SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH<br />
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG THÚY<br />
----------<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BÁO CÁO SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
ĐỀ TÀI : <br />
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỂ LỰC VÀ <br />
HIỆU QUẢ LUYỆN TẬP MÔN CẦU LÔNG CHO<br />
HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: TRẦN THỊ HỒNG TÍNH <br />
Trình độ chuyên môn: cử nhân sư phạm GDTC<br />
Chức vụ: Giáo viên<br />
Nơi công tác: Trường THPT Nguyễn Trường Thúy<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Xuân Trường, tháng 6 năm 2016<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH<br />
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG THÚY<br />
----------<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BÁO CÁO SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ĐỀ TÀI : <br />
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỂ LỰC VÀ <br />
HIỆU QUẢ LUYỆN TẬP MÔN CẦU LÔNG CHO<br />
HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: TRẦN THỊ HỒNG TÍNH <br />
Trình độ chuyên môn: cử nhân sư phạm GDTC<br />
Chức vụ: Giáo viên<br />
Nơi công tác: Trường THPT Nguyễn Trường Thúy<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Xuân Trường, tháng 6 năm 2016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp nhằm phát triển thể lực và hiệu quả luyện <br />
tập môn Cầu lông cho học sinh lớp 10 trường THPT<br />
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: g i ả n g d ạ y m ô n t h ể d ụ c<br />
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: <br />
Từ ngày 25 tháng 08 năm 2015 đến ngày 28 tháng 05 năm 2016<br />
4. Tác giả: <br />
Họ và tên: Trần Thị Hồng Tính<br />
Năm sinh: 1980<br />
Nơi thường trú: Xuân Trường – Nam Định<br />
Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm GDTC<br />
Chức vụ công tác: Giáo viên<br />
Nơi làm việc: Trường THPT Nguyễn Trường Thúy<br />
Điện thoại: 0918094727<br />
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 70%<br />
5. Đồng tác giả (nếu có): Không<br />
Họ và tên: ..........................................................<br />
Năm sinh: ..........................................................<br />
Nơi thường trú: ...................................................<br />
Trình độ chuyên môn:..................................................<br />
Chức vụ công tác: ...............................................<br />
Nơi làm việc:..........................................................<br />
Điện thoại: ........................................................<br />
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: …….%<br />
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: <br />
Tên đơn vị: Trường THPT Nguyễn Trường Thúy<br />
Địa chỉ: Thọ Nghiệp – Xuân Trường – Nam Định<br />
Điện thoại: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
A. Lý do chọn đề tài<br />
(Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến):<br />
Trong những năm gần đây phong trào Cầu lông phát triển mạnh mẽ không chỉ ở <br />
thành phố mà còn phát triển ở các vùng nông thôn. Đặc biệt phát triển mạnh vào <br />
những năm ngành GD ĐT đưa môn Cầu lông thành môn học bắt buộc đối với các <br />
khối lớp không những tăng được hứng thú tập luyện cho tiết học môn Thể dục <br />
đồng thời gây hưng phấn say mê cho học sinh các em không bị nhàm chán, tập <br />
luyện chuyên cần hơn, tích cực hơn kết quả học tập và rèn luyện tiến bộ rõ rệt.<br />
Để đáp ứng với sự phát triển của xã hội xã hội công nghệ đòi hỏi người thầy <br />
phải thật sự chuẩn mực về tư cách, nhà giáo, vừa phải chuẩn mực về kiến thức, <br />
kỹ năng. Đạt được vấn đề này người giáo viên môn giáo dục thể chất phải không <br />
ngừng trau dồi kiến thức, thường xuyên rèn luyện thể lực, kỹ chiến thuật để đáp <br />
ứng với những tiến bộ kĩ thuật của người học và đạt được chuẩn mực như chỉ thị <br />
36CT/TW của ban bí thư Trung ương Đảng khoá VIII về: “Công tác TDTT trong <br />
tình hình mới, ghi rõ: “phải phấn đấu đạt được các mục tiêu về giáo dục thể chất <br />
trong trường học, đồng thời cần kiện toàn hệ thống đào tạo Cán bộ giáo viên, <br />
huấn luyện viên, vận động viên trẻ…”<br />
Xét cho đúng mức phong trào Cầu lông ở Nam Định cũng như toàn quốc cũng <br />
chỉ phát triển mang tính chất tự phát mặc dù phong trào Cầu lông đang phát triển <br />
rộng khắp từ nông thôn đến thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi. Xong thực tế <br />
chỉ dừng lại mang tính chất phong trào. Chúng ta có vận động viên đỉnh cao được <br />
xếp hạng 30 thế giới. Đất nước có những địa phương có đội tuyển mạnh nhưng <br />
không đồng đều giữa các tỉnh như: Bắc Giang, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ <br />
vv…<br />
Quan sát ở một số trận đấu trong khuôn khổ quốc gia, Hội khoẻ Phù Đổng cấp <br />
