Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc tại trường Tiểu học Tây Phong<br />
<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề<br />
Đọc sách có vai trò to lớn cho việc hình thành và phát triển trí tuệ và nhân <br />
cách con người, giúp con người phát triển toàn diện cả về giáo dục và trí dục. <br />
Những trang sách hay mở ra cho chúng ta thế giới muôn màu, hướng chúng ta <br />
biết yêu và cảm thụ cái đẹp. Việc đọc sách không chỉ dừng lại ở chỗ tiếp thu <br />
kiến thức mà còn tạo thói quen tự học, tự nghiên cứu của học sinh và cung <br />
cấp cho giáo viên nhiều tư liệu quý báu, giúp họ nâng cao chất lượng giảng <br />
dạy, thêm nhiều phương pháp truyền đạt hiệu quả. Bên cạnh đó còn rèn cho <br />
học sinh những kĩ năng, thói quen đọc hữu ích, có lợi cho trí não và sức khỏe. <br />
Hiện nay với sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong xã hội đã ảnh <br />
hưởng không nhỏ đến văn hóa đọc của mỗi con người Việt Nam đặc biệt là <br />
các em học sinh, phần lớn các em học sinh trên cả nước nói chung và ở <br />
trường Tiểu học Tây Phong nói riêng chưa thích đọc sách, chưa chịu khó đọc <br />
tài liệu để tìm tòi, học hỏi. Hầu như các em hay có thói quen mỗi khi cần <br />
thông tin gì thì vào mạng tìm kiếm và sao chép lại kết quả. Nhiều học sinh <br />
thờ ơ, lười đọc sách, lười tìm kiếm những cuốn sách hay, mới, bổ ích cho <br />
môn học và thực tiễn đời sống. Việc đến thư viện, miệt mài đọc sách, ghi <br />
chép lại những tri thức quan trọng dần trở nên xa lạ đối với một bộ phận <br />
không nhỏ các em học sinh. Sự lệ thuộc vào tri thức trên mạng kèm theo <br />
những hệ lụy tri thức không chính xác, không rõ nguồn gốc, nguồn trích dẫn <br />
khiến việc tư duy và phương pháp học của học sinh thiếu khoa học và sự <br />
sáng tạo…Điều đó chứng tỏ các sản phẩm văn hóa hiện đại đã thâm nhập <br />
vào lĩnh vực giải trí của thiếu nhi khiến văn hóa đọc có nguy cơ mai một. <br />
Vậy làm thế nào để duy trì và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng nói <br />
chung và trong nhà trường nói riêng? Làm thế nào mỗi người chúng ta luôn có <br />
thói quen đọc sách một cách tự nguyện, thường xuyên và xem sách như một <br />
sản phẩm văn hóa luôn được đề cao, quý trọng? Đó là những điều đang được <br />
các cấp, các ngành quan tâm, trăn trở. Trong phạm vi một trường học tôi trăn <br />
trở làm thế nào để tạo được thói quen đến thư viện đọc sách tự nguyện, <br />
thường xuyên, làm thế nào để phong trào đọc sách luôn được duy trì và phát <br />
triển trong giáo viên và học sinh. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “ Một số giải <br />
pháp phát triển văn hóa đọc tại trường tiểu học Tây Phong” làm đề tài <br />
<br />
1<br />
Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc tại trường Tiểu học Tây Phong<br />
nghiên cứu của mình. Đề tài đã được nghiên cứu tại trường Tiểu học Tây <br />
Phong từ năm học 2016 2017 đến nay. <br />
II. Mục tiêu<br />
Hình thành thói quen đọc sách tự nguyện, thường xuyên trong giáo viên, <br />
học sinh, nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh. Từ đó nâng cao kiến thức, <br />
chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ cho việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu đạt <br />
hiệu quả cao hơn.<br />
Duy trì và phát triển văn hóa đọc trong toàn trường.<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lí luận<br />
Văn hoá đọc ở nghĩa rộng đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực <br />
đọc của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơ <br />
quan quản lý nhà nước. Còn ở nghĩa hẹp, đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực <br />
đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành <br />
phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. <br />
Điều 1 Chương 1 của Quyết định 61/1998/QĐ/BGD&ĐT về Quy chế <br />
tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông đã nhấn mạnh: Thư viện <br />
trường là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hóa, <br />
khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy <br />
của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng <br />
thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi <br />
