SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
PHƢƠNG PHÁP HƢỚNG DẪN HỌC SINH<br />
PHÁT ÂM TIẾNG ANH ĐÚNG<br />
<br />
Môn : Tiếng Anh<br />
Tổ : Bộ môn<br />
Cấp : Tiểu học<br />
<br />
<br />
<br />
Năm học 2016 - 2017<br />
A. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
Xuất phát từ mục tiêu Giáo dục và đào tạo theo quan điểm của Đảng và<br />
nhà nước ta về phát triển nhân tài, Giáo dục và đào tạo có nhiệm vụ tạo ra những<br />
con người năng động, sáng tạo, hình thành nhân cách phát triển toàn diện về<br />
Đức - Trí - Thể - Mĩ. Ở Tiểu học, môn tiếng Anh cùng các môn học khác cũng<br />
góp phần thực hiện mục tiêu đó.<br />
Xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong phong trào thi đua dạy tốt – học tốt của<br />
ngành Giáo dục và đào tạo, việc tổ chức thi giáo viên giỏi môn tiếng Anh, cuộc<br />
thi Violympic, Olympic Tiếng Anh dành cho học sinh đã trở thành sân chơi đua<br />
tài, khuyến khích giáo viên dạy tốt, học sinh học tốt môn tiếng Anh. Để đạt được<br />
thành tích cao trong các hội thi trên đòi hỏi sự phấn đấu, rèn luyện, bồi dưỡng<br />
thường xuyên của cả thày và trò.<br />
Ở cấp Tiểu học, môn Tiếng Anh được triển khai trên diện rộng từ khối một đến<br />
khối năm trong những năm gần đây. Ngoài ra tiếng Anh được coi là môn học<br />
của trí tuệ, giúp phát triển đồng thời cả bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết.<br />
Mục tiêu của môn tiếng Anh là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh<br />
những kiến thức kỹ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần<br />
thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Vì vậy, sách giáo khoa<br />
tiếng Anh Tiểu học mới từ lớp 3 đến lớp 5 đều được biên soạn theo cùng một<br />
quan điểm xây dựng chương trình, đó là quan điểm chủ điểm và đề cao các<br />
phương pháp học tập tích cực chủ động của học sinh.<br />
Cả bốn kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết đều được quan tâm và được<br />
phối hợp trong các bài tập và các hoạt động trên lớp. Một trong 4 kỹ năng mà<br />
người học tiếng Anh nói chung, học sinh Tiểu học nói riêng, thường gặp những<br />
khó khăn nhất định trong quá trình học đó là kỹ năng phát âm.<br />
Xuất phát từ đối tượng học sinh nhỏ việc học tiếng Anh rất khó vì môn<br />
Tiếng Anh đối với các em hoàn toàn mới lạ nên ý thức tự học và tự chuẩn bị<br />
của các em chưa tốt, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Trong quá trình<br />
giảng dạy, tôi nhận thấy rằng các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc đọc từ<br />
và nói trong giao tiếp. Đọc được coi là một kĩ năng quan trọng đầu tiên, đọc<br />
được và nói được là cơ sở giao tiếp. Nếu quen nói sai, đọc sai thì người nghe<br />
không hiểu người đọc, người nói muốn nói gì, đọc gì...<br />
Đối với học sinh tiểu học, đọc tiếng Việt cho chuẩn xác, gợi cảm đã là<br />
một vấn đề không dễ, huống gì nói đến việc đọc tiếng Anh lại càng nan giải và<br />
khó khăn hơn nhiều. Để giúp các em vượt qua khó khăn trên, trong quá trình<br />
giảng dạy tôi đã phát hiện thấy một số lỗi mà các em thường mắc phải và từ đó<br />
1/20<br />
nghiên cứu biện pháp khắc phục. Cụ thể trong quá trình học nhiều học sinh khi<br />
gặp các câu học sinh không biết lên giọng hay xuống giọng ở đâu nên khi đọc<br />
lên chưa đúng. Đọc khi thêm “s” và “es”, cách nhận biết nguyên âm, phụ âm,<br />
cách đánh trọng âm chưa chính xác…..<br />
Để giúp các em vượt qua trở ngại này tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài:<br />
“Phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 4B phát âm Tiếng Anh đúng” nhằm<br />
giúp các em hiểu thêm về cách phát âm của từ và đặc biệt nhận thức rõ tầm quan<br />
trọng của việc nhấn dấu âm và ngữ điệu trong tiếng Anh.<br />
Vì vậy, tôi đã tiến hành nghiên cứu và áp dụng đề tài này trong quá trình<br />
giảng dạy và rút ra một số kinh nghiệm nhỏ để giúp học sinh có thể học tốt môn<br />
tiếng Anh.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Tìm hiểu thực trạng dạy và học kỹ năng phát âm cho học sinh Tiểu học.<br />
Đề xuất một số giải pháp, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học kỹ<br />
năng phát âm cho học sinh Tiểu học.<br />
3. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu<br />
Môn học Tiếng Anh<br />
Học sinh lớp 4B trong trường tôi đang công tác năm học 2016-2017<br />
4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
1. Nhóm nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sách<br />
giáo viên, phương pháp dạy học tiếng Anh bậc Tiểu học. Nghiên cứu các văn<br />
bản chỉ đạo về dạy – học tiếng Anh.<br />
2. Nhóm nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, phỏng vấn, thực hành luyện tập<br />
qua kỹ năng giao tiếp, tổng kết, kiểm chứng tính khả thi.<br />
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
Năm học 2016- 2017, học sinh trường tiểu học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2/20<br />
B. NỘI DUNG<br />
<br />
I. Cơ sở lý luận<br />
1. Vai trò, tầm quan trọng phát âm đúng Tiếng Anh.<br />
Trong quá trình học Tiếng Anh, bốn kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết luôn<br />
luôn được chú ý đến nhiều hơn nhưng phần luyện cách phát âm lại là phần quan<br />
trọng nhất trong khi giao tiếp hay thực hành các kĩ năng. Phát âm là nền tảng<br />
cho hai kĩ năng nói và nghe của người học. Phát âm tốt thì người học sẽ tự tin<br />
hơn khi nói và nghe tốt hơn. Phát âm được coi là việc quan trọng đầu tiên, phát<br />
âm được và nói được là cơ sở giao tiếp. Nếu quen phát âm sai, hoặc không nhớ<br />
cách phát âm, đặc biệt với những từ khó phát âm hay từ có nhiều âm tiết. Điều<br />
này đã làm nhiều em thiếu tự tin lúc nói dẫn đến nói tiếng Anh kém lưu loát và<br />
nghe kém hơn. Do đọc không được từ đó nên các em có tâm lý nặng nề không<br />
muốn đọc.<br />
Là giáo viên phụ trách bộ môn tôi động viên, khuyến khích tạo không khí<br />
thoải mái và đặc biệt tôi dùng các hình ảnh, dụng cụ trực quan hoặc hình ảnh<br />
ngộ nghĩnh đưa ra từ hoặc câu tạo cho học sinh thích thú học tập và thích đọc<br />
hơn. Vậy làm thế nào để học sinh phát âm tiếng Anh tốt hơn?<br />
Đây là câu hỏi yêu cầu giáo viên dạy tiếng Anh nói chung và bản thân tôi<br />
nói riêng trả lời bằng nhiều phương pháp khác nhau để giúp học sinh phát âm và<br />
luyện phát âm tốt hơn<br />
2. Chƣơng trình Tiếng Anh lớp 4<br />
Theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo, trong chương trình Tiếng Anh<br />
lớp 4 gồm có 20 units, mỗi unit gồm 3 lessons, trong đó lesson 3 là luyện<br />
phonic.<br />
Trên thực tế giảng dạy ở trường tôi nhận thấy khả năng đọc và phát âm của<br />
một số em khá tốt, bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh đọc và phát âm chưa<br />
được tốt nên khi phát âm ra sợ sai. Các em ngại đọc và càng ít đọc, càng đọc sai<br />
từ đó dẫn đến các em đọc không tốt.<br />
Cũng vì từ chỗ học sinh phát âm sai dẫn đến phần đánh dấu trọng âm và<br />
ngữ điệu cũng bị sai theo. Vậy để có biện pháp, phương pháp dạy về cách đọc<br />
và phát âm tốt khắc phục sai sót đó tôi đã tiến hành khảo sát từ đầu năm để phân<br />
loại đối tượng học sinh nhằm biết học lực từng em để tiện theo dõi và giúp đỡ.<br />
Tôi lấy đối tượng là học sinh lớp 4B do tôi phụ trách để nghiên cứu và<br />
làm minh chứng.<br />
Ban đầu theo dõi tình hình học tập của lớp, tôi thấy phần lớn các em rất<br />
ngại đọc, nếu đọc được thì còn nhiều sai sót.<br />
<br />
<br />
3/20<br />
XL HTT HT CHT<br />
Lớp<br />
SL SL TL SL TL SL TL<br />
4B 61 7 11,5% 29 47,5% 25 40,9%<br />
II. Cơ sở thực tiễn<br />
1. Thực trạng và các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
a. Thuận lợi<br />
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên và<br />
học sinh về cơ sở vật chất và các điều kiện nhà trường hiện có.<br />
Giáo viên được trang bị đầy đủ tài liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên,<br />
thiết kế bài giảng, từ điển...<br />
Các phòng học được trang bị đầy đủ các phương tiện dạy học hiện đại như<br />
đài, máy tính, máy chiếu, có kết nối mạng Internet...<br />
Đa số học sinh có ý thức học tập, ham học, thích và say mê môn học, bên<br />
cạnh đó có một số phụ huynh cùng sẵn sàng đồng hành giúp con trong việc học<br />
Ngoại Ngữ.<br />
b. Khó khăn<br />
Dạy phát âm thường là nội dung khó dạy, khó tổ chức các hoạt động học<br />
tập. Nếu chỉ dạy theo luyện phát âm thông thường sẽ rất khô khan, nhàm chán.<br />
Vậy làm thế nào để vừa cung cấp đủ kiến thức, vừa phải luyện cách phát âm<br />
nhằm phát huy một cách tích cực hoạt động học tập luôn là một thách thức lớn<br />
đối với giáo viên. Vấn đề dặt ra là:<br />
Luyện âm gì?<br />
Học sinh lớp 4 tiếp thu được đến đâu?<br />
Lựa chọn hình thức tổ chức, phương pháp hướng dẫn để đạt hiệu quả tốt<br />
nhất cho một tiết dạy ngữ âm trong khi lớp học quá đông ( trên 60 học sinh),<br />
nhận thức của các em không đồng đều?<br />
Ngoài việc, chuẩn bị chu đáo, công phu, các hoạt động cụ thể cho từng<br />
lesson, muốn học sinh học tốt cách phát âm thì trước hết phải giúp đỡ các em<br />
nắm vững các khái niệm cơ bản về nguyên âm, phụ âm, trọng âm, ngữ điệu và<br />
cách đọc khi thêm “s”, “es” , “ed” và âm “th”<br />
Vì vậy tôi đã hướng dẫn các em nắm vững cách đọc, cách phân biệt nguyên<br />
âm, phụ âm, cách phát âm, cách nhấn trọng âm, ngữ điệu và cách đọc khi thêm<br />
“s” , “es”, “ed” and “th”. Bên cạnh đó tôi luôn động viên tạo không khí thoải<br />
mái hướng dẫn học sinh đọc đọc đúng lồng ghép với các hoạt động trò chơi nên<br />
học sinh thích đọc hơn, tự tin hơn khi giao tiếp.<br />
1. 1. Giúp học sinh nhận biết nguyên âm, phụ âm<br />
Trước khi cung cấp tư liệu mang tính chất lý thuyết tôi tổ chức một trò<br />
chơi, tôi cho học sinh một số từ và yêu cầu học sinh đọc bằng vốn hiểu biết của<br />
4/20<br />
mình. Kết quả nhanh cho thấy đa số học sinh đọc là / ә / và rất ít học sinh có<br />
cách đọc là / i /, một số khác lại không có quan điểm.<br />
Tôi quan tâm đến số ít học sinh có cách đọc là /i / và bắt đầu đặt câu hỏi<br />
“ Why”<br />
Từ câu trả lời của học sinh tôi cung cấp 5 nguyên âm cơ bản trong Tiếng<br />
Anh:<br />
Về nguyên âm thì có 5 nguyên âm cơ bản trong tiếng Anh đó là: /a/, /e/,<br />
/i/, /o/, /u/ và các âm còn lại là phụ âm<br />
Chỉ cho học sinh nắm vững nguyên âm - phụ âm và một số cách đọc của<br />
một số từ khi đứng trước nguyên âm.<br />
Eg: The pen / ә pen /<br />
The apple /I e/<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Khi phiên âm có dấu /: / thì âm đó được đọc kéo dài.<br />
/ I /: đọc ngắn như i của tiếng Việt.<br />
/ I: /: đọc kéo dài ii.<br />
/ ^ /: đọc ă và ơ<br />
/ /: đặt đầu lưỡi giữa hai hàm răng.<br />
Và “the” đứng trước các nguyên âm thì ta đọc là /i/ , đứng trước các phụ<br />
âm đọc là /ә/<br />
VD: the end, …<br />
1. 2. Giúp học sinh biết cách đánh trọng âm :<br />
Trước hết, tôi giúp học sinh nắm được định nghĩa trọng âm là gì?<br />
<br />
5/20<br />
Định nghĩa<br />
Trọng âm của một từ là một vần hay một âm tiết của từ đó được đọc mạnh<br />
và cao hơn những vần còn lại nghĩa là phát ra âm đó với một âm lượng lớn hơn<br />
và cao độ hơn.<br />
Hướng dẫn học sinh cách đọc dấu nhấn: tức âm đó được đọc mạnh hơn,<br />
dấu nhấn thường dùng khi một từ có hơn một âm tiết.<br />
Tôi đã tiến hành cho học sinh làm phiếu bài theo cặp:<br />
*Make stress on the following words<br />
+ hello<br />
+ England<br />
+ notebook<br />
* After that, I check and give them the answers.<br />
hello / hә'lәu /<br />
England /'inglәnd/<br />
+ Dấu nhấn thứ nhất và dấu nhấn thứ 2.<br />
notebook /'nәutbuk/<br />
+ Dấu nhấn trong cụm từ và câu.<br />
listen and repeat /'lisn en(d) ri'pi:t/<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sau khi hoàn thành phiếu bài, trên cơ sở bài làm của học sinh tôi đưa ra<br />
một số quy tắc cơ bản giúp các em dễ dàng nhận ra trọng âm của từ. Thấy học<br />
6/20<br />
sinh tiếp thu bài tốt tôi mạnh dạn cung cấp thêm kiến thức ngoài bài học nhằm<br />
giúp cho học sinh vận dụng cao hơn trong giao tiếp<br />
Một số quy tắc đánh dấu trọng âm :<br />
a. Nhấn vào âm tiết thứ nhất:<br />
Khi gặp các tính từ có hai âm tiết.<br />
Ex: heavy / 'hevi/: nặng<br />
b. Nhấn vào âm tiết cuối:<br />
Khi gặp các động từ có hai âm tiết<br />
Ex: divide /di'vaid/: chia ra<br />
c. Nhấn vào âm tiết thứ 2 kể từ âm cuối:<br />
Quy tắc: - từ tận cùng bằng “ic”<br />
Ex: economic /i:kә'nomik/: kinh tế<br />
- từ tận cùng bằng “sion – tion”<br />
Ex: vocation /vou'kei∫n/: thiên hướng<br />
d. Nhấn vào âm tiết thứ 3 kể từ cuối:<br />
Quy tắc: - Từ tận cùng bằng “cy, ty, phy và gy”<br />
Ex: democracy /di'mɔkrәsi/: nền dân chủ<br />
- Từ tận cùng là “al”<br />
Ex : critical /'kritikәl/: chỉ trích, chê bai, phê phán<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7/20<br />
Ngoài ra để luyện trọng âm, chỉ ra trọng âm trong từ, câu, tôi có thể<br />
dùng các cách sau:<br />
* Using your voice:<br />
Đọc câu, chỉ rõ sự khác nhau giữa âm nhấn và không nhấn:<br />
Ex: I’d like some coffee.<br />
* Using gestures:<br />
Giáo viên dùng cánh tay như người nhạc trưởng, dùng cử chỉ mạnh cho<br />
các âm tiết được nhấn mạnh.<br />
Dùng cách vỗ tay, vỗ tay to hơn đối với âm tiết được nhấn mạnh.<br />
Gõ thước vào bàn, bảng khi đọc đến âm nhấn mạnh.<br />
Sau đó, tôi cho học sinh luyện tập trọng âm dưới nhiều hình thức nhằm<br />
thay đổi không khí với mục đích thu hút được tối đa sự tập trung của học trò và<br />
đạt hiệu quả cao nhất của việc luyện phát âm, trọng âm câu.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Using symbols on the blackboard ( dùng biểu tượng).<br />
Giáo viên đọc một danh sách từ.<br />
Học sinh nghe giáo viên đọc từ có trọng âm ở âm tiết nào thì điền từ đó<br />
vào cột thích hợp.<br />
Nếu cần, giáo viên có thể đọc lại từ cho học sinh kiểm tra trọng âm .<br />
Hướng dẫn học sinh cách đọc dấu nhấn- tức âm đó được đọc mạnh hơn.<br />
1. 3. Giúp học sinh biết đƣợc ngữ điệu của câu:<br />
Ngữ điệu là “âm nhạc” của ngôn ngữ chính là âm lên và xuống khi<br />
chúng ta nói. Ngữ điệu rất quan trọng trong việc diễn tả ngữ nghĩa đặc biệt trong<br />
việc tả thái độ của chúng ta (ngạc nhiên, vui buồn ...)<br />
Hướng dẫn học sinh nhận thức được hai ngữ điệu cơ bản:<br />
+ Đọc lên giọng(Rising tone):<br />
Được dùng trong câu hỏi: Yes / No question để diễn đạt sự ngạc nhiên,<br />
nghi ngờ:<br />
Ex: - Really ? Is he your teacher?<br />
<br />
8/20<br />
Is your book big ?<br />
Do you have pets ?<br />
Can you dance?<br />
Do you like this book?<br />
Is this your book?<br />
Được dùng trong câu hỏi láy khi người hỏi thật sự muốn hỏi.<br />
Ex: It’s cold, isn’t it?<br />
+ Đọc xuống giọng (Falling tone): Được dùng trong câu nói thông<br />
thường, câu mệnh lệnh và câu hỏi: WH- question:<br />
Where are you from?<br />
What is your name?<br />
My name is Nam<br />
Stand up, please.<br />
VD: Như đoạn văn sau các em vừa phải đọc đúng trọng âm vừa phải lên giọng,<br />
xuống giọng:<br />
There are different seasons in each part of my country. There are four seasons<br />
in the north. They are spring, summer, autumn and winter. It’s cool and dry<br />
from November to April.It’s often hot and rainy from May to October.<br />
Ha Noi, Hai Phong and Quang Ninh are major province and cities in the north.<br />
There are only two seasons in central and the south.<br />
1.Are there four seasons in the south of Viet Nam?<br />
2.What are the seasons in the north of Viet Nam?<br />
3.What are the seasons in the south and central of Viet Nam?<br />
Qua bài đọc đó học sinh phải đọc hiểu, đọc đúng đặc biệt là trọng âm và lên<br />
giọng ở đầu câu.<br />
+ Được dùng trong câu hỏi láy khi người hỏi muốn hỏi xã giao, mong ở<br />
người nghe một sự đồng tình.<br />
Ex: - It’s cold, isn’t it?<br />
1. 4. Giúp học sinh nhận biết cách phát âm khi thêm “s” và “es”.<br />
Cách đọc /iz/: Nếu danh từ số ít tận cùng bằng chữ “s, x, sh, ch, z” thì số<br />
nhiều thêm “es” đọc /iz/. Nếu danh từ số ít tận cùng bằng chữ “ce, se, ge” thì số<br />
nhiều thêm “s” cũng đọc /iz/.<br />
VD: finish / 'finiſ / ; finishes / 'finiſiz /<br />
Sentence / sentәns /; sentences / sentәnsiz /<br />
Cách đọc /s/: Những từ có chữ tận cùng bằng “p, t, k” thì số nhiều thêm<br />
“s” đọc /s/.<br />
VD: A book / buk / ; books / buks /<br />
<br />
9/20<br />
Cách đọc /z/: Những từ có chữ tận cùng bằng “a, e, i, o, u, b, v” thì đọc<br />
/z/.<br />
VD: please /pli: z/<br />
Ở dạng bài tập này, tôi đã tiến hành cho học sinh chơi trò chơi đi tìm kho<br />
báu để luyện cách đọc “ s và es”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1. 5.Giúp học sinh nhận biết cách phát âm “ed”<br />
Với các động từ có tận cùng là “t’ và “d”, khi thêm “ed” ta đọc là /id /<br />
Eg: decided, painted…<br />
Với các chữ cái được gạch chân ở hai câu trên ( o, s, x z, ch, sh, th, p, k,<br />
f), trừ “t” ở câu thứ (2), tất cả các động từ có kết thúc là các chữ cái này khi<br />
thêm “ed” đều đọc là /t /<br />
Eg: talked, thanked…..<br />
Với các trường hợp còn lại, khi thêm “ed” ta đọc là /d /<br />
Sau khi cung cấp lý thuyết cơ bản, tôi đưa một bài tập yêu cầu học sinh<br />
làm trong nhóm tìm động từ có cách phát âm đuôi “ ed” giống nhau theo để<br />
về đích là ô có dấu <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10/20<br />
1. 6. Giúp học sinh nhận biết cách phát âm âm “th”- /θ/ & /ð/<br />
+ Cách phát âm âm /θ/<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Âm /θ/ là âm xát, răng, vô thanh. Khi phát âm, chúng ta để đầu lưỡi chạm vào<br />
răng trên hoặc nằm giữa hai hàm răng trên và dưới. Mặt lưỡi tương đối phẳng,<br />
dây thanh không rung.<br />
Thank Think Thought Healthy Birthday<br />
Maths Earth Length Fourth<br />
<br />
<br />
11/20<br />
+ Cách phát âm âm /ð/.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Âm /ð/ là âm xát, răng, hữu thanh.Khi phát âm đầu lưỡi chạm vào răng trên hoặc<br />
nằm giữa hai hàm răng trên và dưới. Mặt lưỡi tương đối phẳng, dây thanh rung.<br />
These Though They Other Weather<br />
Clothes Breathe With Sunbathe<br />
<br />
* Các lỗi thƣờng gặp:<br />
Thực tế giảng dạy bộ môn Tiếng Anh ở khối tiểu học tôi thấy rằng học<br />
sinh gặp khó khăn trong phát âm những âm không có trong phát âm Tiếng Việt<br />
hoặc gần giống với âm Tiếng Việt. Đi sâu vào tìm hiểu tôi nhận thấy những lỗi<br />
cơ bản sau:<br />
- Phát âm âm “th” giống như / t / và / d /, /v/ hay / z / thay vì âm / ð/. Ví dụ như<br />
phát âm từ thick / ốik/ thành tick /tik/.<br />
- Phát âm từ three /θ ri:/ như từ free /fri:/<br />
* Cách khắc phục:<br />
Trong quá trình giảng dạy nhóm thực nghiệm, tôi cho các em xem đoạn<br />
clip về cách phát âm /s/, /es/, /ed/, / θ / & / ð / của người bản xứ, để các em<br />
luyện phát âm từng âm đơn lẻ trước khi tập đọc từ và câu chứa những âm tiết<br />
trên.<br />
Sau đây là một số nguyên tắc giúp phân biệt âm tiết phụ âm /θ/ và /ð/ rõ ràng:<br />
+ Ở vị trí đầu từ:<br />
Ở vị trí đầu từ, phụ âm “th” được đọc là /θ/ nếu từ đó là một từ mang nghĩa nội<br />
dung (danh từ - động từ - tính từ). Nhưng “th” lại được đọc là /ð/ khi nó là từ<br />
chức năng.<br />
<br />
<br />
<br />
12/20<br />
/θ/ /ð/<br />
theater The<br />
thread This<br />
thumb That<br />
Thursday Then<br />
thousand These<br />
+ Ở vị trí cuối từ:<br />
Ở vị trí cuối từ, phụ âm “th” được đọc là /θ/ nếu nó nằm cuối một danh từ hay<br />
một tính từ. Nhưng “th” lại được đọc là /ð/ khi nó đứng trước nguyên âm e cuối<br />
một động từ.<br />
/θ/ /ð/<br />
Bath to bathe<br />
Breath to breathe<br />
Cloth to clothe<br />
Mouth to mouthe<br />
Teeth to teethe<br />
<br />
1. 7. Luyện tập cách phát âm ( practising sound):<br />
Thường thì không cần dạy âm tiếng Anh riêng biệt, học sinh có thể tiếp thu<br />
cách phát âm ngôn ngữ qua nghe giáo viên nói , nghe băng và qua luyện từ, cấu<br />
trúc câu. Tuy nhiên có một số âm đặc biệt, âm ghép, mà học sinh khó phát âm<br />
hoặc mắc lỗi khi phát âm. Ta cần phải luyện tập cho học sinh theo các cách sau:<br />
+ Minimal pairs:<br />
- Giáo viên đọc một cặp từ không theo thứ tự, yêu cầu học sinh nói thứ<br />
tự của mỗi từ trong cặp từ đó.<br />
Ex: 1- ship<br />
2- sheep<br />
T: ship<br />
S: one<br />
T: sheep<br />
S: two<br />
T: sheep<br />
S: two<br />
- Giáo viên đọc các từ khác nhau có phát âm khác nhau yêu cầu học sinh<br />
nói số ứng với từ có âm đó.<br />
Ex: 1 / i/<br />
2 /e/<br />
<br />
13/20<br />
T: bell<br />
S: two<br />
T: fill<br />
S: one<br />
T: win<br />
S: one<br />
+ Missing words:<br />
- Giáo viên nói các câu ngắn hoặc các cụm từ ngắn mà có bỏ trống một từ.<br />
Học sinh trong lớp đoán từ có âm mà giáo viên muốn cho học sinh luyện tập.<br />
Ex: Giáo viên cho học sinh luyện tập âm /ai/<br />
T: This is __ hat.<br />
S: my<br />
T: It’s __ for you.<br />
S: nice<br />
T: We are __ thanks.<br />
S: fine<br />
+ Making sentences:<br />
- Giáo viên viết từ lên bảng, những từ này được viết theo hai nhóm có<br />
cùng một âm hoặc hai âm dễ bị nhầm lẫn giống nhau.<br />
- Yêu cầu học sinh đặt câu có một từ ở nhóm 1 và một từ ở nhóm 2 theo cặp.<br />
- Gọi học sinh ở các cặp nói câu của mình, chú ý phát âm hai âm của hai<br />
từ trong cùng một câu.<br />
Ex: Group 1 Group 2<br />
Saw dog<br />
/ :/ / :/<br />
Sister alone<br />
/ / / /<br />
Put boot<br />
/u/ /u/<br />
….. …..<br />
Pair 1: My sister lives alone.<br />
Pair 2: I put my boot in the box.<br />
Pair 3: I saw her dog crossing the street.<br />
<br />
1. 8. Phiên âm:<br />
Kết hợp với việc hướng dẫn học sinh cách đọc, việc thực hành đọc rất là<br />
quan trọng. Luôn luôn cho học sinh đọc nhiều lần, rèn luyện ở trên lớp. Bên<br />
cạnh đó luôn khuyến khích các em đọc bằng cách cho học sinh làm quen với với<br />
14/20<br />
một số kí hiệu phiên âm cơ bản để khi học từ vựng, đặc biệt từ khó, nhiều âm<br />
tiết, giáo viên có thể phiên âm một số âm khó đó. Không nhất thiết phải phiên<br />
âm tất cả vì như thế học sinh làm theo chậm và sẽ mất nhiều thời gian.<br />
Ex: Khi dạy một từ như sau, giáo viên có thể phiên âm lên phía trên từ<br />
e i ou i ei z i<br />
telephone eraser policeman<br />
i ei dz ip i i t<br />
explain geography literature<br />
Làm như thế, học sinh sẽ dể phát âm hơn và khi về nhà các em có thể nhìn<br />
vào các từ như trên để tự luyện phát âm tốt hơn.<br />
Muốn làm được như thế giáo viên cho học sinh biết các kí hiệu như: s, ,<br />
dz,…, t , , , ,…<br />
Việc phiên âm những âm chính như trên giúp học sinh rất nhiều, đặc biệt là những<br />
em phát âm chưa tốt hoặc những học sinh chưa có điều kiện tốt để luyện âm.<br />
Bên cạnh việc phiên âm như trên thì phát âm của giáo viên dạy trực tiếp có<br />
ảnh hưởng rất lớn đối với cách phát âm của học trò mình mặc dù hiện nay đã có<br />
đầy đủ băng đĩa do người bản xứ đọc nhưng trong các tiết luyện nói thì băng đĩa<br />
chẳng giúp được gì. Chính vì thế giáo viên phải phát âm đúng và thận trọng khi<br />
nói tiếng Anh vì với học sinh tiểu học các em rất dễ tập theo ( imitating). Bên<br />
cạnh đó, giáo viên nên chú trọng sửa lỗi phát âm cho học sinh đặc biệt là sau khi<br />
các em đọc bài để các em biết và tự sửa lỗi phát âm.<br />
Kết hợp với việc hướng dẫn học sinh cách đọc, việc thực hành đọc rất là<br />
quan trọng. Luôn luôn cho học sinh đọc nhiều lần, rèn luyện ở trên lớp. Bên<br />
cạnh đó luôn khuyến khích các em luyện đọc nhiều khi học ở nhà.<br />
Tóm lại: Muốn học sinh có thể phát âm và đọc tốt giáo viên phải giúp đỡ<br />
học sinh nắm vững được các quy tắc các nguyên âm – phụ âm, các cách đọc<br />
trọng âm, ngữ điệu, và biết cách đọc khi thêm /s/, /es/, /ed/ và âm /θ/ & /ð/… Vì<br />
nắm vững các dấu hiệu trên nên các em sẽ dễ dàng đọc và phát âm chuẩn tiếng<br />
Anh, từ đó dẫn đến học tốt môn tiếng Anh.<br />
2. Hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến<br />
Sau một thời gian áp dụng "Phƣơng pháp hƣớng dẫn học phát âm đúng<br />
tiếng Anh". Kết quả thu được là tạo cho học sinh tính chuyên cần, siêng năng<br />
khi đọc tiếng Anh, việc học của các em đã tăng lên rõ rệt. Phần lớn các em đều<br />
thích học và đọc tiếng Anh.<br />
XL HTT HT CHT<br />
Lớp<br />
SL SL TL SL TL SL TL<br />
4B 61 29 47,5% 30 49,1 2 0,3%<br />
<br />
15/20<br />
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .<br />
1. Kết luận<br />
Dạy tiếng Anh đặc biệt về cách đọc và phát âm cho học sinh nói riêng và ở<br />
tiểu học nói chung là rất quan trọng trong chương trình học Tiếng Anh ở tiểu<br />
học. Nó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong các kỹ năng nghe, nói, đọc,<br />
viết, ngữ âm, ngữ pháp.<br />
Đối với giáo viên khi dạy các kỹ năng trong tiếng Anh và đặc biệt để các<br />
em phát âm tốt cần phải hướng dẫn học sinh nắm vững được các phương pháp<br />
sau:<br />
Giúp đỡ học sinh nhận biết nguyên âm - phụ âm.<br />
Giúp học sinh biết cách đánh trọng âm.<br />
Giúp học sinh biết được ngữ điệu của câu.<br />
Giúp học sinh biết cách phát âm khi thêm “s” và “es”.<br />
Giúp học sinh biết cách phát âm khi thêm “ed”.<br />
Giúp học sinh biết cách phát âm âm “th”<br />
Luyện tập cách phát âm ( practising sound)<br />
Phiên âm<br />
Qua quá trình giảng dạy, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm nhỏ và<br />
kết quả thu được rất đáng mừng. Số học sinh đọc sai, đọc chậm trong lớp giờ đã<br />
giảm xuống rất nhiều, số học sinh khá giỏi tăng lên rõ rệt điều đó cho thấy ý<br />
thức học tập của các em rất tốt. Trong những giờ học tiếng Anh, các em hăng<br />
say đọc bài, không những đọc to, rõ ràng mà nhiều em luyện giọng rất hay.<br />
Bước đầu tiên vào học môn tiếng Anh đã khởi sắc. Đó cũng là yếu tố<br />
quan trọng để các em học ở các chương trình khác nhau.<br />
Điều quan trọng và đáng mừng hơn cả là các em ngày càng tiến bộ, say<br />
mê hứng thú học tập, xây dựng nền tảng vững chắc để các em tiếp tục lĩnh hội<br />
tri thức một cách dễ dàng và có hiệu quả.<br />
Bản thân tôi nhận thấy là người đi trước chúng ta phải nhiệt tình quan tâm<br />
hơn nữa tới học sinh, có như thế việc giáo dục học sinh mới có kết quả tốt.<br />
Trong thời gian công tác và học hỏi tôi nghiệm thấy là một giáo viên cần<br />
phải thực hiện được các việc sau:<br />
Sáng tạo trong chuyên môn, nhiệt tình quan tâm các đối tượng học sinh.<br />
Luôn luôn học hỏi rút kinh nghiệm từ các đồng nghiệp có chuyên môn và<br />
kinh nghiệm.<br />
Trong quá trình làm việc phải phối hợp cộng tác với các đồng nghiệp, đặc<br />
biệt là các bậc phụ huynh cũng như các em học sinh để các bậc phụ huynh và<br />
các em học sinh đồng yêu thích môn học.<br />
<br />
16/20<br />
2. Kiến nghị<br />
Để đề tài thực sự đem lại kết quả, cá nhân tôi có một vài kiến nghị, đề xuất<br />
sau:<br />
Ban giám hiệu nhà trường cùng bộ phận thiết bị cần bổ sung đầy đủ các<br />
trang thiết bị hiện đại hỗ trợ cho việc dạy bộ môn Tiếng Anh.<br />
Các giáo viên nên vận dụng một cách sáng tạo phương pháp này sao cho<br />
phù hợp với từng đơn vị bài học và từng đối tượng học sinh cụ thể. Tránh dạy<br />
một cách rập khuôn, gây nhàm chán cho học sinh.<br />
Để ứng dụng phương pháp mới này thật hiệu quả, tôi mạnh dạn kiến nghị<br />
tổ chuyên môn, Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức<br />
chuyên đề giới thiệu đề tài tới tất cả các bạn đồng nghiệp để trao đổi, học tập<br />
kinh nghiệm, rút ra được phương pháp dạy cách phát âm cho bộ môn Tiếng<br />
Anh tiểu học.<br />
Trên đây là những "Phương pháp hướng dẫn học sinh học phát âm<br />
Tiếng Anh đúng" mà tôi đã mạnh dạn đưa ra. Đây cũng là một vấn đề rất được<br />
quan tâm trong Tiếng Anh tiểu học. Phương pháp cũng như cách mà tôi đưa ra<br />
đã được áp dụng và thu được một số thành công nhất định, nhưng chắc chắn<br />
không tránh được những hạn chế cần khắc phục. Tôi rất mong nhận được những<br />
ý kiến đóng góp của các thầy, các cô để sáng kiến của tôi hoàn thiện thêm và<br />
bản thân tôi có thể trau dồi thêm về chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình<br />
giảng dạy.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />
Tôi xin cam đoan SKKN này là do mình viết, không sao chép nội dung<br />
của người khác!<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17/20<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
Để tiến hành đề tài này tôi dựa trên một số tài liệu:<br />
<br />
1. English Teaching Methodology. Nguyễn Thị Vân Lam, M.A, Ngô Đình<br />
Phương, Ph. D, 2007.<br />
2. Tiêng Anh 3, 4, 5 . Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam<br />
3. Công văn về việc hướng dẫn kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh lớp 3, 4, 5 năm<br />
học 2014- 2015 và 2015-2016.<br />
4. Phương pháp dạy tiếng Anh tiểu học (Tác giả: Nguyễn Quốc Hùng, M.A -<br />
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam).<br />
5. Kỹ thuật dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học (Tác giả: Nguyễn Quốc Hùng,<br />
M.A - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam).<br />
6. ELT Methodology 3(Tác giả: Lê Thùy Linh, M.A. Nhà xuất bản Hanoi<br />
National University of Education).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18/20<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
A. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 0<br />
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................. 1<br />
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................... 2<br />
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 2<br />
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 2<br />
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2<br />
B. NỘI DUNG ...................................................................................................... 3<br />
I. Cơ sở lý luận ................................................................................................................... 3<br />
1. Vai trò, tầm quan trọng phát âm đúng Tiếng Anh. ......................................................... 3<br />
2. Chương trình Tiếng Anh lớp 4 ....................................................................................... 3<br />
II. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................................... 4<br />
1. Thực trạng và các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề .................................... 4<br />
1. 1. Giúp học sinh nhận biết nguyên âm, phụ âm ............................................................ 4<br />
1. 2. Giúp học sinh biết cách đánh trọng âm : .................................................................... 5<br />
1. 3. Giúp học sinh biết được ngữ điệu của câu: ................................................................ 8<br />
1. 4. Giúp học sinh nhận biết cách phát âm khi thêm “s” và “es”. .................................... 9<br />
1. 5.Giúp học sinh nhận biết cách phát âm “ed”............................................................... 10<br />
1. 6. Giúp học sinh nhận biết cách phát âm âm “th”- /θ/ & /ð/ ........................................ 11<br />
1. 7. Luyện tập cách phát âm ( practising sound): .......................................................... 13<br />
1. 8. Phiên âm: .................................................................................................................. 14<br />
2. Hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến ........................................................................... 15<br />
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . .................................................................. 16<br />
1. Kết luận......................................................................................................................... 16<br />
2. Kiến nghị ...................................................................................................................... 17<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 18<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19/20<br />
Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA BAN GIÁM KHẢO<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20/20<br />