MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI <br />
DÂN GIAN CHO TRẺ 34 TUỔI.<br />
<br />
<br />
A. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP.<br />
Tuổi thơ chúng ta đã trải qua những kí ức đẹp đẽ với những lời ru ầu ơ, <br />
ngọt ngào của mẹ; được lắng nghe những câu chuyện cổ tích đầy chất thơ của <br />
bà và đặc biệt là được chơi những trò chơi dân gian đầy bổ ích. Và khi lớn <br />
khôn, những lúc tâm hồn ta “chật chội” thì bất chợt nghe một điệu ru ầu ơ hay <br />
một câu hát đồng quê, ta có cảm giác bồi hồi nhớ về những kỷ niệm vui đùa <br />
cùng bạn bè đồng trang lứa. Trò chơi dân gian trẻ em thường bắt nguồn từ <br />
những bài đồng dao, đấy là những bài ca có nhịp điệu đơn giản gieo vần một <br />
cách thoải mái. <br />
Các trò chơi dân gian là phương pháp thư giãn hữu hiệu nhất. Nó giúp cho <br />
các em rèn luyện phẩm chất đạo đức, biết sống đoàn kết và chia sẻ với nhau, <br />
chơi để hiểu, để biết cách ứng xử với nhau. Tuy nhiên, điều đáng lo nhất là <br />
những trò chơi dân gian đang dần bị mai một. Những trò chơi như đánh chuyền, <br />
ô ăn quan, chơi bi, trứng gà trứng vịt, sắc quế cẩm tù, đánh trận, năm mười… <br />
đã dần vắng bóng trong đời sống trẻ thơ. Trò chơi dân gian có nhiều thể loại <br />
phù hợp với từng sở thích, cá tính khác nhau của nhiều đối tượng người chơi <br />
như sôi nổi, điềm đạm hay trầm tĩnh. Mỗi trò lại có một quy luật riêng, mang <br />
những sắc thái khác nhau khiến trẻ em chơi suốt ngày mà không thấy chán. Ta <br />
có thể bắt gặp những đứa trẻ túm năm tụm ba, quên hết nhọc nhằn của cuộc <br />
sống, những bài học khó để cuốn theo vòng xoáy của những con quay. Từng <br />
vòng, từng vòng xoay tít, vui thú với những cú đánh lắc bổ nhào trúng quay của <br />
đối phương, cuộc sống của chúng dường như chỉ có vậy.<br />
Di sản văn hoá truyền thống Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau, trong đó <br />
có thể nói, trò chơi dân gian cũng là một di sản văn hoá quý báu của dân tộc. Nó <br />
được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả trí tuệ và <br />
niềm vui sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đặc biệt đối với trẻ em, trò <br />
chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ <br />
thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, <br />
quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. Nó làm cho <br />
thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở; tuổi thơ của các em sẽ trở <br />
thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời; làm giàu nguồn tình cảm và trí <br />
tuệ cho các em. Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, <br />
giới thiệu trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ. Đúng như PGS. TS <br />
Nguyễn Văn Huy, giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã nói: " Cuộc <br />
sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không <br />
đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc <br />
Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho <br />
tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về <br />
tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Ngày nay, các em ở một xã <br />
hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng thời gian chơi cũng <br />
là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những <br />
trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước đang ngày càng bị mai một và quên <br />
lãng, không chỉ có ở các thành phố mà còn ở cả các vùng quê. Vì thế, giúp các <br />
em hiểu và quay về nguồn với các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết".<br />
Ở lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt là đối với trẻ 34 tuổi vui chơi là hoạt động chủ <br />
đạo.Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm <br />
quan hệ xã hội, qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Chính vì <br />
