Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen văn học cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 1 trường MN Krông <br />
Ana<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỤC NỘI DUNG SỐ TRANG<br />
<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU 2<br />
<br />
I Đặt vấn đề 2<br />
<br />
1 Lý do chọn đề tài 2<br />
<br />
2 Đối tượng nghiên cứu 3<br />
<br />
3 Phạm vi nghiên cứu 3<br />
<br />
II Mục đích nghiên cứu 4<br />
<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4<br />
<br />
I Cơ sở lí luận của vấn đề 4<br />
<br />
II Thực trạng vấn đề 5<br />
<br />
1 Thuận lợi 5<br />
<br />
2 Khó khăn 5<br />
<br />
III Các giải pháp đã tiền hành để giải quyết vấn đề 7<br />
<br />
IV Tính mới của giải pháp 13<br />
<br />
V Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 15<br />
<br />
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 16<br />
<br />
I Kết luận 16<br />
<br />
II Kiến nghị 17<br />
<br />
Tài liệu tham khảo 18<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Thư 1<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen văn học cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 1 trường MN Krông <br />
Ana<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG<br />
MÔN LÀM QUEN VĂN HỌC CHO TRẺ 56 TUỔI TẠI LỚP LÁ 1 <br />
TRƯỜNG MẦM NON KRÔNG ANA <br />
<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề. <br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
1.1 Lý do lý luận<br />
Văn học là “món ăn” tinh thần dường như không thể thiếu đối với trẻ <br />
thơ. Với những nội dung lý thú những hình tượng nghệ thuật trong sáng, sinh <br />
động, có sức lôi cuốn mạnh mẽ, các tác phẩm văn học thực sự mang lại niềm <br />
vui thích cho trẻ, đồng thời có tác dụng giáo dục lớn lao, bởi vậy đã từ lâu <br />
người ta xem tác phẩm văn học là một trong những phương tiện đễ giáo dục <br />
trẻ một cách toàn diện, đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về thế giới <br />
xung quanh. Văn học không chỉ góp phần bồi dưỡng tâm hồn, nâng cao năng <br />
lực cảm thụ cái đẹp, mà còn giúp cho trẻ phát triển trí tuệ, mở rộng sự hiểu <br />
biết và hướng tới một lối sống giàu lòng nhân ái.<br />
Văn học không đem lại những kiến thức cụ thể, chính xác như các môn <br />
khoa học khác, mà trái lại nó đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh <br />
thông qua các hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn ngữ văn <br />
chương, chau chuốt tinh tế và hàm súc. Thông qua ngôn từ nghệ thuật đó, trẻ <br />
cảm nhận được vẽ đẹp của ngôn ngữ dân tộc đó, vẻ đẹp thiên nhiên vạn vật, <br />
vẻ đẹp cuả xã hội con người, biểu tượng về cuộc sống xung quanh, giáo dục <br />
cho trẻ tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu con người, phát triển khả năng <br />
tưởng tượng, tư duy trí nhớ, từ đó chắp cánh cho những ước mơ, sáng tạo bay <br />
cao bay xa.<br />
Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ <br />
thuật. Vì vậy việc đem văn học đến với trẻ là một việc rất quan trọng và cần <br />
thiết. Tuy nhiên đưa tác phẩm văn học đến với trẻ như thế nào? Đó là điều <br />
mà giáo viên mầm non phải có suy nghĩ sáng tạo, lựa chọn tác phẩm hay phù <br />
hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng <br />
cảm thụ tác phẩm văn học.<br />
Tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là một nhiệm vụ quan <br />
trọng ở trường mầm non, đó là sự dẫn dắt mở cửa cho trẻ ngay từ những <br />
bước chập chững đầu tiên giúp trẻ củng cố những biểu tượng về cuộc sống <br />
Người thực hiện: Lê Thị Thư 2<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen văn học cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 1 trường MN Krông <br />
Ana<br />
xã hội xung quanh, từng bước cung cấp khái niệm mới mở rộng kinh nghiệm <br />
sống cho trẻ, giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ, sự nhạy cảm thẩm mĩ, năng <br />
lực cảm thụ văn học những tố chất ban đầu của năng khiếu nghệ thuật. Tổ <br />
chức cho trẻ hoạt động nghệ thuật, cảm thụ tác phẩm văn học, tái tạo và một <br />
phần sáng tạo tác phẩm văn học giúp trẻ rèn luyện khả năng thực hành, trải <br />
nghiệm nghệ thuật, và góp phần phát triển toàn diện ở trẻ về cảm xúc, tình <br />
cảm, đạo đức, ý chí, nhất là phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc. <br />
Đối với môn học này, như chúng ta đã biết rất đa dạng và phong phú, <br />
về nội dung có tầm quan trọng cho trẻ phát triển, tạo tiền đề cho việc học <br />
tập là hoạt động chính ở trường phổ thông sau này. Muốn làm tốt việc này <br />
trước hết đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết với nghề, say sưa suy <br />
nghĩ tìm tòi, sáng tạo hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động một cách <br />
khoa học để bước đầu nắm bắt và hình thành những kỹ năng sống, giúp trẻ <br />
sác lập thái độ và hành vi đúng đắn đối với các hiện tượng của đời sống. <br />
Ngoài ra trong môn học này người giáo viên cần tổ chức cho trẻ tự hoạt động <br />
trên mọi lĩnh vực, cần đầu tư thời gian, công sức và đặc biệt là cần có một <br />
giọng đọc, giọng kể truyền cảm thể hiện được tính cách của nhân vật, có <br />
như vậy trẻ mới chú ý và tích cực tham gia vào hoạt động tốt hơn.<br />
1.2 Lý do thực tiễn<br />
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã nhận thấy trẻ ở lứa tuổi mầm non tư <br />
duy của trẻ thường gắn liền với yếu tố chủ quan, đầy màu sắc xúc cảm, sự <br />
kiềm chế các phản ứng của bản thân trẻ chưa cao, kinh nghiệm của trẻ còn <br />
hạn chế, đặc biệt trẻ rất giàu tưởng tượng và thường dùng tưởng tượng để <br />
nhận thức. <br />
Ngôn ngữ phát triển rất nhanh về số lượng cũng như chất lượng, hầu <br />
hết các loại từ đã xuất hiện trong vốn từ của trẻ. Trẻ em tuổi mầm non đã sử <br />
dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hằng ngày. Tuổi mẫu giáo là <br />
thời kỳ bộc lộ nhạy cảm cao nhất đối với các hiện tượng ngôn ngữ khiến <br />
cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ đạt tốc độ khá nhanh. Trẻ mẫu giáo biết <br />
sử dụng ngữ điệu một cách phù hợp với nội dung giao tiếp hay nội dung câu <br />
chuyện mà trẻ tự kể.<br />
Nhưng trong thực tế hoạt động làm quen văn học giáo viên vẫn chưa <br />
khai thác triệt để ý nghĩa giáo dục của từng tác phẩm đến với trẻ mầm non. <br />
Chưa chú ý đến vẻ đẹp nội dung cũng như hình thức của tác phẩm văn học <br />
trong quá trình dạy. Giáo viên vẫn còn thiếu sự nhạy cảm và linh hoạt trong <br />
việc sử dụng biện pháp và thủ thuật. Đặc biệt hơn nữa giáo viên còn chưa <br />
chú tâm đến việc lựa chọn một tác phẩm văn học thích hợp cho trẻ. Các câu <br />
hỏi đàm thoại còn dài dòng, trùng lặp, không xoáy vào chủ đề tư tưởng của <br />
tác phẩm, chưa phân tích và cảm thụ đúng tác phẩm văn học, tổ chức còn rập <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Thư 3<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen văn học cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 1 trường MN Krông <br />
Ana<br />
khuôn, chưa sáng tạo. Do vậy tổ chức hoạt động này vẫn chưa đạt kết quả <br />
cao.<br />
Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trí nhớ và hoạt động nghệ <br />
thuật tự tin, sáng tạo. Cần trang bị cho trẻ mốt số kiến thức cơ bản để trẻ <br />
bước vào lớp lá một cách tốt nhất. Vậy tổ chức trên tiết học lồng ghép mọi <br />
lúc mọi nơi như thế nào để trẻ lĩnh hội các kiến thức và kỹ năng sống một <br />
cách đơn giản nhất nhưng hiệu quả nhất. Với những lý do trên tôi đã mạnh <br />
dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen <br />
Văn học cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 1 trường Mầm non Krông Ana” để dạy <br />
trẻ đạt hiệu quả cao nhất.<br />
2. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất <br />
lượng môn làm quen văn học cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 1 trường Mầm non <br />
Krông Ana.<br />
<br />
3. Phạm vi nghiên cứu: Trẻ 5 6 tuổi tại lớp Lá 1 trường Mầm non <br />
Krông Ana.<br />
Về thời gian: Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019.<br />
II. Mục đích, nghiên cứu<br />
Trong chương trình giáo dục mầm non đã có nội dung “ Dạy trẻ mẫu <br />
giáo làm quen với văn học”. Bản thân tôi đã ý thức được việc dạy trẻ 56 tuổi <br />
làm quen văn học và đã có những biện pháp dạy trẻ. Tuy nhiên các biện pháp <br />
dạy trẻ còn đơn điệu, việc tiếp thu của trẻ còn hạn chế.<br />
Từ những hận chế đó xuất hiện mâu thuẫn giữa yêu cầu đổi mới của <br />
ngành giáo dục cho trẻ mầm non với thực tiễn ở trường mầm non.<br />
Để giải quyết mâu thuẫn trên tôi mạnh dạn chọn và nghiên cứu một số <br />
biện pháp nâng cao chất lượng môn làm quen văn học. Nhằm nâng cao hiểu <br />
biết của mình về môn làm quen văn học . <br />
Qua đó, tôi có một số ý kiến đóng góp nhằm nâng cao chất lượng giờ <br />
làm quen văn học, giúp trẻ thích học, cảm nhận tốt tác phẩm văn học, dễ <br />
nhớ, dễ thuộc, hiểu và thể hiện được những tác phẩm văn học một cách hiệu <br />
quả nhất, khắc phục phần lớn những khó khăn chung đồng thời phát huy <br />
được tính tích cực sáng tạo của trẻ. Trẻ mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp, tò mò, <br />
hứng thú, thích khám phá những điều mới lạ, tích cực tham gia vào các hoạt <br />
động. Mở rộng vốn từ, phát triển khả năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Nâng <br />
cao nhận thức của trẻ về môn làm quen văn học. Hình thành ở trẻ kĩ năng <br />
sống cũng như phạm vi chuẩn mực đạo đức xã hội tại trường mầm non <br />
Krông Ana.<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Thư 4<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen văn học cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 1 trường MN Krông <br />
Ana<br />
I. Cơ sở lý luận của vấn đề<br />
Tác phẩm Văn học là giúp trẻ nhận biết các mối quan hệ biểu hiện <br />
giữa hoàn cảnh, trạng thái, tình huống và nhân vật; giữa lời kể, lời thuật và <br />
ngôn ngữ giữa các nhân vật; giữa không khí, âm sắc, giọng điệu chung của <br />
tác phẩm văn học và hành động văn học. <br />
Trẻ ở tuổi mầm non thật đáng yêu, tâm hồn trẻ thơ ngây. Thông qua <br />
hoạt động dạy và học dưới hình thức như tạo hình, hoạt động với đồ vật, <br />
khám phá khoa học… sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ, óc sáng tạo, nhân cách con <br />
người. Nhưng “ Làm quen văn học” là một hoạt động không thể thiếu được <br />
đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, vì thông qua các hoạt động làm quen với các <br />
tác phẩm văn học là loại hình nghệ thuật, đặc sắc, không thể thiếu được <br />
trong đời sống con người. Đó cũng là cánh cửa để trẻ phát triển tình cảm xã <br />
hội tốt hơn và mở ra chân trời nhận thức cho trẻ.<br />
Qua việc cho trẻ làm quen văn học chính là hình thành ở trẻ những tình <br />
cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẫm mỹ, phát triển trí tưởng tượng <br />
như: Lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, lòng kính trọng yêu quý <br />
người thân như ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị em. Qua hoạt động này trẻ <br />
làm tái tạo lại những tình tiết của tác phẩm một cách hồn nhiên phù hợp với <br />
nội dung qua sự hiểu biết, trí tưởng tượng của trẻ, đồng thời trẻ đọc thuộc <br />
thơ, kể lại chuyện một cách tốt nhất.<br />
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi căn cứ vào thông tư 28/2016/TT <br />
BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT sửa đổi, bổ sung một số <br />
nội dung của chương trình giáo dục mầm non. Căn cứ vào nhiệm vụ thực <br />
hiện năm học và bám sát kế hoạch nhà trường và tổ chuyên môn đề ra, từ đó <br />
bản thân lên kế hoạch làm quen với tác phẩm văn học cho trẻ phù hợp với <br />
từng chủ đề, độ tuổi và tình hình của lớp.<br />
Chính vì thế để đạt được mục đích của môn học Làm quen với văn học <br />
bản thân tôi đã nghiên cứu suy nghĩ, tìm ra một số biện pháp để giảng dạy tốt <br />
môn Làm quen văn học. <br />
II. Thực trạng vấn đề<br />
Đối với đề tài này, qua thực trạng tổ chức hoạt động cho trẻ, tình <br />
hình của trường, lớp có những thuận lợi và khó khăn sau:<br />
1. Thuận lợi: <br />
Trường Mầm non Krông Ana là một trường trọng điểm thuộc địa bàn <br />
thị trấn Buôn Trấp. Đặc biệt là sự quan tâm của lãnh đạo Phòng Giáo dục và <br />
Đào tạo, nhà trường đã tạo điều kiện bố trí 2 giáo viên/ lớp. Đồ dùng đồ chơi <br />
trang thiết bị phục vụ cho môn học đáp ứng tương đối đầy đủ với chương <br />
trình giáo dục mầm non mới hiện nay.<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Thư 5<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen văn học cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 1 trường MN Krông <br />
Ana<br />
Ban giám hiệu quan tâm tạo điều kiện giúp bản thân học hỏi, trao đổi <br />
kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn.<br />
Giáo viên được đào tạo cơ bản đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, <br />
nhiệt tình trong công tác.<br />
Trẻ đến trường cùng một lứa tuổi, trẻ đi học chuyên cần, chính vì thế <br />
đã có nhiều thuận lợi trong công tác dạy và học <br />
Được sự tín nhiệm của cha mẹ học sinh<br />
2. Khó khăn:<br />
Trường mầm non Krông Ana cơ sở vật chất phòng học còn chật hẹp do <br />
được tiếp nhận từ trường Tiểu học chuyển sang nên không đúng quy cách với <br />
trường lớp mầm non, chính vì thế không gian cũng như tạo môi trường hoạt <br />
động không thoải mái cho trẻ. <br />
Giáo viên giảng dạy kinh nghiệm chưa cao, chưa linh hoạt sáng tạo, sự <br />
sưu tầm các tác phẩm văn học chưa phong phú. Khả năng cảm nhận cũng <br />
như đọc kể có phần hạn chế, chưa chủ động linh hoạt trong việc tổ chức các <br />
hoạt động đóng kịch cho trẻ, nếu có thì chủ yếu là trong tiết học, còn trong <br />
các giờ chơi, các buổi sinh hoạt thì hầu như còn rất ít,chưa thực sự đầu tư <br />
vào công tác giáo dục trẻ và áp dụng công nghệ thông tin vào trong các tiết <br />
dạy còn hạn chế<br />
Một số trẻ chưa đi học ở các lớp dưới nên khi tiếp thu và giao tiếp với <br />
bạn bè còn nhút nhát, chưa quen với các hoạt động ở lớp và khả năng của các <br />
cháu còn hạn chế so với các bạn đã được học ở lớp dưới. Chính vì thế khả <br />
năng để thể hiện một tác phẩm văn học của các cháu không đồng đều.<br />
Một số trẻ chưa mạnh dạn còn nhút nhát trong giờ học. Khả năng chú ý <br />
của trẻ còn hạn chế, không đồng đều. <br />
Vẫn còn có một số cha mẹ học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc <br />
học và các hoạt động của con em mình ở trường lớp, chưa thực sự quan tâm <br />
đến ngành học mầm non.<br />
Hầu hết khi biểu diễn các tác phẩm văn học còn thiếu các yếu tố phụ <br />
trợ như: Âm thanh, cảnh trí, trang phục… làm cho hoạt động đóng kịch, biểu <br />
diễn không thu hút được sự chú ý của trẻ.<br />
Khả năng cảm nhận của giáo viên về các tác phẩm văn học còn hạn <br />
chế về giọng đọc như dùng tiếng địa phương và cách thể hiện các tác phẩm <br />
chưa tạo được sự kịch tính, đôi lúc lời thoại còn dài dòng khó hiểu, chưa phân <br />
tích và cảm thụ đúng tác phẩm văn học và cách thể hiện qua ánh mắt, cử chỉ, <br />
điệu bộ, minh họa chưa bộc lộ cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp <br />
lồng ghép các tác phẩm văn học trong các hoạt động học tập và vui chơi chưa <br />
linh hoạt sáng tạo, tổ chức hoạt động nhóm còn mang tính hình thức nên kết <br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Thư 6<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen văn học cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 1 trường MN Krông <br />
Ana<br />
quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự say mê, hào hứng, sử dụng đồ dùng <br />
dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý, chính vì <br />
thế mà hiệu quả trên tiết học chưa cao.<br />
+ Dưới đây là bảng khảo sát chất lượng trước lúc thực hiện các giải <br />
pháp mới. Tổng số trẻ 56 tuổi tại lớp lá 1 là: 35 ; trong đó nữ: 17 ; dân tộc: <br />
1 ; nữ dân tộc: 0. <br />
<br />
Nội dung Kết quả<br />
<br />
Về nhu cầu hứng thú của trẻ 23/35 trẻ đạt 65 % <br />
<br />
Trẻ nói rõ ràng mạch lạc, nói nhiều câu có nghĩa đầy đủ. 22/35 trẻ đạt 62%<br />
<br />
Phát triển tình cảm xã hội 19/35 trẻ đạt 54%<br />
<br />
Trẻ tham gia kể chuyện và đóng kịch, thể hiện được vai 17/35 trẻ đạt 48%<br />
diễn của mình<br />
<br />
Phối hợp với phụ huynh giúp trẻ phát triển vốn từ tại 16/35 trẻ đạt 45%<br />
nhà.<br />
<br />
Từ những khó khăn trên ,giáo viên cần tích cực tích lũy vốn kiến thức <br />
văn học, cần linh hoạt và sáng tạo trong các hoạt động làm quen với các tác <br />
