Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
<br />
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 <br />
đang diễn ra mạnh mẽ, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được coi là <br />
yếu tố then chốt, có tính đột phá để phát triển kinh tế xã hội, xóa đói, giảm <br />
nghèo bền vững ở vùng DTTS và miền núi. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có <br />
thể phát triển nguồn nhân lực, đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục.<br />
<br />
Với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc, miền <br />
núi, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã tập trung các nguồn lực đầu tư <br />
phát triển giáo dục vùng sâu, vùng xa, mở rộng mô hình trường học bán trú, <br />
nội trú; bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên và dành nhiều chính sách ưu <br />
tiên hỗ trợ cho học sinh, giáo viên. Do đó chất lượng giáo dục vùng dân tộc <br />
thiểu số đã có chuyển biến rõ nét.<br />
<br />
Mặc dù chất lượng giáo dục đã được nâng lên, tuy nhiên đối với học sinh <br />
vùng dân tộc thiểu số trong cả nước nói chung và ở trường Tiểu học Tây <br />
Phong nói riêng vẫn chưa đáp ứng hết yêu cầu của sự phát triển. Nhiều học <br />
sinh vẫn đọc chậm, viết chữ sai nhiều lỗi chính tả, khả năng tính toán chậm. <br />
So với chuẩn kiến thức kỹ năng nhiều em còn chưa đảm bảo. Chính vì vậy tôi <br />
luôn trăn trở tìm các giải pháp để giúp các em phần nào khắc phục được tình <br />
trạng trên. Do đó tôi chọn và nghiên cứu thực hiện đề tài: “Một số giải pháp <br />
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số”<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
Mục tiêu của đề tài là đưa ra những giải pháp giúp giáo viên nắm được <br />
một số hình thức, phương pháp lôi cuốn học sinh đến trường, hỗ trợ học sinh <br />
tối đa trong quá trình học tập. Qua đó nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc nói <br />
riêng và chất lượng giáo dục trong nhà trường nói chung.<br />
<br />
Nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu thực trạng, vận dụng các giải pháp để <br />
nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số.<br />
<br />
Dương Thị Huệ – Trường Tiểu học Tây Phong <br />
1<br />
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số.<br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
<br />
Các biện pháp giáo dục học sinh dân tộc thiểu số.<br />
<br />
Học sinh dân tộc thiểu số tại phân hiệu B.Cuê trường Tiểu học Tây <br />
Phong từ năm học 20152016 đến nay.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu;<br />
<br />
Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.<br />
<br />
Phương pháp điều tra;<br />
<br />
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.<br />
<br />
Phương pháp thống kê toán học<br />
<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; <br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
<br />
Từ nhiều năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì, phối hợp với các <br />
bộ, ngành tham mưu để Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chính sách hỗ trợ ở <br />
vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc và chỉ đạo các địa phương thực hiện <br />
nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Ngày 22/9/2017 công văn số <br />
200/PGDĐTGDDT của Phòng Giáo dục và Đào tạo Krông Ana Hướng dẫn <br />
thực hiện nhiệm vụ Giáo dục dân tộc năm học 20172018 với nhiệm vụ như <br />
sau:<br />
<br />
Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng; <br />
Nghị quyết số 44/NQCP ngày 09/6/2014 của Chính phủ ban hành Chương <br />
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29NQ/TW và Kế <br />
hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của <br />
<br />
Dương Thị Huệ – Trường Tiểu học Tây Phong <br />
2<br />
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29NQ/TW ban hành kèm theo Quyết định <br />
số 2653/QĐBGDĐT ngày 25/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; <br />
Quyết định số 1557/QĐTTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về <br />
việc phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ <br />
đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau <br />
năm 2015; Quyết định số 402/QĐTTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính <br />
phủ phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người <br />
dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới ”; Nghị quyết số 52/NQCP ngày 15/6/2016 <br />
của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số <br />
giai đoạn 20162020, định hướng đến năm 2030. <br />
<br />
Tiếp tục triển khai thực hiện 09 nhóm nhiệm vụ và 05 giải pháp cơ bản <br />
của ngành. Trong đó, giáo dục dân tộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi (DTTS, <br />
MN) tiếp tục rà soát, quy hoạch lại mạng lưới hệ thống các trường phổ thông <br />
dân tộc nội trú và mạng lưới cơ sở giáo dục phù hợp điều kiện địa phương; <br />
tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS, MN; tiếp <br />
tục tổ chức tốt việc dạy học tiếng DTTS cho học sinh trong các trường phổ <br />
thông và cán bộ, công chức, viên chức theo quy định; triển khai có hiệu quả các <br />
giải pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ em, học sinh ở các cơ sở giáo dục <br />
mầm non, tiểu học ở vùng DTTS,MN. <br />
<br />
Thực hiện có hiệu quả các chính sách đã ban hành đối với giáo dục dân <br />
tộc; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các chính <br />
sách hỗ trợ người dạy, người học và cơ sở giáo dục ở vùng DTTS,MN. <br />
<br />
2. Thực trạng<br />
<br />
Trường Tiểu học Tây Phong đóng trên địa bàn xã Băng Adrênh, có 3 điểm <br />
trường cách nhau khá xa (điểm chính, phân hiệu K62 và phân hiệu B.Cuê). <br />
Hàng năm tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số chiếm khoảng hơn 30% số học sinh <br />
toàn trường. Số lượng này chủ yếu tập trung ở điểm trường B.Cuê (trên 90%), <br />
buôn K62 khoảng 10%. <br />
<br />
<br />
<br />
Dương Thị Huệ – Trường Tiểu học Tây Phong <br />
3<br />
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
Trong những năm qua, nhà trường được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, <br />
chính quyền địa phương trong việc phối hợp giáo dục học sinh dân tộc thiểu <br />
số. Các em được hỗ trợ quần áo, sách vở, đồ dùng học tập, hỗ trợ chi phí học <br />
tập cho học sinh nghèo nên đã phấn khởi đến trường. Bên cạnh đó nhà trường <br />
được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng Giáo dục & Đào tạo Krông Ana <br />
trong việc chỉ đạo hoạt động chuyên môn. Ban giám hiệu nhà trường rất quan <br />
tâm đến công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Nhà trường <br />
thường tổ chức các buổi chuyên đề để các giáo viên được học hỏi và trao đổi <br />
kinh nghiệm cho nhau; tổ chuyên môn thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm trong <br />
công tác giảng dạy để tìm ra những kinh nghiệm hay, dễ hiểu nhằm hướng <br />
dẫn học sinh trong học tập.<br />
<br />
Đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản; trẻ, năng động, sáng tạo, tâm <br />
huyết, nhiệt tình trong công tác. Mỗi giáo viên luôn nỗ lực, có ý thức tự học, tự <br />
rèn cao; Học sinh dân tộc thiểu số trong nhà trường cơ bản đã đọc thông viết <br />
thạo, có kỹ năng tính toán tương đối tốt; một số em mạnh dạn, tự tin, có năng <br />
khiếu viết văn hay, chữ đẹp. <br />
<br />
Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy, nhiều giáo viên trẻ do kinh nghiệm <br />
còn hạn chế nên chưa sử dụng linh hoạt các phương pháp hình thức tổ chức <br />
dạy học. Có giáo viên còn ngại sử dụng đồ dùng dạy học, có khi sử dụng <br />
nhưng mang lại hiệu quả chưa cao; chưa mạnh dạn đổi mới cách dạy theo đối <br />
tượng học sinh, còn rập khuôn theo sách. Cách diễn giải của giáo viên đôi lúc <br />
còn khó hiểu đối với học sinh. Cá biệt có giáo viên vì quá lo lắng cho chất <br />
lượng nên kèm cặp học sinh suốt giờ ra chơi, lúc ra về tạo áp lực cho bản thân <br />
mình và cả học sinh.<br />
<br />
Mặt khác, học sinh hay rụt rè, ở nhà và cộng đường thường xuyên giao <br />
tiếp với mọi người bằng tiếng mẹ đẻ (tiếng Êđê); một số em hay nghỉ học <br />
theo gia đình đi làm ăn xa hoặc trông em, đi chăn bò,... nên tiếp thu bài chậm. <br />
Có những em cuối năm học kiểm tra nghiệm thu được lên lớp nhưng sau thời <br />
gian nghỉ hè lại quên kiến thức (đầu năm học đọc chưa thông, viết chưa thạo).<br />
<br />
<br />
Dương Thị Huệ – Trường Tiểu học Tây Phong <br />
4<br />
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
Do đó hàng năm học sinh lưu ban của trường hầu hết là học sinh dân tộc <br />
thiểu số. Điều đó làm cho cán bộ quản lý nhà trường trăn trở tìm ra những giải <br />
pháp hay để hạn chế tối đa học sinh lưu ban.<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp<br />
<br />
Các giải pháp, biện pháp của đề tài đưa ra nhằm giúp giáo viên hiểu được <br />
vai trò, trách nhiệm của bản thân và có được những giải pháp tốt để nâng cao <br />
chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số cũng như chất lượng giáo dục <br />
học sinh toàn trường.<br />
<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
<br />
3.2.1. Phân công chuyên môn hợp lý<br />
<br />
Phân công chuyên môn một cách hợp lý là điều kiện thuận lợi giúp cho <br />
việc nâng cao chất lượng. Vì vậy ngay từ đầu năm học, ban giám hiệu nhà <br />
trường phối hợp với chủ tịch công đoàn thảo luận, nghiên cứu và thống nhất <br />
việc phân công chuyên môn. <br />
<br />
Nhà trường đã dựa trên tình hình thực tế đội ngũ giáo viên (về năng lực <br />
chuyên môn, sở trường công tác, thâm niên giảng dạy, tinh thần trách nhiệm, <br />
hoàn cảnh gia đình).<br />
<br />
Tiêu chí để đảm bảo dạy đối tượng học sinh dân tộc thiểu số nhà trường <br />
đưa ra: phải có năng lực chuyên môn, lòng nhiệt tình, kinh nghiệm làm công tác <br />
chủ nhiệm. Do đó giáo viên mới ra trường 2 năm đầu nhà trường phân công <br />
dạy thay cả 3 điểm trường để giáo viên có cơ hội trải nghiệm. Khi giáo viên <br />
có kinh nghiệm về công tác giảng dạy và chủ nhiệm mới phân công tại điểm <br />
trường B.Cuê và K62.<br />
<br />
Trong khi phân công chuyên môn, nhà trường còn đặc biệt chú ý đến giáo <br />
viên giảng dạy lớp 1 và lớp 5. Đối với lớp 1 phân công giáo viên năng lực <br />
chuyên môn vững vàng, chữ viết đẹp, khéo léo, nhiệt tình, tâm huyết và có <br />
kinh nghiệm dạy lớp Một. Đối với lớp 5, giáo viên giảng dạy phải có năng lực <br />
Dương Thị Huệ – Trường Tiểu học Tây Phong <br />
5<br />
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
chuyên môn vững vàng. Các giáo viên còn lại phân công theo năng lực, sở <br />
trường, điều kiện, hoàn cảnh,…<br />
<br />
Tóm lại chọn đúng người, giao đúng việc, đúng sở trường thì việc gì cũng <br />
thành công.<br />
<br />
3.2.2. Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên<br />
<br />
a) Nâng cao vai trò trách nhiệm của giáo viên<br />
<br />
Như chúng ta đã biết muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì trước hết <br />
phải quan tâm đến chất lượng đội ngũ. Mỗi một người thầy phải xác định <br />
được vai trò trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp giáo dục nói chung, đặc <br />
biệt với học sinh có hoàn cảnh khó khăn như học sinh dân tộc thiểu số nói <br />
riêng. Chính vì vậy người cán bộ quản lý phải sát cánh cùng giáo viên, chia sẻ <br />
những tâm tư nguyện vọng của họ, thấu hiểu khó khăn và hỗ trợ giáo viên kịp <br />
thời.<br />
<br />
Đầu năm học nhà trường tổ chức họp chuyên môn, phân tích thực trạng <br />
của đơn vị để giáo viên thấy được nhà trường có những thuận lợi, khó khăn gì <br />
và tìm ra những biện pháp cùng nhau khắc phục. Chi bộ, nhà trường, tổ chuyên <br />
môn giao trách nhiệm cho giáo viên về công tác chủ nhiệm, trách nhiệm trong <br />
công tác giảng dạy (giáo viên đăng ký chỉ tiêu học sinh đi học chuyên cần, tỉ lệ <br />
lên lớp,…). Yêu cầu mỗi giáo viên cần nêu cao tinh thần tự học, tự rèn, tự sáng <br />
tạo để đảm bảo chỉ tiêu đăng ký. Dù khó khăn đến đâu cùng không nản chí, <br />
luôn quan tâm, gần gũi học sinh, thấy khó khăn ở đâu thì báo cáo về tổ chuyên <br />
môn, ban giám hiệu nhà trường để cùng tháo gỡ.<br />
<br />
b) Nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên<br />
<br />
Việc nâng cao năng lực cho giáo viên là việc làm thường xuyên trong nhà <br />
trường. Xác định có thầy giỏi thì mới có trò giỏi nên ngay đầu năm học nhà <br />
trường đã có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Cụ thể như sau:<br />
<br />
Tháng 8: chỉ đạo các tổ chuyên môn họp tổ đề xuất nội dung cần tập <br />
huấn, chuyên đề. Ban giám hiệu tổng hợp xây dựng kế hoạch bồi dưỡng <br />
chuyên môn; thành lập tổ bồi dưỡng chuyên môn, thành viên gồm các đồng chí <br />
Dương Thị Huệ – Trường Tiểu học Tây Phong <br />
6<br />
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
cán bộ quản lí, tổ trưởng chuyên môn, những giáo viên đạt giải cấp huyện, <br />
cấp tỉnh.<br />
<br />
Tháng 9, 10, 11, 3: tổ chức thao giảng, hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi <br />
cấp trường. Sau mỗi tiết dạy, cả người dạy và người dự cùng phân tích kỹ ưu <br />
điểm, tồn tại của tiết dạy; tư vấn những hình thức, phương pháp giảng dạy <br />
hay để giáo viên học hỏi lẫn nhau. <br />
<br />
Song song với những việc làm trên nhà trường tổ chức tập huấn, chuyên <br />
đề cấp trường, cấp tổ. Đặc biệt với những chuyên đề được tiếp thu từ cấp <br />
huyện, nhà trường vận dụng tập huấn cụ thể theo tình hình của đơn vị. Ví dụ <br />
đánh giá thường xuyên với học sinh dân tộc thiểu số thì áp dụng như thế nào? <br />
(Về việc học sinh viết sai quá nhiều lỗi, không chịu hợp tác với giáo viên,…). <br />
Ngoài ra tổ chuyên môn, nhà trường còn tập tổ chức một số chuyên đề giúp <br />
giáo viên có thêm kinh nghiệm dạy học sinh DTTS như: Tăng cường tiếng <br />
Việt cho học sinh DTTS, kinh nghiệm hướng dẫn học sinh đọc đúng, ...<br />
<br />
Ngoài ra, ban kiểm tra nội bộ tiến hành kiểm tra thường xuyên để tư vấn, <br />
hỗ trợ kịp thời khi giáo viên, học sinh gặp khó khăn. Nhà trường tạo điều kiện <br />
để tổ trưởng chuyên môn, giáo viên tam gia sinh hoạt Cụm chuyên môn, <br />
khuyến khích giáo viên mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm. Nhờ đó mà giáo viên <br />
tự tin trong quá trình giảng dạy.<br />
<br />
3.2.3. Tăng cường vận động học sinh đi học chuyên cần, duy trì sĩ số<br />
<br />
Việc duy trì sĩ số, đảm bảo chuyên cần ở trường tiểu học đóng một vai <br />
trò rất quan trọng trong việc học tập của học sinh. Nó là nền tảng giúp các em <br />
lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ và mang lại kết quả học tập tốt. <br />
<br />
a) Làm tốt công tác chủ nhiệm<br />
<br />
Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong việc giúp nhà trường thực <br />
hiện tốt công tác giáo dục học sinh, trong đó có công tác duy trì sĩ số. Một giáo <br />
viên chủ nhiệm tốt không chỉ giúp học sinh lớp mình học tốt mà còn biết cách <br />
để giúp học sinh siêng năng học tập, yêu thích đến trường.<br />
<br />
<br />
Dương Thị Huệ – Trường Tiểu học Tây Phong <br />
7<br />
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
Nhà trường giao chỉ tiêu cho giáo viên về việc đảm bảo duy trì sĩ số ngay <br />
đầu năm học. Mỗi giáo viên tìm hiểu điều kiện gia đình, đặc điểm tâm lý của <br />
học sinh; coi học sinh vừa là con, vừa là bạn, gần gũi, chia sẻ động viên kịp <br />
thời; tham mưu với nhà trường giúp đỡ học sinh có khó khăn đảm bảo học <br />
sinh có đủ điều kiện (quần áo, sách vở, đồ dùng học tập,…) để đến trường; <br />
cùng với học sinh trang trí lớp học thân thiện. <br />
<br />
Ngoài ra, giáo viên phải tích cực đổi mới hình thức và phương pháp giảng <br />
dạy: tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học, tổ chức các trò chơi học tập, dạy <br />
học theo nhóm,… gợi mở kịp thời giúp học sinh nắm được kiến thức, tránh để <br />
học sinh không hiểu bài dẫn đến chán nản rồi bỏ học.<br />
<br />
Kiểm tra sĩ số hàng ngày. Nếu học sinh nghỉ học, giáo viên tìm hiểu ngay <br />
lý do và vận động kịp thời. Trường hợp học sinh nghỉ 23 ngày không có lý do, <br />
giáo viên vận động không được báo về lãnh đạo nhà trường phối hợp với địa <br />
phương.<br />
<br />
b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường<br />
<br />
Muốn công tác phối hợp đạt hiệu quả cao, trước hết nhà trường phải <br />
thực sự là trung tâm văn hóa giáo dục ở địa phương. Ban giám hiệu nhà trường <br />
tham gia đầy đủ các cuộc họp của địa phương như họp giao ban hàng tháng, <br />
họp Hội đồng nhân dân, ... để tuyên truyền, vận động nhân dân cùng chung tay <br />
với giáo dục. Vào dịp hè, ban giám hiệu nhà trường tích cực tham mưu với cấp <br />
ủy, chính quyền phối hợp cùng các ban ngành đoàn thể địa phương tập trung <br />
truyên truyền lồng ghép trong các buổi họp thôn buôn, thông qua đài truyền <br />
thanh của xã về ngày toàn dân đưa trẻ đến trường đảm bảo tuyển sinh được <br />
100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1.<br />
Sau ngày tựu trường, chỉ đạo giáo viên nắm tình hình sĩ số học sinh đến <br />
lớp, tìm hiểu nguyên nhân những học sinh chưa ra lớp, phối hợp với ban đại <br />
diện cha mẹ học sinh, chính quyền thôn buôn tìm biện pháp vận động phù hợp <br />
với từng đối tượng học sinh để huy động tối đa số học sinh trong độ tuổi đến <br />
trường; thường xuyên kiểm tra việc đi học chuyên cần của học sinh nhằm <br />
phát hiện kịp thời những đối tượng học sinh có nguy cơ bỏ học để có giải <br />
Dương Thị Huệ – Trường Tiểu học Tây Phong <br />
8<br />
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
pháp khắc phục, không để học sinh bỏ học lâu ngày rồi mới tìm hiểu nguyên <br />
nhân và vận động. <br />
<br />
Ngoài ra, nhà trường còn tham mưu với Hội khuyến học xã, Đoàn thanh <br />
niên, Hội phụ nữ quyên góp ủng hộ học sinh có hoàn cảnh khó khăn quần áo, <br />
sách vở, đồ dùng học tập,... để tạo điều kiện cho học sinh đến trường.<br />
<br />
3.2.4. Tăng cường tiếng Việt cho học sinh<br />
<br />
Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai của học sinh. Ở nhà các em giao tiếp bằng <br />
tiếng Êđê. Đến trường phải giao tiếp, học tập bằng tiếng Việt và phải lĩnh <br />
hội tri thức để đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Đây thực sự là một rào cản <br />
lớn đối với các em. Chính vì thế để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân <br />
tộc thiểu số chúng ta cần chú trọng tăng cường tiếng Việt cho các em. <br />
a)Tăng cường tiếng Việt qua các môn học<br />
Căn cứ vào tình hình thực tiễn của đơn vị, đối tượng học sinh, lãnh đạo <br />
nhà trường chỉ đạo giáo viên lựa chọn các biện pháp tăng cường tiếng Việt <br />
đảm bảo tính thiết thực, phù hợp với đối tượng học sinh. Một số biện pháp <br />
tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số mà ban giám hiệu nhà <br />
trường đã lựa chọn và chỉ đạo giáo viên thực hiện đạt hiệu quả như: <br />
Tổ chức dạy học tăng thời lượng: ưu tiên cho học sinh phân hiệu B.Cuê <br />
học 9 buổi/tuần. Các tiết tăng cường tập trung luyện Toán và Tiếng Việt. Nhà <br />
trường chỉ đạo giáo viên chủ động điều chỉnh nội dung, thời lượng dạy học <br />
các môn học khác để tập trung vào dạy môn Tiếng Việt, Toán. Song lưu ý giáo <br />
viên hướng dẫn học sinh học tập theo giờ giấc hợp lý, không kéo dài tiết học <br />
đến hết cả giờ ra chơi làm cho học sinh mệt mỏi, nhàm chán.<br />
Dạy học tập trung vào các kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực gắn với <br />
đời sống địa phương; thực hiện dạy học phân hóa đối tượng học sinh như: <br />
phân hóa theo sở thích, khả năng tiếp thu, đặc điểm cá nhân của học sinh,... <br />
Mỗi giáo viên bám sát khả năng tiếp thu của học sinh để lựa chọn hình thức, <br />
nội dung, phương pháp giảng dạy cho phù hợp với phương châm: “Dạy đâu <br />
chắc đấy”, không chạy đua với chương trình, nội dung sách giáo khoa. Ví dụ <br />
đối với học sinh lớp 2 (đầu năm học) do nghỉ hè các em hầu như quên kiến <br />
Dương Thị Huệ – Trường Tiểu học Tây Phong <br />
9<br />
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
thức, quên chữ nên với tiết Tập đọc giáo viên tăng cường hướng dẫn học sinh <br />
luyện đọc câu, đọc đoạn, giáo viên giảng qua về nội dung bài đọc. Thời gian <br />
sau, học sinh đã biết đọc thì giáo viên hướng dẫn kỹ hơn về nội dung bài.<br />
Sử dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; tăng <br />
cường tổ chức dạy học theo nhóm, trò chơi học tập; sử dụng đồ dùng dạy học <br />
thường xuyên, có hiệu quả; khuyến khích sử dụng các trò chơi học tập để tăng <br />
cường tiếng Việt và yêu thích tiếng Việt cho học sinh. Ví dụ: <br />
+ Tổ chức dạy Luyện tiếng Việt ngoài trời (đối với lớp Một), giáo viên <br />
yêu cầu học sinh viết và đọc tên những cỏ cây, hoa lá trên sân trường vào bảng <br />
con, ...<br />
<br />
+ Khi dạy học hình thành, đọc, viết các số, giáo viên tổ chức chơi trò chơi <br />
đoán số, gắn thẻ số, viết số tương ứng với nhóm đối tượng,... để giúp học <br />
sinh tăng cường tiếng Việt, mạnh dạn, tự tin.<br />
Ngoài tiết Tiếng Việt, đối với các tiết học khác mỗi giáo viên đều dành <br />
510 phút tăng cường tiếng Việt cho học sinh. Ví dụ:<br />
+ Tiết Âm nhạc: cuối tiết học giáo viên tổ chức cho học sinh thi viết câu <br />
hát mình thích nhất vào vở hoặc bảng con.<br />
+ Tiết Thể dục: Tổ chức trò chơi vận động nhảy chụm chân vào ô chữ có <br />
tiếng chứa vần an và đọc phân tích tiếng đó:<br />
<br />
có Lan<br />
<br />
đàn bạn<br />
<br />
ngan nhà<br />
<br />
Xuất phát<br />
+ ...<br />
<br />
Khuyến khích giáo viên tự học tiếng mẹ đẻ của học sinh để giúp các <br />
em vượt qua rào cản ngôn ngữ (có thể sử dụng song ngữ để giải nghĩa từ,…). <br />
Giáo viên tự học qua học sinh hoặc tham gia học tập tại Trung tâm dạy nghề <br />
của huyện.<br />
<br />
Dương Thị Huệ – Trường Tiểu học Tây Phong <br />
10<br />
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
Bên cạnh việc thực hiện tăng cường tiếng Việt cho học sinh trong tất <br />
cả các môn học, việc tổ chức dạy học môn Tiếng Êđê cho học sinh dân tộc <br />
thiểu số trong nhà trường cũng rất cần thiết. Học tiếng mẹ đẻ không chỉ giúp <br />
học sinh biết giữ gìn những bản sắc văn hóa riêng, chữ viết của dân tộc mình <br />
mà còn hỗ trợ đắc lực cho các em trong việc học tập các môn học khác, đặc <br />
biệt là môn tiếng Việt. Nhà trường tổ chức dạy tiếng Êđê cho học sinh lớp 3, <br />
4, 5 mỗi lớp 2 tiết/tuần.<br />
<br />
b) Xây dựng môi trường học tiếng Việt <br />
<br />
* Xây dựng thư viện thân thiện <br />
<br />
Phát triển văn hóa đọc cho học sinh là một môi trường thuận lợi để tăng <br />
cường tiếng Việt cho học sinh. Chính vì thế nhà trường chú trọng đến hoạt <br />
động thư viện. Do có 3 điểm trường cách xa nhau nên nhà trường đã tạo điều <br />
kiện để học sinh được đọc sách bằng cách chỉ đạo các lớp xây dựng thư viện <br />
lớp học. Mỗi lớp học được trang bị một cái tủ. Giáo viên chủ nhiệm phối hợp <br />
với nhân viên thư viện hàng tuần mượn sách báo sắp xếp tại lớp học. Giáo <br />
viên tổ chức cho học sinh đọc vào các tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp, giờ ra <br />
chơi hoặc cho học sinh mượn về nhà.<br />
<br />
Ngoài ra mỗi tháng nhà trường tổ chức cho học sinh cả phân hiệu đọc <br />
sách ngoài trời vào tiết Hoạt động tập thể. Nhân viên thư viện đưa thêm sách, <br />
truyện, báo từ thư viện chính vào phân hiệu trưng bày ngoài sân trường, phối <br />
hợp với tổ cộng tác viên thư viện tổ chức cho học sinh đọc dưới không gian <br />
mà học sinh thích như gốc cây, bậc thềm,…<br />
<br />
* Xây dựng môi trường học tiếng Việt trong gia đình và cộng đồng<br />
<br />
Thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ là một trong những nguyên nhân ảnh <br />
hưởng đến chất lượng học tiếng Việt của học sinh. Để khắc phục được khó <br />
khăn trên ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo giáo viên thực hiện những giải <br />
pháp sau:<br />
<br />
Điều tra để nắm được hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình học sinh như: <br />
ti vi, sách báo, góc học tập,… <br />
Dương Thị Huệ – Trường Tiểu học Tây Phong <br />
11<br />
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
Tổ chức họp cha mẹ học sinh đầu năm học tuyên truyền về vai trò của <br />
việc học, cách chăm sóc, giáo dục con, cách giúp con tham gia học tập tốt; <br />
hướng dẫn gia đình tạo điểu kiện học tập cho con em như: tạo góc học tập <br />
cho con (có bàn học, đủ ánh sáng), tạo điều kiện về thời gian cho con học bài <br />
ở nhà, thời gian xem ti vi, đọc sách báo, …; giao tiếp với con bằng tiếng Việt <br />
để các em có kỹ năng nói tốt hơn. <br />
<br />
Thỉnh thoảng giáo viên, cán bộ quản lý đến thăm hỏi, động viên gia đình <br />
học sinh để hiểu thêm về phong tục của đồng bào, từ đó chúng ta làm tốt hơn <br />
công tác tuyên truyền, vận động nhằm rút ngắn khoảng cách vùng miền.<br />
<br />
Tham mưu với chính quyền địa phương, trưởng buôn tuyên truyền trong <br />
đồng bào tăng cường giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt để học sinh được <br />
thực hành nói tiếng Việt ở mọi nơi, mọi lúc.<br />
<br />
3.2.5. Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp<br />
<br />
Để tạo niềm hứng khởi khi tới trường, tránh căng thẳng khi phải tham gia <br />
học tập trong các giờ chính khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp đóng một vai trò <br />
quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. <br />
<br />
Để tổ chức hiệu quả các hoạt động ngoài giờ lên lớp, lãnh đạo nhà <br />
trường đã giao nhiệm vụ cho giáo viên Tổng phụ trách Đội phối hợp với Bí <br />
thư đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào các văn bản hướng dẫn cấp <br />
trên và tình hình thực tế để xây dựng kế hoạch, triển khai ngay đầu năm học <br />
để các đoàn thể phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động phù <br />
hợp với tình hình của lớp, của đơn vị. <br />
<br />
Do đặc thù riêng, có nhiều điểm trường, đối tượng học sinh khác nhau <br />
nên các hoạt động tập thể trước tiên mỗi giáo viên chủ nhiệm phải chủ động <br />
và tổ chức thường xuyên cho học sinh vào tiết Hoạt động tập thể hoặc ngoài <br />
giờ học (tổ chức thi đua giữa các tổ trong lớp). <br />
<br />
Ví dụ cuối tuần tổ chức thi Rung chuông vàng tổng hợp các kiến thức về <br />
các môn đã học trong tuần (hệ thống câu hỏi giáo viên chủ nhiệm phối hợp <br />
với giáo viên bộ môn để xây dựng, chú ý các câu hỏi mang tính vận dụng). <br />
Dương Thị Huệ – Trường Tiểu học Tây Phong <br />
12<br />
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
Tuần khác tổ chức giao lưu tiếng Việt: thi đọc thơ, kể chuyện, giới thiệu về <br />
gia đình, địa phương,... <br />
<br />
Đối với nhà trường phối hợp với tổ chức Đoàn, Đội tổ chức riêng theo <br />
từng phân hiệu 1 lần/tháng. Với phân hiệu B.Cuê nhà trường tổ chức cho các <br />
em các hoạt động nhằm bổ trợ kiến thức tiếng Việt, tính mạnh dạn, kỹ năng <br />
giao tiếp,... bằng những hoạt động như: tổ chức chơi trò chơi dân gian, biểu <br />
diễn văn nghệ, thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giao lưu <br />
