CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc<br />
<br />
BÁO CÁO SÁNG KIẾN<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý phòng máy ở trường tiểu học <br />
<br />
I.TÁC GIẢ SÁNG KIẾN<br />
Họ và tên: Liêu Bích Ngọc<br />
Chức vụ: Giáo viên<br />
Đơn vị: Trường Tiểu học Ngọc Xuân<br />
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học <br />
II. LĨNH VỰC ÁP DỤNG<br />
Lĩnh vực quản lý phòng máy tính ở trường tiểu học<br />
III. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN<br />
Đối với cơ sở vật chất, điều kiện kĩ thuật: Năm học 20132014, tôi được <br />
phân công giảng dạy môn Tin học tại trường Tiểu học Ngọc Xuân. Khi đó, trường <br />
được trang bị 01 phòng máy tính bao gồm 01 bộ máy tính dành cho giáo viên và 13 <br />
bộ máy tính dành cho học sinh, nhưng sau một thời gian sử dụng một số máy đã bị <br />
hư hòng. Cụ thể, có 5 máy tính không hoạt động được vì lý do hư hỏng. Lỗi hư <br />
hỏng phần lớn là do học sinh sử dụng không đúng cách làm lỗi hệ điều hành. Giáo <br />
viên thường xuyên phải ngồi cài lại win khi máy tính bị lỗi và hạn chế ở đây là <br />
tốn thời gian. <br />
Đối với học sinh: Do bản tính hiếu động, tò mò, thích khám phá nên trong giờ <br />
tin học, một số học sinh thường không làm theo sự chỉ dẫn của giáo viên mà mở các <br />
chương trình khác trên máy tính, giáo viên rất khó kiểm soát.<br />
Đối với vấn đề vệ sinh và an toàn điện trong phòng máy: Giáo viên tin học <br />
chủ yếu được đào tạo về chuyên môn tin học và nghiệp vụ sư phạm nhưng <br />
kiến thức về an toàn điện và phòng cháy chữa cháy còn hạn chế. <br />
IV MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN<br />
1. Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học<br />
1.1. Tính mới: Sáng kiến này được áp dụng lần đầu trong nhà trường, <br />
không trùng với bất kỳ sáng kiến nào trước đó. <br />
1.2. Tính sáng tạo, tính khoa học: Sử dụng phần mềm hỗ trợ giảng dạy <br />
trong giờ học và quản lý tốt các phần mềm trên máy tính, đồng thời chú trọng <br />
việc vệ sinh máy móc, an toàn phòng cháy chữa cháy. <br />
<br />
<br />
1<br />
Tôi xin đưa ra một số các giải pháp cụ thể để quản lý phòng máy tính hiệu <br />
quả như sau: <br />
Giải pháp 1. Cài đặt lại hệ điều hành máy tính và cách bảo quản. (phần <br />
mềm Ghost 11.5 và phần mềm Deep Freeze). <br />
Với số lượng máy tính hạn chế, nhu cầu sử dụng quá lớn song kiến thức <br />
sử dụng máy tính của GV và HS trong trường còn hạn chế nên không tránh khỏi <br />
máy tính rất hay bị lỗi hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng trên máy tính. Vì <br />
vậy, giáo viên Tin học phải biết cài đặt lại hệ điều hành và các phần mềm. <br />
Nếu cài đặt lại hệ điều hành và phần mềm cho 1 máy tính thì rất mất thời <br />
gian và tốn công sức (trên 60 phút) vì thế tôi xin đưa ra giải pháp GHOST cho <br />
các máy có chung cấu hình. Đó là dùng phần mềm Ghost 11.5. <br />
Phần mềm Ghost 11.5: Trước tiên, cài hệ hiều hành cùng các phần mềm <br />
học tập trong chương trình tin tiểu học đầy đủ trên 1 máy tính, rồi chạy file <br />
ghost 11.5. exe. Sau đó tiến hành GHOST máy đó lại thành một file *.GHO và <br />
sao chép file này sang các máy còn lại. Sau này khi máy nào bị lỗi hệ điều hành <br />
là ta chỉ việc bung file GHOST đã tạo trước đó mà không cần phải cài lại từ đầu <br />
(quá trình bung file GHOST chỉ mất khoảng 7 phút). <br />
Phần mềm Deep Freeze: Trong quá trình sử dụng máy tính chắc hẳn học sinh <br />
sẽ chỉnh sửa một số thông tin trong hệ thống của hệ điều hành, các phần mềm, hoặc <br />
khi máy tính bị nhiễm virus, virus sẽ thường tấn công trực tiếp vào file hệ thống <br />
khiến máy tính không hoạt động được như mong muốn. Phần mềm đóng băng ổ <br />
cứng Deep Freeze sẽ đảm bảo các máy tính luôn hoạt động trong tình trạng ổn <br />
định. Các máy tính được cài đóng băng ổ đĩa hệ thống (ổ đĩa C:\) sau một phiên làm <br />
việc, dù người sử dụng có thay đổi các biểu tượng, hay xóa phần mềm trên máy <br />
thì khi khởi động lại máy tính sẽ trở lại trạng thái ban đầu. <br />
Giải pháp 2. Sử dụng phần mềm hỗ trợ giảng dạy và quản lý học sinh <br />
trong giờ thực hành (phần mềm Netop School)<br />
Học sinh tiểu học với bản tính tò mò, hiếu động, đôi khi không tập trung nghe <br />
giảng nên có thể trong giờ thực hành không làm theo sự hướng dẫn của giáo viên. <br />
Chính vì thế tôi đã sử dụng phần mềm Netop School để hỗ trợ giảng dạy, phần <br />
mềm có những tính năng rất ưu việt, cụ thể: <br />
Tính năng Trình diễn bài giảng: Tính năng này cho phép học sinh quan sát <br />
những gì giáo viên thực hiện trên máy. Các thao tác trên máy của giáo viên sẽ <br />
được hiển thị trên các màn hình máy tính học sinh. Tôi sử dụng tính năng này <br />
trong khi giảng phần lý thuyết học sinh sẽ luôn tập trung được vào bài giảng vì <br />
dù có hiếu động thì các em cũng không thể sử dụng được máy tính mà chỉ có thể <br />
theo dõi bài giảng của giáo viên qua màn hình trước mặt.<br />
<br />
<br />
2<br />
Tính năng Giám sát màn hình và điều khiển máy học sinh: Giúp giáo viên <br />
có thể theo dõi các hoạt động học tập của học sinh từ máy giáo viên. Mỗi màn <br />
hình máy tính của học sinh sẽ được hiển thị với 1 cửa sổ thu nhỏ. Giáo viên có <br />
thể quan sát hoạt động của học sinh thông qua các cửa sổ thu nhỏ này và có thể <br />
can thiệp, điều khiển ngay vào máy của học sinh. Tôi sử dụng tính năng này <br />
trong khi học sinh thực hành để luôn kịp thời giúp đỡ các em gặp khó khăn với <br />
bài thực hành cũng như phát hiện và can thiệp kịp thời với những em hiếu động <br />
nghịch các phần mềm khác mà không cần phải đến từng vị trí ngồi của học <br />
sinh.<br />
Giải pháp 3. Công tác phòng cháy chữa cháy, an toàn điện và vệ sinh <br />
phòng máy.<br />
Công tác phòng cháy chữa cháy, an toàn điện là ưu tiên hàng đầu khi sử dụng <br />
phòng máy tính. Chính vì vậy mà giáo viên quản lý phòng máy tính cần phải thực <br />
hiện một số vấn đề sau: <br />
a. An toàn điện và phòng cháy chữa cháy<br />
Giáo viên tham mưu với nhà trường về những điều kiện cơ bản đảm bảo <br />
cho 1 phòng tin học như: <br />
+ Về đường dây điện phải dùng loại dây tốt và phải được đi trong gen nhựa <br />
để tránh chập điện. Các ổ cắm ở các máy phải là ổ cắm loại tốt tránh lỏng lẻo gây <br />
move, chập điện. <br />
+ Để đảm bảo các máy tính luôn hoạt động ổn định nên bố trí một hệ thống <br />
ổn áp điện ở đầu nguồn với mục đích cho nguồn điện ra luôn ổn định (Nên dùng <br />
ổn áp khoảng 10KVA cho 1 giàn máy từ 15 đến 20 bộ máy tính).<br />
Giáo viên tin học phải trang bị các kiến thức cơ bản về phòng cháy chữa <br />
cháy.<br />
Trong giờ giảng dạy của giáo viên phải đảm bảo an toàn về điện, cháy nổ <br />
cho học sinh như: không mang vật dễ cháy nổ vào phòng, không mang nước uống <br />
vào trong phòng, khi ngồi học phải đúng tư thế, học sinh không được tự ý mở các <br />
thiết bị có sử dụng điện (cầu dao, ổn áp,…) <br />
Chỉ mở hệ thống điện khi đã ổn định lớp và kiểm tra các thiết bị máy móc an <br />
toàn. <br />
Trong quá trình thực hành phải mở hết các cửa ra vào để đề phòng trường <br />
hợp có sự cố điện, khi có bất kỳ sợ cố nào về điện thì phải ngắt toàn bộ hệ thống <br />
điện để kiểm tra đồng thời khẩn trương đưa học sinh ra lối thoát nhanh nhất. <br />
Sau khi kết thúc buổi học phải tắt ổn áp, cúp cầu giao để ngắt toàn bộ hệ <br />
thống điện trong phòng.<br />
Ngoài ra, vệ sinh phòng máy là yếu tố không thể thiếu để đảm bảo độ bền <br />
của máy.<br />
<br />
3<br />
b. Vệ sinh phòng máy <br />
Máy tính là một thiết bị điện tử, khá nhạy cảm trước tác động của <br />
môi trường đặc biệt là bụi bẩn, hơi nước ẩm ướt nên việc vệ sinh phòng <br />
máy thường xuyên là một yêu cầu quan trọng.<br />
Khi vào học trong phòng máy yêu cầu các em bỏ giầy, dép ở ngoài, sắp <br />
xếp gọn gàng, ngăn nắp.<br />
Sắp xếp lịch hàng tuần để học sinh sau giờ học ở lại cùng với giáo viên <br />
lau chùi phòng học cho sạch sẽ.<br />
Thường xuyên kiểm tra nếu có máy hư hỏng linh kiện cần sớm <br />
khắc phục, sửa chữa tránh để trường hợp dẫn đến hỏng cả hệ thống máy tính.<br />
Giáo viên luôn nhắc nhở học sinh thực hiện tốt nội quy về vệ sinh phòng <br />
máy tính. Khi có học sinh vi phạm phải nhắc nhở và xử lý ngay. <br />
Giải pháp 4: Giáo viên tin học tham mưu với nhà trường để nhà trường tham <br />
mưu với phòng giáo dục hoặc tìm nguồn kinh phí từ nguồn xã hội hóa để bổ sung <br />
thêm máy tính cũng như thường xuyên nâng cấp các thiết bị đã lỗi thời đảm bảo số <br />
lượng máy tính mỗi em thực hành trên 1 máy để giờ học của học sinh đạt hiệu quả <br />
cao hơn.<br />
2. Hiệu quả<br />
Sau một quá trình nghiên cứu và áp dụng những giải pháp nêu trên vào quản <br />
lý phòng máy tính tại trường Tiểu học Ngọc Xuân, tôi đã thu được một số kết quả <br />
như sau:<br />
Từ năm học 20132014 đến nay, khắc phục được tình trạng máy thường <br />
xuyên bị lỗi hệ điều hành, đảm bảo máy tính luôn hoạt động ổn định. Duy trì số <br />
máy thực hành cho học sinh đảm bảo chất lượng giờ học đạt hiệu quả. <br />
+ Với việc sử dụng phần mềm Ghost 11.5 và phần mềm đóng băng ổ cứng <br />
Deep Freeze thật dễ dàng để cài mới một máy tính cũng như giữ tình trạng máy <br />
tính luôn hoạt động ổn định. Đáp ứng được số lượng máy tính thực hành cho mỗi <br />
lớp học. Tiết kiệm được khoản chi phí sửa chữa máy tính cho nhà trường hàng <br />
năm một cách đáng kể.<br />
Đối với học sinh: Sử dụng phần mềm hỗ trợ giảng dạy (phần mềm <br />
Netop School) giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh hiệu quả hơn và luôn <br />
kiểm soát được mọi hoạt động dùng máy tính của học sinh trong giờ học. Học <br />
sinh hứng thú trong giờ thực hành dẫn đến chất lượng giờ học thực hành ngày <br />
càng nâng cao rõ rệt.<br />
Giáo viên tin học được tập huấn về phòng cháy chữa cháy và với việc vệ <br />
sinh máy móc theo chu kì, nên phòng máy tính luôn hoạt động ổn định, giáo viên <br />
yên tâm công tác.<br />
3. Khả năng và các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến<br />
4<br />
Với những kết quả đạt được như trên tôi tin tưởng rằng nội dung của đề <br />
tài có thể áp dụng trong các nhà trường từ bậc tiểu học, THCS và THPT.<br />
* Điều kiện áp dụng sáng kiến: Muốn áp dụng sáng kiến này thì phải đảm <br />
bảo các điều kiện sau: <br />
Phòng máy tính phải có đủ các trang thiết bị đảm bảo về hệ thống an toàn <br />
điện.<br />
Tất cả các máy tính phải cài phần mềm Netopshool, Deep Freeze. Ngoài <br />
ra: <br />
̀ ̣ ̀ ̀<br />
+ Cac may tinh cai hê điêu hanh Window XP tr<br />
́ ́ ́ ở lên.<br />
́ ́ ́ ̉ ́ ́ ới nhau tao thanh mang LAN ngan hang.<br />
+ Cac may tinh phai kêt nôi v ̣ ̀ ̣ ̀<br />
̣ ̉ ̉ ̉ ̀ ơp va cung Subnet Mark, tôt nhât<br />
+ Đia chi IP cua cac may đêu phai cung l<br />
́ ́ ̀ ́ ̀ ̀ ́ ́ <br />
nên dung IP tĩnh.<br />
̀<br />
4. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu<br />
Sáng kiến kinh nghiệm “Kinh nghiệm quản lý phòng máy tính ở trường <br />
Tiểu học” đã được tôi áp dụng từ năm học 2013 2014 và duy trì đến nay.<br />
<br />
<br />
V. KẾT LUẬN<br />
Sau thời gian quản lý phòng bộ môn Tin học tôi đã thực hiện theo mô hình <br />
trình bày ở trên và rút ra được một số kết luận như sau: <br />
Để quản lí tốt phòng máy tính các trường cần:<br />
Tăng cường nhờ sự chỉ đạo của BGH nhà trường, tổ chuyên môn trong việc <br />
quản lí phòng bộ môn tin học.<br />
Nâng cao sự nhận thức trong giáo viên, học sinh về việc sử dụng, bảo quản <br />
thiết bị máy móc trong phòng học để giáo viên và học sinh tự giác thực hiện.<br />
Cùng với bảo vệ, giáo viên và học sinh làm tốt công tác vệ sinh và an toàn về <br />
điện cũng như công tác phòng chống cháy nổ trong trường.<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã đúc rút và áp dụng có hiệu quả tại <br />
trường Tiểu học Ngọc Xuân. Tôi hi vọng sẽ phần nào bổ sung các kiến thức về <br />
việc quản lý máy tính nói riêng và các phòng bộ môn khoa học khác nói chung <br />
ngày càng phong phú và đa dạng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.<br />
<br />
<br />
Cao Bằng, ngày 2 tháng 4 năm 2017<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
Liêu Bích Ngọc<br />
<br />
5<br />