1 <br />
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG THCS LÊ VĂN TÁM<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
TÊN ĐỀ TÀI: <br />
SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TỰ TẠO VÀ MỘT SỐ TÍNH CHẤT HÌNH <br />
HỌC, DẠY TIẾT THỰC HÀNH MÔN HÌNH LỚP 9<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên tác giả: NGUYỄN THÀNH VINH<br />
Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Văn Tám<br />
Trình độ đào tạo: Đại học sư phạm<br />
Môn đào tạo: Toán<br />
2 <br />
<br />
Mục lục<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. Phần mở đầu: <br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
Toán học có nguồn góc từ thực tiễn, bộ môn Hình học xuất phát từ thực <br />
tiễn đo lại ruộng đất hằng năm bị lũ lụt ven bờ sông Nin. <br />
Trong nhà trường phổ thông, hình học có vai trò hết sức quan trọng trong <br />
việc góp phần phát triên nhân cách; rèn luyện tính thẩm mĩ; khả năng tư duy, <br />
sáng tạo ...cho học sinh. Tiết học thực hành "Học đi đôi với hành" giúp học <br />
sinh nhớ lâu, nhớ sâu kiến thức và biết vận dụng kiến thức lí thuyết vào <br />
các ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống. <br />
Phân phối chương trình Hình học lớp 9 trong trường THCS, bao gồm các <br />
tiết thực hành 13; 14; 15: Thực hành đo chiều cao, đo khoảng cách vị trí <br />
không thể đo trực tiếp được. Để thực hiện tốt các tiết thực hành, đòi hỏi <br />
phải có "Giác kế" dụng cụ đo góc. Trong trường, các bộ giác kế được cấp <br />
về, sau nhiều năm sữ dụng hầu như hỏng hoàn toàn. Không có dụng cụ, các <br />
tiết học thực hành giáo viên thường chỉ giới thiệu bằng lí thuyết. Do đó, học <br />
sinh hiểu bài một cách mơ hồ, trừu tượng. Không biết vận dụng giữa kiến <br />
thức lí thuyết và ứng dụng thực tế.<br />
3 <br />
<br />
Do, thời lượng thực hành trong phân phối chương trình ít, dụng cụ đo <br />
góc của nhà trường thiếu, nhu cầu vận dụng thực tế của học sinh cao, bản <br />
thân nãy ra ý nghĩ: Sử dụng đồ dùng tự tạo và một số tính chất hình học, <br />
dạy tiết thực hành môn hình học lớp 9, tại trường THCS Lê Văn Tám xã <br />
Bình Hòa, huyện krông Ana tỉnh Đắk Lắk<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
Dạy học hiệu quả, các tiết thực hành 13; 14; 15 môn hình lớp 9, tại <br />
trường Lê Văn Tám.<br />
Sử dụng giác kế và các đồ dùng tự tạo của giáo viên và học sinh, làm <br />
dụng cụ thực hành cho tiết học.<br />
Ứng dụng một số tính chất hình học: Góc, các tam giác đặc biệt, tam <br />
giác đồng dạng... Áp dụng đo khoảng cách, chiều cao gián tiếp (không đo <br />
được trực tiếp) trong thực tế.<br />
Các ứng dụng thực hành, chính là cơ sở cho việc đo đạc bằng máy <br />
móc hiện đại sau này.<br />
Học sinh hiểu, biết vận dụng các dụng cụ đo góc cho mỗi tình huống <br />
hợp lí trong quá trình đo đạc.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Một số loại giác kế đo góc.<br />
Một số ứng dụng về góc, tam giác đặc biệt, tam giác đồng dạng mà <br />
học sinh đã được học.<br />
