Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các trò chơi dân gian cho học <br />
sinh tiểu học<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
TT TÊN MỤC TRANG<br />
1 I. Phần mở đầu 2<br />
2 1. Lý do chọn đề tài 2<br />
3 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3<br />
4 3. Đối tượng nghiên cứu 4<br />
5 4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 4<br />
6 5. Phương pháp nghiên cứu 4<br />
7 II. Phần nội dung 4<br />
8 1. Cơ sở lý luận 4<br />
9 2. Thực trạng 5<br />
10 2.1. Thuận lợi, khó khăn 5<br />
11 2.2. Thành công, hạn chế 6<br />
12 2.3. Mặt mạnh, mặt yếu 7<br />
13 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 7<br />
14 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng 8<br />
15 3. Giải pháp, biện pháp 8<br />
16 3.1.Mục tiêu của giải pháp và biện pháp 9<br />
17 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện 9<br />
pháp <br />
18 3.3. Điều kiện để thực giải pháp, biện pháp 12<br />
19 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 13<br />
20 3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề 13<br />
nghiên cứu<br />
21 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học 14<br />
của vấn đề Nghiên cứu<br />
22 III. Phần kết luận, kiến nghị 15<br />
23 1. Kết luận 15<br />
24 2. Kiến nghị 15<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ<br />
1<br />
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các trò chơi dân gian cho học <br />
sinh tiểu học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài. <br />
Sau những giờ học căng thẳng trên lớp, trò chơi dân gian (TCDG) trong <br />
trường học sẽ là những “món ăn” bồi bổ tinh thần sảng khoái cho học sinh.<br />
Trò chơi dân gian là một sinh hoạt văn hóa do nhân dân sáng tạo trong quá <br />
trình lao động, sản xuất và được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong cộng đồng <br />
Hướng đến mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích <br />
cực”, việc đưa trò chơi dân gian vào trường học mang nhiều ý nghĩa thiết thực. <br />
Nó không chỉ góp phần rèn luyện sức khỏe, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình <br />
huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm mà <br />
còn giúp học sinh rèn khả năng ứng xử văn hóa, không ra vào những games trực <br />
tuyến bạo lực vô bổ đang tràn lan và các tệ nạn xã hội. <br />
Như chúng ta đã biết, hoạt động chủ đạo của của hoạt động giáo dục <br />
ngoài giờ lên lớp trong trường học chính là việc tổ chức các hoạt động vui chơi <br />
cho học sinh. Các em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà <br />
quan trọng nhất các em cần phải được thoả mãn nhu cầu vui chơi. Xuất phát từ <br />
vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em nói chung, học sinh <br />
tiểu học nói riêng và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, tôi thấy việc tổ chức <br />
cho các em chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa.<br />
Di sản văn hoá truyền thống Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau, trong <br />
đó có thể nói, trò chơi dân gian cũng là một di sản văn hoá quý báu của dân tộc. <br />
Nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả trí tuệ <br />
và niềm vui sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đặc biệt đối với học sinh <br />
tiểu học, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho <br />
các em nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, <br />
quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. Nó làm cho thế <br />
giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở; tuổi thơ của các em sẽ trở thành <br />
những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời; làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ <br />
cho các em. Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, giới <br />
thiệu trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của các em. Đúng như PGS. TS Nguyễn <br />
Văn Huy, giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã nói: “ Cuộc sống đối <br />
với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần <br />
là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc Việt Nam <br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ<br />
2<br />
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các trò chơi dân gian cho học <br />
sinh tiểu học<br />
<br />
độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn <br />
trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, <br />
tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Ngày nay, các em ở một xã hội công <br />
nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng thời gian chơi cũng là một <br />
thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò <br />
chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước – đang ngày càng bị mai một và quên <br />
lãng, không chỉ có ở các thành phố mà còn ở cả các vùng quê. <br />
<br />
Vì thế, giúp các em hiểu và quay về nguồn với các trò chơi dân gian là một việc <br />
làm cần thiết”.<br />
Đặc điểm chung của trò chơi dân gian được triển khai trong trường học là <br />
đơn giản, dễ chơi, dễ hòa nhập. Dù bất cứ nơi đâu, trong gia đình, tại trường <br />
học hay trên đường làng đều có thể tổ chức được các trò chơi dân gian phù hợp. <br />
Nếu sân nhà nho nhỏ thì các em chơi ô ăn quan, chơi cờ, đánh chuyền, chặt cây <br />
dừa chừa cây mận, bắt ve… Nếu diện tích rộng hơn thì có thể chơi rồng rắn lên <br />
mây, đá cầu, trốn tìm, bịt mắt bắt dê… Ở những bãi cỏ lớn thì có thể tổ chức <br />
các trò cướp cờ, đánh đu, đá gà, chồng bông sen, cờ chém<br />
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, vui chơi cũng là một trong những hoạt động <br />
chủ đạo của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.Thông qua hoạt động vui <br />
chơi, các em được phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội, qua đó <br />
nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho các em. Chính vì vậy, giáo viên cần tổ <br />
chức cho các em chơi các trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng. Năm <br />
học 2008 – 2009, Bộ giáo dục và đào tạo phát động phong trào: “ Xây dựng <br />
trường học thân thiện – Học sinh tích cực” trong đó có nội dung đưa trò chơi <br />
dân gian vào trường học. Nhưng làm thế nào để tổ chức được các trò chơi dân <br />
gian thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được các em là một bài toán khó <br />
với các giáo viên, đặc biệt là các giáo viên Tổng phụ trách kiêm nhiệm. ( Vì khả <br />
năng tập trung chú ý có chủ định của các em còn kém. Các em dễ dàng tham gia <br />
vào trò chơi nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc ).<br />
Là Phó hiệu trưởng, phụ trách các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà <br />
trường, tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp để chỉ đạo tổ chức các trò chơi dân <br />
gian một cách có hiệu quả nhất. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “ Một số biện <br />
pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh trong trường <br />
tiểu học”.<br />
2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt <br />
Nam, là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục <br />
trong và ngoài nhà trường. Đội lấy 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng làm <br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ<br />
3<br />
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các trò chơi dân gian cho học <br />
sinh tiểu học<br />
<br />
mục tiêu phấn đấu rèn luyện, phát triển mọi khả năng trong học tập, hoạt động <br />
và vui chơi. Chính vì vậy việc tạo ra một sân chơi mới lạ, thu hút đông đảo học <br />
sinh tham gia là một hoạt động thiết thực của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền <br />
phong Hồ Chí Minh. Có thể nói hoạt động tổ chức các trò chơi dân gian là một <br />
trong những con đường giáo dục không thể thiếu trong quá trình giáo dục nhân <br />
cách cho các em, giúp các em phát triển toàn diện. tránh được những trò chơi <br />
trực tuyến, bạo lực… Vì vậy việc tổ chức các trò chơi dân gian trong trường <br />
học là vô cùng quan trọng và cần thiết.<br />
Đề tài “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các trò chơi dân gian <br />
cho học sinh trong trường tiểu học” giúp:<br />
Tìm ra nội dung, hình thức tổ chức các trò chơi dân gian đạt hiệu quả <br />
cao nhất, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình tâm lý học sinh.<br />
Thông qua việc tìm hiểu và tham gia các trò chơi dân gian giúp các em có <br />
thêm nhiều hiểu biết để hình thành những tình cảm tốt đẹp, lòng yêu quê <br />
hương, niềm tự hào dân tộc, từ đó làm cho nhân cách của các em ngày càng hoàn <br />
thiện hơn.<br />
Thông qua việc tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh giúp các em <br />
tránh được các trò chơi trực tuyến, các trò chơi bạo lực…<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Tôi tập trung nghiên cứu việc tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh <br />
trong trường vào các buổi sinh hoạt chủ điểm, các hoạt động chào mừng các <br />
ngày lễ lớn của đất nước.<br />
Ngoài ra tôi còn tiến hành nghiên cứu việc triển khai và tổ chức các trò <br />
chơi dân gian của các Liên đội trên địa bàn xã Dur Kmăl và một số Liên đội gần <br />
địa bàn trường đóng.<br />
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu<br />
Do thời gian cũng như khả năng của bản thân nên phạm vi tiến hành thực <br />
hiện đề tài này là trường tiểu học Hoàng Văn Thụ –xã Dur Kmăl Krông Ana <br />
ĐăkLăk.<br />
Thời gian nghiên cứu: năm học 2015 2016.<br />
5.Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm .<br />
Điều tra cơ bản về thực trạng tổ chức các trò chơi dân gian ở một số <br />
trường tiểu học trên địa bàn.<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.<br />
Phương pháp so sánh, đối chiếu và khảo sát thực nghiệm.<br />
Nghiên cứu qua những kinh nghiệm của bản thân và nhu cầu hoạt động <br />
của học sinh tiểu học.<br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ<br />
4<br />
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các trò chơi dân gian cho học <br />
sinh tiểu học<br />
<br />
Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động.<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
1.Cơ sở lý luận<br />
Bác Hồ nói: “Ngày nay chúng là nhi đồng, ít năm sau chúng sẽ là công <br />
dân, cán bộ. Vì vậy chính phủ, các đoàn thể và tất cả đồng bào có trách <br />
nhiệm giúp sức vào việc giáo dục nhi đồng.....”. <br />
Lời dạy của Bác cho đến nay vẫn rất gần và sống động trong thực tiễn <br />
công tác Đội và phong trào thiếu nhi, đòi hỏi người cán bộ phụ trách Đội phải <br />
luôn lấy lời dạy của Bác làm kim chỉ nam cho hoạt động của mình, nghĩa là bên <br />
cạnh việc dạy chữ cũng cần phải tổ chức cho các em vui chơi. Vui chơi cũng là <br />
một hình thức giáo dục vui vẻ, nhẹ nhàng mà hiệu quả. Giáo dục cho thiếu nhi <br />
phải kết hợp cả ba yếu tố đức dục, trí dục, thể dục mà mục tiêu cao nhất là: <br />
“Cách dạy trẻ cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, biết <br />
giữ gìn vệ sinh, giữ gìn kỷ luật, học văn hóa”.<br />
Hiểu được ý nghĩ sâu sắc từ câu nói đó và bằng cả tấm lòng tôn kính Bác, <br />
tôi đã tìm hiểu để nắm bắt được yêu cầu về nội dung phương pháp giáo dục, <br />
nắm bắt được đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi của các em: Hiếu động, dễ nhớ, <br />
dễ quên, thích tìm hiểu, khám phá nhưng cũng chóng nhàm chán, tâm lý thích: <br />
“Học mà chơi, chơi mà học” của các em để đưa ra những nội dung phù hợp <br />
trong mỗi chương trình, tạo sự hấp dẫn, thu hút các em tham gia đồng thời tạo <br />
cho các em sự vui vẻ, hoạt bát, hồn nhiên.<br />
Thông qua việc tổ chức các trò chơi dân gian, các em phát huy được tính <br />
sáng tạo, tính năng động, tự chủ của mình, được hoà mình vào tập thể, được <br />
giao lưu học tập để từ đó hướng các em tới những chuẩn mực về đạo đức, <br />
những hiểu biết về văn hoá mà các cấp, ngành làm công tác giáo dục mong <br />
muốn.<br />
Việc tổ chức các trò chơi dân gian trong trường học là một việc làm khoa <br />
học và sáng tạo, đòi hỏi người phụ trách phải kiên nhẫn bền bỉ và thường xuyên <br />
trau dồi kinh nghiệm, luôn tìm tòi học hỏi từ bạn bè đồng nghiệp, nghiên cứu tài <br />
liệu.<br />
Một Liên đội có phong trào Đội phát triển mạnh là do cách tổ chức hoạt <br />
động ngoài giờ lên lớp nói chung và tổ chức các trò chơi dân gian nói riêng <br />
thường xuyên có tính sáng tạo, phù hợp với lứa tuổi và có hiệu quả.<br />
2. Thực trạng<br />
2.1 Thuận lợi, khó khăn<br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ<br />
5<br />
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các trò chơi dân gian cho học <br />
sinh tiểu học<br />
<br />
a. Thuận lợi<br />
Luôn đựơc sự hướng dẫn và chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Phòng <br />
giáo dục, của Hội đồng đội các cấp và sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt <br />
của lãnh đạo nhà trường. Nhà trường đã xây dựng lịch trình tổ chức giao lưu trò <br />
chơi dân gian ở từng khối lớp.<br />
Học sinh mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích tham gia vào các trò chơi, <br />
đặc biệt là các trò chơi dân gian.<br />
Bản thân tôi đã được trang bị một số kiến thức về tổ chức các trò chơi <br />
dân gian khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Chính vì vậy, bản thân cũng đã tích <br />
lũy được một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi dân gian.<br />
Tôi rất thích các trò chơi dân gian Việt Nam và sưu tầm được rất nhiều <br />
trò chơi dân gian thú vị và đặc sắc, phù hợp với các em học sinh đặc biệt là học <br />
sinh tiểu học.<br />
b. Khó khăn<br />
Giáo viên phải có hiểu biết và vốn kiến thức phong phú về các trò chơi <br />
dân gian.<br />
Việc tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh đòi hỏi phải có sự linh <br />
hoạt và tính sáng tạo cao.<br />
Mức độ khó hay dễ của các trò chơi không giống nhau. Có những trò <br />
chơi vô cùng đơn giản nhưng cũng có những trò chơi phức tạp, đòi hỏi người <br />
chơi phải tư duy trong quá trình chơi.<br />
Thời gian tổ chức cho học sinh chơi rất hạn hẹp vì một trò chơi không <br />
thể diễn ra trong suốt cả một hoạt động của các em mà nó chủ yếu chỉ được <br />
lồng ghép và tích hợp vào các hoạt động mà thôi.<br />
Khả năng chú ý có chủ định của các em nhất là các em ở các lớp nhỏ còn <br />
kém. Các em dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò <br />
chơi nếu nó không còn hứng thú.<br />
Trong lớp còn một số em rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích <br />
tham gia vào các hoạt động tập thể.<br />
Là một trường nằm trên địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt <br />
khó khăn, trường có nhiều điểm trường, đa số học sinh là con em dân tộc thiểu <br />
số nên việc tổ chức cho các em tham gia các trò chơi dân gian gặp nhiều khó <br />
khăn.<br />
Thời gian, không gian, các dụng cụ để tổ chức trò chơi thường gặp <br />
nhiều khó khăn, trở ngại.<br />
2.2 Thành công hạn chế<br />
a. Thành công<br />
<br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ<br />
6<br />
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các trò chơi dân gian cho học <br />
sinh tiểu học<br />
<br />
Qua việc áp dụng một số kinh nghiệm của bản thân vào việc tổ chức cho <br />
học sinh tại trường tham gia các trò chơi dân gian, tôi đã thu được nhiều kết quả <br />
tốt:<br />
100% các em học sinh rất hứng thú và yêu thích các trò chơi dân gian.<br />
100% các em được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều hiểu biết về <br />
các trò chơi dân gian, các phong tục truyền thống của dân tộc.<br />
Các em đã biết tự tổ chức chơi các trò chơi dân gian với các bạn trong lớp.<br />
Qua việc thường xuyên được tham gia vào các trò chơi dân gian, nhận thức <br />
và thể lực của các em học sinh trong trường ngày càng được nâng cao rõ rệt. Các <br />
em nhanh nhẹn, năng động, tự tin và hồn nhiên trong giao tiếp với mọi người.<br />
Trò chơi dân gian còn giúp các em học sinh trong nhà trường thêm gắn bó <br />
với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của các em.<br />
Qua việc tham gia các trò chơi dân gian tại trường các em đã tránh được <br />
các trò chơi trực tuyến trên mạng internet, các trò chơi bạo lực…<br />
Qua việc áp dụng một số kinh nghiệm tổ chức các trò chơi dân gian tại <br />
trường, hoạt động này đã thu hút 100% các em trong nhà trường tham gia nó <br />
không những tạo cho các em sự thoải mái, không nhàm chán mà còn giúp các em <br />
chăm chỉ, hăng say, phấn đấu, rèn luyện học tập trở thành con người phát triển <br />
toàn diện xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.<br />
b. Hạn chế<br />
Khi vận dụng đề tài này vào thực tế của đơn vị thì phải có kế hoạch từ <br />
rất sớm, cần phải thu hút được toàn bộ giáo viên cũng như học sinh và cha mẹ <br />
học sinh cùng tham gia.<br />
Cần phải có điều kiện về kinh phí để trang bị các thiết bị phục vụ cho các <br />
hoạt động được hiệu quả.<br />
Để vận dụng đề tài này thì Giáo viên – Tổng phụ trách cần phải nghiên <br />
cứu kỹ tài liệu, cần có sự chuẩn bị chu đáo từ trong những ngày đầu tiên của <br />
năm học mới.<br />
2.3 Mặt mạnh, mặt yếu khi vận dụng đề tài này<br />
a. Mặt mạnh<br />
Khi vận dụng đề tài này tại đơn vị thì đã tạo nên một bầu không khí vui <br />
tươi, phấn khởi của cả học sinh và giáo viên khi tham gia.<br />
Nó cũng là cầu nối thu hút sự tham gia ủng hộ của cha mẹ học sinh đối <br />
với các hoạt động của nhà trường nói chung và hoạt động ngoài giờ lên lớp nói <br />
riêng.<br />
Khi vận dụng đề tài này nó cũng góp phần kích thích, tạo hứng thú tốt <br />
cho học sinh khi tham gia.<br />
b. Mặt yếu<br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ<br />
7<br />
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các trò chơi dân gian cho học <br />
sinh tiểu học<br />
<br />
Đề tài này khi áp dụng cần phải chuẩn bị kỹ về cơ sở vật chất cũng như <br />
thu hút được nhiều nguồn kinh phí để phục vụ cho các hoạt động.<br />
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br />
a. Nguyên nhân <br />
Là một trường có truyền thống phong trào hoạt động giáo dục ngoài giờ <br />
lên lớp đạt hiệu quả cao.<br />
Được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của các cấp lãnh đạo như: <br />
Phòng giáo dục và Đào tạo, Hội đồng đội huyện và Hội đồng đội xã Dur <br />
Kmăl…<br />
Sự quan tâm tạo điều kiện và chỉ đạo sát sao của chi bộ, ban giám hiệu, <br />
sự phối hợp của chi đoàn thanh niên và các đồng chí giáo viên chủ nhiệm.<br />
Có sự giúp đỡ và tham gia thường xuyên của các tổ chức khác ngoài nhà <br />
trường…<br />
Sự nhiệt tình và nỗ lực của bản thân đồng chí giáo viên – Tổng phụ <br />
trách để tìm ra những trò chơi phù hợp với học sinh của đơn vị mình.<br />
Sự tham mưu tích cực có giải pháp và hiệu quả với ban giám hiệu, của <br />
đồng chí tổng phụ trách để tổ chức hoạt động cũng như có điều kiện về kinh <br />
phí để hoạt động.<br />
Bản thân các em học sinh rất ham học hỏi, sáng tạo, trách nhiệm để có <br />
kết quả hoạt động tốt nhất.<br />
b. Các yếu tố tác động<br />
Nhiều em còn chưa nhận được sự quan tâm tạo điều kiện của gia đình <br />
để tham gia hoạt động và bản thân các em chưa nhận thức đúng đắn về ý nghĩa <br />
và tác dụng khi tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp.<br />
Do điều kiện kinh tế gia đình của nhiều em còn quá khó khăn nên phần <br />
nào ảnh hưởng đến việc tham gia của các em.<br />
Vẫn còn một số học sinh chưa mạnh dạn tham gia các trò chơi, một số <br />
em khi tham gia còn mang tính gượng ép nên kết quả chưa cao.<br />
Trường có nhiều điểm trường nên việc tổ chức các hoạt động gặp <br />
nhiều khó khăn.<br />
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng đề tài đặt ra<br />
Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ những năm gần đây đã có nhiều chuyển <br />
biến tốt trong các hoạt động phong trào nói chung và các hoạt động ngoài giờ lên <br />
lớp nói riêng. Có được kết quả này chính là đuợc sự quan tâm, tạo điều kiện <br />
của Ban giám hiệu nhà trường, sự ủng hộ của các tổ chức xã hội và đặc biệt là <br />
sự quan tâm chỉ đạo của các cấp.<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ<br />
8<br />
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các trò chơi dân gian cho học <br />
sinh tiểu học<br />
<br />
Để đưa ra được các giải pháp, biện pháp để nhằm hạn chế những mặt <br />
tồn tại thì vấn đề chúng ta cần phân tích, đánh giá ở đây là những khó khăn và <br />
yếu kém.<br />
+ Thứ nhất, sự quan tâm của GVCN đối với học sinh lớp mình trong việc <br />
tham gia các hoạt động phong trào nói chung còn nhiều hạn chế. Đây là vấn đề <br />
ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả khi tham gia các phong trào cũng như việc tiếp <br />
thu các kỹ năng tham gia các trò chơi của các em học sinh. <br />
+ Thứ hai, các thầy cô giáo làm Tổng phụ trách Đội không được đào tạo <br />
về Đoàn Đội, các thầy cô giáo được đào tạo các môn khác để giảng dạy nhưng <br />
phải chuyển qua làm Tổng phụ trách Đội. Chính vì vậy mà cách tổ chức các <br />
phong trào nói chung và các trò chơi dân gian cho các em chưa phù hợp và chưa <br />
vui nhộn đối với các em. <br />
+ Thứ ba, các dụng cụ, cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức các trò <br />
chơi dân gian còn rất nhiều thiếu thốn chưa đáp ứng cho nhu cầu thực tế ( ví dụ <br />
muốn tổ chức trò chơi “Nhảy bao bố” điều kiện sân bãi không đảm bảo) và ứng <br />
dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức các trò chơi còn hạn chế (ví dụ <br />
muốn tổ chức sinh hoạt chủ điểm về việc tìm hiểu các trò chơi dân gian cho <br />
toàn trường có sử dụng máy chiếu thì rất khó khăn nếu tổ chức trong hội trường <br />
thì không đủ chỗ ngồi cho học sinh, còn nếu tổ chức ngoài trời thì không nhìn <br />
thấy các hình ảnh trên máy chiếu). Chính vì vậy, khi tổ chức Tổng phụ trách <br />
Đội vừa biên soạn, tập huấn cho các em vừa phải giải quyết những trục trặc về <br />
phương tiện…tốn khá nhiều thời gian của cả thầy và trò.<br />
+ Thứ tư, đó là việc trường có nhiều điểm trường nên khi tổ chức các <br />
phong trào nói chung và trò chơi dân gian nói riêng việc đi lại để tham gia của <br />
các em gặp rất nhiều khó khăn.<br />
+ Thứ năm, là một trường nằm trên địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội <br />
đặc bịêt khó khăn, đa số các em là con em đồng bào dân tộc thiểu số nên việc <br />
tham gia của các em còn nhiều hạn chế, ít được sự quan tâm của cha mẹ.<br />
3. Giải pháp, biện pháp:<br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Tìm ra phương pháp, cách thức tổ chức các trò chơi dân gian nhằm nâng <br />
cao hiệu quả khi tổ chức các trò chơi dân gian trong trường tiểu học.<br />
<br />
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
<br />
a. Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của học sinh từng <br />
khối lớp.<br />
<br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ<br />
9<br />
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các trò chơi dân gian cho học <br />
sinh tiểu học<br />
<br />
Kho tàng các trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng <br />
nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với độ tuổi của các em. Vì thế, <br />
giáo viên nên có sự cân nhắc lựa chọn cho các em chơi các trò chơi có luật chơi <br />
và cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu.<br />
Bên cạnh đó, trong trường tiểu học lại có sự phân chia các em học sinh <br />
theo nhiều độ tuổi. Mỗi độ tuổi lại có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có <br />
chủ định khác nhau. Chính vì thế, các trò chơi cũng cần phải được lựa chọn cho <br />
phù hợp với từng độ tuổi học sinh và theo từng khối.<br />
Cụ thể như sau:<br />
* Với các em học sinh khối lớp 1 và 2 khả năng chú ý có chủ định còn <br />
kém, nhận thức còn đơn giản. Vì vậy các em chỉ có thể chơi được các trò chơi <br />
đơn giản như: “Bịt mắt bắt dê”, “Ném bóng vào giỏ”, “Đập lon”, “Ô ăn quan”, <br />
“Thỏ vào hang”…<br />
* Với các em học sinh từ khối lớp 3 4 5 khả năng chú ý có chủ định và <br />
nhận thức của các em đã cao hơn rất nhiều so với lứa tuổi trước. Vì thế, các em <br />
có thể chơi được các trò chơi dài hơn và khó hơn.<br />
Khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho các em học sinh ở các khối lớp này, <br />
tôi thực hiện theo các tiêu chí sau:<br />
Trò chơi không quá đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp.<br />
Dụng cụ để phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ làm.<br />
Giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kỹ năng cho các em.<br />
Gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của các em.<br />
Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp.<br />
Từ những tiêu chí trên, tôi đã lựa chọn các trò chơi sau cho các em khối <br />
lớp 3 – 4 5: “ Kéo co”, “ Ném còn”, “ Cướp cờ” , “Đi cà kheo” , “Nhảy bao <br />
bố”…<br />
b. Chuẩn bị dụng cụ, địa điểm trước khi tổ chức cho các em tham gia vào <br />
các trò chơi dân gian<br />
* Chuẩn bị dụng cụ cho các trò chơi dân gian<br />
Dụng cụ của các trò chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và phong phú, <br />
mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng <br />
trò chơi. Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều loại dụng cụ tương ứng mà <br />
thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được.<br />
Ví dụ như trò: “ Kéo co” đòi hỏi phải có dây kéo co, trò chơi “ Nhảy bao <br />
bố” không thể diễn ra nếu thiếu bao bố …<br />
Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho các em chơi một trò chơi dân gian nào <br />
đó, giáo viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có <br />
<br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ<br />
10<br />
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các trò chơi dân gian cho học <br />
sinh tiểu học<br />
<br />
hay không có đồ dùng phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ các <br />
yếu tố cần thiết cho trò chơi.<br />
* Dạy các em đọc thuộc lời ca ( đối với những trò chơi có lời đồng dao )<br />
Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian đó là khi chơi các em không <br />
bao giờ chỉ hùng hục thực hiện các vận động của mình mà các em thường vừa <br />
chơi vừa hát hoặc đọc lời đồng dao nào đó. Các bài đồng dao đó khiến cho <br />
không khí chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn. Mặc dù không phải bài đồng dao nào <br />
cũng có ý nghĩa, song bài nào cũng phù hợp với tư duy hồn nhiên của các em. <br />
Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi các em đã thuộc lời đồng dao. Chính <br />
vì vậy, tôi thường cho các em làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân <br />
gian trước khi hướng dẫn các em chơi vào các thời điểm trong ngày của các em <br />
như: hoạt động ngoài trời, các tiết thể dục, sinh hoạt lớp, sinh hoạt sao nhi… <br />
Khi các em đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho các em chơi các trò chơi tương <br />
ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, các em chơi rất hứng thú và tích cực tham gia <br />
chơi.<br />
* Chuẩn bị địa điểm để tổ chức trò chơi<br />
Mỗi trò chơi dân gian có một cách chơi và luật chơi khác nhau. Có những <br />
trò chơi vận động mang tính tập thể rất cao, thường có số lượng người tham gia <br />
chơi lớn và đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như “ Kéo co”, “ Rồng <br />
rắn lên mây”, “ Thả đỉa ba ba”, “ Trồng nụ trồng hoa”…Nhưng lại cũng có <br />
những trò chơi tĩnh, các em hay chơi theo các nhóm nhỏ như “ Chi chi chành <br />
chành”, “ Tập tầm vông”, “Rải ranh”, “ Chuyền thẻ”, “ Ô ăn quan”…Chính vì <br />
vậy, giáo viên cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi <br />
để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi.<br />
c. Tổ chức các trò chơi phù hợp với tính chất của hoạt động<br />
Mỗi hoạt động của các em đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. <br />
Vì thế, hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động chung <br />
được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức cho các em thì hoạt động ngoài trời <br />
lại giúp các em được gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên <br />
và phát triển thể chất. Chính vì vậy, giáo viên cần chú ý lựa chọn và tổ chức các <br />
trò chơi dân gian cho phù hợp với tính chất của từng hoạt động.<br />
*Với HĐ ngoài trời: tận dụng không gian rộng và thoáng, giáo viên nên tổ <br />
chức cho các em chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện và phát triển thể <br />
lực cho các em như: “Bịt mắt bắt dê”, “ Nhảy dây”, “Nhảy lò cò”, “ Thả đỉa ba <br />
ba”…<br />
*Với hoạt động sinh hoạt chủ điểm: nên tổ chức cho các em chơi các trò chơi <br />
mang tính tập thể cao và rèn luyện thể lực như : “ Kéo co”, “ Nhảy bao bố tiếp <br />
sức”, “ Ném còn”, “ Cướp cờ”, “ Bịt mắt đập niêu”, “ Đẩy gậy”, …<br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ<br />
11<br />
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các trò chơi dân gian cho học <br />
sinh tiểu học<br />
<br />
d. Động viên tất cả các em tham gia vào trò chơi<br />
Một ưu thế của trò chơi dân gian chính là ở chỗ nó có thể dung nạp tất cả <br />
những ai muốn chơi. Không bao giờ trò chơi dân gian quy định số người chơi <br />
nhất định. Vì vậy tôi luôn khuyến khích, động viên tất cả các em tham gia chơi <br />
càng đông càng vui. Nếu chơi “ Bịt mắt bắt dê”, mỗi khi có một người vào thêm, <br />
vòng chỉ rộng ra một chút chứ trò chơi không thay đổi. Còn trò chơi “ Rồng rắn <br />
lên mây” thì thêm một người, “ cái đuôi” sẽ dài ra một chút và tất cả mọi người <br />
đều được chơi, được chạy như nhau. Những trò chơi “ Thả đỉa ba ba”, “ Chi chi <br />
chành chành”, “ Nhảy lò cò”, “Nhảy dây”… cũng tương tự như vậy. Trong khi <br />
chơi, các em đều bình đẳng như nhau. Nếu em nào ích kỷ, chơi không đúng luật <br />
chơi, chen lấn các bạn khác sẽ bị tập thể phê phán, loại trừ bằng cách không <br />
cho chơi chung. Qua đó tinh thần tập thể của các trẻ được nâng lên rất nhiều.<br />
Một số hình ảnh học sinh chơi các trò chơi dân gian trong nhà trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ<br />
12<br />
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các trò chơi dân gian cho học <br />
sinh tiểu học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh chơi trò chơi “Ô ăn Quan” trong giờ ra <br />
chơi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh thi “Kéo co” nhân ngày 22/12<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ<br />
13<br />
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các trò chơi dân gian cho học <br />
sinh tiểu học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh thi “Nhảy bao bố” nhân ngày 22/12<br />
<br />
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Xuất phát từ những thực trạng trên ở Liên đội Trường Tiểu học Hoàng <br />
Văn Thụ với yêu cầu ngày càng đòi hỏi chất lượng của hoạt động ngoài giờ lên <br />
lớp đáp ứng với sự phát triển của xã hội. Vấn đề đặt ra là nghiên cứu để hoàn <br />
chỉnh các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức các trò chơi dân gian trong <br />
nhà trường cụ thể là:<br />
Nâng cao nhận thức cho giáo viên, gia đình, xã hội.<br />
Phối hợp với giáo viên phụ trách tổ chức và tham gia có hiệu quả các <br />
phong trào.<br />
Thường xuyên kiểm tra đánh giá qua các đợt tổ chức sinh hoạt chủ <br />
điểm.<br />
Tập huấn nghiệp vụ cho các anh chị phụ trách.<br />
Huy động cộng đồng cùng tham gia.<br />
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Các giải pháp, biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau <br />
tạo nên một thể thống nhất.<br />
3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
* Kết quả khảo nghiệm: <br />
Ngay từ đầu năm học tôi đã thăm dò ý kiến học sinh khi tham gia chơi <br />
các trò chơi dân gian.<br />
<br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ<br />
14<br />
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các trò chơi dân gian cho học <br />
sinh tiểu học<br />
<br />
* Kết quả điều tra đầu năm học trước khi thực hiện đề tài.<br />
<br />
Thích tham gia Không thích tham gia<br />
TỔNG <br />
TT KHỐI<br />
SỐ HS SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %<br />
01 1 66 48 72,7% 18 27,3%<br />
02 2 69 44 63,7% 25 36,3%<br />
03 3 87 64 73,5% 23 26,5%<br />
04 4 60 42 70% 18 30%<br />
05 5 64 44 68,7% 20 31,3%<br />
<br />
* Giá trị khoa học<br />
Qua việc tổ chức các trò chơi dân gian đã tạo ra mối quan hệ thân thiện <br />
gắn bó giữa thầy và trò, giảm bớt áp lực đối với học sinh, giúp các em hăng say <br />
trong học tập, không còn tránh né giáo viên mỗi khi mắc sai lầm khuyết điểm... <br />
Học sinh cảm thấy mình sống hòa đồng gần gũi với tập thể và tự giác sửa chữa <br />
những sai lầm khuyết điểm”. <br />
Trong sinh hoạt có lồng ghép tổ chức các trò chơi dân gian đã rèn luyện <br />
và trang bị cho các em kỹ năng sống, hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh, qua <br />
đó khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh một cách tự nhiên, <br />
từ đó góp phần cho việc dạy và học có hiệu quả hơn.<br />
Đề tài này có thể được vận dụng có hiệu quả trong các trường tiểu học <br />
nói chung và vận dụng vào các buổi sinh hoạt chủ điểm của hoạt động giáo dục <br />
ngoài giờ lên lớp, trong các buổi sinh hoạt ngoài trời hay sinh hoạt lớp…<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
nghiên cứu<br />
Với việc vận dụng một số biện pháp của đề tài ,từ điều kiện và tình hình <br />
thực tế của nhà trường, tôi đã áp dụng được một số hình thức trên vào việc chỉ <br />
đạo tổ chức các trò chơi dân gian cho các em học sinh. Kết quả cho thấy hầu <br />
hết các em tham gia các trò chơi sôi nổi, sự mạnh dạn của các em đã tăng dần, <br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ<br />
15<br />
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các trò chơi dân gian cho học <br />
sinh tiểu học<br />
<br />
sự chuẩn bị của các em cao hơn. Các em đã tự ý thức được mình trong việc vui <br />
chơi, tính tự quản cao. Tinh thần đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, cùng <br />
nhau học tập, vui chơi và rèn luyện đạo đức ngày càng tiến bộ.<br />
* Kết quả sau khi thực hiện đề tài<br />
Thích tham gia Không thích tham gia<br />
TỔNG <br />
TT KHỐI<br />
SỐ HS SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %<br />
01 1 66 66 100% 0 0 %<br />
02 2 69 69 100% 0 0 %<br />
03 3 87 87 100% 0 0 %<br />
04 4 60 60 100% 0 0 %<br />
05 5 64 64 100% 0 0 %<br />
<br />
<br />
Tổ chức thành công phần Hội trong lễ khai giảng năm học mới.<br />
Tổ chức thành công hội thi “Trò chơi dân gian và kỹ năng” nhân các ngày <br />
lế lớn trong năm (22/12; 26/3...).<br />
100% các em học sinh tích cực tham gia các trò chơi dân gian do Liên đội <br />
tổ chức.<br />
100% các em được mở rộng kiến thức và có thêm nhiều hiểu biết về các <br />
trò chơi dân gian, các phong tục truyền thống của dân tộc.<br />
Các em có thể tự tổ chức các trò chơi dân gian với các bạn ở lớp cũng <br />
như ở nhà.<br />
Qua việc thường xuyên được tham gia vào các trò chơi dân gian, nhận <br />
thức và thể lực của các em được nâng cao rõ rệt. Các em nhanh nhẹn, năng <br />
động, tự tin trong giao tiếp. <br />
Qua việc tham gia các trò chơi dân gian các em thêm gắn bó, nâng cao <br />
tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể.<br />
III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ<br />
<br />
1. Kết luận:<br />
Trò chơi dân gian có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của các <br />
em học sinh. Trò chơi dân gian vừa giúp các em thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa <br />
góp phần nâng cao nhận thức, phát triển các giác quan, tăng cường thể lực cho <br />
các em, giúp các em trở thành những người lao động tài giỏi trong tương lai.<br />
<br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ<br />
16<br />
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các trò chơi dân gian cho học <br />
sinh tiểu học<br />
<br />
Những em học sinh chơi một cách hăng hái, hoạt động nổi bật trong khi <br />
chơi thường cũng chính là những em học sinh thông minh, tháo vát và biết tổ <br />
chức trong cuộc sống.<br />
Cần phải tổ chức cho các em chơi các trò chơi dân gian để phát triển ở <br />
các em tinh thần tập thể, biết nhường nhịn bạn bè, biết giao lưu, chia sẻ kinh <br />
nghiệm của mình với bạn khác.<br />
Khi tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh giáo viên cần tìm hiểu kỹ <br />
cách chơi, luật chơi và chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết để tiến hành trò <br />
chơi.<br />
Những kinh nghiệm của tôi rất đơn giản, giáo viên có thể dễ dàng thực <br />
hiện.<br />
Một số giáo viên và cả phụ huynh học sinh trong trường đã áp dụng kinh <br />
nghiệm của tôi trong việc tổ chức cho các em chơi các trò chơi dân gian và đạt <br />
được kết quả tốt.<br />
Bằng việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian, tôi đã giúp <br />
các em được thỏa mãn nhu cầu vui chơi, đồng thời bảo tồn được một di sản văn <br />
hóa tốt đẹp của dân tộc, góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “ Xây dựng <br />
trường học thân thiện – Học sinh tích cực”.<br />
2. Kiến nghị<br />
a. Đối với Phòng giáo dục và Hội Đồng Đội huyện:<br />
Thường xuyên tổ chức và mở các lớp tập huấn triển khai trò chơi dân <br />
gian cho đội ngũ giáo viên chuyên trách đặc biệt là giáo viên – Tổng phụ trách <br />
Đội.<br />
Cần tổ chức nhiều hơn nữa các mô hình tổ chức trò chơi dân gian phục <br />
vụ mục đích “ Học mà vui – Vui mà học” trong học sinh. Từ đó giúp cho giáo <br />
viên – Tổng phụ trách có điều kiện nghiên cứu, học hỏi tích lũy thêm kiến thức, <br />
kinh nghiệm cho bản thân cũng như tổ chức hoạt động Đội của liên đội mình <br />
ngày càng đạt hiệu quả cao.<br />
b. Đối với Các nhà trường:<br />
Tuyên truyền kịp thời với cha mẹ học sinh về tác dụng, tầm quan trọng <br />
của hoạt động ngoài giờ lên lớp mà đặc biệt là việc tham gia các trò chơi dân <br />
gian để cha mẹ học sinh tạo điều kiện cho con em tham gia các hoạt động tập <br />
thể lớn.<br />
Hiệu trưởng cần quan tâm bồi dưỡng lực lượng trẻ, lực lượng đoàn viên <br />
thanh niên làm nòng cốt trong các hoạt động và tiếp tục kế thừa, phát triển các <br />
thành quả của trường. <br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ<br />
17<br />
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các trò chơi dân gian cho học <br />
sinh tiểu học<br />
<br />
Quán triệt kỹ tinh thần nội dung, chương trình tổ chức các trò chơi dân <br />
gian cho đội ngũ. Không coi hoạt động này chỉ là hoạt động vui chơi giải <br />
trí đơn thuần làm mất thời gian hoặc chạy theo hình thức .<br />
Có các giải pháp thiết thực để tổ chức trò chơi dân gian đạt hiệu quả <br />
cao.<br />
Có những giải pháp thiết thực hỗ trợ kinh phí cho việc triển khai và tổ <br />
chức các trò chơi dân gian trong nhà trường.<br />
Trang bị các phương tiện, cơ sở vật chất cho việc tổ chức các trò chơi <br />
dân gian đạt hiệu quả cao.<br />
Tóm lại : Việc triển khai và tổ chức các trò chơi dân gian trong trường <br />
tiểu học hiện nay không ngoài mục đích nâng cao chất lượng giáo dục toàn <br />
diện, đạt được những điều mà quan điểm giáo dục cuả Đảng đã đề ra cho <br />
ngành giáo dục. Mỗi một cán bộ quản lý, nhất là Hiệu trưởng cần có nhận thức <br />
đầy đủ đúng mức tầm quan trọng của việc tổ chức các trò chơi dân gian trong <br />
việc thực hiện nhiệm vụ chính trị trong nhà trường, nhiệm vụ dạy và học mới <br />
có thể khắc phục các khó khăn để tổ chức các trò chơi dân gian có hiệu quả .<br />
<br />
<br />
Dur Kmăl, ngày 18 tháng 01 năm 2016<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn Vinh<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG<br />
<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ<br />
18<br />
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các trò chơi dân gian cho học <br />
sinh tiểu học<br />
<br />
(Ký, ghi rõ họ tên)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN<br />
<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
(Ký, ghi rõ họ tên)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ<br />
19<br />
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các trò chơi dân gian cho học <br />
sinh tiểu học<br />
<br />
Tìm hiểu qua các loại sách báo.<br />
Tìm hiểu tình hình của một số trường trên địa bàn xã Dur Kmăl và các Liên đội <br />
khác.<br />
Tìm hiểu thực tế nhà trường và của địa phương.<br />
Cẩm nang tổ chức các trò chơi dân gian.<br />
Hướng dẫn tổ chức các trò chơi dân gian.<br />
Trò chơi dân gian và kỹ năng.<br />
Bác Hồ Với thiếu nhi – NXB Giáo dục.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Văn Vinh TH Hoàng Văn Thụ<br />
20<br />