SKKN: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy bộ môn Toán ở trường THCS
lượt xem 37
download
Sáng kiến “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy bộ môn Toán ở trường THCS” trình bày một số giải pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy Toán nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Toán ở trường THCS. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy bộ môn Toán ở trường THCS
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY BỘ MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG THCS
- Phần I: Đặt vấn đề Phát triển giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nồng cốt, có vai trò hết sức quan trọng. Điều 2- Luật GD đã khẳng định: “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức sống khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Như chúng ta đã biết môn Toán là một môn học công cụ có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển của giáo dục, là chìa khóa để mở cửa bước vào thế giới khoa học. Với vai trò quan trọng của bộ môn Toán đối với sự phát triển nói chung và đối với học sinh THCS nói riêng vì vậy là người cán bộ quản lí thuộc bộ môn Toán trong những năm qua bằng kinh nghiệm giảng dạy trực tiếp và thông qua công tác quản lí chỉ đạo tôi đã mạnh dạn đúc rút cho bản thân "Một số giải nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy Toán ở trường THCS" qua đây cùng đồng nghiệp trao đổi để góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Toán ở huyện nhà. Phần II: Nội dung 1. Cơ sở lí luận: Chỉ thị số 40/CT-TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban bí thư trung ương về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đã khẳng định: “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự
- nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đũi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoá đất nước”. Trong thời gian qua Bộ giáo dục và đào tạo đã đề ra nhiều biện pháp để nhằm nâng cao chất lượng giáo dục: Năm học 2006 - 2007 toàn ngành tập trung chỉ đạo thực hiện cuộc vận động “Hai không” của thủ tướng Chính phủ; năm học 2008- 2009 toàn ngành tiếp tục thực hiện chủ đề “ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lí và giảng dạy” đến năm học 2009-2010 với chủ đề “ Đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”. Năm học 2010-2011 thực hiện chủ đề "Tiếp tục đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục". Tất cả các cuộc vận động trên đều hướng đến mục tiêu là tạo sự chuyển biến về chất lượng trong dạy và học nhằm đáp ứng với yêu cầu phát triển mới của tình hình hiện nay. Bộ môn Toán là bộ môn công cụ cơ bản nhất để giúp cho con người phát triển tư duy, tiếp cận được với nền khoa học hiện đại. Muốn tiếp cận được với các ngành khoa học khác thì điều tối thiểu chúng ta phải có kiến thức cơ bản của bộ môn Toán. Trong nhiều diễn đàn đã đề cập đến vai trò của Toán học đối với sự phát triển của nhân loại, ngành giáo dục đào tạo đã chú trọng nhiều đến vấn đề làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học trong đó có chất lượng bộ môn Toán. Bộ môn Toán ở các trường học đã được dành thời lượng lớn nhất trong các môn học, đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn Toán ở trường THCS cũng đã được sự quan tâm đầu tư để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng với sự phát triển hiện đại. 2. Cơ sở thưc tiễn Mặc dù bộ môn Toán có vai trò to lớn đối với sự phát triển của khoa học và xã hội nói chung và đối với sự phát triển của tư duy đối với học sinh nói riêng nhưng làm thế nào để bộ môn Toán ở trường THCS ngày một nâng cao chất lượng đáp ứng với yêu cầu của toàn xã hội.
- Thực tế đang diễn ra là nhiều em học sinh khi học đến lớp 9 nhưng các phép toán cộng trừ, nhân chia phân số các phép tính toán cộng trừ số nguyên chưa thực hiện được. Phải chăng đó là do bộ môn Toán là bộ môn khoa học cơ bản nên quá khó đối với học sinh hay là do chúng ta chưa có đủ một đội ngũ giảng dạy môn Toán chưa đáp ứng với nhu cầu giảng dạy bộ môn. 3. Thực trạng về chất lượng bộ môn Toán: Trong những năm qua tất cả các đơn vị trường học ở trên địa bàn huyện Lệ Thủy đã chú trọng đầu tư nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thực chất và trong đó đã đầu tư vào nâng cao chất lượng bộ môn Toán nhưng thực tế chất lượng bộ môn Toán vẫn đang ở mức độ thấp so với sự đầu tư của các nhà trường và yêu cầu của ngành. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng bộ môn Toán còn hạn chế so với yêu cầu đặt ra như đặc điểm của bộ môn Toán là khó so với các bộ môn khác, ý thức học tập chưa cao, giáo viên dạy chưa có hệ thống phương pháp giảng dạy phù hợp, nhưng với góc độ là người làm công tác quản lí tôi luôn nhận thức việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giảng dạy Toán đáp ứng với nhu cầu đổi mới hiện nay là một yếu tố quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Toán ở các trường THCS. Trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm tôi xin trình bày một số giải pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy Toán nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Toán ở trường THCS. 4. Một số nhóm giải pháp cơ bản: a. Nhóm giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng: Quan điểm chỉ đạo: Xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy Toán vừa đạt được mục tiêu trước mắt nhưng phải đảm bảo mục tiêu lâu dài. Công tác bồi dưỡng phải thường xuyên, phải thực hiện đồng bộ từ BGH, tổ chuyên môn, nhóm bộ môn.
- Quán triệt nghiêm túc tinh thần tự giác trong công tác bồi dưỡng, xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng của nhà trường trong năm học, kết quả bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp dạy học cho giáo viên dạy Toán là cơ sở để giúp cho nhà trường nắm bắt và chỉ đạo đúng hướng trong việc bố trí hợp lí đội ngũ. Về quy trình xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho năm học: Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo về thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp, vào đầu năm học nhà trường đã triển khai xây dựng kế hoạch gồm các bước sau: + Khảo sát tình hình đội ngũ để nắm bắt được những ưu điểm, thế mạnh của từng giáo viên, từng tổ nhóm chuyên môn. + Lập kế hoạch ban đầu: Trên cơ sở nắm bắt được tiềm năng của đội ngũ và tình hình thực tế của đơn vị BGH nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch: Phân công trách nhiệm cụ thể cho tổ chuyên môn, các nhóm chuyên môn + Tổ chức tham khảo ý kiến của các tổ nhóm bộ môn: Quán triệt tinh thần xây dựng chỉ tiêu đến đội ngũ cốt cán, các nhóm bộ môn và yêu cầu các tổ chuyên môn chỉ đạo việc góp ý kiến xây dựng chỉ tiêu và dự kiến thành viên của tổ tham gia giảng dạy các lớp một cách phù hợp. + Cụ thể hóa vào các kế hoạch đầu năm để thông qua trước toàn thể chi bộ nhà trường, hội đồng sư phạm và công đoàn trong các hội nghị đầu năm và đưa vào nghị quyết chi bộ, nhà trường và công đoàn: Công tác bồi dưỡng ở đây có thể là bồi dưỡng nâng chuẩn cho đội ngũ giáo viên dạy Toán, bồi dưỡng cho những giáo viên mới vào nghề năng lực sự phạm còn hạn chế hoặc bồi dưỡng đội ngũ cốt cán tham gia dự thi giáo viên dạy giỏi các cấp. + Phân loại đối tượng giáo viên để làm công tác bồi dưỡng: Giáo viên mới vào nghề, giáo viên có tuổi đời cao, giáo viên có hạn chế về năng lực sư phạm, giáo viên cốt cán bộ môn. b. Nhóm giải pháp 2: Triển khai thực hiện kế hoạch: Nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra đầu mỗi năm học nhà trường phải tổ chức triển khai, phổ biến kế hoạch đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên
- trong đơn vị. Quán triệt tinh thần của công tác bồi dưỡng là nhiệm vụ thường xuyên mà các tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn phải là lực lượng nồng cốt. Giao nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn trong việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng; Các tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn trên cơ sở đó phải xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện công tác bồi dưỡng. Kế hoạch phải được xây dựng cụ thể từng giai đoạn phù hợp với quy trình thực hiện nhiệm vụ năm học. Nhóm giải pháp 3: Tham gia chỉ đạo, tư vấn thực hiện Cùng với các nhóm trưởng, tổ trưởng chuyên môn thì BGH nhà trường phải thường xuyên kiểm tra, độ đốc thực hiện các kế hoạch đề ra, BGH phải có 01 đồng chí phụ trách tổ tự nhiên. Kế hoạch bồi dưỡng thông qua dự giờ, góp ý đảm bảo các yêu cầu sau: + Giáo viên được dự giờ trình bày mục tiêu bài dạy và tự nhận xét về tiết dạy của mình: Những vấn đề đạt được, còn tồn tại. + Các nhóm bộ môn tiến hành nhận xét, góp ý giờ dạy với các nội dung sau: Kiến thức trọng tâm của bài dạy, cách thiết kế giáo án, cách thức tổ chức học tập cho học sinh, sử dụng TBDH, ứng dụng CNTT vào giảng dạy, chỉ ra những ưu điểm và tồn tại cần khắc phục nhằm tự vấn kịp thời cho đội ngũ. + Sau khi thống nhất các phương án giáo viên phải hoàn thành giáo án mẫu để rút kinh nghiệm cho các tiết dạy sau. + Kiểm tra nhắc nhở của BGH: Đây là việc làm thường xuyên nhằm nhắc nhở kịp thời để cho các nhóm, mỗi giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. Nhóm giải pháp 4: Tổng kết, rút kinh nghiệm Đây là một bước quan trọng trong quy trình quản lý, thông qua việc tổng kết, rút kinh nghiệm để đánh giá cụ thể thông qua chất lượng đạt được ở cuối năm học. Quá trình tổng kết rút kinh nghiệm được thực hiện theo các hình thức sau:
- + Giáo viên giảng dạy bộ môn phải tự rút kinh nghiệm về quá trình giảng dạy của mình. + Tổ chuyên môn tiến hành rà soát lại những vấn đề trong công tác chỉ đạo, bồi dưỡng trong từng giai đoạn theo kế hoạch. + Sau mỗi năm học nhà trường tiến hành tổ chức rút kinh nghiệm chung trước toàn thể hội đồng sư phạm và định hướng cho công tác bồi dưỡng tiếp theo. 5. Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm: * Một sô kết quả đạt được Với trách nhiệm là người cán bộ quản lí phụ trách bộ môn Toán trong những năm qua tôi đã phát huy được vai trò trách nhiệm của mình trong công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy Toán nhằm nâng cao chất lượng giáo dục: Năm học 2008-2009: Tại đơn vị TH&THCS Kim Thủy chất lượng bộ môn Toán đạt được ở mức khá của huyện và ở mức tốt của vùng miền núi. Đã bồi dưỡng 01 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi xuất sắc của huyện, 100% các giáo viên giảng dạy môn Toán ở đơn vị đều được bồi dưỡng và có năng lực chuyên môn nghiệp vụ từ khá trở lên. Năm học 2009-2010: Tại đơn vị THCS Mỹ Thủy trực tiếp chỉ đạo và làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ GVDG môn Toán: 01 GV đạt GVDG xuất sắc cấp huyện, 01 giáo viên đạt GVDG môn Toán cấp tỉnh, chất lượng đạt được bộ môn Toán ở mức Tốt của huyện, 100% các giáo viên dạy Toán đều có năng lực giảng dạy khá trở lên. Năm học 2010-2011: Tại đơn vị THCS Mai Thủy tiếp tục phát huy vai trò tư vấn cho đội ngũ nên chất lượng qua KSCL đề kiểm tra môn Toán của SGD xếp loại Tốt, chất lượng bộ môn Toán xếp loại Tốt của vùng 1. 100% các giáo viên dạy Toán ở đơn vị phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, năng lực sự phạm từ loại khá trở lên. * Bài học kinh nghiệm: Để đạt được kết quả trên cần hội đủ các yếu tố sau:
- + Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường thật sự đoàn kết, có ý thức phấn đấu vươn lên, ý thức xây dựng tập thể ngày mỗi phát triển. Mỗi giáo viên phải tự đánh giá đúng thực chất năng lực của mình để từ đó tự bồi dưỡng hoặc tham gia vào công tác bồi dưỡng đội ngũ. + Ban giám hiệu nhà trường phải chỉ đạo sát sao, thường xuyên trong các khâu của quá trình quản lý. Các thành viên trong BGH phải tham gia vào chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn. + Các tổ nhóm chuyên môn là nơi trực tiếp bồi dưỡng giáo viên vì vậy cần phải phân công các thành viên trong tổ giúp đở các giáo viên từ đầu năm học trên cơ sở phải nắm được từng đối tượng giáo viên. + Nhà trường, các tổ chức đoàn thể cần tạo điều kiện thuận lợi nhất đối với các giáo viên, tháo gỡ kịp thời những khó khăn gặp phải cho giáo viên; phân công lao đông hợp lí, khen thưởng kịp thời. III. Kết luận Sự nghiệp giáo dục là của toàn Đảng, toàn dân. Phát triển giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong tình hình thực tế hiện nay chúng ta đang cần một nền giáo dục có chất lượng cao, điều đó cần phải có đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và phải thật sự giỏi về chuyên môn, vững vàng về phương pháp giảng dạy và đáp ứng với sự đổi mới, hội nhập. Với tinh thần trách nhiệm đối với sự nghiệp giáo dục nói chung , mỗi một cán bộ quản lí giáo dục cần phải thật sự trăn trở, mỗi nhà trường cần phải thường xuyên làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ. Nhờ làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy bộ môn Toán bước đầu kết quả cao so với các trường bạn trong địa bàn huyện: Chất lượng đại trà đạt ở mức tốt của huyện, chất lượng học sinh giỏi nằm ở tốp dẫn đầu, chất lượng tuyển sinh đạt ở mức cao của tỉnh. Các hoạt động giáo dục được đi vào nề nếp và tạo được sự đồng thuận cao của nhân dân.
- Để đạt được kết quả trên là nhờ vào sự tận tâm của người quản lí và sự chịu khó kiên trì của đội ngũ để phương pháp mới được vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng học sinh. Nhận xét của HĐKH nhà trường Mỹ Thủy, ngày 20 tháng 5 năm 2011 Người thực hiện Nguyễn Văn Vững
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học Âu Cơ
16 p | 2060 | 216
-
SKKN: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Vẽ trang trí ở trường THCS
16 p | 1199 | 200
-
SKKN: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn thể thao tự chọn “Cờ vua” ở trường THCS An Thủy
15 p | 551 | 66
-
SKKN: Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục tại trường Tiểu học Yên Phương
22 p | 310 | 60
-
SKKN: Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi ở trường THCS Tiến Tới - huyện Hải Hà - tỉnh Quảng Ninh
26 p | 290 | 56
-
SKKN: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng viết chữ cho học sinh tiểu học
27 p | 583 | 56
-
SKKN: Một số giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn theo hướng tăng cường Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số
20 p | 242 | 41
-
SKKN: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn thi THPT quốc gia môn Giáo dục công dân trong chủ đề dạy học "công dân với pháp luật"
58 p | 347 | 29
-
SKKN: Một số giải pháp duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học
34 p | 697 | 25
-
SKKN: Một số giải pháp nhằm phát triển thể lực và hiệu quả luyện tập môn Cầu lông cho học sinh lớp 10 trường THPT
37 p | 254 | 24
-
SKKN: Một số giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Thúy
33 p | 110 | 20
-
SKKN: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Chi hội thanh niên trong Chi đoàn Trung tâm
14 p | 135 | 12
-
SKKN: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ trường học
17 p | 135 | 11
-
SKKN: Một số giải pháp bồi dưỡng năng lực giáo viên chủ nhiệm giỏi tại trường TH Trưng Vương
30 p | 77 | 6
-
SKKN: Một số giải pháp giúp học sinh lớp Một học tốt môn Toán( phần sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.)
14 p | 139 | 4
-
SKKN: Một số giải pháp bồi dưỡng năng lực chuyên môn nhằm nâng số lượng giáo viên dạy giỏi tại trường TH Trưng Vương
33 p | 77 | 3
-
SKKN: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn lớp một
11 p | 58 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn