MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
Tên mục Trang<br />
I. Phần mở đầu................................................................................................. ..2<br />
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................2<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ chọn đề tài.....................................................................3<br />
3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3<br />
4. Giới hạn của đề tài..........................................................................................3<br />
5. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................34<br />
II. Phần nội dung.................................................................................................4<br />
.1. Cơ sở lý luận...............................................................................................45<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu....................................................................57<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp..............................................................7<br />
a. Mục tiêu của giải <br />
pháp ....................................................................................7<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp................. ...............................7<br />
14<br />
c. Mối quan hệ giữa giải pháp, biện <br />
pháp .........................................................14<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và <br />
hiệu quả ứng dụng.........................................................................................14<br />
16<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị.............................................................................17<br />
.1. Kết luận........................................................................................................17<br />
III.2. Kiến nghị.............................................................................................1718<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
I. Phần mở đầu<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Để đáp ứng mục tiêu giáo dục của huyện Krông Ana nói chung và <br />
trường Tiểu học Ea Bông là đào tạo những con người phát triển toàn diện và <br />
đây là bậc tiểu học quan trọng đặt nền móng đầu tiên cho sự phát triển ấy. <br />
Do vậy tri thức và nhân cách của mỗi con người được vững chắc hay không <br />
là nhờ vào sự kiên cố của nền móng đó.<br />
Đặc biệt hơn, năm học 2016 2017 vẫn tiếp tục triển khai việc phát <br />
động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” <br />
được triển khai trong toàn ngành; việc tổ chức nhiều hoạt động mang tính <br />
chất “vui để học” lại càng cần thiết hơn nữa. Chính lúc này, vai trò của tổ <br />
chức Đội TNTP Hồ Chí Minh và Sao Nhi đồng cần được phát huy mạnh mẽ <br />
nhất.<br />
Nhi đồng là lớp các em từ 6 8 tuổi. Ở độ tuổi này, các em chưa có ý <br />
thức về một tổ chức, khả năng tự quản còn thấp. Vì vậy mô hình để tập <br />
hợp, tiến hành hoạt động thường xuyên của các em là “Sao nhi đồng”.<br />
Mỗi Sao nhi đồng do một chi đội Thiếu niên tiền phong đỡ đầu và có <br />
nhiệm vụ cử đội viên của mình phụ trách các Sao, tổ chức hoạt động cho các <br />
em theo chương trình dự bị Đội viên của Đội.<br />
Để trang bị nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của phong trào Sao nhi <br />
trong giai đoạn mới, xứng đáng là lực lượng dự bị tin cậy bổ sung thường <br />
xuyên cho Đội. Đặc biệt là nâng cao chất lượng thực hiện chương trình sinh <br />
hoạt Sao trong trường tiểu học. Đồng thời thực hiện được mục tiêu giáo dục <br />
2<br />
các em trở thành con người toàn diện, phù hợp với yêu cầu của nền giáo dục <br />
hiện nay. Như Bác Hồ đã căn dặn chúng ta “ Bồi dưỡng thế hệ cách mạng <br />
cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. <br />
Thật vậy, điều quan tâm ở đây là lực lượng làm công tác giáo dục Sao <br />
nhi đồng ở các trường tiểu học, hầu hết giáo viên Tổng phụ trách Đội đều <br />
làm kiêm nhiệm nên việc điều hành các hoạt động của Sao nhi đồng còn lúng <br />
túng, hiệu quả chưa cao. Vì lẽ đó chúng ta phải luôn luôn tích lũy, học tập <br />
những kinh nghiệm. Đặc biệt là nghiên cứu ra những sáng kiến bổ ích để <br />
phục vụ cho đơn vị mình nói riêng và tập thể nói chung. <br />
Với tất cả các lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp <br />
nâng cao chất lượng sinh hoạt Sao Nhi đồng” với hy vọng một phần nhỏ <br />
tháo gỡ được sự phân vân của một số đồng nghiệp và đem lại niềm vui, <br />
nguồn kiến thức cơ bản mà các em cần được trang bị, đồng thời để góp <br />
phần nâng cao năng lực của bản thân.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ chọn đề tài<br />
* Mục tiêu.<br />
Nghiên cứu thực trạng sinh hoạt Sao nhi đồng ở trường tiểu học. <br />
Tìm nguyên nhân vì sao hiệu quả sinh hoạt Sao nhi đồng chưa cao.<br />
* Nhiệm vụ.<br />
Đưa phương hướng mới vào quá trình sinh hoạt Sao để đạt hiệu quả <br />
tối ưu. <br />
Công tác bồi dưỡng phụ trách Sao giúp cho tổng phụ trách và đội ngũ <br />
giáo viên, lãnh đạo nhà trường hiểu được vai trò quan trọng trong việc sinh <br />
hoạt sao nhi đồng, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bồi dưỡng <br />
phụ trách Sao thực sự là một công việc mang tính chất giáo dục tinh thần <br />
trong nhà trường.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
<br />
3<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Sao Nhi đồng.<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
Công tác tổ chức sinh hoạt Sao từ khối 1 đến khối 3 ở trường Tiểu <br />
học Ea Bông.<br />
Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2016 đến nay<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp kinh nghiệm.<br />
Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập<br />
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp trải nghiệm thực tế<br />
Phương pháp điều tra.<br />
Phương pháp tọa đàm trao đổi<br />
c) Phương pháp thống kê toán học<br />
Phương pháp toán học thống kê và xử lí số liệu.<br />
II. Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lí luận.<br />
Bác Hồ là người luôn quan tâm, chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng. <br />
Những lời dạy và bài viết của Người dành cho lứa tuổi thiếu nhi được xem <br />
như là một trong những di sản vô giá của dân tộc và của thế hệ trẻ nước ta. <br />
Đó cũng chính là những quan điểm, phương hướng mà Đảng, Nhà nước và <br />
các cấp có thẩm quyền đã, đang và sẽ lấy đó làm phương châm để giáo dục <br />
và rèn luyện thế hệ măng non của đất nước <br />
Về mặt tâm lí học: Đối với lứa tuổi trẻ nhỏ, sự phát triển cá thể các <br />
quá trình tâm lí và các phẩm chất tâm lí được nghiên cứu các dạng hoạt động <br />
<br />
4<br />
khác nhau đang được phát triển. Ví dụ vui chơi, học tập, lao động… Mỗi <br />
dạng hoạt động có vai trò, tác dụng khác nhau đối với sự phát triển nhân cách <br />
của các em. Những quan sát hằng ngày cho thấy, trẻ em rung cảm và suy nghĩ <br />
không giống người lớn, trẻ nhỏ không làm được rất nhiều điều. Nhưng vấn <br />
đề không phải là ở chỗ trẻ không làm được hay, chưa nắm được những gì… <br />
mà vấn đề cơ bản là ở chỗ phải hiểu được trẻ hiện có những gì, có thể làm <br />
được gì, nó không thay đổi như thế nào và sẽ có được điều gì trong quá trình <br />
sống và hoạt động theo lứa tuổi…<br />
Về mặt giáo dục học: Trong quá trình học tập, hoạt động trong nhà <br />
trường, các em nhỏ được thể hiện thông qua tính giáo dục đạo đức trong các <br />
môn học cũng như các hoạt động ngoại khoá. Chẳng hạn, một học sinh tiểu <br />
học vừa là đội viên TNTP Hồ Chí Minh vừa là thành viên của đội ngũ phụ <br />
trách Sao, vừa là cây văn nghệ của nhà trường… Khi học sinh tham gia các <br />
buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt nhi đồng… Các em quen dần với việc tôn trọng <br />
tập thể, công việc mình làm, những ý kiến, việc làm đó được tập thể kiểm <br />
tra và đánh giá. Muốn vậy, trước hết đòi hỏi người thầy giáo phải có khả <br />
năng xây dựng được một tập thể học sinh tốt, có yêu cầu chặt chẽ đối với <br />
học sinh cũng như công việc, phải có sự lãnh đạo thống nhất, mỗi học sinh <br />
phải được bình đẳng trước tập thể.<br />
Về mặt xây dựng đội: Hoạt động Đội TNTP là con đường giáo dục <br />
không thể thiếu trong quá trình giáo dục trẻ em. Bởi vì mỗi trẻ em trong quá <br />
trình giáo dục để phát triển trí tuệ, phẩm chất, năng lực đều phải bằng nhiều <br />
con đường khác nhau. Đối với Đội TNTP Hồ Chí Minh phương pháp giáo <br />
dục là thông qua hoạt động thực tiễn của đội và tự rèn luyện đội viên. Chính <br />
vì vậy công tác nhi đồng được Đảng ta và Bác Hồ coi đó là sự nghiệp đào <br />
tạo một lớp người mới cho xã hội.<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
<br />
5<br />
Phụ trách Sao được nâng cao về kỹ năng lãnh đạo, tự điều khiển sinh <br />
hoạt tập thể..., ngoài ra phụ trách Sao còn được trau dồi về kiến thức cuộc <br />
sống xung quanh thông qua các câu hỏi vấn đáp tìm hiểu, tranh ảnh minh họa, <br />
dụng cụ trực quan, khi tham gia các buổi tập huấn của anh Tổng phụ trách <br />
về các chủ điểm. Từ đó các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn khi tổ chức cho <br />
các em Sao nhi sinh hoạt vui chơi... Chất lượng của các Sao nhi được xếp <br />
loại tốt tăng cao, giảm số lượng xếp loại khá. Phong trào sinh hoạt Sao nhi <br />
giữa các lớp có sự thi đua rõ rệt, các phụ trách sao đã chủ động tìm tòi thêm <br />
kiến thức trên sách vở và thông tin đại chúng và áp dụng vào các buổi sinh <br />
hoạt, sao nhi chủ động hơn trong các hoạt động tìm hiểu, vui chơi. Nhưng do <br />
trường có 2 điểm trường nên đội ngũ phụ trách Sao có sự chênh lệch, chưa <br />
đồng đều về kỹ năng tổ chức sinh hoạt tập thể, một số phụ trách Sao còn bị <br />
động khi tổ chức sinh hoạt. Điều kiện kinh phí cho hoạt động Đội còn gặp <br />
nhiều khó khăn nên cũng hạn chế phần nào đến việc trang bị cơ sở vật chất <br />
phục vụ cho việc nghiên cứu. Một số em còn e dè trong việc thể hiện bản <br />
thân, hơn nữa do địa bàn dân cư trải rộng, có những em ở khá xa trường. Một <br />
số anh chị phụ trách chưa nhiệt tình hỗ trợ lực lượng phụ trách Sao, còn thờ <br />
ơ đối với những khó khăn vướng mắc khi phụ trách sao tổ chức sinh hoạt. <br />
Phạm vi áp dụng của đề tài chỉ phù hợp với những điểm trường có điều kiện <br />
thuân lợi như phân hiệu Thôn 10/3, khó áp dụng với phân hiệu Buôn Knul.<br />
Nguyên nhân đa số Sao nhi ở tại địa bàn khó khăn, người dân tộc Ê đê <br />
nên khả năng tiếp thu và ít có điều kiện tham gia các phong trào một cách tích <br />
cực. Điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn chưa đáp ứng cho hoạt động <br />
Sao nhi. Một số phụ trách lớn tuổi còn hạn chế về nắm bắt thông tin kịp thời <br />
dẫn đến hiệu quả hoạt động Sao nhi đồng chưa cao. <br />
Giải pháp khắc phục<br />
+ Thứ nhất, các anh, chị phụ trách phải thực sự quan tâm đối với học <br />
sinh lớp mình trong việc sinh hoạt Sao. Đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp <br />
6<br />
đến việc sinh hoạt Sao cũng như việc tiếp thu các kỹ năng sinh hoạt của các <br />
em học sinh. Nếu một lớp chọn (lớp tăng cường giáo án) thì anh, chị phụ <br />
trách luôn quan tâm và tạo điều kiện cho các em phát huy toàn diện về tri <br />
thức lẫn kỹ năng sinh hoạt, nhân cách của mình. <br />
+ Thứ hai, chị Tổng phụ trách Đội không không ngừng nâng cao công <br />
tác đoàn, đội. Học từ đồng nghiệp, từ sách báo để thường xuyên nâng cao, <br />
đổi mới các hoạt động sinh hoạt sao nhi tránh để các em nhàm chán không <br />
thích tham gia sinh hoạt sao.<br />
+ Thứ ba, cấn nhiều hơn nữa các dụng cụ, cơ sở vật chất phục vụ cho <br />
sinh hoạt Sao để phần náo đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt thực tế ( ví dụ <br />
muốn giới thiệu về chủ điểm 22/12 về chú bộ đội thì không có tranh ảnh cho <br />
sao nhi quan sát trang phục của chú bộ đội như thế nào) và ứng dụng công <br />
nghệ thông tin trong sinh hoạt Sao còn hạn chế (ví dụ muốn tổ chức sinh <br />
hoạt chủ điểm cho toàn trường có sử dụng máy chiếu thì rất khó khăn vì Nhà <br />
trường chưa có hội trường riêng, còn tổ chức ngoài trời thì không nhìn thấy <br />
các hình ảnh trên máy chiếu. Chính vì vậy, khi tổ chức sinh hoạt chị Tổng <br />
phụ trách Đội vừa biên soạn, tập huấn cho các em vừa phải giải quyết <br />
những trục trặc về phương tiện…tốn khá nhiều thời gian của cả thầy và trò.<br />
+ Cuối cùng, chuyên môn Nhà trường cần sắp xếp cho toàn trường <br />
nghỉ vào buổi chiều thứ 6 để tập huấn cho đội ngũ phụ trách Sao và phụ <br />
trách sao được sinh hoạt<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
Tìm ra phương pháp, cách thức tổ chức buổi sinh hoạt Sao nhằm <br />
nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục cho nhi đồng.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
b.1. Công tác tham mưu:<br />
<br />
<br />
7<br />
Đầu năm học căn cứ theo quy định của Điều lệ Đội thiếu niên tiền <br />
phong Hồ Chí Minh mỗi tuần Sao nhi đồng sinh hoạt 1 lần (theo sách Điều <br />
lệ và hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh <br />
của nhà xuất bản Thanh niên), TPT Đội tham mưu với ban giám hiệu để xây <br />
dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động của liên đội nói chung và <br />
của Sao nhi đồng nói riêng. <br />
Để thực hiện được quy định trên, Tổng phụ trách phải lên kế hoạch <br />
cụ thể: thời khóa biểu lớp nào, tiết nào, thứ mấy phải phù hợp với tiết sinh <br />
hoạt Đội của lớp chịu trách nhiệm phụ trách. <br />
Sinh hoạt phải được sự kiểm tra, đánh giá, xếp loại thi đua hàng tháng <br />
của Ban chỉ huy liên đội; nhằm tránh trường hợp biến tiết sinh hoạt thành <br />
tiết học các môn khác hoặc thành tiết giải lao vô nghĩa.<br />
Đặc biệt Tổng phụ trách phải lên nội dung, chương trình sinh hoạt của <br />
từng tuần, tháng theo chủ điểm dựa vào chương trình “Rèn luyện dự bị đội <br />
viên” trong (Sổ tay Phụ trách Đội của nhà xuất bản Thanh niên) với ý nghĩa <br />
giáo dục rõ ràng. Để trình và xin tham mưu với chi bộ Đảng và Ban giám <br />
hiệu nhà trường tạo điều kiện sắp xếp Thời khóa biểu thuận lợi để liên đội <br />
hoạt động. Đây là nhiệm vụ then chốt nhất để dẫn đến việc hình thành các <br />
buổi sinh hoạt Sao có khoa học. <br />
b.2. Xây dựng lực lượng Phụ trách Sao:<br />
Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lựa chọn Phụ trách Sao theo tiêu <br />
chuẩn: là các em đội viên đang học lớp 4 và 5 có học lực xếp loại từ khá trở <br />
lên, <br />
đạo đức tốt. Có khả năng diễn đạt, năng khiếu văn nghệ, thể thao, kể <br />
chuyện, chơi trò chơi … luôn nhiệt tình, nắm vững kỹ năng về Đội, có hoàn <br />
cảnh thuận lợi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
Nếu lựa chọn phụ trách sao không đáp ứng được các tiêu chí trên thì <br />
không thể là cộng tác viên với chương trình này được. Ngược lại vô tình <br />
chúng ta làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập của các em.<br />
b.3. Tập huấn nâng cao kỹ năng cho đội ngũ giáo viên phụ trách và <br />
Phụ trách Sao:<br />
Bồi dưỡng Phụ trách Sao:<br />
+ Tổng phụ trách cùng cộng tác với giáo viên dạy âm nhạc, thể dục, <br />
mĩ <br />
thuật… để tập huấn cho các em những hiểu biết cơ bản về lứa tuổi nhi <br />
đồng (đặc điểm tâm sinh lí). Tập huấn phụ trách Sao một tuần 1 lần như kể <br />
chuyện, <br />
cách hướng dẫn trò chơi, múa hát, làm thủ công...tài liệu từ các sách (Từ <br />
Làng Sen đến Bến Nhà Rồng của Nhà xuất bản Văn học; Trò chơi ngoài giờ <br />
của Nhà xuất bản Trẻ; Ca khúc thiếu nhi của Nhà xuất bản Âm nhạc…). <br />
Đồng thời nắm vững các bước của một buổi sinh hoạt Sao.<br />
+ Điểm cần chú ý ở đây là bồi dưỡng phụ trách Sao phải thường <br />
xuyên và được kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn.<br />
Ví dụ: 20/11 để chuẩn bị cho đội ngũ phụ trách Sao sinh hoạt chủ <br />
điểm “Con ngoan, trò giỏi, kính thầy, yêu bạn” giáo viên TPT Đội cần tập <br />
huấn cho phụ trách Sao về truyền thống của người Việt Nam như giới thiệu <br />
về truyền thống ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, giới thiệu những người thầy <br />
vĩ đại trong lịch sử như: Nguyễn Khuyến, Hồ Chí Minh…và những thầy cô <br />
lớn tuổi ở trường, nhân dịp 20/11 ca ngợi lòng biết ơn sự hy sinh, cống hiến <br />
của thầy cô giáo các em hãy sưu tầm các bài thơ, bài hát về thầy cô cho các <br />
em thi hát về thầy cô…<br />
Bồi dưỡng giáo viên phụ trách:<br />
+ Chúng ta biết Giáo viên phụ trách thường không được tiếp xúc nhiều <br />
với nghiệp vụ Đội, đặc biệt là những vấn đề đổi mới. Vì vậy vào đầu năm <br />
9<br />
học, Tổng phụ trách đã đăng ký chuyên đề về Đội Sao. Tài liệu dựa vào các <br />
sách (Lí luận và nghiệp vụ công tác Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh <br />
của Hội đồng Đội tỉnh Đắc Lắc; Cẩm nang người phụ trách…)<br />
+ Ưu điểm ở đây, giáo viên phụ trách là người gần gũi với các em cả 2 <br />
buổi ở lớp, khi nắm vững về nghiệp vụ thì việc truyền đạt kết quả sẽ rất <br />
cao. <br />
b.4. Sự phối hợp các đoàn thể trong và ngoài nhà trường:<br />
Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ chung của nhiều đoàn thể và giáo dục <br />
ở mọi nơi mọi lúc. Vì vậy phải biết kết hợp tham mưu với chi bộ Đảng, <br />
lãnh đạo nhà trường chỉ đạo, công đoàn, đoàn thanh niên và lực lượng quan <br />
trọng khác là các bậc cha mẹ học sinh cộng tác thường xuyên để hỗ trợ nhân <br />
lực, kinh nghiệm và tinh thần. <br />
Cần chú ý tham mưu, báo cáo kịp thời các phong trào với đoàn thể; liên <br />
lạc với phụ huynh qua phiếu sinh hoạt nhi đồng.<br />
b.5. Bám sát chương trình hành động của Hội đồng Đội huyện:<br />
Đọc và nghiên cứu kỹ chương trình năm học của Hội đồng Đội huyện <br />
Krông Ana, để lên kế hoạch cho từng tuần, tháng. Việc nào cần thực hiện <br />
trước, việc nào cần chuẩn bị chúng ta sắp xếp hợp lí và khoa học để tránh sự <br />
dồn dập. <br />
Biên soạn chương trình theo “Hướng dẫn sinh hoạt kỹ năng chương <br />
trình Rèn luyện đội viên” của Hội đồng Đội huyện...<br />
Đây là một chương trình với số lượng kiến thức bao quát, sắp xếp nội <br />
dung theo từng khối lớp có tính chất định hướng giáo dục cao.<br />
Khi biên soạn chương trình cần phù hợp với độ tuổi, đặc điểm của <br />
trường, lớp và triển khai đúng thời gian.<br />
b.6. Phương pháp tổ chức sinh hoạt Sao:<br />
Dùng “phương pháp trẻ với trẻ” phù hợp với nhiệm vụ giáo dục hiện <br />
nay <br />
10<br />
là: khả năng tự quản, tự lập kế hoạch, theo dõi quản lí, là thầy giáo tí hon, <br />
thầy thuốc tí hon, nhà tuyên truyền măng non. Người lớn định hướng, giúp <br />
trẻ những kiến thức, hướng dẫn và khuyến khích trẻ hoạt động.<br />
Chúng ta thường nghe:“ Học thầy không tày học bạn”. Thật vậy! <br />
Phương pháp này giúp nhi đồng phát huy tính sáng tạo, dễ trao đổi học hỏi <br />
lẫn nhau và rất thoải mái sau mỗi buổi sinh hoạt. <br />
b.7. Phương tiện hoạt động Sao:<br />
Sách, báo nhi đồng.<br />
Chương trình rèn luyện dự bị đội viên<br />
Băng nhạc để tập múa, hát<br />
Chương trình trong sách giáo khoa<br />
Đài phát thanh măng non<br />
