Đề tài: Một số giải pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU.<br />
1. Lí do chọn đề tài:<br />
Nhiệm vụ của ngành Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ công nghiệp <br />
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế vô cùng quan trọng, đó là “Nâng cao <br />
dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Vì vậy, học sinh được xác <br />
định là đối tượng đặc biệt quan trọng trong hoạt động dạyhọc và vấn đề lưu <br />
giữ học sinh là vấn đề quan trọng được đặt ra không chỉ đối với nhà trường, <br />
với ngành giáo dục mà là vấn đề cần được sự quan tâm của toàn xã hội, đặc <br />
biệt là cha mẹ các em và đội ngũ nhà giáo.<br />
Trong những năm gần đây, tình trạng học sinh có nguy cơ bỏ học ngày <br />
càng phổ biến. Cấp học càng cao tỉ lệ học sinh bỏ học và có nguy cơ bỏ học <br />
càng lớn, đặc biệt là học sinh người dân tôc thiểu số (DTTS). Có rất nhiều <br />
nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh DTTS có nguy cơ bỏ học nhưng <br />
nguyên nhân chính là do các em thiếu sự quan tâm của bố mẹ, đời sống kinh <br />
tế còn nhiều khó khăn, điều kiện học tập chưa đảm bảo, năng lực học tập <br />
còn nhiều hạn chế nên không thích đi học, chưa cảm nhận được “Mỗi ngày <br />
đến trường là một niềm vui” như bao câu khẩu hiệu thường được gắn ở <br />
trước cổng một số ngôi trường Tiểu học trên địa bàn huyện Krông Ana. <br />
Xã hội càng phát triển thì yêu cầu về chất lượng giáo dục càng được <br />
nâng cao. Chúng ta đang ra sức phổ cập giáo dục ở các cấp học. Nhưng trên <br />
thực tế có biết bao nhiêu em học sinh không biết đọc, biết viết hoặc đọc viết <br />
chưa thông thạo đã vội nghỉ học giữa chừng. Đó là trách nhiệm của nhà <br />
trường nói chung và của mỗi giáo viên đứng lớp nói riêng, do chưa quan tâm <br />
đúng mức đến học sinh, chưa có biện pháp giúp đỡ học sinh còn hạn chế về <br />
năng lực học tập để duy trì sĩ số. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến <br />
chất lượng giáo dục của huyện Krông Ana nói chung và trường Tiểu học Lê <br />
Lợi nói riêng.<br />
Bản thân tôi qua nhiều năm công tác tại các trường thuộc xã vùng đặc <br />
biệt khó khăn, số lượng học sinh người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao so <br />
với các trường khác trong huyện, tình trạng vắng, có nguy cơ bỏ học của học <br />
sinh diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục và việc phổ <br />
cập giáo dục tiểu học của địa phương. Vì vậy qua quá trình làm công tác <br />
quản lý nói chung và việc đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng giảng <br />
dạy, duy trì sĩ số chống học sinh có nguy cơ bỏ học là một vấn đề cấp thiết <br />
của nhà trường đề ra. Với những lý do đó tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: <br />
Phạm Văn Chung Trường Tiểu học Lê Lợi – Krông Ana – Đắc Lắc <br />
1<br />
Đề tài: Một số giải pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học<br />
<br />
“Một số giải pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số ở trường Tiểu <br />
học” với mục đích chia sẽ những giải pháp, những kinh nghiệm với giáo viên <br />
chủ nhiệm lớp, đồng thời là một cán bộ quản lí phụ trách công tác chuyên <br />
môn trong nhà trường chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt những giải pháp đã đề <br />
ra nhằm hạn chế tối đa tình trạng học sinh đi học chưa chuyên cần và có nguy <br />
cơ bỏ học để duy trì sĩ số góp phần thực hiện tốt mục tiêu của ngành Giáo <br />
dục và Đào tạo huyện Krông Ana nói chung và trường Tiểu học Lê Lợi nói <br />
riêng.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:<br />
a. Mục tiêu:<br />
Đánh giá tổng quát về tình trạng học sinh dân tộc thiểu số của trường <br />
Tiểu học Lê Lợi có nguy cơ bỏ học: Căn cứ theo kết quả duy trì sĩ số, chống <br />
học sinh có nguy cơ bỏ học của nhà trường trong năm học 20142015 chưa <br />
đạt hiệu quả so với kế hoạch đề ra vào đầu năm học, thực tế cho thấy tỷ lệ <br />
học sinh có nguy cơ bỏ học còn nhiều.<br />
Trong những năm học 20142015 và năm học 20152016 tôi đã tìm hiểu <br />
nguyên nhân và áp dụng các biện pháp chỉ đạo phối hợp các giải pháp cho <br />
trường Tiểu học Lê Lợi huyện Krông Ana Đắc Lắc để khắc phục tình <br />
trạng học sinh DTTS có nguy cơ bỏ học.<br />
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng có nguy cơ bỏ học của <br />
học sinh DTTS.<br />
Kiến nghị một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng học sinh có <br />
nguy cơ bỏ học, duy trì sĩ số.<br />
b. Nhiệm vụ:<br />
Tìm ra nguyên nhân tại sao tình trạng học sinh DTTS chán học, có <br />
nguy cơ bỏ học vẫn còn nhiều.<br />
Đánh giá lại môi trường giáo dục, chất lượng giảng dạy của trường <br />
Tiểu học Lê Lợi trong những năm qua.<br />
Đưa ra một số giải pháp trong việc đổi mới phương pháp quản lí giáo <br />
duc, phương pháp giảng dạy học sinh DTTS học tập tiến bộ hơn, tạo môi <br />
trường học tập thân thiện giúp học sinh ham tích học tập và đi học chuyên <br />
cần hơn, nhằm duy trì được sĩ số và đảm bảo chất lượng giáo dục.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
<br />
Phạm Văn Chung Trường Tiểu học Lê Lợi – Krông Ana – Đắc Lắc <br />
2<br />
Đề tài: Một số giải pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học<br />
<br />
Các phương pháp, biện pháp giảng dạy, giúp đỡ học sinh DTTS hạn <br />
chế về năng lực học tập ở các lớp học từ lớp 1 đến lớp 5.<br />
Cách thức tổ chức các hoạt động phong trào, hoạt động ngoài giờ lên <br />
lớp của trường, lớp, các tổ chức có liên quan nhằm nâng cao chất lượng giáo <br />
dục và <br />
duy trì sĩ số.<br />
Sự quan tâm, giúp đỡ của các ban ngành đoàn thể ở tại địa phương, <br />
hoàn <br />
cảnh gia đình, trình độ nhận thức của cha mẹ học sinh đối việc học tập của <br />
con em người DTTS.<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:<br />
Địa bàn trường Tiểu học Lê Lợi, xã Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh Đắc <br />
Lắc. <br />
Thời gian: Năm học 20142015 và năm học 2015 2016.<br />
Học sinh các lớp thuộc trường Tiểu học Lê Lợi; Đội ngũ giáo viên <br />
đứng lớp, giáo viên Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh <br />
(TNTPHCM); Các ban ngành trực thuộc tại địa phương trong địa bàn xã; Phụ <br />
huynh học sinh DTTS của trường.<br />
Học sinh DTTS còn hạn chế về năng lực học tập ở các lớp 1; 2; 3; 4; 5 <br />
trong trường Tiểu học Lê Lợi.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Phương pháp thu thập thông tin.<br />
Phương pháp phân tích thống kê.<br />
Phương pháp đàm thoại. <br />
Phương pháp thực nghiệm.<br />
Phương pháp cải tiến.<br />
Qua việc tìm ra nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu từ đó đưa ra một <br />
số biện pháp cải tiến để tìm giải pháp tốt nhất làm cơ sở nghiên cứu. Tổ <br />
chức nhiều sân chơi, cuộc thi để học sinh học mà chơi chơi mà học, tạo <br />
điều kiện để học sinh được tham gia nhiều vào các hoạt động tập thể, hứng <br />
thú trong học tập, vui chơi, mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG.<br />
Phạm Văn Chung Trường Tiểu học Lê Lợi – Krông Ana – Đắc Lắc <br />
3<br />
Đề tài: Một số giải pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận:<br />
Đảng ta đã có quan điểm chỉ đạo tại Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc <br />
lần thứ IX: “Tạo điều kiện cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập <br />
thường xuyên, suốt đời”. Điều này nhằm ngăn chặn học sinh bỏ học, học <br />
sinh có nguy cơ bỏ học để duy trì sĩ số học sinh ở suốt cấp học.<br />
Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số <br />
329/QĐBGD&ĐT, ngày 31/3/1990 đã khẳng định điều quan trọng cần làm <br />
trong công tác duy trì sĩ số học sinh: “Duy trì sĩ số học sinh đang học, hạn chế <br />
đến mức thấp nhất tỉ lệ học sinh bỏ học và có nguy cơ bỏ học đang học tại <br />
lớp”.<br />
Theo Luật Giáo dục thì vai trò vô cùng quan trọng của giáo dục đã được <br />
Đảng và Nhà nước ta xác định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đàu <br />
nhằm nầng cao dân trí đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài” (Điều 9 luật <br />
giáo dục năm 2005). <br />
Vì vậy, công tác duy trì sĩ số, chống học sinh bỏ học và có nguy cơ bỏ <br />
học trong nhà trường là nhiệm vụ cần thiết của mọi cấp, mọi ngành, đặc biệt <br />
là của ngành giáo dục. Còn trong cơ sở giáo dục thì đây là một nhiệm vụ cần <br />
được đưa lên hàng đầu của người cán bộ quản lý nhằm góp phần làm tăng <br />
hiệu lực các văn bản đã được liệt kê ở trên và nhằm đưa hiệu quả đào tạo <br />
của nhà trường ngày<br />
càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội.<br />
Thông qua hội nghị công chức viên chức, các cuộc họp của hội đồng <br />
sư phạm, sinh hoạt chuyên môn, tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm, giao ban hàng <br />
tuần, hàng tháng, hiệu trưởng cần quán triệt rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng <br />
của công tác duy trì sĩ số, chống nguy cơ bỏ học và bỏ học trong đơn vị, trao <br />
đổi những kinh nghiệm hay, những giải pháp thích hợp nhằm duy trì sĩ số học <br />
sinh có hiệu quả cao.<br />
Thông qua các cuộc họp giao ban tại xã, đặc biệt qua các cuộc họp <br />
hội cha mẹ học sinh trong năm học, hiệu trưởng cần đề nghị, vận động, <br />
tuyên truyền và nêu rõ cho các cấp, các ban ngành đoàn thể biết và nắm rõ <br />
tầm quan trọng về vấn đề duy trì sĩ số hiện nay không chỉ là trách nhiệm của <br />
các thầy cô giáo trong nhà trường mà còn là trách nhiệm của mọi người, mọi <br />
cấp, của toàn xã hội, từ đó mọi người, mọi ban ngành đoàn thể cần có sự hỗ <br />
trợ, giúp đỡ trong việc ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học và có nguy cơ bỏ <br />
Phạm Văn Chung Trường Tiểu học Lê Lợi – Krông Ana – Đắc Lắc <br />
4<br />
Đề tài: Một số giải pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học<br />
<br />
học giúp các em có điều kiện tiếp tục theo học, hoàn thành cấp học và có <br />
được những kiến thức cơ sở, những kĩ năng cơ bản để bước vào cuộc sống <br />
sau này và góp phần vào công cuộc xây dựng quê hương đất nước ngày càng <br />
giàu đẹp.<br />
2. Thực trạng.<br />
2.1. Thuận lợi, khó khăn.<br />
a. Thuận lợi: <br />
Công tác duy trì sĩ số học sinh và chống nguy cơ học sinh bỏ học hiện <br />
nay không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà còn là vấn đề được các cấp <br />
ủy đảng, chính quyền địa phương và toàn xã hội quan tâm.<br />
Công nghệ thông tin phát triển, nên hầu hết phụ huynh học sinh đều <br />
có số điện thoại riêng, sự liên lạc giữa gia đình nhà trường và giáo viên chủ <br />
nhiệm dễ dàng hơn.<br />
Đa số cán bộ, giáo viên của nhà trường là người sống tại địa bàn xã <br />
nơi gần trường. Hầu hết gia đình học sinh người DTTS của trường đều là <br />
người bản xứ, sống tại địa phương, chủ yếu là người dân tộc Êđê nên thuận <br />
tiện cho việc đi lại và tìm hiểu thực trạng, nắm bắt thông tin về học sinh, <br />
những nét đặc thù về đời sống văn hóa, kinh tế của địa phương.<br />
b. Khó khăn: <br />
Trường Tiểu học Lê Lợi là trường thuộc vùng nông thôn, trình độ dân <br />
trí còn thấp, số hộ nghèo còn nhiều, học sinh dân tộc thiếu số chiếm gần 80% <br />
số học sinh toàn trường. Trong cuộc sống hàng ngày các em còn phải phụ <br />
giúp bố mẹ công việc trong gia đình chăn bò, hái cà phê, trông em,….Vì điều <br />
kiện kinh tế còn thiếu thốn trăm bề. Trình độ học sinh trong một lớp không <br />
đồng đều, tỉ lệ học sinh còn hạn chế về năng lực học tập còn nhiều. Phụ <br />
huynh chưa quan tâm đến việc học tập và giáo dục con cái, đa số là phó mặc <br />
cho nhà trường. Một số gia đình giáo dục con cái không đúng phương pháp <br />
làm ảnh hưởng nhiều đến nhân cách của các em. Trong nhiều năm qua có rất <br />
nhiều em là học sinh DTTS của trường hạn chế về năng lực học tập, không <br />
thích đến trường. Các em đi học vì bắt buộc của bố mẹ nhiều hơn là tự <br />
nguyện đến trường. Nhiều em con run sợ khi gặp thầy cô, thụ động trong giờ <br />
học, chán học, hay trốn học, nghỉ học vô lí do, đi học không đều, nhiều lần có <br />
ý định bỏ học.<br />
<br />
<br />
<br />
Phạm Văn Chung Trường Tiểu học Lê Lợi – Krông Ana – Đắc Lắc <br />
5<br />
Đề tài: Một số giải pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học<br />
<br />
Qua thống kê số liệu của trường Tiểu học Lê Lợi, tỉ lệ học sinh chưa <br />
chuyên cần và có nguy cơ bỏ học (nằm ở học sinh DTTS) của hai năm học <br />
qua như sau:<br />
Năm học 20142015 Đầu năm học 20152016<br />
KHỐI Chưa Có nguy Chưa <br />
Có nguy cơ bỏ <br />
LỚP cơ bỏ học<br />
TSHS chuyên cần TSHS chuyên cần<br />
học<br />
SL HSDT SL HSDT SL HSDT SL HSDT<br />
I 56 8 8 4 4 56 7 7 4 4<br />
II 47 5 5 2 2 51 5 5 2 2<br />
III 40 4 4 2 2 46 5 5 2 2<br />
IV 51 6 6 3 3 38 7 7 3 3<br />
V 42 6 6 4 4 46 6 6 3 3<br />
TT 236 29 29 15 15 237 30 30 14 14<br />
<br />
Thực trạng về nguyên nhân đi học không chuyên cần và có nguy cơ bỏ <br />
học của học sinh được thu thập được qua điều tra học sinh và trao đổi với <br />
các giáo viên chủ nhiệm như sau:<br />
<br />
MẪU PHIẾU TRIỀU TRA THÔNG TIN HỌC SINH<br />
Họ tên học sinh:……………………Sinh ngày ..… tháng .…năm … ..<br />
Trường:………………………..<br />
Lớp…………<br />
Địa chỉ ( Nơi em ở): Thôn (Buôn)……... xã…………………………………<br />
1. Gia đình em gồm có những <br />
ai?...................................................................<br />
2. Bố mẹ em làm nghề <br />
gì?..............................................................................<br />
2. Ở trường em thích họ c môn nào <br />
nhất ?........................................................<br />
3. Môn học nào em thấy khó nhất? <br />
……………………….............................<br />
4. Những hoạt động nào? Hội thi nào ở trường, ở lớp tổ chức mà em <br />
Phạm Văn Chung Trường Tiểu học Lê Lợi – Krông Ana – Đắc Lắc <br />
6<br />
Đề tài: Một số giải pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học<br />
<br />
thấy vui và thích tham gia <br />
nhất?..............................................................................<br />
4. Em có thường xuyên nghỉ học không?.............Vì sao nghỉ <br />
học?...............<br />
5. Bố mẹ có ý kiến gì khi thấy em nghỉ <br />
học ?..................................................<br />
5. Ở nhà em có góc học tập riêng <br />
không?........................................................<br />
6. Trong gia đình những ai hay nhắc nhở và giúp em học ở <br />
nhà?....................<br />
7. Hằng ngày ngoài thời gian học ở trường ra em thường làm gì để giúp <br />
đỡ gia đình?.......................................................Công việc đó là do em tự <br />
làm hay bố mẹ yêu cầu em <br />
làm?.............................................................................<br />
8. Ước mơ của em sau này là <br />
gì?...................................................................<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đối với giáo viên chủ nhiệm trao đổi trực tiếp và ghi lại những nhận <br />
định chung về thực trạng vấn đề học sinh hay nghỉ học và có nguy cơ bỏ <br />
học.<br />
NGUYÊN NHÂN <br />
KHỐ Hoàn cảnh gia Hạn chế về năng Mặc cảm, tự ti với Nguyên <br />
I đình khó khăn lực học tập thầy cô, bạn bè nhân khác<br />
LỚP<br />
I 5 6 1<br />
II 3 3 1<br />
III 3 3<br />
IV 4 4 1<br />
V 3 5 2<br />
Phạm Văn Chung Trường Tiểu học Lê Lợi – Krông Ana – Đắc Lắc <br />
TT 18 21 3 2 7<br />
Đề tài: Một số giải pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học<br />
<br />
Số liệu thống kê được qua điều tra, phỏng vấn: (Năm học 20142015)<br />
<br />
<br />
Số liệu thống kê được qua điều tra, phỏng vấn: (Đầu năm học 2015<br />
2016)<br />
<br />
NGUYÊN NHÂN <br />
KHỐI Hoàn cảnh gia Hạn chế về năng Mặc cảm, tự ti với Nguyên <br />
LỚP đình khó khăn lực học tập thầy cô, bạn bè nhân khác<br />
I 4 5 2<br />
II 4 3<br />
III 3 4<br />
IV 3 6 1<br />
V 3 4 1 1<br />
TT 17 22 1 4<br />
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường còn thiếu thốn, <br />
chưa đảm bảo phục vụ cho công tác dạy và học. Việc trang trí lớp học <br />
chưa đẹp, chưa đúng yêu cầu thẩm mĩ, chưa tạo được sự ấm cúng, tình <br />
thương yêu, sự gắn bó thân thiết như trong gia đình các em.<br />
Các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến <br />
công tác giáo dục của xã nhà. Nhà trường gia đình xã hội chưa có sự gắn <br />
kết chặt chẽ trong công tác xã hội hóa giáo dục.<br />
2.2. Thành công, hạn chế.<br />
a. Thành công: <br />
Công tác duy trì sĩ số và chống học sinh DTTS bỏ học và có nguy cơ <br />
bỏ học hàng năm đã được nhà trường chú trọng và có kế hoạch chỉ đạo <br />
giáo viên chủ nhiệm các lớp thực hiện ngay từ đầu năm học.<br />
Đội ngũ giáo viên của trường nhận thức được công tác duy trì sĩ số và <br />
chống nguy cơ học sinh bỏ học là yếu tố quan trọng hướng tới chất lượng <br />
giáo dục của lớp trường mà mục tiêu đã đề ra, biết sử dụng linh hoạt các <br />
phương pháp dạy học và phân hóa đối tượng học sinh trong quá trình dạy <br />
học.<br />
<br />
<br />
<br />
Phạm Văn Chung Trường Tiểu học Lê Lợi – Krông Ana – Đắc Lắc <br />
8<br />
Đề tài: Một số giải pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học<br />
<br />
Giáo viên chủ nhiệm đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà <br />
trường để tổ chức các hoạt động nhân đạo, từ thiện, vui chơi, văn nghệ, <br />
thể thao, để thu hút học sinh đến trường.<br />
b. Hạn chế:<br />
Kế hoạch và các giải pháp duy trì sĩ số học sinh, chống nguy cơ bỏ <br />
học của nhà trường hàng năm chưa khả thi. Các tổ chức, đoàn thể trong nhà <br />
trường chưa có sự phối kết hợp nhịp nhàng với giáo viên chủ nhiệm để <br />
cùng thực hiện công tác duy trì sĩ số, chống nguy cơ học sinh bỏ học của <br />
nhà trường.<br />
Nhà trường chưa huy động được mọi tiềm năng của cộng đồng, xã <br />
hội để làm tốt công tác duy trì sĩ số và chống nguy cơ bỏ học của học sinh <br />
DTTS tại địa phương.<br />
Phương pháp giáo dục học sinh của một số giáo viên còn cứng nhắc <br />
và quá nghiêm khắc, gây áp lực cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm và phụ <br />
huynh học sinh chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ về các biện pháp giáo <br />
dục học sinh ở lớp, ở nhà và giúp đỡ học sinh còn hạn chế năng lực trong <br />
học quá trình học tập.<br />
Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn và tạm bợ, chưa tạo <br />
được môi trường giáo dục thực sự tốt.<br />
2.3. Mặt mạnh, mặt yếu.<br />
a. Mặt mạnh:<br />
Các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương cũng được nhà <br />
nước và chính quyền địa phương quan tâm, giúp nhân dân nắm bắt kịp thời <br />
về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ban hành cũng <br />
như các vấn đề liên quan đến đời sống, kinh tế, văn hóa, giáo dục tại địa <br />
phương, góp phần từng bước làm thay đổi cách nhìn về vai trò công tác <br />
giáo dục của các bậc phụ huynh học sinh, hỗ trợ nhà trường làm công tác <br />
vận động, tuyên truyền giáo dục, phổ cập giáo dục Tiểu học (PCGDTH) và <br />
xóa mù chữ.<br />
Học sinh người DTTS tại địa phương bước đầu đã nhận thức được <br />
mục tiêu, nhiệm vụ học tập của mình, ham thích tham gia các hoạt động <br />
ngoại khóa, hoạt động vui chơi, văn nghệ, thể thao do nhà trường tổ chức.<br />
Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn về <br />
tăng cường tếng Việt cho học sinh DTTS, chuyên đề về công tác chủ <br />
<br />
Phạm Văn Chung Trường Tiểu học Lê Lợi – Krông Ana – Đắc Lắc <br />
9<br />
Đề tài: Một số giải pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học<br />
<br />
nhiệm và duy trì sĩ số học sinh để giáo viên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, <br />
trau dồi chuyên môn nghiệp vụ.<br />
Hàng năm nhà trường phối hợp với các tổ chức nhân đạo, từ thiện, <br />
các đơn vị kết nghĩa tổ chức các buổi giao lưu, tặng quà, quyên góp để giúp <br />
đỡ những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, vượt khó học tập.<br />
b. Mặt yếu: <br />
Do đặc điểm tình hình kinh tế tại địa phương còn nhiều khó khăn nên <br />
việc tham mưu các cấp chính quyền địa phương, nhân dân huy động kinh <br />
phí để tu sửa trường lớp, mua sắm trang thiết bị dạy học, trang trí lớp học, <br />
xây dựng cảnh quang trường học, tạo môi trường giáo dục thân thiện để <br />
thu hút<br />
học sinh còn gặp nhiều khó khăn.<br />
Đa số học sinh tại địa phương là người DTTS nhưng giáo viên lại <br />
không biết sử dụng thông thạo tiếng dân tộc (tiếng Êđê) nên việc giao tiếp <br />
giữa giáo viên với học sinh và với phụ huynh học sinh cũng có nhiều bất <br />
cập, chất lượng giáo dục chưa được như mong muốn.<br />
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động dẫn đến thực trạng <br />
trên:<br />
Đời sống, thu nhập kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn. <br />
Gia đình không quan tâm đến việc học tập của con em mình. <br />
Học sinh bị mất kiến thức căn bản từ những lớp dưới. <br />
Tiếng phổ thông không phải là tiếng mẹ đẻ nên việc tiếp thu bài học <br />
của học sinh còn chậm.<br />
Một số học sinh lưu ban nhiều năm . <br />
Không có phong trào học tập, thường bị những bạn nghỉ học lôi kéo <br />
nghỉ học theo. <br />
Cơ sở vật chất còn thiếu thốn và tạm bợ chưa đáp ứng được nhu cầu <br />
học tập của học sinh.<br />
Công tác phối hợp với các ban ngành của địa phương với nhà trường <br />
còn nhiều hạn chế. <br />
Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục hoạt động hiệu quả chưa cao. . <br />
<br />
<br />
Phạm Văn Chung Trường Tiểu học Lê Lợi – Krông Ana – Đắc Lắc <br />
10<br />
Đề tài: Một số giải pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học<br />
<br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt <br />
ra:<br />
Nhà trường: Xây dựng kế hoạch đầu năm chưa khả thi về công tác <br />
duy trì sĩ số học sinh chống học sinh có nguy cơ bỏ học, kế hoạch, biện <br />
pháp còn mang tính chung chung và chưa đưa công tác duy trì sĩ số học sinh <br />
vào công tác thi đua khen thưởng.<br />
Công tác phối hợp của lãnh đạo trường với hội cha mẹ học sinh và ban <br />
tự quản thôn (buôn) chưa tốt.<br />
Đội thiếu niên tổ chức các phong trao vui chơi còn hạn chế, tổ chức <br />
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thu hút học sinh đến trường đôi khi <br />
còn hình thức, đơn điệu, thiếu sự đầu tư về hình thức lẫn nội dung.<br />
Cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu <br />
dạy và học; các phòng thiết bị, thư viện, phòng truyền thống, sân chơi bãi <br />
tập, cây xanh bóng mát chưa đạt yêu cầu nhằm gây hứng thú học tập cho học <br />
sinh. Khuôn viên nhà trường (hàng rào thấp, tạm bợ) đã làm ảnh hưởng đến <br />
công tác an ninh trong nhà trường.<br />
Về công tác chủ nhiệm: Còn mang tính chất hành chính sự vụ, nội <br />
dung sinh hoạt lớp còn mang tính đối phó, rập khuôn, còn nặng nề đối với <br />
những học sinh vi phạm các lỗi thông thường mà không biết rõ nguyên nhân <br />
dẫn đến các em bị vi phạm. Giáo viên chủ nhiệm chưa phối kết hợp chặt chẽ <br />
với tổ chức Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, giáo viên bộ môn, ban đại diện <br />
cha mẹ học sinh lớp và phụ huynh học sinh.<br />
Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến công tác xã hội hóa giáo <br />
dục, chưa làm tốt công tác vận động, tuyên truyền đến từng phụ huynh học <br />
sinh giúp phụ huynh nhận thức đúng đắn về việc học tập của con em mình. <br />
Mặt khác hầu hết giáo viên không biết nói tiếng dân tộc tại địa phương nên <br />
việc thăm hỏi, động viên và vận động phụ huynh cũng gặp không ít khó khăn.<br />
Giáo viên chủ nhiệm chưa nắm bắt kịp thời hoàn cảnh của học sinh <br />
cũng như nguyên nhân học sinh hay nghỉ học trong ngày, trong tuần của học <br />
sinh lớp mình phụ trách.<br />
Một số giáo viên chưa phân hóa đối tượng học sinh trong dạy học, còn <br />
lúng túng trong việc nhận xét, đánh giá học sinh theo TT30/2014, sử dụng <br />
chưa linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nên <br />
chưa gây hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh.<br />
Phạm Văn Chung Trường Tiểu học Lê Lợi – Krông Ana – Đắc Lắc <br />
11<br />
Đề tài: Một số giải pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học<br />
<br />
Về giáo viên bộ môn: phân lớn giáo viên bộ môn chỉ chú ý đến chất <br />
lượng bộ môn mình dạy, ít hiểu được tâm lý, hoàn cảnh gia đình của từng <br />
học sinh và một số giáo viên không có thiện cảm với những học sinh có năng <br />
lực học tập hạn chế và những em có phẩm chất chưa tốt, chưa ngoan cho <br />
nên đôi khi giáo viên cư xử còn thiếu tế nhị làm xúc phạm đến lòng tự ái của <br />
học sinh và cũng không ít giáo viên chưa tạo cơ hội cho học sinh làm lại <br />
những lỗi mà các em đã mắc phải trong học tập.<br />
Cũng có trường hợp xử lý tình huống sư phạm không tốt đã vô tình làm <br />
cho học sinh dẫn đến chán học môn đó và có thái độ bất hợp tác với giáo viên <br />
trong học tập cũng như trong các hoạt động khác. <br />
Học sinh: Một số học sinh mất kiến thức cơ bản ở lớp dưới và không <br />
đủ khả năng tiếp thu kiến thức của lớp mới.<br />
Thái độ động cơ học tập của học sinh chưa đúng đắn, chưa hiểu hết <br />
học để làm gì. <br />
Một số học sinh chán học do mặc cảm vì hoàn cảnh hay thường xuyên <br />
bị nhận xét còn nhiều hạn chế về năng lực, phẩm chất và nhắc nhở trước <br />
lớp, trước đông người.<br />
Gia đình, cha mẹ học sinh: Không ít gia đình phụ huynh học sinh thiếu <br />
quan tâm đến việc học tập của con em mà khoán trắng cho nhà trường họ <br />
nghĩ rằng việc dạy học là nhiệm vụ của nhà trường và việc học là của con <br />
em không thích học thì nghỉ, họ chỉ tập trung lo làm ăn kiếm tiền.<br />
Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm tạo điều kiện học tập cho <br />
con em về đồ dùng học tập cũng như quỹ thời gian dành cho học ở nhà, môi <br />
trường học tập, góc học tập.<br />
Có gia đình đồng ý cho con mình nghỉ học để làm kinh tế phụ giúp gia <br />
đình. Có gia đình quan tâm đến học tập con cái mình nhưng do trình độ hiểu <br />
biết thấp cho nên hạn chế về phương pháp kèm cặp, hướng dẫn về việc học <br />
tập của con em cũng như đôn đốc kiểm tra việc học tập của con em, thiếu sự <br />
phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội.<br />
Cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, các đoàn thể:<br />
Về việc lãnh đạo của Đảng ủy đối với các ban ngành trong xã về công <br />
tác giáo dục có quan tâm nhưng về mảng công tác phổ cập cũng như duy trì <br />
sĩ số chống học học sinh có nguy cơ bỏ học còn nhiều hạn chế, chưa đưa ra <br />
<br />
Phạm Văn Chung Trường Tiểu học Lê Lợi – Krông Ana – Đắc Lắc <br />
12<br />
Đề tài: Một số giải pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học<br />
<br />
những biện pháp, giải pháp cụ thể để phối kết hợp với các ban ngành trong <br />
xã.<br />
Đối với chính quyền địa phương xem như đây là việc của nhà trường <br />
còn họ chỉ biết chăm lo cơ sở vật chất nhà trường một phần nào đó. Chưa có <br />
sự chỉ đạo chặt chẽ việc phối kết hợp giữa gia đình – nhà trường và xã hội.<br />
Ban chỉ đạo phổ cập, hội khuyến học xã chưa cùng nhà trường phát <br />
huy đúng vai trò chức năng nhiệm vụ của tổ chức để khuyến khích động viên <br />
kịp thời con em đi học đồng thời khi có học sinh nghỉ học, học sinh có hoàn <br />
cảnh gia đình khó khăn.<br />
Về đầu tư xây dựng cở sở vật chất cho trường học trên địa bàn huyện <br />
nói chung và trường Tiểu học Lê Lợi nói riêng còn nhiều khó khăn chưa đáp <br />
ứng yêu cầu của giáo dục hiện nay.<br />
3. Giải pháp, biện pháp.<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:<br />
a. Giải pháp đối với nhà trường: <br />
Đây là giải pháp quan trọng nhằm thường xuyên đổi mới công tác quản <br />
lí, luôn tìm tòi, linh hoạt và sáng tạo trong công tác chỉ đạo giáo viên đứng lớp, <br />
các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và xây dựng kế hoạch phối kết hợp <br />
với chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh để thực hiện đồng bộ và có <br />
hiệu quả <br />
công tác duy trì sĩ số học sinh. <br />
b. Giải pháp đối với giáo viên chủ nhiệm: <br />
Nắm bắt kịp thời hoàn cảnh, trình độ của từng học sinh.<br />
Thay đổi phương pháp dạy học phù hợp với học sinh DTTS, tăng độ <br />
hứng thú của học sinh đối với bài giảng, tạo môi trường học tập thân thiện <br />
lấy người học làm trung tâm trong quá trình giảng dạy.<br />
Có kế hoạch học tập và nâng cao trình độ chuyên môn.<br />
c. Giải pháp từ phía xã hội và cộng đồng: <br />
Phát huy vai trò tích cực của công tác xã hội hóa giáo dục.<br />
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về vai trò quan trọng của giáo <br />
dục.<br />
<br />
<br />
Phạm Văn Chung Trường Tiểu học Lê Lợi – Krông Ana – Đắc Lắc <br />
13<br />
Đề tài: Một số giải pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học<br />
<br />
Vận động xây dựng quỹ hỗ trợ về giáo dục đối với học sinh DTTS có <br />
hoàn cảnh khó khăn.<br />
Vinh danh những tấm gương học sinh người DTTS có thành tích cao <br />
trong học tập và hiếu học.<br />
d. Giải pháp phối hợp với phụ huynh học sinh:<br />
Cần nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của bố mẹ trong việc <br />
phối hợp với nhà trường để giáo dục tốt con em mình.<br />
Tạo điều kiện để trẻ đến trường học tập.<br />
e. Giải pháp đối với học sinh DTTS:<br />
Giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng và mục đích của việc <br />
học xóa bỏ tâm lí, quan niệm học cho biết chữ.<br />
Xây dựng được mối quan hệ thầy trò bằng tình thương.<br />
Xây dựng mối quan hệ bạn bè tốt để giúp đỡ nhau học tập tiến bộ.<br />
3.2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp: <br />
a. Giải pháp đối với nhà trường:<br />
Nhà trường có kế hoạch tham mưu thật cụ thể với các cấp ủy đảng và <br />
chính quyền địa phương cùng các ban ngành tổ chức đóng trên địa bàn xã <br />
chăm lo cho giáo dục về vật chất, tinh thần và đặc biệt là huy động học sinh <br />
ra lớp học.<br />
Khi tham mưu cần phải kiên trì, khéo léo và có tính thuyết phục những <br />
vấn đề đưa ra một cách cụ thể.<br />
Nhà trường phải làm chuyển biến nhận thức của các cấp ủy đảng, <br />
chính quyền, các ban ngành và của các lực lượng xã hội ở trên địa bàn xã về <br />
vai trò của nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực có đủ trình độ cho địa <br />
phương. Làm cho cấp ủy và chính quyền địa phương thấy rõ “Giáo dục là <br />
quốc sách hàng đầu” và “ phát triển giáo dục – đào tạo là điều kiện để phát <br />
huy nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng <br />
trưởng kinh tế nhanh và bền vững” (Trích báo cáo chính trị của Ban chấp <br />
hành TW Đảng khóa VIII đại hội IX của Đảng tháng 4 năm 2001). Tranh thủ <br />
phối hợp và phát huy vai trò tích cực của già làng, trưởng thôn (buôn), hội phụ <br />
nữ của thôn buôn trong công tác vận động và tuyên truyền công tác xã hội hóa <br />
giáo dục mà đặc biệt là vai trò của công tác giáo dục đối với sự phát triển <br />
toàn diện của xã nhà: Thiết kế và chọn lọc kênh thông tin về giáo dục, kinh <br />
<br />
Phạm Văn Chung Trường Tiểu học Lê Lợi – Krông Ana – Đắc Lắc <br />
14<br />
Đề tài: Một số giải pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học<br />
<br />
tế, dân số gắn với thực trạng và phù hợp với trình độ nhận thức của mọi <br />
người dân tại địa phương để tuyên truyền có hiệu quả.<br />
Hiệu trưởng mở một hội nghị về công tác duy trì sĩ số, chống học sinh <br />
lưu ban, chống học sinh bỏ học và có nguy cơ bỏ học vào đầu mỗi năm học <br />
và mời đại diện các cấp ủy đảng, Ủy ban nhân dân xã, các ban ngành, trưởng <br />
các thôn buôn, các chi hội khuyến học về tham dự và cùng xây dựng biện <br />
pháp phối kết hợp thực hiện công tác duy trì sĩ số học sinh, vận động học <br />
sinh đến trường kịp thời.<br />
Đề nghị với Đảng ủy và Ủy ban cùng các ban ngành tổ chức trong xã <br />
xây dựng thôn văn hóa, gia đình văn hóa, đưa tiêu chí không có học sinh bỏ <br />
học và học sinh trong độ tuổi không đến trường để xét công nhận gia đình <br />
văn hoá, thôn buôn văn hóa. Tham mưu tích cực cho hội khuyến học xã và các <br />
thôn buôn phát huy vai trò của hội khuyến học để chăm lo cho giáo dục của <br />
xã nhà nói chung và của trường Tiểu học Lê Lợi nói riêng. Đẩy mạnh công <br />
tác xã hội hóa giáo dục, tranh thủ huy động mọi nguồn lực đầu tư cho giáo <br />
dục nhằm tạo một xã hội học tập đồng thời khen thưởng những giáo viên <br />
giỏi các cấp, học sinh năng khiếu các cấp và hỗ trợ động viên những học sinh <br />
nghèo vượt khó trong học tập.<br />
Phân công những giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn và <br />
nhiệt tình trong công tác làm chủ nhiệm các lớp. Chỉ đạo thực hiện tốt công <br />
tác bàn giao giữa giáo viên chủ nhiệm cũ và giáo viên chủ nhiệm mới để năm <br />
bắt tình học tập của lớp kịp thời, rà soát những học sinh hạn chế về năng lực <br />
có nguy cơ bỏ học, tìm hiểu hoàn cảnh sống của gia đình, công việc thường <br />
ngày và tâm tư nguyện vọng của học sinh, nguyên nhân hay nghỉ học, (khi <br />
đến gia đình phụ huynh học sinh phải có sổ nhật kí mang theo để thông báo <br />
tình hình của học sinh đồng thời phụ huynh ký xác nhận vào sổ).<br />
Công tác vận động học sinh phải thường xuyên liên tục và trở thành <br />
phong trào không thể thiếu được trong nhà trường.<br />
Mở các chuyên đề bồi dưỡng những kinh nghiệm nghiệp vụ cho toàn <br />
bộ <br />
đội ngũ giáo viên.<br />
Thường xuyên kiểm tra đôn đốc kịp thời các hoạt động của giáo viên <br />
chủ nhiệm.<br />
<br />
<br />
Phạm Văn Chung Trường Tiểu học Lê Lợi – Krông Ana – Đắc Lắc <br />
15<br />
Đề tài: Một số giải pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học<br />
<br />
Họp giáo viên chủ nhịêm với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng 1 <br />
lần/tháng. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nên dành thời gian đi dự giờ tiết sinh <br />
hoạt lớp cuối tuần để nắm bắt tình của học sinh.<br />
Đưa chỉ tiêu duy trì sĩ số học sinh vào công tác thi đua khen thưởng của <br />
năm học đối với công tác chủ nhiệm. <br />
Nhà trường thành lập ban duy trì nề nếp và ban duy trì sĩ số học sinh do <br />
hiệu trưởng làm trưởng ban, phó hiệu trưởng, TPT Đội làm phó ban, giáo viên <br />
chủ nhiệm làm ủy viên để giúp cho nhà trường về việc vận động khi có học <br />
sinh nghỉ học và học sinh có nguy cơ bỏ học.<br />
Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo thực hiện tốt công tác, chương trình <br />
giáo dục phối hợp với gia đinh học sinh, với ban đại diện cha mẹ học <br />
sinh:<br />
Vào đầu năm học, lãnh đạo nhà trường phối kết hợp với ban đại diện <br />
cha mẹ học sinh năm học cũ để tổ chức tốt hội nghị phụ huynh học sinh <br />
nhằm bầu ra ban đại diện cha mẹ học sinh của trường và lớp. Ban đại diện <br />
cha mẹ học sinh ba tháng họp với ban giám hiệu nhà trường một lần nhằm có <br />
những ý kiến đề nghị về công tác giảng dạy, giáo dục cho học sinh và họp <br />
định kỳ phụ huynh học sinh vào đầu năm học, cuối kỳ I và cuối năm học. Qua <br />
các kỳ họp, hiệu trưởng cũng cần lưu ý đến các bậc phụ huynh thường xuyên <br />
quan tâm đến quản lý về ngày giờ đến trường của con em mình; theo dõi thời <br />
khóa biểu, lịch học ngoại khóa, lịch học phụ đạo. Quan tâm xem con em mình <br />
thường tiếp xúc với bạn bè như thế nào để nắm bắt điều chỉnh kịp thời. <br />
Hướng dẫn cho cha mẹ học sinh nắm được các biện pháp kiểm tra theo dõi <br />
học tập và rèn luyện của học sinh và tạo điều kiện cho con em được đến <br />
trường học tập.<br />
Nhà trưởng phải phối hợp tốt với ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ <br />
huynh học sinh để làm tốt các nhiệm vụ cơ bản sau đây:<br />
Thực hiện trách nhiệm phối hợp giáo dục đạo đức, giáo dục văn hóa, <br />
hỗ trợ nhà trường trong công tác hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. <br />
Vận động cha mẹ học sinh, các lực lượng xã hội hỗ trợ nhà trường <br />
trong công tác giáo dục như quản lý con em khi ở nhà, tác động đến gia đình, <br />
hạn chế học sinh lưu ban, học sinh có nguy cơ bỏ học và chăm lo giáo dục <br />
đạo đức nề nếp khi sống và sinh hoạt tại địa phương, góp phần tạo môi <br />
<br />
Phạm Văn Chung Trường Tiểu học Lê Lợi – Krông Ana – Đắc Lắc <br />
16<br />
Đề tài: Một số giải pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học<br />
<br />
trường lành mạnh ở địa bàn và phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào <br />
nhà trường (HIV/AISD,<br />
ma túy, uống rựơu, hút thuốc…).<br />
Vận động cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội ủng hộ, hỗ trợ để <br />
tu bổ mua sắm cơ sở vật chất, thiết bị cho nhà trường; góp phần cải thiện <br />
đời sống tinh thần vật chất cho giáo viên; khen thưởng học sinh năng khiếu, <br />
giúp đỡ học sinh nghèo, xây dựng môi trường học tập thân thiện.<br />
Lãnh đạo nhà trường phối kết hợp với Công đoàn, Đoàn, Đội: <br />
Đối với công đoàn: Phối kết hợp với nhà trường để tuyên truyền các <br />
cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh”; <br />
cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung; cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo, <br />
cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; hưởng ứng tích cực <br />
phong trào“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. <br />
Đẩy mạnh các phong trào thi đua dạy tốt học tốt làm tốt công tác vận <br />
động, động viên cán bộ giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; cùng <br />
nhà trường xây dựng cơ quan văn hóa và xây dựng khối đoàn kết nội bộ.<br />
Đối với Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: Nhà trường cần phải <br />
nắm vững chức năng, nhiệm vụ công tác của Tổng phụ trách Đội để định <br />
hướng cho họ thực hiện tốt trách nhiệm của mình.<br />
Tổ chức các phong trào thi đua thiết thực và động viên khen thưởng kịp <br />
thời những đội viên có nhiều cố gắng trong học tập và rèn luyện. Tổ chức tốt <br />
các hoạt động sinh hoạt với nhiều hình thức đa dạng phong phú nhằm thu hút <br />
sự tham gia họat động của học sinh. Tổ chức tốt phong trào văn hóa văn nghệ, <br />
thể dục thể thao để học sinh có cơ hội thể hiện năng khiếu, tài năng của <br />
mình, thu hút học sinh đến trường, làm cho các em thấy được đi học vui và bổ <br />
ích hơn ở nhà, nhằm phục vụ cho công tác dạy và học.<br />
Tổng phụ trách Đội thường xuyên phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên <br />
chủ nhiệm lớp (anh chị phụ trách đội) để giáo dục đạo đức, nề nếp đội viên <br />
kịp thời.<br />
Tổ chức phối kết hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường để <br />
tổ chức các hoạt động phong trào và hoạt động công ích như: phong trào nuôi <br />
heo đất, áo trắng tặng bạn và xây dựng quỹ tình thương.<br />
b. Giải pháp đối với giáo viên chủ nhiệm: <br />
Phạm Văn Chung Trường Tiểu học Lê Lợi – Krông Ana – Đắc Lắc <br />
17<br />
Đề tài: Một số giải pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học<br />
<br />
Đã nhiều năm làm giáo viên chủ nhiệm lớp, phần nào đã có chút ít kinh <br />
nghiệm nhưng tôi vẫn thấy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở <br />
tiểu học là rất nặng nhọc, rất phức tạp. Mỗi giáo viên muốn làm tốt công tác <br />
chủ nhiệm thì phải vừa là một giáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải là một <br />
nhà tâm lí giỏi để hiểu học sinh, để xử lí các tình huống rắc rối sao cho khéo <br />
léo, tế <br />
nhị và đạt hiệu quả giáo dục cao. Nếu giáo viên không tâm huyết với nghề, <br />
Không có tinh thần trách nhiệm cao thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ. <br />
Giáo viên chủ nhiệm dựa trên kế hoạch của nhà trường để lên kế <br />
hoạch lớp theo năm, tháng và tuần.<br />
Ngay từ đầu năm học, tiến hành khảo sát chất lượng và phân loại đối <br />
tượng học sinh của lớp. Chú trọng phân loại học sinh còn hạn chế theo các <br />
nguyên nhân chủ yếu sau: do mất kiến thức căn bản từ lớp dưới, do ham <br />
chơi, do hoàn cảnh gia đình, lên kế hoạch bồi dưỡng học sinh năng khiếu và <br />
phụ đạo học sinh hạn chế về năng lực học tập một cách cụ thể, thiết kế bài <br />
dạy phải phù hợp với từng đối tượng dạy học của lớp mình, đặc biệt chú <br />
trọng học sinh người DTTS còn hạn chế về năng lực học tập và hoàn cảnh <br />
khó khăn, có nguy cơ bỏ học. Giáo viên phải xác định được mức độ hạn chế <br />
của mỗi học sinh như: hạn chế về mặt nào? Môn gì? Kiến thức gì? Giáo viên <br />
có hồ sơ theo dõi từng em về biện pháp khắc phục đề ra sự chuyển biến của <br />
từng em sau mỗi tháng học.<br />
Trong một học kỳ giáo viên phải đến thăm phụ huynh học sinh ít nhất <br />
½ lượt học sinh của lớp mình phụ trách. Đặc biệt thường xuyên quan tâm, <br />
thăm hỏi, động viên kịp thời đối với học sinh DTTS có hoàn cảnh đặc biệt <br />
khó khăn có nguy cơ bỏ học.<br />
Giáo viên chủ nhiệm tham gia sinh hoạt 15 phút đầu giờ và nâng cao <br />
chất lượng tiết sinh hoạt cuối tuần, đánh giá nhận xét lớp khoảng 1015 phút <br />
thời gian còn lại tổ chức các hoạt động văn nghệ, thơ, ca… (tránh tình trạng <br />
biến tiết sinh hoạt cuối tuần thành những hình phạt, phê bình kiểm điểm học <br />
sinh làm cho học sinh chán nản và tiêu cực). Đối với học sinh thường xuyên <br />
nghỉ học với những lí do không chính đáng, giáo viên cần nhẹ nhàng phân tích <br />
cho các em thấy việc nghỉ học của mình làm ảnh hưởng như thế nào đến kết <br />
quả học tập, phẩm chất của bản thân, đến lớp, thầy cô và bạn bè, từ đó các <br />
em nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ của người học sinh và cố gắng đi học <br />
chuyên cần hơn.<br />
Phạm Văn Chung Trường Tiểu học Lê Lợi – Krông Ana – Đắc Lắc <br />
18<br />
Đề tài: Một số giải pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học<br />
<br />
Hàng tháng giáo viên chủ nhiệm phải thông báo kết quả học tập cho <br />
học sinh qua sổ liên lạc hoặc điện thoại vào cuối tháng.<br />
Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm phối <br />
kết hợp với giáo viên bộ môn chuẩn bị tốt bài giảng và sử dụng khai thác <br />
thiết bị dạy học một cách triệt để và có hiệu quả, phối kết hợp các phương <br />
pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh người kinh, học sinh <br />
người DTTS của lớp để truyền đạt hướng dẫn học sinh học tập một cách có <br />
hiệu quả nhất. Đơn giản hóa kiến thức, lối truyền đạt đối với học sinh <br />
DTTS.<br />
Giáo viên phải giao tiếp được bằng tiếng dân tộc nơi công tác và xem <br />
việc <br />
giảng dạy bằng “song ngữ” là điều cần thiết đối với học sinh người DTTS.