ĐỀ TÀI <br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC<br />
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN<br />
I. Phần mở đầu: <br />
<br />
I.1. Lý do chọn đề tài.<br />
Cán bộ quản lý, giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật <br />
kiến thức về chính trị, kinh tế xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức <br />
nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực <br />
khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, <br />
cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng <br />
giáo dục trong toàn ngành.<br />
Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ quản lý, giáo <br />
viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ <br />
chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường,<br />
Công tác bồi dưỡng thường xuyên phải gắn kết chặt chẽ với việc <br />
triển khai đánh giá giáo viên và cán bộ quản lý theo Chuẩn và theo chỉ đạo <br />
đổi mới giáo dục của ngành để từng bước cải thiện và nâng cao năng lực <br />
đội ngũ nhà giáo giáo và cán bộ quản lý giáo dục qua từng năm.<br />
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
Quản lý công tác BDTX cả giáo viên đúng theoqui định: Xây dựng kế <br />
hoạch, tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo <br />
viên hàng năm hiệu quả tăng cường kiểm tra công tác tự học tự rèn đáp ứng <br />
yêu cầu chuẩn nghề nghiệp, lưu trữ hồ sơ.<br />
<br />
Tìm được các giải pháp tổ chức hiệu quả các nội dung bồi dưỡng <br />
giáo viên sát thực tế của trường, nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo và cán <br />
bộ quản lý<br />
<br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Giáo viên trường tiểu học Lê Hồng Phong, thông qua các đợt tập <br />
huấn, sinh hoạt chuyên môn; thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên <br />
cá nhân, kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của nhà trường.<br />
<br />
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
Công tác tự bồi dưỡng thường xuyên của đơn vị các năm học từ 2013 đến <br />
2015<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
- Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu văn bản pháp lý, sách, báo; các nghị <br />
quyết, các đợt bồi dưỡng chính trị hè.<br />
Phương pháp quan sát: Thông qua dự giờ, quan sát hoạt động của tổ <br />
chuyên môn, cá nhân về tổ chức các hoạt động tự bồi dưỡng trong tổ và cá <br />
nhân tham gia các đợt tập huấn.<br />
Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng công tác tự bồi dưỡng <br />
thường xuyên của cá nhân và tổ chuyên môn tổ chức các đợt sinh hoạt <br />
chuyên môn của tổ.<br />
Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức sinh hoạt tổ khối chuyên môn <br />
nắm bắt các mặt khó khăn của năm trước để có sự điều chỉnh kịp thời từ đó <br />
có những đề xuất hợp lý.<br />
Phương pháp thống kê: Thống kê kết quả đánh giá xếp loại bồi <br />
dưỡng thường xuyên của các tổ chuyên môn.<br />
Phương pháp thảo luận: Thảo luận với tổ, giáo viên, thông qua các <br />
hoạt động dạy và học.<br />
II. Phần nội dung <br />
II.1. Cơ sở lý luận<br />
Căn cứ Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học Ban hành kèm <br />
theo thông tư số 14/2007/TTBGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ trưởng Bộ <br />
Giáo dục và Đào tạo;<br />
Căn cứ Điều lệ trường tiểu học Ban hành kèm theo thông tư số <br />
50/2012/TTBGDĐT ngày 18/12/202 về sửa đổi bổ sung Điều 40; bổ sung <br />
<br />
<br />
2<br />
điều 40A của thông tư số 41/2010/TTBGD DDT ngày 30/12/2010 ban hành <br />
Điều lệ trường tiểu học;<br />
Thông tư số 32/2011/TTBGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 Về việc <br />
Ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáviên tiểu học<br />
Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung <br />
ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo và Nghị quyết số <br />
88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách <br />
giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐTTg ngày 27/3/2015 <br />
của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách <br />
giáo khoa giáo dục phổ thông.<br />
<br />
II.2.Thực trạng<br />
1.Thuận lợi khó khăn<br />
Tổng số CBGV của trường: 45; trong đó CBQL: 3, Giáo viên: 42<br />
42 giáo viên: Trong đó giáo viên tiểu học: 33, ( Mỹ thuật: 2, Âm <br />
nhạc:1; TD:1; Ê đê:01; Tiếng anh:2; Tin học: 1; TPT đội:1); đủ giáo viên cho <br />
tổ chức dạy 9buổi/tuần. <br />
Có 100% CBGV đạt trình độ chuẩn; có 43 CBGV đạt trình độ trên <br />
chuẩn ( 20 ĐH, 23 CĐ), đạt tỉ lệ 95,6 %. Số lượng Đảng viên 24 đồng chí, <br />
đạt tỉ lệ 53,3 %.<br />
Công tác bồi dưỡng thường xuyên được Phòng Giáo dục quan tâm và <br />
chỉ đạo thường xuyên.<br />
Phòng GD&ĐT tổ chức các Tổ chuyên biệt: Tin học, Mĩ Thuật, Ê đê, <br />
Tiếng Anh…; các tổ chuyên môn tổ chức chuyên đề thường xuyên.<br />
Nhà trường xây dựng kế hoạch BDTX hàng năm cụ thể, thường xyên <br />
tổ chức các hoạt động chuyên môn để giáo viên dự, nghiên cứu.<br />
Trường có đội ngũ giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, huyện nhiều, CBQL <br />
trình độ, có trách nhiệm cao làm tốt vai trò nòng cốt báo cáo viên các chuyên <br />
đề.<br />
Công tác tự học tự rèn của giáo viên tốt<br />
3<br />
Khó khăn<br />
+ Công tác bồi dưỡng thường xuyên một bộ phận giáo viên chưa chú <br />
trọng, mang tính hình thức;<br />
