Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng tỉ, Hiệu tỉ”<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
Trang<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU 3<br />
<br />
1. Lí do chọn đề tài 3<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 4<br />
<br />
2.1. Mục tiêu: 4<br />
<br />
2.2. Nhiệm vụ cụ thể: 4<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 4<br />
<br />
4. Phạm vi nghiên cứu: 4<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu 5<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG 6<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài 6<br />
<br />
2. Thực trạng 7<br />
<br />
2.1. Thuận lợi, khó khăn 7<br />
<br />
2.2 Thành công và hạn chế: 8<br />
<br />
2.3 Mặt mạnh, mặt yếu 9<br />
<br />
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 9<br />
<br />
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. 10<br />
<br />
3. Giải pháp, biện pháp 11<br />
<br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 11<br />
<br />
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 11<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 1<br />
Toản<br />
Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng tỉ, Hiệu tỉ”<br />
<br />
<br />
3.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp 19<br />
<br />
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 20<br />
<br />
3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 21<br />
<br />
4. Kết quả 21<br />
<br />
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 22<br />
<br />
1. Kết luận 22<br />
<br />
2. Kiến nghị 22<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 2<br />
Toản<br />
Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng tỉ, Hiệu tỉ”<br />
<br />
Môn toán không chỉ giúp học sinh lĩnh hội các kiến thức, rèn các kĩ năng <br />
tính toán mà còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, tưởng tượng, óc sáng <br />
tạo, thói quen làm việc khoa học, phát triển ngôn ngữ, tư duy lôgíc, góp phần <br />
hình thành các phẩm chất, nhân cách của người lao động. Các kiến thức và kĩ <br />
năng trong môn Toán rất cần thiết trong đời sống hàng ngày, là công cụ giúp học <br />
sinh học tốt các môn học khác và để tiếp tục học lên các lớp trên.<br />
<br />
Môn Toán lớp 4 hình thành cho học sinh các kiến thức cơ bản, sơ giản <br />
nhưng có nhiều ứng dụng trong đời sống về số học các số tự nhiên, các đơn vị <br />
đo lường, nhận dạng và tính chu vi, diện tích một số hình, … Đặc biệt là biết <br />
cách giải và trình bày lời giải những bài toán có lời văn. Nắm chắc và thực hiện <br />
đúng quy trình bài toán.<br />
<br />
Tuy nhiên việc dạy giải toán ở Tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng <br />
gặp rất nhiều khó khăn. Các em thường không xác lập được mối quan hệ giữa <br />
các dữ liệu của bài toán, không tìm ra được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái <br />
phải tìm trong điều kiện của bài toán. Mặt khác, các em chưa biết vận dụng <br />
những kiến thức đã học vào trong việc giải toán. Chính vì vậy mà khi làm toán <br />
giải các em hay bị sai, nhầm lẫn do không tìm ra được phép tính và lời giải đúng <br />
cho câu hỏi của bài toán. Một điều không kém phần nan giải, khiến giáo viên <br />
phải trăn trở, suy nghĩ nhiều đó là học sinh thường nhầm lẫn cách giải bài toán ở <br />
các dạng toán điển hình như: Tìm số trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và <br />
hiệu của hai số đó, tìm hai số khi biết tổng(hiệu) và tỉ số của hai số đó,… Đặc <br />
biệt là hai dạng toán có tựa đề gần giống nhau, đó là “Tìm hai số khi biết tổng <br />
và tỉ số của hai số đó” và “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”. Vậy <br />
làm thế nào để học sinh không bị nhầm lẫn giữa các dạng toán, phân biệt được <br />
dạng toán này với dạng toán kia và biết cách xác lập mối quan hệ giữa các dữ <br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 3<br />
Toản<br />
Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng tỉ, Hiệu tỉ”<br />
<br />
liệu của bài toán, tìm ra cách giải, phép tính và lời giải đúng cho bài toán, đó là <br />
điều mà tôi thường trăn trở, suy nghĩ. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “ Kinh <br />
nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “tổng tỉ, <br />
hiệu – tỉ”.<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
2.1. Mục tiêu:<br />
<br />
Trang bị cho mỗi học sinh vốn kiến thức toán học vững vàng, giúp học <br />
sinh yếu môn toán nhận dạng, phân biệt giải đúng các dạng toán “Tổng – tỉ, <br />
Hiệu – tỉ”.<br />
<br />
Giúp học sinh biết tìm hiểu, phân tích, phân biệt tìm được cách giải và <br />
thực hiện giải, trình bày đúng các bài toán giải, biết kiểm tra, thử lại sau khi giải <br />
bài toán.<br />
<br />
Giáo dục học sinh ý thức, thái độ học tập đúng đắn.<br />
<br />
2.2. Nhiệm vụ cụ thể:<br />
<br />
Khảo sát, phân loại học sinh yếu, kém theo những nguyên nhân chủ yếu.<br />
<br />
Tìm phương pháp giảng dạy thích hợp, có trọng tâm, nhằm thẳng vào <br />
các yêu cầu quan trọng nhất, với mức độ yêu cầu vừa sức các em để nâng dần.<br />
<br />
Phối hợp với gia đình tạo điều kiện cho các em học tập, đôn đốc thực <br />
hiện kế hoạch học tập ở trường và ở nhà.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Biện pháp phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng tỉ” và “Hiệu tỉ”<br />
<br />
4. Phạm vi nghiên cứu:<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 4<br />
Toản<br />
Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng tỉ, Hiệu tỉ”<br />
<br />
Một số biện pháp phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng – tỉ” và “Hiệu – tỉ”<br />
<br />
cho học sinh yếu lớp 4A, trường Tiểu học Trần Quốc Toản, năm học 2014 – <br />
2015.<br />
<br />
<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
<br />
Phương pháp điều tra.<br />
<br />
Phương pháp giảng giải.<br />
<br />
Phương pháp gợi mở.<br />
<br />
Phương pháp luyện tập, thực hành<br />
<br />
Phương pháp hoạt động nhóm<br />
<br />
Phương pháp kiểm tra, đánh giá.<br />
<br />
Phương pháp xử lí số liệu.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 5<br />
Toản<br />
Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng tỉ, Hiệu tỉ”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài<br />
<br />
Việc dạy học giải toán ở tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng <br />
những kiến thức về toán, được rèn luyện kỹ năng thực hành với những yêu cầu <br />
được thể hiện một cách đa dạng. Việc học giải toán còn góp phần quan trọng <br />
trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp <br />
giải quyết vấn đề; nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, <br />
linh hoạt, sáng tạo; nó góp phần vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và <br />
quan trọng của người lao động như cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó, làm <br />
việc có kế hoạch, có nề nếp và tác phong khoa học. Học giải toán mang nhiều <br />
tính trừu tượng, khái quát và liên tưởng trong đó có tính thực tiễn. Học sinh <br />
không thể cảm thụ bằng giác quan của các sự vật hiện tượng (như nặng, nhẹ, <br />
cứng, mềm, màu sắc,…) mà phải đưa chúng vào các hình dạng không gian và <br />
quan hệ số lượng. Để có thể nắm chắc kiến thức, kĩ năng giải toán học sinh <br />
phải chủ động, tích cực và tự giác học tập. Muốn vậy giáo viên phải định hướng <br />
giúp học sinh phát hiện vấn đề và tích cực giải quyết vấn đề.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 6<br />
Toản<br />
Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng tỉ, Hiệu tỉ”<br />
<br />
( Trích giáo trình phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học – Tác giả: <br />
Đỗ Trung Hiệu, Đỗ Đình Hoan, Vũ Dương Thụy, Vũ quốc Trung – Nhà xuất bản <br />
Đại học Sư phạm).<br />
<br />
Nhưng trong thực tế, mỗi bài toán lại có phép tính, lời giải và cách làm <br />
khác nhau. Muốn giải được bài toán dạng “Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 <br />
số đó” hoặc “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”, học sinh cần phải <br />
xác định được bài toán đó thuộc dạng toán nào đã học? Dạng toán đó được giải <br />
như thế nào? Học sinh phải hiểu và xác lập được mối quan hệ giữa các dữ liệu <br />
của đề bài. Có như vậy học sinh mới giải đúng bài toán. Để giúp học sinh giải <br />
toán, giáo viên cần phải nghiên cứu bài, có hệ thống câu hỏi gợi ý dễ hiểu và có <br />
sự lô gic chặt chẽ nhằm giúp học sinh hiểu kĩ nội dung bài toán. Đây là một đặc <br />
trưng quan trọng của dạy giải toán mà khi giáo viên dạy cần chú ý.<br />
<br />
Dựa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu về các phương pháp dạy học toán ở <br />
tiểu học. Công văn số 5842/BGD ĐTVP ngày 01/9/2011 của Bộ giáo dục về <br />
hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học và chuẩn kiến thức kỹ năng mà học <br />
sinh cần đạt được sau giờ học toán, những kiến thức có trong bài học, tham <br />
khảo sách hướng dẫn và một số tài liệu bồi dưỡng trong chương trình toán ở <br />
tiểu học. Thông tư 30/2014 của BGD. Quyết định 16/2006 của BGDĐT. Bên <br />
cạnh đó còn có sự đúc kết kinh nghiệm của bản thân qua thực tế phụ đạo học <br />
sinh yếu môn toán thời gian qua.<br />
<br />
2. Thực trạng<br />
<br />
2.1. Thuận lợi, khó khăn<br />
<br />
Thuận lợi: <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 7<br />
Toản<br />
Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng tỉ, Hiệu tỉ”<br />
<br />
Nhà trường thường mở các chuyên đề để giáo viên dự giờ, trao đổi kinh <br />
nghiệm lẫn nhau trong đó có môn Toán. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, <br />
trường đều tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi tháo gỡ những vướng mắc trong <br />
chuyên môn. Trong các buổi sinh hoạt khối, giáo viên cũng có điều kiện trình bày <br />
những khó khăn, vướng mắc trong công tác giảng dạy để mọi người cùng nhau <br />
tháo gỡ.<br />
<br />
Giáo viên ham học hỏi, nhiệt tình đóng góp ý kiến giúp đỡ lẫn nhau, sẵn <br />
sàng chia sẻ những hiểu biết về chuyên môn để cùng nhau tiến bộ. <br />
<br />
Ban giám hiệu năng động nhiệt tình, luôn tư vấn cho giáo viên những <br />
phương pháp dạy học tích cực.<br />
<br />
Học sinh có đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập phục vụ cho môn học.<br />
<br />
Đa số học sinh ham học hỏi, hay tìm tòi khám phá cái mới. <br />
<br />
Phần lớn phụ huynh quan tâm đến việc học của con em mình. <br />
<br />
Khó khăn: <br />
<br />
Giáo viên chưa quan tâm sâu sát đến từng đối tượng học sinh, nhất là học <br />
sinh yếu, chưa kiểm tra nghiêm ngặt và liên tục các yêu cầu mình đề ra, chưa <br />
nhiệt tình trong công tác phụ đạo học sinh yếu, sử dụng phương pháp dạy học <br />
chưa phù hợp. Các hoạt động dạy học còn mang tính rập khuôn chưa có tính chủ <br />
động sáng tạo. <br />
<br />
Một số học sinh thực sự không thích học môn Toán do mất căn bản ở <br />
lớp dưới. Khả năng đọc, hiểu, tiếp thu bài chậm, không chịu học thuộc các công <br />
thức, quy tắc giải toán. Hầu hết các em học sinh tiểu học còn hiếu động, chưa <br />
có lòng kiên trì và quyết tâm cao, thấy khó là bỏ qua. Khi làm bài các em không <br />
đọc kĩ đề bài, ham chơi khiến các em xao lãng việc học hành dẫn đến học yếu <br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 8<br />
Toản<br />
Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng tỉ, Hiệu tỉ”<br />
<br />
môn Toán. Một số em chưa có phương pháp học tập đúng đắn, học vẹt, bắt <br />
chước bài mẫu, sắp xếp thời gian chưa khoa học nên càng ngày càng mất căn <br />
bản, không hiểu đề toán dẫn đến không biết suy luận tìm dữ liệu.<br />
<br />
Đa số phụ huynh làm nghề nông, cuộc sống còn khó khăn, bận bịu với <br />
công việc ít có thời gian quan tâm đến việc học của con cái. Hơn nữa, trình độ <br />
văn hóa còn hạn chế nên gặp không ít khó khăn trong việc theo dõi việc học của <br />
con cái.<br />
<br />
2.2 Thành công và hạn chế:<br />
<br />
Thành công<br />
<br />
Đa số các em đã có khả năng nhận dạng, phân biệt được các dạng toán <br />
giải, đặt phép tính và lời giải đúng. Điểm các lần kiểm tra định kì so với bài <br />
kiểm tra khảo sát đầu năm đã được nâng lên. Một số em vẫn đạt giải qua các kì <br />
thi toán qua mạng cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh.<br />
<br />
<br />
<br />
Hạn chế: <br />
<br />
Tuy nhiên vẫn còn một số em do khả năng đọc còn yếu, tính toán còn <br />
chậm, các em tiếp thu còn chậm nên gặp rất nhiều khó khăn khi giải bài toán.<br />
<br />
2.3 Mặt mạnh, mặt yếu<br />
<br />
Mặt mạnh:<br />
<br />
Tạo sự say mê, hứng thú cho học sinh khi học toán, các em càng ngày <br />
càng yêu thích học môn toán hơn. Nâng cao trình độ nhận thức của các em, giúp <br />
các em có kiến thức cơ bản để học tốt môn toán ở các lớp tiếp theo. Góp phần <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 9<br />
Toản<br />
Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng tỉ, Hiệu tỉ”<br />
<br />
nâng cao chất lượng của giờ học toán nói riêng và chất lượng giáo dục nói <br />
chung.<br />
<br />
Mặt yếu: <br />
<br />
Kỹ năng phân tích đề bài và nhận dạng toán quá khó cho học sinh học <br />
yếu môn Tiếng Việt. <br />
<br />
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br />
<br />
Về phía học sinh: <br />
<br />
Học sinh chưa chăm học: Qua quá trình giảng dạy, bản thân nhận thấy <br />
rằng các em học sinh yếu là những học sinh cá biệt, vào lớp không chịu chú ý <br />
chuyên tâm vào việc học, về nhà thì không xem bài, không chuẩn bị bài, cứ đến <br />
giờ học thì cắp sách đến trường. Còn một bộ phận nhỏ thì các em không xác <br />
định được mục đích của việc học. Các em chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo viên <br />
giảng bài rồi ghi vào những nội dung đã học sau đó về nhà lấy tập ra “ học vẹt” <br />
mà không hiểu được nội dung đó nói lên điều gì.<br />
<br />
Học sinh không có thời gian cho việc tự học: Trên địa bàn xã Bình Hòa thì <br />
đa số người dân ở đây đều làm nghề nông nên ngoài thời gian học trên lớp, khi ở <br />
nhà các em phải phụ giúp gia đình việc đồng áng, chăn trâu, chăn bò, trông em,<br />
….<br />
<br />
Một số học sinh bị mất căn bản kiến thức từ lớp nhỏ: Đây là một điều <br />
không thể phủ nhận với chương trình học tập hiện nay. Nguyên nhân này có thể <br />
nói đến một phần lỗi của giáo viên là chưa đánh giá đúng trình độ của học sinh.<br />
<br />
Về phía giáo viên: <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 10<br />
Toản<br />
Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng tỉ, Hiệu tỉ”<br />
<br />
Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa chú ý quan sát đến các đối tượng học <br />
sinh, đặc biệt là học sinh yếu, chưa tìm tòi nhiều phương pháp dạy học mới kích <br />
thích tính tích cực, chủ động của học sinh. <br />
<br />
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.<br />
<br />
Qua việc điều tra, phân tích, tìm hiểu, nguyên nhân dẫn đến thực trạng <br />
trên là do:<br />
<br />
Tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng chậm: Với cùng một khoảng thời <br />
gian hình thành kiến thức mới, trong khi các học sinh khác đã hiểu bài, biết vận <br />
dụng kiến thức thì học sinh yếu vẫn chưa biết vận dụng để thực hành kĩ năng. <br />
Trong khi luyện tập thực hành, các học sinh khác đã hoàn thành hết các bài tập <br />
theo chuẩn, có em còn làm hết các bài tập trong sách giáo khoa thì học sinh yếu <br />
mới chỉ giải được một bài hoặc một hai phần trong bài học. Thậm chí có em cần <br />
phải có sự giúp đỡ của giáo viên ở bên cạnh mới thực hiện được.<br />
<br />
Phương pháp học tập chưa tốt: Một số em không thuộc công thức, quy <br />
tắc tính của các dạng toán đã học, chưa đọc kĩ đề toán để phân biệt cái đã cho và <br />
cái phải tìm đã vội bắt tay vào giải; không chịu thử lại sau khi làm tính, luôn tẩy <br />
xoá trong bài làm. Nhiều em không chịu làm ra nháp hoặc làm bài nháp cẩu thả <br />
gây ra sự lộn xộn, nhầm lẫn khi làm bài vào vở.<br />
<br />
Năng lực tư duy yếu: Nghe giáo viên phân tích giảng giải, học sinh yếu <br />
không biết khái quát, không biết tư duy nên không nhớ trình tự tính toán, giải <br />
toán.<br />
<br />
Sự chú ý, óc quan sát, trí tưởng tượng đều phát triển chậm.<br />
<br />
Khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ khó khăn, sử dụng ngôn ngữ, thuật <br />
ngữ toán học lúng túng, nhiều chỗ lẫn lộn.<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 11<br />
Toản<br />
Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng tỉ, Hiệu tỉ”<br />
<br />
Biểu hiện bề ngoài là thái độ thờ ơ đối với học tập, ngại cố gắng, thiếu <br />
tự tin, ngay cả khi làm đúng bài tập, giáo viên hỏi cũng lại ngập ngừng không tin <br />
mình làm đúng bài tập. Thái độ trong lớp thụ động. Vì vậy kết quả học toán <br />
chưa đạt được Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt.<br />
<br />
Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em <br />
mình.<br />
<br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
<br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Xây dựng cho mỗi học sinh có vốn kiến thức toán học vững vàng, giúp <br />
học sinh yếu môn toán nhận dạng, phân biệt giải đúng các dạng toán giải, giúp <br />
các em nắm kiến thức ngày càng vững vàng hơn, hăng say trong giờ học toán <br />
nâng cao chất lượng giảng dạy và làm nền tảng vững chắc cho các lớp trên.<br />
<br />
3. 2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Biện pháp 1: Tìm hiểu nội dung bài<br />
<br />
Việc tìm hiểu nội dung bài toán thường thông qua việc đọc bài toán. Đây <br />
là bước quan trọng đầu tiên không thể thiếu. Bởi vì, học sinh cần phải đọc kĩ, <br />
hiểu rõ đề toán. Đối với học sinh yếu cần phải đọc nhiều lần, ít ra phải thuộc <br />
được đề toán, tìm hiểu xem bài toán cho biết cái gì, hay cho biết điều kiện gì, bài <br />
toán hỏi gì? Khi đọc bài toán phải hiểu thật kĩ một số từ ngữ, thuật ngữ quan <br />
trọng biểu đạt theo ngôn ngữ thông thường. Nếu trong bài toán có thuật ngữ nào <br />
học sinh chưa hiểu rõ hoặc đã học rồi mà quên không nhớ, không hình dung ra <br />
được, giáo viên cần hướng dẫn kĩ, nhắc lại để học sinh hiểu được nội dung và ý <br />
nghĩa của từ đó.<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 12<br />
Toản<br />
Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng tỉ, Hiệu tỉ”<br />
<br />
Ở bài toán dạng “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”, học sinh <br />
cần phải hiểu được tổng là gì? Tổng là kết quả của hai đại lượng cộng lại. <br />
Giáo viên giúp học sinh hình dung ra được tổng thường là các từ ngữ: Tổng của <br />
hai số là …, hai kho có…, hai lớp trồng được …, tuổi bố và tuổi con là…, trong <br />
ao có … con cá rô và cá chép, … Tỉ số thường là một phân số hay số thứ nhất <br />
gấp… lần số thứ hai hoặc giảm số thứ nhất đi… lần thì được số thứ hai,… Ở <br />
dạng này thường có các bài toán như sau:<br />
<br />
3<br />
1) Hai kho chứa 125 tấn thóc, trong đó số thóc ở kho thứ nhất bằng số <br />
2<br />
<br />
3<br />
thóc ở kho thứ hai. Tính số thóc ở mỗi kho. ( Tổng là 125, tỉ số )<br />
2<br />
<br />
2) Tổng của hai số là 72. Tìm hai số đó, biết rằng nếu số lớn giảm 5 lần <br />
<br />
5<br />
thì được số bé. ( Tổng là 72, tỉ số )<br />
1<br />
<br />
2<br />
3) Lớp 4A có 35 học sinh, trong đó số học sinh nam bằng số học sinh <br />
3<br />
<br />
2<br />
nữ. Tìm số học sinh nam, số học sinh nữ?( Tổng là 35, tỉ số )<br />
3<br />
<br />
Ở bài toán dạng “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”, học sinh <br />
phải hiểu được hiệu là gì? Hiệu là kết quả phép tính trừ, đại lượng này hơn đại <br />
lượng kia bao nhiêu? Hoặc đại lượng này ít hơn đại lượng kia bao nhiêu? Học <br />
sinh phải hình dung ra được hiệu thường là các từ ngữ: Bố hơn con, con ít hơn <br />
bố, lớp 4A nhiều hơn lớp 4B, cá rô nhiều hơn cá chép, số thứ nhất kém số thứ <br />
hai,…. Học sinh phải hiểu được hiệu trong bài toán người ta cho là “nhiều hơn <br />
hoặc ít hơn” đó chính là hiệu. Tỉ số giống như bài toán dạng toán Tìm hai số khi <br />
biết tổng và tỉ số của hai số đó. Ở dạng này thường có các bài toán sau:<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 13<br />
Toản<br />
Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng tỉ, Hiệu tỉ”<br />
<br />
2<br />
1) Bố hơn con 25 tuổi. Tuổi con bằng tuổi bố. Tính tuổi của mỗi <br />
7<br />
<br />
2<br />
người. ( hiệu là 25, tỉ số )<br />
7<br />
<br />
2<br />
2) Số thứ nhất kém số thứ hai là 123. Tỉ số của hai số là . Tìm hai số đó. <br />
5<br />
<br />
2<br />
( hiệu là 123, tỉ số )<br />
5<br />
<br />
3) Số thứ hai hơn số thứ nhất là 60. Nếu số thứ nhất gấp lên 5 lần thì <br />
<br />
1<br />
được số thứ hai. Tìm hai số đó. ( hiệu là 60, tỉ số )<br />
5<br />
<br />
Một điều quan trọng nữa mà học học sinh hay mắc phải đó là: Các em hay <br />
nhầm lẫn, không phân biệt được đại lượng nào là số lớn, đại lượng nào là số bé. <br />
Để các em không bị nhầm lẫn, khi dạy bài “Tỉ số”, giáo viên cần phân tích kĩ để <br />
học sinh hiểu. Đại lượng nào nói trước là tử số, đại lượng nào nói sau là mẫu <br />
số.<br />
<br />
1<br />
Ví dụ: Tỉ số của cam và quýt là . ( Cam là tử số, quýt là mẫu số)<br />
5<br />
<br />
2<br />
Số học sinh nam bằng số học sinh nữ,( Học sinh nam là tử số, học sinh <br />
5<br />
<br />
nữ là mẫu số)<br />
<br />
Biện pháp 2: Tóm tắt và tìm cách giải <br />
<br />
Hoạt động tóm tắt và tìm cách giải bài toán gắn liền với việc phân tích các <br />
dữ liệu, điều kiện và câu hỏi của bài toán nhằm xác lập mối liên hệ giữa chúng <br />
và tìm được các phép tính thích hợp. Đây là bước quan trọng nhất, quyết định <br />
đến hiệu quả làm bài của học sinh. Bởi vì, thông qua bước này, học sinh sẽ nắm <br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 14<br />
Toản<br />
Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng tỉ, Hiệu tỉ”<br />
<br />
được mối liên hệ giữa các dự kiện, số liệu mà đề bài đã cho với cái cần tìm để <br />
trả lời cho câu hỏi của bài toán. Nếu bước này học sinh phân tích không kĩ càng, <br />
không khai thác hết các dữ kiện của đề toán thì có thể các em sẽ hiểu sai và dẫn <br />
đến đi sai hướng, làm sai bài toán. Hoạt động này thường diễn ra theo trình tự <br />
sau:<br />
<br />
* Phân tích bài toán: Bước này giáo viên cho học sinh đọc kĩ bài toán, dùng <br />
câu hỏi gợi mở để dẫn dắt học sinh trả lời.<br />
<br />
+ Bài toán này cho biết gì? <br />
<br />
+ Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? <br />
<br />
+ Bài toán này thuộc dạng toán gì? <br />
<br />
+ Tổng hoặc hiệu là bao nhiêu? <br />
<br />
+ Tỉ số là bao nhiêu? <br />
<br />
+ Tỉ số cho ta biết điều gì? <br />
<br />
+ Số bé là mấy phần?<br />
<br />
+ Số lớn là mấy phần? <br />
<br />
Đối với bài toán tổng tỉ<br />
<br />
+ Muốn tìm Tổng số phần bằng nhau ta làm thế nào?(Lấy số phần của <br />
số bé cộng với số phần của số lớn)<br />
<br />
+ Muôn tim sô bé, ta lam thê nao? (<br />
́ ̀ ́ ̀ ́ ̉<br />
́ ̀ Lây tông chia cho T ổng số phần nhân <br />
với số phần của số bé )<br />
<br />
́ ớn, ta lam thê nao? <br />
+ Muôn tim sô l<br />
́ ̀ ̀ ́ ̉<br />
́ ̀ ( Lây tông trừ đi số bé hoặc lây tông<br />
́ ̉ <br />
chia cho tổng số phần rồi nhân với số phần của số lớn).<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 15<br />
Toản<br />
Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng tỉ, Hiệu tỉ”<br />
<br />
Đối với bài toán hiệu tỉ<br />
<br />
+ Muốn tìm Hiệu số phần bằng nhau ta làm thế nào?( Lấy số phần của số <br />
lớn trừ đi số phần của số bé)<br />
<br />
+ Muôn tim sô bé, ta lam thê nao? (<br />
́ ̀ ́ ̀ ́ ệu chia cho Hiệu số phần nhân <br />
́ ̀ Lây hi<br />
với số phần của số bé )<br />
<br />
́ ớn, ta lam thê nao? <br />
+ Muôn tim sô l<br />
́ ̀ ̀ ́ ệu cộng với số bé hoặc lây hi<br />
́ ̀ ( Lây hi ́ ệu <br />
chia cho hiệu số phần rồi nhân với số phần của số lớn).<br />
<br />
Ví dụ: Hướng dẫn học sinh phân tích và giải bài toán: Lớp 4A có 35 học <br />
<br />
2<br />
sinh, trong đó số học sinh nam bằng số học sinh nữ. Tìm số học sinh nam, số <br />
3<br />
học sinh nữ?<br />
<br />
+ Bài toán này cho biết gì ? (Lớp 4A có 35 học sinh, trong đó số học sinh <br />
<br />
2<br />
nam bằng số học sinh nữ)<br />
3<br />
<br />
+ Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ? (Tìm số học sinh nam, số học sinh nữ)<br />
<br />
+ Tổng là bao nhiêu ? (35)<br />
<br />
+ Giải thích tại sao gọi 35 là tổng ? (Vì số học nam cộng với số học sinh <br />
nữ bằng 35)<br />
<br />
2<br />
+ Tỉ là bao nhiêu ? ( )<br />
3<br />
<br />
2 2<br />
+ Tỉ số cho ta biết điều gì ? (Số học sinh nam bằng số học sinh nữ, <br />
3 3<br />
<br />
2<br />
tức là tỉ số giữa số học sinh nam và số học sinh nữ là )<br />
3<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 16<br />
Toản<br />
Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng tỉ, Hiệu tỉ”<br />
<br />
+ Số học sinh nam là mấy phần ?(2 phần)<br />
<br />
+ 2 phần được xem là số nào? (số bé)<br />
<br />
+ Số học sinh nữ là mấy phần ? (3 phần)<br />
<br />
+ 3 phần được xem là số nào? (số lớn)<br />
<br />
* Dùng sơ đồ đoạn thẳng để tóm tắt bài toán: Bước này có vai trò rất quan <br />
trọng trong việc giải toán. Khi học sinh tóm tắt được, vẽ được sơ đồ đoạn <br />
thẳng có nghĩa là học sinh đã hiểu được bài toán.<br />
<br />
Từ việc phân tích các dữ liệu của bài toán trên, học sinh sẽ dễ dàng tóm <br />
tắt bài toán như sau:<br />
<br />
<br />
Nam: <br />
. <br />
Nữ:<br />
<br />
<br />
<br />
* Lập kế hoạch giải toán nhằm xác định trình tự giải quyết, thực hiện các <br />
phép tính: Để giải được bài toán, học sinh cần phải nắm và thuộc các bước giải. <br />
Các bước giải như sau:<br />
<br />
Bài toán dạng tổng – tỉ Bài toán dạng hiệu – tỉ<br />
<br />
Bước 1: Tìm tổng số phần bằng nhau Bước 1: Tìm hiệu số phần bằng nhau<br />
<br />
Bước 2: Tìm số bé Bước 2: Tìm số bé<br />
<br />
Bước 3: Tìm số lớn Bước: Tìm số lớn<br />
<br />
Lưu ý: Học sinh có thể tìm số lớn trước.<br />
<br />
+ Bài toán thuộc dạng toán nào? (Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai <br />
số đó.)<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 17<br />
Toản<br />
Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng tỉ, Hiệu tỉ”<br />
<br />
+ Để giải bài toán này thực hiện qua mấy bước giải ? (3 bước giải)<br />
<br />
Bước 1 : Tìm tổng số phần bằng nhau.<br />
<br />
Bước 2 : Tìm số học sinh nam.<br />
<br />
Bước 3 : Tìm số học sinh nữ.<br />
<br />
+ Bài toán này có mấy cách giải ? ( 2 cách)<br />
<br />
Cách 1 : Tìm học sinh nam trước. <br />
<br />
Cách 2 : Tìm số học sinh nữ trước.<br />
<br />
+ Muốn tìm Tổng số phần bằng nhau, ta làm thế nào ?( Lấy số phần của <br />
số học sinh nữ cộng với số phần của số học sinh nam)<br />
<br />
́ ̀ ́ ọc sinh nam, ta lam thê nao ? (<br />
+ Muôn tim sô h ̀ ́ ̀ ́ ̉<br />
Lây tông chia cho t ổng số <br />
phần rồi nhân với số phần của số học sinh nam )<br />
<br />
́ ọc sinh nữ, ta lam thê nao ? <br />
+ Muôn tim sô h<br />
́ ̀ ̀ ́ ̉<br />
́ ̀ (Lây tông trừ đi số học sinh <br />
nam).<br />
<br />
Như vậy học sinh đã nắm được cách giải được bài toán.<br />
<br />
Biện pháp 3 : Thực hiện giải bài toán<br />
<br />
Mục đích cuối cùng của vệc dạy giải toán có lời văn cho học sinh là học <br />
sinh phải biết cách làm và trình bày bài giải theo một trình tự thể hiện đúng cách <br />
làm của dạng bài đó. Ở bước này, giáo viên sẽ biết được học sinh có hiểu bài, <br />
nắm được cách giải bài toán hay không ? Đây là bước đánh giá sự hiểu bài của <br />
học sinh. Theo chương trình hiện hành ở Tiểu học thì giải toán có lời văn thì <br />
mỗi phép tính đều phải đi kèm câu lời giải và cuối cùng ghi rõ đáp số. Như vậy <br />
là đã giải hoàn chỉnh một bài toán.<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 18<br />
Toản<br />
Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng tỉ, Hiệu tỉ”<br />
<br />
. Trình bày theo cách 1 :<br />
<br />
Bài giải<br />
<br />
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là : <br />
<br />
2 + 3 = 5 (phần)<br />
<br />
Số học sinh nam là: <br />
<br />
35 : 5 x 2 = 14 (học sinh)<br />
<br />
Số học sinh nữ là: <br />
<br />
35 – 14 = 21 (học sinh)<br />
<br />
Đáp số: Nam: 14 học sinh<br />
<br />
Nữ : 21 học sinh<br />
<br />
<br />
<br />
. Trình bày theo cách 2 :<br />
<br />
Bài giải:<br />
<br />
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là : <br />
<br />
2 + 3 = 5 (phần)<br />
<br />
Số học sinh nữ là: <br />
<br />
35 : 5 x 3 = 21 (học sinh)<br />
<br />
Số học sinh nam là: <br />
<br />
35 – 21 = 14 (học sinh)<br />
<br />
Đáp số: Nữ : 21 học sinh<br />
<br />
Nam: 14 học sinh<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 19<br />
Toản<br />
Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng tỉ, Hiệu tỉ”<br />
<br />
Biện pháp 4: Kiểm tra, thử lại cách giải<br />
<br />
Trong thực tế giảng dạy, nhiều em do lời giải sai nên số lớn lại có kết <br />
quả nhỏ hơn số bé, như vậy là không hợp lí, hoặc có những em do cách làm sai <br />
nên kết quả của hai số cần tìm lại lớn hơn tổng, nên khi nhìn vào kết quả phải <br />
nhận ra được đó là bài làm sai.<br />
<br />
Vì vậy, sau khi giải xong bài toán, việc kiểm tra cách giải nhằm phân tích <br />
cách giải đúng hay sai. Nếu sai thì sai chỗ nào để sửa chữa. Nếu cách giải đúng <br />
thì học sinh an tâm ghi đáp số, còn nếu sai thì các em phải kiểm tra lại cách làm <br />
xem sai ở đâu. Bước này hầu như học sinh thường bỏ qua nên nhiều em làm sai <br />
mà không biết. Vì vậy giáo viên cần rèn cho học sinh thói quen kiểm tra lại cách <br />
giải sau khi làm. Các hình thức kiểm tra cách giải như sau:<br />
<br />
Thiết lập tương ứng các phép tính giữa các số tìm được trong quá trình <br />
giải bài toán.<br />
<br />
+ Đối với bài toán “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”<br />
<br />
Lấy số lớn cộng với số bé kết quả bằng tổng.<br />
<br />
Tổng trừ đi số bé bằng số lớn hoặc tổng trừ đi số lớn bằng số bé.<br />
<br />
Tỉ số giữa số lớn và số bé có đúng như tỉ số của bài toán đã cho hay <br />
không.<br />
<br />
+ Đối với bài toán “ Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”<br />
<br />
Lấy số lớn trừ đi số bé kết quả bằng hiệu.<br />
<br />
Hiệu cộng với số bé bằng số lớn.<br />
<br />
Tỉ số giữa số lớn và số bé có đúng như tỉ số của bài toán đã cho hay <br />
không.<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 20<br />
Toản<br />
Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng tỉ, Hiệu tỉ”<br />
<br />
Giải bài toán bằng cách khác.<br />
<br />
Sau khi kiểm tra nếu kết quả đúng như các dữ kiện bài toán đã cho thì bài <br />
toán đúng.<br />
<br />
Đối với bài toán vừa giải trên hướng dẫn kiểm tra lại như sau:<br />
<br />
Lấy số học nam (14 học sinh) cộng với số học sinh nữ (21 học sinh) bằng <br />
số học sinh cả lớp (35 học sinh).<br />
<br />
2<br />
Học nam (14 học sinh) bằng số học sinh nữ (21 học sinh).<br />
3<br />
<br />
* Tương tự đối với bài toán dạng Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai <br />
số đó cũng tiến hành như cách giải bài toán dạng Tìm hai số khi biết tổng và tỉ <br />
số của hai số đó.<br />
<br />
3.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Giáo viên cần theo dõi thường xuyên, cụ thể kết quả học tập của học sinh <br />
trong lớp, sớm phát hiện các trường hợp học sinh gặp khó khăn trong học tập; đi <br />
sâu tìm hiểu cụ thể, phân tích đúng nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.<br />
<br />
Phân loại học sinh yếu, kém theo những nguyên nhân chủ yếu và có kế <br />
hoạch giúp đỡ thích hợp với từng đối tượng học sinh. Việc này cần làm trong <br />
suốt năm, trong quá trình đó có sự điều chỉnh học sinh theo nhóm trình độ, phù <br />
hợp với kế hoạch giúp đỡ.<br />
<br />
Giáo viên phải nắm vững thức kiến thức cơ bản môn học, tìm phương <br />
pháp giảng dạy thích hợp, có trọng tâm, nhằm thẳng vào các yêu cầu quan trọng <br />
nhất, với mức độ yêu cầu vừa sức các em để nâng dần. Không nôn nóng, sốt <br />
ruột; khắc phục tính ngại khó và những định kiến thiếu tin tưởng vào tiến bộ <br />
của học sinh.<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 21<br />
Toản<br />
Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng tỉ, Hiệu tỉ”<br />
<br />
Khi giảng dạy, cần theo dõi sự chú ý của học sinh yếu, kém, kiểm tra kịp <br />
thời sự tiếp thu bài giảng của các em. Phần hướng dẫn bài tập cần cụ thể hơn <br />
đối với HS này. Phần hướng dẫn học ở nhà nên có thêm một số câu hỏi để học <br />
sinh có thể kiểm tra hay chỉ rõ ý chính cần đi sâu, nhớ kĩ,…<br />
<br />
Mọi nhiệm vụ được giao cần được kiểm tra cụ thể, các sai sót mắc phải <br />
cần được phân tích và sửa chữa kip thời. Khuyến khích, động viên đúng lúc khi <br />
các em có tiến bộ hay đạt được một số kết quả dù rất nhỏ. <br />
<br />
Theo dõi sự tiến bộ của học sinh từng ngày để điều chỉnh cách dạy phù <br />
hợp.<br />
<br />
Tổ chức kèm cặp, phụ đạo trong điều kiện thời gian quy định. Trong các <br />
buổi này, nội dung chủ yếu là kiểm tra việc lĩnh hội các kiến thức giảng dạy <br />
trên lớp, nếu cần thì ôn tập, củng cố kiến thức thường xuyên để các em nắm <br />
vững kiến thức. <br />
<br />
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Biện pháp này làm <br />
tiền đề, hỗ trợ cho biện pháp kia. Khi học sinh nắm được yêu cầu đề toán, hiểu <br />
được các dữ liệu bài toán đã cho và cái phải tìm thì các em sẽ nắm được, phân <br />
biệt được dạng toán này với dạng toán kia thì học sinh sẽ tóm tắt được và giải <br />
được bài toán đúng, thành thạo.<br />
<br />
<br />
<br />
3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
Kết quả khảo nghiệm<br />
<br />
Kết quả học tập môn toán của lớp 4A, năm học 2014 – 2015 như sau:<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 22<br />
Toản<br />
Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng tỉ, Hiệu tỉ”<br />
<br />
<br />
Khảo sát TSHS Đạt Chuẩn kiến thức kĩ năng Chưa đạt Chuẩn kiến thức kĩ năng<br />
<br />
Đầu năm 22 15 7<br />
<br />
Cuối kì 1 22 20 2<br />
<br />
Cuối năm 22 22 0<br />
<br />
Giá trị khoa học<br />
<br />
Với những kinh nghiệm trên tôi đã góp phần nâng cao chất lượng của giờ <br />
dạy học toán nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Đồng thời tạo sự say <br />
mê hứng thú cho học sinh khi học toán và từ đó học sinh ngày càng yêu thích môn <br />
toán hơn.<br />
<br />
4. Kết quả<br />
<br />
Kết quả thu được qua quá trình thực hiện đề tài<br />
<br />
Qua các biện pháp nêu trên đã giúp các em học sinh yếu của lớp có sự tiến <br />
bộ một cách rõ rệt, đưa chất lượng học tập của các em nâng dần. Cụ thể đầu <br />
năm học các em có nguy cơ lưu ban như: Thương, Mạnh, Sang, Anh, Tính, … <br />
rất yếu toán, kĩ năng tính toán rất chậm, không phân biệt được các dạng toán <br />
giải, không giải được các bài toán. Đến cuối năm học các em đã cơ bản thực <br />
hiện giải được các dạng toán thành thạo, phân biệt được dạng toán này với <br />
dạng toán kia, …Và quan trọng hơn là biết cách thử lại khi thực hiện xong một <br />
bài toán.<br />
<br />
Giá trị khoa học mang lại khi thực hiện đề tài<br />
<br />
Đề tài đã áp dụng tốt tại trường vào các tiết dạy phụ đạo môn toán ở khối <br />
4.<br />
<br />
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 23<br />
Toản<br />
Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng tỉ, Hiệu tỉ”<br />
<br />
1. Kết luận<br />
<br />
Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh người giáo viên cần: <br />
<br />
Thật sự hết mình “Vì đàn em thân yêu” xem các em này là một đối tượng <br />
đáng thương mà mình cần phải có trách nhiệm giúp đỡ. Nếu giáo viên nhận thức <br />
được như vậy thì các em không còn là gánh nặng đối với giáo viên.<br />
<br />
Thường xuyên theo dõi và ghi nhận sự tiến bộ của các em, cũng như <br />
những hạn chế, khó khăn các em gặp phải để kịp thời điều chỉnh phương pháp <br />
dạy học cho phù hợp với từng cá thể học sinh.<br />
<br />
Giáo viên phải bình tĩnh, khéo léo, tuyệt đối tránh nôn nóng, xúc phạm <br />
các em; phải từng bước dẫn dắt các em trong bầu không khí học tập thoải mái, <br />
nhẹ nhàng, tạo tâm lý hưng phấn thích học, thích khám phá, tìm tòi ở các em. Từ <br />
đó nâng cao dần tri thức (nhưng phải đảm bảo tính vừa sức) với các em.<br />
<br />
Việc phụ đạo học sinh yếu đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết yêu <br />
nghề, mến trẻ và cần phải kiên trì, liên tục trong suốt năm học; không nên thấy <br />
các em tiến bộ lại vội ngưng hay lơ là đi. Vì đó chỉ là kết quả nhất thời, chưa <br />
bền vững, các em có thể tái yếu kém. <br />
<br />
2. Kiến nghị<br />
<br />
Phòng giáo dục cần tổ chức nhiều chuyên đề liên quan đến các biện pháp <br />
giáo dục học sinh yếu để giáo viên học hỏi, rút kinh nghiệm.<br />
<br />
Nhà trường nên bổ sung thêm một số sách hay về phương pháp dạy học <br />
các môn học để giáo viên tham khảo, học tập.<br />
<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc rèn học sinh <br />
học yếu lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng tỉ” và “Hiệu tỉ”. Chắc <br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 24<br />
Toản<br />
Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng tỉ, Hiệu tỉ”<br />
<br />
rằng trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khiếm khuyết mà bản thân chưa <br />
chỉ ra được. Rất mong được học tập thêm ở các bạn đồng nghiệp, Hội đồng ban <br />
giám khảo.<br />
<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
Bình Hòa, ngày 14 tháng 2 năm <br />
2016.<br />
<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Huỳnh Thị Tuyết Nhung<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 25<br />
Toản<br />
Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng tỉ, Hiệu tỉ”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nhận xét của hội đồng sáng kiến cấp trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chủ tịch hội đồng<br />
<br />
(Kí tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nhận xét của hội đồng sáng kiến cấp huyện<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chủ tịch hội đồng<br />
<br />
(Kí tên, đóng dấu)<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 26<br />
Toản<br />
Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng tỉ, Hiệu tỉ”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
STT Tên tài liệu Tác giả<br />
<br />
1 Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ Nhà xuất bản Giáo dục <br />
năng các môn học ở Tiểu học. Việt Nam<br />
<br />
2 Phương pháp dạy học các môn học ở Tiểu Nhà xuất bản Giáo dục <br />
học. Việt Nam<br />
<br />
3 Công văn số 5842/BGD ĐTVP ngày Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
01/9/2011 về hướng dẫn điều chỉnh nội <br />
dung dạy học<br />
<br />
4 Thông tư 30/2014 Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
<br />
5 Toán 4 sách học sinh Nhà xuất bản Giáo dục <br />
Việt Nam<br />
<br />
6 Toán 4 sách giáo viên Nhà xuất bản Giáo dục <br />
Việt Nam<br />
<br />
7 Quyết định 16/2006 Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 27<br />
Toản<br />
Kinh nghiệm giúp học sinh yếu toán lớp 4 phân biệt giải đúng dạng toán “Tổng tỉ, Hiệu tỉ”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Trường TH Trần Quốc 28<br />
Toản<br />