Tỉnh, cấp Huyện. Qua tiếp xúc với các HLV, các nhà chuyên môn thì tất cả đều <br />
thừa nhận rằng: “Các VĐV, Học sinh, Sinh viên của chúng ta thi đấu chưa đạt hiệu <br />
quả cao là do thể lực còn yếu, kỹ chiến thuật còn chưa hợp lý, chưa đáp ứng được <br />
với những trận đấu kéo dài, căng thẳng tầm cỡ khu vực”.<br />
Mặt khác khi áp dụng chương trình thay Sách Giáo Khoa sau 8 năm triển khai <br />
một số bất cập thể hiện rõ gây khó khăn cho người dạy và người học ( những vấn <br />
đề này tôi sẽ trình bày cụ thể ở phần nội dung).<br />
Yếu tố thể lực hay nói một cách khác đưa các bài tập bổ trợ phát triển thể lực <br />
vào trong giờ học môn Cầu lông từ lớp 10 là một yếu tố cần thiết và rất quan <br />
trọng trong việc nâng cao thể lực chuyên môn từ đó học sinh mới có thể đáp ứng <br />
được các yếu tố kỹ chiến thuật mà chương trình SGK đã bắt buộc.<br />
Là một giáo viên thể chất rất có tâm huyết với nghề nghiệp, tôi mạnh dạn <br />
khẳng định chương trình thay SGK cho 3 khối hiện tại chưa thật chuẩn (Tôi đã góp <br />
ý theo từng năm học) . Song phân phối chương trình và SGK là pháp lệnh. Do vậy <br />
tìm được phương án tối ưu để mang lại hiệu quả tập luyện cho học sinh là một <br />
vấn đề cần làm, một việc làm thiết thực. Tìm ra được những nguyên nhân tồn tại, <br />
yếu kém, bất hợp lý mạnh dạn nói ra để đem lại hiệu quả cũng là việc cần làm, <br />
cần nghiên cứu. Do vậy tôi cần trao đổi với đồng nghiệp những tâm tư cá nhân <br />
vấn đề nảy sinh trong quá trình giảng dạy để mọi người cùng nghiên cứu. Đó cũng <br />
5<br />
là lý do tôi chọn viết đề tài: “Một số giải pháp nhằm phát triển thể lực và hiệu <br />
quả luyện tập môn Cầu lông cho học sinh lớp 10 trường THPT” làm đề tài <br />
sáng kiến kinh nghiệm. Bởi môn Cầu lông là một nội dung thi đấu thường xuyên <br />
trong các năm học, đồng thời môn Cầu lông chiếm một vị trí quan trọng kể cả về <br />
giáo dục toàn diện cũng như nâng cao thể lực chung cho học sinh, nó cũng góp một <br />
phần thành tích vào thành tích giáo dục chung của nhà trường phổ thông, các em <br />
học sinh cũng có cơ hội được phát triển toàn diện về các tố chất thể lực bên cạnh <br />
đó môn Cầu lông là hoạt động vận động giúp các em phát triển cân đối hình thái <br />
chức năng cơ thể học sinh theo lứa tuổi, hình thành và hoàn thiện cho học sinh <br />
những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản, góp phần nâng cao thành tích tập luyện <br />
thể thao nói chung, qua đó nâng cao thành tích môn Cầu lông nói riêng, nhằm đạt <br />
thành tích đáng kể bắt kịp với thành tích thể thao chung toàn tỉnh hiện nay. <br />
Vậy để nâng cao thể lực và hiệu quả tập luyện môn Cầu lông cho học sinh <br />
lớp 10 trường THPT Nguyễn Trường Thúy , tôi sẽ trình bày trong sáng kiến kinh <br />
nghiệm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
B. NỘI DUNG CHÍNH – NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN<br />
<br />
I. Mục tiêu, vị trí, tác dụng và những khó khăn của việc dạy học môn Cầu lông <br />
đối với học sinh lớp 10:<br />
<br />
1. Mục tiêu dạy học:<br />
Đối với mục tiêu dạy học môn Cầu lông cho học sinh khối 10 theo chương trình <br />
sách giáo khoa mới là: <br />
Biết cách thực hiện cơ bản đúng kỹ thuật: Tư thế chuẩn bị; cách cầm vợt, cầm <br />
cầu; đánh cầu thấp thuận tay; đánh cầu thấp trái tay; phát cầu cao – sâu thuận tay; <br />
phát cầu thấp gần thuận tay<br />
Hiểu một số điểm trong Luật Cầu lông.<br />
Biết vận dụng những hiểu biết về luật khi luyện tập, thi đấu.<br />
Phát triển thể lực chung và khả năng khéo léo.<br />
Với những mục tiêu nêu trên được gói gọn trong quy định là 6 tiết trong một năm <br />
học, thực hiện theo phân phối chương trình chung của sở hoặc kế hoạch của tổ <br />
nhóm trong trường nhưng cũng chỉ có thời lượng là 6 tiết theo quy định. Thông <br />
thường môn Cầu lông được bố trí học ghép với một môn thể thao khác cùng với <br />
Chạy bền, đây cũng là một trong những hình thức đổi mới dạy học của bộ môn thể <br />
dục nói chung, , nội dung, phương pháp đến phương tiện giáo dục, đánh giá chất <br />
lượng giáo dục, kể cả việc đổi mới cách xây dựng chương trình và những hoạt <br />
động quản lý của quá trình này cũng nhằm mục tiêu phát triển thể lực và hiệu quả <br />
luyện tập môn Cầu lông cho học sinh.<br />
<br />
2. Vị trí của môn Cầu lông:<br />
Với đặc trưng cơ bản của môn Cầu lông là thi đấu chính vì vậy môn thể thao này <br />
đang được phát triển mạnh trên thế giới nói chung và trong nước nói riêng mục <br />
đích là mở rộng phong trào, nâng cao thành tích thể thao, ở Việt Nam Cầu lông <br />
chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động văn hóa TDTT quần chúng nhân dân <br />
lao động, được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm phát triển. <br />
Cầu lông được đưa vào thi đấu chính thức tại Đại hội TDTT toàn quốc, Hội khỏe <br />
Phù Đổng toàn quốc. trước tình hình thực tế và nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn <br />