+ Một số giáo viên chưa nắm chắc nội dung của Thông tư 32/2011 ngày <br />
08/8/2011 TT BGDĐT nên việc lập Kế hoạch Bôi dưỡng thường xuyên cá <br />
nhân còn chung chung.<br />
+ Một số giáo viên lớn tuổi còn ngại tiếp cận công nghệ thông tin, việc <br />
sử dụng máy tính vào dạy và học chưa hiệu quả.<br />
+ Đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của Tổ chuyên môn và nhà <br />
trường nhiều lúc chưa sát thực tế.<br />
1.Thành công hạn chế<br />
Phân tích được thực trạng việc bồi dưỡng thường xuyên của nhà trường, <br />
công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên đã đạt được những kết quả đáng <br />
kể góp phần nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên đáp ứng <br />
yêu cầu , nhiệm vụ giáo dục đặt ra<br />
Tìm các giải pháp để nâng cao hiêu quả công tác BDTX<br />
Phối hợp với các đoàn thể,tham mưu với các cấp để tổ chức BDTX hiệu <br />
quả<br />
Đánh giá BDTX chặt chẽ hơn<br />
Hạn chế:<br />
Một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng bồi dưỡng <br />
thường xuyên nhằm nâng cao năng lực, khắc phục những yếu kém về <br />
chuyên môn nghiệp vụ nên chưa tham gia tích cực vào các hoạt động bồi <br />
dưỡng thường xuyên và công tác tự học, tự rèn.<br />
Số lượng giáo viên nhiều, nhà trường kiểm tra việc BDTX cá nhân còn <br />
hạn chế, chưa thường xuyên. <br />
2. Mặt mạnh mặt yếu<br />
Mặt mạnh:<br />
Tư vấn cho giáo viên lựa chọn các Modun gắn sát với việc dạy và học<br />
4<br />
Tổ chức các chuyên đề sát với nhu cầu BDTXCN<br />
Mặt yếu<br />
+ Tính tập trung của Gv vào các Modun trọng tâm đã chọn chưa cao, <br />
chưa mang tính hệ thống<br />
+ Việc ghi chép tích lũy kinh nghiệm còn ít, cá biệt còn có giáo viên <br />
mang tính đối phó (VD: Mượn lại sổ của đồng nghiệp dự giờ ghi cho có nội <br />
dung để đối phó với công tác kiểm tra của nhà trường).<br />
Sổ tự học tự rèn của giáo viên mới chú trọng vào ghi chép nội dung <br />
tham gia các đợt tập huấn của nhà trường và các cấp tổ chức, chưa ghi được <br />
các nội dung tự học.<br />
3. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động…<br />
Việc phối hợp tham mưu với các cấp về bồi dưỡng kiến thức địa <br />
phương còn bị động (Thường tập trung vào đầu năm học)<br />
GV quan tâm đến việc dạy và học, ít chú trọng Nội dung bồi dưỡng bắt <br />
buộc ( tình hình kinh tế địa phương)<br />
4.Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra.<br />
a. Việc tập huấn thông tư 32 chưa làm rõ được mục đích của BDTX, <br />
giáo viên chưa nắm sơ sài các nội dung, các moodun cần bồi dưỡng.<br />
Nội dung 1<br />
Nội dung 2<br />
Nội dung 3<br />
Việc bồi dưỡng thực sự chưa gắn với thực tế, hoặc mang tính hình thức <br />
viết cho có hay làm cho đủ bộ hồ sơ, chưa đặt cho bản thân một nội dung <br />
cần phải bồi dưỡng sâu hơn.<br />
c. Kiểm tra của Tổ chuyên môn và nhà trường đôi lúc còn mang tính <br />
hình thức, chưa tư vấn hoặc tư vấn chưa hiệu quả,<br />
II.3. Giải pháp, biện pháp: <br />
a.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:<br />
<br />
<br />
5<br />
Lãnh đạo nhà trường quán triệt và nhận thức đúng tầm quan trọng của <br />
bồi dưỡng thường xuyên, xác định rõ bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên <br />
là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nên phải <br />
đầu tư thỏa đáng về nguồn lực và đổi mới công tác quản lí để thực hiện <br />
công việc này có hiệu quả theo từng năm học<br />
Lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cần xuất phát từ nhu cầu <br />
bồi dưỡng của giáo viên và yêu cầu thực tiễn giáo dục địa phương theo <br />
nhiệm vụ năm học có đối chiếu với đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên <br />
tiểu học để xác định rõ nội dung và hình thức bồi dưỡng cho phù hợp<br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên giáo viên: Tổ chức bồi dưỡng thường <br />
xuyên giáo viên phải cụ thể tập trung vào cả 2 hình thức, hình thức tập <br />
trung và hình thức tự bồi dưỡng; trong đó phát huy thế mạnh bồi dưỡng tại <br />
chỗ thông qua sinh hoạt chuyên môn, chia sẻ với đồng nghiệp hoặc tự học <br />
qua mạng Internet <br />
Tập huấn kĩ TT32 làm cho CBGV nhận thức đúng tầm quan trọng của <br />
BDTX, xác định rõ nội dung BDTX cho giáo viên là biện pháp quan trọng để <br />
nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp <br />
GVTH<br />
Thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo quy định đảm bảo <br />
đủ 120 tiết trở lên, theo 3 nội dung:<br />
* Nội dung 1 Khối kiến thức bắt buộc (về đường lối, chính sách <br />
phát triển giáo dục tiểu học, chương trình, sách giáo khoa, kiến thức các <br />
môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục tiểu học) từ 30 <br />
tiết trở lên/ năm.<br />
* Nội dung 2: (bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát <br />
triển giáo dục tiểu học theo từng thời kỳ của địa phương , phát triển giáo <br />
dục tiểu học của địa phương, thực hiện chương trình, sách giáo khoa, kiến <br />
<br />
6<br />
thức giáo dục địa phương; phối hợp với dự án VNEN; từ 30 tiết trở lên/ <br />
năm.<br />
* Nội dung 3 Khối kiến thức tự chọn (phát triển năng lực nghề <br />
nghiệp của giáo viên): từ 60 tiết trở lên/ năm; chú trọng bồi dưỡng ứng <br />
dụng công nghệ thông tin. <br />
Triển khai một số modul theo hình thức tập trung theo mô hình <br />
trường học mới VNEN<br />
Kết quả: 90% giáo viên được xếp loại khá, giỏi, trong đó 30% giáo <br />
viên được xếp loại giỏi về bồi dưỡng thường xuyên, không có giáo viên <br />
không hoàn thành kế hoạch<br />
Các đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên<br />
Điểm trung bình kết quả BDTX<br />
ĐTB BDTX= (điểm BD 1+ điểm BD 2+ điểm trung bình BD 3): 3 (làm tròn <br />
đến một chữ số thập phân)<br />
Xếp loại kết quả BDTX<br />
Loại Tb: ĐTB 5 đến dưới 7 điểm, không có điểm thành phần dưới 5 <br />
Loại K: ĐTB 7 đến dưới 9 điểm, không có điểm thành phần dưới 6<br />
Loại G: ĐTB 9 đến 10 điểm, không có điểm thành phần dưới 7.<br />
Các trường hợp khác được đánh giá là không hoàn thành kế hoạch <br />
BDTX<br />
Căn cứ vào 45 modun, điịnh hướng cho giáo viên lựa chọn các modun <br />
phù hợp<br />
TH1: Một số vấ đề tâm lý học dạy học tiểu học, những giải pháp sư phạm<br />
TH2: Đặc điểm tâm lý cua rhocj sinh dân tộc ít người, học sinh có nhu cầu <br />
đặc biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn<br />
TH3: Đặc điểm tâm lý học sinh yếu kém, học sinh cá biệt, học sinh giỏi và <br />
năng khiếu<br />
TH4: Môi trường dạy học và lớp ghép<br />
TH5: Tổ chức dạy học cho học sinh ở lớp ghép<br />
7<br />
TH6: Kế hoạch dạy học ở lớp ghép<br />
TH7: Xây dựng môi trường học tập thân thiện<br />
TH8: Thư viện trường học thân thiện<br />
TH9: Hướng dẫn tư vấn cho học sinh tiểu học<br />
TH10: Giáo dục hòa nhập<br />
TH11: Tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ chó khó khăn về nghe<br />
TH12: Lập kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung giáo dục ở tiểu học<br />
TH13: Kĩ năng lập kế hoạch bài học theo hướng dẫn dạy học tích cực<br />
TH14: Thực hành thiết kế bài học theo hướng dẫn dạy học tích cực<br />
TH15: Một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học<br />
TH16: Một số kĩ thuật dạy học tích cực ở tiểu học<br />
TH17: Sử dụng thiết bị dạy học ở tiểu học <br />
TH18: Lắp đặt, bảo quản các thiết bị dạy học ở tiểu học<br />
TH19: Tự làm đồ dùng dạy học ở tiểu học<br />
TH20: Kiến thức, kĩ năng tin học căn bản ở tiểu học<br />
TH21: Ứng dụng phần mềm trình diễn Microsoft Powerpoint trong dạy học<br />
TH22: Sử dụng phần mềm giáo dục để dạy học ở tiểu học<br />
TH23: Mạng Internet – Tìm kiếm và khai thác thông tin<br />
TH24: Đánh giá kết quả dạy học ở tiểu học<br />
TH25: Các kĩ thuật bổ trợ trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở tiểu <br />
học<br />
TH26: Hình thức tự luận và trắc nghiệm trong đánh giá kết quả học tập ở <br />
tiểu học<br />
TH27: Kiểm tra đánh giá bằng nhận xét thể chất<br />
TH28: Kiểm tra đánh giá các môn học bằng điểm số<br />
TH29: Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng<br />
TH30: Hướng dẫn áp dụng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở tiểu <br />
học trong điều kiện thực tế ở Việt Nam<br />
TH31: Tổ chức dạy học cả ngày<br />
8<br />
TH32: Dạy học phân hóa ở tiểu học <br />
TH33:Thực hành dạy học phân hóa ở tiểu học<br />
TH34:Công tác chủ nhiệm lớp ở tiểu học<br />
TH35: Giáo viên chủ nhiệm trong công tác hoạt động ở tiểu học<br />
TH36: Kĩ năng giải quyết tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học <br />
sinh người giáo viên chủ nhiệm<br />
TH37: Những vấn đề chung về tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên <br />
lớp ở tiểu học<br />
TH38: Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp ở tiểu học<br />
TH39: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua các môn học<br />
TH40: Thực hành giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua các môn <br />
học<br />
TH41: Giáo dục kĩ năng sống cho qua các hoạt động giáo dục<br />
TH42: Thực hành giáo dục kĩ năng sống cho một số hoạt động ngoại khóa ở <br />
tiểu học<br />
TH43: Giáo dục bảo vệ môi trường qua các môn học ở tiểu học<br />
TH44: Thực hành giáo dục bảo vệ môi trường qua các môn học ở tiểu học<br />
TH45: xây dựng cộng đồng thân thiện vì trẻ em<br />
<br />
<br />
Nhà trường cần căn cứ vào nhu cầu của đội ngũ và thực tiễn giáo <br />
dục của địa phương là vùng có HSDTTS để xác định rõ các modun bồi <br />
dưỡng phù hợp,<br />
+ Xác định rõ những nhiệm vụ mới, trọng tâm trong năm học để tập <br />
trung bồi dưỡng<br />
Nhà trường từng bước xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán đảm bảo <br />
đủ số lượng và chất lượng để thực hiện các công việc: Hỗ trợ giáo viên <br />
khác trong việc tổ chức các nhóm thảo luận, tháo gỡ vướng mắc; liên hệ <br />
trao đổi với các chuyên viên của PGD, SGD để giải đáp thắc mắc trong quá <br />
trình bồi dưỡng.<br />
9<br />
Căn cứ vào năng lực và phẩm chất của đội ngũ (giáo viên dạy giỏi <br />
cấp huyện, tỉnh) để ra quyết định thành lập tổ BDTX của nhà trường, căn <br />
cứ vào trình độ của từng ngưởi để phân công bồi dưỡng các modun phù <br />
hợp; mỗi người đảm bảo từ 1 đến 2 chuyên đề/năm học<br />
Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên là một quá trình liên tục, cần dựa <br />
trên tình hình đội ngũ thực tế để xác định nhu cầu và phân loại đối tượng <br />
bồi dưỡng, cụ thể:<br />
Kế hoạch dài hạn: Kế hoạch phải được xây dựng trong nhiều năm và cần <br />
có sự phân loại giáo viên để xác định nhu cầu bồi dưỡng cho từng loại hình cụ thể. <br />
Kế hoạch ngắn hạn: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cập nhật những <br />
kiến thức<br />
phổ thông, ứng dụng khoa học công nghệ thông tin; chuẩn kiến thức, kỹ năng,... <br />
đồng thời khắc phục những yếu kém của đội ngũ giáo viên khi vận dụng <br />
