MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT LỚP 5<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
Trên khắp đất nước Việt Nam, mỗi dân tộc đều gắn liền với một bản <br />
sắc văn hoá và chính bản sắc văn hoá này đã tạo nên một nét riêng biệt của <br />
mỗi vùng, miền. Đắk Lắk là một tỉnh miền núi, trong đó đồng bào dân tộc Ê <br />
Đê chiếm 30% dân số của tỉnh với nhiều nét đẹp văn hóa vẫn được bảo tồn <br />
và phát huy như Văn hóa cồng chiêng, ngày 25 11 2005 đã được tổ chức <br />
UNESCO công nhận “Không gian Văn hóa cồng chiêng là kiệt tác truyền <br />
khẩu và phi vật thể của nhân loại”; Văn hóa lễ hội: Lễ cúng bến nước, lễ <br />
cúng vào nhà mới, lễ cúng trưởng thành, lễ cúng sức khỏe, lễ cầu mưa,… <br />
Đồng bào Êđê rất tự hào về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. <br />
Bên cạnh những giá trị văn hóa tốt đẹp đó, ở vùng sâu, vùng xa trình độ <br />
dân trí còn thấp, kinh tế chậm phát triển các hiện tượng mê tín dị đoan, các <br />
tập quán hủ tục vẫn còn tồn tại như tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận <br />
huyết. Tình trang này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây ra hậu quả rất <br />
lớn đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Tảo hôn thì vợ, chồng chưa phát triển <br />
đầy đủ về cả sinh lý và tâm lý, chưa đủ khả năng để chăm sóc con phát triển <br />
một cách bình thường, khỏe mạnh, toàn diện, do đó những đứa con đó lớn lên <br />
sẽ rất khó khăn về nhiều mặt như sức khỏe, học hành... Tảo hôn và hôn nhân <br />
cận huyết thống sẽ sinh ra những đứa con kém phát triển về trí tuệ, khả năng <br />
học tập kém, không có khả năng tiếp thu như những đứa trẻ bình thường.<br />
Dân tộc Ê đê cũng như một số dân tộc ít người khác thường định cư ở <br />
miền núi, chịu nhiều bất lợi về kinh tế, xã hội, tỉ lệ hộ nghèo và mù chữ cao. <br />
Trường Tiểu học Ea Bông nằm trên địa bàn Buôn Riăng, Buôn Knul và thôn <br />
10/3 thuộc xã Ea Bông, đây là một xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn <br />
của huyện Krông Ana. Trong đó có hai buôn là Buôn Riăng và Buôn Knul có <br />
dân tộc Ê đê sinh sống. Nhân dân ở đây chủ yếu là làm nông nghiệp và làm <br />
thuê. Mức thu nhập bình quân của hộ gia đình thấp. Đời sống kinh tế người <br />
dân không đảm bảo nên việc chăm lo học hành cho con cái gặp rất nhiều khó <br />
khăn.<br />
Một số đứa trẻ được sinh ra ở đây cũng có nhiều điểm đặc biệt: Cơ <br />
thể phát triển chậm so với lứa tuổi, kéo theo tâm sinh lí của các em cũng <br />
chậm phát triển. Các em không được nhanh nhẹn, hoạt bát về ngôn ngữ cũng <br />
như các hoạt động. Đối tượng thứ nhất là học sinh thuộc gia đình có điều <br />
kiện kinh tế khó khăn: Những em này hay nghỉ học để phụ giúp bố mẹ, nên <br />
việc tiếp thu bài trên lớp bị gián đoạn. Dẫn đến các em tiếp thu bài chậm, kết <br />
quả học tập giảm sút. Các em thấy tự ti khi đến lớp, các em không muốn học <br />
và thường gây mất trật tự trong các giờ học. Đối tượng thứ hai là học sinh <br />
1<br />
thiếu sự quan tâm, giáo dục của bố mẹ. Bố hoặc mẹ mất hay bố mẹ đi làm <br />
ăn xa, các em phải ở nhà với ông bà, không có người đôn đốc việc học hành <br />
nên các em thiếu sự định hướng trong học tập và cuộc sống. Trong khi đó, độ <br />
tuổi của các em đang bước vào giai đoạn đầu của tuổi dậy thì, có nhiều sự <br />
biến đổi về tâm sinh lí. Các em cần có người bố hoặc mẹ hướng dẫn, giúp <br />
đỡ để các em có những bước phát triển đúng đắn nhất về mặt xã hội, tinh <br />
thần cũng như thể chất.<br />
Vốn kĩ năng sống của các em còn rất nhiều hạn chế, các em chưa có <br />
động lực học tập tích cực. Xuất phát từ thực tế đó, tôi luôn trăn trở làm sao <br />
để dạy dỗ và giáo dục các em để trở thành người hữu ích cho gia đình, xã hội . <br />
Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên phải làm tốt công tác chủ nhiệm, xứng đáng <br />
với hình ảnh đẹp mà xã hội cũng như Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: <br />
“Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý vì nó tạo ra <br />
những con người sáng tạo”. Đó chính là lí do tôi chọn viết sáng kiến kinh <br />
nghiệm: “Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt lớp 5.”<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
Mục tiêu của đề tài là tìm ra biện pháp, giải pháp nâng cao công tác <br />
chủ nhiệm đối với học sinh dân tộc thiểu số cá biệt; xây dựng tốt mối quan <br />
hệ giáo dục giữa nhà trường, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, các đoàn <br />
thể, địa phương. Với mong muốn nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho <br />
các em. Giáo viên tự rèn luyện tinh thần năng động, say mê, sáng tạo, cố <br />
gắng học tập và có thể lựa chọn phương pháp chủ nhiệm lớp phù hợp nhằm <br />
nâng cao chất lượng giáo dục, tự hoàn thiện bản thân mình để theo kịp sự <br />
tiến bộ của thời đại. <br />
<br />
Nhiệm vụ của đề tài là đê xuât <br />
̀ ́ một số kinh nghiệm giáo dục học sinh <br />
lớp 5 cá biệt hổ trợ cho công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chât l<br />
́ ượng giáo <br />
dục đối với hoc sinh l<br />
̣ ớp 5 dân tộc thiểu số.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Các biện pháp giúp nâng cao công tác chủ nhiệm trong giáo dục học <br />
sinh cá biệt lớp 5.<br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
<br />
Giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh lớp 5C, các đoàn thể trong <br />
trường Tiểu học Ea Bông, ở địa phương.<br />
<br />
Đề tài có thể áp dụng cho học sinh lơp 5 có học sinh cá biệt trong <br />
trường và trên những địa bàn có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.<br />
<br />
<br />
2<br />
5. Phương pháp nghiên cứu <br />
<br />
a) Phương pháp nghiên cứu tài liệu, sản phẩm.<br />
<br />
Đọc các tài liệu sách, báo, tạp chí giáo dục, các công văn chỉ thị của <br />
Bộ Giáo dục của Sở Giáo dục và của Phòng Giáo dục. <br />
Chính sách phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số.<br />
<br />
b) Phương pháp trải nghiệm thực tế.<br />
<br />
Đi tìm hiểu thực tế các hoàn cảnh gia đình học sinh trên địa bàn.<br />
<br />
Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp, lãnh đạo về các kĩ năng sư <br />
phạm, các phương pháp giáo dục đối với học sinh lớp 5.<br />
<br />
Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học, chủ nhiệm lớp.<br />
<br />
c) Phương pháp điều tra, thống kê, so sánh.<br />
<br />
d) Phương pháp quan sát hoạt động thực tiễn. <br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
<br />
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến chính <br />
sách dân tộc. Trong Hiến pháp, cũng như các văn kiện của các kỳ Đại hội <br />
Đảng đều khẳng định chính sách đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, trong <br />
đó, chính sách về giáo dục và đào tạo là một chính sách quan trọng để nâng <br />
cao dân trí và đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số <br />
trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.<br />
<br />
Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009), Luật Phổ cập giáo dục <br />
tiểu học năm 1991, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 đều <br />
có các quy định để đảm bảo quyền được giáo dục của đồng bào các dân tộc <br />
thiểu số. Quy định việc tạo điều kiện cho người dân tộc thiểu số được học <br />
tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình bên cạnh việc sử dụng tiếng Việt. Tạo <br />
điều kiện cho học sinh dân tộc thiểu số được hưởng chính sách ưu đãi. <br />
<br />
Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số <br />
không chỉ thể hiện qua các Nghị định, chương trình, dự án, mà còn bằng chiến <br />
lược cơ bản lâu dài, như chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 đã được <br />
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013, nhằm tạo động lực phát triển <br />
mạnh mẽ vùng đồng bào dân tộc thiểu số.<br />
<br />
<br />
3<br />
Như vậy, vai trò của người giáo viên được đặt lên hàng đầu trong <br />
chiến lược giáo dục đồng bào dân tộc thiểu số trong những năm tới. Ngoài <br />
việc thực hiện nhiệm vụ của một giáo viên trong điều 34 theo Thông tư <br />
41/2010/TTBGDĐT ngày 30/12/2010 về điều lệ trường Tiểu học thì giáo <br />
viên đồng thời phải thực hiện tốt công tác chủ nhiệm theo Thông tư <br />
28/2009/TTBGDĐT ngày 21/10/2009. Trong khi đó giáo viên còn thực hiện <br />
tốt việc đánh giá học sính theo Thông tư 22/2016/TTBGDĐT ngày 22 tháng 9 <br />
năm 2016.<br />
<br />
Do đó không thể phủ nhận vai trò của người giáo viên chủ nhiệm. Để <br />
thực hiện tốt vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp, trước tiên người <br />
giáo viên phải xác định đúng vị trí, nhiệm vụ, biết tổ chức giáo dục, phải là <br />
người thực hiện tốt những nhiệm vụ của một thầy cô giáo, phải nắm được <br />
đường lối quan điểm lí luận giáo dục đồng thời người giáo viên chủ nhiệm <br />
phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội. <br />
<br />
Năm học 2017 – 2018, tôi được phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp <br />
5C với 100% học sinh dân tộc Ê đê, trong đó có một số học sinh quá tuổi hay <br />
nghỉ học; tiếp thu bài chậm; chưa tích cực tham gia các hoạt động học tập, <br />
giáo dục; gây mất trật tự trong các giờ học. Vấn đề đặt ra cho tôi bây giờ là <br />
phải tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân và đưa ra những giải pháp giúp những <br />
học sinh này có động cơ học tập, hứng thú trong các hoạt động giáo dục và <br />
phấn đấu rèn luyện để hoàn thành nhiệm vụ của người học sinh. <br />
<br />
2. Thực trạng <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
Mặc dù Đảng, Nhà nước đã quan tâm ban hành nhiều chính sách đối <br />
với giáo dục, đào tạo vùng dân tộc thiểu số, tuy nhiên đến nay vẫn chưa thể <br />
giải quyết được hết những khó khăn của địa phương. Mạng lưới trường lớp, <br />
điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học vùng dân tộc thiểu số đã được tăng <br />
cường đầu tư, cải thiện rất nhiều so với trước. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng <br />
được yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt là ở các <br />
trường chuyên biệt vùng dân tộc thiểu số vẫn còn thiếu nhiều phòng học, <br />
năng lực một bộ phận giáo viên còn hạn chế, đời sống còn khó khăn nên chưa <br />
yên tâm công tác.<br />
Đội ngũ giáo viên trong trường chưa đồng đều, kinh nghiệm trong công <br />
tác chủ nhiệm còn lúng túng, chưa phát huy hết kĩ năng sư phạm, tổ chức <br />
hướng dẫn các hoạt động học tập nhằm phát huy tính tích cực của các em <br />
trong học tập chưa linh hoạt. Nên các em chưa ham thích học tập, còn ngại <br />
đến trường. Mặc dù giáo viên các lớp trước đã dùng nhiều biện pháp để động <br />
viên, khích lệ học sinh đi học chuyên cần; tổ chức một số hình thức dạy học <br />
tạo hứng thú trong học tập cho các em nhưng tình trạng học sinh không thích <br />
đi học, còn hay nghỉ học, nghịch phá trong một số tiết học vẫn tiếp tục diễn <br />
ra. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giáo dục đối với các em.<br />
<br />
Tôi được phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 5C; lớp có tổng số <br />
học sinh là 24 em, trong đó nữ: 14 em, dân tộc: 24 em; Con hộ nghèo: 14 em; <br />
cận nghèo: 02 em; Khuyết tật: 03 em. Một số em chưa có ý thức tự học tập, <br />
tự rèn luyện tu dưỡng đạo đức; vốn kỹ năng sống còn hạn chế. Do thói quen <br />
nói tiếng mẹ đẻ, thiếu vốn từ vựng tiếng Việt nên khi diễn đạt bằng lời nói, <br />
câu văn còn chưa đúng ý, đúng câu. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ <br />
các em phải đi làm để phát triển kinh tế gia đình nên các em thiếu sự quan <br />
tâm của cha mẹ trong việc giáo dục đạo đức, hành vi, lối sống. Một số học <br />
sinh chưa theo kịp yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng; chưa có động cơ học tập <br />
và do cha mẹ học sinh nhận thức hạn chế nên không nhắc nhở giúp đỡ các <br />
em học tập. Bên cạnh đó một số em thường nghỉ học vào dịp mùa màng theo <br />
cha mẹ đi nương rẫy hoặc ở nhà trông em để cha mẹ đi làm nên việc tiếp <br />
thu bài trên lớp gặp rất nhiều khó khăn. <br />
<br />
Từ thực tế nắm bắt được tình hình của học sinh, tôi phân loại học sinh <br />
thành 3 nhóm: nhóm 1 là nhóm học sinh có ý thức học tập và rèn luyện tốt, gia <br />
đình quan tâm đến việc học của các em; nhóm 2 là nhóm học sinh hay nghỉ <br />
học, thường làm mất trật tự trong các giờ học, không có động lực học tập; <br />
nhóm 3 là nhóm các em thiếu sự quan tâm của bố mẹ vì lí do đặc biêt. Nhóm 2 <br />
và nhóm 3 có chung đặc điểm là học lực yếu, tiếp thu bài chậm, đọc viết yếu <br />
và không tập trung trong giờ học, các em chưa tích cực tham gia các hoạt <br />
động học tập và rèn luyện. Đây là 2 nhóm thuộc phạm vi đề tài nghiên cứu để <br />
<br />
<br />
5<br />
tìm ra các giải pháp giúp đỡ các em hoàn thành nhiệm vụ học tập và có kĩ <br />
năng sống tạo nền tảng cơ sở cho cấp học trên.<br />
<br />
Từ tình hình trên, tôi hiểu và ý thức được nhiệm vụ của một giáo viên <br />
chủ nhiệm lớp, phải tìm ra giải pháp tốt, phù hợp để các em ham thích đến <br />
lớp, có động cơ học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục và rèn <br />
luyện, có vốn kĩ năng sống nhằm định hướng phát triển đúng đắn về mặt xã <br />
hội và tinh thần.<br />
<br />
Nguyên nhân là do trong quá trình giảng dạy và chủ nhiệm lớp, một số <br />
giáo viên chưa quan tâm đến điều kiện gia đình của từng em và phân loại các <br />
đối tượng học sinh trong lớp, còn lúng túng trong việc lập kế hoạch chủ <br />
nhiệm. Thiếu mạnh dạn đổi mới phương pháp, hình thức dạy học để phát <br />
huy tính tích cực chủ động của các em. Việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ <br />
lên lớp như văn nghệ, hoạt động Đội không thường xuyên nên chưa phát huy <br />
tính hiệu quả của nó trong việc nâng cao chất lượng học tập, giáo dục. Một <br />
số học sinh chưa biết xác định động cơ học tập đúng đắn nên chưa chăm chỉ <br />
học tập và rèn luyện. Điều kiện học tập như: dụng cụ học tập, góc học tập <br />
ở nhà còn thiếu thốn. Một số cha mẹ chưa thực sự quan tâm đến việc học <br />
của các em, còn khoán trắng cho nhà trường, chưa tạo điều kiện cho các em <br />
học tập. <br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
<br />
a) Mục tiêu của giải pháp<br />
<br />
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số <br />
lớp 5 cá biệt, giúp các em có động cơ học tập, có phẩm chất đạo đức tốt, có <br />
kĩ năng sống vận dụng trong sinh hoạt hằng ngày, giúp các em trở thành con <br />
người phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ. <br />
<br />
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
<br />
Bằng kinh nghiệm thực tế trong công tác chủ nhiệm lớp, bản thân tôi <br />
đưa ra một số biện pháp như sau: <br />
<br />
* Biện pháp 1 : Tìm hiểu thông tin về học sinh. <br />
<br />
Việc nắm bắt thông tin về học sinh là rất cần thiết đối với giáo viên <br />
chủ nhiệm. Đầu tiên tôi đã tìm hiểu tình hình học sinh của lớp về mọi mặt <br />
như hoàn cảnh gia đình học sinh: tôi đã trực tiếp đến từng gia đình cha mẹ <br />
học sinh lớp mình để biết được điều kiện sống của các em. Mục đích đi thăm <br />
gia đình cha mẹ là qua đàm thoại với cha mẹ để biết một số thông tin về từng <br />
học sinh (Sức khỏe, sở thích, tính cách, điều kiện học tập ở nhà,…) và để <br />
biết được cha mẹ quan tâm đến con về việc đi học như thế nào? Và xem tư <br />
6<br />
tưởng của cha mẹ các em về giáo dục ra sao? Quan tâm đến việc học tập của <br />
con cái mình như thế nào? Tôi đã tìm hiểu để biết được điều kiện sống và <br />
những lưu ý đặc biệt về đặc điểm của học sinh cá biệt, từ có biện pháp giáo <br />
dục hữu hiệu nhất. Quan sát xem trong nhà đã có dành riêng góc học tập cho <br />
các em không? Nếu có thì đã làm như thế nào? <br />
<br />
Ví dụ: Em Y Toan Adrơng, gia đình có 6 anh em, Y Toan là con thứ <br />
nhất. Từ nhỏ em hay ốm đâu, từng bị u lành ở bộ phận sinh dục nhưng được <br />
gia đình chạy chữa và đã khỏi hẳn. Em kế tiếp của Y Toan sinh ra bị dị tật <br />
bẩm sinh, hay ốm đâu và chết khi mới hơn 1 tuổi. Y Toan và các em sức khỏe <br />
không tốt nên hay nghỉ học. Gia đình em rất khó khăn, không có ruộng rẫy, <br />
sống chủ yếu bằng việc làm thuê nhưng cũng không ổn định. Vì bố mẹ sinh <br />
con gần nhau, em nhỏ dại nên Y Toan còn phải trông em để bố mẹ đi làm.<br />
<br />
Em H Ninh Niê và H Bơ Hđơk đều sinh năm 2005 (quá 2 tuổi). Em H <br />
Ninh có hoàn cảnh rất đặc biệt, gia đình có 3 anh em, mẹ mất sớm do bệnh <br />
hiểm nghèo khi em chưa tròn 3 tháng tuổi. Bố là người dân tộc H Rê ở Phú <br />
Yên, sau khi mẹ mất, bố trở về quê và tái hôn. Cả 3 anh em được bác ruột <br />
nuôi dưỡng và chăm sóc. Còn hoàn cảnh em H Bơ cũng tương tự, bố em mất <br />
sớm vì bệnh tật khi em đang học lớp 1, để lại 2 chị em; mẹ phải vất vả đi <br />
làm thuê xa theo mùa vụ có khi đến vài tháng mới về nhà một lần. Hai chị em <br />
phải sống với bà ngoại đã già yếu. Các em đều thiếu tình cảm của cha mẹ, <br />
sự đôn đốc trong học tập, không được chỉ bảo về các kĩ năng sống trong khi <br />
các em đang bước vào tuổi dậy thì, các em rất cần sự hướng dẫn và giúp đỡ.<br />
<br />
Như vậy, việc đầu tiên là phải xây dựng một kế hoạch chủ nhiệm. <br />
Kế hoạch này ngoài việc căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, chuyên môn, <br />
phải dựa vào tình hình thực tế của lớp, của cá nhân học sinh để xây dựng kế <br />
hoạch cả năm, học kỳ, tháng, tuần. Dựa vào kế hoạch, tôi hướng dẫn học <br />
sinh thực hiện nhiệm vụ đã đề ra. Sau mỗi đợt, tôi tổng kết lại cả quá trình <br />
và rút ra cho mình bài học kinh nghiệm. Từ đó biết được ưu, khuyết điểm <br />
của từng em để khắc phục và đưa ra hướng hoạt động mới. Những vấn đề <br />
trong hướng dẫn các em hoạt động, tôi ghi vào sổ chủ nhiệm những gì mình <br />
theo dõi được ở học sinh. Từ đó đánh giá và giáo dục các em tốt hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
* Biện pháp 2 : Xây dựng mối quan hệ thầy – trò.<br />
<br />
“Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra sự gần gũi giữa giáo viên với <br />
học sinh. Vì vậy làm thế nào để mối quan hệ thầy trò được gắn bó, thân <br />
thiện. Trước hết, tôi đã thể hiện sự thân thiện cởi mở với các em nhưng vẫn <br />
thể hiện sự nghiêm khắc. Ngay từ đầu, tôi yêu cầu các em phải cố gắng làm <br />
cho đúng. Nếu chưa đúng thì phải làm lại cho đúng mới thôi. Đúng là đúng từ <br />
7<br />
việc làm, nghiêm là nghiêm trong việc làm chứ không phải ở thái độ khắt <br />
khe, gay gắt. Mối quan hệ cơ bản nhất của tôi và các em là quan hệ hợp tác <br />
làm việc: giáo viên giao việc học trò làm; giáo viên hướng dẫn học trò <br />
thực hiện. Khi các em làm bài, viết bài tôi đến gần từng em để giúp đỡ kịp <br />
thời. Em nào làm bài chưa đúng, chưa viết được, tôi yêu cầu em đó phải làm <br />
lại chứ không ghi lời nhận xét phê bình các em. Tôi giúp đỡ, hướng dẫn học <br />
sinh làm lại ngay tại lớp. Nếu em nào không làm được, tôi chữa bài và yêu <br />
cầu em chép lại. Tôi luôn nghĩ rằng đối với học sinh tiểu học việc chữa bài <br />
đánh giá nhận xét không phải để bắt lỗi, để la mắng học sinh mà để ghi lời <br />
nhận xét đánh giá nhằm phát hiện những chỗ chưa đúng của học sinh, giúp <br />
các em làm lại cho đúng, cho hoàn thiện hơn. Với cách nói đúng, làm đúng <br />
trong học tập, các em trở thành những con người trung thực, không gian dối. <br />
<br />
Ở lớp 5, các em đã biết nhận xét, đánh giá nêu ra ý kiến riêng của <br />
mình. Bởi vậy mỗi lời nói, cử chỉ, việc làm, hành vi của giáo viên đều tác <br />
động đến học sinh vì đây là giai đoạn bước đầu các em phát triển tâm sinh lí <br />
tuổi dậy thì, các em rất nhạy cảm. Khi lên lớp tôi luôn nhắc các em biết giữ <br />
vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân, thái độ ứng xử với mọi người,... Mỗi khi có <br />
học sinh mắc khuyết điểm, tôi luôn tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân để có biện <br />
pháp giúp đỡ các em sửa chữa chứ không nóng vội phê bình các em trước lớp <br />
hoặc trước tập thể cha mẹ học sinh và không bao giờ có những lời nói, cử <br />
chỉ xúc phạm các em vì ở tuổi này các em đã biết tự ái và xấu hổ.<br />
<br />
Giờ học nào cũng vậy, tôi luôn cố tìm ra những ưu điểm nhỏ nhất để <br />
khen ngợi động viên các em, khích lệ và biểu dương các em kịp thời. Chỉ <br />
bằng những tràng pháo tay cũng đủ để các em vui phấn khởi chứ không nhất <br />
thiết phải là vật chất. Ca ngợi những ưu điểm của các em nhiều hơn để các <br />
em thấy tự tin, phấn khởi, hứng thú để lần sau các em tiếp tục phát huy. <br />
Nhưng trong khi khen, tôi cũng không quên chỉ ra những thiếu sót để các em <br />
khắc phục và ngày càng hoàn thiện hơn. <br />
<br />
Ví dụ em H Ninh là học sinh khả năng ghi nhớ chậm, rụt rè, đọc yếu. <br />
Nên trong mỗi giờ học, tôi dành thời gian gọi em phát biểu dù chỉ là một câu <br />
trả lời nhỏ, đọc một câu văn ngắn tôi vẫn khen em đã có cố gắng, nếu em cố <br />
gắng hơn thì em sẽ đọc bài tốt hơn. Cứ thế mỗi giờ học, mỗi buổi học mỗi <br />
lần được khen em đều nở nụ cười phấn khởi. Từ đó em học tập tiến bộ và <br />
mạnh dạn hẳn lên cho đến cuối học kì I em đã đọc có tiến bộ rất nhiều, khả <br />
năng đọc bài và tính toán cũng nhanh hơn. <br />
<br />
Đối với học sinh có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn: Tôi luôn quan <br />
tâm gần gũi động viên để các em cố gắng học tập tốt như phát động phong <br />
trào “Giúp bạn nghèo vượt khó”, “Lá lành đùm lá rách”, gặp riêng cha mẹ <br />
học sinh để bàn bạc và khuyên họ khắc phục khó khăn tạo điều kiện cho con <br />
<br />
8<br />
em học tập. Việc làm này, tôi thực hiện thường xuyên, liên tục hàng tuần. <br />
Sự gần gũi, thân thiện giữa cô và trò như vậy làm cho cha mẹ các em yên <br />
tâm, sẽ có trách nhiệm động viên, nhắc nhở con em ra lớp. Với các em trong <br />
trường hợp này thường hay thiếu dụng cụ học tập, tôi đã phát động cả lớp <br />
mỗi ngày tiết kiệm 1000 đồng nuôi heo đất lấy tiền mua dụng cụ học tập. <br />
Tuy những đồ dùng này giá không là bao nhưng vẫn là nguồn động viên, an <br />
ủi cho các em đến trường. <br />
<br />
Ví dụ em H Bơ Hđơk, khi tôi đến gia đình động viên em thì biết được <br />
lí do em không đi học là không có quần áo, cặp và sách vở đồ dùng học tập <br />
để đến lớp. Tôi đã khuyến khích học sinh trong lớp quyên góp mỗi bạn 1 <br />
quyển vở hay cái bút, thước kẻ. Tôi cũng để lại cho em chiếc ba lô mà tôi <br />
yêu thích để cho em có cặp đi học. Hôm sau em đã đến lớp rất tươm tất <br />
trong tiếng vỗ tay của cả lớp. Đối với các em đó là một sự khích lệ vô cùng <br />
lớn để các em vững bước trên con đường học tập.<br />
<br />
Mỗi khi trò chuyện, khi giảng bài, hay trong giờ ra chơi, tôi luôn quan <br />
tâm và thể hiện tình cảm yêu thương của mình đối với các em. Chỉ có tấm <br />
lòng nhân hậu, bao dung, hết lòng vì học sinh thân yêu như vậy thì chắc chắn <br />
học sinh sẽ chăm ngoan, tích cực và ham học. Tình cảm giữa tôi và các em <br />
ngày càng gắn bó, thân thiện hơn. <br />
<br />
* Biện pháp 3: Xây dựng mối quan hệ bạn bè.<br />
<br />
Đây cũng là một tiêu chí góp phần xây dựng lớp học thân thiện, học <br />
sinh tích cực. Vì vậy ngoài việc được sự quan tâm của người thân trong gia <br />
đình, của bà con lối xóm, khi đến trường các em cũng cần có bạn bè để chia <br />
sẻ, giúp đỡ nhau. Thật đúng như vậy “Học thầy không tày học bạn” “ Gần <br />
mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Ở trường, nếu các em có nhiều bạn bè thân <br />
thiết, nhiều bạn bè tốt thì các em sẽ vui hơn, sẽ học tập ở bạn nhiều điều <br />
tốt và sẽ mau tiến bộ. Bạn học giỏi sẽ giúp những bạn học yếu; ngược lại, <br />
bạn học yếu cũng dễ dàng nhờ bạn giúp đỡ mình học tập mà không phải e <br />
ngại, xấu hổ. Nhưng trong thực tế không phải trong một lớp học em nào <br />
cũng đoàn kết giúp đỡ nhau. Có những lúc các em còn trêu trọc, cãi nhau. Tuy <br />
chưa có chuyện gì nghiêm trọng nhưng nó vẫn ảnh hưởng xấu đến tình cảm <br />
bạn bè và chất lượng học tập của lớp. Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn <br />
quan tâm đến vấn đề này. Xây dựng được mối quan hệ bạn bè đoàn kết, gắn <br />
bó cho các em thì tôi sẽ xây dựng được nề nếp lớp học, tiến tới xây dựng <br />
môi trường học tập thân thiện. Từ môi trường học tập thân thiện đó, chất <br />
lượng học tập của lớp chắc chắn sẽ được nâng cao. <br />
<br />
Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn <br />
sàng giúp đỡ nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề <br />
đòi hỏi sự đoàn kết của nhiều học sinh. <br />
9<br />
Ví dụ: Trong tuần đầu, tôi sắp xếp các em ngồi gần học sinh đọc bài <br />
tốt để kèm bạn luyện đọc. Trong tuần sau, tôi sắp xếp các em ngồi gần học <br />
sinh khác để cùng chia sẽ việc giúp đỡ bạn mình. Vì từ đầu năm tôi phát <br />
động phong trào “ Đôi bạn cùng tiến” bằng cách phân công em học khá giúp <br />
đỡ em học yếu để những học sinh giỏi cùng tôi giúp đỡ bạn học tập để theo <br />
kịp chương trình. <br />
Trong tiết học Toán, tôi chia nhóm theo dãy bàn thì tiết Tập đọc tôi <br />
chia nhóm chẵn lẻ,... Tiết học này, các em chung nhóm với bạn này, nhưng <br />
tiết sau các em lại chung nhóm với bạn khác. Mỗi lần chia nhóm các em lại <br />
được giao lưu học tập với các bạn khác. Với cách làm đó tạo cho các em tính <br />
mạnh dạn, tinh thần đoàn kết, các em sẽ phấn khởi hứng thú học tập hơn. <br />
Với tính hiếu động, với tâm lí muốn được điểm tốt, được khen về khoe với <br />
ông bà, cha mẹ nên mỗi lần thảo luận nhóm tôi đều đánh giá khen thưởng <br />
bằng các hình thức khác nhau, thế là em nào cũng tích cực tham gia. Những <br />
em khá, giỏi thì thể hiện hết khả năng của mình. Còn những em học yếu, <br />
chưa tích cực sợ mình không được khen cũng cố gắng tham gia thảo luận dù <br />
mình chỉ đưa ra được câu trả lời chưa đầy đủ. Cứ như vậy, dần dần việc <br />
hợp tác của học sinh trong lớp đã được cải thiện. <br />
Em Y Toan và Y Yoai là hai học sinh hay nghịch ngợm trong lớp, do <br />
tiếp thu bài chậm nên học lực không theo kịp lớp. Trong một số tiết em <br />
thường trêu chọc bạn và tự tiện đổi chỗ đổi, gây mất trật tự trong giờ học, <br />
khi nhắc em thường tỏ thái độ lầm lì. Biết được tính cách này của em, tôi <br />
thường gọi em làm bài tập dạng đơn giản; gọi em đọc phần bài học; cho em <br />
phát vở cho các bạn. Từ những việc làm nhỏ đó, tôi thấy em đọc bài có tiến <br />
bộ rõ rệt, tiếp thu bài nhanh hơn so với đầu năm. Em tự giác trong học tập <br />
hơn, em đã cảm nhận được sự quan tâm của cô và thấy mình cũng có một vị <br />
trí quan trọng trong lớp. <br />
<br />
* Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi <br />
lành mạnh<br />
<br />
Như chúng ta đã biết, học sinh lớp 5 là giai đoạn đầu tuổi dậy thì, các <br />
em gái đã biết ngại ngùng xấu hổ, đã biết phân biệt chỗ ngồi, chỗ đứng giữa <br />
nam và nữ. Để tạo không khí sôi nổi ngoài các hoạt động học tập, tôi còn tổ <br />
chức cho các em tham gia các giờ sinh hoạt tập thể, sinh hoạt Đội, hoạt động <br />
ngoài giờ lên lớp, múa hát chào mừng các ngày lễ lớn. Nội dung hình thức vui <br />
chơi được tôi soạn phù hợp với lứa tuổi gây sự hứng thú cho các em. Việc tổ <br />
chức cho các em múa hát và tham gia các trò chơi mà tôi đưa ra đã tạo cho các <br />
em có một sân chơi bổ ích “học mà chơi, chơi mà học”, kiến thức và kĩ năng <br />
ở mỗi em sẽ được hình thành và rèn luyện một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, <br />
không gây căng thẳng, gò bó. Ngoài ra, tổ chức sinh hoạt tập thể và vui chơi <br />
còn giúp các em phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và <br />
10<br />
tài năng sáng tạo. Việc tổ chức các hoạt động tập thể tạo nên sự kết nối, <br />
đoàn kết các em lại với nhau hơn. <br />
<br />
Ví dụ trong tháng 12 với chủ điểm chào mừng ngày thành lập Quân <br />
đội nhân dân Việt Nam 22 tháng 12, Liên đội tổ chức thi Hội khỏe Phù Đổng <br />
cấp trường. Tôi triển khai kế hoạch cuộc thi trước lớp, bình chọn các em <br />
tham gia, vì thế em nào cũng ra sức phấn đấu tập luyện. Kết quả: đạt 1 giải <br />
nhì môn điền kinh, 1 giải nhất môn nhảy xa, 2 học sinh được tham gia giải <br />
bóng đá thiếu nhi cấp huyện. Lúc đó, tôi thấy chất lượng học tập, rèn luyện <br />
của các em nâng lên rõ rệt. Bằng kinh nghiệm thực tế của bản thân, ngoài <br />
việc tổ chức cho các em tham gia sinh hoạt tập thể,..tôi còn luôn tạo không <br />
khí sinh động, sôi nổi, hài hòa, vui tươi không căng thẳng mà tạo niềm vui, <br />
sự phấn chấn để các em vừa học vừa chơi nhưng vẫn đảm bảo kiến thức <br />
bài học. Trong giờ học tôi tổ chức cho các em sinh hoạt tập thể và chơi trò <br />
chơi ở giữa các tiết học nhằm bớt sự căng thẳng mệt mỏi trong giờ học. Có <br />
lúc, tôi lấy nội dung trong bài học làm trò chơi. Qua trò chơi, các em vừa chơi <br />
vừa khám phá kiến thức bài học.<br />
<br />
Ví dụ: Trong các tiết Khoa học, tôi tổ chức cho các em chơi các trò <br />
chơi như: thực hành giữ vệ sinh cá nhân tuổi dậy thì, an toàn trên đường đi <br />
học, phòng tránh bị xâm hại..... Tổ chức cho các em sắm vai xử lí các tình <br />
huống tránh xa các tệ nạn, các chất cấm, gây nghiện,... Thông qua các hoạt <br />
động này, các em có được những kĩ năng sống cần thiết trong cuộc sống.<br />
<br />
Những trò chơi, những hoạt động có liên quan đến bài học thì tôi tổ <br />
chức cho các em chơi trong giờ học còn những hoạt động chiếm nhiều thời <br />
gian, cần nhiều sự chuẩn bị về công sức, tôi tổ chức cho học sinh tham gia <br />
trong tiết hoạt động tập thể bởi mỗi tuần có 01 tiết. Trong tiết hoạt động <br />
tập thể tôi tổ chức cho học sinh ôn luyện kiến thức bằng các trò chơi như: <br />
Hái hoa dân chủ, Kết bạn, Đố vui để học,.. Nội dung tôi soạn thảo có liên <br />
quan đến kiến thức bài học, gây được sự thích thú, hào hứng cho học sinh <br />
mỗi lần tham gia. Ngoài ra ở các buổi sinh hoạt lớp cuối tuần sau khi lớp <br />
đánh giá hoạt động và nghe tôi triển khai kế hoạch tuần tới xong thì tiếp tục <br />
chơi trò chơi như tìm hiểu về các ngày lễ lớn, kể tên hoặc sưu tầm tranh <br />
ảnh về những việc làm tốt... Nhờ thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh <br />
hoạt tập thể và các trò chơi cho cả lớp nên các em trở nên rất tự tin, rất năng <br />
động sáng tạo. <br />
<br />
Ví dụ: Trong hội thi Thiếu nhi vui khỏe, các em rất hào hứng khi được <br />
tham gia, em nào cũng muốn vào đội chính trong môn thi kéo co. Hằng ngày <br />
các em thường phân thành nhóm nhỏ để chơi như bạn gái chơi nhảy dây <br />
hoặc chơi thẻ đá, bạn trai chơi đá cầu... Nhưng hôm nay thì khác, đội hình <br />
của lớp là 4 nam 4 nữ, cùng dùng hết sức kéo trước sự cỗ vũ nhiệt tình của <br />
<br />
11<br />
các bạn còn lại. Mặc dù không có giải, nhưng các em đã hiểu được rằng: <br />
muốn chiến thắng phải đồng sức, đồng lòng, đoàn kết giữa các thành viên và <br />
cả đội cỗ vũ cũng phải nhiệt tình.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Biện pháp 5: Tạo điều kiện tốt nhất để các em được hưởng đầy đủ <br />
các chính sách ưu đãi, sự hỗ trợ của các mạnh thường quân. <br />
<br />
Vì trong lớp có nhiều em hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, việc chọn <br />
lựa và xem xét để các em được hưởng các phần quà, sự hỗ trợ của các nhà <br />
hảo tâm là rất khó đối với giáo viên chủ nhiệm, được em này thì lại tội em <br />
kia. Nên giáo viên phải nắm rõ hoàn cảnh của từng em và phân bố hợp lí <br />
tránh việc một học sinh mà được nhận nhiều lần, không công bằng đối với <br />
các em còn lại. Đồng thời với những em chưa được hưởng tôi cũng động <br />
viên, phân tích cho các em hiểu mình cần phải chia sẻ cho bạn … và cũng <br />
phân loại các em chưa được nhận quà để có kế hoạch hỗ trợ, phát quà cho <br />
các em ở những lần tiếp theo.<br />
<br />
Ví dụ như em H Ninh Niê, em được chính quyền xã quan tâm vì hoàn <br />
cảnh đặc biệt khó khăn đã nhận một chiếc xe đạp và vở viết. Trong đợt tặng <br />
quà tiếp theo, tôi xét em cũng có hoàn cảnh khó khăn để chia sẽ sự giúp đỡ <br />
cho bạn khác như em H Mơ Niê, gia đình có hai chị em, mẹ bị tâm thần <br />
không lao động được, bố mất sớm. Cả 3 mẹ con đều được sự chăm sóc của <br />
ông bà ngoại đã già yếu. Nhưng em H Mơ lại có thành tích học tốt, chăm <br />
học, đi học chuyên cần, biết giúp đỡ ông bà. Món quà nhỏ nhưng đã khích lệ <br />
được tinh thần vượt khó trong học tập cũng như trong cuộc sống của em.<br />
<br />
Trong việc hưởng chế độ đối với học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc <br />
biệt khó khăn, giáo viên chủ nhiệm phải rà soát và nắm đủ số lượng hộ <br />
nghèo; đến từng gia đình hướng dẫn cha mẹ làm các giấy tờ liên quan để con <br />
em mình được hưởng đầy đủ chế độ theo Nghị định của Nhà nước. <br />
<br />
c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Các giải pháp, biện pháp trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng là <br />
cầu nối tạo nên thành công trong công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất <br />
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Vì nếu một lớp học có nề nếp tốt <br />
song lớp học đó chưa thể hiện được sự thân thiện, các em chưa tích cực học <br />
tập chưa thể hiện sự đoàn kết thì hiệu quả của công tác giáo dục chưa thành <br />
công và ngược lại. Chính vì thế người giáo viên chủ nhiệm phải biết kết hợp <br />
hài hòa giữa các biện pháp thì việc học tập rèn luyện cho các em từng bước <br />
nâng lên. Đây chính là chỗ dựa vững chắc hình thành kĩ năng sống, kỹ năng <br />
12<br />
giao tiếp; là cơ sở để học tốt các lớp học trên. Thông qua đó các em có vốn <br />
kiến thức để vận dụng vào cuốc sống lao động hằng ngày. <br />
<br />
Để thực hiện tốt các giải pháp, biện pháp trên đòi hỏi giáo viên phải <br />
chủ động, sáng tạo, lập kế hoạch phù hợp cho từng công việc, đặc biệt là <br />
đối với học sinh cá biệt trong lớp. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học <br />
phải đầy đủ. Giáo viên phải xây dựng kế hoạch chủ nhiệm cụ thể phù hợp <br />
với học sinh của mình chủ nhiệm. Phải được sự quan tâm của lãnh đạo nhà <br />
trường, sự phối hợp giữa các giáo viên dạy luân phiên, dạy bộ môn, tổng <br />
phụ trách Đội và sự giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp.<br />
<br />
d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, <br />
phạm vi và hiệu quả ứng dụng<br />
<br />
Kết quả thu được qua khảo nghiệm: Qua quá trình vận dụng các biện <br />
pháp nêu trên một cách linh hoạt sáng tạo cùng với sự kiên trì, chịu khó trong <br />
công tác chủ nhiệm. Đến nay, các em đã có ý thức tự giác học tập, thích tham <br />
gia các hoạt động tập thể, các phong trào của Đội như Hội khỏe Phù Đổng, <br />
Ngày hội Thiếu nhi, nuôi heo đất … Các em thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ <br />
của người học sinh tương đối đạt yêu cầu; Kết quả học tập và rèn luyện có <br />
nhiều tiến bộ; các em đều ngoan, sạch sẽ gọn gàng. Kĩ năng sống, kĩ năng <br />
giao tiếp tốt hơn. Sau một thời gian tôi áp dụng các biện pháp giáo dục học <br />
sinh cá biệt các em đã có kết quả như sau:<br />
<br />
Đầu năm học Cuối học kì I<br />
<br />
Năng lực Phẩm chất Năng lực Phẩm chất<br />
Năm học<br />
Tự phục vụ, tự quản<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tự phục vụ, tự quản<br />
Tự học, GQVĐ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tự học, GQVĐ<br />
Hợp tác<br />
<br />
<br />
<br />
Chăm học,chăm làm<br />
<br />
Tự tin, trách nhiệm<br />
<br />
Trung thực, kĩ luật<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hợp tác<br />
<br />
<br />
<br />
Chăm học,chăm làm<br />
<br />
Tự tin, trách nhiệm<br />
<br />
Trung thực, kĩ luật<br />
Đkết, yêu thương<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20172018 Đkết, yêu thương<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
H Bơ C Đ C C Đ C Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ<br />
Hđơk<br />
<br />
H Ninh Niê C C C C Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ<br />
<br />
Y Toan C C C C C C C Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ<br />
<br />
Y Yoai Đ C C C Đ C C Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ<br />
<br />
13<br />
Giá trị khoa học mang lại khi thực hiện đề tài: Đề tài được áp dụng có <br />
hiệu quả trong lớp. Chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt. Phát huy được <br />
tính năng động sáng tạo của giáo viên. Rõ ràng qua cách làm này, tôi thấy kết <br />
quả giáo dục cả về học tập lẫn phẩm chất của học sinh ngày càng tiến bộ <br />
rõ rệt, chất lượng dạy và học được nâng cao. Các em ngày càng chăm ngoan, <br />
tình cảm thầy trò, bạn bè ngày càng gắn bó và thân thiện. Giúp người giáo <br />
viên chủ nhiệm lớp có điều kiện gần gũi với học sinh, hiểu học sinh hơn để <br />
từ đó giáo dục các em ngày càng tốt hơn. Học sinh không còn tâm lí ngại gần <br />
gũi, ngại tiếp xúc với giáo viên chủ nhiệm lớp, tạo điều kiện để học sinh <br />
phát huy tối đa những khả năng vốn có của mình trong học tập cũng như <br />
trong mọi hoạt động của lớp, của trường để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo <br />
dục.<br />
<br />
<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận <br />
<br />
Vấn đề nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh; <br />
tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh không thích đến trường, chưa tích <br />
cực tham gia các hoạt động giáo dục, chưa tự giác học tập, kết quả học tập <br />
chưa cao, thiếu vốn kĩ năng sống,… Từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp để <br />
giúp đỡ và giáo dục học sinh. Qua quá trình thực hiện các giải pháp trong <br />
công tác chủ nhiệm và giảng dạy, học sinh đã có nhiều chuyển biến tích cực: <br />
các em đi học chuyên cần hơn những năm học trước, đọc viết có tiến bộ rõ <br />
rệt, thích tham gia các hoạt động giáo dục, vui chơi. Trong các tiết học các <br />
em đã tập trung, tích cực phát biểu, lên bảng làm bài tập, các em tự tin hơn <br />
trong học tập cũng như trong giao tiếp. Như vậy, sau một thời thực hiện <br />
mang lại kết quả tốt, đề tài này cũng có thể áp dụng cho các lớp khác có <br />
những đối tượng học sinh tương tự, giúp các em hòa nhập và theo kịp <br />
chương trình học chung của cả lớp. Để đạt được đó người giáo viên phải <br />
thực sự tâm huyết, nhiệt tình có tinh thần tự học, coi học sinh như chính con <br />
em của mình. Biết phối hợp với cha mẹ học sinh và các đoàn thể trong và <br />
ngoài nhà trường.<br />
<br />
2. Kiến nghị<br />
<br />
Muốn phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số thì cần phải thực hiện <br />
đồng bộ các chính sách. Muốn giáo dục học sinh cá biệt phải phối kết hợp tốt <br />
giữa lãnh đạo nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ học sinh, giáo viên bộ <br />
môn, giáo viên dạy luân phiên, Tổng phụ trách Đội, Đoàn thanh niên, địa <br />
phương.<br />
<br />
<br />
14<br />
* Đối với nhà trường: cần bồi dưỡng giáo viên làm công tác chủ nhiệm <br />
lớp và cần tăng cường các cuộc hội thảo chuyên đề về công tác chủ nhiệm <br />
lớp. Tổ chức cho giáo viên được giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Cần <br />
bố trí giáo viên chủ nhiệm phù hợp với từng khối lớp. Có chế độ khen <br />
thưởng, tôn vinh giáo viên chủ nhiệm giỏi tạo động lực cho giáo viên cống <br />
hiến vì sự nghiệp giáo dục.<br />
<br />
* Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp: phải thật sự tâm huyết với nghề, <br />
luôn hết lòng vì học sinh, có năng lực tổ chức, quản lí lớp, có kĩ năng sư <br />
phạm vững vàng. Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để giáo dục học <br />
sinh, tạo điều kiện thuận lợi và môi trường tốt nhất cho con em học tập và <br />
rèn luyện. Giáo viên phải có kế hoạch giáo dục, kế hoạch bài giảng cụ thể, <br />
phù hợp với thực tế học sinh của lớp. Thường xuyên trao đổi với những giáo <br />
viên dạy luân phiên, giáo viên dạy Mĩ thu ật, Âm nhạc, ... để nắm bắt tình <br />
hình học tập của lớp. Phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, xã <br />
hội.<br />
<br />
* Đối với các bậc cha mẹ học sinh: cần phải quan tâm hơn nữa đến <br />
con em mình, đến sự nghiệp giáo dục, thật sự là tấm gương mẫu mực cho <br />
con em mình để các em có động lực học tập tốt và phát triển toàn diện.<br />
<br />
* Đối với Đoàn – Đội: Kết hợp cùng Nhà trường tổ chức cho các em <br />
tham gia các phong trào sinh hoạt của Đội: Tổ chức các trò chơi Dân gian, <br />
Đố vui để học, giới thiệu và hướng dẫn nhiều trò chơi giúp học sinh hứng <br />
thú đến lớp, gắn kết lại các học sinh với nhau.<br />
<br />
* Đối với chính quyền địa phương: Đoàn Thanh niên thôn buôn tạo <br />
môi trường sinh hoạt lành mạnh tại địa phương để giáo dục các em tránh xa <br />
các tệ nạn xã hội và những hành vi không đúng đắn. Chính quyền địa <br />
phương phối hợp cùng Nhà trường tranh thủ, kêu gọi sự hỗ trợ của các <br />
doanh nghiệp trên địa bàn, các mạnh thường quân, các nhà từ thiện,… để <br />
giúp đỡ học sinh khó khăn của địa phương.<br />
<br />
Trên đây là một số kinh giáo dục học sinh cá biệt lớp 5 mà tôi đã thực <br />
hiện. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định nhưng tôi hy vọng với kết <br />
quả đạt được ở trên sẽ góp phần nhỏ bé nâng dần chất lượng giáo dục của <br />
nhà trường ngày một tốt hơn. Rất mong được sự góp ý của lãnh đạo và các <br />
đồng nghiệp trong trường và của Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm. <br />
<br />
Xin chân thành cảm ơn./.<br />
<br />
Ea Bông, ngày 02 tháng 04 năm 2018.<br />
<br />
Người viết<br />
<br />
15<br />
H La Chi Êñuôl<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
CẤP TRƯỜNG<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
<br />
Xếp loại:......................<br />
<br />
P. CHỦ TỊCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CẤP HUYỆN<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
<br />
Xếp loại:...............<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
TÁC GIẢ/NHÀ XUẤT GHI <br />
STT TÊN TÀI LIỆU<br />
BẢN CHÚ<br />
<br />
Điều lệ trường tiểu học. Vụ Giáo dục Tiểu học<br />
1 <br />
NXB Giáo dục Việt Nam<br />
Tâm lý học Phạm Minh Hạc<br />
2 <br />
NXB Giáo dục<br />
“Quản lý công tác giáo viên chủ <br />
3 Nguyễn Thị Tuyết Hạnh <br />
nhiệm ở trường tiểu học” <br />
NXB chính trị quốc gia – <br />
4 Luật Giáo dục năm 2005. <br />
Hà Nội<br />
17<br />
Thông tư 22/TTBGĐĐT về <br />
Vụ Giáo dục Tiểu học<br />
5 việc hướng dẫn đánh giá xếp, loại <br />
NXB Giáo dục Việt Nam<br />
học sinh bậc Tiểu học.<br />
<br />
Chỉ thị số 40/CTBGD ĐT của <br />
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào <br />
tạo về phát động phong trào thi <br />
đua và Kế hoạch số 307/KH<br />
BGD&ĐT ngày 22 tháng 7 năm <br />
6 Bộ Giáo dục và Đào tạo <br />
2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo <br />
về kế hoạch triển khai “Xây dựng <br />
trường học thân thiện Học sinh <br />
tích cực” trong các