Một số tình huống đo đạc, không thể đo trực tiếp mà chỉ đo gián tiếp.<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
Kiến thức Hình học THCS.<br />
Dạy học các tiết thực hành, bộ môn Hình học lớp 9 trường THCS Lê <br />
Văn Tám.<br />
Kết quả thực hiện, qua các năm học: 2014 2015; 2015 2016. <br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Phương pháp đàm thoại với học sinh.<br />
Phương pháp quan sát thực hành của học sinh.<br />
4 <br />
<br />
Phương pháp so sánh (giữa sữ dụng và không sữ dụng kết quả của đề <br />
tài).<br />
Phương pháp thống kê sô liệu (kết quả sau thực hành).<br />
Phương điều tra, đánh giá kết quả.<br />
II. Phần nội dung <br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn toán trong nhiều năm liền, <br />
tôi nhận thấy việc vận dụng lý thuyết của học sinh vào các bài thực hành <br />
gặp rất nhiều khó khăn. Hình học là môn học trực quan, hình vẽ trên sách vở <br />
là các hình ảnh tĩnh, khi quan sát học sinh khó hình dung, để mô tả hình ảnh <br />
thực đòi hỏi phải có mô hình thực, học sinh phải "Mắt thấy, tai nghe, tay <br />
sờ..." tự thực hiện. <br />
Tiết thực hành môn Hình 9, thời lượng chỉ được dạy 3 tiết. Trường <br />
hợp không có giác kế, thường thì giáo viên thể hiện tiết dạy bằng cách trình <br />
bày lí thuyết. Vô tình làm sai yêu cầu tiết dạy, học sinh khó hiểu bài và tính <br />
thực tiễn của môn học chưa được thể hiện. Nhiều bài học về góc, dụng cụ <br />
đo góc học sinh nắm một cách mơ hồ. Phương pháp dạy học mới "Học sinh <br />
tự tìm tòi khám phá, vận dụng thực tế...", không được đáp ứng.<br />
Vì sự phát triển trí tuệ của học sinh, sự sáng tạo trong dạy học, hạn <br />
chế tình trạng dạy chay, học chay đã thôi thúc tôi thực hiện ý tưởng: " Sử <br />
dụng đồ dùng tự tạo và một số tính chất hình học, dạy học tiết thực <br />
hành lớp 9".<br />
2. Thực trạng<br />
2.1 . Thuận lợi khó khăn<br />
Thuận lợi:<br />
Vật liệu tự tạo giác kế dễ tìm, dể thực hiện.<br />
Tất cả học sinh có thể thực hiện, khi được hướng dẫn.<br />
Dụng cụ làm một lần, có thể thực hành nhiều lần.<br />
Khó khăn: <br />
Địa hình để thực hiện các tiết thực hành không thuận lợi (Khó tìm vị <br />
trí phù hợp nội dung thực hành).<br />
Các tiết thực hành thường thực hiện liên tục, nhưng các tiết Thời <br />
khóa biểu lại tách rời.<br />
2.2. Thành công hạn chế<br />
Thành công: <br />
5 <br />
<br />
Giáo viên và học sinh, có thể tự làm giác kế phục vụ tiết thực hành.<br />
Tạo được tính tự giác, tính kỉ luật và cách làm việc có tổ chức của <br />
một nhóm, một tổ trong lớp học.<br />
Hạn chế:<br />
Khi sử dụng giác kế tự tạo thì độ chính xác trong đo đạc không cao <br />
(Kết quả chênh lệch các nhóm nhiều và chỉ mang tính tương đối).<br />
Thời tiết không thuận lợi, ảnh hưởng đến nội dung tiết học, khi học <br />
sinh thực hành ngoài trời.<br />
2.3. Mặt mạnh mặt yếu<br />
Mặt mạnh: <br />
Giáo viên, tổ chức tiết dạy theo đúng theo mục tiêu của bài học.<br />
Hoạt động của học sinh, thể hiện được tính tương tác cao trong học <br />
tập.<br />
Khai thác tối đa dụng cụ thực hành đã chuẩn bị.<br />
Mặt yếu:<br />