phương pháp dạy và học, đồng thời tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư <br />
tưởng, chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà <br />
trường.<br />
Công văn số 1401/SGDĐT – GDTH ngày 09/11/2017 về việc hướng dẫn <br />
công tác thư viện trường tiểu học đã yêu cầu: Nâng cao nhận thức về vị trí, <br />
vai trò, hiệu quả của thư viện trường học trong việc đổi mới và nâng cao <br />
chất lượng giáo dục, trong công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên và <br />
giáo dục văn hóa đọc trong học sinh.<br />
Kế hoạch số 49/KH – SGDĐT ngày 30/5/ 2018 về việc triển khai thực <br />
hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa <br />
bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã đưa ra mục <br />
<br />
2<br />
Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc tại trường Tiểu học Tây Phong<br />
tiêu: xây dựng, hình thành và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và thúc <br />
đẩy phong trào đọc sách trong nhà trường và cộng đồng; cải thiện môi trường <br />
đọc, góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi <br />
dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành <br />
lối sống lành mạnh trong con người, xã hội Việt Nam; đẩy mạnh phong trào <br />
xây dựng xã hội học tập, hướng tới mục tiêu xây dựng và phát triển toàn diện <br />
con người Việt Nam.<br />
II. Thực trạng <br />
Trong những năm qua hầu hết giáo cán bộ, giáo viên, nhân viên và học <br />
sinh trong trường đã sử dụng các loại tài liệu của thư viện như sách nghiệp <br />
vụ giáo viên, sách tham khảo, sách giáo khoa, sách thiếu nhi nhưng sử dụng <br />
một cách thụ động. Chỉ khi nào cần tài liệu làm một vấn đề gì đó như tập <br />
huấn, chuyên đề, ra đề kiểm tra hay chuẩn bị kiểm tra giữa kì, cuối kì...thì <br />
mới tìm đến sách để đọc. Còn việc chủ động đọc để tham khảo, mở rộng, <br />
nâng cao kiến thức về các lĩnh vực thì hầu như còn rất ít, khoảng 50 – 60% <br />
giáo viên tích cực chủ động thường xuyên sử dụng tài liệu của thư viện.<br />
Một số giáo viên và học sinh ít đến thư viện, chưa chủ động chịu khó tìm <br />
kiếm xem trong thư viện trường có những loại tài liệu gì, những lĩnh vực nào <br />
tài liệu nhiều, lĩnh vực nào tài liệu còn ít, nguồn tài liệu có trong thư viện phù <br />
hợp với nhu cầu của bản thân ở mức độ nào, đồng thời đề xuất bổ sung tài <br />
liệu ở lĩnh vực mình cần mà họ chuyển sang tra tìm trên mạng để lấy kết <br />
quả. <br />
Nhiều học sinh khi vào thư viện không đọc mà chỉ lật sách xem hình ảnh, <br />
nói chuyện, đùa nghịch trong thư viện. Các loại sách nói về lịch sử dân tộc, <br />
địa lí, sách nói về những tấm gương anh hùng của dân tộc qua nhiều thời đại, <br />
sách về khám phá về khoa học, danh nhân văn hóa của Việt Nam và thế giới <br />
chưa được học sinh chú trọng tham khảo. Học sinh từ lớp 3 đến lớp 5, tỉ lệ <br />
học sinh thường xuyên đến thư viện đạt 60 – 65 %. Lớp 1, 2 số lượng học <br />
sinh đến thư viện thường xuyên chỉ đạt tỉ lệ 30 – 40%. Do đó nhân viên phụ <br />
trách thư viện đôi lúc chưa biết được nhu cầu của các em cần những loại <br />
sách gì để bổ sung kịp thời. Vì vậy chất lượng của các sản phẩm văn hóa <br />
chưa cao, chưa đáp ứng tối đa nhu cầu của bạn đọc cũng ảnh hưởng đến sở <br />
thích và việc đọc thường xuyên của các em.<br />
<br />
<br />
3<br />
Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc tại trường Tiểu học Tây Phong<br />
Một số học sinh chưa có ý thức cao trong việc giữ gìn bảo quản sách báo <br />
của thư viện, các em còn viết, vẽ, tẩy xóa, làm rách nát sách, báo của thư <br />
viện đã làm ảnh hưởng đến chất lượng của tài liệu và nhu cầu người đọc.<br />
Nhà trường đã tổ chức thư viện tại lớp học cho các khối lớp nhưng chất <br />
lượng các loại tài liệu của thư viện góc lớp chưa phong phú về nội dung, đa <br />
dạng về chủng loại, có lúc tài liệu cũng chưa phù hợp với nhu cầu của từng <br />
đối tượng trong lớp vì vậy các em chỉ thích đọc một vài ngày đầu còn sau đó <br />
sẽ có tình trạng chán đọc: Tủ sách thư viện lớp học tỉ lệ báo măng non chiếm <br />
khoảng 60%, truyện tranh, truyện thiếu nhi chiếm 40%, sách tham khảo để <br />
phục vụ cho các môn học chưa có.<br />
Để khắc phục tình trạng trên chúng ta cần có những biện pháp, giải pháp <br />
cụ thể duy trì và phát triển thói quen đọc sách của học sinh từ đó nâng cao <br />
trình độ, kỹ năng đọc và đọc có hiệu quả.<br />
III. Các giải pháp<br />
Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức của bạn đọc về vai trò, tầm quan <br />
trọng của thư viện và sách trong trường học <br />
Đối với trường học thư viện là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt <br />
động giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. Sách đã được xem là <br />
kho tri thức của nhân loại, là món ăn tinh thần không thể thiếu của con người. <br />
Đọc sách là cách tự học, tự bồi dưỡng kiến thức là cách giải trí lành mạnh. <br />
Sách còn được xem là người thầy thứ hai, là người bạn tốt nhất cho mỗi <br />
chúng ta. Song song với đó hoạt động đọc sách còn hỗ trợ rất nhiều tới quá <br />
trình dạy và học của thầy và trò. Những cuốn sách hay sẽ mang đến cho mỗi <br />
học sinh về kỹ năng sống cùng những kiến thức liên môn hết sức đa dạng và <br />
phong phú. Tuy nhiên một số ít giáo viên và học sinh vẫn chưa nhận thức sâu <br />
sắc về tầm quan trọng của sách và thư viện. Vì vậy cần có những biện pháp <br />
để nâng cao nhận thức cho đối tượng này:<br />
Đối với giáo viên: Nhân viên thư viện tham mưu với lãnh đạo nhà trường <br />
tuyên truyền, nhắc nhở trong các cuộc họp Chi bộ, Cơ quan, Đoàn thể khuyến <br />
khích, động viên họ tham gia đọc sách có hiệu quả.<br />
Hàng tháng kiểm tra sổ mượn, đọc, đánh giá tình hình đọc mượn của <br />
giáo viên trong các cuộc họp để kịp thời động viên, nhắc nhở, thúc đẩy phong <br />
trào đọc sách. <br />
4<br />
Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc tại trường Tiểu học Tây Phong<br />
Phối hợp với tổ trưởng tổ chuyên môn các tổ tuyên truyền vai trò của <br />
sách, báo trong hoạt động giảng dạy. Sau mỗi tháng họp có tuyên dương các <br />
thành viên trong tổ đã tích cực sử dụng đồng thời góp ý, nhắc nhở các đồng <br />
chí chưa sử dụng thường xuyên và chưa bảo quản tốt tài liệu thư viện.<br />
Đối với học sinh: Phối hợp với giáo viên tuyên truyền tầm quan trọng <br />
trong việc đọc sách cho học sinh trong các tiết học và hoạt động ngoài giờ lên <br />
lớp:<br />
Ví dụ: Trong các tiết hoạt động tập thể thư viện tổ chức tiết đọc ngoài <br />
trời cho học sinh, thông qua đó cán bộ thư viện giới thiệu những cuốn sách <br />
hay, sách mới để các em biết và tìm đọc và để các em biết được ý nghĩa, tầm <br />
quan trọng của các loại sách đó đối với nhu cầu học tập và đời sống thực tiễn <br />
của các em. <br />
Tổ chức các buổi tuyên truyền giới thiệu sách dưới cờ:<br />
Ví dụ: tuyên truyền giới thiệu sách nhân kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ <br />
8/3, ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3…Qua buổi <br />
tuyên truyền, giới thiệu giúp bạn đọc biết được trong thư viện có những <br />
quyển sách về chủ đề này, và những quyển sách đó giúp bạn đọc hiểu thêm ý <br />
nghĩa các ngày lễ và tìm đến sách nhiều hơn đồng thời các em có ý thức cao <br />
về tầm quan trọng của sách.<br />
Tuyên truyền trong các cuộc họp cha mẹ học sinh để phối hợp. Vào đầu <br />
năm học, cuối kỳ 1, cuối năm học nhà trường tổ chức các cuộc họp cha mẹ <br />
học sinh các lớp. Trong cuộc họp cha mẹ học sinh giáo viên chủ nhiệm triển <br />
khai tổng quát các hoạt động thư viện trong năm học, nêu vai trò và tầm quan <br />
trọng của thư viện đối với giáo viên và học sinh để phụ huynh biết từ đó họ <br />
nhắc nhở, thúc đẩy, giáo dục con em có ý thức hơn trong việc tự đọc, tự <br />
nghiên cứu, tìm hiểu qua sách, tạo thói quen đọc sách cho các em.<br />
Các thầy cô và nhân viên thư viện luôn nhắc nhở, giáo dục cho các em <br />
thường xuyên đến thư viện để đọc, mượn sách, báo và giáo dục các em có ý <br />
thức giữ gìn sách, báo cẩn thận, những hành vi ứng xử có văn hoá đối với <br />
sách, báo cả trong khi đọc sách và sau khi đọc; mục đích đọc sách, biết tìm <br />
đến những cuốn sách có nội dung tốt, có tác dụng giáo dục cao. Qua đó các <br />
em có ý thức hơn mỗi khi đến và sử dụng những sản phẩm của thư viện.<br />
<br />
<br />
5<br />
Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc tại trường Tiểu học Tây Phong<br />
Giải pháp 2: Xây dựng thư viện phong phú về tài liệu, khang trang <br />
về cơ sở vật chất, trang thiết bị.<br />
Nguồn tài liệu phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, là nguồn tài <br />
liệu gồm nhiều loại sách: sách nghiệp vụ, từ điển, cẩm nang, tài liệu theo <br />
nhiều chủ đề khác nhau: chủ đề về lịch sử dân tộc việt Nam, chủ đề về Bác, <br />
về Phụ nữ Việt Nam, tủ sách đạo đức, truyện tranh, thần thoại…chất lượng <br />
và số lượng tài liệu được nâng lên, thư viện tổ chức các hoạt động như: <br />
phục vụ đọc mượn, túi sách lưu động, tủ sách lớp học lớp học cũng dễ dàng <br />
và hiệu quả hơn, giúp cho bạn đọc tìm tài liệu nhanh chóng, nhu cầu của bạn <br />
đọc được đáp ứng tốt hơn. <br />
Một thư viện khang trang sạch đẹp sẽ tạo sự thích thú cho các em mỗi <br />
khi đến với thư viện, cùng với đó cách trang trí theo mô hình thư viện thân <br />
thiện rất bắt mắt đã kích thích, tạo niềm đam mê đọc sách của các em học <br />
sinh đặc biệt là các em nhỏ lớp 1, 2 các em rất thích đến thư viện sau những <br />
giờ học trên lớp. Sau khi thư viện được trang trí theo mô hình mới, thân thiện <br />
hơn, gần gũi hơn, số lượng bạn đọc đến thư viện ngày một đông. Khối học <br />
sinh lớp 4, 5 các em đến thư viện đọc, mượn tăng lên 80 – 90%, lớp 1,2 tăng <br />
lên 50 – 60 %. Học sinh rất thích đến thư viện và khám phá từng loại sách của <br />
thư viện theo mã màu đã phân loại.<br />
Có nhiều biện pháp để xây dựng thư viện phong phú về tài liệu, khang <br />
trang về cơ sở vật chất như: Đầu năm học phụ trách thư viện tham mưu với <br />
Ban giám hiệu nhà trường trích quỹ chi thường xuyên để bổ sung tài liệu, <br />
mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, mỗi năm mua sắm bổ sung 2 <br />
– 3 lần. Do vậy chất lượng và số lượng nguồn tài liệu được nâng lên rõ rệt, <br />
cơ sở vật chất ngày một khang trang.<br />
Ví dụ: Trong năm học vừa qua nhân viên thư viện đã xây dựng kế hoạch <br />
và tham mưu với Ban giám hiệu mua sắm, bổ sung cơ sở vật chất, tài liệu 3 <br />
lần và đã bổ sung về cho thư viện được 674 bản sách các loại, mua sắm <br />
được các loại kệ sách theo mã màu, các góc tra cứu, góc viết vẽ, góc trò chơi <br />
và các thiết bị trang trí thư viện.<br />
Ngoài nguồn kinh phí được cấp trên cấp về theo quy định. Thư viện <br />
trường đã tiến hành các hình thức khác để tăng thêm nguồn tài liệu như tổ <br />
chức phong trào quyên góp sách từ giáo viên và học sinh: ngay từ đầu năm học <br />
cán bộ thư viện xây dựng kế hoạch tổ chức quyên góp với mục đích “Góp <br />
6<br />
Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc tại trường Tiểu học Tây Phong<br />
một cuốn sách nhỏ, đọc nghìn cuốn sách hay”. Thư viện đã huy động quý <br />
thầy cô giáo và các em học sinh quyên góp mỗi người ít nhất một quyển sách. <br />
Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên huy động góp các loại sách tham khảo, <br />
sách nghiệp vụ, còn với các em học sinh quyên góp mỗi em ít nhất một cuốn <br />
truyện thiếu nhi. Phong trào quyên góp sách đã bổ sung về cho thư viện được <br />
233 bản các loại sách. Vì vậy vốn tài liệu đã được nâng lên đáng kể, các loại <br />
tài liệu phong phú về nội dung và hình thức hơn, tủ sách dùng chung của thư <br />
viện đáp ứng nhu cầu của người sử dụng tốt hơn.<br />
Với những giải pháp trên nguồn tài liệu trong năm học đã tăng thêm 901 <br />
bản sách các loại, các kệ sách đã thay mới hoàn toàn, các khẩu hiệu, bảng <br />
biểu được trang trí đẹp, rất thân thiện gần gũi với bạn đọc, môi trường đọc <br />
thoáng mát đã thu hút bạn đọc đến thư viện đông, phong trào đọc sách được <br />
phát triển rộng rãi trong toàn trường.<br />
Giải pháp 3: Đa dạng các hình thức phục vụ<br />
Với nhiều hình thức phục vụ khác nhau sẽ tạo vòng quay của thư viện <br />
càng nhiều, tài liệu đến bạn đọc nhiều hơn và tài liệu cũng được tuyên <br />
truyền rộng rãi hơn trong bạn đọc.<br />
Hình thức phục vụ đọc tại chỗ: Đối với điểm trường chính và phân hiệu <br />
buôn K62 nhân viên thư viện phân lịch đọc cho các lớp luân phiên nhau vào <br />
thư viện đọc đầu giờ vào lớp, giờ ra chơi, cuối giờ tan học. Mỗi lớp được <br />
phân bố lịch vào thư viện đọc sách báo ít nhất 1 – 2 lần/ tuần. Học sinh đọc <br />
tại chỗ chủ yếu là sử dụng các loại sách tham khảo, các loại sách giáo dục, <br />
đạo đức, sách Bác Hồ vì số lượng các loại sách này ít không đủ đáp ứng cho <br />
nhu cầu mượn về nhà. Hình thức này giúp các em có thể lựa chọn nhiều loại <br />
tài liệu để đọc theo sở thích của bản thân mình. Tuy nhiên với hình thức đọc <br />
tại chỗ học sinh có rất ít thời gian để đọc, nhiều lúc học sinh chỉ tranh thủ <br />
đọc 10 – 15 phút đầu giời, đọc giờ ra chơi, hoặc cuối buổi nên chỉ đọc được <br />
một phần của tài liệu đã hết thời gian và các em phải bỏ dở cuốn sách mình <br />
đang đọc điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đọc của các em, làm <br />
giảm đi sự thích thú của học sinh.<br />
Hình thức mượn về nhà: Các em vào thư viện theo lịch đọc đã được phân <br />
bố, tìm tài liệu và ghi đầy đủ thông tin lên phiếu theo dõi mượn sách cá nhân <br />
và đưa cho cán bộ thư viện hoặc các bạn trong đội hỗ trợ kiểm tra xong mới <br />
được đưa tài liệu ra khỏi phòng thư viện. Khi mượn sách về nhà các em có <br />
7<br />
Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc tại trường Tiểu học Tây Phong<br />
nhiều thời gian để đọc và đọc những tài liệu theo sở thích của mình vì vậy <br />
mà hiệu quả đọc đạt chất lượng cao hơn. Tuy nhiên tài liệu mượn về nhà <br />
chủ yếu là các loại truyện thiếu nhi, còn những sách đạo đức, Bác Hồ, sách <br />
tham khảo chỉ được đọc tại chỗ vì số lượng ít không thể đáp ứng nhu cầu <br />
mượn của các em.<br />
Do vậy thư viện cần kết hợp linh hoạt những hình thức phục vụ khác để <br />
hoạt động đọc mượn đạt hiệu quả cao hơn.<br />
Tổ chức thư viện lưu động: hàng tháng phụ trách thư viện vận chuyển <br />
tài liệu đến phân hiệu, tổ chức cho học sinh đọc tại chỗ, mượn về nhằm phát <br />
triển văn hóa đọc tại những điểm có học sinh là người dân tộc thiểu số. Hình <br />
thức phục thư viện lưu động giúp cho cán bộ thư viện chủ động triển khai có <br />
hiệu quả các hoạt động phục vụ ngoài thư viện, giúp cho các em học sinh có <br />
thể tiếp cận được với nguồn sách báo, từ đó hình thành thói quen, nâng cao kỹ <br />
năng đọc cho các em. Đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số thì với hình thức <br />
này sẽ tạo thói quen cho các em tự tin, mạnh dạn đến với sách, khơi gợi cho <br />
các em niềm đam mê đọc sách.<br />
Tổ chức thư viện lớp học: Nhà trường đã trang bị cho các lớp học có một <br />
“Góc thư viện”. Thư viện lớp học được tổ chức tại 3 điểm trường chính và <br />
điểm trường buôn K62, điểm trường Bcuê, 18/18 lớp đã có góc thư viện lớp <br />
học. Hình thức “Góc thư viện” giúp các em tiếp cận gần hơn với sách. Thư <br />
viện góc lớp là một mô hình hiệu quả và thiết thực nhằm xây dựng cho học <br />
sinh lòng đam mê và tình yêu đối với sách, góp phần hình thành văn hóa đọc <br />
sách.<br />
Tổ chức Ngày đọc sách: Hàng năm thư viện tổ chức ngày đọc sách cho <br />
các em, thông qua ngày đọc sách cán bộ thư viện kết hợp tuyên truyền, giới <br />
thiệu đến các em học sinh những cuốn sách hay, sách theo chủ đề, trưng bày <br />
sách…Ngày đọc sách được tổ chức đã lôi kéo 100% học sinh và cán bộ, giáo <br />
viên trong trường tham gia, đặc biệt các em học sinh rất thích và hăng say <br />
đọc. Ngày đọc sách giúp các em học sinh được tiếp cận với nhiều loại sách <br />
báo, tìm được niềm vui trong đọc sách hình thành thói quen đọc sách bổ ích để <br />
mở rộng kiến thức, nuôi dưỡng tâm hồn, góp phần giáo dục kĩ năng sống, <br />
chuẩn bị những hành trang tốt nhất cho tương lai của các em những chủ nhân <br />
tương lai.<br />
Giải pháp 4: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm<br />
8<br />
Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc tại trường Tiểu học Tây Phong<br />
Hoạt động trải nghiệm là những hình thức tổ chức các hoạt động thực <br />
tiễn nhằm mang lại hiệu quả cao, thiết thực trong quá trình thực hiện.Người <br />
học hiểu và vận dụng được kiến thức vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực <br />
thực tiễn và phát huy khả năng của bản thân. <br />
Các biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm:<br />
Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu sách nhân các ngày lễ đến các em học <br />
sinh trong tiết hoạt động tập thể nhằm thu hút bạn đọc đến thư viện. Cuối <br />
mỗi tháng cán bộ thư viện tổng hợp thống kê bạn đọc và chọn mỗi tháng 1 <br />
em học sinh của mỗi điểm trường có lượt đọc, mượn nhiều nhất và đọc <br />
mượn nhiều thể loại truyện, báo nhất để tuyên dương, khen thưởng kịp thời <br />
nhằm tạo phong trào thi đua đọc sách trong nhà trường, nâng cao chất lượng, <br />
hiệu quả chung trong học tập. Phong trào thi đua tuyên dương khen thưởng đã <br />
kích thích sự hăng hái tích cực trong các em học sinh, hiệu quả của phong trào <br />
đọc được nâng lên rõ rệt.<br />
Ngoài ra hằng tuần thư viện luân phiên tổ chức tiết đọc ngoài trời cho <br />
học sinh cả 3 điểm trường vào các giờ hoạt động tập thể. Tiết đọc đã thu hút <br />
100% học sinh cùng tham gia. Các em được tạo môi trường đọc thân thiện, <br />
rộng rãi, thoáng mát, không gian đọc thoải mái và được tự do lựa chọn những <br />
quyển sách mà mình thích để đọc, được giao lưu, trao đổi trong quá trình đọc, <br />
tạo sự thích thú cho các em.<br />
Một số hình ảnh học sinh đọc sách ngoài trời:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh đọc ngoài trời tại phân hiệu B.Cuê<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc tại trường Tiểu học Tây Phong<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh đọc ngoài trời (điểm trường chính, phân hiệu K62)<br />
<br />
<br />
<br />
Thư viện còn phối hợp với Đoàn, Đội tổ chức các cuộc thi cho học sinh: <br />
thi đọc sách, truyện; thi diễn kịch theo sách…<br />
Cán bộ thư viện xây dựng kế hoạch trình Ban giám hiệu phê duyệt và <br />
triển khai đến giáo viên chủ nhiệm các lớp và các bộ phận liên quan trước <br />
1tháng. Giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh thi tại lớp trong tiết hoạt <br />
động tập thể và chọn mỗi lớp 1 em đọc tốt nhất hoặc 1 nhóm diễn tốt nhất <br />
để tham gia thi cấp trường.<br />
Tổ chức thi cấp trường: Sau khi triển khai kế hoạch đến các lớp, thư <br />
viện phối hớp với Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên thành lập <br />
Ban tổ chức, Ban giám khảo … để tổ chức thi tại trường. Cấp trường được <br />
tổ chức thi vào các tiết hoạt động tập thể đầu tuần theo các điểm trường. <br />
Qua các cuộc thi có chấm điểm, nhận xét, đánh giá và trao giải thưởng cho <br />
các lớp đạt thành tích cao<br />
Ví dụ: Trong tháng 1/2019 cuộc thi “ Đọc sách, truyện”. Ban tổ chức đã <br />
tổng kết, đánh giá và trao giải thưởng: 3 giải Nhất cho 3 điểm trường, 1 giải <br />
Nhì, 1 giải Ba cho các lớp tại điểm trường chính<br />
Một số hình ảnh tổ chức cuộc thi đọc theo sách:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc tại trường Tiểu học Tây Phong<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tại điểm chính Tại buôn K62<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tại B.Cuê Phát thưởng cho học sinh đạt giải<br />
<br />
Tháng 4/2019 thư viện tổ chức cuộc thi “Diễn kịch theo sách” ban tổ <br />
chức đã trao 3 giải Nhất, 3 giải Nhì, 3 giải Ba, 4 giải khuyến khích cho học <br />
sinh tại 3 điểm trường. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Một số hình ảnh tổ chức cuộc thi diễn kịch theo sách:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc tại trường Tiểu học Tây Phong<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tại điểm chính Tại phân hiệu K62<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tại phân hiệu B.Cuê Phát thưởng sau cuộc thi<br />
<br />
Các cuộc thi thu hút 100% học sinh tham gia qua đó giúp các em có kỹ <br />
năng đọc, đọc đúng, đọc diễn cảm hơn đồng thời giúp cho các em học sinh có <br />
những trải nghiệm theo những cuốn sách đã đọc, tạo sự tự tin, mạnh dạn của <br />
các em trước đám đông, nâng cao kĩ năng đọc và cảm nhận sâu sắc được <br />
những câu chuyện cổ tích, những bài thơ, câu chuyện mà hàng ngày các em đã <br />
đọc qua đó cụ thể hóa bằng hành động và làm theo sách, báo của thư viện tạo <br />
cho các em niền ham mê, hứng thú đọc sách, học sinh đến thư viện ngày một <br />
đông hơn và sử dụng có hiệu quả các loại sách, báo của thư viện.<br />
IV. Tính mới của giải pháp:<br />
Các năm học trước thư viện chỉ tổ chức hình đọc tại chỗ và hình thức <br />
mượn về nhà, tổ chức thư viện lớp học cho học sinh, trang trí thư viện theo <br />
bạn đọc theo mô hình truyền thống, không gian chật hẹp do tủ sách chiếm <br />
nhiều diện tích, cách bài trí chưa khoa học, sách xếp chung trong một tủ nên <br />
12<br />
Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc tại trường Tiểu học Tây Phong<br />
bạn đọc chọn tài liệu mất nhiều thời gian và đôi lúc không phù hợp với trình <br />
độ đọc, nhu cầu đọc của các em. Do vậy học sinh cũng đã đến thư viện đọc <br />
mượn tài liệu, phong trào đọc sách trong toàn trường cũng đã hình thành <br />
nhưng chưa phổ biến rộng rãi. Chưa tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho <br />
học sinh, chưa tổ chức các cuộc thi, chưa phát động phong trào thi đua đọc <br />
sách, chưa tuyên dương khen thưởng kịp thời cho học sinh theo từng tháng…<br />
Khi áp dụng đề tài này thư viện đã hoạt động hiệu quả rõ rệt hơn: Thư <br />
viện đã tổ chức các cuộc thi “Đọc sách, truyện”, “Diễn kịch theo sách” các <br />
cuộc thi đã thu hút được 100 % các em tham gia, học sinh rất hứng thú và tích <br />
cực trải nghiệm theo những câu chuyện, bài thơ mình đã đọc. Thư viện <br />
đã tổ chức đọc ngoài trời cho 3 điểm trường trong tiết hoạt động tập thể đầu <br />
tuần. Tất cả các học sinh tại các điểm trường đều tham gia đọc. Với môi <br />
trường đọc thân thiện, thoáng mát, không gian đọc rộng rãi, học sinh được tự <br />
do lựa chọn những quyển sách mà mình thích để đọc, được giao lưu, trao đổi <br />
trong quá trình đọc, tạo sự thích thú cho các em.<br />
Thư viện đã có hình thức tuyên dương, khen thưởng kịp thời những em <br />
học sinh tích cực đọc sách nhằm kích thích phong trào thi đua đọc sách trong <br />
nhà trường, nâng cao chất lượng hiệu quả chung trong học tập.<br />
Ngoài ra với cách trang trí thư viện theo mô hình thư viện mới đã tạo sự <br />
bắt mắt, kích tích tính tò mò, cùng với môi trường đọc sạch sẽ, thoáng mát, <br />
gần gũi, thân thiện đã góp phần thúc đẩy các em học sinh đến với sách, đến <br />
với thư viện ngày một đông hơn.<br />
Tóm lại sau khi áp dụng các giải pháp trên thư viện hoạt động có hiệu <br />
quả hơn, số lượng bạn đọc đến thư viện ngày càng đông, nguồn tài liệu được <br />
bạn đọc sử dụng có chất lượng. Phong trào đọc sách trong nhà trường được <br />
duy trì và phát triển.<br />
V. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm: <br />
Khi áp dụng đề tài trên vào đơn vị đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Qua <br />
thực hiện những giải pháp trên cán bộ giáo viên, học sinh đến thư viện rất <br />
thích thú, thường xuyên đặc biệt là các em học sinh rất tích cực, hăng hái đến <br />
thư viện đọc, mượn sách báo tạo nên phong trào thi đua đọc sách trong toàn <br />
trường, văn hóa đọc luôn được duy trì và nhân rộng: <br />
<br />
<br />
13<br />
Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc tại trường Tiểu học Tây Phong<br />
Cụ thể tỷ lệ giáo viên và học sinh đọc thường xuyên đạt được trong 2 <br />
năm qua như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh<br />
Năm học Giáo viên<br />
Khối 1,2 Khối 3, 4, 5<br />
<br />
2016 2017 50 – 60% 30 40% 60 – 65%<br />
<br />
2017 2018 80 – 90 % 60 – 70% 80 – 90%<br />
<br />
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
I. Kết luận<br />
Cùng với nhịp sống sôi động, sự phát triển của khoa học công nghệ, <br />
con người có thêm nhiều hình thức để tiếp nhận các tri thức của đời sống xã <br />
hội. Vì thế, nhiều người không còn mặn mà với việc đọc, đặc biệt là giới trẻ <br />
đã không còn muốn đọc sách theo cách truyền thống, dẫn đến văn hóa đọc <br />
ngày càng bị mai một. Có thể nói, xã hội hiện đại tuy đem đến cuộc sống đầy <br />
đủ hơn cho con người nhưng cũng mang đến nhiều thói quen không tốt ảnh <br />
hưởng đến tư duy, cách nhìn nhận, suy nghĩ cũng như hành động của mỗi <br />
người. Bên cạnh đó, sự tiếp nhận thông tin thụ động qua các phương tiện <br />
nghe nhìn hiện đại đã làm giảm bớt tính tư duy, nghiền ngẫm, sáng tạo vốn <br />
có của văn hóa đọc. Do vậy việc hình thành thói quen đọc, trang bị kỹ năng và <br />
phương pháp đọc là một công việc đóng vai trò quan trọng góp phần hình <br />
thành và phát triển trí tuệ, nhân cách con người, giúp con người phát triển toàn <br />
diện và thư viện thực sự là nơi tốt nhất hình thành thói quen đọc cho học <br />
sinh, thư viện luôn đóng vai trò quan trọng là một bộ phận không thể thiếu <br />
trong mỗi trường học.<br />
II. Kiến nghị<br />
Để duy trì và và phát triển văn hóa đọc trong trường tiểu học Tây phong <br />
nói riêng và trường phổ thông nói chung tôi xin có một số ý kiến đề xuất như <br />
sau:<br />
1. Đối với Phòng GD&ĐT <br />
<br />
<br />
14<br />
Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc tại trường Tiểu học Tây Phong<br />
Quan tâm hơn nữa đến trường khó khăn; đầu tư hỗ trợ một số phương <br />
tiện, thiết bị phục vụ công tác dạy học; hỗ trợ thêm kinh phí để bổ sung <br />
nguồn tài liệu thêm phong phú, đa dạng.<br />
Thường xuyên mở lớp tập huấn về nghiệp vụ thư viện cho cán bộ thư <br />
viện giao lưu học hỏi kinh nghiệm.<br />
2. Đối với nhà trường<br />
Trích nguồn kinh phí theo quy định để bổ sung tăng cường các loại tài <br />
liệu quý hiếm, các loại từ điển, cẩm nang tra cứu để tạo ra nguồn tài liệu đa <br />
dạng về hình thức, phong phú về nội dung, nâng cao số lượng và chất lượng <br />
kho tài liệu để bạn đọc thường xuyên được đọc những tài liệu mang tính mới <br />
để thu hút sự quan tâm, sử dụng hiệu quả tài liệu của thư viện hơn nữa.<br />
3. Đối với đội ngũ cán bộ viên chức và học sinh<br />
Tăng cường hơn nữa đến việc tìm hiểu, sử dụng tài liệu của thư viện; <br />
duy trì phong trào đọc sách báo trong nhà trường.<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân kính mong sự đóng <br />
góp ý kiến của Ban lãnh đạo, đồng chí, đồng nghiệp để bổ sung cho bài viết <br />
được hoàn thiện hơn.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />
Băng Adrênh, ngày 20 tháng 02 năm 2019<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Lan<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc tại trường Tiểu học Tây Phong<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
STT Nội dung Trang<br />
<br />
1 Phần thứ nhất: Mở đầu 1 2<br />
<br />
2 Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề 2 10<br />
<br />
3 Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị 11 12<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc tại trường Tiểu học Tây Phong<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
................................................................................................................................<br />
................................................................................................................................<br />
................................................................................................................................<br />
................................................................................................................................<br />
................................................................................................................................<br />
................................................................................................................................<br />
................................................................................................................................<br />
................................................................................................................................<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
Một số giải pháp phát triển văn hóa đọc tại trường Tiểu học Tây Phong<br />
<br />
<br />
<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
TT Tên tài liệu Tác giả<br />
<br />
1 Cẩm nang nghề thư viện Lê Văn Viết<br />
<br />
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện trường Vũ Bá Hòa (Chủ biên) <br />
2<br />
phổ thông <br />
<br />
Hội thi giáo viên thư viện giỏi với công tác thư Vũ Bá Hòa<br />
3<br />
viện trường học <br />
<br />
Quyết định số 61/1998/QĐ/BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào <br />
4<br />
tạ o<br />
<br />
Công văn số 1401/SGDĐT – GDTH ngày Sở Giáo dục và Đào <br />
5<br />
09/11/2017 tạ o<br />
<br />
Kế hoạch số 49/KH – SGDĐT ngày 30/5/2018 Sở Giáo dục và Đào <br />
6<br />
tạ o<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />