ chức chấm về thời gian và thẩm mỹ, chính xác. * Lớp 7: Khi dạy bài 51: “Thân mền ở nước ta vai trò thực tiễn”. Tôi chọn phương pháp vừa học vừa chơi: Tổ chức thi sưu tầm và tìm hiểu các động vật thân mềm ở nước ta giữa các tổ, trên cơ sở đó học sinh tự tìm ra kiến thức bài học. Vào bài giáo viên giới thiệu bài mới và phương pháp tổ chức tiết học. Phần 1: Giáo viên tổ chức cuộc thi tìm hiểu về nguồn lợi thân mềm nước ta. Học sinh làm theo tổ: Trình bày tiêu bản các loại vỏ ốc, trai đã sưu tầm được, ghi chép vào phiếu học tập (theo mẫu ở phụ lục, ký hiệu S7, B16). Mỗi học sinh có quyền trình bày kết quả của mình và các bạn trong nhóm bổ sung. - Thảo luận toàn lớp: Giáo viên chỉ định bất kỳ trong nhóm trình bày tiêu bản và các nội dung tìm hiểu được, bổ sung của các nhóm khác. Giáo viên : Lê Thị Tình 7
  8. - Giáo viên chia bảng và ghi vắn tắt nội dung trình bày của các nhóm. - Tổng kết cuộc thi và chấm điểm: Giáo viên cho toàn lớp nhận xét nội dung và tiêu bản giữa các tổ và bình bầu tổ tốt nhất cho điểm cho cả tổ. - Dựa vào phần tổng kết giáo viên nhấn mạnh những ít lợi của động vật thân mền. Sau đó sử dụng tiêu bản hoàn chỉnh của giáo viên, bổ sung những điểm học sinh chưa biết về giá trị, công dụng. Phần 2: Thân mền gây hại. * Giáo viên nêu vấn đề: Qua sách báo, tài liệu, phim ảnh ... em hãy kể những động vật thân mền gây hại và có thể gợi ý cho học sinh một số vấn đề: - Gây hại cây trồng. - Gây hại con người và động vật. - Gây hại giao thông đường thuỷ. - Trong đó loài động vật thân mềm nào có thể gây “Tai hoạ” cho nghề trồng lúa? cách khắc phục như thế nào? địa phương em có hướng diệt trừ như thế nào?. - Sau đó cho học sinh thảo luận và đi sâu vào ốc bươu vàng. - Cuối cùng giáo viên tóm tắt nhấn mạnh nguyên nhân của tai hoạ ốc bươu vàng đối với lúa. Từ đó nói rõ vai trò của công tác kiểm dịch và nhập nội các loại động vật. Giáo viên : Lê Thị Tình 8
  9. Tóm lại: Yêu cầu vài học sinh nên lại kết luận của lợi ích và tác hại của động vật thân mềm. * Lớp 8: Kiến thức sinh lớp 8 là toàn bộ ngành động vật có xương sống và sự phát triển của giới động vật trên trái đất. Việc phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong giờ học trong đó tôi chọn rất nhiều bài nhưng tâm đắc nhất là: “Những dẫn chứng về nguồn gốc và sự tiến hoá của giới động vật” theo phương pháp “Huy động mọi người tham gia” Bằng cuộc thi của học sinh nhằm ôn lại kiến thức về nguồn gốc của ếch nhái, bò sát, chim và thú. Sau khi học bài này học sinh phải tự nêu lên được những dẫn chứng: - Cổ sinh học. - Giải phẩu so sánh. - Phôi sinh học. Để chứng minh và khẳng định nguồn gốc và sự tiến hoá của giới động vật. Đây là nội dung trọng tâm mà sau khi học thì học sinh phải khắc sâu. * Tiến hành như sau: - Mở đầu: Giáo viên treo tranh “Cây phát sinh động vật” giải thích và giới thiệu nội dung bài học. Giáo viên : Lê Thị Tình 9