phương pháp mới trong quá trình dạy học; kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo <br />
dục, giải các bài tập,... với các hình thức như hội thảo, sinh hoạt chuyên đề, <br />
nghiêm cấm không được sao chép. Ban Giám hiệu, tổ khối chuyên môn xây <br />
dựng kế hoạch bồi dưỡng với nội dung cụ thể; tổ chức phát động phong trào tự <br />
học, tự bồi dưỡng; tiến hành kiểm tra chéo hàng tuần; ra đề kiểm tra, đánh giá <br />
kết quả bồi dưỡng và sơ kết, tổng kết từng nội dung bồi dưỡng.<br />
Tập trung bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn<br />
Bồi dưỡng về chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học dựa trên tài liệu do Bộ <br />
Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2009.<br />
Bồi dưỡng cho giáo viên nắm vững các kiến thức khoa học cơ bản <br />
liên quan đến các môn học có trong chương trình tiểu học. Bồi dưỡng các <br />
kiến thức có liên quan đến nghiệp vụ sư phạm.<br />
Chương trình nâng cao hai môn Toán, Tiếng việt và các môn học khác.<br />
Bồi dưỡng kiến thức về tin học qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, ứng <br />
dụng các phần mềm về phổ cập. Phần mềm quản lý nhà trường SMAS., xây dựng <br />
nội dung trang Website,....<br />
10<br />
Bồi dưỡng năng lực sư phạm<br />
Năng lực hiểu học sinh trong quá trình giảng dạy và giáo dục.<br />
Năng lực đánh giá là năng lực nhìn nhận sự thay đổi trong nhận thức, <br />
kỹ năng, thái độ của học sinh, từ đó nhìn nhận sự phát triển và sự chuyển <br />
biến của học sinh một cách đúng đắn để đánh giá đối tượng học sinh.<br />
Năng lực thiết lập mối quan hệ có tầm quan trọng đặc biệt vì đối tượng <br />
của lao động sư phạm là con người, quan hệ giữa giáo viên và học sinh là quan <br />
hệ hai chiều. Đòi hỏi giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm lý, trí tuệ, tình <br />
cảm, thể chất của trẻ, quan tâm đến từng học sinh nhất là những học sinh có <br />
hoàn cảnh khó khăn, đối xử công bằng, gần gũi và khả năng tự kiềm chế cao. <br />
Giáo viên cần gây dựng cho học sinh lòng tin vào giá trị bản thân, luôn được <br />
mọi người tôn trọng.<br />
Năng lực thiết kế và triển khai hoạt động dạy học và giáo dục: Là một <br />
khâu quan trọng của quá trình sư phạm. Người giáo viên cần dành thời gian thích <br />
hợp cho việc thiết kế dạy học hay giáo dục. Đây là yếu tố khiến người giáo viên <br />
làm việc tự tin hơn, chủ động hơn và tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục <br />
hiệu quả hơn.<br />
Bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm<br />
Bồi dưỡng kỹ năng lập kế hoạch dạy học, kỹ năng dạy học trên lớp; <br />
kỹ năng nhận thức và kỹ năng nghiên cứu khoa học; kỹ năng tổ chức quản <br />
lý giáo dục học sinh; kỹ năng hoạt động xã hội; kỹ năng đánh giá, kỹ năng <br />
giao tiếp; kỹ năng lập hồ sơ tài liệu giáo dục giảng dạy.<br />
Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy<br />
Hiệu trưởng giúp giáo viên nắm chắc bản chất của phương pháp dạy <br />
học mới. Yếu tố cốt lõi nhất của phương pháp dạy học mới chính là phát huy <br />
cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, người giáo viên không <br />
chỉ gợi mở, hướng dẫn cho học sinh phát hiện ra vấn đề mà còn cung cấp cho <br />
học sinh phương pháp, con đường, cách thức để học sinh tiếp cận, tự tìm ra <br />
<br />
<br />
11<br />
chân lý, có bản lĩnh trước hiện thực cuộc sống đa dạng và phong phú như <br />
hiện nay.<br />
Bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp<br />
Bồi dưỡng về việc lập kế hoạch chủ nhiệm lớp gồm các mục: Đặc <br />
điểm tình hình của lớp, nội dung hoạt động và các chỉ tiêu phấn đấu, các <br />
biện pháp thực hiện, lập kế hoạch hàng tháng, hàng tuần.<br />
Bồi dưỡng về thực hiện công tác chủ nhiệm lớp: Bồi dưỡng về việc <br />
xây dựng tập thể học sinh tự quản, về tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài <br />
giờ lên lớp, về việc liên kết giữa giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng <br />
giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh, về đánh giá kết <br />
quả giáo dục học sinh.<br />
Tổ chức hội thảo, thi giáo viên chủ nhiệm giỏi để qua đó nâng cao <br />
chất lượng bồi dưỡng giáo viên về công tác này.<br />
Hình thức tổ chức công tác Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên<br />
Bồi dưỡng tập trung dài hạn: Tạo điều kiện cho giáo viên đi học để <br />
đạt chuẩn hoặc trên chuẩn về trình độ chuyên môn. <br />
Bồi dưỡng ngắn hạn: Động viên khuyến khích giáo viên tham gia đầy <br />
đủ<br />
các lớp tập huấn do Sở, Phòng giáo dục và Đào tạo và nhà trường tổ chức. <br />
Tổ chức các hoạt động tại trường: Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt chuyên <br />
môn, chuyên đề, bồi dưỡng thông qua Hội giảng, Hội thảo, bồi dưỡng thông <br />
qua kèm cặp và rèn nghề, bồi dưỡng thông qua công tác tự học, tự bồi dưỡng. <br />
Với hình thức bồi dưỡng này, giáo viên cần: Xác định mục tiêu; các kiến <br />
thức, kỹ năng cần nắm vững; các hoạt động bồi dưỡng sẽ thực hiện; cách đánh <br />
giá kết quả đạt được sau bồi dưỡng; thời gian hoàn thành nội dung bồi dưỡng.<br />
Bồi dưỡng thông qua nghiên cứu và viết chuyên đề sáng kiến kinh <br />
nghiệm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Bồi dưỡng thông qua việc tự học và tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên, <br />
giáo viên tự lựa chọn nội dung bồi dưỡng và ghi những nội dung đó vào hồ <br />
sơ bồi dưỡng, có lưu hành năm.<br />
Bồi dưỡng chuyên đề theo cụm và trực tiếp từ tổ cốt cán của Phòng <br />
Giáo dục và Đào tạo.<br />
c.Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Chỉ đạo & hướng dẫn các giáo viên thực hiện việc bồi dưỡng thường <br />
xuyên theo hình thức tự học, tự bồi dưỡng có sự hướng dẫn trao đổi của các <br />
giáo viên cốt cán. Nhà trường chỉ tập trung bồi dưỡng các nội dung mới (VD <br />
như TT 30 việc kiểm tra đánh giá HS..) những nội dung cần có sự thảo luận <br />
và thực hành trực tiếp.<br />
Thường xuyên kiểm tra việc lập kế hoạch BDTXCN của giáo viên để kịp <br />
thời trao đổi, tư vấn BDTX có hiệu quả<br />
<br />
Ghi <br />
TT Họ và tên GV Chức vụ Tên Mô đun chú <br />
1 Bùi Thị Mật GVCN 5A TH 1 TH 2 TH 3 TH 7 K5<br />
TH 8 TH 11 TH 14 TH <br />
2 Thái Thị Luận GVCN 5B 15 K5<br />
Nguyễn Thị Minh TH 10 TH 16 TH 20 TH <br />
3 Dung GVCN 5C 24 K5<br />
TH 25 TH 26 TH 39 TH <br />
4 Phan Văn Quản GVCN 5D 44 K5<br />
5 Nguyễn Thị Liên GV TH 1 TH 3 TH 8 TH 15 K5<br />
TH 21 TH 22 TH 23 <br />
6 Nguyễn Thị Kim Hà GV TH34 K5<br />
TH 10 TH 16 TH 39 TH <br />
7 Bùi Trần Thiên Hiển GV 44 K5<br />
8 Lưu Thị Sen PHT TH 7 TH 24 TH 39 TH 41 K5<br />
9 Nguyễn Thi Lý GVCN 4A TH 1 TH 3 TH 2 TH 34 K4<br />
10 Bùi Thị Tuyết GVCN 4B TH 7 TH 34 TH 9 TH 19 K4<br />
11 Ngô Thị Bích Giang GVCN 4C TH 7 TH 19 TH 33 TH 34 K4<br />
TH 7 TH 12 TH 23 TH <br />
12 Phan Thị Kim Thân GVCN 4D 24 K4<br />
13 Nguyễn Thị Hương GVCN 4E TH 8 TH 11 TH 15 TH 34 K4<br />
14 Nguyễn Thị Hồng GV TH 7 TH 34 TH 9 TH 12 K4<br />
Nguyễn Thiị Kim <br />
15 Anh GV TH 2 TH 11 TH 15 TH 34 K4<br />
<br />
13<br />
16 Nguyễn Thị Tâm TPT TH 1 TH 34 TH 9 TH 12 K4<br />
17 Trương Thị Thuận GVCN 3A TH 7 TH 1 TH 3 TH 34 K3<br />
18 Hồ Thị Xuân GVCN 3B TH 7 TH 15 TH 3 TH 34 K3<br />
19 Đào Thị Thu Hiền GVCN 3C TH 19 TH 13 TH 3 TH 1 K3<br />
20 Nguyễn Thị Sóng GVCN 3D TH 7 TH 12 TH 17 TH 34 K3<br />
21 Đỗ Thị Minh Tầm GVCN 3E TH 1 TH 7 TH 25 TH 36 K3<br />
22 Lê Thị Tuyết GV TH 7 TH 9 TH 12 TH 34 K3<br />
TH 17 TH 27 TH 15 TH <br />
23 Trần Minh Quí GVTD 32 K3<br />
24 Đỗ Thị Vinh HT TH 7 TH 31 TH 34 TH 45 K3<br />
25 Lê Vũ Thúy Hằng GVCN 2A TH1 TH 7 TH 25 TH 36 K2<br />
TH 24 TH 12 TH 16 TH <br />
26 Võ Thị Thu Hiền GVCN 2B 32 K2<br />
Nguyễn Thị Bình <br />
27 Minh GVCN 2C TH 1 TH 34 TH 9 TH 12 K2<br />
28 Nguyễn Thị Hương GVCN 2D TH 1 TH 7 TH 25 TH 36 K2<br />
29 Phạm Thị Anh GVCN 2E TH 1 TH 25 TH 7 TH 36 K2<br />
30 Lê Thị Diện GV TH 1 TH 34 TH 9 TH 12 K2<br />
31 Trần Thị Hằng GV TH 1 TH 7 TH 25 TH 36 K2<br />
32 Lê Văn Trì GV ÂN TH 1 TH 34 TH 9 TH 12 K2<br />
33 Nguyễn Thị Vui PHT TH 7 TH 12 TH 13 TH 23 K2<br />
34 Nguyễn Thị Hương GVCN 1A TH 1 TH 2 TH 7 TH 24 K1<br />
35 Nguyễn Thị Phương GVCN 1B TH 3 TH 15 TH 19 TH 23 K1<br />
36 Vũ Thị Nhâm GVCN 1C TH 7 TH 12 TH 19 TH 28 K1<br />
37 Phạm Thị Xuân GVCN 1D TH 3 TH 9 TH 15 TH 23 K1<br />
38 Trần Thị Minh GVCN 1E TH 1 TH 7 TH 15 TH 19 K1<br />
39 Ngô Thị Sen GV TH 1 TH 2 TH 3 TH 7 K1<br />
40 Trần Ngọc Nguyên GVMT TH 9 TH 13 TH 23 TH 24 K1<br />
Nguyễn Thị Thảo <br />
41 Hiền GVTA TH 1 TH 9 TH 14 TH 23 K1<br />
<br />
Tăng cường tham mưu với các cấp bồi dưỡng Nội dung 1 phù hợp, <br />
tăng thời lượng:<br />
Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp<br />
Phấn đấu 100% cán bộ, giáo viên, công nhân viên chức có phẩm chất <br />
đạo đức tốt, có tư tưởng chính trị vững vàng, yên tâm công tác. Thực hiện <br />
nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
Vấn đề quan trọng và có tính chiến lược hàng đầu trong nhà trường là <br />
bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất đạo đức tư tưởng chính trị và <br />
năng lực công tác, hết lòng phục vụ sự nghiệp giáo dục, phục vụ nhân dân. <br />
Đồng thời phải tác động để giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của <br />
công tác bồi dưỡng với chính bản thân mỗi giáo viên và mục tiêu phát triển của <br />
trường trong giai đoạn củng cố các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia mức độ <br />
1, phấn đấu các chỉ tiêu của trường chuẩn quốc gia mức độ 2, trong đó chú <br />
trọng chất lượng học sinh giỏi, khá . Bồi dưỡng tư tưởng chính trị nhằm nâng <br />
cao nhận thức về giới, nhân sinh quan của người giáo viên nhằm tạo ra sự nhạy <br />
bén và khả năng thích ứng về mặt xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước hiện <br />
nay. Những nhận thức đó tạo nên sức mạnh, niềm tin và lý tưởng của người giáo <br />
viên, từ đó giáo viên nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình đối với việc <br />
giáo dục trẻ em lứa tuổi tiểu học.<br />
Bồi dưỡng lòng nhân ái, tác phong sư phạm cho đội ngũ giáo viên: Bồi <br />
dưỡng<br />
tình thương yêu trẻ, lòng yêu nghề, sự kiên trì bền bỉ và ý chí khắc phục khó <br />
khăn trong việc học tập và rèn luyện, toàn tâm toàn ý với sự nghiệp giáo dục là <br />
biểu hiện của đạo đức cách mạng và lý tưởng nghề nghiệp. Những phẩm chất <br />
đó là kết quả của một quá trình học tập, rèn luyện và tự bồi dưỡng, tự hoàn <br />
thiện trong suốt cuộc đời.<br />
Thường xuyên tuyên truyền và quán triệt giáo dục trong các buổi họp <br />
Hội đồng, sinh hoạt chuyên môn, giao ban hàng tuần, trong các đợt tập huấn, <br />
bồi dưỡng,...Kết hợp với việc tự nghiên cứu văn bản, xem thời sự, tài liệu <br />
tham khảo để nắm vững Luật và không vi phạm đạo đức nhà giáo.<br />
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị…,đầu tư kinh phí <br />
cho công tác bồi dưỡng<br />
Dựa trên tiêu chí xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 về <br />
cơ sở vật chất để kiểm kê, xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch và đề xuất xây <br />
dựng khuôn viên, tường rào, làm cổng trường, tu sửa, trang trí các phòng học, các <br />
phòng chức năng,…Đặc biệt, là hệ thống thiết bị đồ dùng dạy học, sách giáo khoa <br />
<br />
<br />
15<br />
phải đảm bảo đầy đủ để phục vụ tốt cho việc dạy của giáo viên và học tập của <br />
học sinh. Mua sắm máy chiếu, máy tính, lắp đặt mạng để ứng dụng công nghệ <br />
thông tin và truy cập thông tin trong công tác quản lý và soạn giảng cho cán bộ quản <br />
lý và giáo viên.<br />
d.Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Công tác quản lí, chỉ đạo phải cụ thể, sát sao và hết sức linh hoạt, <br />
triển khai nghiêm túc và hiệu quả; việc đánh giá kết quả BDTX từ tổ <br />
chuyên môn đến nhà trường phải nghiêm túc, tránh bệnh hình thức, làm cho <br />
giáo viên có ý thức tích cực, tự giác tự học, tự bồi dưỡng và tham gia dự các <br />
đợt bồi dưỡng tập trung.<br />
Sử dụng kết quả bồi dưỡng thường xuyên trong đánh giá giáo viên <br />
theo chuẩn nghề nghiệp và thực hiện chế độ chính sách khác, góp phần <br />
thiết thực trong công tác phát triển đội ngũ,<br />
Xác định các tiêu chí đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng.<br />
Phân công kiểm tra chéo các nội dung tự học, tự bồi dưỡng.<br />
Thường xuyên kiểm tra rà soát việc thực hiện kế hoạch để có điều chỉnh cần <br />
thiết.<br />
Hàng năm, Ban Giám hiệu ra đề, tổ chức cho giáo viên làm bài kiểm tra và lấy <br />
kết quả đó làm cơ sở để đánh giá và phân xếp loại. <br />
Định kỳ sơ kết, tổng kết và rút ra bài học kinh nghiệm.<br />
Báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên của từng giáo viên, tổ chyên <br />
môn phải theo đúng định kì để nhà trường nắm bắt kết quả thực hiện, kịp <br />
thời điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp với thực tế<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu <br />
Với những kinh nghiệm chỉ đạo, hướng dẫn bồi dưỡng thường xuyên <br />
như trên tôi đã định hướng cho tổ trưởng nắm rõ chức năng và nhiệm vụ <br />
của tổ trưởng.<br />
Góp phần bồi dưỡng, đào tạo nguồn cán bộ từ thực tế thông qua các <br />
hoạt động chuyên môn.<br />
Các tổ trưởng lập kế hoạch và tổ chức cho tổ thực hiện các hoạt <br />
động giảng dạy, giáo dục theo kế hoạch của ngành, của trường theo đúng <br />
qui định góp phần thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua.<br />
16<br />
Các tổ chuyên môn trong trường từ tổ 1 đến tổ 5 đã tổ chức tốt các <br />
buổi họp tổ. Nội dung sinh hoạt chuyên môn BDTX tiến bộ hơn so với <br />
những năm học trước. Sinh hoạt tổ đều đặn 1 lần / tuần và có chất lượng. <br />
Giáo viên đã chủ động tham gia thảo luận trong các buổi họp. Không còn <br />
tình trạng áp đặt từ tổ trưởng xuống các thành viên. Không còn các buổi sinh <br />
hoạt tổ dưới dạng hình thức và kém hiệu quả. Phong trào thi đua hai tốt của <br />
đơn vị tiến bộ rõ rệt. Có giáo viên giỏi học sinh giỏi huyện, tỉnh về phong <br />
trào. <br />
Cụ thể: về phong trào thi đua hai tốt <br />
* Chất lượng giảng dạy của giáo viên : Năm học 2013 – 2014: có 5 <br />
giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 38 giáo viên được công nhận danh hiệu Lao <br />
động tiên tiến.<br />
* Chất lượng của học sinh : Đến cuối năm chất lượng của các lớp <br />
được nâng lên rõ rệt, lớp 5 không có hoc sinh không hoàn thành chương trình <br />
tiểu họ các khối 1,2,3,4 chỉ còn 2 3 em cuối năm xếp loại chưa đạt / <br />
khối.<br />
Các buổi họp tổ chuyên môn các giáo viên đã tích cực thảo luận, tìm <br />
ra phương pháp , những điểm cần lưu ý khi dạy phân môn , tiết cụ thể trong <br />
từng bài, trong tuần mà chất lượng giảng dạy, học tập của trường đã tiến <br />
bộ hơn.<br />
<br />
II. 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
nghiên cứu<br />
Các biện pháp bồi dưỡng thường xuyên giáo viên góp phần nâng cao <br />
chất lượng đội ngũ, có mối quan hệ tác động hỗ trợ lẫn nhau, giúp nhà <br />
trường khắc phục được những hạn chế của Đội ngũ giáo viên Tiểu học <br />
trong tình hình hiện nay. Chất lượng đội ngũ giáo viên xếp loại chuyên môn <br />
khá và giỏi có sự chuyển biến tích cực, chất lượng giáo viên xếp loại chuyên <br />
môn xếp loại khá giỏi tăng . Không còn giáo viên xếp loại chuyên môn yếu. <br />
<br />
17<br />
Các hội thi, cuộc thi do trường, Phòng GD&ĐT tổ chức đều có giáo viên và <br />
học sinh đạt giải. Chất lượng học sinh có học lực khá, giỏi tăng 14,2%,..<br />
Nhà trường tổ chức đánh giá kết quả BDTX của giáo viên: Giáo viên <br />
trình bày kết quả vận dụng kiến thức BDTX của cá nhân trong quá trình dạy <br />
học, giáo dục học sinh tại tổ bộ môn thông qua các báo cáo chuyên đề. <br />
Điểm áp dụng khi sử dụng hình thức đánh giá này như sau:<br />
Tiếp thu: Tiếp thu kiến thức và kĩ năng quy định trong mục đích, nội <br />
dụng Chương trình, tài liệu BDTX (5 điểm).<br />
Vận dụng: Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp <br />
thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục (5 điểm)<br />
Cụ thể: <br />
* Nội dung 1: (10 điểm) Đánh giá qua : <br />
Kết quả học tập chính trị hè và thực hiện nội dung bồi dưỡng 1 của <br />
nhà trường.<br />
* Nội dung 2: (10 điểm) <br />
Đánh giá qua: Có sổ BDTX ghi chép kiến thức, kỹ năng được bồi <br />
dưỡng qua tham dự các chuyên đề do Sở giáo dục, phòng giáo dục và trường <br />
tổ chức (5 điểm)<br />
Vận dụng các kiến thức vào trong thực tế giảng dạy, công tác (đổi <br />
mới PPDH, công tác chủ nhiệm, làm ĐDDH, soạn giáo án,…)<br />
* Nội dung 3: (10 điểm) Đánh giá qua: <br />
Tiếp thu kiến thức, kỹ năng tự bồi dưỡng theo kế hoạch BDTX của <br />
cá nhân (5 điểm)Vận dụng kiến thức qua tiết dự giờ, thao giảng, hội thi, <br />
hay thanh tra giáo viên (Tốt: 5 điểm, Khá: 3 điểm, Đạt yêu cầu: 2 điểm)<br />
Có sổ BDTX ghi chép kiến thức, kỹ năng được bồi dưỡng qua tham <br />
dự các chuyên đề do Sở giáo dục, phòng giáo dục và trường tổ chức (5 <br />
điểm)<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
Vận dụng các kiến thức vào trong thực tế giảng dạy, công tác (đổi <br />
mới PPDH, công tác chủ nhiệm, làm ĐDDH, soạn giáo án,…)<br />
Do đó, để có chất lượng đội ngũ cao và ổn định, lãnh đạo nhà trường <br />
cần thực hiện đồng bộ, linh hoạt các biện pháp để tạo ra sự chuyển biến về <br />
chất trong đội ngũ. Các biện pháp trong đề tài Bồi dưỡng thường xuyên giáo <br />
viên đã kế thừa từ việc bồi dưỡng đội ngũ của địa phương và được kết hợp <br />
với quan điểm sư phạm hiện đại về giáo dục, về bồi dưỡng đội ngũ từ đó có <br />
thể vận dụng sáng tạo, tiện lợi ở diện rộng, không tốn kém đem lại hiệu quả <br />
cao trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng <br />
dạy và học trong trường tiểu học. Hệ thống biện pháp chỉ đạo phù hợp với <br />
điều kiện thực tế của đơn vị góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ và xây <br />
dựng trường đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ 1, tiến tới xây dựng chuẩn <br />
quốc gia mức độ 2, trong đó chú trọng chất lượng đội ngũ giáo viên và chất <br />
lượng học sinh khá, giỏi. Cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương ghi sự <br />
nhận tiến bộ và quan tâm hơn về vật chất cũng như tinh thần đối với nhà <br />
trường. Phụ huynh, học sinh phấn khởi và ngày càng tin tưởng vào đội ngũ <br />
cán bộ, giáo viên của nhà trường. <br />
Công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên góp phần nâng cao năng <br />
lực chuyên môn là công tác quan trọng trong nhiệm vụ dạy và học của <br />
trường tiểu học. Muốn chuyên môn của trường phát triển mạnh cần phải <br />
quan tâm đặc biệt bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, nâng cao chất lượng <br />
đội ngũ và phối hợp chặt chẽ giữa ban giám hiệu và các tổ trưởng để làm <br />
cầu nối trong công cuộc trồng người. Muốn nề nếp quản lý chuyên môn <br />
của trường ổn định và phát triển trước hết cần đầu tư phát triển có chiều <br />
sâu nội dung các đợt tập huấn, sinh hoạt chuyên môn, tổ khối chuyên môn. <br />
Khi tổ chuyên môn chưa tổ chức tốt nề nếp sinh hoạt thì những buổi sinh <br />
hoạt đầu Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng chủ trì sinh hoạt để định hướng và <br />
nâng cao chất lượng giảng dạy học tập. Tuy nhiên ban giám hiệu, tổ trưởng <br />
<br />
<br />
19<br />
phải nhiệt tình, lường trước các tình huống có thể xảy ra trong buổi sinh <br />
hoạt tổ khối chuyên môn thì mới đạt được kết quả<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm khi thực hiện việc chỉ đạo Bồi dưỡng <br />
thường xuyên giáo viên, thông qua các hoạt động cụ thể như: Lập kế hoạch <br />
bồi dưỡng thường xuyên, học kỳ, kế hoạch tháng và các kế hoạch cụ thể <br />
cho từng hoạt động, Thông qua hồ sơ của tổ và theo dõi chất lượng giáo <br />
viên, chất lượng học sinh, thông qua công tác kiểm tra nội bộ… bản thân đã <br />
rút được các kinh nghiệm chỉ đạo sinh hoạt tổ sát thực tiễn góp phần nâng <br />
cao chất lượng dạy và học của nhà trường.<br />
Tổ trưởng các tổ chuyên môn đã nắm vững được chức năng và nhiêm <br />
vụ của tổ trưởng, tổ trưởng đã chủ động tổ chức các phong trào thi đua, <br />
hoạt động của tổ theo kế hoạch của chuyên môn và nhà trường và các đoàn <br />
thể, không thụ động như trước đây. Tổ trưởng gương mẫu, nâng cao tinh <br />
thần trách nhiệm trong công việc đã phát huy được phẩm chất, năng lực <br />
quản lý trong điều hành hoạt động của tổ, góp phần tổ chức thực hiện, <br />
hướng dẫn, động viên đôn đốc giáo viên hoàn thành nhiệm vụ; tổ trưởng các <br />
tổ chuyên môn đã cùng với phó hiệu trưởng nâng cao chất lượng giảng <br />
dạy, học tập của nhà trường.<br />
Trong công tác bồi dưỡng, tập huấn tổ chức các hoạt động chuyên <br />
môn cho tổ trưởng nhà trường đã tích cực trong công tác bồi dưỡng giáo <br />
viên, góp phần bồi dưỡng nguồn cán bộ quản lý cho ngành từ các hoạt động <br />
thực tiễn.<br />
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài bản thân không tránh <br />
khỏi các sai sót; tôi mong rằng sẽ được các đồng nghiệp giúp đỡ, nhận xét <br />
và bổ sung góp ý thêm để đề tài của tôi thêm hoàn thiện hơn, góp phần nâng <br />
cao công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên của nhà trường, cá nhân <br />
thông qua các hoạt động chuyên môn của tổ, hoàn thành tốt công tác chuyên <br />
môn được các cấp tin tưởng giao phó. Góp phần cùng giáo viên trong trường <br />
hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục và các <br />
20<br />
phong trào thi đua các năm học tiếp theo để góp một phần nhỏ đưa sự <br />
nghiệp giáo dục của huyện nhà ngày một đi lên.<br />
