intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch năm học và công tác quản lý của hiệu trưởng

Chia sẻ: Pham Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

623
lượt xem
66
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công tác xây dựng kế hoạch và công tác quản lý của hiệu trưởng có ý nghĩa rất quan trọng và mang tính chất quyết định sự thành công hay thất bại của việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Sáng kiến kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng kế hoạch năm học và công tác quản lý của hiệu trưởng nhằm giúp cho các trường học áp dụng vào thực tế của đơn vị mình để công tác quản lý trường học đạt được hiệu quả cao, đáp ứng được yêu cầu của công tác giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch năm học và công tác quản lý của hiệu trưởng

  1. CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NĂM HỌC VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG
  2. Phần thứ nhất ĐẶT VẤN ĐỀ I. TÊN SÁNG KIẾN : “Chỉ đạo xây dựng kế hoạch năm học và công tác quản lý của hiệu trưởng”. II. ĐẶT VẤN ĐỀ: Công tác xây dựng kế hoạch và công tác quản lý của hiệu trưởng có ý nghĩa rất quan trọng và mang tính chất quyết định sự thành công hay thất bại của việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Bởi vì làm bất cứ một việc gì hay tổ chức bất cứ một hoạt động nào cũng đều phải có kế hoạch cụ thể và phải được quản lý chặt chẽ mới đạt được hiệu quả cao. Đặc biệt đối với một đơn vị trường học thì việc xây dựng kế hoạch và công tác quản lý chỉ đạo của hiệu trưởng lại càng quan trọng hơn. Nói như vậy có nghĩa là: Kế hoạch và công tác quản lý của hiệu trưởng các trường không chỉ là đối với cán bộ giáo viên mà còn liên quan đến một đối tượng phức tạp đó là học sinh với nhiều lứa tuổi khác nhau. Trong những năm qua, việc xây dựng kế hoạch năm học và công tác quản lý của hiệu trưởng các trường học đã có nhiều bước chuyển biến và được tiến hành có hiệu quả, song cũng vẫn còn nhiều lúng túng và chưa có khoa học nên hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế của công tác quản lý giáo dục trong tình hình hiện nay. Đứng trước tình hình đó, tôi đã mạnh dạn áp dụng và làm thử trong công tác quản lý, chỉ đạo cũng như xây dựng kế hoạch năm học của trường Tiểu học Mỹ Hưng. Vì vậy trong mấy năm học gần đây, với cách làm này tôi đã rút kinh nghiệm và hoàn thiện dần phương pháp tiến hành nên đã thu được những kết quả đáng kể. Việc xây dựng kế hoạch năm học và công tác quản lý của trường Tiểu học Mỹ Hưng đã được Phòng đánh giá rất cao. Là cán bộ phòng giáo dục của một huyện thuộc tỉnh Hà Tây mới được sáp nhập về Hà Nội, đứng trước tình hình công tác quản lý trường học của các đơn vị còn nhiều hạn chế, tôi rất trăn trở và mong muốn công tác quản lý của các trường học có hiệu quả cao, vì vậy tôi thấy cần đưa ra một số việc làm của mình trong công tác xây dựng kế hoạch và công tác quản lý trường học mà tôi đã thực 1
  3. hiện nhằm giúp cho các trường học áp dụng vào thực tế của đơn vị mình để công tác quản lý trường học đạt được hiệu quả cao, đáp ứng được yêu cầu của công tác giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 2
  4. Phần thứ hai NỘI DUNG SÁNG KIẾN I. CƠ SỞ KHOA HỌC (LÝ LUẬN) ĐỀ RA SÁNG KIẾN : Khi tiến hành đổi mới công tác xây dựng kế hoạch và công tác quản lý trường học, ta cần dựa vào những căn cứ sau đây: Một là: Khi tiến hành bất kể một hoạt động nào cũng đều phải có kế hoạch, kế hoạch hoạt động là toàn bộ những công việc cần phải làm để thực hiện một mục tiêu đã đề ra. Vì vậy, khi tiến hành làm bất cứ một việc gì ta cũng đều phải xây dựng kế hoạch cụ thể: Từ việc xác định những việc làm cụ thể, thời gian tiến hành đến việc xác định người tham gia (ai làm, ai chịu trách nhiệm, ai tham gia, nguồn lực...). Kế hoạch năm học của một trường học cũng như kế hoạch của kế hoạch sản xuất của một đơn vị kinh tế, được coi như pháp lệnh. Vì vậy, đòi hỏi các bộ phận, các cá nhân phải thực hiện theo kế hoạch đã vạch ra và kế hoạch được xây dựng càng chi tiết cụ thể thì việc thực hiện kế hoạch càng đạt hiệu quả cao. Người ta thường nói: Xây dựng được một kế hoạch hoàn chỉnh coi như đã hoàn thành một nửa công việc. Hai là: Vai trò của công tác quản lý, chỉ đạo trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị trường học. Công tác quản lý, chỉ đạo trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị trường học giữ một vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của đơn vị. Trong đó người phụ trách đơn vị giữ vai trò lãnh đạo không thể thiếu được. Người lãnh đạo được ví như người cầm lái con thuyền, đưa con thuyền đến đích. Để đạt được yêu cầu đó, người lãnh đạo cần phải có phương pháp quản lý, chỉ đạo và kế hoạch hoạt động phù hợp với đặc điểm tình hình của đơn vị. Do đó, với công tác quản lý của người lãnh đạo đơn vị (hiệu trưởng trường học) cần phải được tiến hành một cách đồng bộ, có kế hoạch và khoa học. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN : Trong sáng kiến này, tôi muốn đưa ra hai vấn đề đó là: Xây dựng kế hoạch hoạt động của nhà trường trong năm học và công tác quản lý trường học. 3
  5. 1. Xây dựng kế hoạch năm học: Để xây dựng được kế hoạch năm học, người lãnh đạo cần phải trả lời được các câu hỏi sau: - Mục tiêu của việc lập kế hoạch này là gì ? - Muốn đạt được mục tiêu đó thì kết quả của từng công việc cần đạt được là gì ? - Để có kết quả trên ta cần có những hoạt động nào, vào thời gian nào, ai tham gia, kinh phí,... ? Lưu ý: Khi xây dựng mục tiêu cần xây dựng mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể. 2. Các bước xây dựng kế hoạch: a. Bước 1: Mở cuộc họp xây dựng kế hoạch Cuộc họp xây dựng kế hoạch cần xác định thành phần cuộc họp: bao gồm Ban giám hiệu, Chi bộ, Trưởng các đoàn thể, Tổ trưởng chuyên môn. * Nội dung cuộc họp: - Mở đầu: Lãnh đạo tuyên bố lý do và đưa ra chủ đề (chủ đề: Xây dựng kế hoạch năm học). - Tiếp theo: Thảo luận việc lập kế hoạch + Xác định mục tiêu: kế hoạch toàn diện năm học. + Những hoạt động: Ví dụ: công tác tuyển sinh, khai giảng, chỉ đạo thực hiện chương trình giảng dạy, học tập, kiện toàn các đoàn thể, tổ chức các phong trào thi đua, công tác thi học kỳ, xét tốt nghiệp, công tác phổ cập, công tác thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi, công tác tài chính, sơ kết tổng kết... + Dự kiến kết quả: Ví dụ: Công tác thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi trong năm học phải đạt được bao nhiêu học sinh giỏi, giáo viên giỏi... + Xác định thời gian tiến hành (của từng hoạt động). + Xác định người tham gia (ai làm, ai chịu trách nhiệm, ai tham gia, nguồn lực...). + Phân công người lập lịch biểu kế hoạch. 4
  6. - Cuối cùng: Kết quả cuộc họp b. Bước 2: Lập lịch biểu kế hoạch Lập lịch biểu kế hoạch là bước quan trọng, đòi hỏi người lập lịch biểu phải nắm rõ đặc điểm tình hình của đơn vị và mục tiêu của kế hoạch, thường hiệu trưởng là người lập lịch biểu kế hoạch. Trong mấy năm học vừa qua trường tôi đã đưa ra các lịch biểu kế hoạch cụ thể của năm học như sau: Bảng 1: Lịch biểu hoạt động của nhà trường năm học 200... - 200... Người thực Nguồn lực TT Nội dung kế hoạch Thời gian hiện Kinh phí Người tham gia - Công tác tuyển sinh lớp 1 tháng 7 - tháng 8 - HT + GV - Sửa chữa cơ sở vật chất - HT + KT Quỹ XD trường lớp 1 - Lao động dọn dẹp - Từ 15/8 - 05/9 - BGH + GV + trường lớp + chuẩn bị Học sinh cho khai giảng - Phân công công tác tổ chức. Tháng 9 - BGH - Chỉ đạo hoàn thiện hồ - BGH + các sơ sổ sách + kế hoạch + đoàn thể + Tổ kế hoạch tài chính... trưởng + GV + Kế toán 2 - Thực hiện chương trình - HP + GV chuyên môn theo quy định - Kiện toàn các đoàn thể. - BCH đoàn Qũy đoàn thể + GV HS thể - Báo cáo đầu năm - Thực hiện hoạt động Tháng 10 - HP + GV 3 chuyên môn theo quy định - Ôn thi học sinh giỏi - HP+GV+HS 5
  7. - Tiếp tục kiện toàn các - BCH đoàn Quỹ đoàn đoàn thể thể + GV + HS thể - Chỉ đạo chuyên môn Tháng 11 - HP + GV theo quy định. 4 - Ôn học sinh giỏi. ” - Phát động thi đua 20/11. - BCH CĐ + Nhà trường Liên đội + Quỹ đội - Chỉ đạo chuyên môn Tháng 12 HP + GV theo quy định. 5 - Ôn học sinh giỏi. ” - Phát động thi đua 22/12 BCH Liên đội Quỹ đội + Học sinh - Thi KT học kỳ I Tháng 1 - GV + HS - Phát động thi đua 3/2 - BCH Liên - Nhà trường - Sơ kết học kỳ I - báo đội hỗ trợ 6 cáo - Điều chỉnh kế hoạch - BGH đầu năm. - BGH + GV - Báo cáo giữa năm - Hiệu trưởng - Chỉ đạo thực hiện Tháng 2 - HP + GV chuyên môn học kỳ II 7 - Thi giáo viên giỏi + - GV + HS Học sinh giỏi - Chỉ đạo hoạt động Tháng 3 - HP + GV 8 chuyên môn theo quy định - BCH Chi Quỹ đoàn - Phát động thi đua 26/3 đoàn, Liên đội thể - Chỉ đạo hoạt động Tháng 4 - HP + GV chuyên môn theo quy định 9 - Phát động thi đua 15/5 và - BCH Liên Nhà trường 19/5 đội hỗ trợ 6
  8. - Chỉ đạo chuyên môn theo Tháng 5 - HP + GV quy định - Thi KT học kỳ II - GV + HS - Xét và công nhận hoàn - GV + HS 10 thành chương trình Tiểu - HT + HP học. - Báo cáo cuối năm - báo - Nhà trường cáo tổng kết BGH+GV+HS - Tổng kết năm học Trên đây là lịch biểu thể hiện những nội dung công việc cơ bản mà năm học nào chúng ta cũng phải tiến hành làm, từ kế hoạch cơ bản này chúng ta sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng nội dung công việc của từng tháng, từng tuần. Nếu xây dựng được kế hoạch như thế này chúng ta cũng có thể dự kiến được kinh phí cần phải có cho các hoạt động để kế toán có thể cân đối được nguồn lực không bị âm kinh phí. Đồng thời giúp cho các bộ phận, các đoàn thể chủ động xây dựng kế hoạch cho mình. Như tôi đã nói: Từ kế hoạch cơ bản của nhà trường, chúng ta có thể xây dựng được kế hoạch cụ thể cho từng nội dung công việc. Sau đây tôi xin đưa ra kế hoạch cụ thể cho một nội dung công việc đó là: chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ sổ sách, kế hoạch của nhà trường, các đoàn thể và giáo viên. Để xây dựng được kế hoạch này, trước hết chúng ta cần xây dựng được chỉ tiêu chung của nhà trường về các mặt như: chỉ tiêu hai mặt giáo dục, danh hiệu thi đua của nhà trường, các tổ chuyên môn, của các đoàn thể... Từ đó xác định chỉ tiêu cụ thể cho từng môn học, từng lớp học... Để chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch (hồ sơ sổ sách) của nhà trường và các bộ phận, đoàn thể tôi đưa ra lịch biểu cụ thể như sau: Người thực hiện TT Nội dung công việc Thời gian Người tham gia Xây dựng kế hoạch toàn diện của BGH + các tổ khối 1 Từ 1/9  10/9 nhà trường + đoàn thể 7
  9. 2 Xây dựng kế hoạch các tổ khối Từ 11/9  12/9 BGH + tổ trưởng HT + BCH công 3 Xây dựng kế hoạch các đoàn thể Từ 13/9  15/9 đoàn + BT chi đoàn + TPT 4 Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm Từ 16/9  18/9 HT + GVCN Xây dựng kế hoạch giảng dạy của 5 Từ 19/9  20/9 BGH + GV bộ môn giáo viên Sau đây tôi xin đưa ra một ví dụ cụ thể về việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch giảng dạy của giáo viên, khi xây dựng kế hoạch giảng dạy của giáo viên, Hiệu trưởng cần hướng dẫn và định hướng cho anh chị em giáo viên xác định được các môn học được phân công, số tiết giảng dạy trong năm của từng môn, số lần điểm kiểm tra của từng môn, giáo viên cần xác định được trọng tâm kiến thức bộ môn, chỉ tiêu xây dựng học sinh giỏi, tỷ lệ học sinh đạt các loại:  Giỏi : %  Khá : %  TB : %  Yếu : % Cần lưu ý: đối với các môn học phụ bao giờ cũng xây dựng chỉ tiêu cao hơn để bù cho những môn chính. Tiếp theo cần xác định kế hoạch học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tham gia ngoại khoá, viết sáng kiến, đăng ký danh hiệu giáo viên dạy giỏi, lao động tiên tiến và chiến sĩ thi đua các cấp trong năm học... Có làm được như vậy thì kế hoạch giảng dạy của giáo viên mới đảm bảo được đầy đủ nội dung theo yêu cầu và chất lượng của kế hoạch. 2. Công tác quản lý của hiệu trưởng: Trong sáng kiến này, tôi chỉ nêu ra một trong những vấn đề cần quản lý của hiệu trưởng đó là công tác quản lý hồ sơ sổ sách của nhà trường. Đây là một việc làm thường xuyên của hiệu trưởng, nhưng trong những năm qua, hầu hết các hiệu trưởng chưa thực sự trú trọng và làm tốt công tác này. Để quản lý tốt hồ sơ sổ sách của nhà trường, hiệu trưởng cần xác định được các loại hồ sơ sổ sách mà mình phải quản lý, ngoài 10 loại sổ sách theo quy định như: kế hoạch toàn diện, kế hoạch chủ nhiệm, sổ nghị quyết hội đồng, 8
  10. sổ nghị quyết ban giám hiệu, sổ tổ chức cán bộ, sổ theo dõi chất lượng thấy và trò, sổ đăng bộ,.. Hiệu trưởng cần có thêm các loại sổ sách sau: Sổ nhật ký thanh tra, dự giờ, sổ trực tuần ban giám hiệu, sổ kế hoạch tuần... Trong thực tế, nhiều hiệu trưởng giao trách nhiệm cho thư ký hội đồng hoặc giao cho hiệu phó,... làm công tác quản lý, theo dõi các loại sổ sách, có hiệu trưởng còn giao cho thư ký viết các báo cáo đánh giá tổng kết năm học hoặc tổng kết các mặt công tác khác trong khoảng thời gian 5 đến 10 năm.. Chính vì vậy mà hiệu trưởng không nắm chắc các loại sổ sách và quản lý không chặt chẽ. Vì vậy nhiều số liệu của nhà trường đến hiệu trưởng cũng không nắm được. Đồng thời mặc dù quy định 10 đầu sổ do hiệu trưởng quản lý, song có một số loại sổ sách không có mẫu sổ vì vậy hiệu quả cũng chưa được cao. Sau đây tôi xin đưa ra một số mẫu sổ sách mà trường Tiểu học A đã làm để chúng ta cùng tham khảo đó là: Sổ kế hoạch chủ nhiệm, Sổ nhật ký thanh tra - dự giờ, Sổ theo dõi thi đua giáo viên và học sinh. -Sổ kế hoạch chủ nhiệm: Trên cơ sở kế hoạch toàn diện về công tác chủ nhiệm, hiệu trưởng phải xây dựng được kế hoạch chỉ đạo chung công tác chủ nhiệm trong năm học. Đồng thời phải có kế hoạch hàng tháng, tổ chức các cuộc họp chủ nhiệm thường xuyên và đánh giá xếp loại chủ nhiệm. Sổ kế hoạch chủ nhiệm chia ra từng tháng: Ví dụ: Tháng 9: 1/ Kế hoạch chủ nhiệm: (Nêu nội dung kế hoạch chủ nhiệm của từng tháng). 2/ Xếp loại giáo viên chủ nhiệm: Xếp loại thi đua Công Xếp TT Họ và tên Hồ sơ sổ sách lớp tác CN loại 1 2 3 -Sổ nhật ký thanh tra - dự giờ: 9
  11. - Đầu sổ ra quyết định thành lập tổ thanh tra của nhà trường do hiệu trưởng ra: + Thành phần tổ thanh tra gồm có: Hiệu trưởng, Hiệu phó chuyên môn, các tổ trưởng chuyên môn, các giáo viên giỏi. - Phần hai là theo dõi thanh tra dự giờ hàng tháng theo mẫu sau: + Phần 1: Kế hoạch thanh tra hàng tháng: Dự kiến thanh tra và dự giờ bao nhiêu tiết ở các tổ, tên giáo viên được dự kiến thanh tra - dự giờ. + Phần 2: Theo dõi thanh tra - dự giờ: Xếp TT Họ và tên Tổ Ngày TT - DG Lớp Môn TT - DG loại 1 2 3 Cuối tháng có tổng hợp: Tổng số giờ thanh tra: Tổng số giờ dự giờ Giỏi: Giỏi: Khá: Khá: Trung bình: Trung bình: -Sổ theo dõi thi đua của học sinh và giáo viên: - Hiệu trưởng cần nắm được kết quả thi đua hàng tháng của các lớp và của giáo viên. Vì vậy, sổ theo dõi thi đua cần có hai phần: của học sinh (lớp) và của giáo viên. - Cụ thể: 1/ Thi đua học sinh: Điểm tốt Lớp Nề nếp Học tập Xếp loại (cá nhân hoặc lớp) 5A 5B 2/ Thi đua giáo viên: 10
  12. Giờ Ngày Hồ sơ Công Xếp loại TT Họ và tên dạy công giáo án tác khác chung (CM) 1 2 3 III. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN: Qua một năm thực hiện và cải tiến dần các mẫu sổ sách, cũng như rút kinh nghiệm trong công tác quản lý hồ sơ sổ sách của hiệu trưởng, kết quả công tác quản lý của nhà trường đã được đánh giá cao. Hãy xem kết quả xếp loại công tác quản lý của hiệu trưởng và nhà trường trong mấy năm gần đây: Năm học Xếp loại hiệu trưởng Xếp loại nhà trường Năm học 2010 - 2011 XS Khá Năm học 2011 - 2012 XS Khá Năm học 2012 - 2013 XS Tốt Qua kết quả xếp loại thanh tra công tác quản lý của nhà trường do các cấp quản lý đánh giá, chúng ta thấy kết quả đó ngày càng được nâng cao hơn, chứng tỏ rằng phương pháp quản lý mà tôi đã làm trong những năm qua là có hiệu quả. 11
  13. Phần thứ ba KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT Qua mấy năm thực hiện công tác xây dựng kế hoạch và công tác quản lý hồ sơ sổ sách của nhà trường, tôi đã nhận thấy rằng: Việc đổi mới công tác xây dựng kế hoạch và công tác quản lý của hiệu trưởng mà đặc biệt là quản lý hồ sơ sổ sách có một ý nghĩa thiệt thực trong công tác quản lý trường học. Nó góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chỉ đạo hoạt động của nhà trường. Bởi vì có làm tốt công tác xây dựng kế hoạch thì việc tổ chức chỉ đạo thực hiện mới tập trung và đạt kết quả tốt. Đồng thời có quản lý tốt hồ sơ, sổ sách hiệu trưởng mới nắm chắc việc thực hiện chương trình chuyên môn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của anh chị em giáo viên cũng như tạo cho giáo viên có một nề nếp tốt trong việc thực hiện quy chế Với cách xây dựng kế hoạch và quản lý hồ sơ, sổ sách nêu trên tôi nghĩ rằng đối với các trường nhất là các trường Tiểu học có thể áp dụng vào thực tế của đơn vị mình để làm tốt công tác quản lý, chỉ đạo của hiệu trưởng. Để có thể làm tốt công tác xây dựng kế hoạch và quản lý hồ sơ, sổ sách của hiệu trưởng, tôi xin được đưa ra một số đề xuất như sau: Một là: Hiệu trưởng phải có nhận thức đúng đắn vai trò, trách nhiệm của mình trong việc chủ động xây dựng kế hoạch, quản lý chỉ đạo hoạt động của nhà trường và nhất là quản lý hồ sơ, sổ sách. Bởi vì có nhận thức đúng đắn, vai trò, trách nhiệm của mình thì mời có sự đầu tư nghiệm cứu phương pháp quản lý khoa học, hiệu quả. Hai là: Phải đưa việc xây dựng kế hoạch (các loại kế hoạch) đi vào nề nếp thường xuyên: hàng tuần, hàng tháng và năm học,... Phải có lịch duyệt kế hoạch của từng đoàn thể, giáo viên,... một cách khoa học để đảm bảo việc duyệt kế hoạch của hiệu trưởng có hiệu quả. Ba là: Phải đầu tư kinh phí cho việc xây dựng các sổ sách, kế hoạch và biểu bảng theo dõi các mặt hoạt động của nhà trường. 12
  14. Bốn là: Phải nắm chắc các loại sổ sách mà mình phải quản lý, trực tiếp quản lý, ghi chép những loại sổ sách theo quy định. Đồng thời phân công trách nhiệm cho một số đồng chí phục trách các sổ như: sổ Đảng bộ, sổ nghị quyết hội đồng, nghị quyết ban giám hiệu,... Có làm tốt các vấn đề trên thì việc xây dựng kế hoạch và quản lý hồ sơ sổ sách của hiệu trưởng mới đạt kết quả cao. Từ đó mới góp phần nâng cao chất lượng quản lý của trường học. Trên đây là một số vấn đề về xây dựng kế hoạch và công tác quản lý của Hiệu trưởng trong trường học mà tôi đã làm, nghiên cứu trong mấy năm học vừa qua và đã được đánh giá là tốt. Tôi hy vọng rằng những vấn đề tôi đưa ra trong sáng kiến kinh nghiệm này sẽ phần nào giúp cho đội ngũ quản lý các trường nhất là các trường Tiểu học tham khảo và áp dụng vào việc quản lý xây dựng kế hoạch của đơn vị mình, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả công tác quản lý chỉ đạo hoạt động trong các nhà trường. Mỹ Hưng, ngày 20 tháng 05 năm 2013. Người thực hiện Lê Tuấn Anh Phần nhận xét đánh giá xếp loại của Hội Đồng khoa học: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Xếp loại:.......................................... Chủ tịch HĐKH. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2