  10. 10 phút đầu giáo viên phân công 4 nhóm (theo tổ) chuẩn bị, trao đổi, thảo luận các câu hỏi sau (theo mẫu ở phụ lục) Bằng cách phát tờ làm việc theo nhóm. Nhóm 1: (S8 - B12); Nhóm 2: (S8 - B13) Nhóm 3: (S8 - B14); Nhóm 4: (S8 - B15) Sau khi các nhóm nhận được vấn đề trong nhóm tự thảo luận các vấn đề và ghi vào biên bản. Sau đó giáo viên tổ chức thi tìm hiểu: Cử các nhóm trưởng bốc thăm về phần trình bày của nhóm. Các nhóm trưởng trình bày các câu hỏi trong tờ làm việc của nhóm mình, bắt buộc các nhóm khác phải suy nghĩ bổ sung, thảo luận. Lần lượt như vậy 4 nhóm nêu các vấn đề và giải trình các vấn đề đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên tổng kết và ghi điểm bằng biểu đồ thi đua: Nếu trả lời đúng ghi 4 điểm, đúng nhưng chưa thực hoàn chỉnh 2 điểm, sai hoàn toàn 0 điểm. Tóm lại: Giáo viên cùng học sinh xây dựng kiến thức sau (ghi nhớ vào vở). - Sự tiến hoá: Là lịch sử phát triển các sinh vật từ dạng thấp lên cao. - Những dẫn chứng cổ sinh học, giải phẩu so sánh và phôi sinh học là bằng chứng chứng minh nguồn gốc và sự tiến hoá của giới động vật. Giáo viên : Lê Thị Tình 10
  11. - Sau đó giáo viên đưa bảng phụ (từ nguồn) học sinh quan sát và đối chiếu kết quả của mình và ghi nhớ vào vở (từ nguồn S8 - N6 ở phụ lục). Cuối cùng giáo viên cho học sinh trả lời các câu hỏi cuối sách nhằm khắc sâu kiến thức đã học và chuẩn bị tờ làm việc tiếp theo cho bài tổng kết (S8 - B15). * Sinh 9: “Hiện tượng kinh nguyệt, sự thụ tinh và phát triển của bào thai”. Với điều kiện khó khăn của nhà trường không có phương tiện hiện đại như máy chiếu, vi tính ... Vì vậy tôi chọn cách tốt nhất là thuyết trình và học sinh tự nghiên cứu SGK. Mặt khác bộ tranh treo tường khá đầy đủ về sự thụ tinh và các giai đoạn phát triển của bào thai. Nên tôi hướng học sinh vào việc quan sát tranh vẽ độc lập. * Tiến hành như sau: - Câu hỏi bài cũ và từ đó nêu vấn đề vào bài mới trình bày cấu tạo phù hợp với kiến thức Câu hỏi bài củ và từ đó nêu vấn đề vào bài mới Trình bày cấu tạo phù hợp với chức cơ quan sinh dục nữ? - Sau đó chia nhóm hoạt động theo 4 tổ ( Cử nhóm trưởng và thư ký) phát dụng cụ và tranh vẽ các em tự vẽ trước. Giáo viên : Lê Thị Tình 11
  12. Nội dung: - Hoạt động 1: Mục 1 SGK hiện tượng kinh nguyệt - Cho học sinh tự nghiên cứu SGK và tranh vẽ hiện tượng kinh nguyệt và giáo viên thuyết trình nguyên nhân, phát tờ làm việc số 1. - Hướng dẩn học sinh thảo luận theo nội dung của các câu hỏi sau tờ làm việc. - Hoạt động 2và 3: (các mục còn lại tương tự như vậy) - Cuối cùng giáo viên đưa tờ nguồn (phụ lục S9N3 ) Học sinh đối chiếu với kết quả của mình so sánh với các kết quả của nhóm khác, từ đó rút ra kết luận và ghi nhớ vào vở. Công tác độc lập với SGK ít hấp dẫn hơn như ngồi trao đổi thoải mái giữa thầy và trò học sinh thường nói Làm việc với ếch và kính hiển vi hay hơn thích hơn nhưng mặc dù học sinh không thích nhưng vẫn phải hướng các em vào cái mà các em không thích. III/ KẾT LUẬN: ... Qua các tiết dạy tiến hành như trên học sinh học rất tập trung và hứng thú, tham gia ý kiến sôi nổi. Học sinh tự mình độc lập suy nghĩ làm thí nghiệm. Quan sát nhiều và bộc lộ suy nghĩ của mình qua trao đổi nhóm hoặc tranh luận trước lớp. Giáo viên : Lê Thị Tình 12
  13. Tôi thấy phương pháp này học sinh không chỉ tiếp thu được kiến thức mà được tự bộc lộ suy nghĩ của mình một cách độc lập. Tự làm việc để nêu lên những phán đoán của mình. Các em tích cực hoạt động trong quá trình lĩnh hội kiến thức nắm vững kiến thức và nhớ lâu hơn. “Khắc phục lối truyền thụ một chiều” ở đây học sinh được hoạt động nhiều hơn và được suy nghĩ nhiều hơn, thực hành nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn. Kết quả học tập bộ môn sinh học các khối lớp tôi dạy đều đạt 85 - 90% trung bình trở lên. Cụ thể qua kết quả khảo sát ở giữa học kỳ 2 năm học 2009 - 2010 như sau: Nắm KT cơ Kỹ năng vận Tính năng động Sự kết hợp SGK và Khối TS bản dụng sáng tạo suy luận vấn đề SL % SL % SL % SL % 6 70 64 91 60 85.7 65 92.9 59 84.3 7 40 39 97.5 35 87.5 38 95 36 90 8 80 65 81.3 70 87.5 60 75 72 90 9 45 40 88.9 35 77.8 47 91.1 43 95.5 Nhận xét: - Qua việc khảo sát thấy các chuẩn mực về kiến thức cơ bản, kỷ năng vận dụng, tính năng động trong giờ học và đặc biệt là sự phối hợp giữa sách giáo khoa với suy luận đề của giáo viên nêu ra tăng rõ rệt. Giáo viên : Lê Thị Tình 13
  14. Ví dụ như: Khối lớp 8 tính năng động sáng tạo tăng 15% so với năm ngoái. - Qua đó Giáo dục các em ý thức tự học, tự sưu tầm ở nhà làm cho giờ học hấp dẫn hơn. IV/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua các hình thức giảng dạy như vậy bản thân tôi thấy một số kinh nghiệm cơ bản sau: 1) Sự chuẩn bị của thầy và trò và định hướng cho trò ngay sau tiết học để chuẩn bị cho tiết sau: - Sự chuẩn bị của thầy là cơ sở để hiểu và thâm nhập các kiến thức cơ bản, trọng tâm trong sách giáo khoa. Kết hợp ngoài thực tế địa sát với sự hiểu biết của học sinh. Như vậy mới tìm được phương pháp để dẫn dắt như: Biên soạn, phiếu học tập, tìm các loại mẫu vật ... - Sự chuẩn bị của trò: Học sinh tự nghiên cứu tìm hiểu trước những vấn đề vướng mắc cần đề xuất trong tiết học, bằng các loại bài tập thống kế, giải phẩu, sưu tầm ... 2) Cách tổ chức lớp học (Giờ học). - Sự lựa chọn thứ nhất tuỳ vào nội dung của bài học mà ta chọn phương pháp nào cho phù hợp. Thực tế tôi đã áp dụng phương pháp hoạt động nhóm theo tổ nhưng đối với các lớp có số học sinh đông ta tổ chức nhóm theo bàn, mỗi bàn 2 em hoặc 2 bàn 4 em ... Trong đó cử nhóm trưởng và thư ký của Giáo viên : Lê Thị Tình 14
  15. nhóm, nhóm trưởng sẽ phân công nhiệm vụ cụ thể trong nhóm mình, và chỉ dẫn của nhóm với vai trò là lãnh đạo. 3) Tạo cho học sinh thói quen suy luận, kết hợp kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa với thực tế cuộc sống. Thông qua các câu hỏi khó, câu hỏi liên hệ học sinh tự suy luận và hướng dẫn học sinh sẽ giải quyết được vấn đề này. Ví dụ: Vì sao trong một bắp ngô có những hạt ngô khác màu. Muốn bắt rươi nhiều ta chọn mùa nào? 4) Đúc rút kết quả giờ học: Nhận xét ưu khuyết của học sinh bằng cách tuyên dương các nhóm tổ và cá nhân tạo ra sự hứng thú, phấn khỡi trong giờ học cũng như sức hấp dẫn của bộ môn. Bên cạnh đó nhắc nhở những em thiếu ý thức học hoặc chưa chuẩn bị tốt cho giờ học. Từ đó đề ra hướng khắc phục cho học sinh. Tạo điều kiện thuận lợi cho các em lĩnh hội tri thức một cách chủ động sáng tạo. Mặc dù đã có một đổi mới nhưng với bước đầu nên tôi cảm thấy bở ngỡ và còn lúng túng chưa trong các khâu tổ chức và câu chuẩn bị cho giờ học. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đó thì thầy và trò phải cố gắng nhiều hơn nữa và nhiệt đón nhận tất cả những kinh nghiệm quý báu của các bạn đồng nghiệp. Giáo viên : Lê Thị Tình 15
  16. Hồng Thủy, ngày 6 tháng 4 năm 2009 NGƯỜI VIẾT Lê Thị Tình Giáo viên : Lê Thị Tình 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2