tiếng Việt, thi Rung chuông vàng, Đố vui để học, ... <br />
<br />
Một số hình ảnh tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1,2: Trò chơi dân gian (cô Tấm nhặt đậu, nhảy bao bố)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3: Thi Rung chuông vàng Hình 4: Phát thưởng sau khi tổ chức hoạt động<br />
<br />
Tổ chức hiệu quả các hoạt động tập thể giúp xây dựng tốt mối quan hệ <br />
giữa giáo viên và học sinh, học sinh với học sinh. Nhờ các hoạt động trên mà <br />
học sinh cảm thấy hứng thú đến trường, có kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Việt, <br />
ứng xử hợp lí các tình huống trong cuộc sống, nhớ được các kiến thức đã học,<br />
… Qua đó các em tự tin hơn trong giao tiếp, tích cực, tự giác hơn trong việc <br />
chấp hành các nội quy của nhà trường, học tập có kết quả tốt hơn.<br />
<br />
Dương Thị Huệ – Trường Tiểu học Tây Phong <br />
13<br />
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
3.2.6. Phụ đạo học sinh có khó khăn trong học tập<br />
<br />
Để hạn chế tình trạng học sinh lưu ban, bỏ học mỗi giáo viên phải biết <br />
quan tâm, hỗ trợ các em kịp thời. Để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh <br />
có khả năng tiếp thu hạn chế vùng dân tộc thiểu số quả là gian nan, vất vả đối <br />
với giáo viên. Do đó người giáo viên phải có lòng kiên trì, nhẫn nại, có tình yêu <br />
thương sâu sắc, phải thấu hiểu hoàn cảnh, tâm lý học sinh. Giáo viên phải làm <br />
sao để học sinh không cảm thấy "sợ học". <br />
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo <br />
giáo viên tổ chức khảo sát chất lượng học sinh ngay đầu năm học, tìm hiểu <br />
đặc điểm tâm lý của các em qua giáo viên chủ nhiệm cũ, học sinh và gia đình. <br />
Qua đó giáo viên phân loại đối tượng học sinh, xây dựng kế hoạch học tập <br />
phù hợp.<br />
<br />
Trong quá trình dạy học, giáo viên thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy <br />
học, tổ chức trò chơi học tập,..; tạo điều kiện cho học sinh tham gia học tập <br />
bằng các câu hỏi, kiến thức đơn giản ở mức 1 hoặc 2. Nếu học sinh có một <br />
chút tiến bộ thì giáo viên khen thưởng, tuyên dương kịp thời. Giáo viên luôn <br />
tạo cảm giác an tâm cho các em, không để các em cảm thấy mình là người <br />
thừa trong lớp học. Ngoài ra, giáo viên xây dựng các hình thức thi đua trong lớp <br />
học như "đôi bạn cùng tiến", "học theo nhóm",... Mặt khác giáo viên luôn gần <br />
gũi, hướng dẫn, hỗ trợ học sinh ngoài giờ lên lớp như giờ ra chơi, cuối buổi <br />
học nhưng cần dành cho học sinh có thời gian chơi cùng với các bạn.<br />
Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn, cha mẹ học <br />
sinh thường xuyên để giúp đỡ học sinh.<br />
<br />
3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Các giải pháp, biện pháp trong đề tài có mối quan hệ chặt chẽ, lôgic với <br />
nhau. Đội ngũ giáo viên trong nhà trường thực sự yêu nghề, mến trẻ, có tinh <br />
thần trách nhiệm cao trong công việc, có năng lực chuyên môn là một trong <br />
những khâu quan trọng giúp giáo viên làm tốt công tác vận động học sinh đến <br />
trường cũng như các biện pháp giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo <br />
dục toàn diện trong nhà trường.<br />
Dương Thị Huệ – Trường Tiểu học Tây Phong <br />
14<br />
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
3.4. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, <br />
phạm vi và hiệu quả ứng dụng<br />
<br />
Đề tài thực hiện đã góp phần thiết thực trong công tác duy trì sĩ số; các <br />
em mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp; tích cực, tự giác hơn trong học học <br />
tập; chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số của nhà trường được nâng <br />
lên. Các giải pháp trên được áp dụng hiệu quả tại đơn vị trong năm học 2 năm <br />
học vừa qua.<br />
<br />
Kết quả khảo nghiệm về chất lượng giáo dục của học sinh dân tộc <br />
thiểu số 2 năm học vừa qua như sau:<br />
<br />
TSHS Khen Kết quả các cuộc thi<br />
Lên lớp<br />
Năm học dân tộc thưởng cấp huyện<br />
thiểu số SL % SL %<br />
<br />
Giao lưu tiếng Việt học sinh <br />
dân tộc thiểu số cấp huyện đạt <br />
giải ba phần thi chào hỏi; giải <br />
20152016 128 121 94,5 34 26,6 Nhì phần thi hùng biện; 1 giải <br />
Nhì, 2 giải Ba, 3 công nhận <br />
phần thi kiến thức tiếng Việt; <br />
đạt giải ba toàn đoàn.<br />
<br />
01 em được công nhận viết chữ <br />
20162017 136 130 95,6 37 27,2<br />
đẹp cấp huyện<br />
<br />
Thông qua khảo nghiệm, giúp bản thân nắm bắt được một cách chính xác <br />
thực trạng của vấn đề mà đề tài nghiên cứu. Từ đó đưa ra các giải pháp hợp lý <br />
nhất nhằm giải quyết vấn đề; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các giải <br />
pháp để có những điều chỉnh hợp lý trong quá trình thực hiện.<br />
<br />
Đề tài thực hiện đã có tác động tích cực đến ý thức của đội ngũ giáo <br />
viên trong việc giáo dục học sinh dân tộc thiểu số. <br />
<br />
<br />
Dương Thị Huệ – Trường Tiểu học Tây Phong <br />
15<br />
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
<br />
1. Kết luận<br />
<br />
Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển xã hội, <br />
muốn phát triển xã hội phải chăm lo nhân tố con người về thể chất và tinh <br />
thần, nhất là về học vấn, nhận thức về thế giới xung quanh để họ có thể góp <br />
phần xây dựng và cải tạo xã hội. Bác Hồ đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một <br />
dân tộc yếu” bởi không có tri thức, hiểu biết về xã hội, tự nhiên và chính bản <br />
thân mình, con người sẽ luôn lệ thuộc, bất lực trước những thế lực và sức <br />
mạnh cản trở sự phát triển của dân tộc, đất nước mình.<br />
<br />
Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng <br />
đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số nói riêng chúng ta cần:<br />
<br />
Thứ nhất, tham mưu với các cấp lãnh đạo xây dựng, tu sửa cơ sở vật <br />
chất làm cho trường lớp khang trang; đảm bảo điều kiện học sinh có đủ ăn, đủ <br />
mặc, đủ điều kiện học hành.<br />
<br />
Thứ hai, chú trọng bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên <br />
giúp giáo viên bổ sung kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội; tạo điều kiện <br />
để giáo viên an tâm công tác.<br />
<br />
Thứ ba, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận <br />
thức của đồng bào để họ phối hợp đồng bộ với nhà trường trong việc đưa con <br />
em đi học chuyên cần, tham gia học tập tích cực; huy động mọi nguồn lực <br />
chung tay để làm tốt công tác giáo dục.<br />
<br />
Thứ tư, mỗi giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng <br />
công nghệ thông tin; tăng cường tiếng Việt cho học sinh, đa dạng hóa các hình <br />
thức dạy học… <br />
<br />
2. Kiến nghị<br />
<br />
a) Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo<br />
<br />
Tổ chức chuyên đề về các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học <br />
sinh dân tộc thiểu số. <br />
Dương Thị Huệ – Trường Tiểu học Tây Phong <br />
16<br />
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
b) Đối với nhà trường<br />
<br />
Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ <br />
giáo viên, tăng cường tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp để học sinh <br />
được trải nghiệm.<br />
<br />
b) Đối với giáo viên<br />
<br />
Nêu cao vai trò trách nhiệm, luôn có ý thức tự học tự rèn để trau dồi <br />
chuyên môn nghiệp vụ; làm tốt công tác phối kết hợp.<br />
<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong việc chỉ đạo giáo viên <br />
tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số tại <br />
trường Tiểu học Tây Phong. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của <br />
đồng nghiệp để những kinh nghiệm trên được đầy đủ và hoàn thiện hơn.<br />
<br />
Xin trân trọng cảm ơn! <br />
<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Dương Thị Huệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Dương Thị Huệ – Trường Tiểu học Tây Phong <br />
17<br />
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………… <br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
Hiệu trưởng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Dương Thị Huệ – Trường Tiểu học Tây Phong <br />
18<br />
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
STT Tên tài liệu Tác giả<br />
<br />
Hướng dẫn giáo viên về tăng Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ <br />
1<br />
cường tiếng Việt em có hoàn cảnh khó khăn<br />
<br />
Một số biện pháp hỗ trợ học sinh Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ <br />
2 dân tộc thiểu số học môn Tiếng em có hoàn cảnh khó khăn<br />
Việt (Toán) lớp 1,2,3<br />
<br />
Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn Bộ GD&ĐT<br />
3<br />
học <br />
<br />
Một số kinh nghiệm của đồng <br />
4<br />
nghiệp trên internet<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Dương Thị Huệ – Trường Tiểu học Tây Phong <br />
19<br />
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Dương Thị Huệ – Trường Tiểu học Tây Phong <br />
20<br />