Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh trong khuôn viên trường học<br />
<br />
<br />
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề<br />
Là một người Hiệu trưởng hơn ba mươi năm làm công tác quản lý ở nhiều <br />
trường và nhiều vùng khác nhau trên địa bàn huyện Krông Ana. Ngày 14 tháng 3 <br />
năm 2014, tôi được luân chuyển điều động về làm hiệu trưởng Trường tiểu học <br />
Krông Ana. Trường tiểu học Krông Ana có cơ sở vật chất tương đối tốt so với <br />
các trường tiểu học khác. Trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ <br />
1 năm 2001. Từ đó đến nay nhà trường nhiều năm được công nhận là Tập thể lao <br />
động Xuất sắc được UBND Tỉnh tặng bằng khen. Đã nhiều năm trường là lá cờ <br />
đầu cấp tiểu học của Huyện về các hoạt động dạy và học cũng như các phong <br />
trào thi đua khác. <br />
Khuôn viên trường học đã được trồng nhiều cây có bóng mát lớn, có giá trị <br />
kinh tế và thẩm mỹ. Khu trung tâm đã có một số bồn hoa, cây cảnh tương đối đẹp <br />
mắt. <br />
Trường có mặt chính quay về hướng Đông –Nam, chịu ảnh hưởng của <br />
nắng và gió. Nhưng khu vực phía trước khán đài, và một số lớp học chưa có cây <br />
bóng mát, nên rất nắng nóng khi học sinh học tập và tham gia sinh hoạt tập thể. <br />
Một số cây gỗ tạp dễ đổ gãy cành gây tai nạn, lá rụng nhiều, hoa có mùi nồng <br />
nặc khó chịu, làm mất vệ sinh, rễ nổi làm hỏng sân trường. <br />
Vì vậy làm thế nào để nhà trường có được nhiều cây bóng mát, cây cảnh và <br />
hệ thống bồn hoa? Làm thế nào để xây dựng khuôn viên nhà trường đạt chuẩn” <br />
Xanh sạch đẹp an toàn” ? Một trong những nhiệm vụ quan trọng của người <br />
Hiệu trưởng là: phải chỉ đạo tốt công tác xây dựng môi trường giáo dục thân <br />
thiện nói chung, môi trường xanh nói riêng để góp phần đẩy mạnh phong trào thi <br />
đua “Hai tốt” xây dựng nhà trường phát triển toàn diện, đạt chuẩn quốc gia mức <br />
độ 2 trong thời gian sớm nhất.<br />
Với kiến thức và kinh nghiệm của bản thân trong quá trình hai mươi tư <br />
năm làm công tác quản lý trường học ở nhiều địa phương khác nhau, và trải qua <br />
hơn 5 năm làm công tác quản lý tạị trường tiểu học Krông Ana, một trường nằm <br />
ở trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện nhà, tôi đã rút ra được : "Một số <br />
kinh nghiệm về công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh trong khuôn viên <br />
trường học”. <br />
Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp nhằm tác chỉ đạo xây dựng môi trường <br />
xanh trong khuôn viên trường học. Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý, chỉ đạo <br />
xây dựng môi trường xanh tại trường Tiểu học Krông Ana từ tháng 4 năm 2014 <br />
đén tháng 4 năm 2019.<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lưu Xuân Lâm – Hiệu trưởng Trường tiểu học Krông Ana Huyện Krông Ana 1<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh trong khuôn viên trường học<br />
<br />
Với thời gian và phạm vị thử nghiệm chưa nhiều, nên không tránh khỏi <br />
những thiếu sót. Kính mong các đồng nghiệp tham khảo và góp ý bổ sung. <br />
Tôi xin chân thành cảm ơn ! <br />
<br />
<br />
II. Mục đích <br />
Xây dựng các giải pháp thiết thực và có tính khả thi nhằm quản lý chỉ đạo <br />
và tổ chức thực hiện tốt công tác xây dựng môi trường xanh trong khuôn viên <br />
trường học, góp phần tôn tạo cảnh quan môi trường “Xanh sạch đẹp”; không <br />
ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.<br />
Rút ra các bài học kinh nghiệm để trao đổi học hỏi với các cán bộ quản lý <br />
trường học trong toàn huyện nhằm thực hiện tốt công tác chỉ đạo xây dựng môi <br />
trường xanh trong khuôn viên trường học.<br />
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lí luận<br />
Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục và coi giáo <br />
dục là một trong những quyết sách hàng đầu để xây dựng và phát triển đất nước. <br />
Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước đã thường xuyên có những chính sách và giải <br />
pháp để thúc đẩy sự nghiệp phát triển giáo dục của nước nhà. Xã hội hóa giáo <br />
dục là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận của đường lối giáo dục, một con <br />
đường phát triển giáo dục nước ta.<br />
Một trong những câu nói nổi tiếng của Bác Hồ kính yêu đã trở thành khẩu <br />
hiệu của toàn ngành giáo dục: “ Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích <br />
trăm năm phải trồng người”. <br />
Nghị quyết số 04NQ/HNTW ngày 14/1/1993 Hội nghị lần thứ 4 BCH <br />
