intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Kinh nghiệm giúp học sinh học 1 tiết thực hành được nhiều nội dung mà vẫn đạt chất lượng cao của bộ môn Tin học lớp 12 tại trường THPT

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

318
lượt xem
126
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Làm thế nào nâng cao chất lượng trong mỗi giờ thực hành để các em có thể nắm bắt được kiến thức học trên lớp và giải quyết vấn đề trên máy tính. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Kinh nghiệm giúp học sinh học 1 tiết thực hành được nhiều nội dung mà vẫn đạt chất lượng cao của bộ môn Tin học lớp 12 tại trường THPT”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Kinh nghiệm giúp học sinh học 1 tiết thực hành được nhiều nội dung mà vẫn đạt chất lượng cao của bộ môn Tin học lớp 12 tại trường THPT

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SÔNG RAY Mã số: …………. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC 1 TIẾT THỰC HÀNH ĐƯỢC NHIỀU NỘI DUNG MÀ VẪN ĐẠT CHẤT LƯỢNG CAO CỦA BỘ MÔN TIN HỌC LỚP 12 TẠI TRƯỜNG THPT Người thực hiện: Nguyễn Văn Hưởng Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lí giáo dục:  Phương pháp dạy học bộ môn: Tin Học 12  Lĩnh vực khác:  Có đính kèm:  Mô hình.  Phần mềm.  Phim ảnh.  Hiện vật khác Năm học 2012 - 2013      
  2. SƠ LƯỢC LÍ LỊCH KHOA HỌC I/ THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN: 1. Họ và tên: NGUYỄN VĂN HƯỞNG 2. Ngày, tháng, năm sinh: 01 – 09 – 1974. 3. Nam, nữ: Nam. 4. Địa chỉ: Ấp 5 – Sông Ray – Cẩm Mỹ – Đồng Nai. 5. Điện thoại: CQ: 0613.713.267; DĐ: 0984.676.556. 6. Fax: . E-Mail: huongthptsr@gmail.com 7. Chức vụ: Tổ trưởng. 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Sông Ray – Cẩm Mỹ – Đồng Nai. II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: - Học vị (Hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất): Cử nhân. - Năm nhận bằng: 2001. - Chuyên ngành đào tạo: Tin Học. III/ KINH NGHIỆM KHOA HỌC: - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Toán - Tin - Số năm có kinh nghiệm: 12 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Ứng dụng MAPLE vào giải các bài toán lớp 10 THPT. + Phương pháp xây dựng các bước giải bài toán trong Tin Học 10. + Kinh nghiệm nhỏ giúp học sinh lớp 11 ban cơ bản học tốt môn lập trình. + Kinh nghiệm để học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo trong họat động nhóm của môn Tin Học lớp 12 ban cơ bản tại trường THPT Sông Ray.      
  3. KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC 1 TIẾT THỰC HÀNH ĐƯỢC NHIỀU NỘI DUNG MÀ VẪN ĐẠT CHẤT LƯỢNG CAO CỦA BỘ MÔN TIN HỌC LỚP 12 TẠI TRƯỜNG THPT I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Kính thưa quý thầy cô đồng nghiệp, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của ngành khoa học máy tính thì việc đào tạo được đội ngũ những người có đủ trình độ kiến thức để sử dụng công nghệ là một vấn đề cực kì quan trọng. Để thực hiện được những điều đó thì không gì hơn là các thế hệ trẻ, nhất là các em học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường vì đó là một đội ngũ trẻ năng động, sáng tạo, sau nhiều năm được học tập và tự nghiên cứu thì việc nắm vững tri thức khoa học công nghệ để làm chủ trong mọi hoàn cảnh công tác và hoạt động xã hội nhằm đáp ứng được nhu cầu trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là hoàn toàn thiết thực. Mặc dù đã được Đảng và nhà nước quan tâm đầu tư trang thiết bị cho ngành giáo dục cụ thể là cho từng trường học rất nhiều, song mỗi trường có những điều kiện khác biệt nên việc đầu tư trang thiết bị cũng chưa đầy đủ. Từ đó dẫn đến việc giảng dạy của giáo viên gặp nhiều khó khăn trong đó có bộ môn Tin Học trong nhà trường. Môn Tin học ở trường phổ thông hiện hành có nhiệm vụ trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và vai trò của nó trong xã hội hiện đại. Môn học này giúp học sinh bước đầu làm quen với phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ và kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc sống. Môn Tin Học đưa vào trường phổ thông nó có đặc thù riêng, liên quan chặt chẽ với sử dụng máy vi tính, cách suy nghĩ và giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ, coi trọng làm việc theo nhóm. Đặc trưng của môn Tin học là kiến thức lí thuyết đi đôi với thực hành, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh phần thực hành còn chiếm thời lượng nhiều hơn để các em có thể khắc sâu được qui trình thực hiện một vấn đề nào đó. Sau nhiều năm giảng dạy môn Tin Học ở trường vùng sâu, vùng xa của Tỉnh. Trường có rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, thiếu thốn về trang thiết bị dạy học, nhất là máy vi tính phục vụ môn thực hành cho học sinh. Bản thân tôi cùng tất cả các giáo viên đều nhận thấy là đa số các em học sinh của chúng ta có kỷ năng thực hành rất yếu, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế khách quan còn nhiều hạn chế và khả năng thích nghi với hoàn cảnh còn chậm. Do vậy các tiết thực hành ít khi đạt yêu cầu chất lượng.      
  4. Từ thực tế trên, trong quá trình dạy học tôi luôn băn khoăn trăn trở làm thế nào nâng cao chất lượng trong mỗi giờ thực hành để các em có thể nắm bắt được kiến thức học trên lớp và giải quyết vấn đề trên máy tính. Nên trong quá trình giảng dạy tôi luôn chú trọng đến việc hướng dẫn, chia nhóm thực hành sao cho các đối tượng học sinh đều có thời gian tiếp xúc, sử dụng máy nhiều giúp các em có thể giải quyết được những vấn đề mà giáo viên yêu cầu đồng thời có thể giải quyết các vấn đề nảy sinh khác sau này. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 1) Cơ sở lí luận: Môn Tin Học trong nhà trường đã được Đảng và nhà nước ta luôn luôn quan tâm sâu sát và đầu tư trang thiết bị hiện đại vì bộ môn này thuộc công nghệ thông tin và là một trong các phương tiện quan trọng nhất của sự phát triển, đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục của thế giới hiện đại. Đó là Chỉ thị số 58-CT/TW của bộ chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Đó là Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục. Đặc trưng của môn Tin Học là khoa học gắn liền với Công nghệ, do vậy dạy học Tin Học một mặt trang bị cho học sinh kiến thức khoa học về Tin Học, phát triển tư duy thuật toán, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề, mặt khác phải chú trọng đến rèn luyện kĩ năng thực hành, ứng dụng, tạo mọi điều kiện để học sinh được thực hành, nắm bắt và tiếp cận những công nghệ mới của Tin Học phục vụ học tập và đời sống. 2) Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: a. Nội dung: Thực tế qua những năm trực tiếp giảng dạy bộ môn tôi nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi: - Được sự quan tâm của Chi Bộ và của BGH nhà trường trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học. - Phần lớn các em học sinh có ý thức tự học cao, luôn tìm tòi học hỏi những kiến thức mới trong học tập và rất hứng thú với môn Tin học. Nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi về CSVC trang thiết bị dạy học. * Khó khăn: Đa số học sinh có đầu vào lớp 10 thấp (vì vùng nông thôn) tiếp thu kiến thức chậm, nhất là tư duy thuật toán và kĩ năng thực hành trên máy của học sinh.      
  5. - Số lượng học sinh trong một lớp học còn quá đông trên 40 học sinh một lớp, diện tích phòng máy nhỏ hẹp. - Học sinh trên địa bàn chủ yếu là con em các gia đình nông dân, sự quan tâm của phụ huynh đến việc học tập của con em còn nhiều hạn chế, điều kiện để các em có máy vi tính ở nhà là rất khó, hầu hết các em chỉ được tiếp xúc, làm quen với máy tính trong giờ học thực hành dẫn đến việc sử dụng máy của học sinh còn lúng túng, chất lượng giờ thực hành chưa cao. Một bộ phận học sinh chưa coi trọng môn học, xem đây là một môn phụ nên chưa có sự đầu tư thời gian cho việc học. b. Biện pháp thực hiện: Công việc thiết kế chu đáo một bài dạy trước và phù hợp với các đối tượng trong từng lớp là khâu quan trọng không thể thiếu. “Thiết kế trước bài dạy giúp giáo viên chuẩn bị chu đáo hơn về kiến thức, kĩ năng, phương pháp, tiến trình và tâm thế để đi vào một tiết dạy”. Để thiết kế một bài dạy phù hợp cho các đối tượng học sinh thì tôi thực hiện một số các vấn đề sau đây: - Xác định được mục tiêu trọng tâm của bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ tình cảm. Tìm ra được những kĩ năng cơ bản dành cho học sinh yếu kém và kiến thức, kĩ năng nâng cao cho học sinh khá giỏi. - Tham khảo thêm tài liệu nhằm mở rộng và đi sâu hơn vào bài giảng, nắm một cách tổng thể nội dung để giải thích cho học sinh khi cần thiết. - Nắm bắt được trọng tâm của bài dạy để xây dựng và thiết kế các hoạt động học tập phù hợp với tình hình thực tế của đối tượng và trình độ học sinh, điều kiện dạy học. - Chuẩn bị tốt phòng thực hành, các thiết bị dạy học. - Hoàn chỉnh tiến trình của một giờ dạy học với đầy đủ các hoạt động cụ thể. c. Giải pháp: Trong điều kiện CSVC, trang thiết bị của trường chưa đầy đủ, với một giờ thực hành, việc quan trọng đầu tiên là tiết lí thuyết trước giáo viên đưa ra yêu cầu của bài thực hành, sau đó chia nhóm thực hành. Với việc cho học sinh thực hành theo nhóm, học sinh có thể trao đổi hỗ trợ lẫn nhau - bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Với số lượng học sinh của lớp, số lượng máy hiện có, giáo viên phải có phương án chia nhóm một cách phù hợp. Ví dụ: + Chia nhóm theo đôi bạn cùng tiến. + Chia nhóm theo địa hình khu dân cư. + Chia nhóm đa dạng nhiều đối tượng. + Chia nhóm theo đối tượng học sinh.      
  6. Tuy nhiên để việc thực hành theo nhóm có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn nội dung đưa vào thực hành phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. Với các em HS nên chia nhóm 2 học sinh/ máy. Các nhóm có thể tự cử nhóm trưởng của nhóm mình. * Các bước tiến hành: - Giáo viên nêu vấn đề, yêu cầu và nội dung thực hành. - Giáo viên hướng dẫn cho học sinh các kĩ năng thao tác trong bài thực hành, thao tác mẫu cho học sinh quan sát. - Tổ chức hướng dẫn các nhóm thực hành, gợi mở, khuyến khích học sinh tích cực hoạt động. - Giáo viên quản lí, giám sát học sinh thực hành theo nhóm : + Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên theo dõi quan sát và hướng dẫn khi cần. + Chỉ rõ những kĩ năng, thao tác nào được dành cho đối tượng học sinh yếu trong các nhóm, những kĩ năng, thao tác nào được dành cho đối tượng học sinh khá giỏi trong nhóm. + Phát hiện các nhóm thực hành không có hiệu quả để uốn nắn điều chỉnh. + Luôn có ý thức trách nhiệm trợ giúp tránh can thiệp sâu làm hạn chế khả năng độc lập sáng tạo của học sinh. + Trong quá trình thực hành, giáo viên có thể đưa ra nhiều cách để thực hiện thao tác giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng. - Giáo viên có thể kiểm tra hiệu quả làm việc của các nhóm bằng cách chỉ định 1 học sinh trong nhóm thực hiện lại các thao tác đã thực hành. Nếu học sinh được chỉ định không hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm gắn cho các thành viên trong nhóm, đặc biệt là nhóm trưởng. Hoặc cho các nhóm trưởng kiểm tra kết quả thực hành lẫn nhau của nhóm khác theo vòng tròn. Làm được như vậy các em sẽ tự giác và có ý thức hơn trong học tập. - Nhận xét, đánh giá kết quả học tập: + Tổ chức cho các nhóm tự nhận xét kết quả thực hành, nhóm trưởng điều hành - Nhận xét về kĩ năng, thái độ học tập của các bạn trong nhóm. + Tổ chức cho các nhóm trưởng nhận xét kết quả thực hành của các nhóm khác. + Giáo viên tổng kết, nhận xét, bổ sung kiến thức. Giáo viên cũng nên có nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm để kịp thời động viên, khuyến khích các nhóm thực hành tốt bằng cách cho điểm và rút kinh nghiệm đối với các nhóm chưa thực hành tốt.      
  7. * Ví dụ minh họa về thiết kế và điều hành tổ chức các hoạt động của tiết thực hành cho lớp 12(ở bài tập thực hành 6-7: SGK trang 69) - Ở mỗi bài thực hành này đựơc chia làm 2 tiết, nhưng nếu không chuẩn bị trước, khi lên phòng máy thực hành, học sinh cứ làm theo yêu cầu trong sách thì mất nhiều thời gian vì rất lúng túng, hơn nữa nội dung không được mở rộng nên sau 2 tiết thì kết quả học sinh lĩnh hội kiến thức vẫn còn bị bó hẹp, sau này muốn giải quyết những vấn đề nảy sinh khác sẽ rất khó khăn: - Từ những điều đó, ta nên dành ít thời gian trước khi thực hành để thực hiện các công việc sau đây: 1) Thiết kế bài thực hành: a/ Xác định mục tiêu trọng tâm của bài: (Dựa vào đây để GV soạn bài thực hành với nhiều nội dung phong phú, không những đáp ứng yêu cầu chung của sách giáo khoa mà còn mở rộng hơn đối với những học sinh khá giỏi). + Học sinh biết cách tạo mẫu hỏi kết xuất thông tin từ 1, nhiều bảng. + Học sinh tạo được các biểu thức đơn giản trong mẫu hỏi. + Học sinh biết sử dụng các hàm gộp nhóm đơn giản. + Học sinh có kĩ năng tạo mẫu hỏi tốt. + Học sinh ôn lại kĩ năng tạo biểu mẫu... b/ Xác định các kĩ năng, kiến thức các đối tượng học sinh cần đạt: + Đối tượng học sinh yếu: Lần lượt các bước tạo được 1 mẫu hỏi đơn giản với dữ liệu nguồn là bảng nào đó.(GV soạn bài thực hành có hướng dẫn cụ thể) + Đối tượng học sinh khá-giỏi: Sử dụng thành thạo các bước tạo mẫu hỏi đồng thời sử dụng các hàm, các phép toán...để mở rộng. c/ Chuẩn bị: Phòng máy, thiết bị dạy học. Đặc biệt là dữ liệu nguồn có sẵn để cho HS chép về máy mình nếu bị mất. 2) Điều hành và tổ chức hoạt động học tập của học sinh trên lớp. Sử dụng bài thực hành giáo viên soạn để thực hiện Mục tiêu: Học sinh thực hiện các bước tạo mẫu hỏi với dữ liệu nguồn là bảng. Sau khi đã phân nhóm thực hành phù hợp, giáo viên tiến hành các bước: - Nêu nội dung và các yêu cầu: - Hướng dẫn học sinh cùng thảo luận và thực hiện tuần tự các bước tạo mẫu hỏi theo nội dung đã soạn như sau. BÀI THỰC HÀNH MẪU HỎI TRÊN 1 BẢNG Bài thực hành 6 1) Mở CSDL QLHS 2) Tạo 1 biểu mẫu lấy dữ liệu nguồn từ bảng HOCSINH và lưu với tên MAUNHAPHS. + Nhập vào biểu mẫu thêm 5 bản ghi có nội dung sau đây: + Đóng biểu mẫu.      
  8. + Quay về cửa sổ của CSDL: 3) Chọn đối tượng Queries (Tạo mẫu hỏi). 3.1) Tạo Mẫu hỏi chưa có điều kiện: + Nháy đúp vào Create … Design view. + Chọn Bảng HOCSINH làm dữ liệu nguồn\ nháy Add\ nháy Close. + Nháy đúp chuột vào thuộc tính To, HoDem, Ten, Gioitinh, Ngsinh ở Bảng phía trên để đưa vào Mẫu hỏi. + Nháy chuột vào nút (chế độ trang dữ liệu). để xem kết quả. 3.2) Tạo Mẫu hỏi theo điều điều kiện: + Nháy chuột vào nút để về lại chế độ thiết kế. + Thiết lập mẫu hỏi giống hình dưới (liệt kê và sắp thứ tự theo tổ, họ tên, ngày sinh của các bạn nam) + HS tự thực hiện các yêu cầu dưới đây: a- Đưa ra những người có giới tính là Nam thuộc tổ 1 (Nháy vào Run xem kết quả) b- Đưa ra những người có giới tính là Nữ và Đoanvien (Nháy vào Run xem kết quả) c- Đưa ra những người có tên là Xuân (Nháy vào Run xem kết quả) d- Đưa ra những người có điểm TIN >=8.0 (Nháy vào Run xem kết quả) e- Đưa ra những người có HoDem bắt đầu bằng chữ N (gợi ý những kí tự phía sau N sử dụng kí hiệu*,”N*”) (Nháy vào Run xem kết quả) f- Lưu tên Mẫu hỏi. g- Thoát mẫu hỏi vừa tạo. 3.3) Tạo mẫu hỏi có gộp nhóm. + Nháy đúp vào Create … Design view. + Chọn Bảng HOCSINH làm dữ liệu nguồn\ nháy Add\ nháy Close. + Lần lượt nháy đúp vào trường To, Toan, Tin. + Nháy vào biểu tượng tổng để mở hàng Total rồi điền thêm các thông tin giống như hình sau:      
  9. + Nháy vào để xem kết quả + Nháy vào trở về thiết kế + Điền thông tin giống như hình dưới (mẫu hỏi cho biết điểm cao nhất của môn Toán) + Nháy vào để xem kết quả thống kê điểm cao nhất của môn toán. + Thực hiện thống kê điểm cao nhất cho các môn khác. - Tương tự, bài thực hành tiếp theo cũng chia làm 2 tiết, GV cũng chuẩn bị chu đáo sẽ có kết quả cao nhất. Cụ thể như sau: BÀI THỰC HÀNH MẪU HỎI TRÊN NHIỀU BẢNG Bài thực hành 7 1) Mở CSDL_KINHDOANH a) Thiết kế mẫu hỏi để: Thống kê số lần đặt hàng của từng mặt hàng + Nháy đúp Create ... View + Điền các thông tin giống hình dưới      
  10. + Xem kết quả. + Lưu đặt tên bài 1 và đóng mẫu hỏi b) Thiết kế mẫu hỏi để: Thống kê số lượng trung bình, cao nhất, thấp nhất trong các đơn đặt hàng theo Tên mặt hàng. + Xem kết quả. + Lưu đặt tên bài 2 và đóng mẫu hỏi c) Thiết kế mẫu hỏi để: Thống kê những HS có ngày sinh là 03 (“03/*/*”) và ghép 2 cột HoDem với Ten thành 1 cột và đặt là Họ và Tên      
  11. + Sau khi điền các thông tin vào thì xem kết quả mẫu hỏi này + Tìm hiểu phần ghép nối 2 trường HoDem và Ten. Những dấu 2 nháy ở giữa 2 trường này có ý nghĩa như thế nào? Trả lời GV khi được hỏi. + Lưu và đặt tên tùy ý. d) Thiết kế mẫu hỏi (mở rộng): Cho biết Họ và Tên, ĐiểmTB chung và sắp xếp từ cao xuống thấp cho ĐiểmTB chung (gợi ý: Cột ĐiểmTB ta sử dụng toán hạng lấy các trường điểm cộng với nhau. Tương tự như ghép Hodem+Ten. Kết luận: Ở bài thực hành 6 và 7 trong sách GK, mỗi bài cần 2 tiết để học sinh thực hiện các nội dung. Nhưng với cách thực hiện này, đối với GV cần phải đầu tư và chuẩn bị trước thì học sinh chỉ cần làm 1 tiết là đã thực hiện xong các yêu cầu, tiết thứ 2 sẽ thực hiện lại các yêu cầu nên giúp học sinh củng cố kiến thức sâu hơn và nhiều nội dung hơn so với yêu cầu của bài thực hành trong Sách. Ngoài ra đối với những em khá, giỏi nếu đã vững kiến thức, kĩ năng thì đi hướng dẫn các nhóm khác hoặc tự nghiên cứu và giải quyết thêm những vấn đề rộng hơn nữa mà mình quan tâm. Ngoài 2 bài thực hành làm ví dụ trên thì tất cả các bài khác từ đầu đến cuối xuyên suốt trong quá trình học tập của các em tôi đều nghiên cứu, chuẩn bị trước khi cho các em thực hành nên đến kì kiểm tra thực hành 1 tiết tôi đã thu được kết quả thật vui mừng vì chất lượng bài các em làm rất tốt, không phí công sức bỏ mình ra. III. HIỆU QỦA CỦA ĐỀ TÀI: Qua mấy năm áp dụng kinh nghiệm này, tôi nhận thấy giờ thực hành thực sự thu hút các đối tượng học sinh hơn, các em trung bình, yếu đều có hứng thú học vì đã có cơ sở để thực hiện công việc nhanh chóng sau đó dành thời gian thực hiện lại nên các em hoạt động tích cực hơn, các thao tác trên máy thực hiện khá thuần thục. Các đối tượng học sinh hỗ trợ được cho nhau để cùng học, cùng tiến bộ. Do đó kết quả 1 tiết thực hành thật ít ỏi nhưng chất lượng rất cao. Để minh chứng tôi cho đề kiểm tra 1 tiết thực hành như sau NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA: Phần chung 2 ban * Khởi động Hệ quản trị Access tạo CSDL tên (Lopx_lot+ten: Lopb1_thu Huong) 1) Tạo từng bảng chọn kiểu dữ liệu, tính chất, chỉ định khóa chính và đặt tên cho các trường dưới đây: (3.0đ) * DIEM (STT, SBD, TOÁN, LÝ, HÓA, TIN, VĂN, SỬ, ĐỊA) * DS-HS (STT, SBD, HỌ ĐỆM, TÊN, N-SINH, G_TÍNH, LỚP) * LOP (STT, LỚP, GVCN)      
  12. 2) Nhập các thông tin vào bảng giống như ở trên. (1,5đ) 3) Xác định và liên kết các bảng để tổng hợp dữ liệu. (0.5đ) Phần riêng cho từng ban I/ Ban KHTN 1) Thiết kế các mẫu hỏi để: a) Đưa ra HỌ ĐỆM, TÊN, N-SINH, LỚP, G_TÍNH những học sinh của GVCN tên NGUYỄN VĂN TIẾN. (có sắp xếp ABC cho TÊN học sinh) (1.0đ) b) Đưa ra HỌ ĐỆM, TÊN, LỚP, ĐIỂMTB chung và sắp xếp từ cao xuống thấp cho các học sinh. (trong đó TOÁN và VĂN hệ số 2. (2.5đ) (Nếu biết làm tròn 2 số thập phân sẽ được điểm tối đa. Phần này đã gợi ý về hàm Round ở tiết trước) 2) Tạo Báo cáo để thống kê: a) Những HS của GVCN: NGUYỄN VĂN TIẾN (0.5đ) b) Những HS có điểm ĐIỂMTB >=5.0, có nhóm theo GVCN (1.0đ) I/ Ban Cơ bản 1) Thiết kế các mẫu hỏi để: a) Đưa ra HỌ ĐỆM, TÊN, N-SINH, LỚP, G_TÍNH những học sinh thuộc lớp “12B5”. (có sắp xếp ABC cho TÊN học sinh) (1.0đ) b) Đưa ra HỌ ĐỆM, TÊN, LỚP, ĐIỂMTB chung và sắp xếp từ thấp đến cao cho các học sinh. (1.5đ) 2) Tạo báo cáo để thống kê: a) Những HS của GVCN: LÝ BỒ CÂU (1.0đ) b) Những HS có điểm ĐIỂMTB
  13. Sau khi áp dụng cho 7 lớp 12 tôi đảm nhiệm, trong đó lớp B1,B2 là ban KHTN còn lại các lớp khác là ban cơ bản của năm học 2012 – 2013 tôi thu được kết quả như sau: Kết quả kiểm tra bài 1 tiết thực hành Sĩ 0 – 2.0 2.5 – 3.0 3.5 – 4.5 5.0 – 6.5 7.0 - 8.0 8.5– 10.0 Lớp số SL % SL % SL % SL % SL % SL % 12 B1 44 0 0.0 0 0.0 0 0.0 4 9.1 25 56.8 15 34.1 12 B2 41 0 0.0 0 0.0 0 0.0 6 14.6 22 53.7 13 31.7 12 B6 43 0 0.0 0 0.0 0 0.0 9 20.9 19 44.2 15 34.9 12 B7 44 0 0.0 0 0.0 0 0.0 9 20.5 22 50.0 13 29.5 12 B8 38 0 0.0 0 0.0 0 0.0 10 26.3 17 44.7 11 28.9 12 B9 39 0 0.0 0 0.0 0 0.0 11 28.2 20 51.3 8 20.5 12 B10 41 0 0.0 0 0.0 0 0.0 12 29.3 19 46.3 10 24.4 Tổng 290 0 0.0 0 0.0 0 0.0 61 21.0 144 49.7 85 29.3 Như vậy. Để thực hiện tốt một tiết dạy thực hành tin học phù hợp với các đối tượng học sinh thì phải thực hiện được các vấn đề sau: - Thiết kế bài dạy phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. Giáo viên phải nắm bắt đối tượng học sinh về kĩ năng thực hành và phân loại đối tượng rõ ràng, chính xác. - Điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp. Giáo viên cần đưa ra hệ thống bài tập thực hành, yêu cầu về các kĩ năng sát với từng đối tượng học sinh. Điều hành các hoạt động của học sinh một cách linh hoạt, tạo cơ hội cho các đối tượng học sinh được thực hành. - Đánh giá và theo dõi kết quả học tập theo từng đối tượng học sinh, khen những học sinh thực hành tốt, nghiêm túc. Nhắc nhở những học sinh thực hành chưa tập trung và lười biếng. IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: Các cấp có thẩm quyền tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp các thiết bị cần có, hiện đại phù hợp với từng bộ môn để giúp giáo viên có điện kiện nghiên cứu và vận dụng vào công việc giảng dạy của mình được tốt hơn, giúp học sinh có tiết học sinh động, dễ hiểu đạt hiệu quả cao. Tin học là ngành khoa học nên luôn luôn phát triển và thay đổi nên để tạo hứng thú học tập cho học sinh và từng bước nâng cao chất lượng bộ môn đòi hỏi      
  14. người giáo viên phải tìm tòi, vận dụng kiến thức linh động giữa Sách giáo khoa với những thay đổi hiện tại để dạy học phù hợp, hiệu quả và không tụt hậu. Trong quá trình dạy học áp dụng việc tổ chức hoạt động nhóm phù hợp với các đối tượng học sinh trong giờ thực hành tôi nhận thấy rằng các em thực hiện các kĩ năng cơ bản trên máy thành thạo hơn, tích cực tự giác trong các giờ học đồng thời các em áp dụng được nhiều kiến thức được học vào cuộc sống hàng ngày. Nếu áp dụng phương pháp dạy học này trong những giờ thực hành của các khối lớp khác tôi tin chắc rằng nó sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng bộ môn. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân rút ra được trong quá trình dạy học, mong nhận được sự góp ý thêm của quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp để tôi có thể hoàn chỉnh hơn đề tài này, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Trân trọng cảm ơn! V. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1) Sách giáo khoa Tin Học 12– Nhà xuất bản giáo dục; 2) Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa 12; trung học phổ thông môn Tin Học – Nhà xuất bản giáo dục; 3) Sách hướng dẫn giáo viên Tin Học 12 – Nhà xuất bản giáo dục; 4) Một số Website như: Bộ giáo dục – Đào tạo, Các Sở Giáo dục – Đào tạo trong nước và trên thế giới. 5) TS: Nguyễn Thị Phương Hoa – Lí luận dạy học hiện đại; 6) PGS-TS: Lê Đức Ngọc. Giáo dục đại học phương pháp dạy và học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; 7) PGS-TS: Vũ Hồng Tiến. Chuyên đề phương pháp giảng dạy, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, 2005; 8) GS-TS: Thái Duy Tyên –Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới – NXB giáo dục 2008. Sông Ray, ngày 18 tháng 05 năm 2013 NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Văn Hưởng      
  15. SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT SÔNG RAY Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Cẩm Mỹ, ngày 18 tháng 05 năm 2013 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2012 - 2013 - Tên SKKN: KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HỌC 1 TIẾT THỰC HÀNH ĐƯỢC NHIỀU NỘI DUNG MÀ VẪN ĐẠT CHẤT LƯỢNG CAO CỦA BỘ MÔN TIN HỌC LỚP 12 TẠI TRƯỜNG THPT Họ và tên tác giả: Nguyễn Văn Hưởng - Chức vụ: Tổ trưởng tổ Tin Học. Đơn vị: Trường THPT Sông Ray. Lĩnh vực: - Quản lí giáo dục . Phương pháp dạy học bộ môn . - Phương pháp giáo dục. . Lĩnh vực khác . Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị . Trong ngành . 9. Tính mới: - Có giải pháp hoàn toàn mới: . - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có: . 10. Hiệu quả. - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao . - Có tính đổi mới, cải tiến từ những phương pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn nghành có hiệu quả cao. . - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao . - Có tính đổi mới, cải tiến từ những phương pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao. . 11. Khả năng áp dụng: - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách. Tốt . Khá . Đạt . - Đưa các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt . Khá . Đạt . - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt . Khá . Đạt . XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Kí tên và ghi rõ họ, tên) (Kí tên và ghi rõ họ, tên)      
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2