vậy, giáo viên cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi nói chung và trò chơi dân <br />
gian nói riêng. Năm học 2014 2015, Sở giáo dục và đào tạo phát động hội thi: <br />
" Xây dựng môi trường xanhsạchđẹp thân thiện và hiệu quả" trong đó có nội <br />
dung đưa trò chơi dân gian vào trường học. Nhưng làm thế nào để tổ chức <br />
được các trò chơi dân gian thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ <br />
là một bài toán khó với các giáo viên, đặc biệt là các giáo viên mầm non. ( Vì <br />
khả năng chú ý có chủ định của trẻ mầm non còn kém. Trẻ dễ dàng tham gia <br />
vào trò chơi nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc).<br />
Là một giáo viên mầm non, tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp để tổ chức các <br />
trò chơi dân gian một cách có hiệu quả nhất. Chính vì thế mà bản thân luôn <br />
luôn trăn trở và suy nghĩ quyết định thử nghiệm của mình với đề tài: "Một số <br />
kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ lứa tuổi mẫu <br />
giáo 34 tuổi".<br />
II. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP.<br />
Như chúng ta đã biết với đề tài sáng kiến này tuy đã từng có nhiều người <br />
nghiên cứu và thử nghiệm song ở mỗi độ tuổi khác nhau và mỗi trường, mỗi <br />
vùng miền lại mang một đặc điểm riêng. Do vậy các giải pháp đưa ra ápdụng <br />
cũng không thể giống nhau. Và thực tế ở trường mầm non n¬i t«i c«ng t¸c, trò <br />
chơi dân gian được tổ chức ở trường vào rất nhiều thời điểm trong ngày, thế <br />
nhưng giáo viên chưa thực sự chú trọng đến việc tổ chức các trò chơi dân gian <br />
sao cho phù hợp, hấp dẫn, lôi cuốn và đưa lại hiệu quả giáo dục trẻ cao. Chính <br />
vì thế các trò chơi dân gian vẫn còn thể hiện một cách hình thức, chưa đi vào <br />
tâm hồn và cuộc sống của trẻ. Vì lẽ đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này nhằm:<br />
Giúp cho các em rèn luyện thể chất, sự khéo léo, trở nên nhanh nhẹn hoạt bát, <br />
tạo sự hoà đồng, thân thiện, đoàn kết... Những phút vui chơi thoải mái, lành <br />
mạnh sẽ giúp các em thêm hào hứng để học tập và sống hồn nhiên hơn. <br />
Nhằm đánh giá được thực trạng việc tổ chức trò ch<br />
̣ ơi dân gian của trẻ mẫu <br />
giáo 34 tuổi ở trường mầm non n¬i t«i phô tr¸ch.<br />
Đề xuất một số biện pháp tổ chức hiệu quả trò ch<br />
̣ ơi dân gian cho trẻ 34 <br />
tuổi.<br />
Để văn hóa truyền thống thấm dần vào tâm hồn trẻ thơ, không có cách <br />
nào hay hơn là áp dụng trò chơi dân gian vào trường học, trò chơi có tính ứng <br />
xử trên cơ sở xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực sẽ giúp các em <br />
được ôn luyện, trau dồi thêm kiến thức về lịch sử dân tộc, văn hóa dân gian… <br />
Qua trò chơi sẽ giúp các em thêm hào hứng để học tập và sống hồn nhiên <br />
hơn. Hơn nữa, việc vui chơi lành mạnh còn tạo ra nhiều đức tính tốt đẹp, hạn <br />
chế những tật xấu, đồng thời rèn luyện thể chất và tâm hồn các em theo chiều <br />
hướng tốt hơn.<br />
III. PHẠM VI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI.<br />
Tôi chọn đề tài này áp dụng cho tất cả các lớp mẫu giáo 34 tuổi ở trong <br />
trường tôi và tôi cũng mong muốn rằng đề tài này được áp dụng rộng rãi cho <br />
tất cả các trường mầm non ở trong toàn huyện cùng điều kiện như trường <br />
mầm non nơi tôi đang công tác. <br />
B. PHẦN NỘI DUNG<br />
I. THỰC TRẠNG CỦA NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU.<br />
Năm học 20142015 được BGH nhà trường phân công tôi phụ trách lớp mẫu <br />
<br />
giáo bé, với tổng số trẻ là 22 trẻ, bản thân tôi ngoài việc nắm vững những kiến <br />
thức chuyên môn nghiệp vụ, xác định những mục tiêu và nội dung chương trình <br />
về chương trình giáo dục mầm non làm cơ sở, tôi còn phải hiểu được tình hình <br />
thực tiễn của địa phương, của trường , và lớp mình đang công tác, để khai thác <br />
những cái hay, cái đẹp nhằm giáo dục tinh thần cho các cháu.<br />
Để phát huy một cách cao nhất về tính tích cực chủ động và sáng tạo của trẻ <br />
trong việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, giáo viên cần nhận ra <br />
những dấu hiệu về tính tích cực chủ động sáng tạo ở mỗi trẻ, nhằm mục đích <br />
đề ra những giải pháp tổ chức cho trẻ chơi đúng đắn và thiết kế những nội <br />
dung và hình thức hoạt động phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Trong <br />
quá trình thực hiện tôi gặp được những thuận lợi và gặp phải một số khó khăn <br />
sau: <br />
1. Thuận lợi: <br />
Được sự quan tâm của BGH nhà trường, tổ chuyên môn luôn tích cực chỉ đạo <br />
trong công tác chuyên môn, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên để giáo viên có <br />
năng lực vững vàng hơn.<br />
Nhà trường đã trang bị về CSVC, mua sắm đồ dùng dạy học và hoạt động <br />
tương đối đầy đủ đặc biệt là đồ dùng đồ chơi dành cho khu trò chơi dân gian <br />
như cát, nước, ném còn, bong, chum, nặn tò he, cướp cờ, kéo co… đồ dùng đồ <br />
chơi có màu sắc đẹp, hấp dẫn trẻ tham gia hoạt động. <br />
Trường nằm trong diện xã bãi ngang ven biển nên được Huyện quan tâm đầu <br />
tư kinh phí xây dựng cụm trung tâm ở thôn Liêm Bắc, cụm trung tâm được xây <br />
dụng kiên cố hai tầng với 6 phòng học diện tích các phòng học rộng rãi, khang <br />
trang, sạch sẽ và các lớp ở khu vực lẽ bây giờ cũng chuyển vào học ở đây và <br />
tất cả đều được ăn bán trú thuận lợi cho việc chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục <br />
trẻ đạt kết quả tốt hơn.<br />
Bản thân tôi luôn yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo <br />
dục trẻ, tích cực tự học và tự bồi dưỡng cho bản thân, không ngừng phấn đấu <br />
nâng cao năng lực cho bản thân, thường xuyên học hỏi chị em, bạn bè đồng <br />
nghiệp nên tích lũy được một số kinh nghiệm. Bên cạnh đó được sự quan tâm <br />
giúp đỡ của các bậc phụ huynh về việc sưu tầm nguyên vật liệu như vỏ ngao, <br />
sò, óc, hến, vải vụn, tranh, sách báo, … để làm đồ dùng đồ chơi để tổ chức các <br />
trò chơi dân gian cho trẻ được sôi nỗi và được quan tâm nhiều hơn. <br />
Nhà trường đã trồng nhiều cây xanh ở xung quanh trường, chăm sóc thường <br />
xuyên, bồn hoa trồng với nhiều lọai hoa đẹp hấp dẫn trẻ thuận lợi cho việc <br />
hoạt động ngoài trời.<br />
Sân bãi rộng rãi, an tòan để tổ chức các hoạt động ngoài trời và hoạt động <br />
vui chơi cho trẻ. Đặc biệt nhà trường phối hợp với Hội cựu chiến binh đã làm <br />
nhiều chòi để che mát cho trẻ hoạt động tốt hơn.<br />
Trẻ mẫu giáo bé mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích tham gia vào các trò <br />
chơi, đặc biệt là các trò chơi dân gian.<br />
Tôi rất thích các trò chơi dân gian Việt Nam và sưu tầm được rất nhiều trò <br />
chơi dân gian thú vị và đặc sắc, phù hợp với trẻ mẫu giáo bé.<br />
Song bên cạnh những thuận lợi mà tôi có thì bản thân tôi còn gặp không ít <br />
khó khăn sau:<br />
2. Khó khăn:<br />
Trường mầm non nơi tôi công tác đóng trên địa bàn của một xã nghèo dân cư <br />
sống thưa thớt ở vùng ven biển đời sống còn thấp, kinh tế gặp nhiều khó khăn <br />
nên một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của trẻ. <br />
Bản thân chưa có hiểu biết và vốn kiến thức về các trò chơi dân gian. <br />
Việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ đòi hỏi phải có sự linh hoạt và <br />
tính sáng tạo cao.<br />
Mức độ khó hay dễ của các trò chơi không giống nhau. Có những trò chơi vô <br />
cùng đơn giản nhưng cũng có những trò chơi phức tạp, đòi hỏi người chơi phải <br />
tư duy trong quá trình chơi.<br />
Thời gian tổ chức cho trẻ chơi rất hạn hẹp vì một trò chơi không thể diễn ra <br />
trong suốt cả một hoạt động của trẻ mà nó chủ yếu chỉ được lồng ghép và tích <br />
hợp vào các hoạt động mà thôi.<br />
Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém. Trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi <br />
nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu nó không còn hứng thú.<br />
Trong lớp còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham <br />
gia vào các hoạt động tập thể.<br />
Các cháu đa số con nhà nông thôn bố mẹ làm nghề đánh bắt cá nên ít có <br />
nhiều điều kiện chăm sóc đầy đủ, các cháu còn rụt rè, nhút nhát, sự hiểu biết <br />
của một số trẻ về lĩnh trò chơi dân gian còn hạn chế. <br />
Nhận thức của một số phụ huynh đối với hoạt động này chưa cao, nên chưa <br />
tạo điều kiện giúp đỡ bồi dưỡng trẻ thêm ở gia đình.<br />
3. Kết quả thực trạng:<br />
Số liệu ban đầu mà lớp tôi khảo sát trên trẻ là:<br />
<br />
Các tiêu chí Số trẻ đạt Tỷ lệ đạt <br />
được<br />
Ham thích, hứng thú với trò chơi dân gian 8/22 %<br />
Trẻ thuộc lời đồng dao, biết cách chơi đúng 7/22 %<br />
luật<br />
Mạnh dạn tự tin khi tham gia hoạt động 9/22 %<br />
<br />
Từ kết quả trên cho thấy khả năng trẻ tham gia vào hoạt động kết quả chưa <br />
được mỹ mãn còn quá thấp. Vì vậy bản thân tôi rất lo lắng suy nghĩ, làm thế <br />
nào để có những giải pháp lôi cuốn trẻ vào hoạt động, để trẻ tham gia vào tiết <br />
học một cách thoải mái, tự tin, không gò bó. Từ đó tôi đã thực hiện những biện <br />
pháp phù hợp như sau:<br />
II. CÁC GIẢI PHÁP<br />
Qua tham khảo và sự góp ý của các đồng chí trong hội đồng bộ môn, của <br />
trường, cùng với kinh nghiệm sẵn có của bản thân trong quá trình giảng dạy. <br />
Tôi đã tiến hành thực nghiệm cho trẻ hoạt động qua các giải pháp cơ bản sau:<br />
2.1: Giải pháp thứ nhất: Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa <br />
tuổi của trẻ.<br />
Kho tàng các trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng <br />
nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ. Vì thế, giáo viên nên <br />
có sự cân nhắc lựa chọn cho trẻ chơi các trò chơi có luật chơi và cách chơi đơn <br />
giản, dễ nhớ, dễ hiểu. <br />
Bên cạnh đó, trong trường mầm non lại có sự phân chia trẻ theo nhiều độ <br />
tuổi. Mỗi độ tuổi lại có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác <br />
nhau. Chính vì thế, các trò chơi cũng cần phải được lựa chọn cho phù hợp với <br />
từng độ tuổi. <br />
* Với trẻ lứa tuổi mẫu giáo bé: khả năng chú ý có chủ định còn kém, nhận <br />
thức còn đơn giản. Vì vậy trẻ chỉ có thể chơi được các trò chơi đơn giản như: " <br />
“Lộn cầu vồng", " Chi chi chành chành", " Tập tầm vông", " Nu na nu nống", " <br />
Dung dăng dung dẻ"...<br />
Khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho trẻ MGB, tôi thực hiện theo các tiêu chí <br />
sau:<br />
Trò chơi đơn giản đối với trẻ 34 tuổi.<br />
Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm.<br />
Giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kỹ năng cho trẻ.<br />
Gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ.<br />
Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp.<br />
Từ những tiêu chí trên, tôi đã lựa chọn các trò chơi sau cho trẻ lớp MGB: <br />
“Lộn cầu vồng", " Chi chi chành chành", " Tập tầm vông", " Nu na nu nống", " <br />
Dung dăng dung dẻ"...<br />
2.2: Giải pháp thứ hai: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, lời ca, địa điểm trước <br />
khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi dân gian.<br />
2.2.1: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các trò chơi dân gian:<br />
Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và phong <br />
phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của <br />
từng trò chơi. Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều loại đồ dùng đồ chơi <br />
tương ứng mà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được. <br />
Ví dụ như trò: " Chơi chuyền" đòi hỏi phải có 10 que chuyền và một đồ vật có <br />
dạng khối cầu như quả bóng, quả bưởi non...Trò chơi " Ném còn" không thể <br />
diễn ra nếu thiếu quả còn đồ chơi truyền thống của trò chơi đó. Hay đơn giản <br />
như trò chơi " Bịt mắt bắt dê" cũng không thể được tổ chức nếu không có dải <br />
vải hoặc dải khăn bịt mắt...<br />
Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào đó, <br />
giáo viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có hay <br />
không có đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy <br />
đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi.<br />
2.2.2: Dạy trẻ đọc thuộc lời ca ( đối với những trò chơi có lời đồng dao ): <br />
Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian đó là khi chơi trẻ không bao <br />
giờ chỉ hùng hục thực hiện các vận động của mình mà chúng thường vừa chơi <br />
vừa hát hoặc đọc lời đồng dao nào đó. Các bài đồng dao đó khiến cho không khí <br />
chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn. Mặc dù không phải bài đồng dao nào cũng có ý <br />
nghĩa, song bài nào cũng phù hợp với tư duy hồn nhiên của trẻ. Ví dụ như: chơi <br />
" Chi chi chành chành", trẻ hát " Chi chi chành chành Cái đanh thổi lửa Con <br />
ngựa chết trương Tam vương ngũ đế...". Câu hát dường như chẳng có mạch ý <br />
nào rõ ràng, nhưng thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành. Hay như chơi " <br />
Rải ranh" trẻ hát " Rải ranh Bẻ cành Hái ngọn Chọn đôi". Cùng với lời hát <br />
trong trẻo là bàn tay rải những viên sỏi một cách khéo léo, tung viên cái lên, <br />
nhặt một hoặc hai viên con dưới đất, rồi lại giơ tay đỡ viên cái vừa rơi xuống.<br />
Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao. Chính vì <br />
vậy, tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian <br />
trước khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ như: hoạt <br />
động chiều, hoạt động ngoài trời...Khi trẻ đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức <br />
cho trẻ chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, trẻ chơi rất <br />
hứng thú và tích cực tham gia chơi.<br />
2.2.3: Chuẩn bị địa điểm để tổ chức trò chơi:<br />
Mỗi trò chơi dân gian có một cách chơi và luật chơi khác nhau. Có những trò <br />
chơi vận động mang tính tập thể rất cao, thường có số lượng người tham gia <br />
chơi lớn và đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như " Kéo co", " Dung <br />
dăng dung dẻ", …<br />
Nhưng lại cũng có những trò chơi tĩnh, trẻ hay chơi theo các nhóm nhỏ như " <br />
Chi chi chành chành", " Tập tầm vông", “ Chi chi chành chành " Lộn cầu <br />
vòng"...<br />
Chính vì vậy, giáo viên cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng <br />
trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ <br />
chơi. <br />
2.3: Giải pháp thứ ba: Tổ chức các trò chơi phù hợp với tính chất của hoạt <br />
động.<br />
Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì thế, <br />
hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động chung được <br />
tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp <br />
trẻ được gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát <br />
triển thể chất; hay như ở hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm về kinh <br />
nghiệm sống và kỹ năng chơi theo nhóm. Chính vì vậy, giáo viên cần chú ý lựa <br />
chọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho phù hợp với tính chất của từng hoạt <br />
động.<br />
*Với HĐ ngoài trời: tận dụng không gian rộng và thoáng, giáo viên nên tổ <br />
chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện và phát triển thể lực <br />
cho trẻ như: " Kéo co", " Dung dăng dung dẻ", …<br />
* Với hoạt động góc: nên tổ chức cho trẻ các trò chơi có thể chơi theo nhóm <br />
nhỏ trong một không gian hẹp như: "Chơi chuyền", "Kéo cưa lửa xẻ"... <br />
*Với hoạt động chung và hoạt động chiều ( chủ yếu diễn ra trong phòng <br />
nhóm ): nên tổ chức cho trẻ các trò chơi tĩnh nhằm phát triển nhận thức cho trẻ <br />
như: "Tập tầm vông", "Chơi chuyền",...<br />
Đặc biệt khi tích hợp trò chơi dân gian trong hoạt động chung, giáo viên cần <br />
lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc điểm của từng môn học.<br />
+ Ví dụ:<br />
Với môn thể chất: nên lựa chọn các trò chơi vận động nhằm rèn luyện thân <br />
thể khoẻ mạnh, hoạt bát và năng động. Nhiều trò chơi đòi hỏi trẻ phải mạnh <br />
mẽ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng. Trẻ phải có sức khỏe mới có thể vui <br />
chơi và ngược lại vui chơi giúp cho trẻ thêm khỏe mạnh và năng động.<br />
Chẳng hạn: <br />
+ Trò " Chi chi chành chành" lại buộc trẻ phải rất nhanh tay, nhanh miệng vì <br />
nếu câu cuối bài là " ù à ù ập" được đọc xong mà trẻ không rút kịp tay ra, ngón <br />
tay của nó sẽ bị giữ lại, như thế là thua.<br />
Với môn MTXQ, toán, văn học khi lựa chọn các trò chơi cần đáp ứng được <br />
các tiêu chí sau:<br />
+ Nhằm phát triển nhận thức cho trẻ.<br />
+ Phát triển ngôn ngữ.<br />
+ Cung cấp cho trẻ các kỹ năng như: kỹ năng hoạt động theo nhóm, kỹ năng sử <br />
dụng đồ dùng đồ chơi...<br />
+ Rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy cho trẻ.<br />
Ví dụ:<br />
+ Lời đồng dao của trò chơi chuyền: " Con ruồi có cánh Đòn gánh có mấu <br />
Châu chấu có chân..." đã giúp trẻ nhận biết được đặc điểm đặc trưng của một <br />
số con vật và đồ vật quen thuộc.<br />
Với môn âm nhạc nên chọn các trò chơi có giai điệu và lời hát như các trò <br />
chơi: " Tập tầm vông" .<br />
Ngoài ra khi lựa chọn các trò chơi dân gian trong hoạt động chung, một điều <br />
cần đặc biệt lưu ý đó là: phải lựa chọn trò chơi phù hợp với đề tài và chủ đề <br />
của bài dạy.<br />
Chẳng hạn như:<br />
Chủ đề " Thế giới động vật" có thể tổ chức các trò chơi: " Bịt mắt bắt dê".<br />
Chủ đề " Thế giới thực vật" có thể cho trẻ chơi các trò chơi: " Trồng nụ <br />
trồng hoa".<br />
Chủ đề " Tết và mùa xuân" là thời điểm thích hợp để giới thiệu cho trẻ các <br />
trò chơi truyền thống của dân tộc trong dịp lễ Tết như: " Ném còn", " Chơi đu <br />
"...<br />
2.4: Giải pháp thứ tư: Động viên tất cả các trẻ tham gia vào trò chơi.<br />
Một ưu thế của trò chơi dân gian chính là ở chỗ nó có thể dung nạp tất cả <br />
những ai muốn chơi. Không bao giờ trò chơi dân gian quy định số người chơi <br />
nhất định. Vì vậy tôi luôn khuyến khích, động viên tất cả các trẻ tham gia chơi <br />
càng đông càng vui. Những trò chơi " Chi chi chành chành", " Nhảy lò cò", cũng <br />
tương tự như vậy. Trong khi chơi, mọi trẻ đều bình đẳng như nhau. Nếu trẻ <br />
nào ích kỷ, chơi không đúng luật chơi, chen lấn các bạn khác sẽ bị tập thể phê <br />
phán, loại trừ bằng cách không cho chơi chung. Qua đó tinh thần tập thể của <br />
các trẻ được nâng lên rất nhiều.<br />
III. KẾT QUẢ CỦA SÁNG KIẾN:<br />
Qua việc áp dụng một số kinh nghiệm của bản thân vào việc tổ chức cho <br />
trẻ lớp MGB chơi các trò chơi dân gian, tôi đã thu được nhiều kết quả như sau:<br />
Các tiêu chí Số trẻ đạt Tỷ lệ đạt <br />
được<br />
Ham thích, hứng thú với trò chơi dân gian 22/22 100%<br />
Trẻ thuộc lời đồng dao, biết cách chơi đúng 22/22 100%<br />
luật<br />
Mạnh dạn tự tin khi tham gia hoạt động 22/22 100 %<br />
Qua việc thường xuyên được tham gia vào các trò chơi dân gian, nhận thức <br />
và thể lực của các trẻ trong lớp tôi được nâng cao rõ rệt. Trẻ nhanh nhẹn, năng <br />
động, tự tin và hồn nhiên trong giao tiếp với mọi người.<br />
Trò chơi dân gian còn giúp các trẻ trong lớp tôi thêm gắn bó với nhau, nâng <br />
cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của trẻ.<br />
C. PHẦN KẾT LUẬN<br />
3.1 Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp:<br />
Qua việc nghiên cứu đề tài trên, tôi đã rút ra được ý nghĩa của việc tổ chức <br />
các trò chơi dân gian cho trẻ 34 tuổi như sau:<br />
Trò chơi dân gian có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ <br />
nhỏ. Trò chơi dân gian vừa giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa góp phần <br />
nâng cao nhận thức, phát triển các giác quan, tăng cường thể lực cho trẻ, giúp <br />
trẻ trở thành những người lao động tài giỏi trong tương lai.<br />
Trẻ chơi một cách hăng hái, hoạt động nổi bật trong khi chơi thường cũng <br />
chính là những đứa trẻ thông minh, tháo vát và biết tổ chức trong cuộc sống.<br />
Thường xuyên phải tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian để phát triển <br />
ở trẻ tinh thần tập thể, biết nhường nhịn bạn bè, biết giao lưu, chia sẻ kinh <br />
nghiệm của mình với bạn khác.<br />
Khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ giáo viên cần tìm hiểu kỹ cách chơi, <br />
luật chơi và chuản bị đầy đủ các yếu tố cần thiết để tiến hành trò chơi.<br />
Những kinh nghiệm của tôi rất đơn giản, giáo viên có thể dễ dàng thực <br />
hiện.<br />
Một số giáo viên và cả phụ huynh học sinh trong trường đã áp dụng kinh <br />
nghiệm của tôi trong việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian và đạt <br />
được kết quả tốt.<br />
Bằng việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, tôi đã giúp trẻ được <br />
thỏa mãn nhu cầu vui chơi, đồng thời bảo tồn được một di sản văn hóa tốt đẹp <br />
của dân tộc, góp phần thực hiện tốt cuộc vận động " Xây dựng trường học <br />
thân thiện Học sinh tích cực".<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc tổ chức cho trẻ mẫu giáo bé <br />
chơi các trò chơi dân gian đã được thực hiện trong lớp, trong trường mầm non <br />
nơi tôi đang công tác. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các chị em <br />
đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo.<br />
3.2 Kiến nghị, đề xuất<br />
* Đối với nhà trường.<br />
+ Tham mưu với UBND xã để hỗ trợ CSCV phục vụ cho hoạt động vui <br />
chơi của trẻ. <br />
+ Tham mưu với các bậc phụ hunh trong toàn trường và các ban ngành <br />
trong toàn xã để hỗ trợ xã hội hóa giáo dục tốt hơn.<br />
+ Mua sắm thêm đồ dùng, đồ chơi để tổ chức có hiệu quả phù hợp với <br />
vùng miền, phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ.<br />
+ Thường xuyên phối hợp với hội cựu chiến binh và đoàn thanh niên <br />
trong toàn xã hỗ trợ ngày công lao động để làm lám, chòi cho trẻ chơi.<br />
Đối với PGD:<br />
+ Tổ chức hội thi “trò chơi dân gian” cho trẻ mầm non giữa các cụm, <br />
giữa các trường để có sự giao lưu học hỏi thêm kinh nghiệm.<br />
Năm học 2014–2015 sắp đi qua, nhưng các trò chơi dân gian đang và sẽ <br />
đồng hành cùng các em học sinh đến từng lớp học, từng làng quê. Hi vọng rằng, <br />
trong những năm học tiếp theo, trò chơi dân gian vẫn sẽ tiếp tục là “món ăn tinh <br />
thần” giúp học sinh có nhiều hứng thú khi đi học, để mỗi ngày đến lớp, đến <br />
trường là một ngày vui, góp phần lưu giữ nét đẹp văn hóa mang tính thể thao, trí <br />
tuệ trong các trò chơi dân gian./.<br />
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi, bản sáng kiến khó tránh khỏi một <br />
số hạn chế. Vì vậy tôi rất mong được sự góp ý chân thành của hội đồng khoa <br />
học nhà trường, hội đồng khoa học Phòng Giáo Dục & Đào Tạo Huyện Lệ <br />
Thủy để tôi tiếp tục rèn luyện điều chỉnh góp phần vào việc chăm sóc giáo dục <br />
các cháu đạt kết quả tốt nhất.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn! <br />
<br />
Quảng Bình, ngày 20 tháng 5 năm 2015<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ý kiến của HĐKH nhà trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ý kiến của HĐKH phòng GDĐT Lệ Thuỷ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />