YOMEDIA
ADSENSE
SKKN: Sử dụng thơ ca để tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học bộ môn Lịch Sử ở trường THPT
376
lượt xem 59
download
lượt xem 59
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
SKKN: Sử dụng thơ ca để tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học bộ môn Lịch Sử ở trường THPT nhằm tạo cho học sinh sự hứng thú, chủ động học tập bộ môn lịch sử đạt kết quả cao, chủ động nắm bắt tri thức khoa học lịch sử, khôi phục bức tranh quá khứ một cách chính xác, đồng thời qua đó thế hệ trẻ tự hào về truyền thống dân tộc, lĩnh hội nền văn minh nhân loại cũng như lịch sử các nước trên thế giới.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Sử dụng thơ ca để tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học bộ môn Lịch Sử ở trường THPT
- SỬ DỤNG THƠ CA ĐỂ TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC BỘ MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT [ 17-01-2013-Phạm Văn Tức ] A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục là quá trình truyền đạt và lĩnh hội những tri thức kỷ năng cũng như những kinh nghiệm nhằm chuẩn bị hành trang bước vào cuộc sống, lao động, sinh hoạt … đây là nhu cầu tất yếu của xã hội loài người đảm bảo sự tồn tại và phát triển của con người. Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học đổi với môn học lịch sử ở trường THPT nói riêng đều có ý nghĩa quan trọng vừa là cơ sở lý luận, vừa là cơ sở phương pháp luận cho định hướng đổi mới phương pháp dạy học, tiếp cận hoạt động nhân cách và là sự vận dụng lí luận hoạt động giữa thầy và trò, thầy tác động vào nhân cách học sinh, hoạt động của học sinh là hoạt động chủ đạo. Người giáo viên không còn là người truyền đạt tri thức một chiều mà là người tổ chức điều khiển hướng dẫn, cố vấn cho học sinh học tập. Học sinh không chỉ là đối tượng tiếp nhận thông tin thụ động mà chủ động tiếp nhận chiếm lĩnh tri thức một cách tích cực chủ động, học sinh không chỉ làm việc tích cực riêng lẻ mà phải biết hợp tác tích cực với nhau trong quá trình học tập. Đối với bộ môn lịch sử hiện nay ở trường THPT Phải có sự thay đổi mang tính cách mạng về quan niệm và nhận thức, được các ý kiến thống nhất là giải pháp hàng đầu. Phải có quan niệm đúng về bộ môn Lịch sử từ các cấp quản lý giáo dục đến cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Không có quan niệm đúng về môn học thì tất cả những đề xuất về đổi mới nội dung, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn đều không thể thực hiện được. Trên thế giới, các nước đều coi môn Lịch sử là một trong những môn học cơ bản trong chương trình giáo dục phổ thông. Nước ta trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, môn Lịch sử, trước hết là môn quốc sử, càng giữ vai trò quan trọng trong trang bị kiến thức cơ sở, giáo dục các giá trị truyền thống, góp phần xác lập bản lĩnh con người để thế hệ trẻ cùng với nền tảng giáo dục phổ thông, có thể bước vào đời, thực hiện trách nhiệm công dân đối với xã hội. Nhưng, sau bậc học phổ thông, chỉ có một số ít học sinh đi vào các ngành của khoa học lịch sử, còn đại bộ phận đi vào các ngành khoa học khác mà không còn
- tiếp tục học môn Lịch sử. Vì vậy đối với thế hệ trẻ, kiến thức Lịch sử chỉ được trang bị chủ yếu qua cấp học phổ thông, cộng với những hiểu biết được bổ sung qua đọc sách báo hay tự học. Nếu không sớm cải cách môn Lịch sử ở cấp học phổ thông, khắc phục tình trạng sa sút đến mức báo động như hiện nay thì sẽ tạo ra những hẫng hụt trong kiến thức về lịch sử Việt Nam và thế giới, để lại những hệ quả rất đáng lo ngại trong kế thừa các giá trị di sản lịch sử và văn hóa dân tộc, trong gìn giữ bản sắc dân tộc, trong định hướng phát triển nhân cách, bản lĩnh con người Việt Nam nhất là khi giao lưu và đối thoại với các nền văn minh, văn hóa trên thế giới. xuất phát từ thực tiễn trên, tôi chọn đề tài: “SỬ DỤNG THƠ CA ĐỂ TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC BỘ MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT” 2. Mục đích nghiên cứu: Nhằm tạo cho học sinh sự hứng thú, chủ động học tập bộ môn lịch sử đạt kết quả cao. Chủ động nắm bắt tri thức khoa học lịch sử Khôi phục bức tranh quá khứ một cách chính xác, đồng thời qua đó thế hệ trẻ tự hào về truyền thống dân tộc. Lĩnh hội nền văn minh nhân loại cũng như lịch sử các nước trên thế giới. 3. Đối tượng: Về đối tượng : Học sinh ở trường THPT 4.Nhiệm vụ nghiên cứu : Tìm hiểu học sinh về năng lực học tập bộ môn lịch sử cũng như xác định nghề nghiệp sau này. Từ đó rút ra những kinh nghiệm giảng dạy môn lịch sử ở trường THPT hiện nay. 5. Phương pháp: Nêu vấn đề, giảng giải, phân tích, tổng hợp so sánh…
- B. NỘI DUNG 1. Việc dạy học môn lịch sử hiện nay ở trường phổ thông: Như chúng ta đã biết bộ môn lịch sử có chức năng và nhiệm vụ rất quan trọng trong nhà trường phổ thông, bởi lẽ đây là bộ môn “ khôi phục bức tranh quá khứ” một cách chính xác, khoa học và hiểu được quy luật phát triển của xã hội, nhằm góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng lập trường quan điểm của học sinh. * Tuy nhiên, hiên nay có nhiều quan niệm khác nhau về bộ môn lịch sử. - Quan niệm thi cử: Một số học sinh chỉ chú trọng nội dung chương trình thi cử.“ học tủ” mục đích đối phó mà không có cái nhìn tổng quát và toàn diện về quá trình hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc và thế giới. - Do cơ chế thị trường; sự bùng nổ thông tin, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, vì thế mà một số em chú trọng môn khoa học tự nhiên, môn lịch sử ít được quan tâm. * Nhưng không vì lẽ đó mà chúng ta xem nhẹ bộ môn lịch sử, vì từ lâu bộ môn lịch sử có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Bản thân môn lịch sử rất hấp dẫn đối với học sinh : hiện nay nhiều nước trên thế giới lấy môn lịch sử làm môn học hàng đầu trong chương trình giáo dục cùng với một số môn khác như Toán, Văn, Đia lý …bởi vì con người tương lai cần phải nắm vững kiến thức lịch sử dân tộc và thế giới để sống một cách có ý thức trên hành tinh. Tức họ hiểu rằng sống và lao đông để làm gì, phải đấu tranh chống phân biệt chủng tộc, chống lại mọi sự bất bình đẳng và đánh giá đúng từng giai đoạn phát triển của lịch sử nhân loại. Vì lẽ đó, ở Việt Nam, tại Đại hội khoa học lịch sử lần thứ III. Tổng bí thư Đỗ Mười đã phát biểu; “ Cùng với quá trình quôc tế hoá ngày càng mở rộng. Thì trở về nguồn là xu thế chung của các dân tộc trên thế giới, với chúng ta đó là
- sự tìm tòi phát hiện ngày càng sâu sắc hơn những đặc điểm xã hội Việt Nam, những phẩm chất cao quý, những giá trị truyền thống và những bài học lịch sử giúp chúng ta lựa chọn và tiến hành bước đi thích hợp hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh”. Vì thế, đối với chúng ta cần nhận thức một cách đúng đắn sâu sắc ý nghĩa bộ môn lịch sử trong chương trình giáo dục hiện nay ở trường phổ thông, phấn đấu làm tốt nhiệm vụ giáo dục của mình và kiên quyết đấu tranh chống những quan niệm sai lệch về bộ môn lịch sử. 2.Phương pháp dạy học bộ môn lịch sử theo hướng “ Lấy học sinh làm trung tâm”.Và việc sử dụng thơ ca trong dạy học môn lịch sử ở trường THPT: Từ năm 1986 cùng với trào lưu đổi mới chung , giáo dục cũng có nhiều đổi mới. Đặc biệt tại Nghị quyết TƯ lần thứ IV, khoá VII vào tháng 1 năm 1993 cho rằng tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo và chỉ rõ : “ Phải xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình kế hoạch nội dung và phương pháp giáo dục đào tạo” Khái niệm phổ biến hiện nay là : “ lấy học sinh làm trung tâm” là chủ trương lớn của bộ giáo dục và đào tạo đòi hỏi thực hiện nhiều khâu trong suốt quá trình đào tạo .Đây là quan niệm dạy học của nhà trường hiện đại, đòi hỏi phải quán triệt tất cả các yếu tố tạo nên phương pháp dạy học, đây là quá trình chuyển biến dần dần cách suy nghĩ, việc làm của phong cách thầy và trò. Điểm cốt lõi là thay đổi mối tương tác giữa thầy và trò tạo cho học sinh hứng thú, tạo thói quen, năng lực tự hình thành kiến thức kỷ năng. Đây thực chất là phát triển tối ưu hoạt động nhận thức độc lập của học sinh là yếu tố quan trọng nhất để tạo biểu tượng hình thành khái niệm gắn tri thức với cuộc sống. Tư tưởng tôn trọng tất cả những gì về học sinh. Tư tưởng đề cao tính tích cực tự lực của học sinh. Vì thế mà nhà giáo dục Mỹ J.Dewey cho rằng : “ Học sinh là mặt trời, xung quanh nó quy tụ mọi phương tiện giáo dục” Đối với bộ môn lịch sử, với phương châm này tạo cho học sinh tiếp cận với sự kiện, biểu tượng lịch sử và thông qua bài giảng của thầy cùng với các tư liệu học tập như: sách giáo khoa, tài liệu tham khảo và các nguồn thông tin khác việc tiếp cận này sẽ dẫn đến sự hình thành tri giác, biểu tượng lịch sử và dẫn đến nhận thức cảm tính.
- Bằng sức mạnh của tư duy trừu tượng học sinh đi đến những kiến thức mang tính chất trừu tượng và khái quát đó là các khái niệm, quy luật, bài học lịch sử dẫn đến nhận thức lí tính. Học sinh vận dụng kiến thức đã học chủ yếu là mảng kiến thức để giải quyết những nhiệm vụ và vấn đề đặt ra trong học tập cũng như trong đời sống xã hội. Với phương pháp này, học sinh chủ động và tích cực hoá việc học của mình, tìm tòi suy nghĩ độc lập để lĩnh hội kiến thức, năng lực thói quen và tiến hành hoạt động tư duy so sánh, tổng hợp khái quát các sự kiện lịch sử. Bên cạnh tạo cho học sinh chủ động nắm bắt sự kiện lịch sử từ sách báo, tư liệu, các phương tiện thông tin đại chúng … Giáo viên có thể lôi cuốn học sinh, gây hứng thú cho học sinh trong tiết học, như ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy. Với giáo án điện tử giáo viên thể hiện toàn bộ nội dung như những trận đánh sinh động hoặc nhân vật lịch sử, các khái niệm … đây là cách tiếp cận nhanh nhất để hình thành kiến thức, kỷ năng cho học sinh và khắc sâu vào tâm trí học sinh lâu nhất Bên cạnh đó việc vận dụng thơ ca trong dạy học lịch sử cũng góp phần quan trọng nhằm phát huy tích tích cực chủ động nắm bắt tri thức lịch sử như địa danh, tinh thần ý thức độc lập dân tộc, tinh thần lao động, chiến đấu bất khuất của cha ông, góp phần bồi dưỡng học sinh lòng tự hào về dân tộc. Đây là cơ sở để học sinh vận dụng vào thực tiễn. Ví Dụ Bài 12( Phong trào dân tộc dân chủ ở Viêt Namtừ năm 1919 - 1925, mục hoạt động của Nguyễn Ái Quốc. Giáo viên đọc cho học sinh nghe khổ thơ của Chế Lan Viên. Luận cương đến với Bác Hồ và người đã khóc. Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê Nin Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin
- Bài 14:Phong trào cách mạng 1930 -1935 nhằm khắc sâu địa danh cách mạng trong thời kì này giaó viên đọc đoạn thơ trong bài thơ cách mạng. Kìa Bến Thuỷ đứng đầu dậy trước Nọ Thanh Chương tiếp bước đứng lên Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi Bài16:Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng tám (1939-1945), để thấy không khí cách mạng sôi sục dâng trào. Đồng cỏ héo đã bùng lên lửa cháy Nước non ơi hết thảy vùng lên Bắc, Trung, Nam khắp 3 miền Toàn dân khởi nghĩa chính quyền về tay. Học sinh thấy được vai trò quần chúng để làm nên lịch sử, củng cố nhận thức, tư tưởng của các em làm cho các em càng khắc sâu truyền thống anh hùng của dân tộ . Bài 18 Những năm đầu toàn quốc kháng chiến chông Thực Dân Pháp (1946 – 1950) (Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của hồ chủ Tịch đêm ngày 16- 12- 1946) Giọng của Người không phải sấm trên cao Thấm từng tiếng ấm vào lòng mong ước Con nghe bác tưởng nghe lời non nước Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau
- Học sinh thấy rằng lời kêu gọi của Bác, là tiếng gọi của non sông đất nước , là mệnhlệnh của cách mạng tiến công dục dã soi đường chỉ lối cho mọi người Việt Nam đứng dậy cứu nước. Bài 18 (chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông năm 1947) Qua thơ ca giúp học sinh xác định được các địa danh trong chiến dịch. Anh kể chuyện tôi nghe Trận chợ Đồn chợ Rã Ta đánh giặc chạy re Hai đứa cười ha ha Bài 20 Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực Dân Pháp kết thúc (1953- 1954), ( phần chiến dịch Điện Biên Phủ). qua khổ thơ học sinh thấy được sự đồng lòng đồng sức của nhân dân ta. Dốc Pha Đin chị gánh anh thồ Đèo Lũng Lô anh hò chị hát Hoặc Súng nổ rung trời giận dữ Người lên như nước vỡ bờ Nước Việt Nam từ máu lửa Rủ bùn đứng dậy sáng loà ( Nguyễn Đình Thi) Bài 20 ( Phần Hiệp Định Giơnevơ năm 1954) Sông Bến Hải bên bồi bên lỡ
- Cầu Hiền Lương bên nhớ bên thương Cách chia mười mấy năm trường Khi mô mới nối được đường vô ra Một giới tuyến quân sự tạm thời nhưng Đế Quốc Mĩ đã âm mưu chia cắt đất nước ta lâu dài Nam- Bắc ngăn cách. Ta lớn lên giặc ngăn chia đất nước Nhưng súng gươm đâu ngăn được tình thương Đâu ngăn được mặt trời đỏ rực Khi lòng tôi đã hoá hướng dương (Lê Anh Xuân) Bài 21 Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, đấu tranh chống Đế Quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở Miền Nam ( với chính sách tố cộng, diệt cộng và đạo luật 10/59 của Mĩ Diệm) .Qua khổ thơ học sinh thấy được tộ ác của Mĩ- Ngụy. Có những ông già chúng khảo tra Chẳng khai nó chém giữa sân nhà Có chị gần sinh không chịu nhục Lấy vồ nó đập vọt thai ra (Tố Hữu) Khi nói đến Miền Bắc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965 )
- Hỡi Miền Bắc đó nặng đôi vai Gánh cả non sông vượt dặm dài Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai Hoặc là Từ ngày anh đi ruộng đồng em đảm đang Ruộng chẳng chăng dây cây lúa thẳng hàng Đào đắp đê khơi nước vào làng. Qua các khổ thơ trên học sinh thấy được sự quyết tâm thi đua giữa hậu phương và tiền tuyến cùng đồng lòng chung sức lập công và tin tưởng ngày chiến thắng Bài 22 Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống Đế Quốc Mĩ xâm lược. nhân dân miền bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất( chiến tranh phá hoại lần 2 của Mĩ với 12 ngày đêm ở Hà Nội, Hải Phòng…) Chúng muốn biến ta thành tro bụi Ta hoá vàng nhân phẩm lương tâm Chúng muốn ta bán mình ô nhục Ta làm sen thơm ngat giữa đầm…. Cả bốn biển hoan hô Hà Nội Pháo đài bay rụng đỏ mặt hồ ( Tố Hữu )
- Qua các khổ thơ trên góp phần tạo cho học sinh nắm được truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc ta, trong chiến đấu cũng như trong lao động sản xuất. Là cơ sở hình thành nhân cách, lối sống và tự hào về truyền thống dân tộc đây là nền tảng giúp học sinh hứng thú hơn trong việc học tập bộ môn lịch sử, là cơ sở phương pháp luận để học sinh chủ động nắm bắt thông tin cũng như, sưu tầm thơ ca nhằm tiếp cận các sự kiện lịch sử chính xác khoa học, làm cho tiết học sôi nổi và đạt kết quả cao, khắc sâu vào tâm trí học sinh. -----------------***-------------- C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận : Phải khẳng định rằng, trong nhiều năm qua việc học tập bộ môn lịch sử ở trường phổ thông có nhiều sa sút, biểu hiện rò nhất là các kỳ thi THPT hay cao đẳng, đại học chất lượng làm bài yếu kém. Nguyên nhân do học sinh chưa nhận thức đúng về bộ môn lịch sử, đa phần học sinh làm bài không nắm được trọng tâm kiến thức, các giai đoạn phát triển của lịch sử, các khái niệm … vì thế trong quá trình làm bài các em thường lúng túng viết sai lệch các sự kiện, không nắm được trọng tâm yêu cầu đặt ra. Điều này được phản ánh rất nhiều trện các phương tiện thông tin đại chúng. Để tạo cho học sinh hứng thú hơn trong học tập, điểm cốt lỗi là thay đổi mới tương tác giữa thầy và trò, tạo cho học sinh chủ động nắm bắt tri thức khoa học lịch sử, hình thành thói quen trong việc tiếp cận thông tin, phân tích, tổng hợp, sưu tầm, đánh giá các sự kiện lịch sử … Bên cạnh đó, thông qua các tiết học lịch sử địa phương, giáo dục học sinh về truyền thống yêu quê hương đất nước, về tinh thần đấu tranh quật cường trong chiến đấu cũng như trong sản xuất góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp. Đồng thời lồng ghép thơ ca vào giảng dạy, tạo cho học sinh hứng thú hơn nhằm giúp các em chủ động nắm bắt tri thức một cách toàn diện hơn. Với phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, đây là nhiệm vụ mà tất cả chúng ta phải thực hiện, nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong việc học tập bộ môn lịch sử, để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử ở trường THPT.
- 2. Kiến nghị: * Cần quan tâm nhiều hơn nữa từ phía các nhà quản lí giáo dục, phụ huynh học sinh và toàn xã hội đối với bộ môn khoa học lịch sử. Tổ chức cho học sinh tham quan, đi thực tế các khu di tích lịch sử. Tổ chức sinh hoạt ngoại khoá tìm hiểu lịch sử địa phương, các danh nhân ở địa phương cũng như của dân tộc. Qua đó giáo dục học sinh về truyền thống yêu quê hương đất nước. Từ đó hình thành nhân cách, ý thức tôn trọng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ .xây dậy thành công chủ nghĩa xã hội.Thực hiện thắng lợi mục tiêu “ Dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh” *Cần chọn lựa tác giả viết SGK là những người giỏi về chuyên môn, nhiều kinh nghiệm sư phạm. Cần một đội ngũ phản biện, góp ý kiến có trình độ khoa học, có kinh nghiệm sư phạm và có nhiệt tâm với tinh thần trách nhiệm cao. Bên cạnh nội dung cô động xúc tích dễ hiểu và cụ thể hoá các giại đoạn lịch sử. Mặt khác các nhà sử học đầu ngành cần có sự góp ý của giáo viên giỏi ở THPT, họ là những người gần gũi học sinh, có thể nhận biết khả năng tiếp thu của học sinh đối với từng trang sách, có thể góp nhiều ý kiến xác đáng phù hợp với thực tiễn giảng dạy trong nhà trường. Đó là cơ sở để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử ở trường THPT hiện nay. Trên đây là những kinh nghiệm được đúc kết nhiều năm giảng dạy ở bậc THPT rút ra từ bản thân, nhưng chắc chắn rằng không sao tránh khỏi khiếm khuyết. Rất mong quý thầy cô gần xa góp ý để hoàn thiện hơn . Tôi xin chân thành cảm ơn
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn