I. Phần mở đầu:<br />
1. Lí do chọn đề tài.<br />
Môn toán ở Tiểu học là môn học với nhiều kiến thức đa dạng, trong <br />
quá trình dạy thường nảy sinh ra nhiều tình huống có vấn đề nhất. Các em <br />
muốn giải quyết được tình huống đó thì đòi hỏi phải có một năng lực tư duy <br />
nhất định. Nhưng thông thường trình độ của học sinh phát triển không đồng <br />
đều, dù các em được học chung một lớp, một giáo viên giảng dạy, có những <br />
em nắm bắt kiến thức rất nhanh nhưng cũng có những em nắm bắt kiến thức <br />
còn chậm, thậm chí không hiểu vấn đề của bài học khiến cho giáo viên gặp <br />
phải những tình huống khó xử, dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian tiết học, <br />
chất lượng dạy học không cao. Trong chương trình môn Toán lớp 5 điều mà <br />
tôi trăn trở nhất đó là việc dạy học sinh thực hiện 4 phép tính với số thập <br />
phân, cách ước lượng thương trong phép chia cho số thập phân có nhiều chữ <br />
số và dạy giải toán là vấn đề mà học sinh thường gặp khó khăn lớn nhất. Ở <br />
lớp 4, dạy chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên cách ước lượng thương <br />
đã khó. Đa số các em không biết cách ước lượng thương dẫn đến thực hiện <br />
các phép chia còn chậm, có em còn chia sai. Có những em ước lượng thương <br />
không ghi nhớ mà còn rập khuôn, máy móc theo các bước, phần thử lại diễn <br />
giải dài dòng, không khoa học. Mà phần lớn kiến thức số học ở lớp 5 chiếm <br />
lượng kiến thức lớn với 33 tiết/năm và các dạng toán còn lại đều liên quan <br />
tới việc tính toán cộng, trừ, nhân, chia. Vơi môt sô em môn Toán là môn h<br />
́ ̣ ́ ọc <br />
được cho là khô khan, đặc biệt là bốn phép tính: Cộng, trừ, nhân, chia về số <br />
thập phân. Đối với phép cộng và trừ sau khi thực hiện phép tính xong các em <br />
hay quên dấu phẩy hoặc đặt phép tính dọc chưa đúng các hàng, vị trí của từng <br />
chữ số dẫn đến kết quả sai. Với phép nhân học sinh không làm đúng kết quả <br />
do không nắm chắc cách tách phần thập phân ở tích. Con phép chia h<br />
̀ ọc <br />
sinh chia kỹ năng ước lượng thương của các em còn chậm. Một số học sinh <br />
<br />
<br />
1<br />
chưa hoàn thành bài khi làm bốn phép tính về “số thập phân”.Làm sao để học <br />
tốt được phần này ?<br />
Lớp 5 mà tôi đang giảng dạy, tuy có nhiều em hoàn thành môn Toán rất <br />
tốt nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều em hoàn thành chậm, thậm chí có <br />
những em chưa hoàn thành được kiến thức, kĩ năng yêu cầu của bài học môn <br />
Toán. Nhiều em tỏ ra không yêu thích khi học toán, thậm chí có em còn ngại <br />
khi đến tiết học toán. Chính vì vậy, việc truyền đạt kiến thức, kĩ năng cho <br />
các em trong những tiết toán trở nên khó khăn. <br />
Đứng trước thực trạng nêu trên, một vấn đề đặt ra là phải làm thế nào <br />
để học sinh yêu thích học toán? Làm thế nào để chất lượng học Toán ở lớp 5 <br />
được nâng lên, bản thân tôi đã quyết định tìm hiểu và viết đề tài “Một số <br />
biện pháp hướng dẫn học sinh thực hiện 4 phép tính về số thập phân ở <br />
lớp 5”. <br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
a. Mục tiêu: <br />
Mục tiêu tổng quát của đề tài là tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao <br />
chất lượng học toán ở lớp 5. Đây cũng chính là góp phần thực hiện có hiệu <br />
quả nhiệm vụ đặt ra cho ngành giáo dục và cho mỗi giáo viên đứng lớp là làm <br />
thế nào để nâng cao chất lượng học sinh, tránh để học sinh ngồi nhầm lớp. <br />
Chính vì vậy, việc tìm hiểu về mức độ nắm và vận dụng kiến thức của từng <br />
học sinh là vô cùng quan trọng, từ đó rut ra các bi<br />
́ ện pháp, phương pháp dạy <br />
học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh thì hiệu quả giảng dạy sẽ cao <br />
hơn.<br />
Sau khi học hết chương v ề “S ố th ập phân” phải giúp các em thực hiện <br />
đúng kết quả phép cộng, trừ, nhân, chia một cách chính xác. Thực hiện đúng <br />
các bước trong phép tính theo thứ tự, nắm qui tắc một cách vững chắc và <br />
viết số đẹp, đặt dấu phẩy đúng vị trí. Nhưng làm thế nào để đạt được điều <br />
mong muốn ấy, tôi luôn luôn nghiên cứu tìm tòi biện pháp để giúp học sinh <br />
học tốt hơn, đạt kết quả cao hơn, để tiếp tục áp dụng vào các bài tập có liên <br />
quan đến số thập phân ở các phần sau và học tốt ở các lớp trên.<br />
<br />
2<br />
Mục tiêu cụ thể là nhằm giúp học sinh co ki năng tinh toan va th<br />
́ ̃ ́ ́ ̀ ực hiên<br />
̣ <br />
́ ́ ơi sô thâp phân đê vân dung vao th<br />
4 phep tinh v ́ ́ ̣ ̉ ̣ ̣ ̀ ực hanh cac bai tâp vân dung<br />
̀ ́ ̀ ̣ ̣ ̣ <br />
đung; kich thich tinh hăng say trong gi<br />
́ ́ ́ ́ ờ học toán và làm nền tảng vững chắc <br />
cho các lớp trên. <br />
b. Nhiệm vụ: <br />
Nghiên cứu cơ sở lí luận của các biện pháp vận dụng phương pháp đổi <br />
mới để nâng cao hiệu quả dạy học toán ở lớp 5. Trọng tâm là bốn phép tính <br />
cộng, trừ, nhân, chia số thập phân, giải toán về tỉ số phần trăm, cách ước <br />
lượng thương khi chia cho số có nhiều chữ số.<br />
Khảo sát thực trạng về nội dung đề tài đã đặt ra. Đề xuất những giải <br />
pháp nghiên cứu áp dụng vào việc dạy học môn toán về thực hiện bốn phép <br />
tính số thập phân nhằm nâng cao hiệu quả học tập.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu ý thức ham học toán của học sinh.<br />
Nghiên cứu kỹ năng tính toán, giải toán của học sinh thông qua các bài <br />
học cụ thể, thực tế trao đổi hằng ngày. <br />
4. Giới hạn của đề tài.<br />
Kỹ năng thực hiện bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân, <br />
giải toán có nhiều phép tính của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Lê Hồng <br />
Phong.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:<br />
Phương pháp điều tra<br />
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động<br />
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục<br />
Phương pháp phỏng vấn<br />
Phương pháp thống kê toán học.<br />
<br />
3<br />
II. Phần nội dung.<br />
1. Cơ sở lí luận.<br />
Toán học có một vị trí nổi bật trong các môn khoa học. Hệ thống <br />
ngôn ngữ toán học, các kiến thức và kĩ năng toán học rất cần thiết cho cuộc <br />
sống, là cơ sở cho việc tiếp tục học lên các lớp trên và các môn học khác. <br />
Môn toán có khả năng lớn trong việc bồi dưỡng, rèn luyện tư duy cho học <br />
sinh. Có nhiều khả năng phát triển tư duy lôgic, có tác dụng trong việc phát <br />
triển trí thông minh, tư duy độc lập linh hoạt, sáng tạo góp phần làm cho học <br />
sinh trở thành con người có nhân cách, rèn luyện tác phong làm việc khoa học, <br />
giáo dục ý chí và những đức tính tốt. <br />
Ở học sinh lớp 5 các em bước đầu làm quen và thực hiện tốt các phép<br />
tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân. Năm hoc 2016 2017, la năm hoc tiêp<br />
̣ ̀ ̣ ́ <br />
̣<br />
tuc đôi m ̉ ơi vê Đanh gia hoc sinh tiêu hoc,<br />
́ ̀ ́ ́ ̣ ̉ ̣ thông tư 22/2016/TTBGDĐT ra đơì <br />
nhăm s ̀ ửa đổi bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh Tiểu học <br />
ban hành kèm thông tư số 30/2014/TTBGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của <br />
bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo. Đôi m ̉ ơi cach đanh gia hoc sinh phai xong<br />
́ ́ ́ ́ ̣ ̉ <br />
hanh manh me v<br />
̀ ̣ ̃ ơi đô m<br />
́ ̉ ới hinh th<br />
̀ ưc va ph<br />
́ ̀ ương phap day hoc cua môi ng<br />
́ ̣ ̣ ̉ ̃ ười <br />
giao viên. <br />
́<br />
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Toán cho học sinh. Tôi luôn đặt <br />
chất lượng học của học sinh lên hàng đầu. Nhiệm vụ của người giáo viên <br />
dạy phân môn mình đảm nhận là sao cho học sinh phải nắm chuẩn kiến thức <br />
kỹ năng. Nhất là môn Toán môn học gắn liền với thực tiễn rất nhiều, đòi hỏi <br />
người giáo viên phải nắm bắt từng đối tượng học sinh để có hướng giảng <br />
dạy cho phù hợp nhằm đưa đến hiệu quả tiết học, bài học, môn học một cách <br />
tốt nhất.<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.<br />
Lớp 5B mà tôi đang chủ nhiệm và giảng dạy có 25 học sinh, trong đó có <br />
9 nữ. Phần lớn học sinh đã được học theo mô hình trường học mới VNEN <br />
ngay từ lớp 2. Tính tự giác, tích cực của mỗi em đều rất cao. Sau khi học khái <br />
niệm số thập phân, các em biết đọc và viết được chữ số thập phân, có biểu <br />
tượng chính xác về khái niệm số thập phân, bước đầu nắm được cấu tạo của <br />
một số thập phân: gồm hai phần phần nguyên và phần thập phân. Nhìn <br />
chung học sinh của lớp đã nắm được lý thuyết và cách vận dụng lý thuyết <br />
vào bài tập thực hành; biết được cách thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, <br />
4<br />
chia số thập phân. Bên cạnh đó vẫn còn tình trạng học sinh chưa nắm chắc <br />
cánh thực hiên phép tính, thuộc lý thuyết nhưng không biết áp dụng vào thực <br />
hành, tính toán sai, thường là những em không tập trung, uể oải và ít khi làm <br />
bài tập đầy đủ. Còn một bộ phận học sinh tính toán chậm, tính sai và dễ nản <br />
khi gặp những bài toán liên quan đến phép chia số thập phân. Đối với bài toán <br />
có lời văn nhiều học sinh chưa nắm chắc dạng bài và cách giải dạng bài đó; <br />
kĩ năng viết lời giải bài toán còn có nhiều hạn chế.<br />
Một số em chưa được sự quan tâm giúp đỡ của gia đình do các bậc <br />
phụ huynh chưa nắm được các kiến thức một cách chắc chắn và chưa có sự <br />
hiểu biết sâu về chuyên môn cũng như phương pháp giảng dạy nên việc <br />
hướng dẫn và giúp đỡ học sinh trong quá trình học tập ở nhà còn hạn chế. Ý <br />
thức tự học, tự rèn luyện của hoc sinh chưa cao, nhiều lúc còn thiếu tự tin và <br />
hứng thú trong việc học môn Toán, chưa biết cách tự học. Mà đặc điểm HS ở <br />
lứa tuổi này rất hiếu động, ham hiểu biết, thích tìm tòi cái mới, cái lạ nhưng <br />
cũng rất chóng quên, thiếu cẩn thận trong tính toán, trong làm bài tập. Một số <br />
em có thói quen đọc không kỹ đề dẫn đến sự nhầm lẫn giữa các dạng bài <br />
tương tự. <br />
Với điều kiện cuộc sống như hiện nay, rất nhiều em được bố mẹ mua <br />
máy tính cầm tay cho. Kèm theo đó là sự hiểu biết nhanh nhẹn về thời đại <br />
Công nghệ thông tin, kỹ năng sử dụng máy tính cầm tay của các em rất tốt. <br />
Có máy tính rồi lười tính toán, đã sử dụng máy tính để tính. Một số phụ <br />
huynh không để ý đến con em trong việc học ở nhà, chỉ kiểm tra kết quả thấy <br />
đúng là được. Chính vì vậy đã không rèn được kỹ năng tính toán cho các em.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.<br />
a. Mục tiêu của giải pháp.<br />
Học hết lớp 5 việc học sinh nắm chắc kiến thức và kĩ năng để thực <br />
hiện 4 phép tính nói chung và 4 phép tính cộng trừ nhân chia số thập phân nói <br />
riêng. Vận dụng trong giải toán là vô cùng quan trọng, nó giúp cho các em có <br />
<br />
<br />
5<br />
nền tảng vững chắc để học tiếp lên các cấp học trên và ứng dụng vào thực tế <br />
cuộc sống. <br />
b. Nội dung và cách thức của giải pháp<br />
Ở lớp 5 việc dạy học sinh thực hiện các phép tính cộng trừ nhân chia <br />
với số thập phân và giải toán tôi đã tiến hành cụ thể qua các tiết dạy như sau:<br />
1. Tạo niềm tin và hứng thú trong việc học môn Toán cho học <br />
sinh:<br />
Đây là một biện pháp cần thiết bởi môn Toán là môn học chứa đựng rất <br />
nhiều kiến thức. Đặc biệt với học sinh lớp 5 là lớp học cuối cấp của bậc <br />
tiểu học, nội dung học tập được khái quát hóa bằng một số công thức có tính <br />
trừu tượng cao hơn so với các lớp dưới. Vì vậy rất nhiều học sinh tư duy <br />
trừu tượng, logic, khái quát hóa và ý thức kiên trì thực hành tính toán còn hạn <br />
chế dẫn đến thiếu niềm tin và hứng thú khi học toán. Bởi vậy, giáo viên cần <br />
phải biết khuyến khích, động viên các em trong việc thực hành vận dụng sáng <br />
tạo để làm bài tập bằng các lựa chọn những câu hỏi, những bài tập phù hợp <br />
với từng đối tượng học sinh. Với những bài khó cần cho HS thảo luận trao <br />
đổi với bạn để các em hiểu và làm được bài tập. Đối với HS chưa hoàn <br />
thành, chưa chăm học, giáo viên cần sự giúp đỡ, kèm cặp của học sinh năng <br />
khiếu. Giáo viên chủ động điều chỉnh Tài liệu hướng dẫn học phù hợp với <br />
chuẩn kiến thức, kỹ năng của các em. Trong quá trình chữa bài cần có sự tư <br />
vấn, đưa ra cách làm bài đúng cho học sinh một cách cụ thể. Bên cạnh đó <br />
không quên quan tâm và động viên để các em có được niềm tin và hứng thú <br />
khi học toán. Tránh trình trạng để HS đứng ngoài lề tiết học. Đồng thời giáo <br />
dục HS qua các gương hiếu học (gương bạn cùng lớp, cùng trường,bạn <br />
nghèo vượt khó…).Tạo cho các em niềm tin khi đến lớp, đến trường.<br />
Ví dụ: Trong lớp có bạn Lê Đức Duy, là học sinh ở mức hoàn thành. <br />
Em rất lười học toán. Đầu năm ít khi em hoàn thành phần thực hành. Tôi đã <br />
theo dõi, động viên kịp thời. Phân cho bạn Nguyễn Thị Kim Hồng ngồi cạnh, <br />
<br />
<br />
6<br />
kèm cặp. Chỉ sau vài tuần em đã tiến bộ rõ rệt. Hầu hết hoàn thành các bài <br />
thực hành kịp các bạn và đặc biệt em đã thích học môn Toán.<br />
Tôi nhận thấy biện pháp tạo niềm tin, hứng thú cho HS học môn Toán, <br />
đem lại hiệu quả rõ rệt. kết quả học tập của học sinh lớp tôi tiến bộ hẳn. <br />
Đặc biệt tinh thần ham học Toán của các em được nhân lên. Sau mỗi tiết học <br />
em nào cũng nắm chuẩn kiến thức kỹ năng bài học. <br />
2. Củng cố và hệ thống hóa các kiến thức có lên quan đã học <br />
trước đó<br />
Nội dung chương trình môn Toán cũng như các môn học khác được xây <br />
dựng theo nguyên tắc đồng tâm, ở các lớp trên việc cung cấp kiến thức mới <br />
dựa trên cơ sở củng cố, hệ thống hóa và mở rộng các kiến thức đã học ở lớp <br />
dưới và các kiến thức đã học ở lớp đó. Bởi vậy để học sinh nắm chắc được <br />
kiến thức mới thì đòi hỏi các em phải nắm được các kiến thức cơ bản có liên <br />
quan đã được học trước đó.Với đặc điểm học sinh lớp tôi, thích tìm tòi khám <br />
phá, ham hiểu biết nhưng cũng rât chóng quên. Vì vậy việc củng cố và hệ <br />
thống hóa các kiến thức có liên quan đã được học là một bước không thể <br />
thiếu được trong các tiết dạy học toán. Chẳng hạn việc xây dựng quy tắc <br />
nhân một số thập phân với một số thập phân được hình thành trên cơ sở củng <br />
cố và mở rộng cách nhân 2 số tự nhiên<br />
Ví dụ: Khi dạy bài: Nhân một số thập phân với một số thập phân trong nội <br />
dung có nêu: “Khi nhân một số thập phân với một số thập phân ta làm như <br />
sau: Ta nhân như nhân hai số tự nhiên; Ta đếm xem trong phần thập phân của <br />
cả 2 thừa số có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân rồi dùng dấu phẩy tách ở <br />
tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái”. Do vậy, HS cần nắm được một <br />
cách chắc chắn cách thực hiên phép nhân 2 số tự nhiên đã học ở các lớp 2,3,4.<br />
Việc nắm chắc kiến thức là rất quan trọng, bởi các kiến thức toán học <br />
là một chuỗi mắt xích, nếu đứt một mắt xích nào thì mạch kiến thức của các <br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
em bị đứt quãng. Việc củng cố hóa kiến thức đã học trước đó là biện pháp <br />
góp phần không nhỏ trong dạy học môn Toán.<br />
3. Chú ý đến những vấn đề mà học sinh thường hay nhầm lẫn, để <br />
kịp thời khắc phục sữa chữa.<br />
Khi cộng, trừ số thập phân, một số em chưa nắm chắc các hàng trong <br />
một số thập phân, hay đặt tính sai dẫn đến kết quả phép tính sẽ sai luôn.<br />
Ví dụ : Khi hướng dẫn học sinh thực hiện phép cộng 2 số thập phân, <br />
tôi đã chú trọng đến kĩ năng đặt tính theo cột dọc cho học sinh, thông thường <br />
với các trường hợp mà số chữ số phần thập phân của các số hạng khác nhau <br />
học sinh hay nhầm lẫn trong việc đặt tính, nhất là đối với học sinh chưa hoàn <br />
thành. <br />
Chẳng hạn : 345,28 + 24, 345 hoặc 457 + 25, 56<br />
Với các trường hợp trên, tôi đã hướng dẫn HS thực hiện như sau : Vận <br />
dụng bài học số thập phân bằng nhau để viết thêm chữ số 0 vào bên phải <br />
phần thập phân của số thập phân để các số hạng có chữ số phần thập phân <br />
bằng nhau ( Chuyển 345, 28 + 24, 345 = 345, 280 + 24, 345 ho ặc 457 + 25, 56 <br />
= 457, 00 + 25, 56), hướng dẫn học sinh viết thẳng cột các hàng với nhau, <br />
viết dấu phẩy thẳng cột với nhau. Sau đó tiến hành thực hiện phép cộng theo <br />
thứ tự từ phải sang trái, đặt dấu phẩy ở tổng thẳng cột với dấu phẩy của các <br />
số hạng.<br />
Ví dụ 4 : Khi hướng dẫn học sinh thực hiện phép nhân một số thập <br />
phân với một số thập phân, tôi đã hướng dẫn học sinh kĩ thuật tính viết như <br />
sau : Sau khi đặt tính, cho sinh thực hiện phép nhân theo thứ tự từ phải sang <br />
trái, thực hiện phép nhân như nhân với số tự nhiên ( chú ý đến dấu phẩy trong <br />
bước này); tiếp theo đó, hướng dẫn học sinh đếm số chữ số phần thập phân <br />
của cả hai thừa số đem nhân được bao nhiêu chữ số phần thập phân, rồi dùng <br />
dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải qua trái. Đối với dạng <br />
này có những học sinh đã nhầm lẫn trong việc sử dụng dấu phẩy vào các tích <br />
<br />
<br />
8<br />
riêng. Do vậy giáo viên cần nhấn mạnh thao tác đếm chữ số phần thập phân <br />
ở cả 2 thừa số đã đem nhân và bước dùng dấu phẩy để tách ở tích chung chứ <br />
ở các tích riêng không chú ý gì đến việc sử dụng dấu phẩy.<br />
Ví dụ: Khi dạy bài Nhân một số thập phân cho một số thập phân.<br />
9,8 x 5,3 = ?<br />
Giáo viên nhấn mạnh. Tính tích riêng thứ nhất; Tính tích riêng thứ hai; <br />
Cộng hai tích riêng lại thành tích chung rồi đếm ở thừa số thứ nhất có một <br />
chữ số ở phần thập phân, thừa số thứ hai có một chữ số ở phần thập phân. <br />
Cả hai thừa số có hai chữ số ở phần thập phân ta dùng dấu phẩy tách ở tích <br />
ra hai chữ số kể từ phải sang trái.<br />
Trong mỗi tiết học, tôi luôn tìm hiểu để phát hiện ra những vấn đề học <br />
sinh hay nhầm lẫn, kịp thời chấn chỉnh ngay. Chính vì vậy mà kỹ năng đặt <br />
tính và tính của học sinh lớp tôi rất chắc chắn. Nhất là 4 phép tính cộng, trừ, <br />
nhân, chia số thập phân.<br />
4. Quy trình thực hiện khi dạy giải toán có lời văn: <br />
Giải toán đối với học sinh là một hoạt động trí tuệ khó khăn, phức tạp. <br />
Việc hình thành kỹ năng giải toán hơn nhiều so với kĩ năng tính vì bài toán <br />
giải là sự kết hợp đa dạng hoá nhiều khái niệm quan hệ toán học, ....chính vì <br />
vậy đặc trưng đó mà giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh có được <br />
thao tác chung trong quá trình giải toán sau:<br />
Bước 1: Đọc kỹ đề bài: Có đọc kỹ đề bài học sinh mới tập trung suy <br />
nghĩ về ý nghĩa nội dung của bài toán và đặc biệt chú ý đến câu hỏi bài toán. <br />
Chúng tôi có rèn cho học sinh thói quen chưa hiểu đề toán thì chưa tìm cách <br />
giải. Khi giải bài toán ít nhất đọc từ 2 đến 3 lần.<br />
Bước 2: Phân tích tóm tắt đề toán.<br />
Để biết bài toán cho biết gì? Hỏi gì? (tức là yêu cầu gì?)<br />
Đây chính là trình bày lại một cách ngắn gọn, cô đọng phần đã cho và <br />
phần phải tìm của bài toán để làm rõ nổi bật trọng tâm, thể hiện bản chất <br />
<br />
<br />
9<br />
toán học của bài toán, được thể hiện dưới dạng câu văn ngắn gọn hoặc dưới <br />
dạng các sơ đồ đoạn thẳng.<br />
Bước 3: Tìm cách giải bài toán: Thiết lập trình tự giải, lựa chọn phép <br />
tính thích hợp. Vận dụng công thức dạng bài đã học.<br />
Bước 4: Trình bày bài giải: Trình bày lời giải (nói viết) phép tính <br />
tương ứng, đáp số, kiểm tra lời giải (giải xong bài toán cần thử xem đáp số <br />
tìm được có trả lời đúng câu hỏi của bài toán, có phù hợp với các điều kiện <br />
của bài toán không? Trong một số trường hợp nên thử xem có cách giải khác <br />
gọn hơn, hay hơn không?<br />
Theo quy trình bốn bước trên tôi đã vận dụng dạy dạng bài giải <br />
Toán về tỉ số phần trăm:<br />
Cần tổ chức cho học sinh định hướng và tìm ra cách giải quyết, đồng thời <br />
thành lập công thức tính các dạng Toán cơ bản về tỉ số phần trăm.<br />
Dạng thứ nhất: Tìm tỉ số phần trăm của hai đại lượng a và b theo <br />
công thức:<br />
a : b x 100%<br />
<br />
Ví dụ: Lớp 5B có 9 học sinh nữ và 16 học sinh nam. Tính tỉ số phần <br />
trăm số học sinh nữ so với số học sinh nam lớp 5B?<br />
Yêu cầu học sinh đọc kỹ đề. Xác định dạng toán. Vận dụng công thức <br />
để giải và trình bày bài giải.<br />
Bài giải:<br />
Tỉ số phần trăm số học sinh nữ so với số học sinh nam lớp 5B là:<br />
9 : 16 x 100 = 56,25%<br />
Đáp số: 56,25%<br />
Dạng thứ hai: Tính giá trị của x phần trăm của đại lượng a theo công <br />
thức:<br />
<br />
a : 100 x x% hoặc a x x% : 100<br />
<br />
Ví dụ: Bác Vân gửi tiết kiệm 5 000 000 đồng với lãi suất 0,6% một <br />
tháng. Hỏi sau một tháng bác Vân được bao nhiêu tiền lãi?<br />
Vận dụng bốn bước trên học sinh giải bài toán một cách dễ dàng.<br />
Bài giải:<br />
Sau một tháng bác Vân được số tiền lãi là:<br />
5 000 000 : 100 x 0,6 = 30 000 (đồng)<br />
<br />
10<br />
Đáp số: 30 000 (đồng)<br />
<br />
Dạng thứ 3 : Tính giá trị của a khi biết x phần trăm của a là đại lượng b <br />
theo công thức:<br />
b : x% x 100<br />
<br />
Ví dụ: Tính độ dài quãng đường, biết 15% quãng đường đó dài 45m.<br />
Sau khi học sinh xác định đúng dạng toán. Học sinh lớp tôi 100% các em biết <br />
vận dụng công thức trên để giải bài toán.<br />
Bài giải :<br />
Độ dài quãng đường đó là :<br />
45 : 15 x 100 = 300 (m)<br />
Đáp số : 300m<br />
Dạng toán vận dụng nâng cao dành cho học sinh năng khiếu:<br />
Từ ba dạng tính tỉ số phần trăm cơ bản trên, giáo viên hướng dẫn cho <br />
học sinh tìm hiểu các dạng tỉ số phần trăm (liên quan đến tính diện tích các <br />
hình vuông, chữ nhật, hình tròn) ở mức độ cao hơn để phát hiện học sinh <br />
năng khiếu bằng cách đưa thêm bài tập khám phá cho các em làm tại lớp hoặc <br />
ở các tiết tự học. Giáo viên đưa ra từng dạng cụ thể sau : <br />
Dạng thứ tư: Nếu cạnh hình vuông tăng lên a% thì diện tích hình vuông <br />
đó tăng lên bao nhiêu phần trăm?<br />
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh hiểu vấn đề và cách giải giải quyết <br />
đối với dạng toán trên như sau:<br />
Từ công thức tính diện tích hình vuông là cạnh nhân với cạnh. Cho nên <br />
cạnh hình vuông là 100% thì cho diện tích hình vuông đó là 100% hay gọi <br />
cạnh hình vuông là một giá trị thì diện tích hình vuông cũng là một giá trị. Vậy <br />
để tìm phần trăm tăng của diện tích hình vuông ta có công thức tính như sau:<br />
b% = [(100% + a%) x ( 100% + a%) – 100%] <br />
x 100%<br />
Trong đó: a% là đi ều kiện bài toán đã cho, b% là số phần trăm diện tích <br />
tăng.<br />
Ví dụ 1: Nếu cạnh hình vuông tăng 30% thì diện tích hình vuông đó tăng <br />
lên bao nhiêu phần trăm?<br />
Vận dụng cách phân tích trên, ta có thể giải như sau:<br />
Bài giải:<br />
Diện tích hình vuông đó tăng lên số phần trăm là:<br />
100 30 100 30 100 130 130 100<br />
[( + ) x ( + ) ] x 100% = ( x ) x 100%<br />
100 100 100 100 100 100 100 100<br />
= ( 1,3 x 1,3 – 1) x 100% = 69%<br />
Có thể giải tắt như sau: ( 1,3 x 1,3 – 1) x 100% = 69%<br />
Dạng thứ năm: Nếu cạnh hình vuông giảm đi a% thì diện tích hình <br />
vuông đó giảm đi bao nhiêu phần trăm?<br />
<br />
11<br />
Từ công thức tính diện tích hình vuông là cạnh nhân với cạnh. Cho nên <br />
cạnh hình vuông là 100% thì diện tích hình vuông đó là 100% hay gọi cạnh <br />
hình vuông là một giá trị thì diện tích hình vuông cũng là một giá trị. Vậy để <br />
tìm phần trăm giảm của diện tích hình vuông ta có công thức tính như sau:<br />
b% = [100% (100% a%) x ( 100% a%)] x <br />
100%<br />
Trong đó: a% là điều kiện bài Toán đã cho, b% là số phần trăm diện tích <br />
giảm.<br />
Ví dụ: Nếu chiều dài giảm 30% và chiều rộng giảm đi 25% thì diện tích <br />
hình chữ nhật đó giảm đi bao nhiêu phần trăm?<br />
Ta giải như sau:<br />
Bài giải:<br />
Diện tích hình chữ nhật đó giảm đi số phần trăm là:<br />
( 1 – 0,7 x 0,75 ) x 100% = 47,5%<br />
Đáp số: 47,5%<br />
<br />
* Đối với dạng toán "Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó" đã <br />
học ở lớp 4, lên lớp 5 thường gặp những bài toán tỉ số ở dưới dạng ẩn, nhất <br />
là sau khi học về số thập phân:<br />
Ví dụ. Một mảnh vườn hình chữ nhật có nửa chu vi là 168m, biết chiều <br />
rộng bằng 0,75 chiều dài. Tính diện tích mảnh vườn đó?<br />
Học sinh đọc kỹ đề, xác định đề cho biết gì, đề yêu cầu tính gì?<br />
Đối với bài này, tỉ số là một số thập phân hướng dẫn học sinh chuyển <br />
<br />
75 3<br />
về phân số như sau: 0,75 = = <br />
100 4<br />
<br />
Khi đã xác định được tỉ số của chiều rộng so với chiều dài rồi. Học <br />
sinh sẽ dễ dàng lập được sơ đồ đoạn thẳng và giải bài toán theo từng bước <br />
đã học.<br />
Như vậy, dù bài toán các dạng “giải toán về tỉ số phần trăm”, "Tìm hai <br />
số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó" hay bất kì ở dạng toán nào thì <br />
điều quan trọng đối với học sinh là phải biết cách tóm tắt đề toán. Nhìn vào <br />
tóm tắt xác định đúng dạng toán để tìm chọn phép tính cho phù hợp và trình <br />
bày giải ngắn gọn theo công thức, đúng và chính xác.<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Tất cả những việc làm trên của giáo viên đều nhằm thực hiện tiết dạy <br />
giải toán theo phương pháp đổi mới và rèn kĩ năng cho học sinh khi giải bất <br />
kì loại nào các em cũng được vận dụng được.<br />
5. Với phép chia số thập phân (cách ước lượng thương):<br />
Như đã nói ở trên, việc rèn kĩ năng ước lượng thương là cả một quá <br />
trình.Thực tế của vấn đề này là tìm cách nhẩm nhanh thương của phép chia. <br />
Để làm việc này, ta thường cho học sinh làm tròn số bị chia và số chia để dự <br />
đoán chữ số ấy. Sau đó nhân lại để thử. Nếu tích vượt quá số bị chia thì phải <br />
giảm bớt chữ số đã dự đoán ở thương, nếu tích còn kém số bị chia quá nhiều <br />
thì phải tăng chữ số ấy. Như vậy, muốn ước lượng thương cho tốt, học sinh <br />
phải thuộc các bảng nhân chia và biết nhân nhẩm trừ nhẩm nhanh. Bên cạnh <br />
đó, các em cũng phải biết cách làm tròn số thông qua một số thủ thuật thường <br />
dùng là che bớt chữ số. Cách làm như sau:<br />
5.1.Làm tròn giảm:<br />
Nếu số chia tận cùng là chữ số 1; 2 hoặc 3 thì ta làm tròn giảm (tức là <br />
bớt đi 1; 2 hoặc 3đơn vị ở số chia).Trong thực hành, ta chỉ việc che bớt chữ số <br />
tận cùng đó đi (và cũng phải che bớt chữ số tận cùng của số bị chia)<br />
Ví dụ:<br />
Muốn ước lượng 92 : 23 = ? Ta làm tròn 92 > 90 ; 23 > 20(A), rồi nhẩm <br />
90 chia 20 được 4, sau đó thử lại: 23 x 4 = 92 để có kết quả 92 : 23 = 4<br />
Trên thực tế việc làm tròn: 92 > 90; 23 > 20(A) được tiến hành bằng thủ <br />
thuật cùng che bớt hai chữ số 2 và 3 ở hàng đơn vị để có 9 chia 2 được 4 chứ <br />
ít khi viết rõ như ở (A)<br />
5.2. Làm tròn tăng:<br />
Nếu số chia tận cùng là 7; 8 hoặc 9 thì ta làm tròn tăng (tức là thêm 3; 2 <br />
hoặc 1 đơn vị vào số chia).Trong thực hành, ta chỉ việc che bớt chữ số tận <br />
cùng đó đi và thêm vào chữ số liền trước (và che bớt chữ số tận cùng của số <br />
bị chia)<br />
Ví dụ: Có thể ước lượng thương 5307 : 581 như sau:<br />
Che bớt 2 chữ số tận cùng của số chia, vì 8 khá gần 10 nên ta tăng chữ <br />
số 5 lên thành 6<br />
Che bớt 2 chữ số tận cùng của số bị chia<br />
Ta có: 53 : 6 được 8 .Vậy ta ước lượng thương là 8. Thử lại: 581 x 8 = <br />
4648; 5307 – 4648 = 659 > 581. Vậy thương ước lượng (8 ) h ơi thi ếu, ta tăng <br />
lên 9 rồi thử lại: 581 x 9 = 5229; 5307 – 5229 = 78