Đội tuyên truyền măng non<br />
Kinh phí cho quá trình hoạt động để kịp thời khen thưởng.<br />
Nhi đồng là tuổi ham học, hiếu động nhưng chóng quên và thích khen <br />
thưởng. Vì vậy ta phải kết hợp nhiều phương tiện để nhắc nhở cũng như <br />
động viên.<br />
b.8. Hình thức, nội dung và cách tiến hành sinh hoạt Sao:<br />
* Nội dung: <br />
Gồm 7 nội dung cơ bản: <br />
Kính yêu Bác hồ.<br />
Con ngoan.<br />
Chăm học.<br />
Vệ sinh sạch sẽ.<br />
Yêu sao nhi đồng và yêu đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.<br />
Những điều cần biết khi ra đường.<br />
Noi gương người tốt việc tốt.<br />
* Hình thức:<br />
11<br />
Tổ chức hội thi mỗi chủ điểm giữa các Sao.<br />
Sinh hoạt 2 tiết/ tháng ở sân trường hoặc tại lớp học.<br />
Em làm theo phiếu nhi đồng.<br />
Câu lạc bộ “ Búp măng xinh” v.v..<br />
* Các bước sinh hoạt Sao: <br />
Phụ trách Sao làm quen với Sao.<br />
Tập hợp Sao điểm danh.<br />
Diễn biến:<br />
+ Kiểm tra vệ sinh.<br />
+ Hát bài truyền thống.<br />
+ Đọc lời ghi nhớ của nhi đồng.<br />
+ Nhi đồng kể những việc làm tốt của mình trong tuần. <br />
+ Giới thiệu chủ điểm mới.<br />
+ Vui chơi theo chủ điểm: Dạy múa hát, kể chuyện, trò chơi, đọc <br />
thơ… <br />
Nhận xét buổi sinh hoạt (khen, nhắc nhở nhi đồng)<br />
Dặn dò buổi sinh hoạt sau<br />
* Lưu ý: Nhi đồng sẽ rất ham thích vui chơi, được vui vẻ với các anh <br />
chị như ở nhà. Đây là điều kiện tốt nhất để phụ trách Sao dễ dàng truyền đạt <br />
những nội dung của chủ điểm.<br />
Ví dụ: Như sinh hoạt chủ điểm tháng 12 với chủ điểm “Chú bộ đội <br />
của em” thì thiết kế các nội dung hoạt động theo từng khối lớp và trong các <br />
tháng cần có một hoạt động chung của các Sao gắn liền với kỉ niệm ngày <br />
thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Bên cạnh đó khi hoạt động theo chủ <br />
điểm phụ trách Sao phải đưa ra các yêu cầu cho các em cần đạt được như:<br />
Lớp 1 – Biết ngày 2212 là ngày gì? – Biết trong gia đình có ai là <br />
Đảng viên, Đoàn viên – Biết công lao của các chú bộ đội – Thi đua học tốt. <br />
Tổ chức sinh hoạt tập các bài hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ…giới thiệu tranh <br />
12<br />
ảnh , bài hát, thơ về chú bộ đội qua các thời kỳ để các em từng bước hiểu về <br />
truyền thống Quân đội anh hùng…<br />
Lớp 2 Đạt yêu cầu như lớp 1 Biết trong gia đình có ai Đảng viên, <br />
Đoàn viên Biết công lao của các chú bộ đội Thi đua học tốt. Tổ chức sinh <br />
hoạt tập các bài hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ…giới thiệu tranh ảnh, bài hát có <br />
chủ đề về bộ đội để giới thiệu trong các buổi sinh hoạt…<br />
Lớp 3 – Đạt yêu cầu như lớp 2 – Giáo dục lòng biết ơn các chú bộ <br />
đội, đặc biệt là các chú thương binh, anh hùng liệt sĩ gắn liền với việc tạo <br />
cho các em có hoạt động đến thăm hỏi các cô chú thương binh, các “Mẹ Việt <br />
Nam anh <br />
hùng” ở địa phương. Tổ chức sưu tầm về tranh ảnh, bài hát thơ ca về truyền <br />
thống Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức cuộc thi vẽ tranh có chủ đề về <br />
các chú bộ đội…<br />
Một số hình ảnh về hoạt động sinh hoạt Sao ở trường Tiểu học Ea Bông<br />
Hình ảnh Sinh hoạt Sao phân hiệu Thôn 10/3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
14<br />
Hội thi “ Phụ trách sao giỏi, nhi đồng chăm ngoan”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Hình ảnh Hoạt động vui Tết trung thu <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Các giải pháp, biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau <br />
tạo nên một thể thống nhất về chương trình tập huấn phụ trách sao, tổ chức <br />
sinh hoạt sao, phát huy được sự phối hợp giáo dục giữa “ Gia đình – nhà <br />
trường – xã hội”.<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, <br />
phạm vi và hiệu quả ứng dụng<br />
* Kết quả khảo nghiệm: <br />
