MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI <br />
NGŨ GIÁO VIÊN TRONG TRƯỜNG MẦM NON.<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lí do chọn đề tài :<br />
<br />
Giáo dục Đào tạo luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm luôn coi ‘‘Giáo <br />
dục đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi <br />
dưỡng nhân tài, phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan <br />
trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện phát huy <br />
nguồn lực con người yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế <br />
nhanh và bền vững ’’ Đảng ta khẳng định ‘‘Đầu tư cho con người là đầu tư phátt <br />
triển ’’. Như vậy Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và đầu tư cho sự nghiệp <br />
giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng trong giai đoạn hiện nay <br />
khi mà trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng <br />
đòi hỏi công tác giáo dục đào tạo của chúng ta không chỉ mở rộng về quy mô mà <br />
còn phải được nâng cao về chất lượng như kết luận của hội nghị trung ương 6 <br />
khoá IX : ‘‘Phát triển giáo dục toàn diện, xây dựng nền giáo dục theo hướng <br />
chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá đây là điều kiện mang tính quyết định để <br />
chúng ta có thể hội nhập và phát triển cùng với sự phát triển của thế giới trong <br />
thời đại hiện nay’’<br />
<br />
Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới chương <br />
trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và <br />
tăng cường cơ sở vật chất nhà trường. <br />
<br />
Mục tiêu phát triển chiến lược giáo dục đến năm 2020: Thực hiện giáo dục <br />
toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Cung cấp học vấn phổ thông cơ bản, hệ thống và có <br />
tính hướng nghiệp; tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực. Xây dựng <br />
<br />
1<br />
thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo, lòng <br />
ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc <br />
sống. <br />
<br />
Năm học 20142015 tiếp tục lấy chủ đề năm học là: ‘Đổi mới quản lý và <br />
nâng cao chất lượng giáo dục”. Để nâng cao được chất lượng giáo dục trong <br />
những năm qua trường đã có các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý <br />
dạy và học nhờ đó chất lượng giáo dục năm sau cao hơn năm trước. Tuy vậy trong <br />
quá trình thực hiện nhà trường cũng bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập; Đội ngũ giáo <br />
viên hạn chế về năng lực chuyên môn, trình độ đào tạo chưa đông đều, một số giáo <br />
viên chưa ý thức đầy đủ về vai trò, vị trí, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Công <br />
tác tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá các hoạt động chuyên môn chưa cụ thể, <br />
chưa khoa học.<br />
<br />
Chúng ta đều biết rằng: Trong nhà trường đội ngũ giáo viên có vai trò quyết <br />
định chất lượng giáo dục. Vai trò của đội ngũ giáo viên là cực kỳ quan trọng, muốn <br />
chỉ đạo điều hành họ tận tâm với nghề, có tinh thần, trách nhiệm cao, phối hợp tốt <br />
trong công việc và đồng thuận vì mục tiêu lớn của nhà trường đòi hỏi người lãnh <br />
đạo phải có những giải pháp hợp lý nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên không ngừng <br />
nâng cao về nhận thức tư tưởng, năng lực chuyên môn, tận tâm, tận lực với nghề <br />
để nâng cao chất lượng giáo dục. Muốn như vậy đòi hỏi ở người cán bộ quản lý <br />
phải luôn trăn trở tìm các giải pháp chỉ đạo thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ năm <br />
học. Vì vậy tôi chọn đề tài: Một số giải pháp quản lí nhằm nâng cao chất <br />
lượng đội ngũ giáo viên trong trường mầm non . làm đề tài nghiên cứu viết sáng <br />
kiến kinh nghiệm của mình.<br />
<br />
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài :<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Có thể nói, năng lực và phẩm chất tốt đẹp của các thầy cô giáo là bài học <br />
sống, sinh động đối với học sinh, có vai trò quan trọng trong việc hình thành và giáo <br />
dục nhân cách học sinh. Trong tình hình đất nước đang đổi mới hiện nay, người <br />
thầy lại có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những con người có ích cho xã <br />
hội. Không có thầy giỏi thì khó có học trò giỏi. Chính vì thế để nâng cao chất <br />
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh thì điều cần thiết là phải xây dựng được đội <br />
ngũ giáo viên có phẩm chất chính trị cao, vững vàng về chuyên môn, đủ về số <br />
lượng, đồng bộ về cơ cấu và chuẩn hoá về trình độ đào tạo. Đồng thời phải tạo ra <br />
được một môi trường giáo dục thuận lợi để cho họ có thể phát huy cao nhất năng <br />
lực của mình, để mỗi người không ngừng tự bồi dưỡng về năng lực, chuyên môn <br />
nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật những kiến thức mới, nâng cao tầm hiểu biết <br />
của mình, đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá của ngành giáo dục.<br />
<br />
Trường Mầm non Sơn Ca là trường đặt tại trung tâm của xã Dray Sáp.<br />
<br />
Trong những năm qua để nâng cao chất lượng giáo dục, trường đã có <br />
nhiều giải pháp tăng cường công tác quản lý dạy học. Nhờ đó chất lượng giáo dục <br />
năm sau cao hơn năm trước, góp phần vào việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân <br />
tài, tuy đã có bước phát triển nhưng trong quá trình thực hiện nhà trường còn bộc lộ <br />
nhiều yếu kém bất cập : Đội ngũ giáo viên hạn chế về năng lực chuyên môn, ý <br />
thức tu dưỡng phẩm chất đạo đức, ý thức tự học, tự bồi dưỡng để vươn lên còn <br />
nhiều hạn chế . Một số giáo viên lâu năm quen với phương pháp dạy học lạc hậu, <br />
chưa cập nhật được kiến thức mới lại quá coi trọng chủ nghĩa kinh nghiệm, khả <br />
năng tiếp cận với việc đổi mới phương pháp giảng dạy và tổ chức các hoạt động <br />
học tập cho trẻ còn hạn chế nên hiệu quả chăm sóc giáo dục chưa cao.<br />
<br />
Công tác đào tạo giáo viên hiện tại còn nhiều bất cập: có những giáo viên <br />
chưa thực sự đáp ứng kịp với sự đổi mới về phương pháp dạy học ứng dụng công <br />
nghệ thông tin.<br />
<br />
3<br />
Cơ sở vật chất thiết bị dạy học còn thiếu chưa đáp ứng được dạy và học <br />
của giáo viên và trẻ. Chất lượng bài dạy chưa hiệu quả, chưa có giáo viên dạy giỏi <br />
cấp tỉnh. Học sinh 100% là con em nông thôn, đời sống còn khó khăn, bố mẹ <br />
thường đi làm nông do đó sự quan tâm về học hành hạn chế nên chất lượng chăm <br />
sóc giáo dục chưa cao.<br />
<br />
Từ nhận thức về vai trò của người giáo viên và điều kiện hoàn cảnh như <br />
trên, là một cán bộ quản lý, tôi nhận thấy cần phải quan tâm đặc biệt tới công tác <br />
bồi dưỡng xây dựng đội ngũ giáo viên và xem đó là đòi hỏi cấp bách cần được giải <br />
quyết. Tôi xin đưa ra kinh nghiệm một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng đội <br />
ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu :<br />
<br />
Giáo viên và trẻ trong nhà trường :<br />
<br />
Nghiên cứu tình hình đội ngũ giáo viên trong ba năm 20122013; 20132014; <br />
20142015.<br />
<br />
Theo dõi và tập hợp kết quả chăm sóc giáo dục của trẻ trong ba năm đó.<br />
<br />
Nghiên cứu tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường trong ba năm học: <br />
20122013 20132014; 20142015.<br />
<br />
Điều tra chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường về : Phẩm chất chính <br />
trị; Năng lực chuyên môn; Chất lượng giáo dục.<br />
<br />
Khảo sát chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường trong ba năm <br />
học: 20122013; 20132014; 20142015; Kết quả xếp loạị bàn giao chất lượng, trẻ <br />
hoàn thành chương trình mầm non 5 tuổi.<br />
<br />
4. Phạm vi nghiên cứu: <br />
<br />
Trong trường Mầm non Sơn ca.<br />
<br />
4<br />
5. Phương pháp nghiên cứu : <br />
<br />
Nhận thức về vai trò đội ngũ giáo viên trong nhà trường.<br />
<br />
Điều tra tình hình đội ngũ giáo viên trong ba năm học 20122013; 2013<br />
2014; 20142015. Xem xét kết quả bàn giao chất lượng trong hai năm đó.<br />
<br />
Đối chiếu kết quả chất lượng đội ngũ với kết quả giáo dục trẻ để đưa ra <br />
kết luận: Giữa chất lượng đội ngũ với hiệu quả giáo dục.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
II. NỘI DUNG<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận:<br />
<br />
Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, Đảng ta đã đặc bịêt coi trọng vị trí <br />
con người, coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Văn <br />
kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 khoá VII đã nêu: “Con <br />
người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, <br />
trong sáng về đạo đức là động lực xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của <br />
xã hội. Vì vậy, mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước phải quán triệt về <br />
chăm sóc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người”.<br />
<br />
Thực hịên nhiệm vụ của Giáo dục không ai khác ngoài vai trò của người <br />
thầy giáo, vì đó là lực lượng chủ chốt của ngành, đồng thời quyết định sự thành <br />
bại sự nghiệp Giáo dục .<br />
<br />
2. Thực trạng :<br />
<br />
a. Thuận lợi, Khó khăn: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
* Thuận lợi: Trường mầm non Sơn Ca đóng trên địa bàn xã Dray Sáp. Được <br />
sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của phòng giáo dục huyện krông Ana. UBND xã Dray <br />
Sáp, thôn buôn các phân hiệu đã có phòng học rộng rãi thoáng mát.<br />
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình trong công tác, đi đầu trong các phong trào, Chị <br />
em đoàn kết thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.<br />