mới của bộ môn thể dục nói chung và môn Cầu lông nói riêng trong trường phổ <br />
thông đòi hỏi giáo viên phải có những giải pháp cụ thể thiết thực để đáp ứng với <br />
nhu cầu thực tế hiện tại.<br />
<br />
3. Tác dụng của tập luyện và thi đấu Cầu lông:<br />
Cầu lông là môn thể thao được đa số các em học sinh yêu thích và tham gia tập <br />
luyện, thi đấu. Với dụng cụ, sân bãi tập luyện và thi đấu đơn giản phù hợp với <br />
mọi lứa tuổi, giới tính, mọi tầng lớp nhân dân lao động.<br />
Đối với học sinh tập luyện và thi đấu Cầu lông có tác dụng phát triển toàn diện các <br />
năng lực thể chất, tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo và <br />
các năng lực chuyên môn để nâng cao thành tích Cầu lông, rèn luyện các phẩm chất <br />
<br />
7<br />
đạo đức tâm lý nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, có thái độ đúng đắn với <br />
lao động.<br />
<br />
4. Những khó khăn bất cập khi giảng dạy môn Cầu lông.<br />
Khó khăn về trình độ học sinh không đồng đều.<br />
Về giới tính cũng là một vấn đề lớn trong việc học tập và tiếp thu kỹ chiến thuật.<br />
Thời lượng học trên lớp ít số lần HS được tiếp xúc, sửa sai kĩ thuật rất ít.<br />
Kỹ thuật một số động tác quá khó trong khi đó học sinh là đối tượng mới tập mới <br />
học gây ra cho học sinh tiếp thu động tác một cách thụ động, không hứng thú, tập <br />
luyện động tác.<br />
Cơ sở vật chất còn quá nghèo nàn ở các Trường THPT nông thôn: không có nhà <br />
tập, đầu tư cho tập luyện chi phí thấp. Vợt, Cầu sử dụng đều là trang bị rẻ tiền <br />
ảnh hưởng đến kỹ thuật động tác.<br />
Trong phân phối chương trình thường 1 tiết Thể dục ghép từ 02 đến 03 nội dung. <br />
Phần khởi động của giáo viên khởi động chuyên môn. Riêng phần Cầu lông khởi <br />
động chuyên môn thường bỏ qua không thể hiện trên giáo án.<br />
Trình độ kĩ thuật về môn Cầu lông giữa các thầy với các thầy, các thầy với các <br />
cô giảng dạy môn thể cũng chênh lệch gây ra sự khó khăn cho việc tiếp thu kỹ <br />
thuật của học sinh.<br />
<br />
II. Thực trạng giảng dạy môn Cầu lông hiện nay và một số giải pháp nhằm <br />
phát triển thể lực và hiệu quả luyện tập môn Cầu lông cho học sinh lớp <br />
10.<br />
<br />
1. Thực trạng giảng dạy môn Cầu lông:<br />
Trong chương trình giảng dạy môn Cầu lông ở trường THPT từ lớp 10 đến lớp <br />
12 các em chỉ được học các kỹ thuật của môn Cầu lông chứ các em không được <br />
trang bị thể lực . Nếu người giáo viên không đưa các bài tập bổ trợ vào để giảng <br />
dạy mà chỉ thực hiện các bài tập trong yêu cầu của PPCT và các bài tập hướng dẫn <br />
trong SGK thì :<br />
Thứ nhất : HS chỉ biết được kỹ thuật cơ bản chứ khi áp dụng kỹ thuật đó vào <br />
thi đấu thì không thực hiện được vì thiếu thể lực di chuyển chậm, lực cổ tay <br />
không đủ để đánh đường cầu đúng yêu cầu. <br />
Thứ hai : Yêu cầu của chương trình mới thay sách giáo khoa chủ yếu các em <br />
phát triển thể lực là chính .<br />
Thứ ba : Nếu không củng cố thể lực chuyên môn cho các em nội dung học lặp <br />
lại nhiều lần thể lực chuyên môn của người học yếu dẫn đến người học bị sớm <br />
mệt mỏi nhàm chán thiếu hứng thú tập luyện.<br />
Với phong trào Cầu lông rộng khắp như bây giờ việc tiếp thu một vài kỹ thuật <br />
động tác đánh cầu hay kỹ thuật di chuyển đối với các em học sinh lứa tuổi này là <br />
không khó. Để các em phát triển thêm về thể lực, cũng như có điều kiện để phát <br />
triển kỹ thuật động tác đánh cầu, kỹ thuật di chuyển từ kỹ năng đến kỹ xảo thì <br />
yêu cầu người giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi, đầu tư vào giờ dạy một cách <br />
<br />
8<br />
công phu và đưa các bài tập mới cho các em tập luyện, tránh tập đi tập lại một vài <br />
động tác gây nhàm chán cho các em và gây mất hứng thú về học môn Cầu lông của <br />
các em. Khi đó giờ dạy của giáo viên mới có chất lượng cao, học sinh tích cực tự <br />
giác hơn trong học tập cũng như trong tập luyện. Từ đó chúng ta thực hiện được <br />
mục đích cơ bản là giáo dục sức khoẻ cho học sinh, phát triển thể lực chuyên môn <br />
là nền tảng cho phát triển môn thể thao được nhiều người ưa thích có thành tích <br />
cao hơn. <br />
<br />
2. Giải pháp thực hiện các bài tập bổ trợ vào giờ học Cầu lông để phát <br />
triển thể lực chuyên môn môn Cầu lông.<br />
2.1. Xây dựng kế hoạch giảng dạy và luyện tập môn Cầu Lông phù hợp với <br />
thực tế nhà trường và đối tượng học sinh.<br />
Ý nghĩa , nhiệm vụ của công tác lập kế hoạch<br />
Ý nghĩa<br />
Lập kế hoạch là một trong những điều kiện quan trọng nhất đảm bảo sự phát <br />
triển liên tục và giải quyết các nhiệm vụ cơ bản của công tác giảng dạy và luyện <br />
tập, góp phần nâng cao hiệu qủa của 2 quá trình này.<br />
Lập kế hoạch là quá trình xác định phương hướng chuẩn bị phương tiện cho công <br />
tác giảng dạy và tập luyện nhờ đó mà giáo viên có thể dễ dàng thực hiện và điều <br />
chỉnh quá trình giảng dạy, luyện tập cho phù hợp với đối tượng.<br />
Nhiệm vụ yêu cầu<br />
Nhiệm vụ cơ bản của công tác lập kế hoạch là xác định mục đích, yêu cầu, <br />
nhiệm vụ và chương trình luyện tập cho đối tượng khác nhau, trong đó bao gồm cả <br />
nội dung, phương pháp, biện pháp phục vụ cho công tác giảng dạy và huấn luyện.<br />
Yêu cầu khi lập kế hoạch là:<br />
Tính toán các nhiệm vụ cụ thể của kế hoạch và dự kiến các điều kiện về <br />
phương tiện, phương pháp đảm bảo thực hiện tốt các kế hoạch đặt ra.<br />
Khi xây dựng kế hoạch phải đảm bảo tính cụ thể, tính khả thi vì kế hoach giảng <br />
dạy và luyện tập xây dựng lên không phải chỉ là hình thức trên giấy, mà phải được <br />
áp dụng vào thực tiễn với những đối tượng cụ thể.<br />
Đảm bảo tính kế thừa khi lập kế hoạch thể hiện ở việc phát huy những ưu <br />
điểm khắc phục nhược điểm của kế hoạc trước, đồng thời bảo đảm tính liên tục, <br />
logic trong các giai đoạn, thời kì khác nhau.<br />
Căn cứ vào phân phối chương trình dạy học bộ môn theo quy định từ đó giáo viên <br />
lập kế hoach cụ thể cho các tiết học phù hợp với đối tượng giảng dạy.<br />
Phân phối chương trình học môn Cầu lông lớp 10 theo quy định.<br />
<br />
Cầu lông Học + Giới thiệu về môn cầu lông.<br />
+ Các tư thế chuẩn bị cơ bản, cách cầm vợt, <br />
cầm cầu.<br />
Tiết 16<br />
Thể thao tự + Một số trò chơi xây dựng cảm giác cầu do <br />
chọn: GV tự chọn<br />
( TTTC) + Thực hiện kế hoạch dạy học của GV.<br />
9<br />
Cầu lông Ôn + Các tư thế chuẩn bị cơ bản, cách cầm vợt, <br />
cầm cầu.<br />
+ Một số trò chơi xây dựng cảm giác cầu do <br />
Tiết 17<br />
GV tự chọn<br />
TTTC: + Thực hiện kế hoạch dạy học của GV.<br />
Chạy bền + Luyện tập trên địa hình tự nhiên.<br />
Cầu lông Ôn + Các tư thế chuẩn bị cơ bản, cách cầm vợt, <br />
Học cầm cầu.<br />
Tiết 18<br />
+ Kĩ thuật di chuyển đơn bước; kĩ thuật đánh <br />
cầu thấp thuận tay, thấp trái tay<br />
TTTC: + Thực hiện kế hoạch dạy học của GV.<br />
Chạy bền + Luyện tập trên địa hình tự nhiên.<br />
Cầu lông Ôn + Kĩ thuật di chuyển đơn bước kết hợp với kĩ <br />
thuật đánh cầu thấp thuận tay, thấp trái tay<br />
Tiết 19<br />
TTTC: + Thực hiện kế hoạch dạy học của GV.<br />
Chạy bền + Luyện tập trên địa hình tự nhiên.<br />
Cầu lông Ôn + Kĩ thuật di chuyển đơn bước kết hợp với kĩ <br />
thuật đánh cầu thấp thuận tay, thấp trái tay<br />
Học + Kĩ thuật di chuyển đa bước kết hợp với đánh <br />
Tiết 20<br />
cầu thấp thuận tay, thấp trái tay.<br />
TTTC: + Thực hiện kế hoạch dạy học của GV.<br />
Chạy bền + Luyện tập trên địa hình tự nhiên.<br />
Cầu lông Ôn + Kĩ thuật di chuyển đa bước kết hợp với đánh <br />
cầu thấp thuận tay, thấp trái tay.<br />
Tiết 21<br />
TTTC: + Thực hiện kế hoạch dạy học của GV.<br />
Chạy bền + Luyện tập trên địa hình tự nhiên.<br />
Cầu lông Ôn + Kĩ thuật di chuyển đa bước kết hợp với đánh <br />
cầu thấp thuận tay, thấp trái tay.<br />
Tiết 22 Học + Kĩ thuật phát cầu thuận tay<br />
TTTC: + Thực hiện kế hoạch dạy học của GV.<br />
Chạy bền + Luyện tập trên địa hình tự nhiên.<br />
Cầu lông Ôn + Kĩ thuật phát cầu thuận tay và một số kĩ <br />
thuật đã học do GV tự chọn.<br />
Học + Một số chiến thuật đánh đơn.<br />
Tiết 23 + Đấu tập<br />
<br />
<br />
TTTC: + Thực hiện kế hoạch dạy học của GV.<br />
Chạy bền + Luyện tập trên địa hình tự nhiên.<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
Cầu lông Ôn + Kĩ thuật đánh cầu thấp tay kết hợp với các kĩ <br />
thuật di chuyển đã học và một số kĩ thuật đã <br />
học do GV tự chọn.<br />
Tiết 24 + Một số chiến thuật đánh đơn.<br />
+ Đấu tập<br />
TTTC: + Thực hiện kế hoạch dạy học của GV.<br />
Chạy bền + Luyện tập trên địa hình tự nhiên.<br />
Cầu lông Ôn + Kĩ thuật đánh cầu thấp tay kết hợp với các kĩ <br />
thuật di chuyển đã học.<br />
+ Giới thiệu một số điều luật cơ bản về cầu <br />
Tiết 25<br />
lông<br />
TTTC: + Thực hiện kế hoạch dạy học của GV.<br />
Chạy bền + Luyện tập trên địa hình tự nhiên.<br />
Cầu lông Ôn + Kĩ thuật đánh cầu thấp tay kết hợp với các kĩ <br />
thuật di chuyển đã học.<br />
Tiết 26 ( Chuẩn bị kiểm tra )<br />
TTTC: + Thực hiện kế hoạch dạy học của GV.<br />
Chạy bền + Luyện tập trên địa hình tự nhiên.<br />
Kiểm tra Cầu lông<br />
Tiết 27<br />
Từ phân phối chương trình trên tôi lập kế hoach cụ thể cho từng tiết học <br />
của học sinh lớp 10<br />
<br />
Chủ <br />
Thứ đề <br />
môn Số thứ tự tiết theo <br />
tự <br />
học, PPCT chi tiết Định hướng các NL cần phát triển cho HS<br />
tiết <br />
chủ đề <br />
dạy liên <br />
môn<br />
Tiết Cầu Học + Giới thiệu về Giới thiệu tác dụng của tập luyện cầu <br />
16 lông môn cầu lông. lông, học cách cầm cầu, cầm vợt và tư <br />
+ Các tư thế chuẩn thế chuẩn bị , chơi một số trò chơi làm <br />
Thể bị cơ bản, cách cầm quen với cầu:: Ném cầu xa<br />
thao tự vợt, cầm cầu. Giới thiệu cho h/s về môn bóng chuyền , <br />
chọn: + Một số trò chơi các động tác khởi động chung và khởi <br />
( TTT xây dựng cảm giác động chuyên môn học tư thế chuẩn bị , <br />
C) cầu do GV tự chọn hình thành động tác để thực hiện tốt bài <br />
+ Thực hiện kế tập . <br />
hoạch dạy học của Chạy bền: luyện tập chạy bền trên dịa <br />
GV. hình tự nhiên .<br />
Yêu cầu : Biết cách khởi động với bóng, <br />
11<br />
tư thế chuẩn bị, có sự nỗ lực ý chí hoàn <br />
thành bài tập chạy bền ,có sự tăng thể lực <br />
nhất là sức bền, <br />
Biết cách cầm cầu, cầm vợt đúng, thực <br />
hiện được tư thế chuẩn bị, một số trò <br />
chơi làm quen với cầu.<br />
Đảm bảo an toàn trong tập luyện. <br />
<br />
Cầu Ôn + Các tư thế <br />
Biết tư thế chuẩn bị, kỹ thuật di <br />
lông chuẩn bị cơ bản, <br />
chuyển ,bước đầu hình thành một số bài <br />
cách cầm vợt, cầm <br />
tập làm quen với cầu , chơi một số trò <br />
cầu.<br />
chơi làm quen với cầu:: Ném cầu xa, lắc <br />
TTTC: + Một số trò chơi <br />
cổ tay<br />
Tiết Chạy xây dựng cảm giác <br />
Bước đầu biết di chuyển, có sự nỗ lực ý <br />
17 bền cầu do GV tự chọn<br />
chí hoàn thành bài tập chạy bền ,có sự <br />
+ Thực hiện kế <br />
tăng thể lực nhất là sức bền, sức nhanh và <br />
hoạch dạy học của <br />
khéo léo . <br />
GV.<br />
Đảm bảo an toàn trong luyện tập .<br />
+ Luyện tập trên địa <br />
hình tự nhiên.<br />
Cầu Ôn + Các tư thế <br />
Nắm và thực hiện được phối hợp di <br />
lông chuẩn bị cơ bản, <br />
chuyển đơn bước đánh cầu thuận tay, trái <br />
cách cầm vợt, cầm <br />
tay, có sự tăng thể lực .<br />
cầu.<br />
Các bài tập di chuyển ngang , di chuyển <br />
Học + Kĩ thuật di <br />
tiến lùi, chạy về các góc sân<br />
TTTC: chuyển đơn bước; kĩ <br />
Biết tư thế chuẩn bị, kỹ thuật di chuyển <br />
Tiết Chạy thuật đánh cầu thấp <br />
,bước đầu hình thành một số bài tập làm <br />
18 bền thuận tay, thấp trái <br />
quen với bóng , bước đầu biết chuyền <br />
tay<br />
bóng cao tay , có sự nỗ lực ý chí hoàn <br />
+ Thực hiện kế <br />
thành bài tập chạy bền ,có sự tăng thể lực <br />
hoạch dạy học của <br />
nhất là sức bền, sức nhanh và khéo léo . <br />
GV.<br />
Đảm bảo an toàn trong luyện tập .<br />
+ Luyện tập trên địa <br />
hình tự nhiên.<br />
Tiết Cầu Ôn + Kĩ thuật di Thực hiện tương đối tốt kĩ thuật di <br />
19 lông chuyển đơn bước chuyển đơn bước kết hợp đánh cầu thấp <br />
kết hợp với kĩ thuật thuận , trái tay, Các bài tập di chuyển <br />
TTTC: đánh cầu thấp thuận ngang , di chuyển tiến lùi, chạy về các <br />
Chạy tay, thấp trái tay góc sân và kĩ thuật chuyền bóng cao tay. <br />
bền + Thực hiện kế Bước đầu biết chuyền bóng thấp tay , có <br />
hoạch dạy học của sự nỗ lực ý chí hoàn thành bài tập chạy <br />
GV. bền ,có sự tăng thể lực nhất là sức bền, <br />
+ Luyện tập trên địa sức nhanh và khéo léo.<br />
<br />
12<br />
hình tự nhiên. Đảm bảo an toàn trong luyện tập .<br />
<br />
Cầu Ôn + Kĩ thuật di <br />
lông chuyển đơn bước <br />
kết hợp với kĩ thuật Thực hiện tốt kĩ thuật di chuyển đơn <br />
đánh cầu thấp thuận bước kết hợp đánh cầu thấp thuận , trái <br />
tay, thấp trái tay tay, và kĩ thuật di chuyển, kĩ thuật chuyền <br />
TTTC: Học + Kĩ thuật di bóng. Bước đầu biết thực hiện kĩ thuật di <br />
chuyển đa bước kết chuyển đa bước kết hợp với đánh cầu <br />
Tiết Chạy <br />
bền hợp với đánh cầu thấp thuận, thấp trái tay, có sự nỗ lực ý <br />
20<br />
thấp thuận tay, thấp chí hoàn thành bài tập chạy bền ,có sự <br />
trái tay. tăng thể lực nhất là sức bền, sức nhanh và <br />
+ Thực hiện kế khéo léo.<br />
hoạch dạy học của Đảm bảo an toàn trong luyện tập .<br />
GV.<br />
+ Luyện tập trên địa <br />
hình tự nhiên.<br />
Cầu Ôn + Kĩ thuật di Thực hiện tốt kĩ thuật di chuyển đa bước <br />
lông chuyển đa bước kết kết hợp đánh cầu thấp thuận , trái tay, và <br />
hợp với đánh cầu kĩ thuật di chuyển, kĩ thuật chuyền bóng. <br />
TTTC: thấp thuận tay, thấp Nắm được kích thước, sân bãi, dụng cụ <br />
Tiết Chạy trái tay. của sân bóng chuyền, có sự nỗ lực ý chí <br />
21 bền + Thực hiện kế hoàn thành bài tập chạy bền ,có sự tăng <br />
hoạch dạy học của thể lực nhất là sức bền, sức nhanh và <br />
GV. khéo léo.<br />
+ Luyện tập trên địa Đảm bảo an toàn trong luyện tập .<br />
hình tự nhiên.<br />
Cầu Ôn + Kĩ thuật di <br />
lông chuyển đa bước kết Tự giác ,tích cực ,nắm và bước đầu thực <br />
hợp với đánh cầu hiện được các động tác mới, hình thành <br />
TTTC: thấp thuận tay, thấp kỹ năng các động tác ôn tập, tác phong <br />
Chạy trái tay. nhanh nhẹn. Nắm được một số điều luật <br />
Tiết bền Học + Kĩ thuật phát cơ bản môn bóng chuyền, có sự nỗ lực ý <br />
22 cầu thuận tay chí hoàn thành bài tập chạy bền ,có sự <br />
+ Thực hiện kế tăng thể lực nhất là sức bền, sức nhanh và <br />
hoạch dạy học của khéo léo.<br />
GV. Đảm bảo an toàn trong luyện tập .<br />
+ Luyện tập trên địa <br />
hình tự nhiên.<br />
Tiết Cầu Ôn + Kĩ thuật phát Tự giác ,tích cực ,nắm và bước đầu thực <br />
23 lông cầu thuận tay và hiện được các chiến thuật đánh đơn, đấu <br />
một số kĩ thuật đã tập , hình thành kỹ năng các động tác ôn <br />
học do GV tự chọn. tập , tác phong nhanh nhẹn. Có sự nỗ lực <br />
<br />
13<br />
TTTC: Học + Một số chiến <br />
Chạy thuật đánh đơn.<br />
ý chí hoàn thành bài tập chạy bền ,có sự <br />
bền + Đấu tập<br />
tăng thể lực nhất là sức bền, sức nhanh và <br />
+ Thực hiện kế <br />
khéo léo.<br />
hoạch dạy học của <br />
Đảm bảo an toàn trong luyện tập .<br />
GV.<br />
+ Luyện tập trên địa <br />
hình tự nhiên.<br />
Cầu Ôn + Kĩ thuật đánh <br />
lông cầu thấp tay kết hợp <br />
với các kĩ thuật di <br />
chuyển đã học và Thực hiện phối hợp được di chuyển đa <br />
TTTC: một số kĩ thuật đã bước, đơn bước đánh cầu thấp thuận tay, <br />
Chạy học do GV tự chọn. trái tay .<br />
Tiết bền + Một số chiến Phối hợp được kĩ thuật di chuyển kết <br />
24 thuật đánh đơn. hợp chuyền bóng.<br />
+ Đấu tập Có sự tăng thể lực , đảm bảo an toàn <br />
+ Thực hiện kế trong tập luyện . <br />
hoạch dạy học của <br />
GV.<br />
+ Luyện tập trên địa <br />
hình tự nhiên.<br />
Cầu Ôn + Kĩ thuật đánh <br />
+Thực hiện phối hợp được di chuyển đa <br />
lông cầu thấp tay kết hợp <br />
bước, đơn bước đánh cầu thấp thuận tay, <br />
với các kĩ thuật di <br />
trái tay .<br />
TTTC: chuyển đã học.<br />
+ Thực hiện tốt kĩ thuật di chuyển kết <br />
Chạy + Giới thiệu một số hợp với chuyền bóng. Bước đầu làm quen <br />
Tiết bền điều luật cơ bản về <br />
với kĩ thuật phát bóng thấp tay nghiêng <br />
25 cầu lông<br />
mình, tích cực hoàn thành bài tập chạy <br />
+ Thực hiện kế <br />
bền.<br />
hoạch dạy học của <br />
+ Có sự tăng thể lực, đảm bảo an toàn <br />
GV.<br />
trong tập luyện. <br />
+ Luyện tập trên địa <br />
hình tự nhiên.<br />
Tiết Cầu Ôn + Kĩ thuật đánh Thực hiện phối hợp được di chuyển đa <br />
26 lông cầu thấp tay kết hợp bước , đơn bước đánh cầu thấp thuận <br />
với các kĩ thuật di tay, trái tay , hình thành kỹ năng đánh cầu <br />
TTTC: chuyển đã học. thấp thuận tay và trái tay,từng bước hạn <br />
Chạy ( Chuẩn bị kiểm tra ) chế những yếu kém về kỹ thuật đánh <br />
bền + Thực hiện kế cầu. Biết cách và thực hiện được kỹ <br />
hoạch dạy học của thuật di chuyển kết hợp với chuyền bóng, <br />
GV. kỹ thuật phát bóng thấp tay nghiêng mình, <br />
+ Luyện tập trên địa có sự nỗ lực ý chí hoàn thành bài tập chạy <br />
14<br />
hình tự nhiên. bền, phát triển sức bền , khéo léo . <br />
Đảm bảo an toàn trong luyện tập . <br />
Kiểm Cầu lông HS nắm và thực hiện được 1 số kỹ thuật <br />
tra di chuyển kết hợp đánh cầu thấp thuận <br />
tay và trái tay, nắm được kích thước sân <br />
Tiết bãi, dụng cụ môn Cầu lông, ứng dụng <br />
27 được 1 số điều luật cơ bản khi luyện tập <br />
và thi đấu, tác phong nhanh nhẹn, đảm <br />
bảo an toàn.<br />
<br />
<br />
2.2.Chọn đối tượng.<br />
Đối tượng tôi chọn có 6 lớp 10 với 274 em/1 năm tỷ lệ nam nữ giữa các lớp <br />
tương đương với nhau. Thể lực giữa các lớp lúc chọn vào là ngẫu nhiên gần như <br />
bằng nhau. Được chia làm 2 nhóm; 1 nhóm làm thực nghiệm, nhóm còn lại để đối <br />
chứng.<br />
Nhóm thứ nhất: tập luyện bình thường theo hướng dẫn của Sách giáo viên bao <br />
gồm các lớp: 10A1 có 45 học sinh<br />
10 A2 có 46 học sinh<br />
10 A3 có 45 học sinh.<br />
Tổng số học sinh của nhóm thứ nhất là 136 học sinh.<br />
Nhóm thứ hai: Tập luyện theo phương pháp thực nghiệm áp dụng các bài tập bổ <br />
trợ phát triển thể lực chuyên môn môn Cầu lông vào giảng dạy. <br />
10 A4 có 45 học sinh<br />
10 A5 có 47 học sinh<br />
10 A6 có 46 học sinh<br />
Tổng số học sinh nhóm thứ hai là : 138 em.<br />
<br />
Để góp phần nâng cao hiệu quả của tiết học Cầu lông tôi đã nghiên cứu và vận <br />
dụng đem vào giảng dạy các bài tập bổ trợ phát triển thể lực với thời gian từ 5 – 6 <br />
phút/tiết (vào phần thể lực của mỗi giáo án) liên tục từ tiết thứ nhất cho đến tiết <br />
cuối cùng của chương trình Cầu lông.<br />
2.3. Các bài tập áp dụng trong quá trình giảng dạy đối với học sinh lớp 10 <br />
nhằm phát triển thể lực và hiệu quả luyện tập môn Cầu lông <br />
Từ thực tế giảng dạy và được sự góp ý của đồng nghiệp tôi mạnh dạn đưa hệ <br />
thống các bài tập sau vào thực tế giảng dạy với đối tượng thực nghiệm.<br />
Nhóm các bài tập phát triển sức mạnh . <br />
Đặc điểm thi đấu Cầu lông và tập luyện Cầu lông là người chơi Cầu lông luôn <br />
phải di chuyển liên tục với tốc độ cao trong phạm vi diện tích sân của mình bằng <br />
bước chạy, bật nhảy, cùng với đó là việc kết hợp các động tác đánh cầu hợp lý, <br />
nhanh, mạnh để thực hiện được ý đồ chiến thuật,v.v…Vì vậy sức mạnh trong Cầu <br />
lông được thể hiện ở các động tác xuất phát, các động tác bật nhảy, khả năng di <br />
<br />
<br />
15<br />
chuyển nhanh, và các động tác đánh cầu,v.v…Từ đó cho ta thấy sức mạnh trong <br />
môn Cầu lông là sức mạnh tốc độ. <br />
Năng lực làm việc biểu hiện lớn nhất trong một thời gian ngắn nhất mang tính <br />
bột phát cho nên trong giảng dạy sức mạnh tốc độ phải sử dụng các phương pháp <br />
đúng để phát triển năng lực làm việc với tốc độ cao vì vậy phải sử dụng các <br />
phương pháp đúng để phát triển năng lực làm việc với tốc độ cao của các nhóm cơ <br />
tham gia vào hoạt động mà không tập luyện sức mạnh Cầu lông một cách tuỳ tiện.<br />
Từ cơ sở lý luận cũng như quan điểm vận động tập luyện và thi đấu Cầu lông. <br />
Các bài tập để phát triển sức mạnh tốc độ chuyên môn Cầu lông được tôi đưa vào <br />
cho học sinh tập luyện các bài tập sau.<br />
Bài tập 1: Ném cầu xa.<br />
Mục đích: Phát triển sức mạnh của cánh tay và phối hợp động tác vươn hông <br />
đánh tay trong khi đánh cầu.<br />
Chuẩn bị: Mỗi em một quả Cầu lông Hải Yến đứng đối diện nhau cách nhau <br />
5 m.<br />
Cách tập luyện: Đứng thành 4 hàng ngang hoặc 2 hàng dọc, quay mặt vào nhau <br />
cách nhau 5 m, giãn cách 1 sải tay. Giáo viên ra lệnh bằng còi 2 hàng có cầu thực <br />
hiện ném cầu ra xa phía hàng đối diện.<br />
Thực hiện: Đứng chân trước chân sau (không được lấy đà, không được nhảy <br />
lên) đưa cầu ra sau vươn hông và ném. Hàng đối diện nhặt cầu và ném lại tương <br />
tự.<br />
<br />
Đội hình tập luyện:<br />
<br />
x x x x x x x<br />
5m <br />
x x x x x x x <br />
<br />
. GV<br />
x x x x x x x<br />
5m <br />
x x x x x x x <br />
<br />
<br />
Bài tập 2 : Lắc cổ tay.<br />
- Mục đích : Phát triển sức mạnh của cổ tay và độ dẻo của cổ tay trong khi <br />
thực hiện kỹ thuật đánh cầu .<br />
- Chuẩn bị : Vợt Cầu lông mỗi HS một chiếc .<br />
- Cách tập luyện : Tập đồng loạt hàng cách hàng 2m <br />
Động tác 1: đưa tay cầm vợt về trước lắc cổ tay qua trái rồi qua phải liên tục <br />
trong thời gian 1phút .<br />
Động tác 2 : đưa tay cầm vợt lên đầu xoay mạnh cổ tay hết biên độ theo vòng <br />
tròn thời gian 30s rồi đổi chiều tiếp tục 30s<br />
16<br />
Đội hình tập luyện .<br />
<br />
x x x x x x x x x x <br />
<br />
x x x x x x x x x x <br />
<br />
x x x x x x x x x x <br />
<br />
x x x x x x x x x x <br />
<br />
. GV<br />
<br />
Bài tập 3: Bật cóc 4 bước.<br />
Mục đích: Phát triển sức mạnh tốc độ của cơ chân.<br />
Cách tập: Hai tay chống hông ngồi nhổm trên gót chân, kiểng gót khi có hiệu <br />
lệnh của giáo viên người tập bật liên tục 4 bước về phía trước với độ dài tối đa. <br />
Nam tập 5 tổ; nữ tập 3 tổ, thời gian nghỉ giữa các tổ là 30 giây.<br />
Đội hình tập luyện: Tập đồng loạt ở đội hình khởi động. Hàng trước bật 4 <br />
bước, tiếp đến hàng sau cho đến hết và quay lại.<br />
Đội hình.<br />
x x x x x x x x<br />
x x x x x x x x<br />
x x x x x x x x<br />
<br />
<br />
x x x x x x x x<br />
<br />
GV<br />
<br />
<br />
Các bài tập phát triển sức nhanh. <br />
Trong tập luyện và thi đấu Cầu lông, yếu tố sức nhanh là một tố chất cơ bản. Nó <br />
thể hiện ở những đường cầu với tốc độ nhanh biến hoá điểm rơi. Đòi hỏi khi vận <br />
động phải có phản ứng nhanh. Cầu lông là một môn thể thao không có chu kỳ nên <br />
quá trình phản ứng của nó là phụ thuộc vào sức nhanh động tác. Quan trọng nhất <br />
đó là sức nhanh di chuyển để thực hiện kỹ thuật động tác. Vì vậy các bài tập được <br />
đưa vào để phát triển sức nhanh cho học sinh được tôi chọn đưa vào đó là:<br />
Bài tập 1: Nhảy dây.<br />
Mục đích: Phát triển sức nhanh của cổ chân và sự phối hợp vận động của tay và <br />
chân. Tạo điều kiện thuận lợi cho các bước di chuyển để thực hiện kỹ thuật đánh <br />
cầu.<br />
Chuẩn bị: 12 đến 13 dây nhảy đơn ( Giáo viên mua hoặc học sinh tự tạo).<br />
Cách tập: <br />
<br />
17<br />
+ Đo dây: 2 tay cầm dây sao cho khi gấp đôi dây để ở vùng “chấn thuỷ” ( giữa <br />
xương ức và bụng) thì dây vừa chạm vào đầu bàn chân.<br />
+ Thực hiện: Khi có hiệu lệnh của giáo viên, từng hàng ngang tập đồng loạt, chú <br />
ý khi nhảy dây đầu gối không được co chỉ dùng sức cổ chân và nhảy liên tục không <br />
có bước đệm.<br />
Thời gian: Mỗi tổ 1 phút: Nam thực hiện 3 tổ, nữ thực hiện 2 tổ. Từng hàng <br />
ngang luân phiên nhau để tập luyện.<br />
Đội hình tập luyện:<br />
<br />
x x x x x x x x<br />
<br />
x x x x x x x x <br />
<br />
x x x x x x x x <br />
<br />
Hàng tập luyện x x x x x x x x<br />
<br />
.GV<br />
<br />
<br />
Bài tập 2: Di chuyển ngang nhặt cầu 5, 18 m.<br />
Mục đích: Phát triển sức nhanh di chuyển ngang.<br />
Chuẩn bị: <br />
+ Quả Cầu lông: 10 đến 15 quả/ em ( có thể dùng cả quả cầu hỏng).<br />
+ Sân Cầu lông đơn.<br />
Cách tập: Thực hiện từng hàng đứng dọc giữa sân Cầu lông đơn. Có hiệu lệnh <br />
còi tất cả di chuyển sang phải nhặt từng quả cầu ở đường dọc bên phải di chuyển <br />
sang trái bỏ vào giỏ ngoài đường dọc bên trái.<br />
Thời gian: Nam thực hiện 3 tổ, nữ 2 tổ.Mỗi tổ 1 phút,nghỉ giữa các tổ là 1 phút.<br />
Đội hình tập luyện:<br />
<br />
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x <br />
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x <br />
<br />
Giỏ đựng cầu <br />
<br />
<br />
Đừơng di chuyển <br />
GV . x x x x x x x x x x x x x x x Người tập<br />
<br />
<br />
* * * * * * * * * * * * * * * Quả cầu <br />
<br />
18<br />
Bài tập 3: Di chuyển lên xuống 6,7 m.<br />
Mục đích: Nhằm phát triển sức nhanh di chuyển tiến và lùi cho người tập.<br />
Chuẩn bị: Sân Cầu lông, lưới Cầu lông.<br />
Cách tập: Tập từng hàng: 1/2 hàng ngang đứng ngang ở cuối sân phải.<br />
1/2 hàng ngang còn lại đứng ngang ở cuối sân trái.<br />
Nghe lệnh còi của giáo viên: Người tập lập tức chạy lên chạm tay vào lưới và <br />
chạy lùi về phía cuối sân.<br />
Mỗi người chạy lên xuống 10 lần thì dừng tập.<br />
<br />
Đội hình tập luyện:<br />
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x <br />
x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x <br />
<br />
x x<br />
x x<br />
Người tập x x<br />
x x<br />
x x<br />
<br />
lưới <br />
<br />
.GV <br />
<br />
Nhóm các bài tập phát triển sức bền . <br />
Trong môn Cầu lông sức bền có những đặc trưng riêng. Hoạt động tập luyện và <br />
thi đấu Cầu lông đòi hỏi người tập phải thường xuyên di chuyển nhanh, phán đoán <br />
nhanh và họ phải thường xuyên bật nhảy đập cầu. Ngoài ra hoạt động thi đấu Cầu <br />
lông được đánh theo hiệp không bị khống chế về thời gian. Do đó thời gian cho <br />
mỗi trận là không cố định. Vì vậy, sức bền trong Cầu lông được thể hiện ở sức <br />
bền mạnh và sức bền nhanh. Để phát triển 2 loại sức bền này chúng ta cần tập cho <br />
học sinh tập những bài tập sau:<br />
Bài tập 1: Bật cóc tiến, bật cóc lùi.<br />
Mục đích: Phát triển sức bền mạnh của cơ chân nhằm tăng khả năng sức bền <br />
bật nhảy đập cầu.<br />
Cách thực hiện: Tập đồng loạt ở đội hình 4 hàng ngang giãn cách 1 sải tay<br />
Học sinh 2 tay chống hông, ngồi nhổm lên 2 gót chân. Có hiệu lệnh học sinh bắt <br />
đầu bật lên xuống liên tục ( chú ý bật độ dài tối đa 40 cm) trong thời gian 1 phút/ 1 <br />
tổ. Nam 3 tổ, nữ 2 tổ. Thời gian nghỉ giữa các tổ là 1 phút. Đội hình:<br />
<br />
<br />
x x x x x x x x x x <br />
<br />
19<br />
x x x x x x x x x x <br />
<br />
x x x x x x x x x x <br />
<br />
x x x x x x x x x x <br />
<br />
<br />
. GV<br />
<br />
<br />
Bài tập 2: Di chuyển 4 góc sân.<br />
Mục đích: Phát triển sức bền nhanh. Sức bền di chuyển phối hợp.<br />
Cách tập: Học sinh đứng ở góc sân phải khi có lệnh thực hiện chạy tiến đến <br />
góc sân trên thì di chuyển ngang đến góc sân trên bên trái sau đó di chuyển lùi đến <br />
góc sân trái thì di chuyển ngang đến góc sân phải và ngược lại. Tập mỗi sân 2 HS, <br />
mỗi em chạy 1 vòng thuận, 1 vòng nghịch. Tổ chức thực hiện trên 2 sân.<br />
x x x x x x x x x x x x x x<br />
x x x x x x x x x x x x x x<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người tập xuất phát <br />
<br />
. GV<br />
<br />
<br />
Nhóm các bài tập phát triển khéo léo ( năng lực phối hợp vận động). <br />
Năng lực phối hợp vận động trong Cầu lông đòi hỏi phải kết hợp nhiều năng lực <br />
khác nhau. Song tuỳ theo mục đích hành động với từng trường hợp cụ thể mà một <br />
năng lực nào đó sẽ cần được thể hiện trội hơn năng lực khác. Đặc biệt là các năng <br />
lực liên kết, định hướng, phân biệt, phản ứng và thích ứng, ngoài ra còn có năng <br />
lực nhịp điệu và thăng bằng.<br />
Năng lực liên kết được thể hiện sự phối hợp các bộ phận của cơ thể như chân, <br />
thân mình và tay vào thực hiện một nhiệm vụ cụ thể của Cầu lông. Nó bắt đầu <br />
khâu quan sát, phán đoán, di chuyển và thực hiện kỹ thuật đánh cầu ngang. Trong <br />
mỗi kỹ thuật đơn lẻ khi ta giảng dạy kỹ thuật cho học sinh việc kết hợp các động <br />
tác đặt chân chuyển trọng tâm cơ thể đến hoạt động của tay đòi hỏi người học <br />
sinh phải liên kết các yếu tố không gian, thời gian và mức độ dùng sức một cách <br />
chính xác mới đảm bảo đánh cầu đúng yêu cầu, cầu ít bị rơi.<br />
Năng lực định hướng được thể hiện ở khả năng xác định hướng đánh cầu chính <br />
xác và đỡ cầu chính xác.<br />
<br />
20<br />
Năng lực phân biệt vận động được thể hiện khả năng dùng sức cùng với cảm <br />
giác về lưới, về sân bãi chính xác, về cảm giác với vợt, với cầu. Học sinh khi mới <br />
tập do khả năng này còn hạn chế nên tỷ lệ đánh cầu chưa qua lưới hoặc ra ngoài <br />
sân còn cao.<br />
Năng lực phản ứng nhanh thể hiện khả năng phản ứng nhanh với cầu trong mọi <br />
tình huống.<br />
Năng lực thích ứng, điều này thể hiện ở những học sinh chơi Cầu lông nhiều và <br />
có trình độ cao hơn. Các em có thể thay đổi mức độ dùng sức hoặc thay đổi các <br />
động tác đặc biệt cổ tay để có thể điều chỉnh đường cầu.<br />
Năng lực nhịp điệu và thăng bằng. Năng lực này đặc biệt cần thiết cho học sinh <br />
chúng ta. Nó thể hiện ở việc tiếp thu hoặc hành động một kỹ thuật Cầu lông theo <br />
đặc tính nhịp điệu kỹ thuật hoặc khả năng giữ thăng bằng trong hoặc sau khi thực <br />
hiện kỹ thuật.<br />
Qua các qu