H ướng dẫn học sinh lớp 4 giải toán dạng “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Li do chon đê tai<br />
́ ̣ ̀ ̀<br />
<br />
<br />
Như chúng ta đã biết, dạy học môn Toán ở Tiểu học nhằm giúp học sinh <br />
có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học, các đại lượng thông dụng, một <br />
số yếu tố hình học và thống kê đơn giản; hình thành các kĩ năng thực hành, đo <br />
lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống, góp phần bước <br />
đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt đúng. Nội <br />
dung cơ bản môn Toán ở Tiểu học bao gồm 5 tuyến kiến thức chính : Số học, <br />
đại lượng và đo đại lượng, hình học, thống kê mô tả, giải toán có lời văn. Trong <br />
tuyến kiến thức đó, giải toán có lời văn là nội dung cơ bản, chủ yếu của chương <br />
trình môn Toán ở Tiểu học. Dạy học giải toán có lời văn có ý nghĩa to lớn nhằm <br />
giúp học sinh củng cố lý thuyết vận dụng vào giải bài tập, vận dụng vào đời <br />
sống, rèn các kĩ năng, phát triển tư duy, rèn học sinh đức tính kiên trì, tự lực vượt <br />
khó, cẩn thận, chu đáo, yêu thích sự chặt chẽ, chính xác,…<br />
Môn Toán ở Tiểu học đòi hỏi ở mỗi học sinh sự huy động tất cả vốn kiến <br />
thức toán học vào hoạt động giải toán và để hình thành các kĩ năng giải toán đòi <br />
hỏi học sinh phải có lối tư duy khoa học và có vốn kiến thức tổng hợp thực tế. <br />
Mỗi bài toán được thể hiện qua các thuật toán và ẩn dưới các dạng toán, mang <br />
tính hệ thống các quan hệ mật thiết với nhau. Toán lớp 4 củng cố kĩ năng giải <br />
toán hợp có lời văn, học sinh biết tự tóm tắt bài toán bằng cách ghi ngắn gọn <br />
hoặc bằng sơ đồ, hình vẽ, biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến ba <br />
bước tính, các bài toán được sắp xếp dưới dạng các bài toán điển hình như: Tìm <br />
số trung bình cộng, Tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó, Tìm hai số biết <br />
tổng( hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó. Các dạng toán nay t<br />
̀ ương đối khó vì nó <br />
đòi hỏi người học có khả năng tư duy trừu tượng, những em có học lực khá và <br />
giỏi sẽ rất thích môn học này, ngược lại những em tư duy chậm hơn thì ngại <br />
học dẫn đến tình trạng học sinh yếu, kém môn toán chiếm tỉ lệ khá cao so với <br />
các môn học khác. Nhiều em thường không xác lập được mối quan hệ giữa các <br />
dữ liệu của bài toán, không tìm ra được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải <br />
tìm trong điều kiện của bài toán. Mặt khác, các em chưa biết vận dụng những <br />
kiến thức đã học vào trong việc giải toán. Chính vì vậy, khi làm toán giải các em <br />
thường hay bị sai do không tìm ra được phép tính và lời giải đúng cho câu hỏi <br />
của bài toán. Một điều cũng không kém phần nan giải khiến giáo viên phải trăn <br />
trở, suy nghĩ nhiều đó là học sinh thường nhầm lẫn cách giải bài toán dạng “Tìm <br />
hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó”, gọi tắt là “Tổng(hoặc <br />
Hiệu) – Tỉ” với các dạng toán “Tìm số trung bình cộng”, “Tìm hai số khi biết <br />
tổng và hiệu của hai số đó”, gọi tắt là “Tổng Hiệu ”, đặc biệt là hai dạng toán <br />
<br />
_______________________________________________________________<br />
1<br />
Tr ần Thị Thuận – Trường Tiểu học <br />
Trần Quốc Toản<br />
Hướng dẫn học sinh lớp 4 giải toán dạng “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.<br />
<br />
<br />
<br />
có tựa đề gần giống nhau “Tổng Tỉ” và “ Hiệu Tỉ”. Bên cạnh đó, học sinh còn <br />
nhầm lẫn khi trình bày lời giải giữa số bé và số lớn,…<br />
Các em thường mắc phải về cách vẽ sơ đồ, cách đặt lời giải và đáp số, <br />
thực hiện phép tính. Ví dụ qua các năm học 20152016; 20162017 :<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
_______________________________________________________________<br />
2<br />
Tr ần Thị Thuận – Trường Tiểu học <br />
Trần Quốc Toản<br />
Hướng dẫn học sinh lớp 4 giải toán dạng “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
_______________________________________________________________<br />
3<br />
Tr ần Thị Thuận – Trường Tiểu học <br />
Trần Quốc Toản<br />
H ướng dẫn học sinh lớp 4 giải toán dạng “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
_______________________________________________________________<br />
4<br />
Tr ần Thị Thuận – Trường Tiểu học <br />
Trần Quốc Toản<br />
H ướng dẫn học sinh lớp 4 giải toán dạng “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyên nhân nhầm lẫn thường là các em chưa có kĩ năng nhận dạng toán, <br />
kĩ năng phân tích, tóm tắt và giải bài toán có lời văn. Một phần nữa do một số <br />
giáo viên chưa có phương pháp hướng dẫn cụ thể, chỉ hướng dẫn một cách qua <br />
loa, chưa đi sâu vào bản chất của từng dạng toán.<br />
<br />
_______________________________________________________________<br />
5<br />
Tr ần Thị Thuận – Trường Tiểu học <br />
Trần Quốc Toản<br />
Hướng dẫn học sinh lớp 4 giải toán dạng “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.<br />
<br />
<br />
<br />
Vì đặc điểm tâm sinh lý học sinh Tiểu học là dễ nhớ nhưng mau quên, sự <br />
tập trung chú ý trong giờ học toán chưa cao, trí nhớ chưa bền vững, thích học <br />
nhưng chóng chán. Như vậy, vấn đề đặt ra cho người dạy là làm thế nào để giờ <br />
dạy học toán có hiệu quả cao, học sinh được phát triển tính tích cực, chủ động <br />
sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức toán học. Giáo viên phải có phương <br />
pháp dạy học như thế nào để truyền đạt kiến thức và khả năng học môn học này <br />
đạt hiệu quả cao,… làm thế nào để khắc sâu kiến thức cho học sinh và tạo ra <br />
không khí sẵn sàng học tập, chủ động tích cực trong việc tiếp thu kiến thức? Để <br />
góp phần nâng cao hiệu quả dạy học toán ở tiểu học, khắc phục được khó khăn <br />
của người thầy và hạn chế sai sót của người trò không bị nhầm lẫn giữa các <br />
dạng toán và biết cách xác lập mối quan hệ giữa các dữ liệu của bài toán, tìm ra <br />
cách giải, phép tính và lời giải đúng cho bài toán, đó là điều mà tôi trăn trở, suy <br />
nghĩ. Mặc dù mỗi tuần tôi dạy 4 tiết theo tiêu chuẩn nhưng t rong quá trình giảng <br />
dạy, tôi rút ra một vài kinh nghiệm trong việc giúp học sinh học cách giải dạng <br />
toán “Hiệu Tỉ”. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “ Hướng dẫn học sinh lớp 4 giải <br />
dạng toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó” với hi vọng với một số <br />
kinh nghiệm tôi đã vận dụng để giúp học sinh lớp 4 nắm chắc dạng toán này sẽ <br />
là những kinh nghiệm hữu ích cho giáo viên Tiểu học, đặc biệt là giáo viên dạy <br />
lớp 4, lớp 5. <br />
2. Muc tiêu, nhiêm vu cua đê tai<br />
̣ ̣ ̣ ̉ ̀ ̀<br />
<br />
Mục tiêu của đề tài là nhằm tìm ra các giải pháp giúp học sinh yếu có kĩ <br />
năng nhận dạng toán, sử dụng thành thạo và vận dụng một cách linh hoạt các <br />
công thức trong giải toán, biết xác định, phân biệt được các dạng toán “ Hiệu <br />
Tỉ” trong chương trình toán lớp 4; hình thành năng lực tư duy và phấm chất trí <br />
tuệ cho người học. <br />
Nhiệm vụ của đề tài này là phân tích thực trạng học sinh giải dạng toán <br />
“Hiệu Tỉ”, vận dụng những cơ sở lí luận và thực tiễn về dạng toán điển hình <br />
“Hiệu Tỉ” để đề xuất phương pháp dạy dạng toán này.<br />
<br />
3. Đôi t<br />
́ ượng nghiên cưu<br />
́<br />
Hướng dẫn học sinh lớp 4 giải dạng toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ <br />
số của hai số đó”.<br />
<br />
4. Giơi han c<br />
́ ̣ ủa đề tài<br />
Các dạng toán “Hiệu Tỉ” trong sách giáo khoa, vở bài tập toán và một <br />
số bài toán vận dụng trong thực tế.<br />
́ ́ ̣ ́ ̉ ̣<br />
Cac tiêt hoc toan cua hoc sinh lớp 4 dang “ <br />
̣ Hiệu – Tỉ” qua cac năm hoc.<br />
́ ̣<br />
Học sinh lớp 4 trường Tiểu học Trần Quốc Toản – xã Bình Hòa – huyện <br />
Krông Ana – tỉnh ĐakLak từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2016 – 2017.<br />
_______________________________________________________________<br />
6<br />
Tr ần Thị Thuận – Trường Tiểu học <br />
Trần Quốc Toản<br />
Hướng dẫn học sinh lớp 4 giải toán dạng “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5. Phương phap nghiên c<br />
́ ưu<br />
́<br />
Phương pháp điều tra, thống kê.<br />
Phương pháp nghiên cứu.<br />
Phương pháp thực nghiệm<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở li luân<br />
́ ̣<br />
Trong hoạt động dạy và học thì không thể không nói đến phương pháp <br />
dạy và phương pháp học, hai hoạt động này diễn ra song song với nhau. Nếu chỉ <br />
chú ý đến việc truyền thụ kiến thức cho học sinh mà không chú ý đến việc tiếp <br />
thu và hình thành kĩ năng, kĩ xảo như thế nào thì quá trình dạy học sẽ không <br />
mang lại kết quả cao. Đối với môn Toán là môn học tự nhiên nhưng rất trừu <br />
tượng, đa dạng và logic, hoàn toàn gắn với thực tiễn cuộc sống hàng ngày. Bởi <br />
vậy, nếu học sinh không có phương pháp học đúng sẽ không nắm được kiến <br />
thức cơ bản về Toán học và đối với các môn học khác nhận thức sẽ gặp rất <br />
nhiều khó khăn. Môn Toán là môn học quan trọng trong tất cả các môn học, nó là <br />
chìa khoá để mở ra các môn học khác, đồng thời nó có khả năng phát triển tư duy <br />
logic, phát triển trí tuệ cần thiết giúp con người vận dụng vào cuộc sống hàng <br />
ngày. Trong giờ Toán, bên cạnh việc tìm tòi và sáng tạo phương pháp giảng dạy <br />
phù hợp với yêu cầu bài học và đối tượng học sinh, mỗi giáo viên cần phải giúp <br />
các em có phương pháp lĩnh hội tri thức Toán học, học sinh có phương pháp học <br />
toán phù hợp với từng dạng bài Toán thì việc học mới đạt kết quả cao, từ đó <br />
khuyến khích tinh thần học tập của các em cao hơn.<br />
2. Thực trang<br />
̣<br />
* Ưu điểm : <br />
+ Nhà trường :<br />
Nhà trường, tổ chuyên môn thường mở các chuyên đề để giáo viên dự <br />
giờ, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong <br />
chuyên môn.<br />
Giáo viên tích cực học hỏi, nhiệt tình đóng góp ý kiến giúp đỡ lẫn nhau, <br />
sẵn sàng chia sẻ những hiểu biết về chuyên môn để cùng nhau tiến bộ.<br />
Lãnh đạo nhà trường năng động, nhiệt tình, luôn tư vấn cho giáo viên <br />
những phương pháp dạy học tích cực. <br />
+ Học sinh: <br />
Các em học sinh có đủ SGK, vở bài tập, đồ dùng học tập phục vụ cho <br />
môn học. <br />
Đa số học sinh ham học hỏi, ham tìm tòi khám phá cái mới.<br />
_______________________________________________________________<br />
7<br />
Tr ần Thị Thuận – Trường Tiểu học <br />
Trần Quốc Toản<br />
Hướng dẫn học sinh lớp 4 giải toán dạng “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.<br />
<br />
<br />
<br />
Phần lớn CMHS luôn quan tâm đến việc học của con em mình.<br />
<br />
* Tồn tại :<br />
+ Giáo viên : <br />
Một số giáo viên còn phụ thuộc nhiều vào sách hướng dẫn.<br />
Không sử dụng đồ dùng trực quan (sơ đồ, vẽ hình, tóm tắt,…)hoặc sử <br />
dụng không hiệu quả.<br />
Đôi khi vận dụng phương pháp chưa nhịp nhàng, chưa linh hoạt với từng <br />
đối tượng học sinh; hình thức tổ chức dạy học chưa gây hứng thú cho học sinh.<br />
Giáo viên cũng còn hạn chế và ít có điều kiện để tiếp xúc với công nghệ <br />
thông tin để tìm tòi thêm tư liệu giảng dạy.<br />
+ Học sinh : <br />
Môt sô ḥ ́ ọc sinh yếu về phần Tiếng Việt, mà dạng toán này lại có lời văn <br />
nên học sinh rất khó xác định thông tin chính trong bài toán.<br />
Chương trình toán lớp 4 có nhiều dạng toán khó, lời văn khó hiểu. Dang ̣ <br />
toan “ Hi<br />
́ ệu – Tỉ” được phân phôi trong ch<br />
́ ương trinh con it tiêt.<br />
̀ ̀ ́ ́<br />
Lứa tuổi của các em mau quên, dễ nhầm lẫn giữa cách giải của dạng <br />
toán này với cách giải của dạng toán khác.<br />
Từ việc dạy theo kiểu áp đặt của thầy và học sinh tiếp thu kiến thức một <br />
cách thụ động các quy tắc, các công thức,…học sinh nắm kiến thức không vững, <br />
không sâu, không hiểu được bản chất của vấn đề, chỉ biết áp dụng rập khuôn, <br />
máy móc. Do đó, những bài toán có cấu trúc hơi khác một chút là học sinh làm sai <br />
hoặc không làm được bài. Mặt khác, các dạng toán điển hình trong chương trình <br />
cung cấp khá gần nhau nên học sinh dễ nhầm lẫn hoặc khó phân biệt.<br />
Dạng toán “Hiệu Tỉ” đòi hỏi phải có thao tác tư duy (phân tích, tổng hợp, <br />
so sánh,…), trong khi đó học sinh chỉ biết làm theo, nói theo giáo viên hoặc làm <br />
theo các bài mẫu trong sách, do đó học sinh không có điều kiện bộc lộ và phát <br />
triển đầy đủ khả năng của mình.<br />
Kĩ năng tóm tắt bài toán còn hạn chế, chưa có thói quen đọc và tìm hiểu <br />
kĩ bài toán dẫn tới thường nhầm lẫn giữa các dạng toán, lựa chọn phép tính còn <br />
sai, chưa bám sát vào yêu cầu bài toán để tìm lời giải thích hợp với các phép tính. <br />
Kĩ năng nhận dạng bài toán và kĩ năng thực hành diễn đạt bằng lời văn <br />
còn hạn chế. Một số em tiếp thu bài một cách thụ động, ghi nhớ bài còn máy <br />
móc nên còn chóng quên các dạng toán.<br />
Tư duy của các em chủ yếu dựa vào đặc điểm trực quan. Nhưng có <br />
những bài toán có lời văn lại cần nhiều đến tư duy trừu tượng nên học sinh lúng <br />
túng, gặp nhiều khó khăn, thậm chí không làm được các dạng toán điển hình.<br />
Một số em chưa hứng thú, chưa tích cực tham gia vào giờ học nên chưa <br />
hiểu bài dẫn đến không làm được bài.<br />
<br />
<br />
_______________________________________________________________<br />
8<br />
Tr ần Thị Thuận – Trường Tiểu học <br />
Trần Quốc Toản<br />
Hướng dẫn học sinh lớp 4 giải toán dạng “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.<br />
<br />
<br />
<br />
Theo thống kê lớp 4 do tôi chủ nhiệm của những năm học gần đây cho thấy <br />
học sinh còn nhầm lẫn dạng toán “Hiệu Tỉ” với các dạng toán điển hình khác <br />
dẫn đến giải sai bài toán. Cụ thể, ở học kì II qua các năm học :<br />
<br />
Vẽ sơ đồ Đặt lời giải và đáp số Thực hiện phép tính<br />
Năm học Lớp TSHS Đúng Sai Đạt Chưa đạt Đúng Sai<br />
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL<br />
(%) (%) (%) (%) (%) (%)<br />
20152016 4B 28 14 50 14 50 16 57,1 12 42,8 20 71,4 8 28,6<br />
20162017 4A 30 16 53,3 14 46,7 19 63,3 11 36,7 21 70 9 30<br />
<br />
<br />
¸ng kiÕn kinh nghiÖm Ngêi thùc hiÖn :<br />
NguyÔn H÷u Thuû<br />
* Các nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do:<br />
Nhiều giáo viên vẫn áp dụng cách dạy cũ.<br />
Một số học sinh còn thụ động, chủ yếu nghe giảng, ghi nhớ và làm theo <br />
mẫu.<br />
Do nhầm lẫn trong thực hiện phép tính.<br />
Do kĩ năng nhận dạng toán, kỹ năng phân tích tóm tắt và giải các bài toán <br />
có lời văn của các em còn nhiều hạn chế.<br />
Một số em còn mải chơi, chưa chăm chỉ học tập, hoàn cảnh gia đình khó <br />
khăn, bố mẹ chưa quan tâm,…<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giai phap<br />
̉ ́<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
Giúp giáo viên có kĩ năng hướng dẫn học sinh phân tích đề toán và xác định <br />
đúng được dạng toán “ Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó”. Đồng thời <br />
biết dựa vào thông tin chính để thiết lập mối quan hệ giữa các đại lượng trong <br />
bài toán, nắm vững cách tóm tắt đề, trình bày lời giải, từ đó nâng cao chất lượng <br />
học sinh đối với môn toán nói riêng và chất lượng toàn diện nói chung.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Biện pháp 1 : Khắc sâu lí thuyết<br />
Tôi cho học sinh xác định đặc điểm ngôn ngữ của tỉ số (còn hiệu số các <br />
em đã thành thạo ở dạng Tổng – Hiệu). Khi bài toán có cụm từ gấp a lần hoặc <br />
kém a lần, a ở đây là số cụ thể : ví dụ 2, 3, 4 … thì học sinh tôi biết đó là tỉ số ở <br />
dạng số tự nhiên, và gặp bài có cụm từ “bằng a/b” thì 100% học sinh lớp tôi kết <br />
1 1 2<br />
luận là tỉ số ở dạng phân số (a/b là phân số cụ thể ví dụ : 2 , 3 , 3 , …)<br />
<br />
<br />
_______________________________________________________________<br />
9<br />
Trần Thị Thuận – Trường Tiểu học Trần Quốc <br />
Toản<br />
Hướng dẫn học sinh lớp 4 giải toán dạng “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.<br />
<br />
<br />
<br />
Từ chỗ hiểu thấu đáo ngôn ngữ, lời văn của dạng toán điển hình trên , <br />
100% học sinh lớp tôi cũng đã xác định dễ dàng dạng toán Hiệu Tỉ.<br />
Trên cơ sở đã nhận dạng toán chính xác, các em cũng dễ dàng thiết lập sơ <br />
đồ bằng đoạn thẳng theo đặc trưng của dạng bài và cũng dựa vào sơ đồ bằng <br />
đoạn thẳng các em sẽ đi giải bài toán đúng hướng. Đặc biệt, với bài toán dạng <br />
2 3<br />
Hiệu Tỉ mà khi gặp tỉ số dạng , , … (tử > 1) thì trên sơ đồ trực quan đã lập, <br />
3 4<br />
học sinh sẽ tính chính xác số bé, số lớn (nếu em nào sai tôi gọi lên và hỏi : “số bé <br />
gồm có mấy phần ? (2, 3 … phần) thì em phải lấy giá trị một phần nhân với số <br />
phần của số bé” và từ đó suy ra cách tìm số lớn theo từng dạng. Ví dụ như toán <br />
Hiệu Tỉ thì số lớn bằng hiệu cộng với số bé, hoặc giá trị một phần nhân với số <br />
phần của số lớn. <br />
Trước khi giải bài toán dạng Hiệu Tỉ, tôi yêu cần học sinh nhắc lại các <br />
bước để giải dạng toán Hiệu Tỉ. Các bước đó là :<br />
1. Vẽ sơ đồ<br />
2. Tìm Hiệu số phần bằng nhau (Hiệu số phần bằng nhau = S ố phần c ủa <br />
số lớn số phần của số bé)<br />
3. Tìm số bé (SB = Hiệu : Hiệu số phần x số phần của số bé(trên sơ đồ)<br />
4. Tìm số lớn( SL= Hiệu của hai số + số bé (hoặc SL = Hiệu : Hiệu số <br />
phần x số phần của số lớn.<br />
Ví dụ 1 : Lớp 4A có số học sinh nam ít hơn số học sinh nữ là 7 em. Trong <br />
<br />
2<br />
đó số học sinh nam bằng số học sinh nữ. Tìm số học sinh nam, số học sinh <br />
3<br />
<br />
nữ?<br />
<br />
̉ ́ ́ ́ ́ ̃ ̉ ức cho cac em t<br />
Đê khăc sâu li thuyêt cho cac em, tôi đa tô ch ́ ự chât vân v<br />
́ ́ ới <br />
̣ ̉ ̀ ̣<br />
nhau, cu thê la hoc sinh ti ếp thu bài tốt đăt câu hoi g<br />
̣ ̉ ợi mở cho hoc sinh khó khăn<br />
̣ <br />
trong việc tiếp thu kiến thức :<br />
+ Để giải một bài toán dạng Hiệu Tỉ, ta thực hiện mấy bước ?(4 bước)<br />
+ Đó là những bước nào ?<br />
. Bước 1 : Vẽ sơ đồ.<br />
. Bước 2 : Tìm hiệu số phần bằng nhau<br />
. Bước 2 : Tìm số bé (hoặc tìm số lớn)<br />
. Bước 3 : Tìm số lớn (hoặc số bé).<br />
Biện pháp 2 . Hướng dẫn học sinh phân tích đề<br />
Khi thực hiện việc hướng dẫn học sinh phân tích đề, tôi hướng dẫn hai <br />
cách phân tích, cách 1: từ phân tích đến tổng hợp, cách 2 : từ tổng hợp đến phân <br />
tích (hay còn gọi cho dễ hiểu là phân tích xuôi và phân tích ngược). <br />
_______________________________________________________________<br />
10<br />
Trần Thị Thuận – Trường Tiểu học Trần Quốc <br />
Toản<br />
Hướng dẫn học sinh lớp 4 giải toán dạng “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.<br />
<br />
<br />
<br />
Trở lại ví dụ 1, tôi hướng dẫn học sinh phân tích như sau :<br />
*Cách 1 : Từ phân tích đến tổng hợp (phân tích xuôi)<br />
Tôi yêu cầu học sinh đọc kĩ đề toán và trả lời :<br />
+ Bài toán này cho biết gì ? (Lớp 4A số học sinh nam ít hơn số học sinh <br />
2<br />
nữ là 7 em và bằng số học sinh nữ)<br />
3<br />
+ Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ? (Tìm số học sinh nam, số học sinh <br />
nữ)<br />
+ Bài toán này thuộc dạng toán gì ? (Hiệu Tỉ)<br />
+ Hiệu là bao nhiêu ? (7)<br />
2<br />
+ Tỉ là bao nhiêu ? ( )<br />
3<br />
2 2<br />
+ Tỉ số cho ta biết điều gì ? (Số học sinh nam bằng số học sinh nữ, <br />
3 3<br />
2<br />
tức là tỉ số giữa số học sinh nam và số học sinh nữ là )<br />
3<br />
+ Số học sinh nam là mấy phần ?(2 phần)<br />
+ 2 phần được xem là số nào? (số bé)<br />
+ Số học sinh nữ là mấy phần ? (3 phần)<br />
+ 3 phần được xem là số nào? (số lớn)<br />
+ Muốn tìm hiệu số phần bằng nhau, ta làm thế nào ?( Lấy số phần của <br />
số học sinh nữ trừ đi với số phần của số học sinh nam)<br />
+ Muôn tim sô h<br />
́ ̀ ́ ọc sinh nam, ta lam thê nao ? (<br />
̀ ́ ̀ ́ ệu chia cho hiệu số <br />
Lây hi<br />
phần nhân với số phần của số học sinh nam )<br />
+ Muôn tim sô h<br />
́ ̀ ́ ọc sinh nữ, ta lam thê nao ? <br />
̀ ́ ệu của hai <br />
́ ̀ ( Cach 1 : Lây hi<br />
́<br />
số cộng với số học sinh nam. Cach 2 : Lây hi<br />
́ ́ ệu của hai số chia cho hiệu số <br />
phần nhân với số phần của số học sinh nữ).<br />
<br />
* Cách 2 : Từ tổng hợp đến phân tích (phân tích ngược)<br />
Tôi yêu cầu học sinh đọc kĩ đề toán và trả lời :<br />
+ Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ? (Tìm số học sinh nam, số học sinh <br />
nữ)<br />
́ ̀ ́ ọc sinh nam, ta lam thê nao ? (<br />
+ Muôn tim sô h ̀ ́ ̀ ́ ệu chia cho hiệu số <br />
Lây hi<br />
phần nhân với số phần của số học sinh nam )<br />
+ Số học sinh nam là mấy phần ?(2 phần)<br />
2<br />
+ Vì sao em biết ? ( vì tỉ số giữa số học sinh nam và số học sinh nữ là <br />
3<br />
)<br />
́ ̀ ́ ọc sinh nữ, ta lam thê nao ? <br />
+ Muôn tim sô h ̀ ́ ệu của hai <br />
́ ̀ ( Cach 1 : Lây hi<br />
́<br />
số cộng với số học sinh nam. Cach 2 : Lây hi<br />
́ ́ ệu của hai số chia cho hiệu số <br />
phần nhân với số phần của số học sinh nữ).<br />
_______________________________________________________________<br />
11<br />
Trần Thị Thuận – Trường Tiểu học Trần Quốc <br />
Toản<br />
Hướng dẫn học sinh lớp 4 giải toán dạng “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.<br />
<br />
<br />
<br />
+ Số học sinh nữ là mấy phần ? (3 phần)<br />
+ Muốn tìm hiệu số phần bằng nhau, ta làm thế nào ?(Lấy số phần của <br />
số học sinh nữ trừ đi số phần của số học sinh nam)<br />
+ Bài toán này thuộc dạng toán gì ? (Hiệu Tỉ)<br />
+ Hiệu là bao nhiêu ? (7)<br />
2<br />
+ Tỉ là bao nhiêu ? ( )<br />
3<br />
+ .....<br />
Như vậy, tôi đã hướng dẫn cac em tìm m<br />
́ ối quan hệ giữa các đại lượng, <br />
xác định được đâu là hiệu, đâu là tỉ, đâu là số lớn và đâu là số bé. Thông thường, <br />
phân tích theo cách 1 học sinh dễ hiểu hơn. <br />
<br />
Biện pháp 3 . Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ <br />
Đối với học sinh Tiểu học đi từ tư duy trực quan đến tư duy trừu tượng, vì <br />
vậy, tôi đã biến những cái trừu tượng thành cái trực quan cụ thể (sơ đồ, hình vẽ, <br />
tóm tắt,…) học sinh dễ hiểu và dễ dàng tìm ra lời giải của bài toán. Với dạng <br />
toán Tổng Tỉ, sơ đồ đoạn thẳng là một bước trong bài giải. Với tôi, sơ đồ đoạn <br />
thẳng gần như là đồ dùng trực quan để các em dễ hiểu nhất. Các em vẽ được <br />
sơ đồ sẽ là chính là thể hiện sự hiểu đề toán của các em. Sơ đồ đoạn thẳng ở <br />
dạng toán này chính là một phần của bải giải nên khi vẽ sơ đồ thì ta đặt sơ đồ <br />
dưới Bài giải.<br />
Tôi lấy lại ví dụ 1, để hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ, tôi đã hướng dẫn học <br />
sinh xem trong bài toán nói về hai đối tượng nào (học sinh nam và học sinh nữ).<br />
+ Học sinh nam biểu thị mấy phần ? (2 phần)<br />
+ Học sinh nữ biểu thị mấy phần ? (3 phần)<br />
+ Khi vẽ, các phần đó phải như thế nào ? (bằng nhau)<br />
+ Hiệu của học sinh nam và học sinh nữ được biểu thị như thế nào? <br />
(Hiệu được ghi dưới dấu ngoặc ngang móc sơ đồ của học sinh nam và học sinh <br />
nữ)<br />
+ Đơn vị là gì ? (học sinh)<br />
+ Đơn vị ghi như thế nào ? (ghi sau số hiệu và sau dấu hỏi của sơ đồ)<br />
Tôi hướng dẫn thêm : Vì bài <br />
toán yêu cầu tìm số học sinh nam và <br />
số học sinh nữ nên ta phải đặt dấu <br />
hỏi trên sơ đồ từng đối tượng.<br />
Ta có sơ đồ :<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nam:<br />
_______________________________________________________________<br />
12<br />
Trần Thị Thuận – Trường Tiểu học Trần Quốc <br />
Toản<br />
H ướng dẫn học sinh lớp 4 giải toán dạng “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nữ:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biện pháp 4. Hướng dẫn học sinh giải toán và trình bày bài giải<br />
Sau khi phân tích đề toán, vẽ sơ đồ, tôi yêu cầu học sinh nhìn vào sơ đồ để <br />
đặt lời giải (Tôi hướng dẫn học sinh có thể tìm số học sinh nữ trước hoặc tìm <br />
số học sinh nam trước cũng được, đặc biệt tôi lưu ý với học sinh : Đối với dạng <br />
toán “Hiệu Tỉ” thì sơ đồ chính là một phần của bài giải nên ta phải đặt dưới <br />
chữ Bài giải.<br />
Tôi đã hướng dẫn học sinh giải toán và trình bày như sau :<br />
+ Dựa vào đâu để chúng ta đặt được lời giải ? (Dựa vào câu hỏi để đặt) <br />
+ Lời giải lùi vào mấy ô ? (lùi vào 2 ô)<br />
+ Bài toán có mấy câu hỏi ? (2)<br />
+ Hỏi về cái gì ? (Học sinh nam và học sinh nữ)<br />
+ Khi tìm được số học sinh nam và số học sinh nữ rồi thì viết đáp số như <br />
thế nào ? (Viết 2 đáp số : số học sinh nam và số học sinh nữ )<br />
+ Đáp số lùi vào mấy ô ? (lùi vào 2 ô so với lời giải)<br />
Dựa vào hướng dẫn của tôi, học sinh có thể trình bày được một bài giải <br />
hoàn chỉnh theo nhiều cách khác nhau . Ví dụ :<br />
<br />
. Trình bày theo cách 1 :<br />
<br />
Bài giải:<br />
Theo đề bài, ta có sơ đồ:<br />
<br />
<br />
<br />
Nam: <br />
<br />
Nữ: <br />
<br />
Theo sơ đồ, hiệu số <br />
phần bằng nhau là : <br />
_______________________________________________________________<br />
13<br />
Trần Thị Thuận – Trường Tiểu học Trần Quốc <br />
Toản<br />
Hướng dẫn học sinh lớp 4 giải toán dạng “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.<br />
<br />
<br />
<br />
3 2 = 1 (phần)<br />
<br />
Số học sinh nam là: <br />
<br />
7 : 1 x 2 = 14 (học sinh)<br />
<br />
Số học sinh nữ là: <br />
<br />
14 + 7 = 21 (học sinh)<br />
<br />
Đáp số: Nam: 14 học sinh<br />
<br />
Nữ : 21 học sinh<br />
<br />
. Trình bày theo cách 2 :<br />
Bài giải:<br />
<br />
Theo đề bài, ta có sơ đồ:<br />
<br />
<br />
<br />
Nam:<br />
<br />
Nữ:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là : <br />
<br />
3 2 = 1 (phần)<br />
<br />
Số học sinh nữ là: <br />
<br />
7 : 1 x 3 = 21 (học sinh)<br />
<br />
Số học sinh nam là: <br />
<br />
21 – 7 = 14 (học sinh)<br />
<br />
Đáp số: Nữ : 21 học sinh<br />
<br />
Nam: 14 học sinh<br />
<br />
<br />
_______________________________________________________________<br />
14<br />
Trần Thị Thuận – Trường Tiểu học Trần Quốc <br />
Toản<br />
Hướng dẫn học sinh lớp 4 giải toán dạng “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.<br />
<br />
<br />
<br />
Biện pháp 5 : Hương dân hoc sinh xây d<br />
́ ̃ ̣ ựng đê toan va phat triên đê<br />
̀ ́ ̀ ́ ̉ ̀ <br />
toan.<br />
́<br />
Đê h ̉ ương dân hoc sinh xây d<br />
́ ̃ ̣ ựng đê toan va phat triên đê toan, tôi đa t<br />
̀ ́ ̀ ́ ̉ ̀ ́ ̃ ổ <br />
chức trò chơi như sau :<br />
Tôi chia lớp thành 4 nhóm, 4 nhóm cùng thảo luận xây dựng một đề toán. <br />
Đại diện bốn nhóm bốc thăm (thăm thứ tự số 1, 2, 3, 4) nhóm nào bốc được thăm <br />
số 1 thì được chất vấn nhóm 2. Nếu bạn trong nhóm hai trả lời được thì được <br />
quyền chất vấn nhóm ba. Nếu bạn trong nhóm ba trả lời được thì được quyền <br />
chất vấn nhóm bốn. Nếu bạn trong nhóm bốn trả lời được thì được quyền chất <br />
vấn nhóm một, nếu không trả lời được thì thua.<br />
Ví dụ : Đại diện nhóm bốc được thăm số 1 hỏi nhóm bốc thăm số 2:<br />
Bạn hãy đặt một bài toán dạng toán “Hiệu Tỉ”.<br />
Nhóm bốc thăm số 2 thảo luận trong thời gian 2 phút (thảo luận và ghi vào <br />
giấy nháp, nháp sao cho hiệu phải chia hết cho hiệu số phần), sau đó đại diện <br />
nhóm bốc được thăm số 2 đã tự đặt được đề toán. Ví dụ :<br />
Hiệu của hai số là 30. Số thứ nhất bằng 3/5 số thứ hai. Tìm hai số đó.<br />
Các bạn khác nhận xét, bổ sung.<br />
Nhóm bốc được thăm số 2 được quyền hỏi lại nhóm bốc thăm số 3 :<br />
Bạn hãy cho biết : <br />
+ Bài toán này cho biết gì ? (Hiệu của hai số là 30. Số thứ nhất bằng 3/5 <br />
số thứ hai)<br />
+ Bài toán này hỏi gì ? (Tìm hai số đó?)<br />
+ Bài toán này thuộc dạng toán gì ? (Dạng “Hiệu Tỉ” )<br />
+ Hiệu là bao nhiêu ? ( hiệu là 30)<br />
+ Tỉ là bao nhiêu ? (Tỉ là 3/5 )<br />
+ Hai số là số nào ? (sô th<br />
́ ứ nhất (số bé), số thứ hai (số lớn))<br />
+ Muốn giải bài toán này, ta thực hiện mấy bước ? (4 bước )<br />
+ Đó là những bước nào ?<br />
. Bước 1 : Vẽ sơ đồ.<br />
. Bước 2 : Tìm hiệu số phần bằng nhau<br />
. Bước 2 : Tìm số bé (hoặc tìm số lớn)<br />
. Bước 3 : Tìm số lớn (hoặc số bé).<br />
Qua cach lam nay, tôi đa kh<br />
́ ̀ ̀ ̃ ơi dây trong cac em s<br />
̣ ́ ự hưng thu, ham thich hoc<br />
́ ́ ́ ̣ <br />
toan vi cac em đa hi<br />
́ ̀ ́ ̃ ểu được, tự đăt đ<br />
̣ ược đê toan dang “ Hi<br />
̀ ́ ̣ ệu – Tỉ”, biêt đ<br />
́ ược <br />
̀ ệu, đâu la t<br />
đâu la hi ̀ ỉ va áp d<br />
̀ ụng các bước giải (từ bước 1 đến bước 4) để giai bai<br />
̉ ̀ <br />
toan.<br />
́<br />
<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
<br />
<br />
_______________________________________________________________<br />
15<br />
Trần Thị Thuận – Trường Tiểu học Trần Quốc <br />
Toản<br />
Hướng dẫn học sinh lớp 4 giải toán dạng “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.<br />
<br />
<br />
<br />
Các biện pháp này có mối quan hệ biện chứng với nhau. Biện pháp này làm <br />
nền tảng, hỗ trợ cho biện pháp kia. Nếu học sinh không hiểu được đề thì sẽ <br />
không tóm tắt được, không tóm tắt được bài toán đồng nghĩa với việc không giải <br />
được bài đúng.<br />
<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
Sau thời gian thực hiện đề tài, tôi thấy số lượng học sinh vẽ sơ đồ đúng, <br />
đặt lời giải và đáp số đúng, thực hiện phép tính đúng đã có nhiều tiến bộ rõ rệt. <br />
Ví dụ : Trở lại bài toán trang 151 SGK Toán lớp 4 (bài Luyện tập) :<br />
Một cửa hàng có số gạo nếp ít hơn số gạo tẻ là 540 kg. Tính số gạo mỗi <br />
loại, biết rằng số gạo nếp bằng 1/4 số gạo tẻ.<br />
Cũng bài tập đó trong sách giáo khoa Toán 4, trước khi chưa vận dụng các <br />
biện pháp này thì học sinh làm chưa đúng về vẽ sơ đồ, viết lời giải và đáp số <br />
hay lẫn lộn giữa số bé và số lớn, thực hiện phép tính sai nhưng sau khi vận dụng <br />
theo các biện pháp ở trên thì học sinh đã làm đúng hơn, chính xác hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
_______________________________________________________________<br />
16<br />
Trần Thị Thuận – Trường Tiểu học Trần Quốc <br />
Toản<br />
H ướng dẫn học sinh lớp 4 giải toán dạng “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.<br />
<br />
<br />
<br />
Qua khảo nghiệm, kết quả thu được cuối năm của các năm học như sau :<br />
<br />
Vẽ sơ đồ Đặt lời giải và đáp số Thực hiện phép tính<br />
Năm học Lớp TSHS Đúng Sai Đạt Chưa đạt Đúng Sai<br />
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL<br />
(%) (%) (%) (%) (%) (%)<br />
20152016 4B 28 26 92,9 2 7,1 24 85,7 4 14,3 28 100 0 0<br />
20162017 4A 30 30 100 0 0 28 93,3 2 6,7 30 0 0 0<br />
<br />
<br />
Nhìn vào bảng số liệu, so sánh với thực trạng tôi đã nêu ở trên, tôi thấy <br />
kết quả khảo nghiệm có tính khả quan khi sử dụng những biện pháp nêu trên <br />
trong việc hướng dẫn học sinh giải dạng toán “Hiệu Tỉ”. Số lượng học sinh <br />
vẽ sơ đồ sai, đặt lời giải và đáp số sai, làm sai phép tính, đã giảm rõ rệt và số <br />
học sinh vẽ sơ đồ đúng, đặt lời giải và đáp số đúng, làm đúng phép tính đã tăng <br />
lên nhiều so với những năm học trước.<br />
<br />
<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
III.1. Kêt luân<br />
́ ̣<br />
Để thực hiện công tác Hướng dẫn học sinh lớp 4 giải toán có lời văn <br />
dạng Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó có hiệu quả, mỗi giáo viên <br />
cần phải tìm tòi biện pháp phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất, cụ thể :<br />
Phải nghiên cứu kĩ bài dạy. Xác định rõ kiến thức trọng tâm của mỗi <br />
bài học. Phải có đồ dùng trực quan (sơ đồ, hình vẽ,…) để giúp học sinh dễ <br />
hiểu, dễ lĩnh hội kiến thức. Cuối bài học, phải nhấn mạnh, khắc sâu những <br />
kiến thức cơ bản, trọng tâm cần ghi nhớ.<br />
Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề toán, nhận biết được cái đã cho và cái phải <br />
tìm, mối quan hệ giữa các đại lượng trong bài để từ đó học sinh có thể tự tóm <br />
tắt được bài toán theo sơ đồ, hình vẽ,…<br />
Thường xuyên kiểm tra việc nắm các bước giải toán có lời văn của học <br />
sinh để củng cố khắc sâu cho các em kiến thức ở các giờ luyện tập, thi giải <br />
toán nhanh trong giờ sinh hoạt vui chơi. Thấy rõ hơn nhu cầu hứng thú của học <br />
sinh đối với nội dung môn Toán cũng như ứng dụng và mối liên hệ giữa Tiếng <br />
Việt và Toán.<br />
Trong quá trình giảng dạy cần phải phối hợp sử dụng phương pháp dạy <br />
học một cách linh hoạt và sáng tạo.<br />
Phần luyện tập củng cố : Sau khi học xong, thường cho học sinh m ột s ố <br />
bài toán theo mức độ khó dần, chỉ yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ (đối với học sinh <br />
hoàn thành), hoặc trình bày lời giải (đối với học sinh hoàn thành xuất sắc, hoàn <br />
thành tốt).<br />
<br />
_______________________________________________________________<br />
17<br />
Trần Thị Thuận – Trường Tiểu học Trần Quốc <br />
Toản<br />
Hướng dẫn học sinh lớp 4 giải toán dạng “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.<br />
<br />
<br />
<br />
Tóm lại, việc hướng dẫn học sinh yếu lớp 4 giải toán có lời văn dạng <br />
“Hiệu Tỉ” đòi hỏi người giáo viên phải hết lòng tận tụy với học sinh, phải chịu <br />
khó, kiên trì nghiên cứu tài liệu thì dạy mới có hiệu quả cao.<br />
Qua nhiều năm dạy lớp 4, với những biện pháp nêu trên, tôi thấy số lượng <br />
học sinh gặp khó khăn, lúng túng trong việc giải dạng toán “Hiệu Tỉ” đã giảm <br />
dần theo từng năm nhờ những giải pháp mà tôi đã trình bày ở trên.<br />
Trên đây là đề tài “Hướng dẫn học sinh lớp 4 giải toán có lời văn dạng <br />
Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó” của bản thân. Đề tài đã được <br />
nghiên cứu trên thực tiễn tại trường Tiểu học Trần Quốc Toản và đã áp dụng <br />
vào việc dạy dạng toán“ Hiệu Tỉ” có hiệu quả cao. Đây là kinh nghiệm của <br />
bản thân nên sẽ có nhiều ý kiến chủ quan. Rất mong được sự góp ý chân thành <br />
của đồng nghiệp.<br />
Xin trân trọng cảm ơn.<br />
Buôn Trấp, ngày 15 tháng 2 năm 2018<br />
Người thực hiện<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Thuận<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG<br />
………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN<br />
………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
<br />
_______________________________________________________________<br />
18<br />
Trần Thị Thuận – Trường Tiểu học Trần Quốc <br />
Toản<br />
Hướng dẫn học sinh lớp 4 giải toán dạng “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.<br />
<br />
<br />
<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
===============<br />
<br />
1. Giúp em giỏi Toán 4 – Nhà giáo ưu tú Phạm Đình Thực.<br />
2. Phân loại và phương pháp giải các dạng bài tập Toán 4 – Nhà giáo ưu tú <br />
Phạm Đình Thực.<br />
3. Toán chọn lọc – Nhà giáo ưu tú Phạm Đình Thực.<br />
4. Tâm lí học lứa tuổi Thạc sĩ Vũ Thị Kim Oanh<br />
5. Sách giáo khoa Toán 4.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
_______________________________________________________________<br />
19<br />
Trần Thị Thuận – Trường Tiểu học Trần Quốc <br />
Toản<br />
Hướng dẫn học sinh lớp 4 giải toán dạng “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
TT Noäi dung Trang<br />
<br />
I.PHẦN MỞ ĐẦU 1<br />
<br />
1 ́ ̣<br />
1.Li do chon đê tai<br />
̀ ̀ 1<br />
<br />
2 ̣ ̣ ̣ ̉<br />
2.Muc tiêu, nhiêm vu cua đê tai<br />
̀ ̀ 5<br />
<br />
3 ́ ượng nghiên cứu<br />
3. Đôi t 5<br />
<br />
4 4.Giơi han pham vi nghiên c<br />
́ ̣ ̣ ưú 5<br />
<br />
5 5. Phương phap nghiên c<br />
́ ứu 5<br />
<br />
6 II. PHẦN NỘI DUNG 6<br />
<br />
7 1. Cơ sở li luân<br />
́ ̣ 6<br />
<br />
8 2. Thực trang<br />
̣ 6<br />
<br />
14 3. Nội dung và hình thức của giai phap<br />
̉ ́ 8<br />
<br />
15 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 8<br />
<br />
16 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 8<br />
<br />
18 c. Mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp 13<br />
<br />
_______________________________________________________________<br />
20<br />
Trần Thị Thuận – Trường Tiểu học Trần Quốc <br />
Toản<br />
Hướng dẫn học sinh lớp 4 giải toán dạng “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.<br />
<br />
<br />
<br />
19 d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 13<br />
<br />
21 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 15<br />
<br />
22 1.Kết luận 15<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
_______________________________________________________________<br />
21<br />
Trần Thị Thuận – Trường Tiểu học Trần Quốc <br />
Toản<br />