Được sự quan tâm ủng hộ của ban đại diện cha mẹ học sinh. <br />
* Khó khăn: Toàn trường có 49% trẻ là dân tộc thiểu số (M’ Nông, Ê Đê) <br />
Cháu chưa nghe và nói được tiếng kinh nên việc tiếp thu kiến thức còn nhiều hạn <br />
chế, đời sống kinh tế của cha mẹ trẻ còn nhiều khó khăn nên chưa quan tâm đóng <br />
góp nên kinh phí cho đồ dùng học tập đồ chơi còn hạn chế.<br />
Đội ngũ giáo viên toàn là nữ, số ít chị em giáo viên là người đồng bào <br />
chuyên môn còn hạn chế. Các phân hiệu nằm rải rác xa nhau nên khó khăn cho liên <br />
lạc trao đổi học tập lẫn nhau.<br />
Cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi còn hạn chế chưa đáp ứng <br />
nhu cầu phát triển của ngành học.<br />
Kinh tế Xã hội của xã chậm phát triển, Kinh tế gia đình còn nhiều nhiều <br />
hộ gia đình là hộ nghèo,cận nghèo vì thế việc tham gia hưởng ứng của cha mẹ trẻ <br />
với các hoạt động của nhà trường cũng gặp không ít khó khăn trong thực hiện <br />
chương trình GDMN.<br />
b.Thành công hạn chế: <br />
* Thành công: <br />
Xây dựng đội ngũ giáo viên được xem là chiến lược trong lộ trình thực hiện <br />
chương trình GDMN mới. Một trong những yếu tố không kém phần quang trọng là <br />
tích cực tham gia nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học làm nâng cao chất <br />
lượng giờ dạy hiệu quả đã góp phần đáp ứng nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ.<br />
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn của phong trào, tôi đã tổ chức chuyên <br />
đề, hội giảng thao giảng, dự giờ…góp ý rút kinh nghiệm từ đó chuyên môn được <br />
6<br />
nâng cao cụ thể qua đợt thi giáo viên dạy giỏi, sáng kiến kinh nghiệm của trường <br />
đạt hiệu quả cao.<br />
* Hạn chế: <br />
Đội ngũ giáo viên toàn là nữ trẻ đa số có con mọn nên hạn chế về mặt thời <br />
gian, rất khó tập trung đồng bộ. Để đáp ứng nhu cầu cần thiết để giải quyết yêu <br />
cầu bức thiết hiện nay của nhà trường, đáp ứng được yêu cầu phát triển của <br />
nghành học. Đổi mới các phương pháp, biện pháp trong việc chăm sóc và giáo dục <br />
trẻ.<br />
c. Mặt mạnh, mặt yếu:<br />
* Mặt mạnh:<br />
Tập thể giáo viên đa số trẻ nhiệt tình, chịu khó và khéo tay có lòng yêu <br />
nghề mến trẻ sẵn sàng tìm tòi sáng tạo trong phong trào của ngành, của trường.<br />
* Mặt yếu: <br />
Trường MN Sơn Ca được thành lập năm 2009 cơ sở vật chất được tiếp <br />
nhận từ trường tiểu học nên trong những năm đầu cơ sở vật chất còn nhiều bất <br />
cập, phương tiện dạy học còn thiếu và lạc hậu, trang thiết bị chưa phù hợp với <br />
việc đổi mới giáo dục của bậc học mần non. Giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh <br />
nghiệm, các phân hiệu nằm rãi rác cách xa nhau nên khó khăn trong việc trao đổi <br />
học tập kinh nghiệm.<br />
d. Nguyên nhân:<br />
Nhận thức của giáo viên mầm non về tầm quan trọng trong việc bồi dưỡng <br />
nâng cao chuyên môn chưa cao, việc thay đổi đồ chơi, đồ dùng học tập phù hợp <br />
với từng chủ đề, với nội dung và sự kiện trẻ đang được học là rất cần thiết. là <br />
phương tiện giáo dục, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Qua kết quả khảo sát <br />
tôi nhận thấy giáo viên đã tự chủ động sáng tạo trong phương pháp soạn giảng, <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ dạy, phát triển tư duy cho trẻ mẫu giáo để <br />
trẻ có thể lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất.<br />
e. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra:<br />
<br />
<br />
Hiện nay, khi thực hiện chương trình mới, điều khó khăn nhất đối với mỗi giáo <br />
viên là “Làm thế nào để hoạt động thật đơn giản nhưng lại đạt được hiệu quả <br />
cao”. Một trong những yếu tố để làm được điều đó là khả năng xây dựng ý tưởng <br />
kết hợp các phương pháp dạy học linh hoạt, đồ dùng học tập, đồ chơi cho trẻ đa <br />
dạng và phong phú tạo nên chất lượng cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ Mầm <br />
non.<br />
Đầu năm học, được sự chỉ đạo của cấp trên, trường tôi đã phát động phong <br />
trào thi đua “ giỏi việc trường đảm việc nhà” vào trong mục tiêu thực hiện chương <br />
trình. Tôi và giáo viên trong nhóm đã tích cực tìm hiểu từ chuyên môn, từ sách vở, <br />
tìm kiếm thông tin trên mạng. Đặc biệt học tập tốt trên tài liệu bồi dưỡng thường <br />
xuyên để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
Yêu cầu đối với việc tổ chức hoạt động chung, hoạt động góc hay hoạt <br />
động ngoài trời, những trò chơi đơn giản đầu tiên là phải hấp dẫn đối với trẻ, phải <br />
có những hình tượng, động tác lôi cuốn trẻ và phải được tất cả trẻ hào hứng tham <br />
gia. Chúng ta có thể linh hoạt trong việc tổ chức, tùy theo mục đích của hoạt động <br />
có thể tổ chức trong lớp, ngoài sân, những buổi dạo chơi, tham quan… nhằm nâng <br />
cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
Sau đây là một số giải pháp, biện pháp mà tôi đã đút kết được trong quá trình <br />
thực hiện một số giải pháp nâng cao chuyên môn trong trường Mầm non.<br />
3. Giải pháp, biện pháp:<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:<br />
Giúp giáo viên nâng cao tay nghề.<br />
<br />
<br />
8<br />
Sáng tạo trong thiết kế giờ dạy nâng cao tay nghề, kỹ năng sử dụng <br />
phương pháp dạy học.<br />
Rút ra bài học kinh nghiệm trong ứng dụng, ứng dụng đồ dùng dạy học. <br />
Nâng cao chất lượng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
<br />
b. Một số biện pháp<br />
<br />
* Nâng cao nhận thức công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, tác <br />
phong của cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường. <br />
<br />
Làm cho cán bộ giáo viên trong nhà trường nhận thức rõ vai trò quan trọng <br />
của giáo dục và đào tạo trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.<br />
<br />
Giáo viên cần nhận thức được rằng: bậc học mầm non là bậc nền tảng <br />
trong hệ thống giáo dục, giúp cho học sinh hình thành được nhân cách bước đầu <br />
rất cơ bản để các em phát triển các bậc học tiếp theo.<br />
<br />
Thường xuyên kiểm tra giáo viên trong sinh hoạt nâng cao tư tưởng chính <br />
trị, coi trọng công tác dân chủ đặc biệt khâu đoàn kết trong nội bộ, giáo dục tập <br />
thể để thấy rõ vai trò to lớn của đoàn kết (đoàn kết là nguyên nhân của mọi thắng <br />
lợi).<br />
<br />
Coi trọng công tác thi đua, công tác động viên tuyên truyền, mạnh dạn đặt <br />
niềm tin vào giáo viên để khơi dậy sự năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm <br />
trong đội ngũ. Xây dựng mối đoàn kết gắn bó giữa giáo viên và phụ huynh, nêu rõ <br />
được trách nhiệm của mỗi bên để cùng phối hợp làm công tác giáo dục.<br />
<br />
Xây dựng mối quan hệ đoàn kết giữa giáo viên chủ nhiệm với lãnh đạo <br />
Đảng, chính quyền địa phương, với BGH cũng như các tổ chức đoàn thể, cùng <br />
phối hợp làm công tác giáo dục để giáo dục dào tạo thực sự là sự nghiệp của toàn <br />
Đảng, toàn dân.<br />
<br />
<br />
9<br />
Đặc biệt coi trọng tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm trong việc tự học, <br />
tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng với <br />
nhiệm vụ mới của giáo dục. Luôn coi trọng kết quả chất lưọng giáo dục, lấy chất <br />
lượng chăm sóc giáo dục trẻ làm thước đo cuối cùng để đánh giá chất lượng và sự <br />
cố gắng của đội ngũ giáo viên.<br />
<br />
Đây là biện pháp quan trọng đầu tiên tác động vào nhận thức, tạo động lực <br />
thúc đẩy trong việc nâng cao chất lượng dạy học bao gồm các hình thức tổ chức <br />
sau:<br />
<br />
Tạo điều kiện để giáo viên tham gia đầy đủ các đợt sinh hoạt chính trị, học <br />
tập nghị quyết của Đảng, Chỉ thị, Thông tư... Chiến lược giải pháp, mục tiêu Giáo <br />
dục<br />
<br />
Đào tạo và kế hoạch nhà trường... Để mọi người cùng biết, cùng thực hiện, <br />
cùng kiểm tra.<br />
<br />
Tổ chức các cuộc thi ‘‘Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí <br />
Minh’’. <br />
<br />
*Tổ chức thực hiện tốt về chương trình và kế hoạch dạy học.<br />
<br />
Thực hiện mục tiêu kế hoạch, chỉ đạo các tổ, các cá nhân làm việc theo kế <br />
hoạch, tất cả công việc phải được kế hoạch hoá, cụ thể hóa, tiêu chuẩn hoá.<br />
<br />
Các quy định cụ thể:<br />
<br />
+ Quy dịnh về hồ sơ giáo viên.<br />
<br />
+ Quy định về soạn bài.<br />
<br />
+ Quy định về lịch hội họp, chế độ thông tin báo cáo.<br />
<br />
Thông qua quy chế trên để cán bộ giáo viên có lề lối làm việc khoa học, từ <br />
đó siết chặt được kỷ cương, nề nếp trong nhà trường.<br />
<br />
10<br />
Xây dựng nền nếp dạy học là xây dựng tập thể nhà trường có ý thức tự giác <br />
và tự quản, có tinh thần trách nhiệm. Hình thành thói quen làm việc có tổ chức, có <br />
kỷ luật, làm việc theo pháp luật và nội quy, tạo ra nền nếp kỷ cương trong nhà <br />
trường làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng dạy học. Để chỉ đạo xây dựng nền <br />
nếp dạy học cần làm tốt các công việc sau:<br />
<br />
Chỉ đạo việc thực hiện quy chế chuyên môn, xây dựng và hoàn thiện <br />
các nội quy của nhà trường, thực hiện một cách có nề nếp và đồng đều ở các bộ <br />
phận.<br />
<br />
Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch năm học theo kế hoạch của nhà trường, <br />
tổ chuyên môn, của cá nhân, một cách khoa học, sát với thực tiễn và chi tiết, cụ <br />
thể. Các loại kế hoạch đều được thảo luận một cách kỹ lưỡng, đảm bảo tính khả <br />
thi và hiệu quả cao. <br />
<br />
Ngay từ đầu năm học, các quy chế chuyên môn phải được thực hiện đúng <br />
theo quy định:<br />
<br />
+ Ra vào lớp đúng giờ, thực hiện nghiêm túc thời khoá biểu, dạy thay đều <br />
phải thông qua ban giám hiệu. Thực hiện đúng phân phối chương trình.<br />
<br />
+ Các loại hồ sơ chuyên môn phải đảm bảo đầy đủ, có chất lượng. <br />
Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nội quy, quy chế. Khi phát <br />
hiện những trường hợp thực hiện chưa nghiêm túc cần sớm chấn chỉnh, tránh hiện <br />
tượng nể nang, ngại va chạm hoặc chỉ nhắc nhở chiếu lệ làm cho nề nếp khó đi <br />
vào ổn định.<br />
<br />
Họp ( sinh hoạt chuyên môn) giáo viên mỗi tháng một lần để kiểm điểm <br />
công tác tháng trước và thông qua triển khai kế hoạch công tác tháng sau. <br />
<br />
Đánh giá xếp loại thi đua hàng tháng đối với giáo viên, cuối kỳ có sơ kết rút <br />
kinh nghiệm.<br />
<br />
11<br />
Nề nếp giáo viên cần đạt những yêu cầu sau:<br />
<br />
+ Kỷ luật lao động nghiêm, thực hiện ngày giờ công đầy đủ.<br />
<br />
+ Rèn luyện tác phong người thầy về ăn mặc, ứng xử mô phạm.<br />
<br />
+ Hồ sơ chuyên môn đầy đủ có chất lượng.<br />
<br />
+ Sinh hoạt tập thể tự giác, nghiêm túc.<br />
<br />
Tăng cường chỉ đạo thực hiện nền nếp chuyên môn:<br />
<br />
Tổ chuyên môn làm nhiệm vụ phân công giảng dạy một cách hợp lý, phát huy <br />
cao nhất năng lực chuyên môn của từng giáo viên. Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên <br />
môn 2 lần/ tháng có hiệu quả, thường xuyên cải tiến nội dung và hình thức sinh <br />
hoạt:<br />
<br />
+ Rút kinh nghiệm các giờ dạy, thiết kế giáo án dạy các bài khó trong <br />
chương trình. <br />
<br />
+ Sinh hoạt theo chuyên đề mà giáo viên đó đăng ký đề tài sáng kiến kinh <br />
nghiệm, phương pháp chuẩn bị và dạy các bài thực hành của bộ môn.<br />
<br />
Ổn định và duy trì nền nếp học tập ở các lớp. Trẻ phải có đủ sách, vở, đồ <br />
dùng học tập, đồ chơi phù hợp với chủ đề. <br />
<br />
Ngay từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm tổ chức lớp, duy trì nền nếp <br />
sinh hoạt của nhóm, lớp mình.<br />
<br />
+ Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tích hợp, đáp ứng mục tiêu giáo <br />
dục, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.<br />
<br />
Tiếp tục quyền chủ động của nhà trường trong việc xây dựng phân phối <br />
chương trình chi tiết, thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện, đối <br />
tượng cụ thể của khối; đảm bảo yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng, thời gian <br />
kết thúc học kì và năm học, phù hợp đối tượng, đủ và tăng thời gian cho ôn tập, rèn <br />
<br />
12<br />
kĩ năng, thực hành, tạo chuyển biến về chất lượng thông qua việc thực hiện kế <br />
hoạch dạy học.<br />
<br />
+ Tăng cường tổ chức ăn bán trú, dạy học 2 buổi/ ngày:<br />
<br />
Căn cứ thực tế tình hình cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên nhà trường thực <br />
hiện tập trung vào bồi dưỡng trẻ ở các buôn và tổ chức các hoạt động tăng cường <br />
Tiếng việt cho trẻ là đồng bào dân tộc thiểu số.<br />
<br />
*Đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục.<br />
<br />
Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học triệt để hơn, sâu rộng hơn <br />
đến từng cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh. <br />
<br />
+ Giáo viên cần căn cứ vào hướng dẫn thực hiện chương trình và điều chỉnh <br />
nội dung dạy học của Bộ GDĐT để sử dụng hợp lý kế hoạch giáo dục, chủ động <br />
thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và trẻ; chú <br />
trọng tổ chức cho trẻ hoạt động cá nhân và theo nhóm hợp lý; rèn luyện kỹ năng tự <br />
lực, phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của trẻ và vai trò chủ đạo của <br />
giáo viên trong tổ chức quá trình dạy học; xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lý, phù <br />
hợp với từng lứa tuổi, tập trung vào trọng tâm, tránh nặng nề quá tải.<br />
<br />
+ Chú trọng việc dạy học thực hành trong giờ hoạt động chung chú trọng <br />
liên hệ thực tế phù hợp với nội dung bài học. Tích cực ứng dụng công nghệ thông <br />
tin trong dạy học.<br />
<br />
+ Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài <br />
trời lên lớp theo nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học <br />
sinh tích cực” nhằm đảm bảo tính linh hoạt về hình thức dạy học, hình thức kiểm <br />
tra, đánh giá, rèn luyện kỹ năng sống của trẻ.<br />
<br />
* Đổi mới kiểm tra, đánh giá.<br />
<br />
<br />
13<br />
+ Thực hiện đúng quy định của Quy chế đánh giá theo bộ chuẩn 5 tuổi do <br />
Bộ GDĐT ban hành; tổ chức đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ.<br />
<br />
Tiếp tục thực hiện xây dựng thư viện Nguồn vật liệu mở để trẻ được hoạt <br />
động ngoài trời, hoạt động góc có hiệu quả.<br />
<br />
+ Tăng cường quản lý công tác đổi mới kiểm tra đánh giá:<br />
<br />
Chặt chẽ, nghiêm túc trong công tác kiểm tra, xét hoàn thành chương trình trẻ <br />
5 tuổi. Thực hiện các biện pháp phù hợp như: chú trọng công tác giảm tỉ lệ trẻ <br />
thấp còi; duy trì tốt sĩ số học sinh, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục.<br />
<br />
* Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý.<br />
<br />
Bồi dưỡng nhận thức về CNTT, công nghệ giáo dục cho tập thể CBGVđể <br />
nắm bắt kịp thời các thành tựu của khoa học công nghệ thiết kế giáo án điện tử. <br />
Bồi dưỡng trình độ tin học, áp dụng công nghệ hiện đại, sử dụng thiết bị tiên tiến <br />
để đổi mới phương pháp giảng dạy trên lộ trình hội nhập.<br />
<br />
*Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và bố trí hợp lí <br />
hiệu quả đội ngũ hiện có.<br />
<br />
Phân công lớp cho giáo viên, hợp lí, phát huy cao khả năng, năng lực của <br />
mỗi giáo viên đảm bảo tính công bằng, dân chủ hiệu quả.<br />
<br />
Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Quy định đạo đức nhà giáo và cuộc vận <br />
động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.<br />
<br />
Tổ chức tốt hội thi giáo viên dạy giỏi và giáo viên chủ nhiệm giỏi tổ chức <br />
thành nhiều đợt trong chu kì gắn với hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, giảng dạy <br />
và công tác chủ nhiệm lớp cho nhiều giáo viên thông qua tổ chức hội thi.<br />
<br />
* Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học.<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
Đánh giá thực trạng hoạt động dạy học, xác định mức độ đạt được và <br />
những hạn chế. Trên cơ sở đó điều chỉnh việc chỉ đạo thực hiện quản lý dạy học. <br />
Góp phần nâng cao chất lượng dạy học toàn diện.<br />
<br />
Kiểm tra thúc đẩy hoạt động của các tổ chuyên môn : Kiểm tra công tác <br />
quản lý của các tổ chuyên môn như kiểm tra hồ sơ quản lý chuyên môn gồm: bản <br />
kế hoạch của tổ, biên bản các cuộc họp, sổ theo dõi đánh giá xếp loại giáo viên, <br />
chuyên đề bồi dưỡng, dự giờ rút kinh nghiệm, sáng kiến kinh nghiệm.<br />
<br />
Hiệu phó lập kế hoạch cùng tổ chuyên môn thực hiện kiểm tra giáo viên.<br />
<br />
+ Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên : Mỗi tổ phải kiểm tra được <br />
1/3 số giáo viên trong tổ.<br />
<br />
+ Kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất phải kiểm tra được 100% <br />
giáo viên. Cụ thể như sau: <br />
<br />
Kiểm tra thực hiện kế hoạch, nề nếp dạy học của giáo viên như : Kế <br />
hoạch thực hiện chương trình, thực hiện thời khóa biểu lên lớp, thực hiện hồ sơ <br />
sổ sách chuyên môn ..., nề nếp về soạn giáo án, nề nếp sinh hoạt chuyên môn ...<br />
<br />
Kiểm tra về hoạt động sư phạm của giáo viên như : giảng dạy trên lớp, <br />
soạn giáo án, đồ dùng dạy học.<br />
<br />
Kiểm tra việc tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên.<br />
<br />
Kiểm tra đánh giá về chất lượng dạy học như : Dự giờ trên lớp, tổ chức <br />
các đợt thao giảng để đánh giá xếp loại giáo viên trong học kỳ, cả năm và động <br />
viên khen thưởng giáo viên có thành tích tốt.<br />
<br />
Kiểm tra về việc sử dụng phương tiện dạy học trong giảng dạy của GV <br />
đây cũng là một trong những tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giờ dạy của GV.<br />
<br />
Kiểm tra đánh giá chất lượng học của trẻ thông qua : <br />
<br />
15<br />
+ Đánh giá cuối chủ đề.<br />
<br />
+ Qua bàn giao chất lượng cuối năm.<br />
<br />
* Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ .<br />
<br />
Lên kế hoạch, bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ như Múa hát, tạo hình… có <br />
kế hoạch phục hồi cho trẻ suy dinh dưỡng, chống béo phì ngay từ đầu năm học.<br />
<br />
Lên kế hoạch phù hợp theo từng độ tuổi cho lớp ghép.<br />
<br />
Lên kế hoạch tăng cường tiếng Việt cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số.<br />
<br />
Tổ chức thực hiện bán trú dân nuôi với các buôn khó khăn.<br />
<br />
Nghiêm túc trong khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của trẻ<br />
<br />
Tổ chức nhiều cuộc thi giao lưu với nhi ều hình thức sáng tạo của các tổ <br />
chức đoàn thể trong nhà trường. “Hội thi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường” “ <br />
Hội thi bé với an toàn giao thông”<br />
<br />
<br />
<br />
Xác định chủ điểm thi đua hàng tháng, thi đua theo từng đợt, có nội dung <br />
thi đua cụ thể, có đánh giá sơ kết, khen thưởng kịp thời.<br />
<br />
Thông qua thao giảng, mở hội thi giáo viên giỏi cấp trường.<br />
<br />
Duy trì tốt phong trào nghiên cứu khoa học viết sáng kiến kinh nghiệm, <br />
đưa hoạt động này vào tiêu chuẩn xếp loại giáo viên.<br />
<br />
Các tổ chuyên môn phối hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên theo dõi quá <br />
trình thực hiện nhiệm vụ của giáo viên cuối mỗi đợt (tháng, kỳ, năm) tổ chức bình <br />
bầu, đánh giá phân loại, khen thưởng, phê bình theo chế độ quy định.<br />
<br />
Đảm bảo tính công khai, công bằng, dân chủ trong việc đánh giá phân loại <br />
lao động trong giáo viên, xếp loại học tập của học sinh.<br />
<br />
16<br />
Nhiệm vụ của phương pháp này là động viên tinh thần, chủ động, tích <br />
cực, tự giác của mọi người đồng thời tạo bầu không khí cởi mở, tin cậy lẫn nhau, <br />
giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ. <br />
<br />
Trong nhà trường đã xây dựng được bầu không khí lao động tập thể, đoàn <br />
kết nhất trí, cá nhân gắn bó với tập thể lao động của mình. Trong quá trình quản lý <br />
cần:<br />
<br />
Tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của giáo viên, lắng nghe ý kiến của họ, <br />
tin tưởng vào khả năng của họ, giao việc cụ thể cho họ. <br />
<br />
Lựa chọn và bồi dưỡng cán bộ cốt cán có năng lực và có uy tín tổ chức.<br />
<br />
Động viên, khen thưởng kịp thời, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần <br />
cho giáo viên trong trường. Tổ chức thăm hỏi động viên giup đỡ các gia đình giáo <br />
viên trong trường khi có việc hiếu, hỷ, ốm đau, khó khăn đặc biệt. <br />
<br />
* Coi trọng công tác đánh giá thi đua, khen thưởng.<br />
<br />
Đánh giá thi đua đảm bảo công bằng, công khai, động viên kịp thời. Trong <br />
đánh giá thi đua căn cứ vào kết quả các hoạt động giáo dục gắn với sự tiến bộ của <br />
mỗi cá nhân, khối, lớp. Tích cực huy động các nguồn lực cho công tác thi đua, khen <br />
thưởng.<br />
<br />
* Kết quả điều tra sau khi thực hiện các giải pháp ( Hiệu quả ) :<br />
<br />
1: CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ<br />
<br />
Năm SL S ố Xếp loại phẩm chất Xếp loại Xếp loại<br />
h ọc GV lớp chính trị Năng lực chuyên môn chủ nhiệm<br />
<br />
TỐT KHÁ TB TỐT KHÁ TB YẾU TỐT KHÁ TB<br />
<br />
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %<br />
<br />
12013 23 10 15 52 8 45 0 3 15 31 6 45 2 21 1 3 7 41 3 47 0 0<br />
<br />
1314 26 11 18 62 8 38 0 0 18 35 6 49 2 17 1 3 8 50 3 50 0 0<br />
<br />
<br />
17<br />
1415 27 11 20 69 7 31 0 0 20 41 5 49 2 14 0 0 8 62 3 38 0 0<br />
<br />
Kết quả giáo viên thi đạt giáo viên dạy giỏi các cấp :<br />
<br />
Năm học Cấp trường Cấp huyện Cấp tỉnh<br />
2012 2013 08 03<br />
2013 2014 09<br />
2014 2015 12<br />
Kết quả thi sáng kiến kinh nghiệm các cấp :<br />
<br />
Năm học Cấp trường Cấp huyện Cấp tỉnh<br />
2012 2013 08 03<br />
2013 2014 14 03<br />
2014 2015 17 05<br />
Kết quả bàn giao chất lượng trẻ 5 tuổi:<br />
<br />
Năm học Tổng số trẻ Tổng số trẻ đạt Ghi chúTỉ lệ<br />
2012 2013 106 105 99%<br />
2013 2014 112 112 100%<br />
2014 2015 116<br />
<br />
<br />
c. Điều kiện để thực hiện, giải pháp biện pháp:<br />
<br />
Trên cơ sở đó chú trọng các khâu từ xây dựng kế hoạch đến tổ chức, kiểm <br />
điểm việc thực hiện kế hoạch, tránh hình thức. Kế hoạch có tính phát triển, khả <br />
thi. Rõ ràng các câu trả lời cho hệ thống các câu hỏi của kế hoạch trong từng tuần, <br />
từng tháng, từng học kì và cả năm học.<br />
<br />
Làm gì (Nội dung công việc)?<br />
<br />
Làm đến đâu (Mục tiêu cần đạt)?<br />
<br />
18<br />
Làm như thế nào (Biện pháp thực hiện)?<br />
<br />
Ai làm (Người thực hiện)?<br />
<br />
Hiệu quả (Kết quả và đánh giá)?<br />
<br />
Việc chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học phải gắn với phong trào thi đua <br />
"Dạy tốt, học tốt" của giáo viên và học sinh để phát huy sức mạnh trong cả tập thể <br />
sư phạm. Đồng thời chính nó lại làm cho phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt" loại <br />
bỏ những yếu tố hình thức phô trương bề ngoài, đi vào chiều sâu của việc nâng <br />
cao chất lượng dạy và học. Cần phát động phong trào thi đua liên tục, rộng khắp <br />
có nội dung và cách tổ chức cụ thể.<br />
<br />
<br />
<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp biện pháp:<br />
<br />
Phối hợp triển khai chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên; <br />
nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về chuyên môn và <br />
nghiệp vụ theo chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo các thông tư <br />
và công văn hướng dẫn của Bộ GDĐT; xây dựng kế hoạch và lộ trình bồi dưỡng <br />
để cán bộ quản lý, giáo viên phấn đấu đạt chuẩn mức độ cao. Rà soát, bồi dưỡng, <br />
đánh giá năng lực giáo viên.<br />
<br />
Tăng cường hiệu quả hoạt động của tổ khối; nâng cao vai trò của giáo <br />
viên chủ nhiệm lớp trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho trẻ; tăng <br />
cường bồi dưỡng kỹ năng làm công tác giáo viên chủ nhiệm lớp; bồi dưỡng năng <br />
lực cho hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng công tác <br />
quản lý nhà trường.<br />
<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:<br />
<br />
Đổi mới phương pháp dạy học thông qua công tác bồi dưỡng, dự giờ thăm <br />
lớp của giáo viên; tổ chức hội giảng cấp trường, cụm trường; tổ chức dự giờ, hội <br />
19<br />
thi giáo viên giỏi các cấp. Đổi mới việc sinh hoạt tổ chuyên môn, tăng cường theo <br />
hướng trao đổi, thảo luận về các chủ đề, nội dung giảng dạy, rút kinh nghiệm, <br />
tháo gỡ những khó khăn vướng mắc gặp phải khi giảng dạy...Tổ chức cho giáo <br />
viên nghiên cứu các sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng, sáng kiến cải tiến. Củng cố <br />
và phát huy vai trò nòng cốt của đội ngũ, mạng lưới giáo viên cốt cán trong kiểm <br />
tra, triển khai, hướng dẫn các nhiệm vụ về chuyên môn nhất là tập trung về đổi <br />
mới phương pháp. Đổi mới việc soạn giáo án với mục tiêu ngắn, gọn là thiết kế <br />
của bài giảng tránh hình thức, sao chép, soạn bài cho có và chỉ nhằm phục vụ cho <br />
kiểm tra.<br />
<br />
<br />
<br />
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
<br />
1. Kết luận :<br />
<br />
Để đáp ứng đuợc mục tiêu của giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp <br />
hoá , hiện đại hoá đất nuớc đó là : "Đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài <br />
cho xã hội ".<br />
<br />
Do vậy công tác giáo dục toàn diện trong nhà trường tiểu học là một yêu <br />
cầu hết sức cấp bách và cần thiết. Việc nâng cao chất lượng giáo dục sẽ góp phần <br />
tạo ra những con người có nhân cách phẩm chất đạo đức tốt. Bởi vậy nguời cán <br />
bộ quản lý phải có nhận thức đúng đắn về vị trí vai trò, nhiệm vụ, phải xác định <br />
cho mình một trách nhiệm lớn lao nặng nề và phải biết vận dụng sáng tạo, linh <br />
hoạt các biện pháp quản lý, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong <br />
nhà trường. Trên cơ sở đó phối kết hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà <br />
trường cùng tham gia vào công tác giáo dục theo mục tiêu của Đảng và nhà nước<br />
<br />
Ngay từ đầu năm học người quản lý phải có kế hoạch chỉ đạo cụ thể <br />
phù hợp. Người quản lý phải nắm chắc chương trình giảng dạy, phương pháp <br />
<br />
20<br />
giảng dạy, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ có năng lực thực sự, nhiệt tình chăm lo <br />
đến các hoạt động của nhà trường. <br />
<br />
2. Kiến nghị:<br />
<br />
Với kinh nghiệm và việc làm trên, tuy còn ít ỏi song cũng có giá trị rất lớn <br />
trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo về phẩm chất chính trị cũng như <br />
năng lực chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng trong nhà trường, góp phần <br />
quan trọng trong việc xây dựng con người mới, con người phát triển toàn diện <br />
cho xã hội theo mục tiêu giáo dục và đào tạo của Đảng đã đề ra.<br />
<br />
Quản lý chỉ đạo thực hiện đúng chương trình giảng dạy, tổ chức chuyên <br />
đề, hội giảng, hội họp để thống nhất về nội dung phương pháp dạy học. Tăng <br />
cường dự giờ thăm lớp, giúp đỡ giáo viên yếu kém về chuyên môn. <br />
<br />
Quan tâm đúng mức tới giáo viên có tâm huyết với nghề nghiệp. <br />
<br />
Xây dựng tốt mối quan hệ với địa phương, với hội cha mẹ học sinh, huy <br />
động toàn cộng đồng và gia đình cùng tham gia vào công tác giáo dục. <br />
<br />
Dray Sáp, ngày 25 tháng 12 năm 2014<br />
<br />
Người viết SKKN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Kim Châu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
21<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG<br />
( Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
I.PHẦN MỞ ĐẦU:…………………………………………………………. T1<br />
1.Lý do chọn đề tài:…...........………………………………………………….T1<br />
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:.............…………………………………...T2<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:.............. …………………………………………….T3<br />
4. Phạm vi nghiên cứu:...........…………………………………………………T3<br />
5.Phương pháp nghiên cứu:..............…………………………………………..T3<br />
II. PHẦN NỘI DUNG:……………………………………………………….T4<br />
1.Cơ sở lý luận:.........………………………………………………………... .T4<br />
2.Thực trạng:.........………………………………………………………….... T4<br />
3. Các giải pháp biện pháp:............…………………………………………... T8<br />
4. Kết quả:.....………………………………………………………………… T18<br />
<br />
<br />
23<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ:……………………………………T15<br />
1. Kết luận:.......………………………………………………………………..T19<br />
2. Kiến nghị:.....………………………………………………………………..T19<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU KHAM KHẢO<br />
<br />
<br />
1. Phạm Thị ChâuNguyễn Thị OanhTrần Thị Sinh,Giáo dục học Mầm non, <br />
NSB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2008<br />
2. Nguyễn Thị Ánh Tuyết,Tâm lý học trẻ em lứa tuổi Mầm non(từ lọt lòng đến <br />
6 tuổi) NSB Đại Học Sư Phạm,2002.<br />
3. Nguyễn Thị Ánh Tuyết Lê Thị Kim AnhĐinh Văn Vang, phương pháp nghiên <br />
cứu trẻ em, NXB ĐHQG,2001<br />
4. Vụ Giáo dục Mầm non,Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Mầm <br />
non chu kỳ II, NSBHN,2004<br />
<br />
<br />
<br />
24<br />
5. Phan Minh Hà, Giúp trẻ hứng thú và phát triển trí tuệ trong hoạt động tạo <br />
hình, NXB Giáo dục, 2006 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
25<br />