phẩm văn học, rèn khả năng đọc, kể diễn cảm và thể hiện cảm xúc phù hợp, <br />
trước khi tổ chức các tiết học nên cho trẻ làm quen với các nhân vật trong <br />
truyện qua các hoạt động hoặc các buổi sinh hoạt. Chuẩn bị chu đáo đồ dùng, <br />
tranh ảnh đẹp, rối, trang phục…áp dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong <br />
các tiết dạy để thu hút sự chú ý của trẻ. Những mặt làm được và chưa làm <br />
được. Bằng vốn hiểu biết của mình tôi luôn tự học hỏi kinh nghiệm để tìm <br />
những sáng kiến hay, nhằm khắc phục khó khăn đó cho lớp Lá 1 của tôi nói <br />
riêng và cho khối chồi nói chung. Bản thân đã tham mưu với nhà trường, <br />
thường xuyên trò chuyện, quan tâm đến các trẻ mới đi học năm đầu để trẻ <br />
dễ dàng hòa đồng với các bạn, vận động phụ huynh học sinh ủng hộ cơ sở <br />
vật chất, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc giảng dạy và học tập cho môn <br />
học tốt hơn. Dựa vào vốn kiến thức đã học, qua tìm hiểu thêm một số tài liệu <br />
và được bồi dưỡng chuyên môn, tôi đã tìm ra một số biện pháp như sau: <br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: .<br />
Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với độ tuổi. <br />
Không những môn làm quen văn học mà còn những môn học khác, việc <br />
xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với độ tuổi là rất quan trọng, đặc biệt là <br />
môn làm quen văn học. Để xác định được thời điểm, đề tài các câu chuyện <br />
phù hợp với lứa tuổi 5 6 tuổi tôi đưa ra biện pháp: <br />
Người thực hiện: Lê Thị Thư 7<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen văn học cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 1 trường MN Krông <br />
Ana<br />
Biện pháp: Xây dựng phù hợp độ tuổi, chủ đề, chủ đề nhánh của thời <br />
điểm trong năm. <br />
Ngay từ đầu năm học dựa trên kế hoạch của tổ khối tôi xây dựng kế <br />
hoạch cho từng chủ đề, từng tuần phù hợp với tình hình của lớp. Kế hoạch <br />
phải rõ từng năm tháng, tuần, theo từng chủ đề thiết thực với trẻ với tình <br />
hình của trường, lớp. Ví dụ: Chủ đề: Thế giới thực vật có thể chọn chỉ số <br />
64, Chỉ số 71, chỉ số 79 trong Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 6 tuổi và chọn những <br />
bài thơ câu chuyện: “Hoa kết trái” “Vòng quay luân chuyển”…để hoàn thành <br />
chỉ số. Qua đó giúp trẻ thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên, đặc điểm màu sắc <br />
đặc trưng của một số loại hoa quen thuộc gần gũi, sự luân chuyển từ hạt đến <br />
quả.<br />
Tác phẩm dành cho trẻ phải phong phú về thể loại, phải đáp ứng được <br />
những ước mơ và tưởng tượng của trẻ thơ, truyện được chọn cần có tính <br />
chất li kì, tiếp xúc với những tác phẩm có hình ảnh cụ thể, rõ ràng để dần <br />
dần đưa trẻ đến những khái niệm tổng quát. <br />
Ngoài xây dựng kế hoạch phù hợp thì người giáo viên mầm non phải tổ <br />
chức sao cho các khả năng hoạt động nghệ thuật của trẻ được bộc lộ và phải <br />
biết nuôi dưỡng phát triển khả năng ấy, trong hoạt động của trẻ cần phải đặt <br />
những câu hỏi mang tính tư duy để kích thích sự tưởng tượng và phát triển trí <br />
tuệ của trẻ. Câu hỏi mang tính chất từ dễ đến khó, câu hỏi phải có tính tư <br />
duy, khả năng phán đoán, không mang tính gò bó ép buộc trẻ.<br />
Làm tốt công tác tham mưu với nhà trường về cơ sở vật chất và <br />
phương pháp lên lớp để khảo sát trên trẻ được tốt hơn, xây dựng kế hoạch <br />
họp phụ huynh để báo cáo tình hình học tập của các cháu và đưa ra các biện <br />
pháp phối hợp với phụ huynh phù hợp và có hiệu quả.<br />
Tham khảo tài liệu trên mạng, tạp chí nhằm trau dồi thêm về kiến thức <br />
cũng như kĩ năng diễn đạt để truyền đạt tác phẩm văn học cho trẻ một cách <br />
tốt nhất mà không mang tính chất áp đặt trẻ.<br />
Giải pháp 2: Xây dựng môi trường thân thiện, phong phú đa dạng, phát <br />
huy tính tích cực chủ động khi tham gia hoạt động của trẻ. <br />
Môi trường làm quen văn học cho trẻ đóng vai trò rất quan trọng, thông <br />
qua môi trường giúp trẻ phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ, tiếp nhận <br />
trọn vẹn tác phẩm. Để thực hiện giải pháp này tôi thực hiện những biện pháp <br />
sau:<br />
Biện pháp 1: Tạo môi trường và điều kiện để trẻ hoạt động tích cực và <br />
chủ động. <br />
Tạo môi trường vật chất và tinh thần cho trẻ như: Tranh ảnh trong <br />
sách, trên tường, sản phẩm tạo hình, các mẫu vật, các kí hiệu tượng trưng để <br />
kích thích trẻ. Xây dựng kỹ năng trao đổi, thỏa thuận, hợp tác chia sẻ, hình <br />
Người thực hiện: Lê Thị Thư 8<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen văn học cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 1 trường MN Krông <br />
Ana<br />
thành bầu không khí và tình cảm thân thiết làm cho trẻ cảm thấy tin cậy ở <br />
người lớn, bạn bè và bản thân mình.<br />
Bằng sự nhập tâm của tác phẩm văn học vừa tiếp nhận giáo viên cần <br />
khuyến khích sự sáng tạo của trẻ ở mọi lúc mọi nơi để những hiểu biết về <br />
cuộc sống ở trẻ sẽ hòa quyện với việc cảm thụ tác phẩm văn học nghệ <br />
thuật.<br />
Tạo cơ hội để trẻ thể hiện được ý kiến và cảm xúc của mình đối với <br />
tác phẩm, nghe ý kiến của cô của bạn để hiểu biết của trẻ phong phú hơn, <br />
giúp trẻ nhận thúc về bản thân về thế giới xung quanh tốt hơn. Giúp trẻ đi từ <br />
nhận biết đến nhận xét đánh giá và cao hơn là nhận ra cái hay cái đẹp của tác <br />
phẩm văn học.<br />
Bản thân tôi đã tận dụng diện tích phòng học, cách sắp xếp đội hình, <br />
đồ dùng, đồ chơi để tạo môi trường học tốt và thoải mái cho trẻ. Khi thực <br />
hiện hoạt động làm quen văn học mà thể loại là truyện kể, dạy trẻ kể <br />
chuyện sáng tạo thì phải chuẩn bị và trưng bày các dụng cụ như khung sân <br />
khấu, sắp đặt các con rối sao cho dễ sử dụng, kích thích trẻ hoạt động tích <br />
cực hơn. Và trước khi tổ chức hoạt động phải tự luyện giọng kể, giọng đọc <br />
diễn cảm cách sử dụng tranh, rối, mô hình, vi tính, để giúp trẻ cảm nhận tác <br />
phẩm một cách tốt nhất.<br />
Ví dụ: Chủ đề bản thân: Truyện "Ai cũng phải cười" có thể tạo môi <br />
trường cho trẻ như sau:<br />
Góc tạo hình: Tạo hình nhân vật trong truyện: Giấy khổ lớn để can <br />
hình dáng nhân vật, dây thun đủ màu, màu nước hoặc mực đỏ để in dấu vân <br />
tay. Cô khuyến khích trẻ dùng ngón tay nhúng vào nước để vẽ mặt cho nhân <br />
vật, tạo hình bằng dây thun, thắt dây thành đồ trang sức: vòng tay, dây <br />
chuyền, chọn quần áo phù hợp.<br />
Góc khoa học: Tạo biểu đồ về các loại mắt và màu mắt, biểu đồ in các <br />
loại dấu chân của nhân vật, những loại hạt khác nhau để xếp hình<br />
Góc sách: Các loại sách về một số câu truyện qua các chủ đề, băng thu <br />
tiếng của một số nhân vật truyện (thỏ, cáo,…), bài thơ và truyện có giọng kể. <br />
Môi trường ngoài lớp học: Cô lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp với trẻ <br />
chuẩn bị mô hình vườn cổ tích, vườn rau, cây cảnh qua đó trẻ biết được cảnh <br />
đẹp trong thiên nhiên thu nhỏ. Ví dụ: trong câu chuyện “ Hạt đỗ sót” Cô có <br />
thể gieo hạt đỗ và tận dụng sự nảy mầm của hạt đỗ sau đó kể chuyện cho <br />
trẻ nghe. Từ những hình ảnh đó trẻ có thể kể chuyện sáng tạo.<br />
Đọc sách cùng trẻ. Trẻ nghe tiếng nói của người khác và thách thức trẻ <br />
tự tạo ra âm thanh từ thân thể mình.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Thư 9<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen văn học cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 1 trường MN Krông <br />
Ana<br />
Mặt khác tôi còn sử dụng cách tuyên truyền thông qua các góc chơi, đặc <br />
biệt qua góc học tập sách : có kệ để sách, treo tranh, hình ảnh xinh xắn… thay <br />
đổi thường xuyên để lối cuốn trẻ.<br />
Với việc tạo môi trường thông qua xây dựng góc tuyên truyền văn học <br />
này đã khơi gợi trí tò mò hứng thú của trẻ. Từ đó đã thu hút sự chú ý của trẻ <br />
mỗi khi tiến hành giờ học kể chuyện hay thơ, điều này đã góp phần mang lại <br />
hiệu quả cao trong mỗi giờ dạy và chất lượng trên trẻ cũng được tăng lên. <br />
Biện pháp2 : Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt, sử dụng dụng cụ <br />
trực quan vào tiết dạy.<br />
Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt, sáng tạo, đòi hỏi người giáo <br />
viên mầm non phải tổ chức sao cho các khả năng hoạt động nghệ thuật nhẹ <br />
nhàng đối với trẻ để trẻ có khả năng bộc lộ cám xúc của mình qua thơ <br />
chuyện. Tổ chức cho trẻ tự hoạt động nghệ thuật sẽ tích cực hóa hoạt động <br />
nghệ thuật của trẻ, trẻ tiếp thu tác phẩm văn học một cách hiệu quả nhất với <br />
vai trò của người giáo viên trong quá trình thực hiện.<br />
Trước hết phụ thuộc vào việc đọc kể của giáo viên, luyện kĩ năng đọc <br />
diễn cảm, thể hiện được mối quan hệ cảm xúc và sự hiểu biết sâu sắc của <br />
cá nhân với tác phẩm: Hiểu thấu đáo tư tưởng tác phẩm, tính cách nhân vật, <br />
cảm xúc tác giả, các phương tiện nghệ thuật trong tác phẩm. <br />
Ví dụ: Truyện “Con yêu bố” của tác giả Nhật Yên có những đoạn đối <br />
thoại hay nên chú ý giọng đọc kể để gây hứng thú cho trẻ: “Bố ơi! Bố đoán <br />
xem con yêu bố đến nhường nào; Bố không đoán được đâu. Thỏ bố trả lời <br />
Chừng này này! Thỏ con nói và dang đôi tay ra hết mức”. <br />
Trong đây câu “Chừng này này” có thể nhấn mạnh, hay tiếng gọi “Bố <br />
ơi” bình thường thì trẻ chỉ đọc với giọng ngang bằng nhưng nếu hướng dẫn <br />
trẻ đọc từ “ơi” nhấn mạnh, “Bố ơi” với âm độ trầm bổng khác nhau thì sẽ <br />
toát lên trong đó là cả tình yêu thương vô bờ bến giữa bố và con cao rộng như <br />
thế nào. <br />
Với biện pháp này ngoài việc giáo viên phải chuẩn bị cho mình một <br />
giọng kể tốt thì việc cô tạo cho trẻ một không gian "Cổ tích" cũng là rất quan <br />
trọng. Ví dụ: tạo một khung cảnh vườn cổ tích với nhiều muôn thú. Tạo <br />
được một không gian nghe truyện, tạo khoảng cách gần gũi giữa người kể và <br />
người nghe để cùng tưởng tượng ra một không gian quá khứ mà lời kể đầu <br />
"Ngày xửa, ngày xưa" sẽ đưa trẻ vào thế giới cổ tích. Cũng bắt đầu bằng <br />
cách kể ấy, cô sẽ kể cho trẻ nghe đọan đầu của câu chuyện.<br />
Khi dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện giọng của cô phải chuẩn xác, không <br />
nói tiếng địa phương, diễn đạt trôi chảy phù hợp với từng bài, cô phát âm <br />
không ngọng. Khi dạy trẻ đọc thơ cô chú ý nghe trẻ đọc và phát hiện ra trẻ <br />
nói ngọng, đọc sai để sửa cho trẻ như cô đọc lại để cho trẻ đọc theo nhiều <br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Thư 10<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen văn học cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 1 trường MN Krông <br />
Ana<br />
lần và động viên trẻ “Con đọc tốt hơn rồi”. Thi đua giữa các tổ với nhau để <br />
phát hiện tổ nào đọc tốt hơn để dẫn đến nhiều trẻ đọc tốt.<br />
Đặt câu hỏi phải có câu hỏi khó để phân loại học sinh.., gợi ý giúp trẻ <br />
nhớ lại các chi tiết, hành động nhân vật, các hình ảnh hoặc trạng thái cảm <br />
xúc được thể hiện trong tác phẩm. Ví dụ: Trong câu chuyện “7 con thuyền <br />
giấy và 7 chiếc diều” câu hỏi đàm thoại có thể đặt: <br />
Tại sao hai bạn giận nhau? Trong thời gian hai bạn giận nhau, hai bạn <br />
còn thương nhau nhớ nhau không?<br />
Hai bạn làm hòa với nhau bằng cách nào? Bạn thân của con là ai? Khi <br />
con giận, con làm cách nào để làm hòa?<br />
Sử dụng phương tiện trực quan như: Lô tô nhân vật giúp tái hiện lời <br />
thoại, một hành động, mối quan hệ, thứ tự xuất hiện của các nhân vật, mô tả <br />
hình dáng đặc điểm của các nhân vật. Có thể tổ chức cho trẻ nghe đĩa thu <br />
giọng đọc kể của cô giáo, sử dụng các biện pháp tái tạo lại bài thơ phù hợp <br />
với từng thể loại: đọc đối đáp, đọc gõ nhịp, đọc phân vai, đọc nối tiếp, diễn <br />
bài thơ ra văn xuôi<br />
Tổ chức trò chơi để tái tạo tốt tác phẩm văn học <br />
Ví dụ: Trò chơi vẽ con mèo trong truyện chú chuột nhắt cà cây bút chì. <br />
Trò chơi<br />
Trò chơi: Bạn là ai, tặng quà cho bạn: dán hình nhân vật vào sau lưng <br />
trẻ, cho trẻ khác mô tả và trẻ mang hình sau lưng sẽ đoán tên nhân vật (thỏ ăn <br />
gì?)<br />
Dùng hoạt động âm nhạc có cùng chủ đề với tác phẩm để giúp trẻ <br />
khắc sâu những ấn tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học ví dụ: trong câu <br />
truyện “Bác gấu đen và hai chú thỏ” ta có thể sử dụng nhạc “Ta đi vào rừng <br />
xanh” làm nhạc nền để trẻ hứng thú kể cũng như đóng kịch. Khi trẻ đóng <br />
kịch cô giáo đóng vai trò người dẫn truyện. Lời dẫn truyện của cô lúc trầm, <br />
lúc bổng, chú ý đến nhịp độ, ngắt giọng tạo sức hút đối với trẻ. <br />
Phần sáng tạo của trẻ cũng không kém phần quan trọng, có thể trẻ sáng <br />
tạo lời kể từ tranh ảnh minh họa cho tác phẩm, sáng tạo chi tiết tiếp theo <br />
hoặc sáng tạo đoạn kết của câu chuyện. Ví dụ: đoạn kết của câu chuyện <br />
“Tấm cám” trẻ có thể đổi cho đoạn kết có hậu hơn như: mẹ con cám đã nhận <br />
ra lỗi lầm và vô cùng hối hận trước việc làm sai trái của mình, Tấm đã tha <br />
thứ và đón về cùng sống bên nhau vui vẻ. Trẻ cũng có thể thay đổi tên nhân <br />
vật dựa vào tính cách. Ví dụ: Gà trống: Chàng hiệp sĩ. Hay trẻ có thể sáng tạo <br />
gắn với hình tượng trung tâm. <br />
Đóng kịch là một trò chơi được trẻ em ở trường mầm non rất thích thú, <br />
để hoạt động này đạt được hiệu quả trong quá trình cho trẻ làm quen với tác <br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Thư 11<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen văn học cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 1 trường MN Krông <br />
Ana<br />
phẩm văn học, hướng dẫn trẻ nhập vai chơi một cách sáng tạo là một trong <br />
những vấn đề cần đặt ra cho cô giáo. Cô giáo cho trẻ làm quen với kịch bản, <br />
cô đọc diễn cảm kịch bản và trò chuyện với trẻ về các nhân vật trong kịch <br />
bản để các em đưa ra nhận xét của mình, hình dung đúng đắn những hình <br />
tượng trong tác phẩm, xác định thái độ của mình với nhân vật. Cho trẻ tự <br />
nhận vai diễn và trẻ thường từ chối vai phản diện, cô giáo phải giúp trẻ hiểu <br />
được ý nghĩa của tất cả các vai trong vỡ kịch để trẻ thoải mái nhận vai. Để <br />
hỗ trợ trẻ vào vai, cô có thể cho trẻ xem lại tranh minh họa và có thể làm <br />
mẫu cho trẻ bắt trước hoặc trẻ khá thể hiện cho trẻ yếu hơn quan sát. Cô <br />
động viên trẻ tự nhận xét bạn và mình, dạy trẻ phối hợp trong vở diễn, sắp <br />
xếp đội hình, chuyển cảnh…Để vở kịch được tiếp nối liền mạch. Cô cho trẻ <br />
luyện tập trong các thời điểm thích hợp, cũng có thể cho trẻ xem vở kịch để <br />
cũng cố và làm cho trẻ say mê thêm cách diễn.<br />
Dạy trẻ nói đủ câu, cô nói trước và cho trẻ nhắc lại nhiều lần hoặc cho <br />
trẻ khác giúp đỡ các bạn.<br />
Ngoài những hoạt động chung của tiết học làm quen văn học giáo viên <br />
luôn tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc và cũng cố tích lũy những biểu <br />
tượng mà cô đã cung cấp cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi như dạo chơi ngoài trời, <br />
trong các môn học khác, trong vui chơi đồng thời đặt nền móng cho giờ học <br />
sau đặt kết quả cao.<br />
Biện pháp 3 : Sử dụng các loại đồ dùng gây hứng thú cho trẻ.<br />
Nên sử dụng các nguyên vật liệu mở như: Hộp xốp, bìa cứng, hột hạt , <br />
chai lọ, đất nặn, rơm rạ, … để làm những con vật xinh xắn, ngộ nghĩnh, đa <br />
dạng màu sắc để thu hút sự chú ý của trẻ và trẻ có thể sử dụng để kể chuyện <br />
theo ý thích. Có thể làm them các loại rối bằng bóng, rối tay. <br />
Ví dụ: Kể chuyện “Chú dê đen” để gây hứng thú cho trẻ tôi chuẩn bị <br />
sân khấu rối, các con vật làm bằng vải vụn với nhiều màu tuỳ chọn. Các <br />
nhân vật được miêu tả cụ thể về tính cách qua khuôn mặt của từng nhân vật <br />
như chó sói phải hung dữ, dê trắng khuôn mặt hiền nhút nhát, dê đen mạnh <br />
dạn, dũng cảm. cần trang trí môi trường xung quanh lớp học với ý tưởng một <br />
khu rừng nhiều cây xanh, suối nước, cỏ non… bên cạnh đó có thể làm thêm <br />
mặt nạ các nhân vật để trẻ thể hiện vai và đóng kịch.<br />
Tranh ảnh trong sách, trên tường, sản phẩm tạo hình, các mẫu vật, các <br />
kí hiệu tượng trưng để kích thích trẻ, phát triển thêm về ngôn ngữ cho trẻ<br />
Ví dụ: Chủ đề giao thông<br />
Tranh ảnh có thẻ từ tương ứng, đồ chơi: Tàu thủy, thuyền buồm, ca nô, <br />
các loại phi có, các loại xe hơi, xe 2 bánh, các loại đường sá, càu bắc qua <br />
sông, cầu vượt, các sản phẩm tạo hình khác<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Thư 12<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen văn học cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 1 trường MN Krông <br />
Ana<br />
Mô hình: Phi trường, bến xe, bến cảng, nhà ga, trạm xe buýt, cầu vượt, <br />
ngã tư đường phố…Qua sự chuẩn bị cô có thể sử dụng các đồ dung cũng như <br />
nguyên vật liệu đã chuẩn bị áp dụng vào câu chuyện, bài thơ trong chủ đề <br />
như “Kiến thi an toàn giao thông” “Cô dạy con” “Chuyện qua đường”<br />
Mặt bằng cho trẻ thoáng rộng tạo điều kiện cho trẻ hoạt động<br />
Khi cho trẻ hoạt động cô cần xây dựng kỹ năng trao đổi, thỏa thuận, <br />
hợp tác, chia sẻ, thái độ tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt giữa mình và <br />
bạn. <br />
Hình thành bầu không khí tình cảm thân thiết làm cho trẻ cảm thấy tin <br />
cậy ở người bạn bè và bản thân mình.<br />
Chú ý rèn nề nếp, rèn kỹ năng và khích thích sáng tạo của trẻ: Biết chia <br />
nhóm kể chuyện và biểu diễn đóng kịch trẻ có thể tự phân vai cho nhau tạo <br />
sự linh hoạt, mạnh dạn tự tin khi tham gia hoạt động và cần chú ý, trẻ tự sáng <br />
tạo và thể hiện được vai diễn của mình. Vì thế cô cần động viên khuyến <br />
khích trẻ kịp thời, đúng lúc .<br />
Giải pháp 3: Tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen văn học thông qua <br />
các hoạt động khác .<br />
Đêt tiết học không nhàm chán, gây hứng thú, hấp dẫn, mới lạ thì hình <br />
thức tổ chức tiết học rất quan trọng. Thường xuyên thay đổi hình thức cũng <br />
giúp trẻ hứng thú hơn, hiệu quả hơn, chính vì vậy tôi sử dụng một số biện <br />
pháp: <br />
Biện pháp 1 : Tổ chức ôn luyện mọi lúc mọi nơi<br />
Làm thế nào để trẻ có thể tái tạo tốt tác phẩm văn học? Ở đây giáo <br />
viên cần đặt câu hỏi gợi ý trẻ nhớ lại, hành động nhân vật, hình ảnh hoặc <br />
trạng thái cảm xúc được thể hiện trong tác phẩm. sử dụng các phương tiện <br />
trực quan lô tô, tranh, ảnh, nghe đĩa thu giọng đọc, sử dụng trò chơi. Để củng <br />
cố mở rộng và hệ thống hoá tri thức, kỹ năng kỹ xảo thông qua cho hoạt <br />
động khác ngoài tiết học như: Dạo chơi, thăm quan, hoạt động góc, sinh hoạt <br />
chiều các hoạt động khác trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Thực <br />
hiện hình thức này, trẻ được chọn hoạt động của mình, cô chỉ là người <br />
hướng dẫn gợi ý giúp đỡ đảm bảo cho trẻ được hoạt động theo nhu cầu <br />
hứng thú, tri thức kĩ năng kĩ xảo, chủ yếu là củng cố, chính xác hoá kiến thức <br />
mở rộng tri thức kỹ năng kỹ xảo đã có cho trẻ.<br />
Trẻ có thể tham gia biểu diễn các chương trình văn nghệ do trường tổ <br />
chức như kể chuyện, đóng kịch nhằm giúp trẻ hứng thú hơn với môn làm <br />
quen văn học. Ngoài ra còn có thể lồng ghép với các môn học khác để giúp <br />
các môn học khác trở nên sinh động hơn. Sau mỗi chủ đề giáo viên chủ <br />
nhiệm đánh giá chủ đề đó để rút ra những điều làm được và chưa làm được <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Thư 13<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen văn học cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 1 trường MN Krông <br />
Ana<br />
nhằm phát huy và có hướng khắc phục những tồn tại đó để chủ đề sau thực <br />
hiện có kết quả tốt hơn.<br />
Vd: Trong giờ hoạt động ngoài trời, cô và trẻ đi dạo quanh sân trường, <br />
vừa đi cô và trẻ cùng ôn lại những tác phẩm văn học vừa được học trong chủ <br />
đề, để trẻ có thể ghi nhớ lâu hơn về tác phẩm đó. <br />
Biện pháp 2: Lồng ghép nhiều môn học vào tiết văn học nhằm nâng <br />
cao chất lượng giờ học.<br />
Giáo viên nên tích hợp các môn học để nâng cao chất lượng cho trẻ làm <br />
quen với văn học. Tiết học sẽ sinh động, gây hứng thú cho trẻ và đạt kết quả <br />
cao hơn khi cô giáo biết linh hoạt khéo léo kết hợp các môn học vào giờ dạy <br />
“làm quen văn học” cô có thể vận dụng môn âm nhạc, để giới thiệu dẫn dắt <br />
vào câu chuyện kể, bài thơ hoặc chuyển tiếp ở các phần, vận dụng môn tạo <br />
hình vào tiết dạy môn làm quen văn học ở phần luyện tập hoặc là vận dụng <br />
các môn học khác như làm quen với chữ cái, toán vào tiết dạy một cách phù <br />
hợp. <br />
Việc tích hợp các môn học khác cô giáo phải linh hoạt, lựa chọn nội <br />
dung sao cho phù hợp với nội dung bài học, giúp trẻ tham gia vào hoạt động <br />
một cách tích cực nhất và ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ nhất.<br />
Ví dụ: Như khi kể chuyện “Tích Chu” tôi đã vận dụng bài hát “ Cháu <br />
yêu Bà” có tác dụng hỗ trợ cho việc giáo dục biết yêu thương, quan tâm đến <br />
bà mà nội dung câu chuyện muốn đề cấp đến, hoặc có thể lồng ghép môn thể <br />
chất, cho trẻ đi theo đường hẹp lên lấy nước cho bà. <br />
Giải pháp 4: Công tác tuyên truyền, vận động với phụ huynh<br />
Công tác tuyên truyền, vận động với phụ huynh rất quan trọng, đòi hỏi <br />
sự kết hợp giữa phụ huynh và giáo viên, sự thuyết phục từ giáo viên để phụ <br />
huynh hiểu được sự quan trọng của môn làm quen văn học. <br />
Biện pháp: Cung cấp những hiểu biết cơ bản trong qua trình chăm sóc <br />
giáo dục trẻ, đưa ra những biện pháp kết hợp với nhà trường và gia đình <br />
nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình làm quen văn học cho trẻ.<br />
Tổ chức các hội thi như “Bé với văn học” “Rung chuông vàng” “diễn <br />
kịch”…các hội thi có thể tổ chức theo lớp hay theo khối lớp để trẻ cùng nhau <br />
thi đua thể hiện. Trong mỗi hội thi giáo viên sẽ kết hợp cùng với phụ huynh <br />
chuẩn bị trang phục, bồi dưỡng về kiến thức cách thể hiện diễn đạt giúp trẻ <br />
thể hiện tốt nhất phần thi của mình. Thông qua các hội thi nhằm tuyên truyền <br />
đến các bậc phụ huynh thấy được tầm quan trọng trong giáo dục mầm non, <br />
những gì trẻ học được ở trường mầm non nói chung và hoạt động văn học <br />
nói riêng. Giúp các bậc phụ huynh mở rộng tầm nhìn với giáo dục mầm non <br />
gắn kết giữa nhà trường với phụ huynh. Đồng thời cũng tuyên truyền sâu <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Thư 14<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen văn học cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 1 trường MN Krông <br />
Ana<br />
rộng đến các địa phương lân cận cùng các ban ngành đoàn thể để nhận được <br />
sự quan tâm hơn nữa đối với trường.<br />
Tổ chức các buổi dạy chuyên đề mời sự có mặt của phụ huynh nhằm <br />
tạo sự tin tưởng và thu hút dự tham gia của phụ huynh vào hoạt động chăm <br />
sóc giáo dục trẻ của lớp cũng như của trường. <br />
Thường xuyên liên lạc và thông tin kịp thời về tình hình của trẻ cho gia <br />
đình trẻ, những thay đổi nếu có để kịp thời có biện pháp giáo dục trẻ cho phù <br />
hợp. Lắng nghe ý kiến từ phụ huynh, chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với <br />
các bậc phụ huyh, sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ kiến thức khi gia đình có yêu <br />
cầu.<br />
Làm bảng tin về chương trình dạy theo chủ đề để phụ huynh biết và <br />
phối hợp với cô giáo rèn thêm cho trẻ ở nhà.<br />
Vận động phụ huynh hỗ trợ nguyên vật liệu như: quần áo cũ, vải vụn, <br />
lọ nhựa, sách, giấy…Trao đổi và vận động phụ huynh cố gắng dành thời gian <br />
để lắng nghe và tâm sự với trẻ, khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng mạch <br />
lạc, tốc độ vừa phải và cố gắng phát âm đúng cho trẻ bắt chước.<br />
IV. Tính mới của giải pháp:<br />
Để có thể thực hiện thành công đề tài nghiên cứu mà tôi đã lựa chọn <br />
này trên cơ sở kế thừa và sử dụng những phương pháp cơ bản cần thiết tôi đã <br />
mạnh dạn áp dụng thêm một số biện pháp và những kinh nghiệm cũng hết <br />
sức quan trọng. Đây cũng chính là những điểm mới mang tính sáng tạo và góp <br />
phần vào sự thành công của đề tài nâng cao chất lượng làm quen văn học mà <br />
tôi đã lựa chọn.<br />
Với đề tài tôi đã áp dụng thành công một số biện pháp và kinh nghiệm <br />
trong công tác giảng dạy như :<br />
Phối hợp với gia đình trẻ, ôn luyện mọi lúc mọi nơi và tích hợp văn <br />
học vào các môn học, các hoạt động như : Hoạt động góc, hoạt động học, tạo <br />
môi trường xây dựng góc tuyên truyền văn học tại lớp tôi đang chủ nhiệm và <br />
có thể áp dụng tại các lớp mẫu giáo 56 tuổi trong các trường mầm non.<br />
Đưa ra các nội dung tích hợp lồng ghép sao cho phù hợp với từng bài <br />
một cách lô gíc sinh động, có như vậy giờ học làm quen văn học mới có chất <br />
lượng và trẻ mới nắm được các kỹ năng kiến thức của môn làm quen văn <br />
học.<br />
Dựa vào các tiêu chí trong xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm <br />
mà tôi đã được tập huấn chuyên đề tôi đã thực hiện được một số tiêu chí: <br />
+ Đồ dùng trực quan đẹp, đa dạng hấp dẫn phong phú, trẻ rất hứng thú <br />
học tập không bị nhàm chán và ghi nhớ tái tạo phát triển, giúp trẻ được trải <br />
nghiệm, thực hành và sáng tạo trong mọi hoạt động.<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Thư 15<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn làm quen văn học cho trẻ 56 tuổi tại lớp Lá 1 trường MN Krông <br />
Ana<br />
+ Trẻ tích cực tham gia hoạt động nhiều giữa cô và trẻ, giữa trẻ và trẻ. <br />
+ Việc chuẩn bị môi trường hoạt động cho trẻ được chú trọng hơn, <br />
thiết kế đa dạng, phong phú, phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Giáo viên gần <br />
gũi, hiểu tâm lý của trẻ. <br />
+ Sử dụng các nguyên liệu mở để tạo ra nhiều đồ dùng đồ chơi thích <br />
hợp cho trẻ, kết hợp với sự giúp đỡ của phụ huynh để xây dựng môi trường <br />
lấy trẻ làm trung tâm trong lớp và ngoài lớp cho trẻ hoạt động, trẻ được tự do <br />
hoạt động, sáng tạo, trẻ học thông qua trò chơi.<br />
+ Tạo tâm thế thoải mái cho trẻ trong mỗi tiết học, cô chú ý đến thái <br />
độ và cách tiếp thu của trẻ, để từ đó rút ra tiết học phù hợp cho trẻ. <br />
Đối với trẻ mầm non “ học mà chơi, chơi mà học”, cho nên việc tổ chức <br />
lồng ghép văn học qua các trò chơi tôi đã thực hiện thường xuyên đã khiến <br />
cho tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn và gây hứng thú cho trẻ hơn, các trò <br />
chơi được sử dụng linh hoạt theo từng chủ đề. Trẻ tiếp thu nhẹ nhàng và <br />
hiệu quả.<br />
Giáo viên tập cho trẻ tính tự giác, tham gia làm quen văn hoc một cách <br />
thoải mái, không gò bó, không đưa trẻ vào hình thức rập khuôn. Tạo tình <br />
huống cho trẻ thích thú với các vai kịch của mình, cô cho trẻ tự nói lên sự <br />
hiểu biết về vai diễn đó. Cho trẻ làm quen văn học qua nhiều hình thức khác <br />
nhau, như đóng kịch, hoạt cảnh, xem rối, lấy hình ảnh minh họa lồng ghép <br />
giọng đọc và kể thành đoạn phim, trẻ rất thích thú khi tham gia. Tạo cho trẻ <br />
tâm thế thật tự tin, tạo nhiều cơ hội cho trẻ bộc lộ cảm xúc bên trong lẫn bên <br />
ngoài về các hình tượng nghệ thuật có trong tác phẩm. Trẻ vào vai một cách <br />
tích cực, tự tin, chủ động, sáng tạo, tái tạo ngôn ngữ, hành động nhân vật một <br />
cách tự nhiên thông qua vai diễn của mình. Từ đó giáo viên cần tạo ra cho trẻ <br />
mong muốn được nghe đọc, kể về tác phẩm văn học, được tham gia vào các <br />
hoạt động nghệ thuật ở trường mầm non. <br />
Đối với bản thân từ đề tài sáng kiến kinh nghiệm này đã giúp cho tôi <br />
luôn phải suy nghĩ, tìm tòi và tích cực sáng tạo trong mọi hoạt động,