Nếu tổ chức không tốt, các nhóm thực hành không hiệu quả.<br />
Khi giao học sinh làm dụng cụ thực hành, nếu các em không thực hiện <br />
sẽ ảnh hưởng đến nội dung tiết học.<br />
2.4 . Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br />
Sự chuẩn bị nội dung tiết dạy của mỗi giáo viên.<br />
Tinh thần hợp tác làm việc của tất cả học sinh.<br />
Vận dụng kiến thức lí thuyết vào vận dụng thực tế.<br />
Kết quả thực hiện phụ thuộc thời gian, không gian và địa điểm thực <br />
hiện.<br />
2.5 . Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra.<br />
Đo chiều cao, đo khoảng cách: <br />
Trong thực tế, để đo chiều cao của vật như: Cây cao; tòa tháp; nhà cao <br />
tầng, hai bên bờ sông, hồ, đầm lầy... Không phải lúc nào chúng ta cũng đo <br />
trực tiếp được, mà phải đo gián tiếp nhờ vào các thiết bị trợ giúp như các <br />
máy phục vụ đo đạc. Tuy nhiên các thiết bị này hoạt động cũng dựa trên <br />
một số nguyên lí cơ bản trong hình học.<br />
6 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tòa nhà, cao bao nhiêu mét?<br />
7 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Khoảng cách hai bờ sông là bao nhiêu?<br />
Ứng dụng hình học, vào đo đạc:<br />
Chương trình hình học, các em lớp 9 đã được học có thể ứng dụng <br />
vào đo đạc như: Đo góc trên mặt đất Lớp 6; Đo khoảng cách, dựa vào hai <br />
tam giác bằng nhau Lớp 7; Ứng dụng tam giác đồng dạng, đo chiều cao và <br />
đo khoảng cách; Ứng dụng tỉ số lượng giác của góc nhọn vào đo chiều cao, <br />
đo khoảng cách Lớp 9.<br />
Các ứng dụng hình học, có thể áp dụng vào tiết học thực hành: <br />
Đo khoảng cách, đo chiều cao trong tiết thực hành của môn Hình lớp 9<br />
Dụng cụ đo: Giác kế (dụng cụ đo góc); thước (dụng cụ đo chiều dài); <br />
thước đo độ; e ke...<br />
Các ứng dụng: Số đo góc; tam giác bằng nhau, tam giác đặc biệt; tam <br />
giác đồng dạng; tỉ số lượng giác của góc nhọn trong tam giác vuông; bộ ba <br />
Pi Ta Go...<br />
* Tùy theo trường hợp, điều kiện hoàn cảnh. Học sinh chọn ứng dụng, dụng <br />
cụ để thực hiện.<br />
3. Giải pháp, biện pháp: <br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:<br />
Mục tiêu của giải pháp:<br />
Các tiết học thực hành, phải có dụng cụ thực hành.<br />
Học sinh hiểu nguyên tắc hoạt động của các dụng cụ.<br />
8 <br />
<br />
Sữ dụng dụng cụ thực hành với kiến thức đã học vào ứng dụng trong <br />
đo đạc thực tế.<br />
Phát huy tính sáng tạo, tiết kiệm và linh động trong các tình huống <br />
thực tế.<br />
Biện pháp:<br />
Giáo viên cho học sinh xem hình mẫu, giới thiệu hoạt động, hướng <br />
dẫn cách làm các dụng cụ thực hành.<br />
Giao nhiệm vụ đến cá nhân, tổ, nhóm nhiệm vụ cần thực hiện và thời <br />
gian hoàn thành. <br />
Kiểm tra kết quả thực hiện của các tổ, nhóm. Lập kế hoạch thực <br />
hành tiếp theo.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Bước 1: Chuẩn bị:<br />
Sau tiết 12 PPCT môn Hình 9, giáo viên yêu cầu mỗi tổ (nhóm), về <br />
nhà tự chuẩn bị dụng cụ thực hành cho tiết học: <br />
Giác kế, theo hướng dẫn (GV đưa mẫu hình vẽ hướng dẫn):<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vạch 00<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giác kế nằm<br />
Giác kế đứng<br />
<br />
<br />
<br />
Giác kế nằm: Cắt tấm bìa các tông, miếng tôn...theo hình tròn, đường <br />
kính khoảng 30cm. Chia đều hình tròn thành 36 vạch, mỗi vạch tương ứng <br />
10 độ. Xác định tâm của đường tròn, vẽ đường kính từ 0 độ đến 180 độ. <br />
Dùng thanh tre, hay thanh kim loại làm kim xoay AB. Cố định trung điểm <br />
thanh AB vào tâm O bằng đinh sắt sao cho thanh AB quay quanh điểm cố <br />
định O.<br />
9 <br />
<br />
Giác kế đứng: Dùng gỗ hay tôn, cắt thành hình chử T, thước đo độ <br />
gắn với thước chử T bởi một đinh vít và thước đô độ có quay quanh vị trí số <br />
0 của thước.<br />
Các dụng cụ thực hành khác: Một thước thẳng dài (1m) hay thước <br />
dây, cọc cao 1,5m đến 2 m, Eke hình tam giác vuông cân, hình tam giác <br />
vuông có một cạnh góc vuông bằng nửa cạnh huyền (tam giác vuông này có <br />
một góc nhọn bằng 30 độ); đoạn dây dài 12m, xác định các vị trí: 3m 4m <br />
5m (sữ dụng bộ ba Pi Ta Go) và máy tính bỏ túi.<br />
Bước 2: Kiểm tra dụng cụ:<br />
Các nhóm tập hợp dụng cụ chuẩn bị, giáo viên kiểm tra và lên kế <br />
hoạch thự hành. <br />
Giáo viên: Chia học sinh theo tổ hoặc theo nhóm, mỗi nhóm cử thư kí <br />
ghi lại các kết quả thực hành. Giới thiệu sử dụng, các dụng cụ thực hành <br />
cho các nhóm, ứng với các nội dung thực hiện. Cách đọc số đo khi dịch <br />
chuyển kim của giác kế, ứng dụng tính chất tam giác vuông cân, tam giác <br />
vuông có cạnh huyền bằng hai lần một cạnh góc vuông, dùng bộ ba Pi Ta <br />
Go tạo tam giác vuông.<br />
Chọn vị trí phù hợp cho từng nội dung thực hành.<br />
Bước 3: Thực hành:<br />
Xác định chiều cao: <br />
* Dùng giác kế nằm:<br />
Ngắm, sao cho: Mắt, kim giác kế và đỉnh tháp thẳng hàng.<br />
Đo độ dài: OC; CD.<br />
Đọc số đo của góc α trên giác kế.<br />
Chiều cao AD của tháp: AD = OC + CD.tan α (dùng máy tính bỏ túi <br />
tính kết quả)<br />
10 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Dùng giác kế đứng: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ᄋ = zOy<br />
Khi quay thước đo độ quanh điểm cố định O. Ta có xOt ᄋ =α <br />
(cùng phụ tOz<br />
ᄋ )<br />
11 <br />
<br />
A<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
O α B<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
C D<br />
<br />
Đặt giác kế thẳng đứng, cách gốc cây một khoảng CD, chiều cao giác <br />
kế OC. <br />
Quay giác kế, sao cho kim giác kế thẳng hàng với đỉnh A.<br />
ᄋ<br />
Đọc số đo zOy = α trên giác kế, đo khoảng cách CD, chiều cao OC.<br />
Chiều cao AD của cây: AD = OC + CD. tan α<br />
* Dùng tam giác vuông, có một cạnh góc vuông bằng nữa cạnh huyền thì <br />
góc đối diện cạnh góc vuông đó bằng 300:<br />
Ngắm, di chuyển và điều chỉnh tam giác vuông sao cho: Điểm A nằm <br />
trên đường thẳng chứa cạnh huyền, cạnh góc vuông đối diện góc 300 vuông <br />
góc với mặt đất.<br />
Chiều cao: AD = OC + CD.tan 300<br />
12 <br />
<br />
<br />
A<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
O 300 B<br />
<br />
<br />
<br />
C D<br />
<br />
* Ứng dụng tam giác vuông cân, khi không có thước đo góc, thước vuông.<br />
Chọn chiều cao cọc, cao bằng người. di chuyển người và cọc sao cho: <br />
ngọn cây, đỉnh cọc và mắt người thẳng hàng.<br />
Chiều cao AB bằng khoảng cách CD ( VABC vuông cân tại B)<br />
A<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
C<br />
B<br />
13 <br />
<br />
Ghi chú: Có thể chọn hai học sinh cao bằng nhau để thực hiện nội dung <br />
này.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Xác định khoảng cách<br />
* Sử dụng giác kế nằm<br />
Ta coi hai bờ sông song song với nhau. Chọn điểm B bên kia sông, <br />
điểm A bên này sông sao cho AB vuông góc với bờ sông. <br />
Dùng Eke, vẽ Ax ⊥ AB, lấy điểm C Ax. <br />
Dùng giác kế đo ᄋACB = α , đo độ dài AC.<br />
Ta có khoảng cách: AB = AC. tan α<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ghi chú: Trường hợp không có sông, Gv chọn địa hình phù hợp (khoảng đất <br />
trống, rộng), cho học sinh dễ thực hiện.<br />
* Ứng dụng bộ ba Pi Ta Go, đo khoảng cách BC hai bên bời sông.<br />
14 <br />
<br />
Dùng sợi dây 12m, được chia AB= 4m; BD=5m; AD = 3m<br />
Chọn 3 bạn học sinh đứng tại các vị trí A; B; D sao cho A; B phải <br />
thẳng hàng với điểm C, sợi dây phải căng đều.<br />
Cả 3 bạn cùng dịch chuyển theo hướng vuông góc với AC.<br />
Bạn D vừa dịch chuyển vừa ngắm sao cho D; B và điểm C thẳng <br />
hàng.<br />
Tại vì trí mới A'; B'; D' vẫn thỏa mãn: A'B' = 4m; A'D'= 3m; B'D'= 5m và D'; <br />
B' và điểm C phải thẳng hàng. <br />
3 4 4. AD '<br />
Ta có tỉ số: = � AC = . Đo cạnh AD' ta tính được:<br />
AD ' AC 3<br />
4. AD '<br />
Khoảng cách BC hai bên bời sông: BC = AC AB = 4(đvđd)<br />
3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
C<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
B<br />
4<br />
5<br />
A<br />
3<br />
D B'<br />
<br />
<br />
A'<br />
<br />
D'<br />
<br />
* Ghi chú: Có thể chọn đoạn dây có kích thước phù hợp và chia theo tỉ lệ:<br />
3: 4:5 để thực hiện.<br />
Các nhóm luân phiên, thực hiện các cách đo nói trên và ghi lại kết quả <br />
cho mỗi trường hợp.<br />
15 <br />
<br />
Bước 4: Kết luận<br />
Sau khi các nhóm hoàn tất công việc, giáo viên tập trung học sinh cho <br />
thực hiện một số nội dung sau:<br />
Các nhóm lần lượt đọc đọc số liệu báo cáo.<br />
Giáo viên, lấy trung bình cộng kết quả các nhóm để tính chiều cao <br />
hay khoảng cách chung trong bài thực hành.<br />
Nhận xét nhóm có kết quả gần số trung bình cộng nhất là nhóm thực <br />
hiện chính xác nhất.<br />
a. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Điều kiện thực hiện<br />
Giáo viên phải có lòng nhiệt huyết với nghề, với học sinh và tuân thủ <br />
chương trình dạy học.<br />
Nắm chắc phân phối chương trình, để có thời gian dự kiến và chuẩn <br />
bị.<br />
Trước tiết học thực hành, GV ước lượng nhóm của lớp và phân <br />
chuẩn bị dụng cụ thực hành tương ứng.<br />
Chọn vị trí (mặt bằng), có thể thực hiện tốt nội dung bài thực hành.<br />
Biện pháp:<br />
Giáo viên, làm việc phải có kế hoạch và phân công cụ thể đến cá <br />
nhân, tổ, nhóm.<br />
Vẽ sơ đồ mẫu, chi tiết để học sinh dễ thực hiện.<br />
Cho điểm, khuyến khích các cá nhân, tổ, nhóm làm tốt (coi như điểm <br />
thực hành), sửa chữa một số sai sót của học sinh (nếu có).<br />
b. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Các giải pháp và biện pháp có mối quan hệ chặt chẻ với nhau. Mỗi <br />
giải pháp đưa ra cần có biện pháp phù hợp.<br />
Giải pháp giáo viên đưa ra là biện pháp thực hiện của học sinh.<br />
c. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu <br />
Với các tiết thực hành của cấp học, khi sữ dụng dụng cụ tự tạo của <br />
học sinh, ứng dụng một số tính chất hình học vào tiết thực hành, tôi nhận <br />
thấy:<br />
Học sinh rất nhiệt tình, hoàn thành tốt nhiệm vụ khi giao chuẩn bị <br />
dụng cụ thực hành (đặc biệt học sinh nam).<br />
Hầu hết các em rất thích, tiết thực hành thực tế với nhiều nội dung <br />
thực hiện hơn tiết dạy chỉ giới thiệu bằng lý thuyết hay chi sữ dụng theo <br />
hướng dẫn của SGK.<br />
Học sinh tương tác nhiều hơn trong quá trình thực hiện các nội dung.<br />
16 <br />
<br />
Học sinh biết vận dụng kiến thức lí thuyết vào vấn đề thực tiễn cuộc <br />
sống.<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên <br />
cứu<br />
Thực hành đo chiều cao cây keo lá tràm, tại sân trường THCS Lê Văn <br />
Tám của học sinh lớp 9a1, kì I năm học 2015 2016 bằng giác kế đứng tự <br />
tạo của học sinh; (Các nhóm thực hành đo ở các vị trí khác nhau) kết quả <br />
của các nhóm ghi lại như sau:<br />
Tên nhóm Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4<br />
Kết quả 19m 21m 20,5m 20m<br />
Cùng cây đó; hai học sinh có chiều cao bằng nhau (một em đứng, một <br />
em nằm), ứng dụng tam vuông cân đồng dạng để đo đạc, kết quả của các <br />
cặp như sau:<br />
Tên cặp Cặp 1 Cặp 2 Cặp 3<br />
Kết quả 20m 21m 20.5m<br />
Đối chiếu kết quả năm học 2013 2014 (Năm học không ứng dụng <br />
đề tài, các số liệu mang tính "định tính", giáo viên dạy: cảm nhận và ước <br />
lượng)<br />
Năm học Hiểu nội Hứng thú Dụng cụ Mức độ <br />
dung thực trong giờ học thực hành tương tác của <br />
hành học sinh tự người học<br />
tạ o<br />
2013 2014 50% 60% 0% 40%<br />
2014 2015 70% 80% 100% 85%<br />
2015 2016 75% 85% 100% 85%<br />
Tiết học Thể dục hôm sau, một số bạn áp dụng tính chất tam giác <br />
vuông cân để đo độ cao cột Ăng ten xã Bình Hòa (cột dựng gần trường)<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị <br />
1. Kết luận: <br />
Lí thuyết hình học được xây dựng trên cơ thực tiễn, các tiết học lí <br />
thuyết, bài tập nói về các khái niệm, học sinh nắm kiến thức một cách thụ <br />
17 <br />
<br />
động và hay quên. Tiết học thực hành đóng vai trò hết sức quan trọng trong <br />
việc vận kiến thức lí thuyết vào thực tiễn cuộc sống. <br />
Khi thực hành có đầy đủ dụng cụ, gây hứng thú cho học trong tiết <br />
học, học sinh hiểu sâu hơn và nhớ lâu hơn. Biết cách xữ lí, cách vận dung <br />
vào các tình huống có thể xãy ra trên thực tế. <br />
Tiết thực hành mang tính chất trải nghiệm, có tính chất giáo dục kĩ <br />
năng sống cho học sinh.<br />
Trong học tập hay bất kỳ một công việc gì, đều phải ứng dụng các <br />
cách thức và phương pháp phù hợp mới dẫn bạn đi đến thành công mà bản <br />
thân mình phải là người chủ động tìm tòi nghiên cứu. Cho nên, học sinh <br />
phải luôn phải tự trau dồi kiến thức, tự tìm hiểu, tự mình thực hiện công <br />
việc thì vai trò của việc học mới thể hiện đúng nghĩa "Học để làm việc".<br />
Khi thực hiện tiết dạy thực hành, được tích hợp bởi đồ dùng tự tạo <br />
của học sinh, với nhiều cách thức thực hiện một nội dung. Học sinh phát <br />
huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo nâng cao năng lực hợp <br />
tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự <br />
học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho <br />
người học. <br />
2. Kiến nghị: <br />
Hiện nay, đa số dụng cụ thực hành phục vụ cho môn hình học ở các <br />
trường (giác kế, thước vẽ truyền, thước phân giác, một số mô hình hình <br />
học: hình trụ, hình nón, hình cầu...) được cấp trước đây đều bị mất mát, <br />
hỏng hóc và thiếu thốn, không đủ phục vụ cho tiết dạy. Đề nghị cấp có <br />
thẩm quyền tạo điều kiện để tiết học thực hành không còn thiếu dụng cụ, <br />
một số mô hình học sinh không còn phải nhận biết qua tưởng tượng. <br />
Trong chương trình hình học THCS số tiết thực hành của các khối rất <br />
ít, mặc dù kiến thức lí thuyết nhiều. Đề nghị, đối với môn hình học sau một <br />
chương hay một chủ đề kiến thức học sinh đều được thực hành; Ví dụ: sau <br />
chương diện tích đa giác, học sinh được đi đo đạc thực tế; sau chương diện <br />
tích, thể tích hình trụ hình nón hình cầu, học sinh được đo đạc và tính toán <br />
trực tiếp...thì các vừa nhớ, vừa biết ứng dụng.<br />
Để khắc phục các dụng cụ thực hành còn thiếu, dụng cụ trực quan <br />
thể hiện một nội dung nào đó. Để học sinh hiểu bài hơn và khắc phục tình <br />
trạng dạy chay của giáo viên. Đề nghị mỗi giáo viên nghiên cứu kĩ nội dung <br />
18 <br />
<br />
bài dạy, để chuẩn bị, hay phân công học sinh chuẩn bị trước khi thực hiện <br />
tiết dạy "Mức độ hiểu bài của học sinh, tỉ lệ thuận với mức độ chuẩn bị bài <br />
của giáo viên". /.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
Sách giáo khoa, sách giáo viên môn hình học lớp 9 THCS.<br />
Phân phối chương trình môn Toán 9, của trường THCS Lê Văn <br />
Tám.<br />
Một số hình ảnh được chỉnh sửa trên các phần mềm: Paint của hề <br />
điều hành Window; Geometer's Sketchpad; PowerPoint.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bình Hòa, ngày 22 tháng 2 năm 2016<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thành Vinh<br />
19 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phần đánh giá Hội đồng chấm các cấp<br />
.............................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................<br />
20 <br />
<br />
.............................................................................................................................<br />