I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Như chúng ta đã biết ở Tiểu học, môn Tiếng Việt có một vị trí đặc biệt <br />
quan trọng. Nó là môn học hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử <br />
dụng Tiếng Việt để học tập và giao tiếp, góp phần rèn luyện thao tác tư duy , <br />
tạo điều kiện và cơ sở cho học sinh học tốt các môn học khác.<br />
<br />
Đặc biệt, môn Tiếng Việt lại có nhiều phân môn khác nhau. Mỗi phân <br />
môn chứa những nội dung, kiến thức nhất định, chúng bổ trợ cho nhau; song <br />
phân môn Tập làm văn là một trong những phân môn quan trọng nhất và khó <br />
nhất đối với học sinh Tiểu học. Nó trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng <br />
sản sinh ngôn ngữ nói và viết, góp phần cùng với các môn học khác mở rộng <br />
vốn từ, rèn luyện khả năng tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thẩm mĩ <br />
nhằm hình thành nhân cách con người. <br />
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy lớp 4, tôi nhận thấy rất ít học sinh <br />
giỏi phân môn Tập làm văn. Tại sao học sinh giỏi Tập làm văn ít ỏi, trong khi <br />
Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của chúng ta, các em lúc chưa tròn một tuổi đã biết <br />
nói, năm sáu tuổi đã biết đọc, đã biết viết tiếng Việt ? Chúng ta đã tự hào <br />
tiếng Việt ta phong phú, giàu hình ảnh, đa dạng về nghĩa, có sức biểu cảm <br />
sâu sắc. Nhưng một thực tế làm buồn lòng những thầy cô giáo chúng tôi vì <br />
học sinh giỏi phân môn Tập làm văn còn quá khiêm tốn. Khi chấm bài Tập <br />
làm văn, tôi thấy đa số học sinh đã biến các bài văn miêu tả thành văn kể, liệt <br />
kê một cách khô khan, nghèo nàn về từ, diễn đạt rườm rà. Vậy làm thế nào <br />
để nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn nhất là văn miêu tả cho học <br />
sinh lớp 4.<br />
<br />
Qua thực tế tôi nhận thấy học sinh không biết làm một bài văn hoàn <br />
chỉnh, không biết dùng từ đặt câu, trong quá trình làm bài văn không biết dùng <br />
các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa và cả biện pháp liên tưởng vào làm các <br />
bài văn miêu tả. Trong cách làm bài của học sinh không sử dụng câu mở đoạn <br />
cho một đoạn. Các câu trong đoạn văn hay cả bài văn không có sự liên kết <br />
chặt chẽ, không theo một trình tự nhất định. Chính vì vậy, bài văn của học <br />
sinh thường chưa đạt yêu cầu. Mặt khác học sinh chưa thích thú khi viết văn. <br />
<br />
<br />
1<br />
<br />
Với những lý do trên, tôi chọn và viết đề tài Kinh nghiệm giúp học sinh lớp <br />
4 làm tốt bài văn miêu tả trong môn Tiếng Việt.<br />
<br />
<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
a) Mục tiêu<br />
<br />
Đưa ra các biện pháp thiết thực giúp học sinh nắm được thế nào là <br />
văn miêu tả, nắm được cấu trúc bài văn miêt tả, nắm được các bước cơ bản <br />
để viết một bài văn hoàn chỉnh.<br />
<br />
Hình thành một số kĩ năng cần thiết cho học sinh như kĩ năng quan <br />
sát, kĩ năng lập dàn ý và rèn luyện cách viết câu văn, đoạn văn hay.<br />
<br />
Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học Tiếng Việt lớp 4.<br />
<br />
b) Nhiệm vụ<br />
<br />
Để thực hiện được mục tiêu trên, tôi phải thực hiện các nhiệm vụ sau:<br />
Tìm ra giải pháp giúp học sinh nắm được các bước viết một bài văn <br />
miêu tả và thực hành viết thành thạo các đề bài về miêu tả.<br />
Tìm ra cách tạo hứng thú khi học tập làm văn đặc biệt là khi viết một <br />
bài văn miêu tả.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Các biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn miêu tả trong môn Tiếng <br />
Việt lớp 4.<br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
<br />
Thể loại văn miêu tả trong môn Tiếng Việt lớp 4.<br />
<br />
Học sinh lớp 4D năm học 2014 – 2015, lớp 4A năm học 2015 – 2016, <br />
trường Tiểu học Lý Tự Trọng.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
+ Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu; <br />
<br />
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;<br />
<br />
<br />
2<br />
<br />
+ Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm của học sinh; <br />
+ Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận <br />
<br />
Ở Tiểu học, văn miêu tả chiếm khá nhiều thời lượng trong các thể loại <br />
Tập làm văn. Ở lớp 4 văn miêu tả có 30 tiết, chiếm khoảng 50% thời lượng <br />
toàn bộ chương trình tập làm văn. Văn miêu tả được chia thành các kiểu bài <br />
khác nhau căn cứ vào đối tượng miêu tả. Các kiểu bài miêu tả ở lớp 4 bao <br />
gồm: Tả đồ vật, tả cây cối và tả con vật.<br />
<br />
Tập làm văn là một trong những phân môn khó, mang tính tổng hợp và <br />
sáng tạo cao. Nó có vai trò và vị trí quan trọng trong việc hoàn thiện và nâng <br />
cao dần kĩ năng sử dụng tiếng Việt, mà học sinh đã được hình thành và xây <br />
dựng ở các phân môn khác. Học tốt được phân môn Tập làm văn là giúp cho <br />
các em học tốt các môn học khác. Vậy dạy phân môn Tập làm văn là dạy các <br />
kiến thức và kĩ năng giúp cho học sinh tạo lập và sản sinh ngôn bản, đồng <br />
thời giáo dục cho các em tình cảm trong sáng, rèn luyện khả năng giao tiếp <br />
góp phần giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt.<br />
<br />
Mục đích của việc dạy văn miêu tả ở Tiểu học là giúp cho các em học <br />
sinh có thói quen quan sát, phát hiện những điều mới, thú vị về thế giới xung <br />
quanh, biết cảm nhận cái hay, cái đẹp trong bài văn, bài thơ, cuộc sống, biết <br />
rung động trước đối tượng được miêu tả. Rồi từ đó các em có cơ sở để tái <br />
hiện lại bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh vào bài văn miêu tả. Nếu bài tập làm <br />
văn thiếu sáng tạo, thiếu cảm xúc, không dùng từ ngữ giàu hình ảnh thì trở <br />
nên bài văn khô khan, nghèo ý. Vậy để làm được bài văn miêu tả hay, không <br />
những phải thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động của đối tượng miêu tả mà <br />
còn thể hiện được trí tưởng tượng, tình cảm của mình đối với đối tượng <br />
miêu tả. Do đó đòi hỏi học sinh phải có kiến thức sâu rộng và chính xác của <br />
<br />
<br />
3<br />
<br />
phân môn này, nắm vững mục tiêu chung của từng bài, có những hiểu biết cơ <br />
bản về nội dung bài học, có trí óc tưởng tượng thật phong phú, biết cách dùng <br />
từ viết câu phù hợp, viết bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc...Là một giáo viên <br />
giảng dạy lớp 4, bản thân tôi luôn trăn trở, tìm mọi biện pháp để tạo điều <br />
kiện giúp đỡ các em học tốt phân môn này.<br />
Dạy Tập làm văn lớp 4 phải đảm bảo mục tiêu yêu cầu cần đạt về <br />
kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học theo <br />
Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học (ban hành kèm theo quyết định số <br />
16 của Bộ GD&ĐT) và phù hợp trình độ của từng học sinh trong lớp mà <br />
“Hướng dẫn 896” của Bộ GD&ĐT đã đề ra.<br />
<br />
2. Thực trạng<br />
<br />
Từ năm học 2014 2015 đến nay, tôi được phân công dạy lớp 4, tôi <br />
nhận thấy học sinh lớp 4 đã được học văn miêu tả về đồ vật, cây cối, con vật <br />
nhưng kĩ năng làm văn của các em chưa tốt. <br />
<br />
Học sinh làm bài hời hợt, chung chung; chưa miêu tả để phân biệt đối <br />
tượng được miêu tả này với đối tượng khác. <br />
Vốn từ của các em còn nghèo nàn nên dẫn đến diễn đạt lủng củng, <br />
dùng từ trùng lặp, sai nghĩa, sai lỗi chính tả trong bài Tập làm văn.<br />
̀ ́ ược câu truc ng<br />
Nhiêu em không năm đ ́ ́ ữ phap nên s<br />
́ ử dung dâu câu tuy<br />
̣ ́ ̀ <br />
̣ Nhiều em chưa phân biệt từ ngữ sử dụng trong văn nói và văn viết.<br />
tiên. <br />
̣ ́ ̣ ̀ ̃ ̣ ̉<br />
Môt sô hoc sinh lam theo văn mâu hoăc chi viêt theo dan bai ma giao<br />
́ ̀ ̀ ̀ ́ <br />
̃ ương dân lâp. Ch<br />
viên đa h ́ ̃ ̣ ưa biết tích hợp các phân môn khác như : Tập đọc, <br />
Luyện từ và câu, chính tả, …vào Tập làm văn. Chưa sáng tạo trong khi dùng <br />
từ đặt câu.<br />
<br />
Phần lớn các em mới chỉ biết miêu tả các câu văn ở mức độ đơn giản, <br />
chưa biết quan sát tinh tế, chưa biết dùng hình ảnh so sánh, nhân hoá để miêu <br />
tả nên các câu văn còn lủng củng mang tính kể nhiều hơn.<br />
Đa số học sinh tỏ ra lúng túng khi làm bài, do vốn từ ngữ của các em <br />
còn nhiều hạn chế, chưa biết cách mở rộng câu đúng thành câu hay. <br />
<br />
<br />
4<br />
<br />
Các em chưa nắm chắc cách trình bày bài văn.<br />
Chưa biết cách sử dụng câu mở đoạn nêu ý bao trùm của đoạn, câu <br />
kết đoạn, chuyển ý giữa các đoạn, làm cho các đoạn văn trong một bài văn rời <br />
rạc, chưa logic.<br />
<br />
Trong khi viết, các em chưa biết cách bộc lộ cảm xúc của mình.<br />
Một số em có sử dụng biện pháp so sánh nhưng còn cứng nhắc, chưa <br />
phù hợp. <br />
Thực trạng trên tồn tại trong thực tế dạy học là do những nguyên nhân <br />
sau: <br />
* Về phía học sinh<br />
Học sinh chưa thực sự thấy yêu thích môn học.<br />
Khi làm văn, học sinh chưa xác định được yêu cầu trọng tâm của đề <br />
bài.<br />
Khi quan sát thì các em không được hướng dẫn về kĩ năng quan sát: <br />
quan sát những gì, quan sát từ đâu ? Làm thế nào phát hiện được nét tiêu biểu <br />
của đối tượng cần miêu tả.<br />
<br />
Không biết tưởng tượng bằng hình ảnh, âm thanh, cảm giác về sự vật <br />
miêu tả khi quan sát.<br />
<br />
Vốn từ đã nghèo nàn lại không biết sắp xếp như thế nào để bài viết <br />
mạch lạc, chưa diễn đạt được bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình về một <br />
sự vật, cảnh vật, về một con người cụ thể nào đó.<br />
Phân môn Tập làm văn là một môn học mang tính tổng hợp và sáng <br />
tạo, nhưng lâu nay người giáo viên chưa có cách phát huy tối đa năng lực học <br />
tập và cảm thụ văn học của học sinh; chưa bồi dưỡng được cho các em lòng <br />
yêu quý tiếng Việt, ham thích học tiếng Việt để từ đó các em nhận ra rằng đã <br />
là người Việt Nam thì phải đọc thông viết thạo Tiếng Việt và phát huy hết <br />
ưu điểm của tiếng mẹ đẻ.<br />
* Về phía giáo viên<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
<br />
Giáo viên chưa phân loại từng đối tượng học sinh để đề ra kế hoạch <br />
dạy học phù hợp.<br />
<br />
Giáo viên chưa khơi gợi sự ham thích học phân môn Tập làm văn, <br />
chưa phát huy tối đa năng lực học tập và cảm thụ văn học của học sinh, chưa <br />
bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt.<br />
Đặc biệt sau mỗi bài văn, giáo viên chưa hướng dẫn học sinh nhận <br />
thấy được hình ảnh hay, câu văn hay cần học và những chỗ sai cần khắc <br />
phục.<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp, biện pháp<br />
<br />
a) Mục tiêu của biện pháp<br />
<br />
Cung cấp, hướng dẫn cho học sinh biết quan sát, lập dàn ý cho bài <br />
văn, viết được bài văn theo dàn ý đã lập có đủ 3 phần, lời văn trôi chảy, câu <br />
văn bước đầu có cảm xúc; biết nói, viết câu có dùng hình ảnh so sánh, nhân <br />
hóa; biết kiểm tra, rà soát lại bài viết về nội dung, cách diễn đạt, cách trình <br />
bày.<br />
Góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy <br />
logic và tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành <br />
nhân cách cho học sinh. Đặc biệt là nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng <br />
Việt ở lớp 4.<br />
<br />
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Xuất phát từ thực trạng và nguyên nhân trên, đồng thời thấy rõ vai trò, <br />
nhiệm vụ của một giáo viên đang đứng trên bục giảng, tôi mạnh dạn đưa ra <br />
các giải pháp sau đây: <br />
<br />
* Tìm hiểu và phân loại đối tượng học sinh<br />
<br />
Sau bài kiểm tra giữa học kì I, tôi tiến hành phân loại học sinh. Căn cứ <br />
vào đó để nắm được từng đối tượng học sinh: học sinh năng khiếu, học sinh <br />
trung bình và học sinh yếu trong môn Tiếng Việt. <br />
Từ đó đề ra kế hoạch dạy học phù hợp, phát triển được năng lực viết <br />
văn miêu tả, đồng thời giúp những em yếu biết vận dụng làm một bài văn <br />
miêu tả hoàn chỉnh.<br />
<br />
6<br />
<br />
Chẳng hạn: Học sinh năng khiếu viết được bài văn miêu tả đúng bố <br />
cục, có sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, tôi hướng dẫn thêm để học sinh biết <br />
sử dụng nhiều từ ngữ miêu tả giàu hình ảnh và sử dụng các biện pháp nghệ <br />
thuật vào bài để bài viết hay hơn.<br />
<br />
Ví dụ: Đoạn tả chú gà trống: “Con gà trống ra dáng một con gà trống <br />
oai vệ. Chú khoác bộ lông tía sặc sỡ nhiều màu sắc. Trên đầu đội chiếc mào <br />
đỏ chót. Đôi mắt sáng, con ngươi đưa đi đưa lại. Cái đuôi cao vổng lên. <br />
Những ngón chân có móng vuốt sắc nhọn...(bài viết của em Lê Thị Thảo <br />
Nguyên Lớp 4A)<br />
Tôi khen bài viết của em đã hay, đã biết dùng từ giàu hình ảnh, em cần <br />
sử dụng thêm phép nghệ thuật vào bài. Tôi hướng dẫn viết lại đoạn viết như <br />
sau: Chú gà trống ra dáng một chú gà oai vệ. Chú khoác trên mình một bộ <br />
trang phục màu tía sặc sỡ. Cái mào đỏ chót uốn cong, có nhiều ria nhọn như <br />
bông hoa mào gà. Đôi mắt sáng trong như hai hạt cườm. Cái đuôi cao vổng lên <br />
với những chiếc lông đủ màu như một cái cầu vồng trông thật đẹp mắt. Đôi <br />
chân có móng vuốt sắt nhọn là thứ vũ khí lợi hại của chú.<br />
Còn học sinh yếu, tôi hướng dẫn bước đầu học sinh viết đúng và đủ bố <br />
cục bài văn miêu tả, dùng từ ngữ phù hợp, viết đúng chính tả.<br />
Ví dụ: Nhà em có nuôi một con mèo lông nó màu trắng. Hai con mắt <br />
tròn, nó có bốn chân và cái đuôi. Nó có răng sắc nhọn. Em thích con mèo này. <br />
(bài viết của em Ngô Viết Thoại Lớp 4)<br />
Tôi đã hướng dẫn để giúp học sinh viết lại đảm bảo bố cục. Trước <br />
tiên, tôi cho học sinh nhắc lại cấu tạo bài văn miêu tả con vật gồm mấy <br />
phần? (ba phần) và hệ thống cho học sinh từng phần viết như thế nào? (trình <br />
bày thành các đoạn) <br />
Chẳng hạn: Mở bài: Giới thiệu con vật ở đâu? Ai nuôi? (Nhà em nuôi <br />
được một chú mèo trông rất đáng yêu). <br />
Thân bài: Tả ngoại hình: Bộ lông thế nào?(Bộ lông màu xám tro, rất <br />
mượt), Hai mắt ra sao? (Hai mắt sáng và tinh), Tai như thế nào? (Tai vểnh lên <br />
để nghe ngóng. Mỗi khi có tiếng động nhẹ là chú phát hiện ngay), Bốn chân <br />
như thế nào? (Bốn chân thon thon và rất nhanh nhẹn, đi lại nhẹ nhàng)......<br />
<br />
<br />
7<br />
<br />
Tả hoạt động: Bắt chuột thế nào? (Sau mỗi bữa ăn là chú ngồi ngay <br />
bao thóc để rình, hễ chú chuột nào đến là mèo nhảy ra vồ ngay)<br />
<br />
Kết bài: Cảm nghĩ của em về con vật ? (Em rất thích chú mèo này. Nhờ <br />
có chú mà nhà em đã hết chuột phá hoại).<br />
<br />
* Hướng dẫn tìm hiểu cấu tạo của bài văn miêu tả<br />
<br />
Theo phân phối chương trình sách giáo khoa lớp 4 các tiết hướng dẫn <br />
viết văn miêu tả bao gồm: <br />
<br />
+ Tìm hiểu cấu tạo bài văn miêu tả <br />
+ Luyện tập cách quan sát <br />
<br />
+ Luyện tập miêu tả <br />
+ Tìm hiểu đoạn văn trong bài văn miêu tả <br />
<br />
+ Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả<br />
+ Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả <br />
<br />
+ Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả <br />
+ Thực hành viết bài văn miêu tả <br />
<br />
Trong chương trình lớp 4, học sinh được làm quen với ba cấu tạo bao <br />
gồm: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật; miêu tả cây cối; miêu tả con vật. Tôi <br />
sẽ giúp học sinh nhận ra được điểm chung phần cấu tạo của ba bài văn trên. <br />
Bên cạnh đó nhấn mạnh những điểm khác nhau để học sinh không nhầm lẫn <br />
khi làm bài. <br />
<br />
* Hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng miêu tả<br />
<br />
Để các em có thể vẽ lại được cụ thể, sinh động mọi vật trong đời <br />
sống hằng ngày, các em cần phải quan sát cụ thể vật đó: Quan sát phải kết <br />
hợp sử dụng nhiều giác quan (mắt – nhìn, tai – nghe, mũi – ngửi, tay sờ…) <br />
để thu nhận được càng nhiều chi tiết thì bài miêu tả càng giống với đối <br />
tượng miêu tả; quan sát theo trình tự từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ <br />
tổng quát đến cụ thể rồi ghi chép lại vào sổ tay..<br />
<br />
* Nếu tả đồ vật: Cần quan sát bao quát đồ vật, rồi quan sát tỉ mỉ từng <br />
phần của đồ vật theo trình tự hợp lí từ ngoài vào trong.<br />
<br />
8<br />
<br />
Ví dụ: Tả chiếc cặp<br />
Quan sát bao quát cặp có hình thù như thế nào ? Màu sắc gì ? quan sát <br />
từng phần đồ vật từ ngoài vào trong, đặc biệt quan sát các bộ phận có đặc <br />
điểm nổi bật: Phía trước cặp được trang trí hình gì? Sau cặp có bộ phận gì ? <br />
(quai cặp, dây đeo). Rồi đến quan sát bên trong (cặp có mấy ngăn?), dùng mũi <br />
ngửi thấy mùi gì? Và dùng tay sờ vào từng ngăn cặp có cảm giác như thế nào <br />
?<br />
* Nếu tả cây cối: Cần quan sát kĩ từng bộ phận; hay từng thời kì phát <br />
triển và ích lợi của cây.<br />
Ví dụ: Tả cây xoài<br />
Quan sát kĩ các bộ phận (thân, gốc, cành, lá, hoa, quả…) hay từng thời <br />
kì phát triển của cây (cây non, cây lớn lên và cây trưởng thành cho quả…) và <br />
ích lợi (cho quả, tăng thu nhập cho gia đình….). Ngoài ra cần sử dụng thêm <br />
các giác quan khác như mũi ngửi thấy mùi của quả xoài như thế nào ? tay sờ <br />
thấy vỏ cây, da của quả như thế nào ? Và lưỡi nếm vị của quả ra sao ?...<br />
* Nếu tả con vật: Cần quan sát kĩ đặc điểm ngoại hình (bộ lông, mắt, <br />
mũi, chân, đuôi…), thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của nó.<br />
Ví dụ: Tả con gà trống<br />
Quan sát con gà to cỡ nào ? lông màu gì ? Mào ra sao ? chân to hay nhỏ, <br />
đuôi thế nào ? Thói quen của gà (gáy vào sáng sớm) ; Hoạt động chính (tìm <br />
mồi, chọi nhau với gà khác). Tôi còn hướng dẫn kĩ cho học sinh sử dụng <br />
những giác quan khác nữa để quan sát con vật như tay thì sờ vào bộ lông cảm <br />
thấy thế nào? Tai để nghe tiếng gáy ra sao?...<br />
Đối với việc quan sát, học sinh được học cụ thể một tiết “ Luyện tập <br />
quan sát” giáo viên tổ chức tiết học này thật kĩ và kèm theo hệ thống câu hỏi <br />
định hướng để học sinh biết cách quan sát phát hiện những đặc điểm riêng, <br />
phân biệt đối tượng miêu tả này với đối tượng khác và quan sát thật hiệu <br />
quả. Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát theo nhiều hình thức: tranh ảnh, <br />
vật thật như quan sát đồ chơi (vật thật) quan sát con vật (tranh ảnh hoặc quan <br />
sát con vật trước ở nhà).<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
<br />
* Hướng dẫn tìm ý và lập dàn ý cho bài văn cụ thể<br />
<br />
Sau khi các em đã quan sát kĩ đối tượng miêu tả, tôi tiếp tục hướng dẫn <br />
các em cách tìm ý và lập dàn ý cho bài văn. Để giúp các em dễ dàng hơn trong <br />
việc tự lập dàn ý cho bài văn, khi dạy học các bài Cấu tạo của bài văn miêu tả <br />
(tả đồ vật, tả cây cối và tả loài vật), tôi chủ động giúp các em dựa vào nội dung <br />
phần Ghi nhớ trong sách giáo khoa, cùng xây dựng một dàn bài chung cho loại <br />
bài văn miêu tả đang học. Dàn bài chung này tôi sẽ ghi cố định ở một bảng phụ <br />
để làm cơ sở cho học sinh xây dựng dàn ý riêng cho mỗi bài văn miêu tả sau <br />
này. Dàn bài này cũng được sử dụng chung cho cả lớp trong các tiết tập làm văn <br />
có yêu cầu viết một đoạn văn hay hoàn chỉnh một bài văn. <br />
<br />
Trước tiên, tôi đã định hướng cho học đọc kĩ đề, xác định thể loại, kiểu <br />
bài, xác định nội dung tả gì? Và thể hiện tư tưởng tình cảm gì vào bài? Đối <br />
với bài văn miêu tả, quan sát đối tượng được miêu tả là cơ sở để học sinh tìm <br />
ý. Sau khi học sinh đã quan sát và có những ghi chép chi tiết về đối tượng <br />
miêu tả, tôi hướng dẫn học sinh tìm ý cho bài văn của mình dựa vào hình ảnh <br />
đã quan sát và lựa chọn hình ảnh để lập dàn ý cho bài văn. Một bài văn hoàn <br />
chỉnh là bài văn phải có cách sắp xếp chặt chẽ. Mặc dù mở bài, thân bài, kết <br />
bài là ba phần riêng song chúng phải có sự thống nhất về ý.<br />
<br />
* Mở bài: Giới thiệu đối tượng định miêu tả (tả đồ vật, tả cây cối, tả <br />
con vật). Ta có thể dùng cách mở bài trực tiếp (giới thiệu ngay đối tượng) <br />
hoặc mở bài gián tiếp (nói chuyện khác liên tưởng giới thiệu đối tượng).<br />
Ví dụ: Tả cái bàn học<br />
<br />
Chiếc bàn học này là người bạn ở trường thân thiết với tôi gần hai năm <br />
nay. (Mở bài trực tiếp Bài làm của em Nguyễn Minh Thư)<br />
<br />
Tôi rất yêu gia đình tôi, ngôi nhà của tôi. Ở đó, tôi có bố mẹ và chị gái <br />
thân thương, có những đồ vật, đồ chơi thân quen và một góc học tập dễ <br />
thương. Nổi bật trong góc học tập đó là cái bàn học xinh xắn của tôi . ( Mở <br />
bài gián tiếp Bài làm của em Đinh Trí Tuấn Kiệt)<br />
* Thân bài: + Tả đồ vật: Tả bao quát đồ vật rồi đến tả những bộ phận <br />
có đặc điểm nổi bật và nêu công dụng.<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
<br />
+ Tả cây cối: Tả từng bộ phận của cây hoặc từng thời kì <br />
phát triển của cây và ích lợi của cây.<br />
<br />
+ Tả con vật: Tả ngoại hình rồi đến thói quen sinh hoạt <br />
của con vật và hoạt động chính của con vật.<br />
<br />
Phần thân bài chính là phần trọng tâm của một bài văn. Một bài văn có <br />
phần mở đầu và kết thúc hấp dẫn nhưng phần thân bài sáo rỗng, hời hợt, <br />
không giải quyết được đầy đủ các yêu cầu được đặt ra ở phần đề bài thì <br />
chưa phải là một bài văn hay. Để khắc phục khuyết điểm này, khi lập dàn ý <br />
của bài văn, chúng ta cần tách phần thân bài thành các ý lớn cho đầy đủ, rồi <br />
từ các ý đó, viết thành các đoạn văn hoàn chỉnh<br />
<br />
* Kết bài: Nêu cảm nghĩ, ấn tượng, tình cảm của mình với đối tượng <br />
miêu tả.<br />
<br />
Nếu như phần mở bài giống như một lời mời chào thì phần kết bài <br />
giống như lời hứa hẹn phải thật tình cảm và chân thành. Muốn vậy, khi viết <br />
phần kết bài, giáo viên hướng dẫn học sinh viết thật cô đọng, ngắn gọn và <br />
súc tích, tránh kết thúc một cách đơn điệu, tẻ nhạt và cộc lốc. Kết bài chính là <br />
kết lại, khép lại nội dung vừa trình bày ở phần thân bài. Vì vậy cần khép bài <br />
một cách khéo léo để nó đọng lại và mở ra trong lòng người đọc những cảm <br />
xúc tràn trề, những hình ảnh đẹp đẽ mà chúng ta đã miêu tả, đã vẽ ra trong bài <br />
văn của mình.<br />
<br />
Ta có thể dùng hai cách kết bài: Kết bài không mở rộng (Cho biết kết <br />
thúc, không có lời bình luận thêm) và kết bài mở rộng (nói lên tình cảm, cảm <br />
xúc của mình, liên tưởng và có thêm lời bình luận).<br />
Ví dụ: Tả cái trống trường<br />
<br />
Nhờ có anh trống mà giúp cho chúng em thực hiện ra vào lớp đúng giờ. <br />
Khi hết giờ, chúng em tạm biệt anh trống để ra về. (Kết bài không mở rộng)<br />
Tiếng trống là nhịp đập thời gian của trường em. Tiếng trống là hiệu <br />
lệnh hoạt động cho tất cả thầy trò trong trường. Theo nhịp trống, chúng em <br />
xếp hàng. Theo nhịp trống, chúng em vào lớp,...Mai đây, em sẽ lớn lên, có thể <br />
đi đến bất cứ nơi nào, song tiếng trống trường sẽ mãi mãi đọng lại trong tâm <br />
trí em cùng với những kí ức đẹp đẽ của tuổi học trò. (Kết bài mở rộng)<br />
<br />
11<br />
<br />
Ví dụ: Tả đồ chơi em thích<br />
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ đề và hướng dẫn một số câu hỏi: Đề <br />
bài yêu cầu gì ? Em chọn đồ chơi nào để tả ? đồ chơi ấy có đặc điểm gì ? Từ <br />
đó học sinh bám vào yêu cầu đề, huy động vốn từ và dựa vào kết quả quan <br />
sát được, lựa chọn những nét nổi bật của đối tượng để miêu tả rõ ràng và <br />
đầy đủ.<br />
Dàn ý: * Mở bài: Gấu bông là con vật em yêu thích.<br />
<br />
* Thân bài: <br />
Hình dáng không to lắm, gấu luôn ngồi, dáng người tròn, hai tay <br />
trước bụng.<br />
Bộ lông: màu trắng pha hồng rất xinh xắn<br />
<br />
Hai mắt: đen láy, trông như mắt thật rất nghịch và thông minh<br />
Mũi: màu đen nhỏ, trông như chiếc cúc áo<br />
<br />
Trên cổ: thắt một cái nơ đỏ trông thật đáng yêu<br />
Hai tai: cụp xuống trông rất ngộ nghĩnh.<br />
<br />
* Kết bài: Em rất yêu thích gấu bông và em giữ gìn nó cẩn thận.<br />
<br />
* Mở rộng vốn từ ngữ và lựa chọn từ ngữ miêu tả<br />
<br />
Để giúp học sinh viết văn miêu tả tốt, đòi hỏi phải trang bị cho các em <br />
có vốn từ phong phú, hiểu nghĩa của từ, nhận biết từ phổ thông, từ địa <br />
phương, từ cùng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ nhiều màu sắc biểu cảm…Để đáp <br />
ứng được nhu cầu như vậy, tôi đã giúp cho học sinh tích lũy vốn từ và biết <br />
lựa chọn từ miêu tả phù hợp. Khi dạy các bài Tập đọc, giúp cho học sinh hiểu <br />
nghĩa một số từ có trong bài, học sinh nắm được nội dung và nghệ thuật của <br />
bài đó và cảm nhận được cách sử dụng ngôn từ và hình ảnh của mỗi tác giả.<br />
Ví dụ: Bài “Đôi giày ba ta màu xanh” tôi chỉ cho học sinh thấy, tác giả <br />
sử dụng câu văn miêu tả đôi giày: “Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng <br />
vài cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu”. Tác giả đã <br />
dùng từ ngữ giàu hình ảnh và sử dụng phép nghệ thuật so sánh để tô thêm vẻ <br />
đẹp cho đôi giày.<br />
<br />
<br />
12<br />
<br />
Ví dụ: Bài Con chuồn chuồn nước tác giả đã sử dụng câu văn miêu tả <br />
con chuồn chuồn: “Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai <br />
con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng <br />
của nắng mùa thu. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân”. Tác giả <br />
đã sử dung hình ảnh so sánh để miêu tả chú chuồn chuồn một cách sinh động, <br />
hấp dẫn.<br />
<br />
Không những phân môn Tập đọc mà còn các phân môn khác như Luyện <br />
từ và câu cũng giúp cho học sinh mở rộng vốn từ cho mình như các bài: Mở <br />
rộng vốn từ theo chủ điểm, các em cũng lĩnh hội thêm được một ít từ ngữ và <br />
phân môn Mĩ thuật cũng giúp cho học sinh rèn kĩ năng quan sát và trí tưởng <br />
tượng phong phú…và một số phân môn khác nữa (Kể chuyện, Khoa học…)<br />
Bên một cạnh đó, học sinh đọc các bài tham khảo cần phải biết học <br />
tập cách miêu tả và chọn lọc số từ ngữ miêu tả. Từ đó học sinh bổ sung được <br />
vốn từ ngữ cho mình.<br />
<br />
Đặc biệt là học sinh tích lũy vốn từ qua thực tế cuộc sống hằng ngày ví <br />
dụ như nghe và ghi nhớ tiếng kêu của con mèo (meo…meo), Tiếng gáy của <br />
con gà (ò..ó..o), tiếng sủa của con chó (gâu..gâu) …<br />
Ngoài ra, tôi còn giới thiệu thêm một số từ, ngữ cần thiết để làm giàu <br />
thêm vốn từ cho học sinh. <br />
Ví dụ: Tả cây cối<br />
Thân cây to xù xì, rễ cây ăn sâu xuống lòng đất, cành đâm ra tua tủa, hoa <br />
kết lại từng chùm, quả treo lúc lỉu, hương thơm ngào ngạt....<br />
Tả con vật<br />
Chú khoác lên mình bộ áo đẹp; đầu tròn, mắt sáng và tinh, tai vểnh lên <br />
để nghe ngóng, chân nhanh nhẹn, đi lại rất nhẹ nhàng, móng vuốt sắc nhọn là <br />
vũ khí tự vệ và rất lợi hại, khi kiếm được mồi, chú mang về cho con cùng ăn <br />
... <br />
Từ vốn từ mà học sinh đã tích lũy được, tôi hướng dẫn cho học sinh lựa <br />
chọn từ ngữ, hình ảnh khi miêu tả, sử dụng cho phù hợp. Khi trình bày kết <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
<br />
quả quan sát được hoặc khi học sinh luyện viết đoạn, tôi đã uốn nắn, chỉ chỗ <br />
sai cho học sinh ngay khi phát hiện học sinh dùng chưa đúng. <br />
<br />
Ví dụ: Thân bút màu xanh lá cây, thon thả như búp cây. (Sử dụng hình <br />
ảnh so sánh không phù hợp). Sửa lại: Thân bút màu xanh lá cây, thon nhỏ như <br />
ngón tay em.<br />
Ví dụ: Em viết lên trang giấy, nét bút trơn hiện lên những dòng chữ <br />
mềm mềm. (Sử dụng từ không phù hợp). Sửa lại: Em viết lên trang giấy, nét <br />
bút trơn hiện lên những dòng chữ đều đặn, mềm mại.<br />
<br />
* Hướng dẫn sử dụng nghệ thuật và bộc lộ cảm xúc<br />
<br />
Để giúp cho học sinh làm được bài văn hay hơn, sinh động hơn, lôi <br />
cuốn người đọc, tôi đã hướng dẫn học sinh sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân <br />
hóa vào bài; đồng thời bộc lộ cảm xúc của mình để thấy đồ vật, con vật, cây <br />
cối thân thiết và gần gũi với mình hơn. <br />
Để học sinh vận dụng được, tôi giúp các em tìm hiểu kĩ tiết Luyện tập <br />
miêu tả các bộ phận, tổ chức cho học sinh trình bày, luyện cho học sinh nói, <br />
viết những câu có hình ảnh và sử dụng phép nghệ thuật đồng thời bộc lộ <br />
cảm xúc của mình.<br />
<br />
Ví dụ: Miêu tả về thói quen của con chó: “Bữa nào chú cũng được ăn <br />
cơm. Chú thật hốc ăn. Chú chỉ xốc hai miếng là hết bát cơm to, lại ngẩn ngơ <br />
liếm mép. Bữa bữa, chú nhìn chăm chú mọi người ăn cơm, cái đầu cứ lắc lắc <br />
theo từng đôi đũa khi mọi người gắp thức ăn. Trông chú như đang đói và thèm <br />
ăn lắm”. (Bài làm của em Nguyễn Thị Vân Anh).<br />
<br />
Ví dụ : Tả ngoại hình con mèo: “Lông mèo mượt như tơ. Đầu nó tròn <br />
bên trên có hai cái tai dựng đứng, hết quay phía này lại quay phía khác để nghe <br />
ngóng. Hai con mắt nó mới sáng làm sao, ở ngoài sáng mắt xanh biếc, trong <br />
đêm tối mắt nó lấp lánh như ánh lửa”. <br />
<br />
* Nhận xét, đánh giá và chữa bài<br />
<br />
Mỗi dạng bài đều có một tiết trả bài văn viết, tiết này rất quan trọng <br />
nhằm giúp các em thấy được ưu điểm và nhược điểm trong bài viết của <br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
<br />
mình, của bạn để học hỏi, trao đổi lẫn nhau, tìm ra cách sửa sai để cùng tiến <br />
bộ và qua đó tôi biết được học sinh hiểu bài và vận dụng thế nào.<br />
<br />
+ Đánh giá, nhận xét: Tôi tiến hành chấm bài thật kĩ, xác định học sinh <br />
làm đúng bố cục hay chưa? và bố cục có chặt chẽ không? Tôi phát hiện <br />
những ưu điểm của bài văn hay, câu hay, ý hay, dùng từ sáng tạo…và nắm <br />
được những lỗi mắc phải còn tồn tại: dùng từ chưa chính xác, câu văn chưa <br />
hoàn chỉnh, lặp từ, lặp ý…Tôi đánh giá, nhận xét cụ thể vào từng bài của học <br />
sinh.<br />
<br />
Chẳng hạn có những nhận xét như sau :<br />
Bố cục chặt chẽ, lời văn súc tích, có nhiều hình ảnh hay trong bài. Em <br />
cần phát huy thêm. (học sinh năng khiếu)<br />
Đảm bảo bố cục, viết thành câu. Em cần sử dụng phép so sánh, nhân <br />
hóa vào bài để bài văn hay hơn. (học sinh trung bình)<br />
Bài viết còn lủng củng, còn sai lỗi chính tả, viết chưa thành câu. Em <br />
cần chú ý cô hướng dẫn để về nhà viết lại đúng em nhé. (học sinh yếu)<br />
Bố cục chưa rõ ràng, dùng từ ngữ chưa phù hợp, diễn đạt còn lủng <br />
củng. Em cần chú ý cô hướng dẫn để về nhà viết lại cho đúng. (học sinh <br />
yếu)<br />
<br />
Trong quá trình đánh giá, tôi chọn bài tiêu biểu của lớp và các bài văn <br />
hay năm trước đọc cho học sinh nghe và phân tích những điểm hay để học <br />
sinh học tập.<br />
+ Chữa bài: Hướng dẫn cho học sinh chữa lỗi về dùng từ và sai chính <br />
tả, lỗi về câu, lỗi về diễn đạt.<br />
<br />
c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Các biện pháp có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau, bổ <br />
sung hỗ trợ cho nhau. Nếu thực hiện tốt biện pháp đầu sẽ góp phần vào thành <br />
công của biện pháp tiếp theo. Nhằm mục đích cao nhất là nâng cao chất <br />
lượng dạy học của lớp tôi chủ nhiệm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
<br />
Chính vì vậy theo tôi không có giải pháp hay biện pháp nào là tối ưu, vì <br />
vậy giáo viên cần kết hợp các giải pháp, biện pháp phù hợp với từng đối <br />
tượng học sinh trong lớp mình để giảng dạy đem lại hiệu quả cao.<br />
<br />
d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
Với những biện pháp như đã trình bày ở trên đã giúp cho cả giáo viên <br />
và học sinh tự tin, chủ động hơn trong các tiết học làm văn. Các giờ Tập làm <br />
văn cũng trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn. <br />
Học sinh không còn lúng túng trong việc lập dàn ý cho mỗi bài văn; <br />
việc viết một đoạn văn, hay bài văn của các em trở nên dễ dàng hơn. Các em <br />
đã biết miêu tả một số đặc điểm của một sự vật cụ thể theo yêu cầu, biết <br />
viết câu văn đúng ngữ pháp, rõ ý; biết sử dụng những từ ngữ sát nghĩa, có tác <br />
dụng gợi tả, gợi cảm; bước đầu biết sử dụng biện pháp tu từ đơn giản khi <br />
viết văn. Lời văn, ý văn của các em không còn nặng tính liệt kê hay kể lể nữa. <br />
Giờ học tập làm văn diễn ra nhẹ nhàng, thoải mái đối với các em. <br />
Không khí lớp học luôn luôn sôi nổi, chất lượng giờ học đảm bảo.<br />
Nhờ vậy mà chất lượng phân môn Tập làm văn cũng như môn Tiếng <br />
Việt đã nâng lên rõ rệt. <br />
Thể hiện qua bảng thống kê sau:<br />
<br />
Năm Tổng Điểm dưới Điểm 5, 6 Điểm 7, 8 Điểm 9, 10<br />
học số HS 5<br />
SL % SL % SL % SL %<br />
2014 30 1 3.3 7 23.3 12 40.0 10 33.4<br />
2015<br />
2015 28 0 0 8 28.6 11 39.3 9 32.1<br />
2016<br />
<br />
<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
<br />
1. Kết luận<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
<br />
Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc <br />
dân, nhằm xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ cho trẻ <br />
và hình thành cơ bản ban đầu nhân cách con người. Đặc biệt môn Tiếng Việt <br />
có vị trí quan trọng, nó hình thành khả năng giao tiếp và phát triển tư duy cho <br />
học sinh. <br />
Như vậy, mục đích của việc dạy phân môn Tập làm văn lớp 4 là giúp <br />
cho học sinh viết thành bài văn hoàn chỉnh, lời văn gãy gọn, bố cục rõ ràng, <br />
súc tích, diễn đạt có hình ảnh, sinh động và gợi cảm và yêu thích làm văn. <br />
Đây là một quá trình lâu dài, đòi hỏi giáo viên phải sử dụng phương pháp linh <br />
hoạt, sáng tạo sao cho phù hợp và luôn tuân theo nguyên tắc từ đơn giản đến <br />
nâng cao, quan tâm đến tất cả đối tượng học sinh. Bên cạnh đó giáo viên luôn <br />
động viên khuyến khích, biểu dương sự tiến bộ của học sinh dù rất nhỏ, luôn <br />
tạo niềm vui trong học tập. Mỗi tiết học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên tránh áp <br />
đặt và tạo tâm thế học tập cho các em. Với những biện pháp đề ra cùng với <br />
lòng yêu nghề mến trẻ, quyết tâm khắc phục những khó khăn trong giảng <br />
dạy và rèn luyện cho học sinh ngày học tập tốt hơn.<br />
<br />
Đây là những kinh nghiệm bản thân tôi đã rút ra trong quá trình giảng <br />
dạy của mình. Với những suy nghĩ và giải pháp nêu trên trong những năm qua <br />
ít nhiều cũng đã giúp tôi dạy tốt phân môn Tập làm văn lớp 4. <br />
<br />
2. Kiến nghị<br />
<br />
Nhà trường trang bị nhiều sách tham khảo về phân môn Tập làm văn <br />
để giáo viên và học sinh tham khảo.<br />
<br />
Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề về cách xây <br />
dựng dàn bài tập làm văn miêu tả để giáo viên có thể trao đổi lẫn nhau. <br />
<br />
<br />
Buôn Trấp, ngày 14 tháng 3 năm 2017<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hoàng Thị Loan<br />
<br />
17<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
STT Tên tài liệu Tác giả<br />
<br />
Sách Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 <br />
01 NXB Giáo dục<br />
Tập 1B<br />
<br />
Sách Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 <br />
02 NXB Giáo dục<br />
Tập 2A<br />
<br />
Sách Hướng dẫn học Tiếng Việt 4 <br />
03 NXB Giáo dục<br />
Tập 2B<br />
<br />
04 Sách giáo viên Tiếng Việt 4 t 1 NXB Giáo dục<br />
<br />
05 Sách giáo viên Tiếng Việt 4 tập 2 NXB Giáo dục<br />
<br />
06 Luyện tập làm văn 4 NXB Giáo dục<br />
<br />
NXB Đại học sư phạm <br />
07 Những bài văn mẫu<br />
Hà Nội<br />
<br />
<br />
18<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
Tên nội dung Trang<br />
I. Phần mở đầu<br />
1. Lí do chọn đề tài 1<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ đề tài 2<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 2<br />
4. Giới hạn của đề tài 2<br />
5. Phương pháp nghiên cứu 2<br />
II. Phần nội dung<br />
1.Cơ sở lí luận 3<br />
2. Thực trạng 4<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp, biện 5<br />
a. Mục tiêu của giải pháp và biện pháp 5<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 6<br />
* Tìm hiểu phân loại đối tượng học sinh 6<br />
* Hướng dẫn tìm hiểu cấu tạo bài văn miêu tả 7<br />
* Hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng miêu tả 8<br />
* Hướng dẫn tìm ý và lập dàn ý cho bài văn cụ thể 9<br />
* Mở rộng vốn từ và lựa chọn từ ngữ miêu tả 11<br />
* Hướng dẫn sử dụng biên pháp nghệ thuật và bộc lộ cảm xúc 13<br />
* Nhận xét, đánh giá và chữa bài 13<br />
<br />
19<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 14<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 14<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
1. Kết luận 15<br />
2. Kiến nghị 16<br />
Tài liệu tham khảo 17<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
<br />