I. Phần mở đầu<br />
<br />
1. Lý do chọ đề tài<br />
<br />
Mục tiêu giáo dục của các cấp học nói chung là giáo dục các em thành <br />
những con người phát triển toàn diện “Khỏe về thể chất, đẹp về tâm hồn, sáng <br />
về trí tuệ” đặc biệt là ở các cấp THCS, bởi vì các em ở lứa tuổi này có bước <br />
nhảy vọt về cả thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi tuổi thơ ấu <br />
để chuyển sang gia đình trưởng thành và được phản ánh bằng các tên gọi khác <br />
nhau như “Thời kỳ quá độ”, “Tuổi khủng hoảng”, “Tuổi bất trị”. Vì thế làm <br />
thế nào để giáo dục các em trở thành những người chủ tương lai của đất nước, <br />
làm thế nào để giáo dục các em thành những con người có đủ tài năng trí tuệ và <br />
những phẩm chất đạo đức tốt và làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại <br />
hiệu quả tốt nhất? Đây chính là trách nhiệm của toàn xã hội, của gia đình, của <br />
đội ngũ giáo viên trong ngành, trong đó có giáo viên chủ nhiệm lớp…trực tiếp <br />
thường xuyên nhất tiếp xúc với các em học sinh.<br />
<br />
Trong thực tế, công tác chủ nhiệm là công tác vô cùng khó khăn, phức tạp <br />
vui nhiều, buồn cũng nhiều, thành công cũng có, thất bại lại cũng không phải là <br />
hiếm, bởi lẻ mỗi một tập thể lớp có đặc thù riêng của lớp đó, mỗi một học sinh <br />
là một hoàn cảnh, một suy nghĩ và một hướng phát triển khác nhau.<br />
<br />
Thực tế là như vậy, nên mỗi giáo viên chủ nhiệm phải tìm ra cho mình <br />
một phương pháp đạt hiệu quả nhất, muốn vậy giáo viên chủ nhiệm phải biết <br />
cánh nắm bắt tâm lý, hiểu rõ tâm tư tình cảm và khả năng phát triển của từng <br />
học sinh thông qua gia đình, bạn bè hoặc trực tiếp tiếp cận học sinh để tạo tình <br />
cảm và niềm tin động viên các em mà thời gian để giáo viên làm được điều đó <br />
chính là thông qua các tiết sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt lớp, liên hệ với gia <br />
đình học sinh.<br />
<br />
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tôi đã đúc kết một số kinh <br />
nghiệm nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Vì vậy, tôi mạnh dạn thực hiện <br />
<br />
1<br />
đề tài “Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm qua tiết <br />
sinh hoạt tập thể tại trường THCS Tô Hiệu”.<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
a. Mục tiêu<br />
<br />
Trong công tác chủ nhiệm lớp đặc biệt là công tác chủ nhiệm lớp cấp <br />
THCS thì tiết sinh hoạt lớp và sinh hoạt ngoại khóa là một trong những hoạt <br />
động quan trọng, thông qua những học sinh như thế giúp giáo viên khuyến khích <br />
động viên kịp thời các cá nhân học sinh có thành tích tốt, đồng thời chỉ ra những <br />
khuyết điểm, lỗi lầm mà học sinh mắc phải để kịp thời uốn nắn sửa chữa, <br />
đồng thời trên cơ sở đó tạo mối quan hệ thân thiết tình cảm gắn bó giữa giáo <br />
viên chủ nhiệm và học sinh, qua đó có vốn tài liệu về hiểu biết học sinh để trao <br />
đổi với gia đình học sinh. Vì vậy, mục tiêu của đề tài là dựa trên cơ sở lý luận <br />
và thực tế để xây dựng một số biện pháp sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể hiệu <br />
quả. <br />
<br />
b. Nhiệm vụ<br />
<br />
Xác định cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của việc xây dựng kế hoạch và <br />
nội dung của các giờ sinh hoạt tập thể.<br />
<br />
Phân tích thực trạng của công tác chủ nhiệm hiện nay nhất là công tác <br />
lên kế hoạch xây dựng nội dung của các giờ sinh hoạt tập thể.<br />
<br />
Thông qua phân tích nêu ra một số giải pháp, biện pháp cách xây dựng và <br />
thực hiện các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể một cách hiệu quả, thiết thực, <br />
gây hứng thú cho học sinh đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số.<br />
<br />
Thực hiện áp dụng đề tài vào thực tế trong công tác chủ nhiệm và đánh <br />
giá kết quả thu được.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Các biện pháp xây dựng kế hoạch và nội dung cho các tiết hoạt động tập <br />
thể, giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh, đồng thời cách thức liên hệ với <br />
gia đình và nhà trường để đạt được hiệu quả trong công tác giáo dục và hình <br />
thành nhân cách cho học sinh. <br />
<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
Sáng kiến đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng các tiết <br />
hoạt động tập thể qua đó giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh. <br />
<br />
Đối tượng áp dụng: là các em học sinh lớp 9A5 năm học 20162017 <br />
trường THCS Tô Hiệu.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
<br />
+ Nghiên cứu mục tiêu giáo dục học sinh cấp THCS.<br />
<br />
+ Nghiên cứu tâm lý lứa tuổi học sinh THCS từ 1115 tuổi.<br />
<br />
+ Nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông mới nhất của BGD.<br />
<br />
+ Nghiên cứu nội dung kế hoạch soạn giảng các tiết hoạt động ngoài giờ <br />
lên lớp.<br />
<br />
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
<br />
+ Quan sát, đàm thoại, trao đổi, khảo sát.<br />
<br />
+ Tổng kết kinh nghiệm xây dựng kế hoạch sinh hoạt lớp của các giáo <br />
viên có kinh nghiệm.<br />
<br />
Nhóm phương pháp hỗ trợ: thống kê toán học, bảng biểu, sơ đồ.<br />
<br />
II. Phần nội dung<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
Như chúng ta đã biết, lứa tuổi học sinh THCS có một vị trí đặc biệt và <br />
tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em vì đó là thời kỳ chuyển tiếp <br />
từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành nó được phản ánh bởi các tên gọi như “thời <br />
kỳ quá độ” “tuổi khủng hoảng”… đây là lứa tuổi nhảy vọt cả về thể chất đến <br />
tinh thần, ở lứa tuổi này các em ở cùng độ tuổi song lại có sự khác biệt về mức <br />
độ phát triển thể chất và tâm sinh lý, điều này do hoàn cảnh sống và hoạt động <br />
khác nhau tạo nên, chính vì vậy không thể phủ nhận vai trò của giáo viên đặc <br />
biệt là giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS.<br />
<br />
Công tác chủ nhiệm là công tác tổ chức quản lý lớp học sao cho khi có <br />
thầy cô hay không có thầy cô thì mọi hoạt động vẫn được duy trì ổn định, có <br />
tính tự giác và mọi việc vẫn hoàn thành tốt.<br />
<br />
Tiết sinh hoạt lớp và sinh hoạt tập thể là một loại sinh hoạt tập thể của <br />
học sinh được phân bổ chính thức mỗi tuần 1 tiết, để học sinh tiến hành những <br />
hoạt động giáo dục, tự giáo dục và xây dựng tập thể lớp dưới sự cố vấn hướng <br />
dẫn, chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm lớp, tiết học sinh lớp có sự gắn bó hữu cơ <br />
với các hoạt động dạy và học trên lớp, các hoạt động lao động và rèn luyện của <br />
học sinh, các hoạt động chủ điểm theo tháng của nhà trường.…tiết sinh hoạt <br />
lớp góp phần bổ sung, tiếp nối, củng cố, nâng cao, cải thiện chất lượng và hiệu <br />
quả giáo dục của hoạt động đó.<br />
<br />
Thông qua tiết sinh hoạt lớp và sinh hoạt ngoại khóa giúp giáo dục cho <br />
học sinh ý thức chính trị xã hội, đạo đức lối sống, định hướng lập nghiệp của <br />
bản thân, giáo dục giới tính, giáo dục các giá trị văn thể mĩ lành mạnh đậm đà <br />
bản sắc dân tộc, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần phát triển nhân <br />
cách cho học sinh.<br />
<br />
Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong các tiết sinh hoạt lớp vì <br />
thông qua đó giáo viên tổ chức xây dựng lớp thành một tập thể tự quản có nề <br />
nếp sáng tạo, có kỷ luật, đoàn kết gắn bó sống có trách nhiệm với bản thân và <br />
<br />
<br />
4<br />
với tập thể, phát huy được vai trò nòng cốt tính tiêu phong của tổ chức đoàn <br />
thanh niên và đội thiếu niên trong các hoạt động tập thể.<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
Lứa tuổi THCS là lứa tuổi có sứ mệnh lịch sử khá quan trọng trong quá <br />
trình phát triển của một đời người, vì các em đang tách dần khỏi thời kỳ thơ ấu <br />
để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng thành) nên các em rất <br />
cần sự dìu dắt uốn nắn của cha mẹ, thầy cô, bạn bè và toàn xã hội, trong đó <br />
giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng.<br />
<br />
Mặt khác trong chương trình giáo dục THCS thời gian để giáo viên và học <br />
sinh có thể chia sẽ, tâm tư, tìm hiểu lẫn nhau và ở tiết sinh hoạt lớp và sinh hoạt <br />
ngoại khóa, tiết sinh hoạt lớp được quy định như bắt buộc 1 tiết một tuần, <br />
không thể thiếu, đây là tiết tự quản được nhà trường sắp xếp vào cuối mỗi tuần <br />
học, đây là thời điểm mỗi học sinh thực hiện phê và tự phê, đánh giá và tự đánh <br />
giá hoạt động, học tập và rèn luyện của bản thân, đồng thời xây dựng kế hoạch <br />
hoạt động cho tuần học tiếp theo nhằm mục tiêu hoàn thành tốt kế hoạch năm <br />
học của bản thân cũng như của cả lớp, cả chi đội, chi đoàn.<br />
<br />
Qua quá trình chủ nhiệm lớp trong những năm vừa qua tại trường THCS <br />
Tô Hiệu tôi nhận thấy một số thực trạng như sau:<br />
<br />
Giáo viên chủ nhiệm sử dụng tiết sinh hoạt lớp chủ yếu làm các việc <br />
như nhận xét kiểm điểm, nhắc nhở những sai phạm của học sinh trong tuần và <br />
phổ biến kế hoạch tuần tới.<br />
<br />
Học sinh nhất là học sinh hay mắt lỗi thường trốn tránh các tiết sinh <br />
hoạt, hoặc không hứng thú, thực hiện cho có, hoặc ngồi nghe cho có lệ.<br />
<br />
Đôi khi giáo viên chủ nhiệm cũng giao cho học sinh điều khiển một <br />
phần tiết học sinh nhưng chỉ hướng dẫn chung chung và chủ yếu lớp trưởng <br />
làm việc, sau đó giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến nhắc lại hoặc nói thân <br />
mật vài điều những kỹ năng giao tiếp trong lớp hoặc trong một vài trường hợp <br />
<br />
5<br />
còn rụt rè, chưa mạnh dạn, kết quả dẫn đến tiết sinh hoạt tẻ nhạt, nhàm chán, <br />
giảm hứng thú khi đến trường của học sinh dẫn đến tình trạng bỏ học rất nhiều <br />
hiện nay chưa đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng tiết sinh hoạt lớp.<br />
<br />
Các tiết sinh hoạt lớp hay sinh hoạt tập thể nghèo nàn cả về nội dung <br />
lẫn hình thức dẫn đến giáo viên chủ nhiệm ít tư liệu để trao đổi phối kết hợp <br />
với gia đình học sinh, nên việc gia đình rèn luyện học sinh đạt hiệu quả không <br />
cao.<br />
<br />
Liên hệ với gia đình học sinh còn ít hoặc không hiệu quả, chủ yếu là <br />
những học sinh vi phạm thì gia đình bị mời lên làm việc mà chưa phát huy hết <br />
mối liên hệ chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.<br />
<br />
Giáo viên chủ nhiệm chưa nắm bắt kịp những thay đổi về mặt tâm lý, <br />
sinh lý của các em hay những mong muốn hoác hoàn cảnh sống của từng học <br />
sinh nên sử dụng các biện pháp giáo dục rèn luyện đạo đức học sinh chưa hiệu <br />
quả nhất là đối với học sinh cá biệt.<br />
<br />
Công nghệ thông tin phát triển tạo ra nhiều thú vui cho học sinh tham gia <br />
chơi như game, Facebook, Zalo … lôi kéo các em dẫn đến các em sao nhãng, lơ <br />
là dẫn đến bỏ học.<br />
<br />
* Nguyên nhân của thực trạng<br />
<br />
Lứa tuổi THCS là sự nhảy vọt về cả thể chất lẫn tinh thần, các em có <br />
sự phát triển về nhiều mặt như: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức…mà sự <br />
phát triển này lại không đồng đều ở cùng độ tuổi, nên giáo viên chủ nhiệm đôi <br />
khi chưa theo kịp sự thay đổi của các em.<br />
<br />
Giáo viên chủ nhiệm còn thụ động, chưa tích cực xây dựng kế hoạch <br />
nội dung cho lớp chủ nhiệm, đa số là trên giao chỉ tiêu xuống rồi thực hiện mà <br />
chưa có sự sáng tạo trong quá trình chủ nhiệm.<br />
<br />
Giáo viên chủ nhiệm chưa chủ ý đến chất lượng của tiết sinh hoạt lớp <br />
của mình, tiết sinh hoạt lớp rơi vào tiết cuối tuần học, tiết học không có yêu <br />
6<br />
cầu nội dung cụ thể lại đi đôi với tâm lý mệt mỏi của học sinh nên tiết sinh <br />
hoạt thường làm qua loa, dễ làm mất đi tác dụng vốn có của tiết sinh hoạt lớp.<br />
<br />
Học sinh còn thụ động chưa tích cực, hay chưa chủ động tham gia các <br />
phong trào hoạt động vui chơi của trường lớp tổ chức.<br />
<br />
Nhiều học sinh muốn thể hiện mình nhưng còn e ngại, không tự tin vào <br />
bản thân lại chưa nhận được sự hướng dẫn, động viên, cổ vủ của thầy cô, bạn <br />
bè.<br />
<br />
Nhiều học sinh quá đam mê vào các trò chơi trên Intanet nên không chú ý <br />
vào các hoạt động bổ ích của tập thể lớp và tổ nhóm mình.<br />
<br />
Thực trạng của lớp chủ nhiệm áp dụng đề tài.<br />
<br />
+ Tổng số HS: 30 em (trong đó có 17 em HS nữ)<br />
<br />
+ Học sinh dân tộc thiểu số(DTTS) chiếm tỉ lệ cao; HS DTTS : 25 em <br />
(trong đó có 15 em HS nữ)<br />
<br />
+ Học sinh hộ nghèo và cận nghèo 16 em.<br />
<br />
+ Học sinh sống trên địa bàn rộng và chủ yếu sống trên địa bàn khó khăn, <br />
khoảng cách từ nhà đến trường xa.<br />
<br />
+ Đời sống của bà con chủ yếu là làm nông hoặc làm thuê cho các là <br />
gạch, nhiều em còn là lao động chính của gia đình nên ít quan tâm đến việc học <br />
của con em mình đa số giao phó cho nhà trường nên thường xuyên vắng học bỏ <br />
tiết và có nguy cơ bỏ học cao.<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
<br />
Hệ thống lại toàn bộ các công việc cần làm của công tác chủ nhiệm lớp <br />
đặc biệt là việc sử dụng tiết sinh hoạt lớp hiệu quả cao nhất.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
Đưa ra các phương án hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp, đồng thời <br />
đưa ra phương pháp xây dựng kế hoạch nội dung tiết sinh hoạt lớp hiệu quả <br />
cao nhất.<br />
<br />
Tạo sự thu hút và hứng thú cho học sinh trong các tiết sinh hoạt lớp và <br />
xóa bỏ tâm lý sợ sệt của học sinh khi nhà trường, giáo viên chủ nhiệm liên hệ <br />
với gia đình mình.<br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
<br />
Qua phân tích thực trạng và nguyên nhân của thực trạng về công tác chủ <br />
nhiệm lớp tôi đã áp dụng những giải pháp và việc làm cụ thể như sau:<br />
<br />
Biện pháp 1: Công tác tiếp cận lớp chủ nhiệm<br />
<br />
Mỗi giáo viên khi nhận lớp chủ nhiệm đều phải nắm bắt tình hình của <br />
lớp như: sĩ số, nam, nữ, học sinh dân tộc thiểu số, đối tượng học sinh thông qua <br />
giáo viên chủ nhiệm năm trước, giáo viên bộ môn…<br />
<br />
Ổn định tổ chức lớp một cách xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp, trong <br />
số chủ nhiệm.<br />
<br />
Tiến hành phân loại học sinh:<br />
<br />
+ Học sinh khá giỏi.<br />
<br />
+ Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.<br />
<br />
+ Học sinh có năng khiếu. <br />
<br />
+ Học sinh có nguy cơ bỏ học.<br />
<br />
+ Học sinh có sự phát triền tâm sinh lí trước tuổi.<br />
<br />
Bầu ban cán sự lớp.<br />
<br />
+ Ban cán sự lớp ra yếu tố rất quan trọng nó bảo đảm duy trì tốt mọi hoạt <br />
động của lớp vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải lựa chọn trên tinh thần tự <br />
nguyện công bằng và năng lực của các em.<br />
<br />
8<br />
+ Giáo viên chủ nhiệm phải giao nhận nhiệm vụ cụ thể, khoa học cho <br />
từng chức danh như: lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó văn thể mĩ, lớp phó <br />
lao động, tổ trưởng, tổ phó, cờ đỏ…tùy vào tình hình đặc điểm của lớp và của <br />
đối tượng học sinh để giáo viên chủ nhiệm có thể giao nhiệm vụ hợp lý nhất.<br />
<br />
Biện pháp 2: Xây dựng nội dung kế hoạch cho các tiết sinh hoạt lớp.<br />
<br />
Hàng tuần tiết sinh hoạt lớp được tổ chức vào tiết học cuối cùng của <br />
ngày thứ 6 trong tuần, tiết sinh hoạt lớp rất quan trọng vì đây là thời gian giáo <br />
viên chủ nhiệm tiếp xúc gần gũi nhiều nhất với lớp, vì vậy tiết sinh hoạt lớp <br />
phải đạt được các mục tiêu sau:<br />
<br />
+ Tạo cho học sinh tâm lý thoải mái gần gũi sẵn sàng chia sẽ với giáo <br />
viên những vướn mắc khó khăn của mình trong học tập và trong cuộc sống.<br />
<br />
+ Khích lệ, động viên kịp thời đối với học sinh có thành tích tốt và chuẩn <br />
bị 1 tâm thế cho học sinh sẵn sàng học hỏi, sẵn sàng tiến bộ.<br />
<br />
+ Hướng dẫn thêm kỹ năng sống, kỹ năng học tập.<br />
<br />
+ Tự nhận ra nguyên nhân yếu kém của bản thân và sẵn sàng khắc phục <br />
tránh học sinh có tâm lý mặc cảm, tự ti khi mắc sai sót trong quá trình học tập <br />
rèn luyện, vì vậy ở tiết sinh hoạt lớp tôi hướng dẫn học sinh thực hiện như sau:<br />
<br />
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức.<br />
<br />
* Hoạt động 2: Các tổ hoạt động nhóm với các nội dung sau:<br />
<br />
Các tổ tự kiểm điểm đánh giá các hoạt động của tổ mình trong tuần vừa <br />
qua bao gồm những ưu điểm đã làm được và nhược điểm cần khắc phục.<br />
<br />
Qua phần tự kiểm điểm các thành viên trong tổ tiến hành xếp loại hạnh <br />
kiểm theo tiêu chuẩn giáo viên chủ nhiệm đã đưa ra.<br />
<br />
Đưa ra phương hướng hoạt động của tuần học tiếp theo và khắc phục <br />
nhược điểm tuần trước.<br />
<br />
<br />
9<br />
* Hoạt động 3: Lớp trưởng tổng hợp đánh giá từng mặt mạnh yếu của <br />
các tổ<br />
<br />
Tuyên dương, khích lệ những bạn có thành tích tốt, chỉ ra nguyên nhân <br />
yếu kém của một số vi phạm.<br />
<br />
Đưa ra phương hướng hoạt động của lớp cho tuần tiếp theo.<br />
<br />
Hoàn thành các biểu mẫu giáo viên chủ nhiệm yêu cầu hàng tuần.<br />
<br />
* Hoạt động 4: nhận xét của giáo viên chủ nhiệm<br />
<br />
Nêu ưu điểm đồng thời biểu dương hoặc có phần thưởng khích lệ <br />
những thành tích tốt của cá nhân và tập thể trong tuần.<br />
<br />
Nêu khuyết điểm đồng thời nhắc nhở học sinh vi phạm khuyết điểm <br />
(chú ý mức độ và đối tượng vi phạm giáo viên chủ nhiệm sử lý khéo léo tránh <br />
trường hợp học sinh chán nản, bất mản với giáo viên).<br />
<br />
* Hoạt động 5: Giải đáp thắc mắc và xây dựng kế hoạch tuần tới.<br />
<br />
Giáo viên chủ nhiệm giải quyết thắc mắc, xem xét những yêu cầu chính <br />
đáng của học sinh đồng thời bổ sung kế hoạch tuần tới còn thiếu mà lớp đã đề <br />
ra.<br />
<br />
* Hoạt động 6: Nói theo chủ đề.<br />
<br />
Đây là thời gian giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, là cơ hội để giáo <br />
viên truyền đạt những kinh nghiệm sống của bản thân cho các em.<br />
<br />
Là thời gian để giáo viên trao đổi tâm sự về tâm lý lứa tuổi giáo dục giới <br />
tính, định hướng nghề nghiệp, trao đổi phương pháp học nên giáo viên chủ <br />
nhiệm cần soạn nội dung phong phú, hấp dẫn để thu hút sự chú ý của học sinh, <br />
qua đó giáo dục hình thành nhân cách cho các em.<br />
<br />
Biện pháp 3: Thiết kế các biểu mẫu phù hợp cho từng hoạt động<br />
<br />
(1). Biểu mẫu cho hoạt động của tổ.<br />
<br />
10<br />
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
<br />
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc<br />
<br />
BÁO CÁO TỔNG KẾT VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ<br />
<br />
1. Báo cáo tổng kết<br />
<br />
Ưu điểm…………………………………………………………………<br />
<br />
Nhược điểm:……………………………………………………………<br />
<br />
Xếp loại hạnh kiểm:<br />
<br />
STT Họ và tên Hạnh STT Họ và tên Hạnh Chú ý<br />
kiểm kiểm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2. Phương hướng tuần tới:<br />
<br />
a. Về học tập………………………………………………………………<br />
<br />
b. Về phong trào……………………………………………………………<br />
<br />
Tổ phó Tổ trưởng ký tên<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(2) Biên bản sinh hoạt lớp (lớp phó)<br />
<br />
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
<br />
Độc lập –Tự do –Hạnh phúc<br />
<br />
11<br />
<br />
<br />
BIÊN BẢN SINH HOẠT LỚP 9A5<br />
<br />
Tuần:.......<br />
<br />
1. Thời gian và địa điểm:<br />
<br />
Thời gian:………giờ……..phút, ngày………tháng………năm 2016<br />
<br />
Địa điểm: Tại phòng học lớp 9A5, Trường THCS Tô hiệu.<br />
<br />
2. Thành phần tham dự<br />
<br />
Chủ trì :…………………………………………………………………<br />
<br />
Thư kí: …………………………………………………………………<br />
<br />
Giáo viên chủ nhiệm lớp 9A5:…………………………………………<br />
<br />
Tập thể lớp 9A5.<br />
<br />
Vắng mặt:………………………………………………………………<br />
<br />
3. Nội dung buổi sinh hoạt<br />
<br />
a. Các tổ hoạt động nhóm nhận xét hoạt động của tổ và đề ra phương <br />
hướng hoạt động của tuần tiếp theo:<br />
<br />
Tổ 1:……………………………………………………………………<br />
<br />
Tổ 2:……………………………………………………………………<br />
<br />
Tổ 3:……………………………………………………………………<br />
<br />
b. Lớp phó học tập nhận xét tình hình học tập của các tổ, cá nhân trong <br />
tuần qua và đề ra phương hướng tuần tiếp theo:<br />
<br />
…………………………………………………………………………………<br />
<br />
c. Tổng hợp nhận xét chung tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua:<br />
<br />
Nề nếp:…………………………………………………………………<br />
<br />
<br />
12<br />
Học tập:………………………………………………………………<br />
<br />
* Thông qua việc nhận xét, đánh giá của các cán bộ lớp thì kết quả hoạt <br />
động: học tập và rèn luyện của các thành viên như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
Tổ 1 Tổ 2<br />
<br />
STT Họ và tên Xếp loại Họ và tên Xếp loại<br />
<br />
1 H Dịu Niê H Wiêl Hmõk<br />
<br />
2 H Rim Niê H Ngin Hmõk<br />
<br />
3 Y Xuyên Brông Ngô Đình Đức<br />
<br />
4 Y Silas ÊBan H Đươm Hmõk<br />
<br />
5 H Oai ÊBan Đinh Quang Khải<br />
<br />
6 H Bhung Niê H Wan Knul<br />
<br />
7 Y YêRêMi Knul H Bel Knul<br />
<br />
8 H Đin Hmõk Y RêNi Hmõk<br />
<br />
9 H Yol HĐơk Y YôSuê BKrông<br />
<br />
10 Y Kiêu BKrông Hoàng Thị Thảo Vân<br />
<br />
Tổ 3<br />
<br />
STT Họ và tên Xếp loại STT Họ và tên Xếp <br />
loại<br />
<br />
1 H Ning Adrơng 6 H Wăn BKrông<br />
<br />
2 H Yiêu Niê 7 Đoàn Thị Xuân Diệu <br />
<br />
3 Y Bhung Niê 8 Nguyễn Văn Thành<br />
<br />
4 Nguyễn Đức 9 Y Jamin Niê<br />
<br />
<br />
13<br />
Khánh Huy<br />
<br />
5 H Dưr BKrông 10 Y Lý Niê<br />
<br />
d. Phương hướng hoạt động tuần tới.<br />
<br />
…………………………………………………………………………………… <br />
<br />
e. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét các hoạt động trong tuần:<br />
<br />
Học tập: ………………………………………………………………<br />
<br />
Nề nếp: ………………………………………………………………<br />
<br />
Xử lí vi phạm: ………………………………………………………<br />
<br />
tới: <br />
<br />
+ Học tập:………………………………………………………………<br />
<br />
+ Nề nếp:………………………………………………………………<br />
<br />
+ Hoạt động khác:………………………………………………………<br />
<br />
Thư kí. GVCN Chủ trì <br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Phước Trà<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(3). Bảng theo dõi hạnh kiểm của lớp hàng tháng (lớp trưởng)<br />
<br />
Học kỳ I Tháng Tổng kết <br />
<br />
ST Họ và tên Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 tháng<br />
<br />
T<br />
<br />
<br />
14<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
<br />
<br />
(4) Bảng theo dõi hoạt động của mỗi thành viên trong lớp và liên hệ với <br />
gia đình.<br />
<br />
Bảng theo dõi hoạt động của học sinh<br />
<br />
Họ và tên:…………………….. Tháng………năm……….<br />
<br />
Lớp:…………………………… <br />
<br />
Tự nhận xét Nhận xét của lớp<br />
<br />
+ Ưu điểm về khả năng đặc biệt ………………………………<br />
<br />
…………………………………………………….. ………………………………<br />
<br />
……………………………………………………. ………………………………<br />
<br />
+ Tồn tại<br />
<br />
…………………………………………………….. ………………………………<br />
<br />
* Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm:……………………………………<br />
<br />
* Ý kiến của gia đình học sinh:…………………………………………<br />
<br />
Học sinh (chữ ký) GVCN (chữ ký)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biện pháp 4: Thành lập tổ tư vấn tâm lý<br />
<br />
Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu chọn ra 3 em có tinh thần giúp đỡ bạn bè, <br />
vui vẽ, hòa đồng, có khả năng nói chuyện, khéo léo, năng nổ trong hoạt động để <br />
thành lập tổ tư vấn tâm lý.<br />
<br />
<br />
15<br />
Chức năng của tổ tư vấn tâm lý tạo mối quan hệ đoàn kết trong lớp, <br />
giúp giáo viên chủ nhiệm theo dõi tìm hiểu sự thay đổi tâm lý tình cảm của các <br />
bạn trong lớp, giúp đở các bạn vượt qua khó khăn về mặt tâm lý tình cảm, hoặc <br />
trao đổi với giáo viên chủ nhiệm nếu gặp vấn đề không giải quyết được.<br />
<br />
Tổ tư vấn tâm lý phải bảo đảm bí mật cá nhân cho các thành viên trong <br />
lớp và cùng giáo viên chủ nhiệm giải quyết vấn đề 1 cách khéo léo.<br />
<br />
Cách thức hoạt động: Tổ tư vấn có nhiệm vụ thu thập tư liệu, thông tin, <br />
hình ảnh …cho các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp theo chủ đề giáo viên giao <br />
phó. Đồng thời tìm hiểu các vấn đề nóng sảy ra trong xã hội, đặc biệt trong địa <br />
phương tham mưu với giáo viên chủ nhiệm để đưa nội dung lồng ghép vào các <br />
buổi sinh hoạt chủ điểm cuả lớp cho các thành viên trong lớp thảo luận theo <br />
hướng tích cực mang tính giáo dục cao.<br />
<br />
Tổ tư vấn cùng với ban cán sự lớp tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể, <br />
cùng nhau rút kinh nghiệm, tham khảo sự góp ý của các thầy cô giáo trong <br />
trường, hoặc trong các tổ chức xã hội ngoài nhà trường<br />
<br />
Biện pháp 5: Tổ chức các hoạt động xã hội<br />
<br />
Tích cực tham mưu với nhà trường, hội cha mẹ học sinh và các tổ chức <br />
xã hội khác tổ chức cho các em tham quan ngoại khóa tạo niềm vui đến trường <br />
và là dịp để các em giao lưu tình cảm với thầy cô bạn bè và tăng thêm kiến thức <br />
xã hôi cho các em.<br />
<br />
Hướng dẫn, động viên các em tham gia các tổ chức xã hội, các câu lạc <br />
bộ trong và ngoài nhà trường như: Đội Thiếu Niên, Đoàn Thanh Niên, Câu lạc <br />
bộ “ Khát vọng tuổi trẻ” Của đoàn thanh niên xã Ea Bông, Câu lạc bộ “Khát <br />
vọng xanh” của Huyện Krông Ana.<br />
<br />
Hướng dẫn các em thành lập câu lạc bộ trong lớp hoặc trong trường <br />
như : Câu lạc bộ “vòng tay bè bạn” , “Kể chuyện bằng tiếng anh”…..để giúp <br />
<br />
<br />
16<br />
các em mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, qua đó học hỏi thêm kiến thức xã hội và <br />
phương pháp học tập đúng đắn cho mình.<br />
<br />
Hàng tháng giúp đỡ các em sinh hoạt câu lạc bộ một lần với nội dung cụ <br />
thể và theo định hướng của giáo viên chủ nhiệm<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch thực hiện các giải pháp, biện <br />
pháp một cách cụ thể chi tiết và khoa học bắt đầu từ giải pháp, biện pháp tiếp <br />
cận lớp học, sắp xếp tổ chức lớp làm quen tạo ấn tượng ban đầu đối với lớp <br />
chủ nhiệm, giải pháp này sẽ hỗ trợ cho việc xây dựng nội dung kế hoạch tiết <br />
sinh hoạt lớp.<br />
<br />
Việc lập sẵn các mẫu nhằm hỗ trợ học sinh định hướng công việc cần <br />
làm, biết cách sắp xếp các hoạt động của mình. Bản thân học sinh có thể đánh <br />
giá và tự đánh giá quá trình học tập rèn luyện của bản thân cũng như liên hệ với <br />
gia đình thường xuyên hiệu quả.<br />
<br />
Giải pháp tham mưu tranh thủ các nguồn lực xã hội giúp học sinh có cơ <br />
hội giao lưu và tìm hiểu các vấn đề trong xã hội, tạo hứng thú và niềm vui đến <br />
trường, tạo tình cảm yêu thầy, mến bạn, hạn chế áp lực học tập, tình trạng <br />
chán nản bỏ học.<br />
<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, <br />
phạm vi và hiệu quả ứng dụng<br />
<br />
Trước khi áp dụng các giải pháp của đề tài vào công tác chủ nhiệm lớp tôi <br />
nhân thấy công việc chủ nhiệm lớp của tôi thường bị thụ động chủ yếu làm <br />
theo chỉ đạo của nhà trường. Các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể còn nghèo <br />
cả về nội dung lẫn hình thức nên không có hiệu quả giáo dục như mong muốn.<br />
<br />
Sau khi áp dụng đề tài này tôi nhận thấy hiệu quả rõ rệt trong công tác <br />
chủ nhiệm lớp. Công việc chủ nhiệm lớp được sắp xếp một cách khoa học hơn <br />
<br />
<br />
17<br />
các các thành viên trong lớp đã chủ động biết công việc của mình, các tiết sinh <br />
hoạt tập thể trở nên thu hút các em tham gia, hơn nữa các em còn chủ động <br />
chuẩn bị và tự tổ chức mà không cần có sự giám sát của giáo viên chủ nhiệm.<br />
<br />
Qua quá trình áp dụng đề tài vào công tác chủ nhiệm lớp 9A5 năm học <br />
20162017 bản thân tôi đã thu được kết quả đáng khích lệ như sau:<br />
<br />
+ Tỉ lệ học sinh chấp hành tốt nội quy của nhà trường đạt 95%.<br />
<br />
+ Tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần 100%.<br />
<br />
+ Duy trì sĩ số đạt 100%.<br />
<br />
+ Ý thức chấp hành nội quy tương đối tốt, đa số học sinh ngoan hơn, biết <br />
nghe lời hơn.<br />
<br />
+ Tham gia nhiệt tình vào các phong trào lớp, phong trào của nhà trường.<br />
<br />
+ Đa số học sinh có lối sống lành mạnh, ngoan, có tinh thần tự giác, tự <br />
lập cao.<br />
<br />
Kết quả cụ thể như sau: <br />
<br />
* Cuối học kì I lớp đạt được :<br />
<br />
Giỏi (tốt) Khá Trung bình Yếu<br />
Hai mặt <br />
TSHS SL TL% SL TL SL TL% SL TL%<br />
giáo dục<br />
%<br />
<br />
Hạnh 30 21 70 9 30 0 0<br />
kiểm<br />
<br />
Học lực 30 03 10 18 60 09 30<br />
<br />
<br />
<br />
* Cuối năm lớp đạt được :<br />
<br />
Hai mặt TSHS Giỏi (tốt) Khá Trung bình Yếu<br />
<br />
<br />
18<br />
giáo dục SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%<br />
<br />
Hạnh 30 23 77,0 7 23 0 0<br />
kiểm<br />
<br />
Học lực 30 9 30 15 50 6 20<br />
<br />
* Trong năm học lớp tôi đã đạt được những thành tích đáng kể như sau:<br />
<br />
Đại đa số học sinh của lớp tôi chủ nhiệm có ý thức, kỉ luật cao. Biết phê <br />
bình, tự phê bình, có tinh thần thi đua trong học tập.<br />
<br />
Các em, tự rèn cho mình luôn luôn có ý thức giữ gìn trường, lớp sạch <br />
đẹp. Trong suốt buổi học lớp không có hiện tượng xả rác bừa bãi, không mang <br />
dép lê, tác phong đúng theo nội quy nhà trường.<br />
<br />
Từng tổ có ý thức trách nhiệm được giao như quản lí tổ, trực nhật đạt <br />
hiệu quả cao, có ý thức chấp hành nội quy của các em rất cao.<br />
<br />
Duy trì sĩ số đạt 100%<br />
<br />
* Ngoài thành tích trên lớp tôi còn đạt nhiều thành tích trong công tác hoạt <br />
động ngoài giờ như sau:<br />
<br />
Nhờ sự đoàn kết trong tập thể lớp nên lớp tôi tham gia tất cả các phong <br />
trào thi đua của nhà trường, của đội tổ chức nhằm chào mừng các ngày lễ lớn, <br />
các em cũng đạt được nhiều giải cao như:<br />
<br />
Giải ba cuộc thi nhảy dân vũ khối 89, giải khuyến khích cuộc thi văn <br />
nghệ chào mừng 20/11, giải khuyết khích trưng bày mâm cỗ trung thu, giải <br />
khuyến khích cuộc thi “ Học sinh với văn hóa giao thông”.<br />
<br />
Cuối học kì 1 và cuối năm học lớp tôi còn đạt danh hiệu lớp xuất sắc <br />
trong toàn trường và chi đội cũng đạt thành tích xuất sắc trong phong trào đội <br />
<br />
* Chất lượng mũi nhọn :<br />
<br />
Thi HSG TDTT cấp huyện đạt:<br />
<br />
<br />
19<br />
+ Môn Bắn nỏ dự thi: Em Y’ YêRêmi đạt giải nhất cấp huyện, sau <br />
đó đạt huy chương đồng cấp tỉnh.<br />
<br />
+ Môn Cầu Lông dự thi: Em Đinh Quang Khải đạt giải KK cấp <br />
huyện.<br />
<br />
+ Môn Đẩy gậy dự thi: Em Y Kiêu Bkrông Đạt giải ba cấp huyện.<br />
<br />
+ Môn nhảy cao: Em H Bel Knul đạt giải khuyến khích môn nhảy <br />
cao cấp huyện. <br />
<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
1. Kết luận<br />
<br />
Trong suốt quá trình giảng dạy cũng như trong nhiều năm làm công tác <br />
chủ nhiệm, bản thân tôi đã từng gặp phải những khó khăn rất lớn khi làm chủ <br />
nhiệm lớp. Những khó khăn ấy cũng xuất phát từ nguyên nhân chủ quan về khả <br />
năng lực, nhận thức của tôi; cũng có những nguyên nhân từ phía nhà trường, gia <br />
đình học sinh hay các đối tượng học sinh. Tuy nhiên, đó chỉ là những khó khăn <br />
khi những năm đâu mới được phân công làm công tác chủ nhiệm. Nhưng, sau <br />
một thời gian làm chủ nhiệm lớp, bản thân tôi tự nhận ra rằng chính mình sẽ <br />
làm thay đổi cách thức chủ nhiệm của mình, để có thể làm tốt được công tác <br />
chủ nhiệm.<br />
<br />
Chính vì lí do đó, bản thân tôi đã từng trăn trở, suy nghĩ để tìm ra những <br />
giải pháp có thể áp dụng được cho công tác chủ nhiệm đối với bất kì môi <br />
trường nào, đối tượng học sinh nào. Sau nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi và học <br />
hỏi, bản thân đã tìm ra được một số giải pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm, đã <br />
áp dụng những kinh nghiệm đó vào công tác chủ nhiệm của mình và đã đạt <br />
được rất nhiều những thành công. Những thành công ấy không chỉ cho chính <br />
bản thân mình mà còn cho cả chính tập thể lớp mình chủ nhiệm.<br />
<br />
Điều quan trọng hơn nữa là, trong quá trình chủ nhiệm, để làm tốt công <br />
tác chủ nhiệm của mình, tôi đã không nôn nóng, vội vàng mà luôn điềm tĩnh, <br />
<br />
20<br />
vạch định kế hoạch rõ ràng về thời gian, về nội dung công việc và hình thức <br />
thực hiện công việc. Đặc biệt là đối với các tiết sinh hoạt tập thể. Đồng thời <br />
luôn tranh thủ được sự giúp đỡ của những nguồn lực khác trong nhà trường, từ <br />
phía gia đình học sinh và từ chính sự tích cực của các đối tượng học sinh.<br />
<br />
2. Kiến nghị <br />
<br />
Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, luôn đòi hỏi nhiều yếu tố quan trọng. <br />
Nhưng trong đó, quan trọng nhất là phương pháp và là tâm huyết của giáo viên <br />
chủ nhiệm, chứ bản thân tôi không đòi hỏi hay kiến nghị các cấp Lãnh đạo, Ban <br />
giám hiệu nhà trường cũng như các tổ chức, cá nhân hay gia đình học sinh phải <br />
làm như thế này, như thế khác. Mà điều tôi luôn mong muốn đó là sẽ luôn nhận <br />
được giúp đỡ, phối hợp để công tác chủ nhiệm của mình sẽ luôn đạt kết quả <br />
cao hơn.<br />
<br />
Tuy nhiên, đa số học sinh tại trường THCS Tô Hiệu nằm trên địa bàn xã <br />
Ea Bông huyện Krông Ana, tỉnh ĐắkLắk có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng <br />
các em rất ngoan và hiếu học. Kính mong quý cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa <br />
đến địa bàn xã Ea Bông huyện Krông Ana, tỉnh ĐắkLắk để phát triển kinh tế, <br />
văn hóa cho địa phương, đây là tiền đề để địa phương có nhiều người có năng <br />
lực và phẩm chất đạo đức phục vụ cho địa phương và đất nước.<br />
<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình làm công tác chủ <br />
nhiệm lớp. Kinh mong được sự góp ý của các đồng nghiệp để công việc dạy và <br />
học ngày càng đạt hiệu quả hơn.<br />
<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
EaBông, ngày 25 tháng 02 năm 2018<br />
<br />
Người viết sáng kiến<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Phước Trà<br />
<br />
21<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
.....................................................................................................................................<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý lứa tuổi – NXB <br />
Đại học Sư phạm Hà Nội. <br />
2. Điều lệ trường trung học Bộ GD & ĐT.<br />
3. Thông tư 58 v/v hướng dẫn đánh giá, xếp loại học sinh Bộ GD & ĐT.<br />
4. Luật GD 2005 Bộ GD & ĐT.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
23<br />
Mục lục<br />
Trang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
24<br />