<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị <br />
III.1. Kết luận: <br />
Biện pháp nâng cao chất lượng Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trong trường <br />
tlà một vấn đề lớn đòi hỏi sự quan tâm nghiên cứu của nhiều người để đưa ra một <br />
hệ thống biện pháp hữu hiệu góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, <br />
mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu ; trong các năm qua nhà trường tập <br />
trung chỉ đạo thực hiện tốt một số nội dung sau:<br />
1.Công tác Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên nâng cao chất lượng đội <br />
ngũ giáo viên là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển giáo <br />
dục và phát triển nguồn nhân lực. Góp p hần nâng cao phẩm chất chính trị, <br />
đạo đức nghề nghiệp. Người hiệu trưởng cần nhận thức, quán triệt đầy đủ <br />
và chỉ đạo tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học là <br />
hướng đi đúng đắn đáp ứng được nhu cầu và đông đảo nguyên vọng của giáo <br />
viên. Nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mạnh về số <br />
lượng, cao về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu xứng ngang tầm quan trọng <br />
của bậc tiểu học.<br />
2. Xây dựng quy hoạch đội ngũ và lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ <br />
giáo viên là việc làm cần thiết, để hoạch định tổng thể và có kế hoạch bồi <br />
dưỡng sát thực trạng. Có như vậy chất lượng đội ngũ mới đảm bảo điều <br />
kiện cần và đủ để đáp ứng yêu cầu của ngành Giáo dục hiện nay.<br />
3. Thường xuyên kiểm tra và đánh giá đúng chất lượng bồi dưỡng <br />
thường xuyên của đội ngũ. Từ đó, duy trì và phát huy điểm mạnh, đồng thời <br />
phát hiện điểm chưa mạnh, chưa hoàn thiện để tập trung chỉ đạo và bồi <br />
dưỡng kịp thời. Bên cạnh đó, hàng năm cần trưng cầu ý kiến của giáo viên và <br />
các nhà quản lý giáo dục về nội dung, hình thức để tổ chức bồi dưỡng đạt <br />
hiệu quả cao như bồi dưỡng thường xuyên theo hình thức cầm tay chỉ việc <br />
tại cơ sở trường học, sinh hoạt theo cụm, tổ khối chuyên môn,... <br />
21<br />
4. Tăng cường tham mưu đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học <br />
và cải thiện đời sống để góp phần nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và đời <br />
sống tinh thần cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường.<br />
5. Phải quan tâm xây dựng khối đoàn kết trong tập thể sư phạm nhà <br />
trường. Tăng cường sự lãnh đạo của Chi bộ, tổ chuyên môn và các tổ chức <br />
đoàn thể trong nhà trường. Thường xuyên tổ chức sinh hoạt, hội thảo, giao <br />
lưu chuyên đề, tổ chức các hoạt động ngoại khóa,...Có như vậy mới phát huy <br />
được sức mạnh tập thể, góp phần vượt qua khó khăn đưa đội ngũ và nhà <br />
trường phát triển lên tầm cao mới, đáp ứng sự mong mỏi của các cấp lãnh <br />
đạo và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.<br />
<br />
6.Giúp những người làm công tác giáo dục cùng nhau nhìn lại và đánh <br />
giá chất lượng công tác quản lý chỉ đạo bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, <br />
công tác giảng dạy, chất lượng đội ngũ trước đây để từ đó cùng phân tích <br />
thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân, đồng thời tìm ra các biện pháp khắc phục <br />
bồi dưỡng thường xuyên hình thức, không hiệu quả. <br />
Trình độ đào tạo là yếu tố đầu tiên, đối với giáo viên đứng trên bục <br />
giảng, cần phải phấn đấu, tự bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến <br />
thức và trình độ văn hóa chung, cần rèn luyện không ngừng để nâng cao <br />
năng lực sư phạm góp phần đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Vì <br />
vậy, việc xây dựng và phát triển đội ngũ, trọng tâm là việc chỉ đạo công tác <br />
bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là một vấn đề vừa đáp <br />
ứng yêu cầu trước mắt vừa có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện chiến <br />
lược phát triển giáo dục của quốc gia.<br />
Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi <br />
mới GDĐT. Trong đó, khẳng định, <br />
<br />
Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, <br />
công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý <br />
<br />
III.2.Kiến nghị<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
Phòng Giáo dục và Đào tạo cần tiếp tục quan tâm, đầu tư đến công <br />
tác chỉ đạo sinh hoạt chuyên đề, hội thảo chuyên môn chuyên đề và bồi <br />
dưỡng chuyên môn theo cụm trường có vị trí và điều kiện tương đồng.<br />
Xác định nhu cầu và xây dựng các nội dung bồi dưỡng thiết thực đáp <br />
ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục. Tăng cường bồi dưỡng nội dung 1.<br />
Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên là một vấn đề lớn đòi hỏi sự quan tâm <br />
nghiên cứu của nhiều người để đưa ra một hệ thống biện pháp hữu hiệu góp phần <br />
xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ <br />
cấu. Với thời gian và phạm vi nghiên cứu có hạn, trong điều kiện cho phép sáng kiến <br />
kinh nghiệm chắc chắn còn có nhiều hạn chế và không tránh khỏi thiếu sót. Kính <br />
mong Hội đồng giám khảo, quý đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ ý kiến để sáng kiến <br />
của tôi được hoàn thiện hơn.<br />
Eana, tháng 3 năm 2016<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đỗ Thị Vinh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
23<br />