Ngay từ đầu năm học Tổng phụ trách đã thăm dò ý kiến học sinh khi <br />
tham gia sinh hoạt sao vào thứ hai đầu tuần.<br />
* Kết quả điều tra đầu năm học trước khi thực hiện đề tài<br />
TT KHỐI TỔNG Sao nhi thích tham Sao nhi không thích <br />
SỐ HS gia sinh hoạt Sao tham gia sinh hoạt Sao<br />
<br />
16<br />
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %<br />
01 1 63 33 52% 30 48%<br />
02 2 67 37 55% 30 45%<br />
03 3 50 30 60% 20 40%<br />
<br />
<br />
* Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
Công tác bồi dưỡng phụ trách Sao giúp cho tổng phụ trách và đội ngũ <br />
giáo viên, lãnh đạo nhà trường hiểu được vai trò quan trọng trong việc sinh <br />
hoạt sao nhi đồng, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bồi dưỡng <br />
phụ trách Sao thực sự là một công việc mang tính chất giáo dục tinh thần <br />
trong nhà trường.<br />
Nâng cao chất lượng đội ngũ phụ trách Sao nhi đồng cả về mặt kiến <br />
thức lẫn kĩ năng tổ chức hoạt động sinh hoạt Sao nhi đồng và một số kiến <br />
thức và kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể của lớp mình.<br />
Nâng cao chất lượng buổi sinh hoạt Sao nhi đồng với nhiều hình thức <br />
tổ <br />
chức phong phú thu hút hầu hết các em nhi đồng tham gia góp phần nâng cao <br />
chất lượng giáo dục trong nhà trường tiểu học.<br />
Để nâng cao chất lượng hoạt động Đội nói chung và Sao nhi đồng <br />
trong trường tiểu học là một việc làm cần thiết, đề tài góp phần giải quyết <br />
những khó khăn trong công tác sao nhi ở trường tiểu học.<br />
* Phạm vi<br />
Từ điều kiện và tình hình thực tế của nhà trường, tôi đã áp dụng được <br />
một số hình thức trên vào hoạt động Sao nhi đồng. Kết quả cho thấy hầu hết <br />
các em tham gia hoạt động Sao sôi nổi, sự mạnh dạn của các em đã tăng dần, <br />
sự chuẩn bị của các em cao hơn, có thể thay phụ trách sao điều khiển các <br />
hoạt động. Các em đã tự ý thức được mình trong việc vui chơi, tính tự quản <br />
cao. Mọi hoạt động của Sao nhi đồng nói riêng và hoạt động Đội nói chung <br />
17<br />
đều thực hiện theo một "Êkíp", một thể thống nhất và đi lên một cách rõ rệt. <br />
Tinh thần đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau học tập, vui chơi <br />
và rèn luyện đạo đức ngày càng tiến bộ.<br />
* Hiệu quả ứng dụng sau khi thực hiện đề tài<br />
Sao nhi thích tham Sao nhi không thích <br />
TỔNG <br />
TT KHỐI gia sinh hoạt Sao tham gia sinh hoạt Sao<br />
SỐ HS SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %<br />
01 1 63 60 95% 3 5%<br />
02 2 67 65 97% 2 3%<br />
03 3 50 48 96% 1 4%<br />
<br />
<br />
Tổ chức thành công Đại hội Liên đội.<br />
Văn nghệ, trò chơi dân gian chào mừng ngày khai giảng năm học mới <br />
và vui tết trung thu.<br />
Tổ chức thành công hội thi văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt <br />
Nam 20/11. <br />
Tổ chức thành công hội thi “Ai là học sinh giỏi Lịch sử Việt Nam”<br />
Tổ chức hội thi Nghi thức đội – Múa hát sân trường <br />
Qua những hoạt động đó, nhi đồng phần nào hiểu và gắn bó với các <br />
anh chị Phụ trách sao, mong muốn được sinh hoạt Sao nhiều hơn và cũng <br />
thật vui có những giờ sinh hoạt Sao, bố mẹ các em cũng rất hài lòng phấn <br />
khởi khi thấy <br />
con mình mạnh dạn hướng dẫn cho các em. Nhiều khi còn làm khán giả, lúc <br />
hướng dẫn trò chơi, hoặc cùng hát với tập thể, làm cho phong trào hoạt động <br />
Sao ngày càng sôi nổi hơn. <br />
+ 91% nhi đồng có đạo đức tốt.<br />
+ 95% nhi đồng hiểu và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.<br />
+ 100% nhi đồng ham thích sinh hoạt Sao.<br />
18<br />
+ Quá trình Rèn luyện dự bị đội viên toàn liên đội đạt 100%<br />
Đối với phụ trách sao, các em cũng được học hỏi lẫn nhau, tự rèn <br />
luyện bản thân trong chương trình rèn luyện đội viên để phấn đấu trở thành <br />
đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị:<br />
1. Kết luận:<br />
Bồi dưỡng phụ trách Sao là một công tác khoa học, vấn đề sư phạm <br />
cần phải được nghiên cứu nghiêm túc, có chương trình, có chỉ đạo, đầu tư <br />
theo hệ thống của các cấp, phải luôn đổi mới để phù hợp với sự phát triển <br />
của các em nhi đồng và của xã hội. Phải xác định phụ trách Sao thực chất là <br />
một đội ngũ cán bộ giáo dục tí hon, một tiểu giáo viên của Đội.<br />
Công tác Sao nhi đồng và công tác bồi dưỡng phụ trách Sao là <br />
phương thức giáo dục tự giáo dục đối với các em, giúp cho các em học tập <br />
tốt hơn, biết cách tổ chức quản lí một hoạt động tập thể, biết tôn trọng công <br />
việc mình làm. <br />
Muốn Sao nhi đồng hoạt động tốt phải có một đội ngũ phụ trách sao <br />
giỏi, được lựa chọn, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ thường xuyên. Chính <br />
vì vậy công tác bồi dưỡng phụ trách Sao muốn có hiệu quả rất cần có sự lựa <br />
chọn theo tiêu chuẩn đối với những đội viên tham gia công tác này.<br />
Để nâng cao chất lượng hoạt động Đội nói chung và Sao nhi đồng <br />
trong trường tiểu học là một việc làm cần thiết, đề tài góp phần giải quyết <br />
những khó khăn trong công tác sao nhi ở trường tiểu học giúp cho tổng phụ <br />
trách, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, lãnh đạo nhà trường, chi đoàn giáo viên <br />
nhận thức tốt về vai trò của phụ trách Sao, qua đó tạo điều kiện thuận lợi <br />
cho nhi đồng sinh hoạt, đến với các em bằng tình thương và trách nhiệm, <br />
luôn động viên uốn nắn kịp thời bằng nghệ thuật sư phạm thích hợp, chắc <br />
chắn hiệu quả của công tác sẽ tốt hơn, góp phần quan trọng nâng cao chất <br />
lượng học tập và củng cố nề nếp nhà trường.<br />
19<br />
2. Kiến nghị<br />
* Đối với Hội đồng đội huyện: Khi mở các lớp tập huấn về công tác <br />
đội nên đi sâu về công tác bồi dưỡng phụ trách Sao nhi đồng cho đội ngũ <br />
tổng phụ trách Đội nhằm làm cho hoạt động này có định hướng và phương <br />
pháp thực hiện đúng đắn hơn, trọng tâm và hiệu quả hơn.<br />
* Đối với các cấp lãnh đạo:<br />
Các cấp đề ra kế hoạch và nội dung sinh hoạt kịp thời, thường xuyên <br />
bổ sung những nội dung và hình thức sinh hoạt mới để đề ra đường lối cho <br />
đội <br />
thực hiện.<br />
* Đối với anh, chị phụ trách:<br />
Anh, chị phụ trách quan tâm động viên, khích lệ kịp thời đội ngũ phụ <br />
trách sao, hiểu và nắm được các tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các em, <br />
lắng nghe và giải thích cụ thể những vướng mắc trong công tác phụ trách <br />
Sao của các em nhằm giúp các em thực hiện nhiệm vụ được tốt hơn.<br />
Anh, chị phụ trácg các lớp phải luôn quan tâm đến công tác đội nói <br />
chung, công tác nhi đồng nói riêng, nhằm chỉnh sửa nội dung cũng như hình <br />
thức sinh hoạt sao làm cho công tác này có chất lượng hơn.<br />
<br />
<br />
Ea Bông, ngày 16 tháng 03 năm 2017<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trương Thị Thái Thịnh<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
20<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
STT Tên tài liệu Tác giả<br />
1 – Phương pháp, nghiệp vụ công tác đội, kỹ Phan Nguyên Thái <br />
năng công tác thiếu nhi – NXB Hà Nội (Năm Bùi Sỹ Tụng<br />
2009)<br />
2 Phụ trách Sao nhi đồng cần biết tập 1 – Huỳnh Toàn<br />
NXB trẻ (Năm 2007)<br />
3 Sổ tay đội viên và sổ tay nhi đồng (Năm Ban thanh thiếu nhi <br />
2006) trường học Tỉnh đoàn <br />
Đăk lăk<br />
4 Người phụ trách thiếu nhi cần biết – NXB Đội thiếu niên tiền <br />
thanh niên (Năm 1997) phong Hồ Chí Minh Hội <br />
đồng trung ương<br />
5 Nghiên cứu các công văn hướng dẫn của Hội đồng đội huyện <br />
Hội đồng đội huyện Krông Ana về thực hiện Krông Ana<br />
nhiệm vụ năm học 2016 2017<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
21<br />
22<br />