PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG<br />
TRƯỜNG MẦM NON XÃ NGHĨA ĐỒNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BÁO CÁO SÁNG KIẾN<br />
<br />
“Một số kinh nghiệm xã hội hóa giáo dục trong việc xây <br />
dựng <br />
trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I ”<br />
<br />
<br />
Tác giả :Trần Thị Nhạn<br />
Trình độ chuyên môn : Đại học sư phạm Mầm non<br />
Chức vụ : Hiệu Trưởng<br />
Nơi công tác : Trường Mầm non xã Nghĩa Đồng<br />
<br />
Nghĩa Đồng, ngày 16 tháng 05 năm 2016<br />
<br />
<br />
<br />
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
1.Tên sáng kiến: “Một số kinh nghiệm xã hội hóa giáo dục trong việc xây <br />
dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I ”<br />
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:<br />
Áp dụng trong công tác quản lý giáo dục Trường Mầm Non Xã Nghĩa Đồng.<br />
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:<br />
Từ ngày 01 tháng 8 năm 2014 đến ngày 01 tháng 01 năm 2016<br />
4. Tác giả: <br />
Họ và tên: Trần Thị Nhạn<br />
Năm sinh: 1974<br />
Nơi thường trú: Nghĩa Đồng Nghĩa Hưng – Nam Định<br />
Trình độ chuyên môn: Đại học SPMN<br />
Chức vụ công tác: Hiệu trưởng<br />
Nơi làm việc: Trường Mầm Non Xã Nghĩa Đồng<br />
Điện thoại : 01662633617<br />
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: <br />
Tên đơn vị: Trường Mầm Non Xã Nghĩa Đồng<br />
Địa chỉ: Đội 4 – Nghĩa Đồng Nghĩa Hưng – Nam Định<br />
Điện thoại: 03503710190<br />
<br />
<br />
<br />
BÁO CÁO SÁNG KIẾN <br />
“Một số kinh nghiệm xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng trường <br />
Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I ”<br />
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:<br />
Trong giai đoạn 2010 2015 trường Mầm non Nghĩa Đồng có nhiều chuyển <br />
biến tích cực tháng 10/2010 trường được chuyển đổi từ trường Mầm non bán <br />
công sang trường Mầm non công lập .Trong điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều <br />
khó khăn, trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên không đồng đều, trình độ <br />
đạt chuẩn chưa cao, đồ dùng trang thiết bị của nhóm lớp còn thiếu nhều so với <br />
thông tư 02 và thông tư 34 của bộ Giáo dục quy định.<br />
1.Lý do chọn sáng kiến:<br />
Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI đã đưa vào thực hiện chiến lược "Đổi mới <br />
căn bản, toàn diện nền giáo dục đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, <br />
xã hội hóa, hội nhập quốc tế ” .Xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung <br />
tâm. Là một cán bộ quản lí trong trường mầm non tôi nghĩ làm thế nào để thực <br />
hiện tốt được nhiệm vụ quản lý, để thế hệ tương lai của đất nước phát triển <br />
kịp với xu thế thời đại, làm như thế nào? để bổ sung cơ sở vật chất đủ điều <br />
kiện công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I . <br />
Trong giai đoạn 2010 2015 trường mầm non Nghĩa Đồng hàng năm đều <br />
được các cấp lãnh đạo quan tâm tạo điều kiện cấp phát kinh phí nhà nước đầu <br />
tư để tập trung phấn đấu xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức <br />
độ I Giai đoạn 2010 2015. Nhưng nếu chỉ trông chờ vào các đợt cấp phát đồ <br />
dùng trang thiết bị chưa đảm bảo để đạt được điều kiện công nhận trường <br />
chuẩn quốc gia mức độ I. Vậy làm thế nào để xây dựng cơ sở vật chất của <br />
trường xanh, sạch, đẹp đủ điều kiện công nhận trường mầm non đạt chuẩn <br />
quốc gia mức độ I. Là một vấn đề làm tôi suy nghĩ trăn trở, tôi tập trung tìm <br />
hiểu nghiên cứu... Như Bác Hồ dạy :<br />
" Dễ trăm lần không dân cũng chịu<br />
khó vạn lần dân liệu cũng xong".<br />
Chính vì thế tôi chọn viết sáng kiến " Một số kinh nghiệm xã hội hóa <br />
giáo dục trong việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ <br />
I". <br />
2. Mục đích: <br />
Phân tích thực trạng của nhà trường đề xuất ra các giải pháp quản lý về công <br />
tác xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc <br />
gia mức độ I. tập trung nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm thực tiễn.<br />
Đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra được một số kinh <br />
nghiệm xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng trường mầm non đạt chuẩn <br />
quốc gia mức độ I.<br />
Tôi đã tiến hành nghiên cứu tìm hiểu và đã đem lại một số biện pháp hiệu quả <br />
những bài học thành công ban đầu, giúp tôi nâng cao hiệu quả năng lực công tác <br />
lãnh đạo quản lý nhà trường, tìm ra một số kinh nghiệm để làm tư liệu cho <br />
đồng nghiệp trao đổi học hỏi để nâng cao công tác quản lý giáo dục, nhất là <br />
công tác xã hội hóa giáo dục trong trường mầm non. <br />
3. Phạm vi đối tượng:<br />
Tháng 5/2010 tôi nhận chức vụ Hiệu trưởng trường Mầm non cùng lúc nhà <br />
trường đang xây dựng và phấn đấu đạt chuẩn quốc gia.Tôi bắt đầu tìm hiểu <br />
nghiên cứu và tôi đã áp dụng vào thực hiện từ tháng 3/2014.Qua quá trình viết <br />
xong sáng kiến vào tháng 12/2015, tôi tiếp tục áp dụng vào thực hiện đến tháng <br />
01/2016. Tạị trường mầm non Nghĩa Đồng tôi đang công tác tất cả cán bộ, giáo <br />
viên, nhân viên đều thấy sự cần thiết về xã hội hóa giáo dục trong việc xây <br />
dựng cơ sở vật chất nhà trường quan trọng nên được 100% cán bộ, giáo viên , <br />
nhân viên ủng hộ. <br />
4. Nghiên cứu : <br />
Tập trung nghiên cứu các hình thức và biện pháp để đem lại hiệu quả cao trong <br />
công tác xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn <br />
quốc gia mức độ I .<br />
II/ Mô tả giải pháp:<br />
1. Giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:<br />
<br />
Trường mầm non Xã Nghĩa Đồng được chuyển đổi từ trường mầm non bán <br />
công sang trường mầm non công lập, từ 5 khu lẻ nằm rải rác xung quanh xã nay <br />
chuyển về khu trung tâm trường có diện tích 3960 m 2 có 8 phòng học 2 tầng <br />
kiên cố , và 1 số phòng chức năng, có bếp 1 chiều nhưng so với thực tế học sinh <br />
còn nhiều thiếu 2 phòng học và 1 số phòng chức năng. Sân vườn trường mới chỉ <br />
có sân bê tông, ít cây bóng mát và cây xanh, không có chỗ tổ chức lễ hội vui chơi <br />
cho trẻ, vườn trường chưa được quy hoạch, chưa có vườn cổ tích , sân giao <br />
thông .. . Trong các nhóm lớp còn thiếu rất nhiều bàn ghế ,tủ giá ,thiếu ti vi, <br />
đầu DVD và trang thiết bị dạy học đồ dùng đồ chơi còn thiếu nhiều so với <br />
thông tư 02 của Bộ giáo dục quy định .. .<br />
Trong quá trình quản lý nhà trường tôi đã thực hiện một số giải pháp để <br />
làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục như sau:<br />
2. Giải pháp sau khi có sáng kiến:<br />
2. 1. Công tác tham mưu<br />
Là Hiệu trưởng nhà trường tôi xác định công tác xã hội hóa giáo dục <br />
muốn thực hiện tốt trước tiên phải làm tốt công tác tham mưu: cần trình bày <br />
giải thích để chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là cha <br />
mẹ các cháu hiểu được từng nội dung yêu cầu trong nhiệm vụ chăm sóc giáo <br />
dục trẻ của nhà trường để từ đó có sự đồng thuận và ủng hộ tích cực; cụ thể <br />
nếu trang thiết bị được sửa chữa bổ sung kịp thời tạo điều kiện cho đội ngũ <br />
thực hiện tốt nhiệm vụ, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng <br />
tốt hơn.<br />
Vì vậy tôi đã mời đoàn gồm chính quyền địa phương , ban nghành đoàn <br />
thể, Ban chấp hành hội cha mẹ học sinh, các bậc phụ huynh đi tham quan một <br />
số trường chuẩn quốc gia trong và ngoài huyện.<br />
Về địa phương tham quan thực tế cơ sở vật chất của nhà trường, đoàn quan sát <br />
các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại các nhóm/lớp thấy thiếu ti <br />
vi, đồ dùng tủ giá trang thiết bị dạy học. Khuôn viên nhà trường, chưa có nhà đa <br />
năng ,sân trường chưa có vườn cổ tích, sân giao thông, không có cây xanh bóng <br />
mát làm ảnh hưởng đến hoạt động ngoài trời cảnh quan môi trường nhà trường <br />
chưa thực sự xanh, sạch, đẹp. Qua quan sát thực tế các đồng chí lãnh đạo chính <br />
quyền địa phương, cha mẹ các cháu đều thống nhất chủ trương đồng ý cho tiến <br />
hành từng bước bổ sung cơ sở vật chất còn thiếu. Kinh phí đầu tư do UBND xã <br />
đầu tư và ban đại diện cha mẹ trẻ em tập trung tuyên truyền xã hội hóa giáo <br />
dục.<br />
2. Làm tốt công tác tuyên truyền cho cán bộ địa phương, cán bộ, giáo viên <br />
nhà trường và cộng đồng phụ huynh trên địa bàn để mọi người thấy được <br />
ý nghĩa của công tác xã hội hóa giáo dục mầm non.<br />
Trước tiên chúng tôi phối hợp với chính quyền địa phương triển khai đến <br />
tận cán bộ giáo viên nhà trường và các cán bộ ban ngành đoàn thể học tập các <br />
chỉ thị Nghị Quyết của Đảng, của nhà nước về công tác đẩy mạnh xã hội hóa <br />
giáo dục mà cụ thể xã hội hóa giáo dục mầm non.<br />
Xây dựng kế hoạch lịch tuyên truyền xuyên suốt có sự đầu tư ở một số <br />
thời điểm, tận dụng triệt để các cuộc hội họp, sinh hoạt của chi bộ, của các <br />
đoàn thể, các buổi tổ chức lễ hội.<br />
Phát huy đội ngũ cán bộ giáo viên là tuyên truyền của nhà trường, truyền <br />
thanh của xã về các hoạt động hội thi, lễ hội, các phong trào của nhà trường, <br />
tuyên truyền nêu gương tốt các các cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh có <br />
thành tích tốt trong phong trào xã hội hóa giáo dục mầm non .<br />
Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường phối hợp với tổ y tế, hội phụ nữ <br />
xã , ban đại diện phụ huynh học sinh hỗ trợ tuyên truyền những nội dung nuôi <br />
dạy trẻ sát với thực tế nâng cao kiến thức chăm s óc giáo dục trẻ và việc huy <br />
động trẻ trong độ tuổi đến trường .<br />
Tại nhà trường tôi chú trọng phối hợp với phụ huynh chủ động tổ chức <br />
tuyên truyền với nhiều hình thức như : Tổ chức hội thi "Bé khỏe bé ngoan, thi <br />
an toàn dinh dưỡng, Nuôi con khỏe dạy con ngoan, bé tập làm nội trợ, Thi triển <br />
lãm tranh của bé " Tổ chức các buổi truyền thông qua các hoạt động như: Khai <br />
giảng năm học mới, tết trung thu, sơ kết, tổng kết, tổ chức 1/6... góp phần tạo <br />
sự chuyển biến trách nhiệm của nhân dân, đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo <br />
dục.<br />
3. Tăng cường bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, nhân viên.<br />
Đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường, trong <br />
đó có công tác xã hội hóa giáo dục. Để làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục <br />
trước hết về nhận thức của ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên trong nhà trường <br />
phải hiểu rõ vai trò của mình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, từ đó làm cho <br />
phụ huynh hiểu tin tưởng và tín nhiệm bằng những việc làm cụ thể của mình. <br />
Vào đầu năm học Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch bổ sung cơ sở vật chất, đồ <br />
dùng trung của toàn trường. Các nhóm lớp lên kế hoạch bổ sung đồ dùng trang <br />
thiết bị của nhóm lớp, sát với thực tế của trường, của lớp. Họp toàn trường <br />
thảo luận bàn bạc thống nhất và quyết tâm thực hiện. Mỗi cán bộ giáo viên đưa <br />
ra một kinh nghiệm biện pháp tuyên truyền. Vì vậy cán bộ, giáo viên, nhân viên <br />
phải tu dưỡng rèn luyện, phấn đấu phải có tài có tâm, mặt khác nhà trường <br />
thường xuyên bồi dưỡng tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức quản <br />
lý giáo dục, mở chuyên đề, thao giảng, dự giờ, học hỏi các đơn vị bạn, bồi <br />
dưỡng qua các hội thi, tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên môn, triển khai các <br />
công văn, chỉ thị, quyết định của pháp luật liên quan đến xã hội hóa giáo dục cho <br />
cán bộ giáo viên, bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng tuyên truyền, tạo điều kiện <br />
cho cán bộ giáo viên đi học nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên <br />
môn nghiệp vụ, đánh giá thi đua bằng kết quả giáo dục, bằng dư luận của phụ <br />
huynh học sinh ... Ngoài ra còn đẩy mạnh phong trào thi đua '' Dạy tốt, học tốt '' <br />
thực hiện nghiêm túc quy định của đạo đức nhà giáo, gắn với nội dung cuộc vận <br />
động '' Dân chủ kỷ cương tình thương trách nhiệm '' với thực hiện chuẩn nghề <br />
nghiệp giáo viên mầm non; tăng cường rèn luyện tư cách đạo đức, phẩm chất, <br />
lối sống lương tâm nghề nghiệp, thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng '' <br />
Trường học thân thiện, học sinh tích cực '', '' Cuộc vận động mỗi thầy giáo, cô <br />
giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo''...<br />
4 . Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ<br />
Chất lượng chăm sóc giáo dục là tiền đề quan trọng để tạo niềm tin cho <br />
phụ huynh và là sức mạnh lan tỏa đến cộng đồng xã hội ... Tích cực thực hiện <br />
các biện pháp giáo dục, nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày giúp trẻ khỏe <br />
mạnh, phát triển toàn diện, thực hiện lịch khám sức khỏe, cân, đo, theo dõi đánh <br />
giá sức khỏe trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng, bồi dưỡng riêng cho trẻ suy dinh <br />
dưỡng như cho trẻ uống sữa, trái cây ... yêu cầu phụ huynh quan sát kiểm tra <br />
bữa ăn của trẻ, kết hợp việc tuyên truyền giáo dục theo từng chủ đề. Vận động <br />
phụ huynh ủng hộ bằng hiện vật đồ dùng đồ chơi phục vụ các chủ đề học của <br />
trẻ, mở các buổi chuyên đề, tọa đàm có phụ huynh tham gia, phụ huynh ủng hộ <br />
khen thưởng qua các hội thi, khen thưởng sơ kết, tổng kết...<br />
5. Xây dựng môi trường cảnh quan sư phạm<br />
Chủ trương của nhà trường là tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp <br />
cho toàn bộ khuôn viên trong và ngoài lớp học mà không tốn khoản kinh phí nào. <br />
Chúng tôi đã phát động phong trào '' tạo màu xanh cho trường, lớp'' các bậc <br />
phụ huynh của mỗi lớp thi đua tận dụng vật liệu phế thải để tạo ra những bình <br />
hoa ngộ nghĩnh dễ thương treo ở các hành lang trong sân trường, vận động phụ <br />
huynh tặng các cây xanh nhỏ để tên trẻ vào bình cây xanh, ngoài các bình cây <br />
xanh nhỏ vận động phụ huynh ủng hộ cây cảnh trồng ngoài sân, nhờ vậy khuôn <br />
viên trường tạo được màu xanh tươi mát.<br />
Tất cả đã tạo nên được một môi trường thân thiện, để cho trẻ ''Mỗi ngày <br />
đến trường là một ngày vui''. Có thể nói trường mầm non xã Nghĩa Đồng đã tạo <br />
được cảnh quan sư phạm xanh, sạch, đẹp, đồ dùng đồ chơi được làm tự nguyên <br />
vật liệu rẻ tiền nhưng giá trị sự dụng đạt hiệu quả cao.<br />
6. Huy động và quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực huy động từ sự đóng <br />
góp của cha mẹ học sinh. <br />
Ngoài chế độ quy định về các khoản thu, ban đại diện cha mẹ học sinh <br />
các lớp chủ động bàn với ban giám hiệu nhà trường cùng phối hợp đề xuất của <br />
ban giám hiệu nhà trường xây dựng qũy hội, huy động sự hảo tâm của các phụ <br />
huynh học sinh, đề ra kế hoạch thu và sử dụng, sau đó thống nhất trong hội nghị <br />
phụ huynh học sinh toàn trường. Xây dựng quy chế phối hợp giữa hội đồng giáo <br />
dục nhà trường với ban đại diện cha mẹ học sinh phù hợp với đặc điểm, hoạt <br />
động của nhà trường: Tham gia giám sát các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, <br />
phối hợp tổ chức các ngày lễ hội, khen thưởng giáo viên giỏi, bé khỏe bé ngoan, <br />
cháu ngoan Bác Hồ, lễ hội mừng xuân và một số hội thi khác, trợ cấp cho trẻ có <br />
hoàn cảnh khó khăn, chi tiền điện, nước, sửa chữa nhỏ...<br />
Song song với việc huy động nguồn lực, quản lý chặt chẽ các nguồn lực <br />
được huy động là khâu quan trọng nhằm bảo đảm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm <br />
kinh phí. Nhà trường củng cố vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh, ban đại <br />
diện cha mẹ học sinh trực tiếp tham gia điều hành các hoạt động cùng nhà <br />
trường. Ban đại diện giám sát các nguồn huy động việc chi và sử dụng vào các <br />
mục đích công khai rõ ràng, hàng năm tổng kết đánh giá các mặt mạnh mặt yếu, <br />
đề ra giải pháp khắc phục, thông báo trong cuộc họp phụ huynh toàn trường.<br />
III. Hiệu quả sáng kiến đem lại:<br />
<br />
1. Vế mặt kinh tế và xã hội:<br />
Sau 2 năm học nỗ lực phấn đấu và áp dụng các biện pháp trên vào công tác xã <br />
hội hóa giáo dục trường mầm non nghĩa Đồng đã có đủ các phòng học, các <br />
phòng chức năng và đồ dùng trang thiết bị học tập trong các nhóm lớp đủ điều <br />
kiện để tháng 1 năm 2016 trường Mầm non Nghĩa Đồng đã được công nhận <br />
trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I .<br />
Qua bài viết sáng kiến này tôi xin trình bày một số biện pháp mà tôi đã <br />
làm và mang lại hiệu quả tuy không lớn lao so với các địa phương khác thế <br />
nhưng, những việc tôi đã làm, tôi thấy rất thiết thực và muốn chia sẽ tìm hiểu rõ <br />
vai trò của cán bộ quản lý trong công tác vận động xã hội hóa giáo dục nhằm <br />
xây dựng cơ sở vật chất nhà trường nói chung, của trường Mầm non Nghĩa <br />
Đồng nói riêng nên tôi tập trung chọn đề tài nghiên cứu thực hiện sáng kiến kinh <br />
nghiệm của mình đó là: “Một số kinh nghiệm xã hội hóa giáo dục trong việc xây <br />
dựng trường mầm non đạt chuẩn quóc gia mức độ I” <br />
<br />
2. Bài học kinh nghiệm<br />
Qua sự phát triển công tác xã hội hoá giáo dục tôi tự rút ra một số bài học <br />
kinh nghiệm sau:<br />
<br />
1. Ban giám hiệu nhà trường phải thực hiện đúng đường lối, chủ <br />
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo niềm tin ở các cấp uỷ Đảng, <br />
chính quyền địa phương, các cấp quản lý giáo dục và được nhân dân đồng tình <br />
ủng hộ bằng chính những việc làm cụ thể, thiết thực nhất.<br />
<br />
2. Công tác tham mưu phải đảm bảo tính hợp lý, kịp thời, đúng lúc, phù <br />
hợp tình hình thực tế của địa phương.<br />
<br />
3. Tham gia tích cực công tác xã hội và có nhiều đóng góp cho phong trào <br />
tại địa phương.<br />
<br />
4.Tập thể cán bộ giáo viên nhân viên phải đoàn kết, tập trung hoàn thành <br />
tốt nhiệm vụ được phân công, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ với <br />
nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp.<br />
<br />
5. Tổ chức công tác vận động, tuyên truyền, tranh thủ mọi nguồn lực <br />
đầu tư. Nâng cấp cơ sở vật chất, trang bị đồ dùng phục vụ cho việc tổ chức các <br />
hoạt động nuôi dạy, chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
<br />
IV. Cam kết không sao chép vi phạm bản quyền.<br />
Tôi xin cam đoan sáng kiến.““Một số kinh nghiệm xã hội hóa giáo dục trong <br />
việc xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I ” . Là do bản <br />
thân tôi nghiên cứu và tìm hiểu đúc rút kinh nghiệm, không sao chép vi phạm <br />
bản quyền của người khác .<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra trong quá trình công tác của bản thân <br />
tôi đã và đang áp dụng thực hiện tại Trường Mầm non Xã Nghĩa Đồng. Vì điều <br />
kiện thời gian nghiên cứu có hạn mặc dù bản thân đã cố gắng học hỏi nghiên <br />
cứu xong không tránh khỏi những thiếu xót. Tôi kính mong nhận được sự đóng <br />
góp của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để từ đó bản thân tôi rút ra <br />
được nhiều kinh nghiệm sâu sắc hơn trong quá trình quản lý giáo dục ở trường <br />
Mầm Non Nghĩa Đồng.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
<br />
CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN<br />
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN <br />
<br />
Sáng kiến này đã được áp dụng tại trường <br />
Mầm non Nghĩa Đồng từ năm học 2014 2015 Trần Thị Nhạn<br />
và năm học 2015 2016 đạt hiệu quả cao.<br />
T.M Nhà trường <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHÒNG GD&ĐT<br />
(xác nhận, đánh giá, xếp loại)<br />
............................................................................................................................................................<br />
............................................................................................................................................................<br />
............................................................................................................................................................<br />
............................................................................................................................................................<br />
............................................................................................................................................................<br />
............................................................................................................................................................<br />
....................................<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Độc lập Tự do Hạnh phúc<br />
<br />
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN<br />
<br />
Kính gửi: Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Nghĩa Hưng<br />
Tôi :<br />
Tỷ lệ (%) <br />
Trình độ <br />
Số ngày tháng đóng góp vào <br />
Họ và tên Nơi công tác Chức danh chuyên <br />
TT năm sinh việc tạo ra <br />
môn<br />
sáng kiến<br />
1 Trần Thị 07/08/1974 Trường Mầm Hiệu ĐHSPMN 100%<br />
Nhạn non Nghĩa Đồng trưởng<br />
<br />
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số kinh nghiệm xã hội hóa <br />
giáo dục trong việc xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I.<br />
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trong công tác quản lý giáo dục trường Mầm non <br />
Xã Nghĩa Đồng<br />
Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 01/8/2014<br />
Mô tả bản chất của sáng kiến: Tìm ra một số giải pháp, biện pháp xã hội hóa <br />
giáo dục trong việc xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I.<br />
Những thông tin cần được bảo mật nếu có:<br />
Những điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong các trường <br />
Mầm non Công lập<br />
Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến <br />
theo ý kiến của tác giả: Công tác xã hội hóa để bổ sung cơ sở vật chất ,trang <br />
thiết bị đồ dùng đồ chơi trong trường Mầm non công lập.<br />
Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến <br />
theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả <br />
áp dụng thử (nếu có): <br />
Danh sách những người tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng lần đầu (nếu có):<br />
Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và <br />
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.<br />
Nghĩa Đồng, ngày 03 tháng 12 năm 2016<br />
Người nộp đơn<br />
<br />
<br />
Trần Thị Nhạn<br />