Trung ương Đảng khóa VII về tiếp tục đổi mới sự nghiệp GD&ĐT đã ghi: “Huy <br />
động các nguồn đầu tư trong nhân dân, viện trợ của các tổ chức quốc tế, kể cả <br />
vay vốn của nước ngoài để phát triển GD”. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần <br />
thứ VIII khẳng định: “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp <br />
nhân dân đóng góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lí của Nhà <br />
nước”.<br />
Muốn xây dựng cơ sở vật chất trường học noí chung, xây dựng môi trường <br />
xanh nói riêng, cần phải huy động sức mạnh tổng hợp của các ngành có liên quan <br />
đến giáo dục vào việc phát triển sự nghiệp giáo dục. Sự huy động này không phải <br />
nhất thời mà là thường xuyên theo một cơ chế vận hành xác định, xây dựng từ <br />
cấp trung ương đến địa phương trên cơ sở một chiến lược phát triển giáo dục lâu <br />
dài cho cả nước cũng như cho mỗi địa phương, địa bàn dân cư nhất định.<br />
<br />
Người viết: Lưu Xuân Lâm – Hiệu trưởng Trường tiểu học Krông Ana Huyện Krông Ana 2<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh trong khuôn viên trường học<br />
<br />
Xây dựng môi trường giáo dục nói chung, môi trường xanh trong khuôn viên <br />
trường học nói riêng, cần phải mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác tiềm năng về <br />
nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội, phát huy và sử dụng hiệu quả các nguồn <br />
lực của nhân dân, tạo điều kiện cho giáo dục phát triển. <br />
II. Thực trạng vấn đề<br />
Trường TH Krông Ana được thành lập từ tháng 9 năm 1993. Trường đóng ở <br />
trung tâm Thị trấn Buôn Trấp là địa bàn trọng điểm, là trung tâm kinh tế văn hóa <br />
– xã hội của huyện. Trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 <br />
năm 2001. Chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng các mặt giáo dục của các <br />
trường tiểu học trên địa bàn thị trấn Buôn Trấp và tại trường TH Krông Ana trong <br />
những năm qua đều cao hơn so với các địa phương khác trong toàn huyện<br />
1. Thuận lợi<br />
Diện tích khuôn viên của nhà trường hiện nay là: 8392m2/ 652 HS; trung <br />
bình: 12.8 m2/ HS. Đảm bảo đủ tiêu chí của trường chuẩn quốc gia. Ngoài diện <br />
tích xây dựng phòng học và các phòng chức năng, hơn 2/3 diện tích sân trường đã <br />
được đổ bê tông và lát gạch tương đối sạch sẽ.<br />
Khuôn viên trường học đã được trồng nhiều cây có bóng mát lớn, có giá trị <br />
kinh tế và thẩm mỹ như bằng lăng, sao đen, cây viết. Hai bên đường vào trường <br />
đã bồn hoa, cây cảnh tương đối đẹp mắt. Khoảng đất trống phía trước dãy phòng <br />
học lớp 1 đã được trồng một số cây bóng mát và 2 hàng cây chuỗi ngọc. <br />
2.Khó khăn<br />
Một số khu vực sân đổ bê tông chưa có cây bóng mát, nên rất nắng nóng khi <br />
học sinh tham gia sinh hoạt tập thể. Nhiều cây bóng mát là loài cây gỗ tạp dễ đổ <br />
gãy cành gây tai nạn, lá rụng nhiều làm mất vệ sinh.<br />
Nguồn kinh phí ngân sách còn ít, sự huy động các nguồn kinh phí khác để <br />
hổ trợ cho công tác xây dựng môi trường giáo dục hết sức hạn chế.<br />
3. Phân tích đánh giá các vấn đề thực trạng<br />
Trường TH Krông Ana được công nhận trường chuẩn quốc gia năm 2001, <br />
nhưng đến tháng 4 năm 2014 vần còn những hạn chế như sau:<br />
Khuôn viên nhà trường hẹp về bề ngang, chiều dọc chạy dài theo mặt <br />
đường, phương tiện giao thông đi lại nhiều nên chưa thật sự yên tĩnh và khó khăn <br />
trong việc giữ gìn môi trường, an toàn giao thông cho HS. Khu vực sân tập thể <br />
dục cho học sinh, nền đất cát, hoặc bê tông, nắng nóng, bụi về mùa khô, bẩn dính <br />
về mùa mưa.<br />
Khu vực phía trước khán đài, sân bê tông chưa có cây bóng mát, nên rất <br />
nắng nóng khi học sinh tham gia sinh hoạt tập thể. Khu vực phía sau và trước cửa <br />
dãy phòng học lớp 1, chưa có cây bóng mát, nắng chiếu vào lớp học, gây nóng <br />
<br />
Người viết: Lưu Xuân Lâm – Hiệu trưởng Trường tiểu học Krông Ana Huyện Krông Ana 3<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh trong khuôn viên trường học<br />
<br />
bức cho học sinh. Nhiều cây gỗ tạp dễ đổ gãy cành gây tai nạn, lá rụng nhiều, <br />
làm mất vệ sinh, rễ nổi làm hỏng sân trường (như cây keo tai tượng, cây hoa sữa) <br />
cần phải được thay thế dần. Một số cây bóng mát, tán lá rậm rạp che mất cổng <br />
trường, cửa sổ làm cho phòng học thiếu ánh sáng và không có tính thẩm mỹ. Hệ <br />
thống bồn hoa, cây cảnh chưa được quy hoạch tổng thể, số lượng ít và chưa đẹp. <br />
( Có hình ảnh khảo sát thực trạng kèm theo phần phụ lục).<br />
Nguyên nhân dẫn đến những thực trạng trên gồm những vấn đề sau:<br />
Diện tích khuôn viên của trường hiện nay chính là một điểm trường lẻ, <br />
không được quy hoạch xây dựng một cách tổng thể dẫn đến việc sáp xếp bố trí <br />
hệ thống bồn hoa, cây cảnh, cây bóng mát chưa khoa học.<br />
Công tác tổ chức họp cha mẹ học sinh để bàn bạc thống nhất kế hoạch xây <br />
dựng CSVC nói chung, xây dựng môi trường nói riêng, được tổ chức vào đầu các <br />
năm học là chưa phù hợp, nên khó khăn trong việc tổ chức thực hiện trong dịp <br />
nghỉ hè.<br />
Kể từ khi đạt chuẩn đến năm 2014, do công tác luân chuyển cán bộ quản <br />
lý nên nhà trường chưa tham mưu được với lãnh đạo các cấp để tổ chức Hội nghị <br />
liên tịch bàn về công tác củng cố trường chuẩn quốc gia mức độ 1, xây dựng đề <br />
án trường chuẩn quốc gia mức độ 2.<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
Từ tình hình thực tế của nhà trường, được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng <br />
GD&ĐT và sự phối hợp của Ban đại diện cha mẹ học sinh, tôi đã đề xuất với các <br />
đồng chí trong Ban giám hiệu, các đoàn thể và tập thể cán bộ viên chức, mạnh <br />
dạn áp dụng một số giải pháp về quản lý chỉ đạo công tác “ Xây dựng môi trường <br />
xanh trong khuôn viên trường học”như sau:<br />
1. Biện pháp xây dựng kế hoạch <br />
Xây dựng kế hoạch có một vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý <br />
của người Hiệu trưởng. Xây dựng kế hoạch phải vừa mang tính định hướng <br />
mục tiêu yêu cầu chung vừa phải có tính khả thi và đề ra được các giải pháp thực <br />
hiện cụ thể, thiết thực cho từng nội dung. Phải có kế hoạch chiến lược phát triển <br />
trong từng giai đoạn gắn với kế hoạch cho từng năm, từng hạng mục cụ thể. Để <br />
thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch của Nhà trường nói chung, kế hoạch thực <br />
hiện huy động các nguồn lực nói riêng, tôi đã tiến hành như sau:<br />
Nghiên cứu kỹ nội dung Luật giáo dục; Điều lệ trường phổ thông; Chỉ thị <br />
số 40 ngày 15/6/2004 của Ban chấp hành TW Đảng về xây dựng đội ngũ giáo <br />
viên và cán bộ quản lý; Nghị định 24 / NĐCP ngày 16/4/1999 của Chính phủ về <br />
việc ban hành Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp <br />
tự nguyện của nhân dân để xây dựng CSVC hạ tầng; ...<br />
<br />
Người viết: Lưu Xuân Lâm – Hiệu trưởng Trường tiểu học Krông Ana Huyện Krông Ana 4<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh trong khuôn viên trường học<br />
<br />
Khảo sát đánh giá nắm bắt tình hình thực tế của Nhà trường và địa phương, <br />
trên cơ sở đó tìm ra những nguyên nhân cụ thể về ưu điểm và tồn tại của Nhà <br />
trường trong thời gian qua; từ đó xác định dự báo những thuận lợi, khó khăn trong <br />
việc tổ chức thực hiện huy động các nguồn lực để xây dựng môi trường xanh <br />
trong thời gian tới.<br />
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của nhà trường và địa phương, Hiệu trưởng <br />
dự thảo kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch dài hạn. Kế hoạch vừa phải xác định <br />
được tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị và mục tiêu chung vừa phải đề ra được <br />
các chỉ tiêu, các giải pháp và biện pháp thực hiện cụ thể. Ví dụ: Phải trồng <br />
nhiều loại cây xen kẽ để đáp ứng vừa trước mắt vừa lâu dài, như: muốn có bóng <br />
mát nhanh thì phải trồng các loại cây gỗ tạp, chóng lớn, cánh lá nhiều ( cây keo tai <br />
tượng; cây bàng; cây đa, cây xà cừ…); muốn có cây gỗ tốt, bóng to, an toàn thì <br />
trồng các loại cây như: cây sao den; cây viết; cây bàng Đài Loan…<br />
Tham khảo ý kiến góp ý của cán bộ, viên chức, của cha mẹ học sinh để bổ <br />
sung hoàn chỉnh kế hoạch.<br />
Trên cơ sở đó, Hiệu trưởng bổ sung, Sửa đổi để hoàn chỉnh kế hoạch trình <br />
các cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai tổ chức thực hiện.<br />
2. Biện pháp tham mưu<br />
Muốn huy động tốt các nguồn lực để xây dựng nhà trường nói chung, xây <br />
dựng môi trường xanh nói riêng, trước hết người hiệu trưởng phải làm tốt công <br />
tác tham mưu. Công tác tham mưu của hiệu trưởng có vai trò hết sức quan trọng, <br />
giúp Cấp uỷ, chính quyền địa phương và các cấp quản lí triển khai thực hiện tốt <br />
các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về công tác giáo dục đối <br />
với nhà trường. Đây là biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện thành công công tác <br />
“xã hội hoá giáo dục” để huy động mọi nguồn lực phát triển nhà trường. Là sự <br />
liên kết chặt chẽ của ba môi trường giáo dục: Gia đình, nhà trường và xã hội. <br />
Trước khi tham mưu cho Chính quyền hay đoàn thể ở địa phương; Hiệu trưởng <br />
cần chuẩn bị kĩ các nội dung, đề xuất các giải pháp cụ thể có tính khả thi và lựa <br />
chọn giải pháp tối ưu nhất. Kế hoạch vừa cụ thể thiết thực nhưng phải có tầm <br />
nhìn xa, đón đầu theo quy luật vận động phát triển chung. Cần nắm vững các văn <br />
bản chỉ đạo của ngành, của nhà nước, nhất là vấn đề phân cấp quản lí về công <br />
tác GD&ĐT. Hiệu trưởng phải biết kiên trì, nhẫn nại, biết đàm phán và thuyết <br />
phục.<br />
Để chuẩn bị CSVC cho năm học 20142015 và xây dựng cảnh quan môi <br />
trường nói riêng, cho những năm học tiếp theo, bản thân tôi đã chủ động tham <br />
mưu với lãnh đạo Phòng GD&ĐT và UBND thị trấn Buôn Trấp thực hiện các nội <br />
dung sau: Nhà trường đã tổ chức họp cha mẹ học sinh ngay từ tháng 4 năm 2014, <br />
để bàn bạc kế hoạch về tu sửa nâng cấp và xây dựng CSVC trường học. Tham <br />
mưu với UBND và Phòng GD&ĐT tổ chức Hội nghị liên tịch trong tháng 6 năm <br />
2014, để lãnh đạo các cấp thống nhất kế hoạch xây dựng CSVC cho trường trong <br />
Người viết: Lưu Xuân Lâm – Hiệu trưởng Trường tiểu học Krông Ana Huyện Krông Ana 5<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh trong khuôn viên trường học<br />
<br />
2 năm học tiếp theo. Căn cứ vào kết quả họp cha mẹ học sinh các lớp, kết quả <br />
hội nghị liên tịch, lãnh đạo nhà trường điều chỉnh bổ sung và trình các cấp phê <br />
duyệt và tổ chức thực hiện.<br />
3. Biện pháp tuyên truyền <br />
Việc tuyên truyền vận động cho nhân dân hiểu, để tổ chức thực hiện kế <br />
hoạch thành hiện thực là một vấn đề hết sức quan trọng. Trước hết phải tổ chức <br />
các cuộc họp liên tịch giữa UBND thị trấn, chính quyền thôn, tổ dân phố với Lãnh <br />
đạo nhà trường và Ban đại diện CMHS của nhà trường để phân cấp trách nhiệm <br />
một cách cụ thể. Xây dựng CSVC theo Nghị định 24 của Chính phủ là do HĐND; <br />
UBND thị trấn tổ chức thực hiện, có sự tham gia giám sát của Ban đại diện <br />
CMHS và lãnh đạo nhà trường. Ý Đảng hợp với lòng dân thì sẽ tạo thành sức <br />
mạnh vô cùng to lớn. Phải phát huy cao quyền dân chủ: tổ chức họp, thông báo <br />
công khai để cho CMHS được biết, được bàn bạc, được làm và giám sát kiểm tra. <br />
Để thực hiện đúng quy chế dân chủ và tạo điều kiện thuận lợi cho cha mẹ học <br />
sinh, nhà trường không tổ chức thu các khoản đóng góp ngay từ đầu năm học. Sau <br />
khi tổ chức họp cha mẹ học sinh để bàn bạc thống nhất và được các cấp phê <br />
duyệt chủ trương, nhà trường sẽ tổ chức thu trong nhiều tháng trong năm học. <br />
Nhà trường đã tham mưu với chính quyền các cấp, làm việc với các nhà thầu tiến <br />
hành xây dựng kịp thời các công trình theo kế hoạch để đưa vào sử dụng. Nguồn <br />
kinh phí xây dựng sẽ quyết toán trong nhiều năm, nhằm giảm mức đóng góp hàng <br />
năm của cha mẹ học sinh.<br />
Muốn thực hiện tốt công tác “Xây dựng môi trường xanh trong khuôn viên trường <br />
học” nói riêng, huy động các nguồn lực để phát triển nhà trường nói chung, thì <br />
trước hết phải biết linh hoạt và sáng tạo trong tuyên truyền vận động các đoàn <br />
thể và nhân dân hiểu rõ về Công tác Giáo dục: thông qua họp CMHS các lớp, toàn <br />
trường; tổ chức hội nghị chuyên đề; thông qua họp thôn, tổ dân phố; sơ kết, tổng <br />
kết hàng năm hay giao lưu kết nghĩa, thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp như: <br />
Hội diễn văn nghệ, Thể thao...; tích cực tham gia các cuộc thi do UBND xã và các <br />
đoàn thể ở địa phương tổ chức. Nội dung các thông tin tuyên truyền cần ngắn gọn <br />
cụ thể, sinh động và thiết thực. Nêu được tầm quan trọng và lợi ích của cây xanh <br />
đối với đời sống con người. Biểu dương những tập thể và cá nhân tiêu biểu trong <br />
công tác xây dựng môi trường xanh…<br />
4. Công tác tổ chức cán bộ <br />
Muốn phát huy được nguồn lực để xây dựng nhà trường nói chung, xây <br />
dựng môi trường xanh trong khuôn viên trường học nói riêng, trước hết phải làm <br />
tốt công tác tổ chức cán bộ. Lúc sinh thời, Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Cán bộ nào, <br />
phong trào ấy”. Trong giai đoạn đổi mới hiện nay cũng vậy, công tác tổ chức cán <br />
bộ quyết định sự thành công hay thất bại trong công tác trong công tác Quản lí <br />
trường học nói chung, trong việc tổ chức thực hiện huy động các nguồn lực nói <br />
<br />
Người viết: Lưu Xuân Lâm – Hiệu trưởng Trường tiểu học Krông Ana Huyện Krông Ana 6<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh trong khuôn viên trường học<br />
<br />
riêng. Các đoàn thể trong nhà trường có một vai trò hết sức quan trọng, nếu biết <br />
phối hợp chặt chẽ, hoạt động đồng bộ sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp thúc đẩy <br />
nhà trường phát triển toàn diện. Cán bộ phải là người có: “Tâm” có “Tầm” và có <br />
“Tài”. Cái “Tâm” là cái đức, là gốc của con người, giúp người cán bộ toàn tâm, <br />
toàn ý lo cho công việc, luôn biết đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, bảo <br />
đảm sự khách quan, công bằng khi đánh giá, nhận xét, luôn biết tôn trọng và động <br />
viên khuyến khích mọi người cố gắng vươn lên khắc phục mọi khó khăn để hoàn <br />
thành công tác. Nhà trường đã mạnh dạn trong công tác quy hoạch và bồi dưỡng , <br />
sử dụng cán bộ. Cơ cấu các cán bộ viên chức, có năng lực, có uy tín đảm đương <br />
các các chức vụ chủ chốt trong các đoàn thể, tổ khối trong nhà trường làm tiền <br />
đề để từng bước củng cố tổ chức và hoạt động đồng bộ, có hiệu quả. Nhà <br />
trường đã thực hiện tốt công tác dân chủ hoá trong nhà trường, công khai minh <br />
bạch và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. <br />
5. Biện pháp huy động các nguồn lực <br />
5.1. Huy động các nguồn lực trong nhà trường<br />
Cha ông ta có câu: "Tự lực cánh sinh là chính". Nguồn nội lực trong <br />
nhà trường có một vị trí hết sức quan trọng. Đó là nguồn lực từ bên trong, tạo cơ <br />
sở vững chắc cho nhà trường tự thân vận động, một cách chủ động, linh hoạt xây <br />
dựng nhà trường phát triển vững chắc. Phát huy tốt nguồn nội lực sẽ có cơ sở để <br />
thu hút và huy động nguồn ngoại lực. Nguồn lực trong nhà trường là sự đóng góp <br />
công sức, trí tuệ, tinh thần và vật chất của cán bộ viên chức và học sinh. Để phát <br />
huy nguồn nội lực, nhà trường đã động viên cán bộ, viên chức và học sinh trực <br />
tiếp tham gia lao động trồng và chăm sóc cây bóng mát, bồn hoa, cây cảnh. Hàng <br />
năm, tiết kiệm ngân sách chi thường xuyên để đầu tư trang thiết bị như: khoan <br />
giếng, mua máy bơm, lắp đặt hệ thống tưới nước tự động. Giao cho chi đoàn <br />
thanh niên xây dựng và chăm sóc “Công trình măng non” và chỉ đạo liên đội thực <br />
hiện các “ Phần việc măng non” “Xây dựng lớp học thân thiện”.<br />
5..2. Huy động nguồn lực từ bên ngoài<br />
Huy động nguồn “ngoại lực” là một vấn đề hết sức cần thiết và vô cùng <br />
quan trọng để đầu tư xây dựng nhà trường đồng bộ, khang trang. Nguồn lực từ <br />
bên ngoài, hỗ trợ cho nhà trường xây dựng và phát triển toàn diện, nhất là công tác <br />
xây dựng CSVC và môi trường. Có thu hút tốt nguồn ngoại lực thì mới có cơ sở <br />
để tiếp tục vận động và phát huy nguồn “nội lực”.Nguôn lực bên ngoài là sự <br />
đồng tình ủng hộ về tinh thần và vật chất của cha mẹ học sinh, các mạnh thường <br />
quân, các ban ngành đoàn thể ở địa phương. Nhà trường đã cùng Ban đại diện cha <br />
mẹ học sinh vận động các nhà hảo tâm và một số cơ quan ủng hộ 25 cây cảnh, 5 <br />
cây bóng mát. Huy động hơn 200 ngày công để cùng cán bộ viên chức đục sân bê <br />
tông đào hố trống và chăm sóc cây xanh. Mỗi lớp học đều được Ban đại diện cha <br />
mẹ học sinh phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh trồng cây <br />
<br />
Người viết: Lưu Xuân Lâm – Hiệu trưởng Trường tiểu học Krông Ana Huyện Krông Ana 7<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh trong khuôn viên trường học<br />
<br />
xanh vào các chậu cảnh mini, trồng hoa các khu vực được giao và trang trí lớp học <br />
thân thiện.<br />
6.. Dân chủ, công khai minh bạch các nguồn lực<br />
Dân chủ, công khai minh bạch các nguồn lực là vấn đề hết sức quan trọng <br />
để xây dựng nhà trường phát triển bền vững và toàn diện. Cần tạo mọi điều kiện <br />
thuận lợi để cho Ban đại diện CMHS thường xuyên được thay mặt toàn thể <br />
CMHS kết hợp chặt chẽ với nhà trường không những trong công tác huy động <br />
mọi nguồn lực để xây dựng CSVC nói chung xây dựng môi trường xanh nói <br />
riêng. Tránh tổ chức cho có hình thức, một năm họp vài lần lấy lệ, không công <br />
khai minh bạch các khoản đóng góp theo quy định làm mất lòng tin của nhân dân. <br />
Phải biết tranh thủ sự đồng tình hỗ trợ của các ngành các cấp cả về nhân tài và <br />
vật lực. Nhất là đối với các chủ thầu xây dựng, các nhà hảo tâm, cần phải tranh <br />
thủ sự đầu tư nguồn vốn ban đầu của họ để xây dựng kịp thời sau đó trả dần. <br />
Tiết kiệm ngân sách chi trường xuyên hàng năm của nhà trường đẻ đầu tư thêm <br />
trang thiết bị, đáp ứng với nhu cầu phát triển giáo dục. Để ghi nhận sự hỗ trợ <br />
đóng góp của các ngành các cấp, các bậc cha mẹ học sinh và các nhà hảo tâm nhà <br />
trường không những lập sổ sách theo dõi, báo cáo trong các buổi hội họp, sơ kết, <br />
tổng kết mà còn làm bảng tên ghi cụ thể tên người hoặc cơ quan, tổ chức, có địa <br />
chỉ cụ thể để gắn vào công trình; hiện vật được hiến tặng. Việc làm đó không <br />
những công khai minh bạch khoản hỗ trợ mà còn tôn vinh khuyến khích động <br />
viên mọi tổ chức, cá nhân…tiếp tục cống hiến cho nhà trường. <br />
<br />
<br />
<br />
IV. Tính mới của giải pháp<br />
Hiệu trưởng nhà trường phải không ngừng tìm tòi học hỏi nâng cao năng <br />
lực quản lý, nắm vững các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về <br />
công tác giáo dục nói chung, các văn bản hướng dẫn về quản lý chỉ đạo công tác “ <br />
Xây dựng môi trường xanh trong khuôn viên trường học” nói riêng. <br />
Công tác chỉ đạo, tổ chức huy động các nguồn lực mang tính nghệ thuật <br />
cao, đòi hỏi phải hết sức năng động và sáng tạo nên cần phải có sự chuẩn bị chu <br />
đáo về con người, về nội dung, về cơ sở vật chất và phải có thời gian trải <br />
nghiệm trong thực tế. Phải khảo sát đánh giá đúng tình hình thực tế để vận dụng <br />
các giải pháp, biện pháp một cách linh hoạt phù hợp với điều kiện cụ thể của địa <br />
phương, của nhà trường, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của CBVC, học sinh <br />
và nhân dân.<br />
Nhà trường đã mạnh dạn trong việc quy hoạch lại, xây dựng khuôn viên <br />
trường học theo tiêu chí “Trường học thân thiện”. Từng bước phấn đấu thực hiện <br />
theo phương châm “ An toàn Xanh sạch đẹp”. Trước hết khẩn trương chặt bổ <br />
<br />
Người viết: Lưu Xuân Lâm – Hiệu trưởng Trường tiểu học Krông Ana Huyện Krông Ana 8<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh trong khuôn viên trường học<br />
<br />
những cây gỗ tạp, dã mục gốc không đảm bảo an toàn; tỉa cánh những cây to để <br />
bảo đảm ánh sáng cho các phòng học. Trồng những cây bóng mát chóng lớn vào <br />
những khu vực chưa có cây xanh. Đục bê tông sân trường để trồng các loại cây <br />
xanh, cây bóng mát thay cho việc mua dù tốn kém về tiền bạc và công sức. Kêu <br />
gọi cha mẹ học sinh và các nhà hảo tâm hiến tặng cây xanh, cây cảnh để trước <br />
các lớp học. Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, giao khoán cho chi đoàn <br />
thanh niện công việc chăm sóc bồn hoa, cây cảnh (để chi đoàn vừa thực hiện <br />
nhiệm vụ chính trị vừa có thêm kinh phí đẻ hoạt động, mỗi tháng 500.000 đồng). <br />
Giao cho liên đội và các chi đội thi đua chăm sóc, tôn tạo các phần việc măng non <br />
và trang trí lớp học thân thiện. Nhà trường đầu tư kinh phí từ tiết kiệm chi <br />
thường xuyên để khoan giếng và lắp đặt hệ thống béc phun tưới nước tự động. <br />
Mỗi tháng nhà trường phối hợp với chi đoàn và Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ <br />
chức lao động cộng sản một lần nhằm tôn tạo cảnh quan và tu sửa cơ sở vật chất <br />
trường học.<br />
V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm<br />
Trong thời gian từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 4 năm 2019, nhà trường đã <br />
tham mưu với chính quyền các cấp thực hiện có hiệu quả tốt về công tác “ Xây <br />
dựng môi trường xanh trong khuôn viên trường học”. Trồng mới hơn 100 cây <br />
xanh, cây bóng mát; 16 chậu cây cảnh và tôn tạo 3 hệ thống bồn hoa, cây cảnh.<br />
Tổng kinh phí đầu tư xây dựng môi trường xanh và cải tạo cảnh quan trong <br />
5 năm qua trị giá hơn 250 triệu đồng. Trong đó UBND thị trấn cấp 10 cây sao đen; <br />
chủ thầu xây dựng và các nhà hảo tâm hỗ trợ 15 chậu cây cảnh; Cán bộ viên chức <br />
và cha mẹ học sinh hỗ trợ hơn 500 ngày công. Nhà trường tiết kiệm kinh phí chi <br />
thường xuyên năm 2015 đến 2018, để đầu tư trang thiết bị trên 150 triệu đồng. <br />
Ngoài ra, cán bộ viên chức và cha mẹ học sinh còn tự nguyện tham gia lao động <br />
trồng cây, tôn tạo bồn hoa cây cảnh và hỗ trợ kinh phí thuê nhân công vệ sinh môi <br />
trường. <br />
Hiện nay khuôn viên trường tiểu học Krông Ana đã đạt được tiêu chuẩn “ <br />
Xanh sạch dẹp an toàn”. Nhà trường có đủ điều kiện thuận lợi để tổ chức các <br />
hoạt động ngoài giờ lên lớp. Học sinh được học tập, vui chơi, sinh hoạt trong một <br />
môi trường trong lành, thân thiện.<br />
PHẦN III<br />
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Quản lý chỉ đạo công tác “ Xã hội hóa giáo dục”,có một vai trò hết sức quan <br />
trọng trong nhà trường phổ thông. Quản lý chỉ đạo, tổ chức tốt công tác “ Xã hội <br />
<br />
Người viết: Lưu Xuân Lâm – Hiệu trưởng Trường tiểu học Krông Ana Huyện Krông Ana 9<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh trong khuôn viên trường học<br />
<br />
hóa giáo dục” sẽ huy động được nhiều nguồn lực xây dựng CSVC trường học nói <br />
chung; cải tạo cảnh quan môi trường nói riêng, góp phần đẩy mạnh phong trào thi <br />
đua “ Xây dựng trường học than thiện, học sinh tích cực”, nâng cao chất lượng và <br />
hiệu quả giáo dục.<br />
Muốn quản lý chỉ đạo, tổ chức tốt công tác “Xây dựng môi trường xanh <br />
trong khuôn viên trường học” nói riêng, các hoạt động của nhà trường nói chung, <br />
người Hiệu trưởng phải luôn thể hiện được vai trò tiên phong gương mẫu của <br />
mình. Phải làm tốt công tác xây dựng kế hoạch; công tác tham mưu; công tác tổ <br />
chức cán bộ, phát huy năng lực, sở trường của từng cá nhân, kết hợp với sức <br />
mạnh tập thể. Phải xây dựng kế hoạch làm việc một cách khoa học, nắm bắt sát <br />
tình hình thực tế và nhiệm vụ cụ thể để có những biện pháp thực hiện mang tính <br />
khả thi và đạt hiệu quả cao nhất. Thực hiện tốt công tác dân chủ trong trường <br />
học, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch trong mọi vấn đề, nhất là trong <br />
công tác huy động các khoản đóng góp; các khoản ủng hộ tự nguyện và công tác <br />
thi đua khen thưởng.<br />
Những thành tựu bước đầu của nhà trường về quản lý chỉ đạo, tổ chức <br />
công tác “ Xây dựng môi trường xanh trong khuôn viên trường học” trong thời <br />
gian qua, là kết quả của sự quan tâm chỉ đạo của Phòng GD& ĐT; của Đảng uỷ; <br />
HĐND; UBND thị trấn Buôn Trấp. Là sự kế thừa công sức, trí tuệ của những <br />
người cán bộ quản lý tiền nhiệm; sự phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể, chính <br />
quyền ở thôn buôn, mà đặc biệt là sự đồng tình ủng hộ về mọi mặt của các bậc <br />
CMHS. Đó là nhờ sự năng động của cán bộ quản lý và Đội ngũ CBVC và sự hỗ <br />
trợ nhiệt tình của các nhà hảo tâm…<br />
Tôi tin tưởng rằng, trong thời gian tới nhà trường sẽ tiếp tục tranh thủ sự <br />
đồng tình ủng hộ của các ngành các cấp, chớp lấy thời cơ, vượt qua thách thức, <br />
để tiếp tục xây dựng khuôn viên nhà trường nói riêng, cảnh quan nhà trường nói <br />
chung bảo đảm “ Sáng xanh sạch – đẹp an toàn”.<br />
Trên đây là những vấn đề mà bản thân tôi rút ra được từ trên cơ sở lý luận <br />
và thực tiễn kinh nghiệm quản lí chỉ đạo, “ Xây dựng môi trường xanh trong <br />
khuôn viên trường học “ tại Trường tiểu học Krông Ana trong 5 năm qua. Kính <br />
mong các đồng chí, bạn bè, đồng nghiệp, góp ý bổ sung, để sáng kiến kinh <br />
nghiệm được đầy đủ hơn. Khi tham khảo áp dụng, cần dựa vào tình hình thực tế <br />
của từng đơn vị, để có sự điều chỉnh, sáng tạo, linh hoạt.<br />
2. Kiến nghị<br />
Đề nghị UBND huyện chỉ đạo các phóng chức năng và chính quyền địa <br />
phương cung cấp cây bóng mát cho các trường học trồng trong những năm học <br />
tiếp theo.<br />
<br />
<br />
Người viết: Lưu Xuân Lâm – Hiệu trưởng Trường tiểu học Krông Ana Huyện Krông Ana 10<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh trong khuôn viên trường học<br />
<br />
Đề nghị Phòng GD&ĐT tổ chức chuyên đề về công tác xây dựng cảnh quan <br />
trường học.<br />
<br />
Buôn Trấp, tháng 4 năm 2019<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
Lưu Xuân Lâm<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG<br />
......................................................................................................................................<br />
...................................................................................................................................... .<br />
.....................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG <br />
Phó Hiệu trưởng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Thu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHỤP KHUÔN VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC KRÔNG ANA <br />
(TRƯỚCKHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THÁNG 4 NĂM 2014 )<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lưu Xuân Lâm – Hiệu trưởng Trường tiểu học Krông Ana Huyện Krông Ana 11<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh trong khuôn viên trường học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHỤP KHUÔN VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC KRÔNG ANA <br />
(TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ĐẾN THANG 4 NĂM 2019)<br />
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỌC SINH CHĂM SÓC BỒN HOA CÂY CẢNH<br />
Người viết: Lưu Xuân Lâm – Hiệu trưởng Trường tiểu học Krông Ana Huyện Krông Ana 12<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh trong khuôn viên trường học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lưu Xuân Lâm – Hiệu trưởng Trường tiểu học Krông Ana Huyện Krông Ana 13<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh trong khuôn viên trường học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lưu Xuân Lâm – Hiệu trưởng Trường tiểu học Krông Ana Huyện Krông Ana 14<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh trong khuôn viên trường học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lưu Xuân Lâm – Hiệu trưởng Trường tiểu học Krông Ana Huyện Krông Ana 15<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh trong khuôn viên trường học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lưu Xuân Lâm – Hiệu trưởng Trường tiểu học Krông Ana Huyện Krông Ana 16<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh trong khuôn viên trường học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lưu Xuân Lâm – Hiệu trưởng Trường tiểu học Krông Ana Huyện Krông Ana 17<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh trong khuôn viên trường học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lưu Xuân Lâm – Hiệu trưởng Trường tiểu học Krông Ana Huyện Krông Ana 18<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh trong khuôn viên trường học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chậu đa cảnh do Công an thị trấn Buôn Trấp tặng nhà trường tháng 6 năm 2014<br />
<br />
<br />
Người viết: Lưu Xuân Lâm – Hiệu trưởng Trường tiểu học Krông Ana Huyện Krông Ana 19<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh trong khuôn viên trường học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chậu đa cảnh do Công ty xây dựng tặng nhà trường tháng 8 năm 2015<br />
<br />
Người viết: Lưu Xuân Lâm – Hiệu trưởng Trường tiểu học Krông Ana Huyện Krông Ana 20<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh trong khuôn viên trường học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chậu đa cảnh do Ban đại diện CMHS tặng nhà trường <br />
nhân dịp khai giảng NH 20142015<br />
<br />
Người viết: Lưu Xuân Lâm – Hiệu trưởng Trường tiểu học Krông Ana Huyện Krông Ana 21<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh trong khuôn viên trường học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lưu Xuân Lâm – Hiệu trưởng Trường tiểu học Krông Ana Huyện Krông Ana 22<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh trong khuôn viên trường học<br />
<br />
Cây đa do Bác Lê Hải Dương – Trưởng ban đại diện CMHS <br />
tặng nhà trường tháng 5 năm 2014<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
STT Tên tài liệu Tác giả<br />
<br />
1 Điều lệ Trường tiểu học Bộ GD&ĐT<br />
<br />
2 Điều lệ trường phổ thông Bộ GD&ĐT<br />
<br />
3 Luật giáo dục Bộ GD&ĐT<br />
<br />
4 Chỉ thị số 40 ngày 15/6/2004 của Ban BCH Trung ương<br />
chấp hành TW Đảng về xây dựng đội ngũ <br />
giáo viên và cán bộ quản lý; Nghị định 24 / <br />
NĐCP ngày 16/4/1999 của Chính phủ<br />
<br />
5 Nghị định 24 / NĐCP ngày 16/4/1999 của Chính phủ<br />
Chính phủ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lưu Xuân Lâm – Hiệu trưởng Trường tiểu học Krông Ana Huyện Krông Ana 23<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng môi trường xanh trong khuôn viên trường học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
STT Nội dung Trang <br />
<br />
I Phần một: Đặt vấn đề<br />
<br />
1 Lí do chọn đề tài 1<br />
<br />
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2<br />
<br />
II Phần hai: Giải quyết vấn đề<br />
<br />
1 Cơ sở lý luận 3<br />
<br />
2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu 3<br />
<br />
3 Nội dung và hình thức của giải pháp 48<br />
<br />
4 Tính mới của giải pháp 8<br />
<br />
III Phần kết luận, kiến nghị<br />
<br />
1 Kết luận 9<br />
<br />
2 Kiến nghị 10<br />
<br />
IV Phần phụ lục hình ảnh minh họa 1221<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Lưu Xuân Lâm – Hiệu trưởng Trường tiểu học Krông Ana Huyện Krông Ana 24<br />