“ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời <br />
văn lớp một”<br />
<br />
1. Phần mở đầu:<br />
<br />
1.1.Lý do chọn sáng kiến<br />
<br />
Trong các môn học ở tiểu học thì môn toán có vị trí rất quan trọng vì <br />
Toán với tư cách là một khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới thực, <br />
một hệ thống kiến thức và phương pháp nhận thức cơ bản. Bậc tiểu học <br />
được coi là bậc học nền tảng của cả hệ thống giáo dục, trong đó lớp Một <br />
chính là phần móng của cái nền tảng ấy. Nền móng chắc thì mới đảm bảo <br />
cho phần kiến trúc bên trên được bền vững. Bởi vì môn toán ở lớp 1 mở <br />
đường cho trẻ đi vào thế giới diệu kì của Toán học, rồi mai đây các em lớn <br />
lên sẽ trở thành một bác sĩ giỏi, một nhà giáo, nhà khoa học, trở thành những <br />
người lao động sáng tạo trên mọi lĩnh vực đời sống, sản xuất. Là một giáo <br />
viên dạy lớp 1, tự bản thân tôi nhận thấy môn Toán là một trong những phân <br />
môn có tầm quan trọng đặc biệt, nhất là học sinh lớp 1 lại càng quan trọng <br />
hơn. Môn Toán cung cấp những kiến thức cơ bản về số, những phép tính <br />
trong đại lượng và khái niệm cơ bản về hình học, bên cạnh đó nó còn góp <br />
phần vào phát triển tư duy, khả năng suy luận, phát triển ngôn ngữ, trau dồi <br />
trí nhớ, kích thích cho các em trí tưởng tượng, óc khám phá, hình thành nhân <br />
cách cho các em. Thấy được tầm quan trọng của môn Toán nên tôi đã đi sâu <br />
tìm hiểu, học hỏi và nghiên cứu ra những biện pháp mới để giảng dạy môn <br />
Toán thật tốt giúp học sinh chủ động tiếp thu môn Toán một cách nhẹ nhàng <br />
thông qua hoạt động học tập. Để “học mà chơi chơi mà học”, đó cũng là <br />
nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Tiểu học nói chung và dạy học môn <br />
Toán nói riêng. Mong các em trở thành những con người có ích giúp cho “non <br />
sông Việt Nam trở nên tươi sáng hơn, dân tộc Việt Nam có thể sánh vai với <br />
các cường quộc năm châu” như trích thư của Bác Hồ muôn vàn kính yêu của <br />
chúng ta đã gửi lại. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy và học ở bậc <br />
tiểu học nói chung và ở lớp Một nói riêng luôn là vấn đề thời sự, nó được các <br />
<br />
1<br />
cấp giáo dục từ Trung ương đến cơ sở hết sức quan tâm và đặt lên nhiệm vụ <br />
hàng đầu. Tuy nhiên, để nâng cao được chất lượng dạy và học thì ngoài việc <br />
áp dụng những quan điểm lý luận, những hướng dẫn mang tính định hướng <br />
về nội dung và phương pháp dạy học của các nhà khoa học giáo dục, còn đòi <br />
hỏi người giáo viên trực tiếp đứng lớp luôn phải tự tìm tòi, nghiên cứu và sáng <br />
tạo để không ngừng cải tiến phương pháp dạy – học sao cho vừa phải phù <br />
hợp với đối tượng học sinh ơ từng vùng miền, từng lớp, từng thời điểm…, <br />
vừa phải đạt được những yêu cầu chung được đặt ra về mặt kiến thức. Việc <br />
cải tiến phương pháp dạy học càng đặc biệt cần thiết trong giai đoạn hiện <br />
nay. Là một người giáo viên, bản thân tôi cũng luôn mong muốn góp những <br />
kinh nghiệm nhỏ bé của mình về kiến thức về phương pháp dạy – học của <br />
nền giáo dục nước nhà. Trong phạm vi nhỏ hẹp của đề tài này, tôi muốn đưa <br />
ra để trao đổi với các đồng nghiệp một số kinh nghiệm về “ Một số giải <br />
pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn lớp một” <br />
nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Toán trong nhà trường.<br />
1.2. Điểm mới của sáng kiến<br />
Qua đề tài này, tôi muốn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất <br />
lượng dạy học giải toán có lời văn lớp 1, góp phần nhỏ vào việc tìm ra <br />
phương pháp giúp giáo viên dạy môn Toán cho học sinh lớp 1 được tốt hơn.<br />
Học sinh dễ dàng nhận biết về cấu tạo của một bài toán có lời văn lớp 1. <br />
Cách thực hiện các bước giải bài toán có lời văn: Đọc hiểu phân tích tóm <br />
tắt bài toán. Cách giải toán đơn về thêm (bớt) bằng một phép tính cộng (trừ). <br />
Trình bày bài giải gồm câu lời giải, phép tính, đáp số.<br />
Tìm lời giải phù hợp cho bài toán bằng nhiều cách khác nhau.<br />
2. Phần nội dung<br />
2.1. Thực trạng :<br />
Trong chất lượng môn Toán ở lớp do tôi phụ trách nói riêng và trong toàn <br />
khối Một nói chung còn nhiều hạn chế. Các em thường xuyên sai ở một số <br />
điểm sau: Giải toán có lời văn còn nhầm lẫn hoặc chưa viết được câu lời <br />
giải. Theo tôi có thực trạng trên đây là do những nguyên nhân sau:<br />
<br />
2<br />
Giáo viên chưa thực sự nắm bắt được phương pháp giảng dạy để phát huy <br />
tính tích cực của học sinh. Trình độ học sinh không đồng đều: có em đã được <br />
học qua lớp Mẫu giáo, có em chưa bao giờ biết đến mặt chữ, sách vở trước <br />
khi vào lớp Một; có em chỉ dạy qua một lần, thậm chí chỉ nói sơ qua đã biết, <br />
nhưng cũng không ít học sinh giáo viên dạy đi dạy lại nhiều lần vẫn chưa <br />
hiểu hoặc hiểu rồi lại quên ngay. Xuất phát từ những vấn đề trên và trên cơ <br />
sở thực tiễn học sinh tiểu học, việc giải Toán của các em gặp nhiều khó khăn, <br />
nhiều em đọc bài toán không hiểu ý của bài toán yêu cầu gì, do đó các em hay <br />
bị giải sai. Là một giáo viên, tôi luôn luôn suy nghĩ mình phải làm gì để giúp <br />
học sinh giải toán có lời văn tốt đặc biệt là bài toán hợp, vậy để giúp học sinh <br />
làm tốt thao tác phân tích, tổng hợp bài toán, từ đó các em giải được bài toán <br />
đơn. Trên cơ sở giải được toán đơn các em sẽ giải được bài toán hợp bằng <br />
nhiều cách phân tích bài toán hợp thành bài toán đơn để giải, trong việc tìm kế <br />
hoạch giải toán có nhiều phương pháp nhưng quan trọng nhất, hay vận dụng <br />
nhất là phương pháp tổng hợp do vậy tôi quyết định chọn và nghiên cứu “ <br />
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời <br />
văn lớp một”<br />
2.2. Nội dung<br />
<br />
Trước hết, chúng ta cùng xác định một cách tổng quát về mục tiêu dạy – <br />
học giải bài toán có lời văn môn Toán ở lớp Một. Để học sinh có thể đạt được <br />
những yêu cầu đã đặt ra ở trên không phải là khó nhưng cũng hề dễ nếu giáo <br />
viên không có những cải tiến thích hợp về phương pháp hướng dẫn giải toán <br />
có lời văn cho học sinh lớp Một. Đó cũng chính là điều làm tôi luôn băn khoăn, <br />
trăn trở tìm cách để nâng cao chất lượng dạy – học, nâng dần trình độ tiếp thu <br />
của học sinh. Với thực tế kinh nghiệm giảng dạy lớp một nhiều năm liên tục, <br />
tôi đã có một số biện pháp để khi học xong lớp Một các em biết <br />
<br />
thực hiện giải bài toán có lời văn đạt kết quả cao, tôi đưa ra một số giải <br />
pháp sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
Giải pháp 1: Sử dụng đồ dùng trực quan dạy học giải toán có lời văn của <br />
học sinh lớp 1.<br />
Trong quá trình nghiên cứu, tôi có dự giờ của các giáo viên trong khối và <br />
tham khảo ý kiến của ban giám hiệu cho thấy: Trong giờ dạy Toán : Bài toán <br />
có lời văn, giáo viên thường ngại cho học sinh lấy đồ dùng học môn Toán <br />
không tập trung ngay vào việc sử dụng vì trong bộ thực hành học Toán có rất <br />
nhiều hình ảnh minh hoạ như cam, táo, chim, cá, . . . màu sắc đẹp nên học <br />
sinh rất thích dẫn đến hay nghịch đồ dùng. Phải mất nhiều thời gian ổn dịnh <br />
tổ chức lớp giáo viên mới có thể tiếp tục bài giảng của mình hoặc có sử dụng <br />
nhưng sơ sài trong việc hướng dẫn học sinh đọc đề bài, tìm hiểu đề bài, quan <br />
sát hình minh hoạ, hướng dẫn tóm tắt bài toán. Giáo viên chỉ chú trọng đi sâu <br />
vào phần hướng dẫn học sinh trình bày và giải bài toán. Bên cạnh đó học sinh <br />
luyện giải toán trong bảng con chưa nhiều ,chưa nhận xét kĩ những lỗi sai của <br />
học sinh. Giáo viên chưa giúp đỡ kịp thời những học sinh học chậm tiến bộ.<br />
Tôi đã đưa ra một số các câu hỏi sau:<br />
Trong tiết dạy giải Toán có lời văn thường chú trọng những bước nào? Vì <br />
sao?<br />
Thường sử dụng phương pháp nào trong tiết dạy Toán đó?<br />
Trong quá trình dạy giải Toán có lời văn thường gặp những khó khăn gì?<br />
Học sinh thường mắc những lỗi gì trong bài khi học giải Toán có lời văn?<br />
Cần có cách nào để đổi mới phương pháp dạy học Toán?<br />
Giải pháp 2. Khảo sát kĩ năng học giải Toán có lời văn của học sinh lớp 1.<br />
Tôi đã tìm hiểu và quyết định yêu cầu học sinh làm 1 số yêu cầu sau:<br />
Trả lời các câu hỏi sau: <br />
Em có thích học giải Toán có lời văn không?<br />
Sau khi thầy cô hướng dẫn giải toán có lời văn em thấy mình có thể làm được <br />
bài không?<br />
Khi giải bài toán có lời văn em thường mắc những lỗi gì?<br />
Kết quả: <br />
Thời gian Hs viết HS viết HS viết HS viết <br />
<br />
<br />
4<br />
đúng cả <br />
đúng câu đúng đúng <br />
3 bước<br />
lời giải phép tính đáp số<br />
Trên<br />
Trước khi <br />
thực hiện đề 65% 65% 70%<br />
tài 65%<br />
<br />
Giải pháp 3: Các giai đoạn chuẩn bị học giải toán có lời văn:<br />
Giai đoạn 1: Quan sát tranh, nêu phép tính thích hợp.<br />
Ở giai đoạn đầu tiên này học sinh được thường xuyên làm quen với <br />
dạng toán quan sát tranh nêu phép tính thích hợp. Tôi hiểu đó chính là yêu cầu: <br />
tập biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép tính thích hợp.<br />
Bài đầu tiên rất quan trọng nên tôi cho học sinh quan sát kĩ tranh trên màn <br />
hình hoặc vật thật để học sinh biết được” Có mấy quả bóng? Thêm mấy quả <br />
bóng? Hỏi có tất cả máy quả bóng?”. Sau đó tôi giúp học sinh nêu thành bài <br />
toán đơn với 1 phép tính cộng: “ Hà có 1 quả bóng. Bình có 2 quả bóng. Hỏi <br />
cả hai bạn có mấy quả bóng?”. Cho nhiều học sinh nêu lại bài toán theo ý <br />
hiểu của mình, không bắt buộc phải giống y nguyên bài toán mẫu của cô.<br />
Tôi nhấn mạnh vào từ: “có, thêm, có tất cả” để học sinh dần hiểu được: <br />
“ thêm” có nghĩa là: “cộng” và cụm từ: “ có tất cả” để chắc chắn rằng chúng <br />
ta sẽ thực hiện viết phép tính cộng vào ô trống đó. Tôi cũng không áp đặt học <br />
sinh cứ phải nêu phép tính theo ý giáo viên mà có thể nêu:<br />
1 + 2 = 3 hoặc 2 + 1 = 3<br />
<br />
1 + 2 = 3<br />
Tôi đã hướng dẫn học sinh làm theo đúng mục tiêu của dạng bài tập này <br />
là: Giúp học sinh hình thành kĩ năng biểu thị một tình huống của bài toán bằng <br />
một phép tính tương ứng với mỗi tranh vẽ.<br />
VD: Bài 5( b) . Viết phép tính thích hợp.<br />
Cho học sinh xem tranh, nêu bài toán: Có 1 con thỏ, 1 con thỏ nữa đi đến. Hỏi <br />
có tất cả mấy con thỏ?<br />
<br />
5<br />
Học sinh có thể nêu:<br />
Có 1 con thỏ, 1 con nữa đi đến. Hỏi có tất cả mấy con thỏ?<br />
Học sinh viết: 1 + 1 = 2<br />
VD Bài 4 (b) trang 63. Viết phép tính thích hợp<br />
Có 5 con chim, bay đi 2 con. Hỏi còn lại mấy con chim?<br />
Học sinh viết phép tính: 5 2 = 3<br />
Có tất cả 5 con chim, có 3 con chim đậu trên cành. Hỏi có mấy con chim đã <br />
bay đi ?<br />
VD: Học sinh viết phép tính: 5 3 =2<br />
Có rất nhiều cách để nêu, giải bài, có nhiều kết quả đúng, tôi thường xuyên <br />
khuyến khích học sinh làm như vậy. nhưng với bức tranh của bài 4b trang 63. <br />
Tôi sẽ hướng dẫn để học sinh có thể viết:<br />
5 – 2 = 3 hoặc 5 3 = 2 <br />
để phép tính phù hợp với tình huống của bài toán nêu ra. <br />
Như vậy qua giai đoạn 1 học sinh của tôi đã hình thành tốt kĩ năng khi làm <br />
dạng bài tập như trên. Đó là:<br />
Xem tranh vẽ.<br />
Nêu bài toán bằng lời<br />
Nêu câu trả lời<br />
Điền phép tính thích hợp với tình huống trong tranh.<br />
<br />
Giai đoạn 2: Tuần 16: (Từ tiết 62 trang 87 đến hết tiết 83 trang 113) Từ giai <br />
đoạn này, học sinh không quan sát tranh để nêu phép tính thích hợp nữa mà <br />
chuyển sang: “ Viết phép tính thích hợp” dựa vào tóm tắt bài toán.<br />
Ví dụ: Bài 3( b) trang 90: Có : 7 lá cờ <br />
Bớt đi: 2 lá cờ<br />
<br />
Còn : . . .lá cờ?<br />
Tương tự như ở giai đoạn 1.Tôi tiếp tục cho học sinh đọc nhiều lần tóm <br />
tắt bài toán rồi căn cứ vào thuật ngữ: : “Có, Bớt đi, còn” để tiếp tục hướng <br />
dẫn học sinh “bớt đi” và từ “còn” là chúng ta phải thực hiện phép tính trừ vào <br />
ô trống. <br />
<br />
6<br />
7 2 = 5<br />
Như vậy ở giai đoạn này học sinh đã quen dần với cách nêu bài toán, câu <br />
trả lời bằng miệng. Rèn luyện thành thạo kĩ năng này sẽ rất thuận lợi khi học <br />
sinh bước vào giai đoạn học: “ giải toán có lời văn”<br />
Giai đoạn 3: Từ (tiết 84: bài toán có lời văn) trang 115 đến cuối năm học sinh <br />
chính thức học, rèn luyện giải bài toán có lời văn. <br />
Nhận biết cấu tạo bài toán có lời văn.<br />
Tiết 84: Bài toán có lời văn. Học sinh được học với đề toán chưa hoàn thiện. <br />
Tiếp tục sử dụng kĩ năng quan sát tranh, học sinh đã rất thành thạo ở giai <br />
đoạn 1 vậy nên hoàn thiện nốt đề bài toán là điều không khó đối với học sinh <br />
lớp tôi. Tiếp tục tôi giảng để học sinh nắm chắc một bài toán có lời văn ở lớp <br />
1 gồm 2 phần:<br />
+ Phần cho biết ( Phần cho biết gồm 2 ý: Có . . .bạn, có thêm ….bạn đang đi <br />
tới. Phần hỏi: Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?)<br />
Bài toán có lời văn còn thiếu số và câu hỏi: ( cái đã cho, cái cần tìm)<br />
Gồm 4 bài toán có yêu cầu khác nhau.<br />
VD: Bài 1 ( trang 115).Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán.<br />
Bài toán : Có …bạn, có thêm… bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu <br />
bạn ?<br />
Bài 2:<br />
Bài toán : Có … con thỏ , có thêm … con thỏ đang chạy tới. Hỏi có tất cả bao <br />
nhiêu con thỏ ?<br />
* Bài toán còn thiếu câu hỏi ( cái cần tìm)<br />
Bài 3 Viết tiếp câu hỏi để có bài toán.<br />
Bài toán : Có 1 gà mẹ và có 7 gà con. <br />
Hỏi ………………………………………………….?<br />
* Bài toán còn thiếu cả số cả câu hỏi ( cái đã cho và cái cần tìm)<br />
Bài 4.<br />
Bài toán : Có … con chim đậu trên cành, có thêm….con chim bay đến. <br />
7<br />
Hỏi ………………………………………………….?<br />
Dạy dạng toán này tôi phải xác định làm thế nào giúp các em điền đủ được <br />
các dữ kiện (cái đã cho và cái cần tìm) còn thiếu của bài toán và bước đầu các <br />
em hiểu được bài toán có lời văn là phải đủ các dữ kiện; đâu là cái đã cho và <br />
đâu là cái cần tìm.<br />
Bước 1: GV đặt câu hỏi HS trả lời và điền số còn thiếu vào chỗ chấm để <br />
có bài toán. Giáo viên kết hợp dùng phấn màu ghi số còn thiếu vào bài toán <br />
mẫu trên bảng lớp.<br />
Bước 2: Hướng dẫn các em xác định cái đã cho và cái cần tìm. (dữ kiện và <br />
yêu cầu bài toán). Dùng phấn màu gạch chân dữ kiện và từ quan trọng (tất cả) <br />
của bài toán.<br />
Sau khi hoàn thành 4 bài toán giáo viên nên cho các em đọc lại và xác định <br />
bài 1 và bài 2 thiếu cái đã cho; bài 3 thiếu cái cần tìm; bài 4 thiếu cả cái đã cho <br />
và cái cần tìm. Qua đó giúp các em hiều được đây là dạng toán có lời văn phải <br />
có đủ dữ kiện.<br />
b.Quy trình giải toán có lời văn.<br />
Gồm các bước:<br />
Tìm hiểu bài toán.<br />
Tóm tắt bài toán.<br />
Giải bài toán.( gồm 3 phần: câu lời giải, phép tính, đáp số).<br />
Ví dụ: Dạy bài: Giải bài toán có lời văn<br />
Bài 1 trang 151: Lan gấp được 14 cái thuyền, Lan cho bạn 4 cái thuyền. Hỏi <br />
lan còn bao nhiêu cái thuyền?<br />
Bước 1: Tìm hiểu bài: Tôi yêu cầu học sinh<br />
Đọc bài toán.<br />
Đặt câu hỏi tìm hiểu bài.<br />
+ Bài toán cho biết gì? (Lan gấp được 14 cái thuyền ) <br />
+ Bài toán còn cho biết gì nữa? (Lan cho bạn 4 cái thuyền) <br />
+ Bài toán yêu cầu tìm gì? ( Lan còn lại bao nhiêu cái thuyền) <br />
<br />
<br />
8<br />
Tôi gạch chân dữ kiện, yêu cầu của bài toán.<br />
Bước 2: Tóm tắt bài toán.<br />
Tôi hướng dẫn để học sinh hoàn thiện tóm tắt của bài toán. Lúc này học <br />
sinh chỉ cần dựa vào bài toán cho biết gì và bài toán hỏi gì là đã hoàn thiện tóm <br />
tắt.<br />
Có : 14 cái thuyền<br />
Cho bạn: 4 cái thuyền<br />
Còn lại : … cái thuyền?<br />
Yêu cầu học sinh đọc lại tóm tắt.<br />
Bước 3: Giải bài toán.<br />
Có thể lồng câu lời giải vào trong tóm tắt để dựa vào đó học sinh dễ viết <br />
câu lời giải hơn. Chẳng hạn dựa vào dòng cuối tóm tắt học sinh có thể viết <br />
ngay câu lời giải với nhiều cách khác nhau chứ không bắt buộc học sinh phải <br />
viết theo một kiểu. Tôi có thể hướng dẫn các em viết câu lời giải theo 1 số <br />
cách sau: <br />
Cách 1: Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu (Hỏi) và cuối (bao <br />
nhiêu cái thuyền?) để có câu lời giải: “ Lan còn :” hoặc thêm từ là để có câu <br />
lời giải Lan còn số cái thuyền là:”<br />
Cách 2: Đưa từ “ cái thuyền” ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ “Hỏi” và <br />
thêm từ Số (ở đầu câu), là ở cuối câu để có “ Số cái thuyền Lan còn lại là:”<br />
Cách 3: Dựa vào dòng cuối cùng của câu tóm tắt coi đó là “từ khoá” của câu <br />
lời giải rồi thêm thắt chút ít. Vídụ: Từ dòng cuối của tóm tắt “ Lan còn bao <br />
nhiêu cái thuyền?”. Học sinh viết câu lời giải: Còn lại là:”.<br />
Cách 4: Giáo viên nêu miệng câu hỏi: “ Hỏi còn lại bao nhiêu cái thuyền?” để <br />
học sinh trả lời miệng: “ Lan còn lại là” rồi chèn phép tính vào để có cả bước <br />
giải (gồm câu lời giải và phép tính):<br />
Lan còn lại là:<br />
14 4 = 10 (cái thuyền)<br />
Cách 5: Sau khi học sinh tính xong: 14 4 = 10 (cái thuyền)<br />
<br />
9<br />
. Giáo viên chỉ vào 10 rồi hỏi: “ 10 cái thuyền này là của ai? ” ( số cái thuyền <br />
của Lan còn lại). Từ câu trả lời của học sinh ta giúp các em chỉnh sửa thành <br />
câu lời giải: “ Số cái thuyền của Lan còn lại là”. Vậy là có rất nhiều câu lời <br />
giải khác nhau. Tiếp tục hướng dẫn học sinh viết các phép tính.<br />
Tôi nêu tiếp: “Muốn biết Lan còn lại mấy cái thuyền ta làm tính gì? (tính <br />
trừ); Mấy cộng với mấy? (14 – 4 = 10) Ti ếp t ục tôi gợi ý để học sinh nêu <br />
tiếp “ 10 này là 10 cái thuyền) nên ta viết “ cái thuyền” vào dấu ngoặc đơn: <br />
14 – 4 = 10 ( cái thuyền). Để bài toán đầy đủ các bước giáo viên hướng dẫn <br />
các em viết đáp số.<br />
Không phải ngay từ đầu học sinh đã quen với cách giải này, để giúp học <br />
sinh nắm vững các bước giải tương tự để học sinh được luyện tập thành <br />
thạo. Đối với các bài toán luyện tập chung nhằm củng cố kiến thức về giải <br />
giải toán có lời văn. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh vận dụng mô hình <br />
trường học mới mức 1. Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm, nhóm tưởng <br />
điều hành nhóm đọc, phân tích bài toán theo nhóm và thực hành giải bài toán cá <br />
nhân. Sau hoạt động cá nhân, chia sẻ cặp đôi và nhóm huy động kết quả <br />
chung thống nhất kết quả và hoạt động chung cả lớp. <br />
<br />
<br />
<br />
3. Phần kết luận<br />
<br />
3.1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến. <br />
<br />
Để có được kinh nghiệm dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1, <br />
người giáo viên phải dày công nghiên cứu tài liệu và theo dõi HS qua quá trình <br />
dạy học, nắm bất được điểm yếu của HS để tập trung khắc phục. Có như <br />
vậy mới đạt được đích của việc đổi mới phương pháp dạy học.<br />
Mặt khác, giáo viên tạo bầu không khí vui tươi, sôi nổi để học sinh luôn <br />
được: Học mà chơi chơi mà học. Như vậy trẻ sẽ nhớ lâu, làm đúng, làm <br />
nhanh những bài học trên lớp. Người giáo viên càng vận dụng linh hoạt, sáng <br />
tạo, sử dụng các phương pháp dạy học thích hợp, các hình thức tổ chức dạy <br />
học và hấp dẫn phù hợp với từng đối tượng học sinh, gây hứng thú tích cực <br />
<br />
<br />
10<br />
học tập cho các em. Tạo điều kiện thuận lợi cho các em chủ động sáng tạo <br />
vận dụng hết khả năng lực trí tuệ của mình khi học toán. <br />
Giáo viên cần có sự phối hợp hài hoà các phương pháp dạy học mới, tạo cho <br />
học sinh tham gia vào bài học bằng nhiều cách và nhiều mức độ khác nhau.<br />
<br />
<br />
Kết quả thực hiện: <br />
HS viết <br />
Hs viết HS viết HS viết <br />
đúng cả <br />
Thời gian đúng câu đúng đúng đáp <br />
3 bước<br />
lời giải phép tính số<br />
trên<br />
Sau khi<br />
thực hiện đề 98% 100% 98%<br />
tài 98%<br />
<br />
Tuy nhiên việc làm đó không chỉ dừng lại một thời gian nhất định mà còn <br />
là một quá trình rèn luyện lâu dài. Bản thân tôi tin tưởng rằng với các giải <br />
pháp này chất lượng và hiệu quả dạy học không những đối với lớp 1 mà còn <br />
đối với lớp học bậc tiểu học ngày càng được nâng cao hơn, góp phần vào <br />
việc đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn mới hiện nay.<br />
3.2. Những kiến nghị, đề xuất.<br />
<br />
Trên đây là ý kiến của bản thân về Một số giải pháp nhằm nâng cao chất <br />
lượng dạy học giải toán có lời văn lớp một”, rất mong bạn đọc đóng góp ý <br />
kiến.<br />
Xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />