SKKN: Kinh nghiệm giúp học sinh ghi nhớ một số mảng kiến thức trong môn Toán lớp 5
lượt xem 4
download
Đề tài đưa ra một số cách rèn kĩ năng ghi nhớ, giúp học sinh nắm vững một số mảng kiến thức cơ bản của môn Toán theo chương trình, và đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản của môn học. Giúp cho cho các em có khả năng ghi nhớ tốt, biết vận dụng vào tính, toán thành thạo và giải toán có lời văn theo chương trình học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Kinh nghiệm giúp học sinh ghi nhớ một số mảng kiến thức trong môn Toán lớp 5
- I. PHẦN MỞ ĐẦU I .1. Lý do chọn đề tài. Ghi nhớ là một quá trình tâm lý phản ánh kinh nghiệm của con người. Trong dạy học và giáo dục, không có ghi nhớ không thể học tập được, không thể tư duy và sự hiểu biết về thế giới cũng không thể xảy ra. Tuy nhiên trong học tập nghiên cứu và hoạt động thực tiễn, con người không thể dừng ở sự tích lũy tri thức mà còn phải phát huy khả năng tư duy có tưởng tượng, và nhiều phẩm chất tâm lý khác của một nhân cách hoàn chỉnh. Việc rèn luyện, phát triển ghi nhớ cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trong của công tác dạy học và giáo dục. Dưới hình thức biểu tượng bằng cách ghi nhớ, giữ gìn và nhận lại những điều mà con người tích lũy được từ kinh nghiệm. Qua những năm giảng dạy ở trường Tiểu học Y Ngông, tôi thấy hầu hết các em là học sinh của con em đồng bào dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh khó khăn. Tuy có một em có sự ghi nhớ tốt, nhưng cũng có những em ghi nhớ còn chưa tốt đặc biệt ở môn Toán. Việc ghi nhớ chưa tốt trong môn Toán không đồng đều ở một số mảng kiến thức, sẽ dẫn đến các em không hiểu bài, chán nản, không thích học hoặc chưa hoàn thành bài tập theo yêu cầu. Đó chính là nguyên nhân các em học yếu trong môn Toán. Vậy dạy học như thế nào để giúp cho các em có khả năng ghi nhớ tốt, đạt được hiệu quả cao, phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh và phù hợp với yêu cầu đổi mới của phương pháp dạy học, đó là lí do tôi chọn đề đề tài “Kinh nghiệm giúp học sinh ghi nhớ một số mảng kiến thức trong môn Toán lớp 5 .” I..2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. a. Mục tiêu: Đề tài đưa ra một số cách rèn kĩ năng ghi nhớ, giúp học sinh nắm vững một số mảng kiến thức cơ bản của môn Toán theo chương trình, và đạt chuẩn kiến thức, 1
- kĩ năng cơ bản của môn học. Giúp cho cho các em có khả năng ghi nhớ tốt, biết vận dụng vào tính, toán thành thạo và giải toán có lời văn theo chương trình học. b. Nhiệm vụ: Giáo viên thường xuyên nắm bắt, theo dõi sát sao từng đối tượng học sinh trong lớp. Lên kế hoạch dạy học phù hợp vứi từng đối tượng học sinh, lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng đổi mới đạt hiệu quả cao, nhằm giảm tỉ lệ học sinh chưa nắm vững một số mảng kiến thức trong môn Toán. Góp phần nâng cao chất lượng dạy học của lớp, nhà trường. I.3. Đối tượng nghiên cứu. Học sinh khối lớp 5 trường Tiểu học Y Ngông năm học 2013 2014 I.4. Phạm vi nghiên cứu. Nội dung chương trình sách giáo khoa Toán lớp 5. Một số mảng kiến thức về số học, hình học…trong chương trình Toán lớp 5 I.5. Phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu tài liệu. Điều tra, khảo sát đối lượng học sinh. Phương pháp thống kê. Kiểm tra, đánh giá, tổng kết kinh nghiệm II. PHẦN NỘI DUNG II.1. Cơ sở lí luận. Chuẩn kiến thức kĩ năng của các môn học nói chung và đối với môn Toán nói riêng đã được áp dụng theo QĐ số16/ 2006/ QĐ –BGDĐT ban hành. Nhằm giúp học sinh đạt được kiến thức trong chương trình bậc học, đây là chủ trương cần thiết và đúng đắn. Đặc biệt, việc giúp học sinh ghi nhớ một số mảng kiến thức trong môn Toán là những nội dung cơ bản của việc dạy học theo hướng đổi mới hiện nay. 2
- Việc ghi nhớ tốt một số mảng ki ến th ức trong môn Toán có một vị trí quan trọng nhằm giúp cho các em củng cố vận dụng các kiến thức, rèn luyện các kĩ năng tính toán, giải toán. Qua việc ghi nhớ của học sinh giáo viên có thể dễ dàng phát hiện ra những ưu điểm hoặc thiếu sót về kiến thức, kĩ năng và tư duy để giúp học sinh khắc phục những hạn chế về khả năng ghi nhớ trong các môn học nói chung và môn Toán nói riêng đó cũng là một việc làm mà mỗi giáo viên cần phải quan tâm. Tuy nhiên để giúp học sinh ghi nhớ đạt hiệu quả cao, giáo viên cần phải tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến học sinh học khó ghi nhớ ở các mảng kiến thức. Từ đó đưa ra những biện pháp giúp học sinh ghi nhớ tốt nhất. II.2. Thực trạng. a. Thuận lợi, khó khăn * Thuận lợi. Được sự quan tâm hướng dẫn và chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo và chuyên môn nhà trường. Được sự quan tâm của các cấp, các ngành mà các em có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập. Trường học được xây dựng ở địa bàn gần dân vì thế việc đi học của các em được dễ dàng. Một số gia đình đã quan tâm tạo điều kiện cho các em đi học 2 buổi/ ngày. Học sinh rất ham học hỏi, biết quan tâm giúp đỡ bạn bè ; có sự nỗ lực cố gắng vươn lên trong học tập, nên việc giúp học sinh ghi nhớ có những thuận lợi nhất định. Bản thân vừa làm công tác chủ nhiệm, vừa trực tiếp giảng dạy lớp học nên việc nắm bắt đối tượng học sinh ghi nhớ một số mảng kiến thức trong môn Toán rất thuận lợi. Được sự quan tâm giúp đỡ của đồng nhiệp, Ban lãnh đạo nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi thực hiện hiệu quả đề tài này. *Khó khăn. 3
- Khả năng ghi nhớ của học sinh còn nhiều hạn chế, nhất là đối tượng học sinh dân tộc thiểu số. Một số em chưa hiểu được tầm quan trọng của việc học tập, ý thức học tập của các em chưa cao. Vì vậy việc giúp học sinh ghi nhớ còn gặp nhiều khó khăn. Kĩ năng tiếp nhận ghi nhớ, nhận lại những thông tin của các em chưa bền vững, Chỉ ghi nhớ một cách máy móc trong thời gian ngắn, không được rèn luyện thường xuyên. Các bậc cha mẹ học sinh còn chưa quan tâm đến việc học hành của con em mình, nên rất khó khăn cho công tác dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học. b.Thành công, hạn chế. * Thành công. Học sinh nắm chắc được một số mảng kiến thức trong môn Toán theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học trong chương trình. Đa số học sinh có tiến bộ rõ rệt về mặt kiến thức nói chung và môn Toán nói riêng. Tỉ lệ học sinh ghi nhớ tốt càng được phát huy, hiệu quả giáo dục cho học sinh trong lớp, nhà trường từng bước được nâng dần lên. * Hạn chế. Mức độ ghi nhớ ở một số mảng kiến thức của học sinh không đồng đều, dẫn đến giáo viên cần phải tốn nhiều thời gian để lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. c. Mặt mạnh, mặt yếu. *Mặt mạnh. Đề tài dễ thực hiện, không đòi hỏi cao về cơ sở vật chất. Các giải pháp mà đề tài đưa ra phù hợp với đối tượng học sinh, tạo điều kiện cho các em phát huy được tính chủ động tích cực trong học tập. *Mặt yếu. 4
- Để giúp học sinh ghi nhớ có hiệu quả rất cần có sự phối hợp của cha mẹ học sinh. Trong thực tế, số học sinh có khả năng ghi nhớ tốt còn hạn chế, hầu hết do cha mẹ học sinh chưa quan tâm, vì vậy rất khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm trong công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường. d. Các nguyên nhân, yếu tố tác động. Được sự quan tâm, giúp đỡ của ban lãnh đạo nhà trường, sự phối hợp của các giáo viên trong các khối cũng như sự quan tâm của Ban Đại diện cha mẹ học sinh trong lớp đã giúp tôi thực hiện có hiệu quả đề tài này. Do khả năng ghi nhớ của các em còn hạn chế, chỉ ghi nhớ một cách máy móc không bền vững, ý thức học tập của các em còn chưa cao; cha mẹ của các em chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình. Chính vì thế kiến thức của các em không được ôn luyện thường xuyên nên ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng ghi nhớ của các em. e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. Được sự phân công của Ban lãnh đạo nhà trường năm học 20132014, tôi được giao nhiệm vụ làm công tác chủ nhiệm lớp 5A. Ngay từ đầu năm học, tôi đã làm quen và nắm bắt được đối tượng học sinh trong lớp. Đa số các em là con em đồng bào dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh khó khăn. Nhưng được sự quan tâm của nhà trường, của các cấp, các ngành mà các em có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập. Khả năng mức độ ghi nhớ một số mảng kiến thức rất hạn chế, các em còn hay quên kiến thức đã học, là do những nguyên nhân sau: Ý thức học tập chưa cao, chưa tập trung vào bài giảng, tư duy kém phát triển, trí nhớ không bền vững, hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn. Nếu kiến thức không được ghi nhớ thường xuyên thì các em rất khó khăn trong việc học Toán. Việc ghi nhớ kém một số mảng kiến thức trong môn Toán là do các em đi học chưa chuyên cần, chưa chịu khó học bài cũ, thường hay nghỉ học 5
- để phụ giúp gia đình vì thế mà các em khó nhớ được kiến thức cơ bản dẫn đến ghi nhớ không bền vững. Để giúp học sinh có khả năng ghi nhớ tốt ở một số mảng kiến thức, cần có sự nỗ lực, tìm tòi rất nhiều ở giáo viên. Bên cạnh đó giáo viên cần giúp đỡ các em có ý thức tự phấn đấu vươn lên trong học tập hàng ngày. Nếu các em thấy được vai trò trong học tập là cần thiết như thế nào thì chất lượng dạy học mới đạt kết quả tốt. II.3. Giải pháp, biện pháp. a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp. Lựa chọn những biện pháp tối ưu nhất để giúp các em cách ghi nhớ một số mảng kiến thức thường xuyên trong môn Toán. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Toán nói riêng và các hoạt động khác trong chương trình nói chung. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. b.1. Khảo sát phân loại đối tượng học sinh. Thông thường bất kì mảng kiến thức nào trong môn Toán cũng có ít nhiều học sinh chưa có khả năng ghi nhớ tốt. Nhưng đặc biệt, học sinh khối 5 trong trường mức độ ghi nhớ chưa tốt còn nhiều ở mảng kiến thức số học và hình học. Kết quả khảo sát về hai mảng kiến thức này cụ thể như sau: Mảng kiến thức TS Mức độ nhớ tốt Mức độ nhớ chưa tốt TS % TS % Số học 25 17 68% 8 32% Hình học 25 15 60% 10 40% Từ kết quả khảo sát ở trên, tôi tiến hành tìm hiểu nguyên nhân các em chưa có khả năng ghi nhớ tốt ở một số mảng kiến thức. Đối với mảng kiến thức số học, hình học nếu các em chưa có khả năng ghi nhớ tốt sẽ dẫn đến kĩ năng thực hiện 6
- các phép tính, giải toán là rất khó. Do các em thường ghi nhớ một cách máy móc, rập khuôn khả năng ghi nhớ theo chiều hướng suy luận, tư duy, lô gic thì rất hạn chế dẫn đến kết quả ghi nhớ chưa cao. b.2. Xây dựng kế hoạch giúp học sinh ghi nhớ Sau khi phân loại đối tượng học sinh chưa có khả năng ghi nhớ tốt về từng mảng kiến thức trong lớp, tìm hiểu nguyên nhân các em ghi nhớ một số mảng kiến thức chưa tốt. Giáo viên cần tiến hành xây dựng kế hoạch giúp học sinh ghi nhớ qua những tiết học chính khóa, tiết luyện toán và những buổi phụ đạo nhằm tìm ra biện pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh. Ngoài những buổi học chính khóa, những tiết luyện. Giáo viên còn giúp học sinh ghi nhớ vào những tiết sinh hoạt tập thể, hoặc những tiết sinh hoạt 15 phút đầu giờ. Trong dạy học giáo viên cần linh hoạt lựa chọn các phương pháp, hình thức dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Cần phải xác định được mục tiêu cần đạt theo Chuẩn kiến thức kĩ năng của bài dạy trong môn Toán. Từ đó xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể cho từng bài, từng nội dung. b.2. 1.Giúp học sinh ghi nhớ trong các buổi học chính khóa. Mảng số học. Trong giảng dạy giáo viên cần chú ý thái độ học tập, sự chú ý của những em khả năng ghi nhớ kém, chưa tốt. Để giúp cho các em ghi nhớ một cách tốt nhất, cần chú ý tới mức độ yêu cầu kiến thức vừa sức đối với các em. Cần khắc phục tính ngại khó, tính không kiên trì, thiếu tin tưởng vào khả năng học tập của mình. Hướng dẫn kịp thời để giúp cho các em hoàn thành nhiệm vụ trong học tập. 7
- Phần số học, đa số các em còn chưa nắm vững các kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân chia số thập phân vì lí do các em vẫn còn hay quên kĩ năng thực hiện các phép tính với số tự nhiên. Kĩ năng viết, thêm vào, hoặc bớt còn chậm vì vậy giáo viên là người hướng dẫn bài tập cần cụ thể, tỉ mỉ hơn đối với những em có trí nhớ kém không bền vững. Khi giao nhiệm vụ cho các em cần kiểm tra cụ thể, hướng dẫn giúp đỡ sửa sai kịp thời những thiếu sót mà các em mắc phải. Khuyến khích động viên kịp thời khi các em có sự cố gắng tiến bộ hoàn thành bài làm. Ví dụ: Khi dạy bài “ Luyện tập” ( trang 54) Kĩ năng thực hiện phép trừ hai phân số một số em thường đặt tính chưa chính xác. Các em đặt tính giống như đặt phép trừ hai số tự nhiên vì khả năng ghi nhớ của các em chưa phân biệt được phép trừ hai số tự nhiên và phép trừ hai số thập phân khác nhau vì vậy dẫn đến kết quả còn sai. Trước khi hướng dẫn Sau khi hướng dẫn 60 60 12,45 12,46 88,15 47,54 Giáo viên cần hướng dẫn các em phân tích lại cấu tạo của hai số hai số thập phân trong phép trừ. Hướng dẫn các em nêu lại cách đặt tính, hãy nhận xét ở số bị trừ là số tự nhiên hay số thập phân ? Nếu là số tự nhiên thì trước khi trừ ta có cần phải thêm dấu phẩy và các chữ số 0 vào bên phải của số bị trừ hay không ? yêu cầu các em thực hiện lại phép tính từng bước. Khi học sinh đã tìm ra kết quả phép tính đúng, giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh với kết quả chưa đúng ở lần thực hiện trước để tìm ra lỗi sai. Qua việc so sánh, đối chiếu sẽ giúp các em khắc sâu được kiến thức của bài. Ví dụ : Khi dạy bài “ Nhân một số thập phân với một số thập phân” ( trang 58) 8
- Một số em khi thực hiện nhân một số thập phân với một số thập phân qua từng bước tính tích riêng, tích chung của phép nhân rất chính xác. Nhưng khi tách dấu phẩy ở tích thì các em viết dấu phẩy thẳng cột giống như viết dấu phẩy ở phép cộng và phép trừ hai số thập phân ( sự ghi nhớ còn lộn xộn ). Dẫn đến kết quả chưa chính xác, cụ thể là: Trước khi hướng dẫn Sau khi hướng dẫn 16,25 16,25 x x 6,7 6,7 11375 11375 9750 9750 1088,75 108,875 Trong những trường hợp này, giáo viên cần phải hướng dẫn cụ thể riêng làm sao cho các em nhớ được cách thực hiện phép nhân hai số thập phân. Không thể giống như phép cộng, phép trừ hai số thập phân. Yêu cầu các em thực hiện lại phép tính. Khi nhân tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ hai đã tách dấu phẩy chưa ? Cần phải tách dấu phẩy ở tích nào? Trước khi tách dấu phẩy ta phải làm gì ? ( Hãy đếm xem phần thập phân của hai thừa số có tất cả bao nhiêu chữ số ? Ta phải tách dấu phẩy ở tích chung bao nhiêu chữ số kể từ phải sang trái ). Sau đó cho các em so sánh giữa hai phép cộng hoặc trừ với phép nhân hai số thập phân giống nhau và khác nhau ở điểm nào ? Hoặc một số em khi thực hiện phép nhân hai số thập phân, các em không nhớ để thêm vào sau mỗi lượt nhân, mà chỉ thêm vào sau mỗi lượt cộng. Đối với trường hợp này một số em biết cách tách dấu phẩy ở tích chung, nhưng chưa hiểu được cách ghi nhớ như thế nào để thêm vào cho đúng. Cứ mỗi một lần nhân, các em chỉ biết viết số cần ghi, còn số để nhớ khi nhân với số tiếp theo các em lại quên không thêm vào. Chính vì vậy dẫn đến kết quả cụ thể là: Trước khi hướng dẫn Sau khi hướng dẫn 9
- 16,25 16, 25 x x 6,7 6,7 7245 11375 6620 9750 73,445 108,875 Để khắc phục tình trạng trên tôi đã hướng dẫn các em từng bước một. Khi lấy từng chữ số của thừa số thứ hai nhân lần lượt với các chữ số của thừa số thứ nhất ( kể từ phải sang trái). Nếu kết quả nhân bằng 10 hoặc lớn hơn 10 ta có cần phải nhớ không ? Ta cần phải viết số nào, và phải nhớ số nào ? Vậy khi nhân số tiếp theo nếu nhớ thì có thêm vào không, và phải thêm vào mấy ? ( nhớ bao nhiêu thì thêm vào bấy nhiêu ). Hay khi nhân nếu kết quả nhỏ hơn 10 ta có cần phải nhớ không ? Sau khi hướng dẫn xong cho các em so sánh giữa hai phép tính ( Một phép tính còn nhầm lẫn và một phép tính đã sửa sai chính xác). Thường xuyên rèn luyện cho học sinh cách ghi nhớ có chủ định, kiểm tra, đánh giá chất lượng để nắm mức độ ghi nhớ của học sinh. Hướng dẫn các em ghi nhớ có chủ định bằng cách ghi ra từng ý, từng nội dung nhỏ để các em nắm được ý chính của nội dung cần ghi nhớ. Giáo viên phải luôn khắc sâu những kiến thức đã học nhiều lần theo nhiều hình thức khác nhau, lồng ghép qua nhiều tiết học. Không những chỉ cần ghi nhớ có chủ định mà có những điều học sinh cần phải học thuộc lòng, thì cũng phải hướng dẫn các em biết cách ghi nhớ máy móc với biện pháp hợp lý. Mảng hình học. Trong môn Toán lớp 5 mảng hình học một số em còn chưa nhớ được đặc điểm, hình dạng của hình học. Công thức, quy tắc tính của hình học,vì thế dẫn đến các em khi thực hiện giải bài toán có liên quan đến hình học còn rất lúng túng. Vậy cần phải giúp học sinh có khả năng ghi nhớ khi quan sát các đồ dùng dạy học, các sự vật hiện tượng như thế nào có hiệu quả. 10
- Trong công tác dạy học, giảng dạy giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trực quan như: tranh ảnh, vật thật, hình vẽ phải được phóng to, rõ ràng, chính xác để tăng sự tập trung chú ý của các em . Vậy làm thế nào để giúp cho các em nhớ và hiểu được nội dung bài học, thì người giáo viên cần phải sử dụng đồ dùng dạy học sao cho phù hợp với từng môn, bài và cần trưng bày, sắp xếp đồ dùng sao cho tính thẩm mĩ, khoa học để giúp các em quan sát một cách thuận tiện nhất. Ví dụ : Khi dạy bài “ Diện tích hình tam giác” ( Trang 87 ) Đối với những em khi thực hiện tính diện tích hình tam giác, còn nhầm lẫn với cách tính diện tích hình chữ nhật. Các em chỉ lấy độ dài cạnh đáy nhân với chiều cao. Vì thế dẫn đến kết quả chưa chính xác. Sự nhầm lẫn là do nguyên nhân các em chưa biết cách so sánh giữa hai hình khác nhau ở điểm nào, qui tắc, công thức tính ra sao. Để khắc phục sự nhầm lẫn khi thực hiện giải bài toán về tính diện tích. Giáo viên cần hướng dẫn cách quan sát đồ dùng trực quan cụ thể so sánh giữa hai hình, nhận diện hình ( hình tam giác, hình chữ nhật) 6cm 6cm 1 4cm 1 4cm 2 Thực hiện cắt ghép hình : Nếu hình chữ nhật được cắt theo một đường chéo nối với hai góc vuông ta sẽ được mấy hình tam giác ? Hay mỗi hình tam giác bằng một phần mấy so với hình chữ nhật; nếu hai hình tam giác vuông mới cắt khi ghép lại với nhau thì có được một hình chữ nhật không ? Vậy ta có thể tính diện tích của hình tam giác và hình chữ nhật giống nhau được không ? Vì sao ? 11
- Hãy nêu công thức tính diện tích hình tam giác và quy tắc tính diện tích hình chữ nhật. Nếu hình tam giác cho độ dài cạnh đáy bằng 4cm, chiều cao 6cm. Thì diện tích của hình tam giác bằng bao nhiêu ? Hay chiều dài hình chữ nhật bằng 6cm, chiều rộng 4cm thì diện tích hình chữ nhật bằng bao nhiêu ? Hãy so sánh kết quả diện tích của hình tam giác và hình chữ nhật có bằng nhau không ? Từ cách thực hiện ở trên sẽ giúp cho các em nhận biết cách tính diện tích hình tam giác và cách tính diện tích hình chữ nhật khác nhau. b.2.2.Giúp học sinh ghi nhớ công thức, quy tắc hình học Không phải lúc nào học sinh sau khi học xong bài dạy là các em sẽ nhớ được hết các công thức, quy tắc tính chu vi, diện tích về hình học. Kiến thức phải được ôn luyện thường xuyên không những chỉ trong tiết học chính khóa mà phải được ôn luyện hàng ngày lồng ghép qua những tiết học khác. Tổ chức cho học sinh thi nêu công thức, quy tắc hình học vào tiết sinh hoạt 15 phút đầu giờ hoặc những buổi sinh hoạt tập thể. Có hình thức động viên, khen thưởng kịp thời để động viên , khích lệ các em. Việc trang trí lớp học cũng sẽ giúp cho các em ghi nhơ tốt hơn như cách trang trí lớp học thân thiện theo chủ đề hoa điểm 10, mang trên mình mỗi bông hoa, mỗi con vật,... được trang trí trong lớp là các công thức, quy tắc toán học. Cách làm này nhằm giúp các em thường xuyên được quan sát và ghi nhớ một cách tích cực, hứng thú hơn. b.2.3. Giúp học sinh ghi nhớ thông qua trò chơi học tập Trò chơi học tập đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc ghi nhớ cho các em. Tạo ra sự thoải mái không gây áp lực cho người học đồng thời giúp cho các em tự tin, mạnh dạn ; ý thức tự giác, tinh thần tham gia đồng đội trong học tập. Ví dụ : Để củng cố kĩ năng thực hiện các phép chia số thập phân cho 10 ; 100 ; 1000. Giáo viên có thể tổ chức trò chơi “Nối nhanh phép tính với kết quả đúng”. 12
- Giáo viên dùng những tấm bìa cứng hình thành những phép tính theo cột dọc còn cột bên là các kết quả tương ứng rồi gắn lên bảng lớp. Hình thức chơi: Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm gồm 3 em. Hình thức chơi thi đua giữa các nhóm với nhau. Cách chơi : Lần lượt từng em lên nối kết quả đúng với phép tính sao cho nhanh và chính xác. Khi em đứng đầu hàng về chỗ thì em đứng thứ 2 mới tiếp tục lên nối và cứ thế đến hết số người chơi. Nhóm nào vừa chơi nhanh vừa nối kết quả chính xác thì nhóm đó giành phần thắng trong trò chơi. Kết thúc trò chơi giáo viên nhận xét tuyên dương nhóm có thành tích cao và động viên những nhóm còn chậm hoặc làm còn chưa chính xác để lần sau cố gắng hơn. Để kích thích học sinh tham gia trò chơi, giáo viên nên chuẩn bị một số món quà nhỏ, phù hợp tâm lí lứa tuổi để động viên, khích lệ các em. 35, 6 : 10 0, 5768 57,68 : 100 0,0562 x0,01 56,2 :1000 3,56 Từ trò chơi các em hiểu, nhớ được kĩ năng cách chia nhẩm số thập phân cho 10,100,1000 ta chỉ việc chuyển dấy phẩy sang bên trái bao nhiêu chữ số ? Biết cách vận dụng vào làm các bài tập ứng dụng. b.2.4. Phối kết hợp với cha mẹ học sinh để giúp đỡ các em ghi nhớ kiến thức. Một số đối tượng học sinh trong lớp có khả năng ghi nhớ chưa tốt là do có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Hầu hết các em thuộc diện hộ nghèo, cha mẹ lo làm kinh tế nên không quan tâm đến việc học của con em mình. Nhiều em không đi học 13
- không chuyên cần,các em phải phụ giúp công việc nhà cho gia đình vì thế kiến thức không được ôn luyện thường xuyên. Để giảm bớt phần nào về đối tượng học sinh chưa có khả năng ghi nhớ tốt. Giáo viên cần phải phối kết hợp với nhà trường, thôn buôn, chính quyền địa phương,… để giúp đỡ các em về vật chất cũng như tinh thần. Chính nhờ sự giúp đỡ đó đã góp phần không nhỏ động viên các em vươn lên trong học tập. Giáo viên cần kết hợp với cha mẹ học sinh để hướng dẫn nhắc nhở cho các em học đúng theo thời khóa biểu, động viên các em đi học đều, giáo dục các em có tinh thần ý thức tự giác trong học tập. c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp Giáo viên phải nắm vững các văn bản hướng dẫn thực hiện chuyên môn; Chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học ; cách hướng dẫn đánh giá theo vùng miền, các văn bản hướng dẫn thực hiện chuyên môn ; đối tượng học sinh trong lớp để xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với từng em. Phải kết hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và xã hội để thực hiện các giải pháp, biện pháp có hiệu quả. d.Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp. Các giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau có sự thống nhất và thay thế lẫn nhau. e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. Đề tài thực hiện đã góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Toán nói riêng và chất lượng giáo dục học sinh trong lớp nói chung. Tỉ lệ học sinh có khả năng ghi nhớ tốt được tăng lên so với đầu năm, tỉ lệ học sinh có mức độ ghi nhớ chưa tốt được giảm dần. Đa số các em đã tích cực, tự giác chủ động hơn trong học tập. Kết quả cuối năm đạt được như sau: 14
- Đầu năm Cuối năm Mức độ Mức độ nhớ Mức độ nhớ Mức độ nhớ Mảng kiến nhớ tốt chưa tốt tốt chưa tốt Thức TS % TS % TS % TS % TS Số học 25 17 68% 8 32% 23 92% 2 8% Hình học 25 15 60% 10 40% 22 85% 3 15% Những kết quả trên đây là tín hiệu đáng mừng, là nguồn động viên lớn về tinh thần cho bản thân và đồng thời góp phần nâng cao chất lượng của lớp và nhà trường tiểu học Y Ngông Một trường đặc biệt khó khăn của huyện nhà. II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. Góp phần nâng cao chất lượng dạy học, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Giúp các em thêm yêu trường, yêu lớp, yêu bạn bè và yêu thầy cô và mỗi ngày đến trường thực sự là một niềm vui. Góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong nhà trường III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ III. 1. Kết luận. Biện pháp giúp học sinh ghi nhớ một số mảng kiến thức đóng vai trò rất quan trọng trong công tác giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường. Khi giúp học sinh ghi nhớ một số mảng kiến thức, giáo viên cần chú ý tìm hiểu kỹ về nội dung cần giúp cho các em ghi nhớ sao cho phù hợp với những kiến thức mà học sinh chưa nắm vững. Công tác giúp học sinh ghi nhớ cần được tiến 15
- hành thường xuyên. Giáo viên cần linh hoạt khi lựa chọn nội dung, vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức giúp cho các em ghi nhớ một cách nhanh chóng, hợp lí thì mới đạt kết quả tốt. III. 2. Kiến nghị. Với tổ chuyên môn: Chú trọng công tác giúp học sinh ghi nhớ trong các buổi sinh hoạt chuyên môn.( bàn bạc, thống nhất đưa ra phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh để giúp học sinh ghi nhớ ) Với các cấp các ngành: Quan tâm hơn nữa trong việc giúp đỡ những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Học sinh thiểu năng trí tuệ. Trên đây là một vài ý kiến có thể coi là kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong công tác giúp học sinh ghi nhớ một số mảng kiến thức trong môn Toán. Rất mong được sự góp ý của các đồng chí, đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Krông Ana, tháng 3 năm 2015 Người viết Nguyễn Thị Hoa 16
- NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN ( Kí tên, đóng dấu) NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 17
- ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN ( Kí tên, đóng dấu) 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Kinh nghiệm giúp học sinh học 1 tiết thực hành được nhiều nội dung mà vẫn đạt chất lượng cao của bộ môn Tin học lớp 12 tại trường THPT
15 p | 319 | 126
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh khắc phục những sai lầm thường gặp khi giải toán lớp 5- phần Số học
23 p | 634 | 100
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm
26 p | 465 | 73
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm ở trường Tiểu học
22 p | 750 | 73
-
SKKN: Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5B trường TH Bàu Đồn học tốt môn Toán phần số thập phân
20 p | 234 | 50
-
SKKN: Kinh nghiệm giúp học sinh yêu thích học môn Lịch Sử lớp 5
13 p | 795 | 43
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4 học tốt từ láy, từ ghép
20 p | 353 | 33
-
SKKN: Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4 làm tốt bài văn miêu tả trong môn tiếng Việt
20 p | 394 | 30
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phần học âm
7 p | 218 | 24
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn tiếng Việt lớp 5 theo mô hình VNEN
28 p | 312 | 24
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4 học tốt phần mềm đồ họa Paint
23 p | 195 | 14
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh yếu kém học tốt môn Toán
7 p | 161 | 13
-
SKKN: Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “tổng - tỉ, hiệu – tỉ
28 p | 167 | 12
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt kiểu bài tập làm văn tả người
12 p | 118 | 8
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn vẽ trang trí trong trải nghiệm sáng tạo môn mĩ thuật lớp 6 tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông Ana –Tỉnh Đăk Lăk
18 p | 92 | 5
-
SKKN: Kinh nghiệm giúp học sinh hứng thú khi học tiết trang trí ứng dụng trong môn Mỹ thuật cấp THCS
20 p | 83 | 4
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát hiện và tìm lời giải cho bài toán phương trình, bất phương trình vô tỉ trong đề thi THPTQG môn Toán với sự hỗ trợ của máy tính FX-570VN PLUS
22 p | 43 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn