Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực, bản đồ tư duy tích hợp giáo dục <br />
KNS trong dạy học cụm bài ca dao ở chương trình Ngữ Văn 7 kỳ I<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU <br />
1. Lý do chọn đề tài:<br />
Trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi thiếu niên có một <br />
vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, và cũng <br />
là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này. Thời kỳ <br />
thiếu niên quan trọng ở chỗ : trong thời kỳ này những cơ sở, phương hướng chung <br />
của sự hình thành quan điểm xã hội và đạo đức của nhân cách được hình thành, <br />
chúng sẽ được tiếp tục phát triển trong tuổi thanh niên.<br />
Ở tuổi thiếu niên, tính phê phán của tư duy cũng được phát triển, các em <br />
biết lập luận giải quyết vấn đề một cách có căn cứ. <br />
Trong những năm qua Bộ giáo dục đã có nhiều nỗ lực để đổi mới phương <br />
pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, gắn giáo dục với thực <br />
tiễn cuộc sống và tâm lí lứa tuổi. Lồng ghép kĩ năng sống vào các môn học cũng <br />
không ngoài mục tiêu đổi mới trên.<br />
Xuất phát từ những lí do trên, là một giáo viên dạy văn, tôi luôn luôn có tâm <br />
nguyện mong muốn giúp học sinh của mình có khả năng thích ứng với cuộc sống <br />
mới, biết tự chủ, sống có bản lĩnh có nhân cách. Năm 20162017, 20172018 cho hs <br />
khối lớp 7 để hoàn thiện công tác thực hiện đề tài “ Sử dụng một số phương <br />
pháp dạy học tích cực, bản đồ tư tích hợp giáo dục KNS trong dạy học cụm bài <br />
ca dao ở chương trình Ngữ Văn 7 kỳ I ” ở trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi. <br />
(Lấy học sinh năm 20162017 làm kết quả thực hiện)<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:<br />
Khái quát về ca dao và đề tài nội dung ca dao ở lớp 7<br />
Sử dụng một số kĩ thuật dạy học, phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy <br />
Ngữ văn.<br />
Tạo hứng thú cho học sinh khi học các bài ca dao này . Ca dao có gì hay? Ý nghĩa <br />
về lịch sử, xã hội, tính nhân văn?<br />
Tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong các bài được lựa chọn để phân tích trên lớp<br />
Góp phần đổi mới phương pháp dạy học văn bản trong tình hình mới<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Cụm bài ca dao ở lớp 7<br />
Phần ca dao trong chương trình Ngữ Văn 7Học kì I (tiết ppct , số lượng, <br />
thời lượng cụ thể trong phần giáo án minh chứng.)<br />
Học sinh khối 7 năm học: 20172018<br />
4. Giới hạn phạm vi đề tài:<br />
Đối tượng: học sinh trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi nói chung và khối lớp 7 <br />
(năm học 20162017, 20172018 nói riêng).<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Phương pháp chung: <br />
Phương pháp luận khoa học gắn lý luận và thực tiễn (khái niện và pp tiến hành: <br />
ngắn gọn)<br />
Phương pháp cụ thể: <br />
So sánh đối chiếu kết quả thực hiện đê điều chỉnh kịp thời. <br />
Thống kê số liệu để theo dõi sự tiến bộ của học sinh.<br />
1<br />
GV thực hiện đề tài: Lê Quang Thọ Đợn vị công tác: THCS Nguyễn Trãi <br />
Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực, bản đồ tư duy tích hợp giáo dục <br />
KNS trong dạy học cụm bài ca dao ở chương trình Ngữ Văn 7 kỳ I<br />
<br />
Phân tích số liệu đánh giá tính khả thi của đề tài.<br />
Tổng hợp, đánh giá kết quả thực nghiệm.<br />
***<br />
PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lí luận:<br />
1.1. Kĩ năng sống<br />
1.1.1. Quan niệm về kĩ năng sống:<br />
Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và <br />
tham gia vào cuộc sống hằng ngày ( Tổ chức UNESCO). Trong giáo dục, kỹ năng <br />
sống là những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc <br />
sống hiện đại hóa (WHO).<br />
Cũng theo WHO, kỹ năng sống được chia thành hai loại: kỹ năng tâm lý xã <br />
hội và kỹ năng cá nhân lĩnh hội và tư duy, với mười yếu tố như: tự nhận thức, tư <br />
duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó <br />
với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê <br />
phán, cách giải quyết, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết.<br />
Rèn kỹ năng sống cho học sinh không ngoài mục đích đáp ứng mục tiêu giáo <br />
dục toàn diện; phù hợp với bốn trụ cột của giáo dục theo quan niệm của UNESCO: <br />
học để biết, học để làm, học để tồn tại và học để chung sống. Giúp học sinh thích <br />
ứng được với cuộc sống đầy những biến động khôn lường (những tác động của tự <br />
nhiên và xã hội hiện đại). Thúc đẩy những hoạt động mang tính xã hội, phát huy các nhân <br />
tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực, xây dựng môi trường trường học thân thiện, học sinh <br />
tích cực. Góp phần tích cực cho việc đổi mới phương pháp học tập của học sinh.<br />
Phát triển lòng tự trọng và tôn trọng đối với người khác, chấp nhận đặc tính <br />
riêng của mỗi cá thể (cuộc sống là chấp nhận chuyển thành để sống và để làm <br />
việc: biết nhận và biết cho). Học sinh rèn cách cư xử phù hợp, có hiệu quả. Phân <br />
tích được những ảnh hưởng của gia đình, xã hội, kinh tế và chính trị lên cách cư xử <br />
của con người với con người. Phát triển lòng thông cảm, nhân ái giữa con người <br />
với con người. Rèn luyện cách tự kiềm chế bản thân và năng lực ứng phó với trạng <br />
thái căng thẳng (Stress).<br />
1.1.2.Tầm quan trọng của công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong <br />
trường Trung học cơ sở:<br />
Thực tế cho thấy, có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của con ng ời, có <br />
nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng. Ví dụ: người làm công an có hiểu <br />
biết về pháp luật nhưng vẫn vi phạm pháp luật...Đó chính là họ thiếu kĩ năng sống.<br />
Có thể nói kĩ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con ngư ời biến kiến thức <br />
thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Ngư ời có kĩ năng sống phù <br />
hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thách thức; biết cách ứng xử giải <br />
quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; họ thường thành công hơn trong cuộc <br />
sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. Ngược lại, người thiếu kĩ <br />
năng sống dễ bị thất bại trong cuộc sống. Không những thúc đẩy sự phát triển cá <br />
nhân, kĩ năng sống còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, giúp ngăn ngừa <br />
các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con ng ười. Việc thiếu kĩ năng sống của cá nhân <br />
là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội như: ma túy, mại dâm...Việc <br />
2<br />
GV thực hiện đề tài: Lê Quang Thọ Đợn vị công tác: THCS Nguyễn Trãi <br />
Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực, bản đồ tư duy tích hợp giáo dục <br />
KNS trong dạy học cụm bài ca dao ở chương trình Ngữ Văn 7 kỳ I<br />
<br />
giáo dục kĩ năng sống sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp <br />
nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và giảm các vấn đề xã hội. Giáo dục kĩ năng <br />
sống còn giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con ng ười, quyền công <br />
dân.<br />
Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ bởi vì: Các em <br />
chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người quyết định sự phát <br />
triển của đất nước trong nhiều năm tới. Nếu không có kĩ năng sống, các em không <br />
thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. <br />
Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, <br />
ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, <br />
còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động...Đặc biệt là trong bối cảnh <br />
hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực <br />
và tiêu cực luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương <br />
đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không đ ược giáo <br />
dục kĩ năng sống, nếu thiếu kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu <br />
cực, bạo lực vào lối sống ích kỉ, thực dụng dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. <br />
Một trong các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của một bộ phận học <br />
sinh phổ thông thời gian qua: Bạo lực học đường, đua xe máy...chính là do các em <br />
thiếu những kĩ năng sống cần thiết như: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ <br />
năng kiên định, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng thương lượng, kĩ năng giao <br />
tiếp,...Vì vậy giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn <br />
luyện hành vi có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp <br />
các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng <br />
mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an <br />
toàn, hài hòa và lành mạnh.<br />
Giáo dục kĩ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. <br />
Đảng ta đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã <br />
hội. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, <br />
cần phải có những ngời lao động mới phát triển toàn diện. Do vậy, cần đổi mới <br />
giáo dục nói chung và đổi mới giáo dục phổ thông nói riêng. Giáo dục kĩ năng sống <br />
cho học sinh với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ <br />
bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những ngư ời khác và với xã hội, khả năng <br />
ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống rõ ràng là phù hợp với mục <br />
tiêu giáo dục phổ thông, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Phương pháp giáo dục <br />
kĩ năng sống, với các phương pháp và kĩ thuật tích cực như: hoạt động nhóm, giải <br />
quyết vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, đóng vai, trò chơi...cũng là phù hợp <br />
với định hướng về đổi mới phương pháp dạy học ở phổ thông. Tóm lại, việc giáo <br />
dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trư ờng phổ thông là rất cần thiết đáp ứng <br />
yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.<br />
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các nhà trư ờng phổ thông là xu thế <br />
chung của nhiều nước trên thế giới. Hiện nay trên thế giới đã quan tâm đến việc <br />
đưa kĩ năng sống vào nhà trường và vào chương trình chính khóa. Hình thức xây <br />
dựng“Trường học thân thiện” nhằm thúc đẩy việc giáo dục kĩ năng sống cho học <br />
sinh trong nhà trường.<br />
<br />
3<br />
GV thực hiện đề tài: Lê Quang Thọ Đợn vị công tác: THCS Nguyễn Trãi <br />
Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực, bản đồ tư duy tích hợp giáo dục <br />
KNS trong dạy học cụm bài ca dao ở chương trình Ngữ Văn 7 kỳ I<br />
<br />
1.1.3. Lợi ích của giáo dục kỹ năng sống: <br />
Giáo dục kĩ năng sống cho thanh thiếu niên nói chung và học sinh ở các <br />
trường THCS nói riêng sẽ mang lại cho các em những lợi ích sau đây:<br />
Giáo dục kĩ năng sống góp phần xây dựng hành vi sức khỏe lành mạnh cho <br />
cá nhân và cộng đồng.<br />
Giáo dục kĩ năng sống sẽ giúp các em giải quyết được những nhu cầu để <br />
chúng phát triển.<br />
Giáo dục kĩ năng sống tạo khả năng cho mỗi cá nhân có thể tự bảo vệ sức <br />
khỏe cho mình và cho mọi người trong cộng đồng.<br />
Giáo dục kĩ năng sống góp phần xây dựng môi trường sống lành mạnh, đảm <br />
bảo cho các em phát trển tốt về thể chất và tinh thần.<br />
+ Giáo dục kĩ năng sống sẽ có những tác động tích cực đối với:<br />
Quan hệ giữa thầy và trò, bạn và bạn.<br />
Hứng thú trong học tập.<br />
Để hoàn thành công việc của mỗi cá nhân một cách sáng tạo và có hiệu quả.<br />
+ Giáo dục kĩ năng sống thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, <br />
góp phần xây dựng môi trường xã hội lành mạnh. Giáo dục kĩ năng sống có giá trị <br />
đặc biệt đối với thanh thiếu niên lớn lên trong một xã hội đa dạng văn hóa, nền <br />
kinh tế phát triển và thế giới là một mái nhà chung.<br />
+ Giáo dục kĩ năng sống nhằm hình thành những phẩm chất mà các nhà kinh <br />
tế và chính trị trong tương lai cần có.<br />
Giáo dục kĩ năng sống giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền trẻ <br />
em, giúp các em quyết định được nghĩa vụ của mình đối với bản thân gia đình và xã <br />
hội, góp phần củng cố sự ổn định chính trị của mỗi quốc gia.<br />
1.2. Bản đồ tư duy (sơ đồ tư duy) <br />
Phương pháp mới này giúp giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, có <br />
nhiều ý tưởng sáng tạo hơn trong việc thiết kế bài giảng, đồng thời giúp học sinh <br />
dễ hiểu, dễ nhớ và phát huy tối đa khả năng sáng tạo trong quá trình học. SĐTD là <br />
công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở các trường THCS và bậc học cao hơn <br />
vì chúng giúp giáo viên và học sinh trình bày các ý tưởng, tóm tắt, hệ thống hóa kiến <br />
thức của một bài học, một chủ đề, một chương hay một cuốn sách một cách rõ <br />
ràng, mạch lạc, lôgíc và đặc biệt là dễ dàng phát triển thêm các ý tưởng mới vào bài <br />
giảng cũng như bài học.<br />
Với điều kiện hiện tại, các giáo viên có thể dễ dàng sử dụng máy vi tính để <br />
thiết kế SĐTD thông qua phần mềm iMindMap , Power point. Sau khi thiết kế <br />
xong, SĐTD có thể hiện thị nhờ phần mềm Power Point để các nhánh xuất hiện <br />
theo thứ tự mà người thiết kế định sẵn. Nội dung chính của bài học được thể hiện <br />
bằng SĐTD, thiết kế qua phần mềm iMindMap và phần mềm trình diễn Power <br />
Point có tác dụng tạo sự hấp dẫn và lôi cuốn cao độ đối với người học. SĐTD sử <br />
4<br />
GV thực hiện đề tài: Lê Quang Thọ Đợn vị công tác: THCS Nguyễn Trãi <br />
Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực, bản đồ tư duy tích hợp giáo dục <br />
KNS trong dạy học cụm bài ca dao ở chương trình Ngữ Văn 7 kỳ I<br />
<br />
dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc <br />
biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỷ lệ, chi tiết khắt khe và định khuôn sẵn <br />
như các loại bản đồ thông dụng khác (ví như bản đồ địa lý). Như vậy cùng một chủ <br />
đề, bài học nhưng mỗi người có thể vẽ theo một cách khác nhau và hoàn toàn có <br />
thể thêm hoặc bớt các nhánh dễ dàng. Nếu muốn ghi chép bằng SĐTD cũng có <br />
nhiều ưu điểm hơn như: Lôgíc, mạch lạc; trực quan, sinh động, dễ nhìn, dễ hiểu; <br />
vừa nhìn được tổng thể, vừa biết được chi tiết; giúp hệ thống hóa kiến thức dễ <br />
dàng; và giúp việc ôn tập khoa học, nhớ kiến thức lâu hơn...<br />
Ngoài học trên lớp, SĐTD rất phù hợp với việc học nhóm của học sinh vì nó <br />
giúp các em phát huy tốt hơn khả năng sáng tạo và khả năng hợp tác trong quá trình <br />
tiếp thu kiến thức trên giảng đường. Có thể vận dụng SĐTD vào việc hỗ trợ dạy <br />
học kiến thức mới, củng cố kiến thức cũ, ôn tập hệ thống hóa kiến thức, phát triển <br />
một ý tưởng...<br />
1.3. Phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực<br />
Phương pháp dạy học (PPDH) là lĩnh vực rất phức tạp và đa dạng. Có nhiều <br />
quan niệm, quan điểm khác nhau về PPDH. Trong tài liệu này, PPDH được hiểu là <br />
cách thức, là con đường hoạt động chung giữa GV và HS, trong những điều kiện <br />
dạy học xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học.<br />
PPDH có ba bình diện:<br />
Bình diện vĩ mô <br />
Bình diện trung gian <br />
Bình diện vi mô <br />
Một số lưu ý:<br />
Mỗi quan điểm dạy học có những PPDH cụ thể phù hợp với nó; mỗi PPDH <br />
cụ thể có các KTDH đặc thù. Tuy nhiên, có những PPDH cụ thể phù hợp với nhiều <br />
quan điểm dạy học, cũng như có những KTDH được sử dụng trong nhiều PPDH <br />
khác nhau (Ví dụ: kĩ thuật đặt câu hỏi được dùng cho cả phương pháp đàm thoại và <br />
phương pháp thảo luận). <br />
Việc phân biệt giữa PPDH và KTDH chỉ mang tính tương đối, nhiều khi <br />
không rõ ràng. Ví dụ, động não (Brainstorming) có trường hợp được coi là phương <br />
pháp, có trường hợp lại được coi là một KTDH.<br />
Có những PPDH chung cho nhiều môn học, nhưng có những PPDH đặc thù <br />
của từng môn học hoặc nhóm môn học.<br />
Có thể có nhiều tên gọi khác nhau cho một PPDH hoặc KTDH. Ví dụ: <br />
Brainstorming có người gọi là động não, có người gọi là công não hoặc tấn công <br />
não,... <br />
Đối với học sinh Trung học cơ sở, đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi về mặt <br />
tâm sinh lý, thích tìm tòi học hỏi cái mới, điều lạ. Có em chưa phân biệt được rõ <br />
ràng, ràng rọt điều tốt với điều xấu; điều gì nên làm và điều gì không nên làm nên <br />
đôi khi còn lẫn lộn, dễ bị lôi kéo. Do đó, giáo viên phải dẫn dắt các em vượt qua <br />
những khó khăn, thử thách để giúp các em nhận thức sâu sắc về những việc cần <br />
thiết phải làm đối với cuộc sống của bản thân và mọi người ở lứa tuổi học sinh. <br />
Giáo dục các em tự phân tích, tổng hợp và giải quyết tình huống nào đó cụ thể. <br />
5<br />
GV thực hiện đề tài: Lê Quang Thọ Đợn vị công tác: THCS Nguyễn Trãi <br />
Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực, bản đồ tư duy tích hợp giáo dục <br />
KNS trong dạy học cụm bài ca dao ở chương trình Ngữ Văn 7 kỳ I<br />
<br />
Luôn tạo điều kiện, động viên các em tham gia, hoạt động tốt công tác đội, đoàn và <br />
những sân chơi bổ ích, lành mạnh ở các địa phương để giúp các em có thêm kiến <br />
thức về vốn sống và giáo dục tình yêu quê hương đất nước. Hoặc tổ chức các buổi <br />
chiếu phim ảnh với nội dung thiết thực về truyền thống văn hóa, lịch sử cách <br />
mạng… thông qua đó nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.<br />
Ngoài những giờ lên lớp, ta cần tranh thủ thời gian tìm hiểu học sinh để kịp <br />
thời chia sẻ, giúp đỡ động viên các em vượt qua khó khăn; lắng nghe những tâm tư, <br />
nguyện vọng của các em. Ta phải chân thành chủ động xóa bỏ khoảng cách giữa <br />
học sinh và giáo viên; luôn lựa chọn những ngôn từ thích hợp, bổ ích nhằm giáo dục <br />
các em có thêm kiến thức trong cuộc sống.<br />
Từ những lí do trên có thể khẳng định, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh <br />
trong các trường Trung học cơ sở, nhất là học sinh lớp 7 là rất cần thiết và có phần <br />
quan trọng đặc biệt. <br />
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: <br />
Mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là <br />
chủ yếu sang hình thành và phát triển nhưng năng lực cần thiết ở người học để đáp <br />
ứng sự phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nớc. Thể hiện mục tiêu giáo <br />
dục của thế kỉ XXI: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng <br />
chung sống. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhằm trang bị cho học sinh những <br />
kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp, trên cơ sở đó hình thành cho học sinh <br />
những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu <br />
cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. tạo cơ hội <br />
thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa <br />
về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. <br />
Ngành GD đã thực hiện đổi mới phương pháp, mục tiêu dạy học, đã thực hiện <br />
nhiều đợttập huấn về đổi mới PPDH, KTDH. Tuy vật thực tiễn cách ứng dụng các <br />
PPDH Tc trong dạy bài văn bản vẫn còn hạn chế vì nhiều lí do. <br />
Các KTDH tích cực được sử dụng chưa hiệu quả, nhiều người thực hiện chỉ <br />
để đối phó. Vì vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cũng hạn chế.<br />
Trên thực tế cuộc sống hàng ngày đang diễn ra thì học sinh trường Trung học <br />
cơ sở Nguyễn Trãi nói riêng, kĩ năng sống cần phải được quan tâm nhiều hơn. <br />
Chính vì thế mà bản thân tôi cố gắng rất nhiều để thay đổi PPDH theo hướng tích <br />
cực hơn. Tôi luôn cố gắng giúp các em thấy rằng: Học sinh chỉ có kĩ năng khi các <br />
em tự làm việc đó, chứ không phải nói về việc đó. Kinh nghiệm có được khi học <br />
sinh được hành động trong các tình huống đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng và <br />
sử dụng các kĩ năng phù hợp với điều kiện thực tế.<br />
2.1. Thuận lợi, Khó khăn:<br />
Chưa bao giờ cả xã hội lại có tiếng nói chung bức thiết mong muốn đổi mới nền <br />
giáo dục như hiện nay, cũng chưa bao giờ ngành giáo dục ý thức rõ cần phải <br />
truyền đạt các kĩ năng sống cho học sinh trong thời kì hội nhập như bây giờ.<br />
Bản thân cũng đã có nhiều năm giảng dạy bộ môn Văn luôn thấy rằng: Thời <br />
gian dạy 01 tiết rất ngắn nên việc lồng ghép cũng chỉ trong một thời gian hạn hẹp, <br />
vậy nên rất khó kết hợp lồng ghép được nếu không khéo léo. Học sinh có tình trạng <br />
<br />
<br />
6<br />
GV thực hiện đề tài: Lê Quang Thọ Đợn vị công tác: THCS Nguyễn Trãi <br />
Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực, bản đồ tư duy tích hợp giáo dục <br />
KNS trong dạy học cụm bài ca dao ở chương trình Ngữ Văn 7 kỳ I<br />
<br />
học lệch nên các em cũng ít đầu tư vào tiết Văn vốn dĩ rất nhiều vấn đề cần giải <br />
quyết.<br />
Đa số HS yếu việc nắm và vận dụng kiến thức Văn học nên khó có khả <br />
năng rút ra bài học kĩ năng sống cho bản thân, vì vậy phải dẫn dắt vấn đề để các <br />
em hiểu.<br />
Học sinh của trường đa số xuất thân từ nông thôn nên khả năng thích ứng với <br />
xã hội hện đại của các em còn yếu.<br />
Việc làm quen với các môn học về KNS như: giao tiếp, thuyết trình, làm <br />
việc theo nhóm, khả năng lãnh đạo, tổ chức sẽ giúp các em tự tin, chủ động và biết <br />
cách xử lý mọi tình huống trong cuộc sống.<br />
Lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở là lứa tuổi chuyển tiếp từ lứa tuổi thiếu <br />
niên sang lứa tuổi dậy thì. Các em có nhiều biến đổi sâu sắc về tâm lí và sinh lí. Ở <br />
lứa tuổi này nếu được quan tâm giáo dục tốt sẽ để lại trong quá trình phát triển <br />
nhân cách một định hướng tốt. <br />
Dạy phân môn Văn có tích hợp kĩ năng sống trong nhà trường vẫn được coi <br />
là một trong những hướng đi quan trọng để chống sự xuống cấp đạo đức của một <br />
bộ phận học sinh hiện nay. <br />
Việc giáo dục kĩ năng sống tại các trường học mới chỉ dừng lại ở các tiết <br />
học ở bộ môn GDCD và các hoạt động nhỏ lẻ trong công tác chủ nhiệm lớp chứ <br />
chưa thành chương trình hoàn thiện.<br />
Sự gia tăng những biểu hiện thiếu kĩ năng sống như không thể hiện được <br />
khả năng của bản thân; khó hòa nhập; có thái độ tiêu cực khi mâu thuẫn với bè bạn, <br />
gia đình, thầy cô giáo; lúng túng khi xử lý những tình huống phát sinh trong cuộc <br />
sống; cách học cách sống không khoa học, hiệu quả; … là những biểu hiện của hầu <br />
hết học sinh Trung học cơ sở trong thời gian gần đây.<br />
2.2. Thành công, hạn chế:<br />
Mặt thành công;<br />
Bản thân tôi đã làm quen với thuật ngữ “kỹ năng sống” từ khi phong trào này <br />
được chỉ đạo và phát động sâu rộng trong công tác dạy học, mức độ ứng dụng trong <br />
từng bài dạy và từng đối tượng học sinh có khác nhau;Bản thân tôi đã ý thức được <br />
công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là góp phần vào nhiệm vụ “Xây dựng <br />
trường học thân thiện, học sinh tích cực” .<br />
Công tác giáo dục kĩ năng sống đã được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và <br />
sự hưởng ứng nhiệt tình của các đồng nghiệp và đặc biệt là sự hứng thú tham gia <br />
của các em học sinh. <br />
Hình thức tích hợp tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được thực hiện <br />
trong từng giờ dạy phân môn Văn ở bậc Trung học cơ sở, nhất là chương trình lớp <br />
7 với nội dung khá đa dạng và thiết thực<br />
Mặt còn hạn chế:<br />
Ý nghĩa, tầm quan trọng của kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống chưa được <br />
đánh giá, nhận xét , góp ý thường xuyên và định kì.<br />
Còn nhiều lúng túng trong việc tổ chức giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt <br />
động thích hợp, chưa tận dụng hoặc có thực hiện song chưa mang ý nghĩa hình <br />
thành và phát triển kĩ năng sống trong giảng dạy các bài học.<br />
<br />
7<br />
GV thực hiện đề tài: Lê Quang Thọ Đợn vị công tác: THCS Nguyễn Trãi <br />
Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực, bản đồ tư duy tích hợp giáo dục <br />
KNS trong dạy học cụm bài ca dao ở chương trình Ngữ Văn 7 kỳ I<br />
<br />
Thiếu các điều kiện cần thiết để tiến hành giáo duc kĩ năng sống trong nhà <br />
trường, trước hết là tài liệu cho GV và cho HS <br />
Ðã có các buổi học chuyên đề, đề tài nghiên cứu tổ chức tập huấn cho đội ngũ <br />
GV cốt cán, song nhìn chung mới chỉ ở mức độ làm quen với thuật ngữ, khái niệm <br />
nên chưa tạo được sự đồng bộ trong công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh <br />
qua bài dạy của các tiết học.<br />
Vấn đề thời gian cũng là vấn đề quan trọng trong việc lồng ghép kĩ năng <br />
sống vào tiết dạy, một tiết học thường qua rất nhanh, đôi khi hết giờ mà học sinh <br />
chưa thực hiện được một kĩ năng nào, ngoài ra không có một tiết dạy kĩ năng riêng <br />
cho học sinh, điều này cũng khó với việc tích hợp trong bài dạy.<br />
Bên cạnh những điều trên thì học sinh của Trường Trung học cơ sở Nguyễn <br />
Trãi là vùng sâu nên có ít thông tin, học sinh lại ít đọc sách nên ảnh hưởng phần nào <br />
đến việc thực hành một số kĩ năng sống vào thực tiễn. <br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:<br />
Bản thân kỹ năng sống không có tính hành vi. Các kỹ năng sống cho phép <br />
chúng ta chuyển dịch kiến thức (cái chúng ta biết), thái độ và giá trị (cái chúng ta <br />
nghĩ/ cảm thấy/ tin tưởng) thành hành động (cái cần làm và chủ thể thực hiện) theo <br />
xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng.<br />
Ngày nay, nhiều học sinh không có khả năng đáp ứng kịp thời những đòi hỏi <br />
và sự căng thẳng ngày càng tăng của xã hội vì thiếu sự hỗ trợ cần thiết để tăng <br />
cường và xây dựng các kỹ năng sống cơ bản, điều đó có thể gây ra những tổn hại <br />
về mặt sức khỏe và đạo đức của mỗi con người.<br />
Vì vậy mục tiêu là tiếp cận kỹ năng sống trong giáo dục sức khỏe tinh thần <br />
cho học sinh bậc Trung học cơ sở, tập trung là học sinh khối lớp 7:<br />
Giúp các em hiểu và tự giải quyết những vấn đề về sức khỏe bản thân, phát <br />
triển những giá trị và những kỹ năng sống có khả năng đưa đến một phong cách <br />
sống lành mạnh, tích cực và có trách nhiệm.<br />
Nâng cao khả năng tự đánh giá bản thân và tính tự trọng, tự tin cho các em <br />
trong quan hệ bạn bè cùng trang lứa và người lớn.<br />
Biết coi trọng phụ nữ và các em gái, ngăn chặn những hành vi bất bình đẳng <br />
giới tính trong cộng đồng. Nâng cao sự hiểu biết cho các em về những tác động xấu <br />
của tệ nạn xã hội với sự phát trên kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị của đất nước <br />
cũng như sự phát triển giống nòi của mỗi dân tộc.<br />
3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp, giải pháp:<br />
Trong quá trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cũng nh ư quá trình dạy <br />
học bộ môn Ngữ Văn và tập trung là phân môn văn bản tôi đã sử dụng các phương <br />
pháp dạy học:<br />
Phương pháp dạy theo nhóm;<br />
Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình;<br />
Phương pháp giải quyết vấn đề;<br />
Phương pháp đóng vai;<br />
8<br />
GV thực hiện đề tài: Lê Quang Thọ Đợn vị công tác: THCS Nguyễn Trãi <br />
Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực, bản đồ tư duy tích hợp giáo dục <br />
KNS trong dạy học cụm bài ca dao ở chương trình Ngữ Văn 7 kỳ I<br />
<br />
Phương pháp trò chơi<br />
Khi dạy cần sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực như:<br />
Kĩ thuật chia nhóm<br />
Kĩ thuật giao nhiệm vụ<br />
Kĩ thuật đặt câu hỏi<br />
Kĩ thuật động não<br />
Kĩ thuật “Trình bày 1 phút”<br />
Kĩ thuật “Hỏi và trả lời”<br />
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong tiết học Ngữ văn thực hiện qua các <br />
câu hỏi. Tùy mục đích của giáo viên hướng đến giáo dục kĩ năng nào mà có câu hỏi <br />
thích hợp. Giáo dục kĩ năng nhân thức và tự nhận thức nên dùng câu hỏi liên hệ <br />
thực tế, Giáo dục kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin thì đặt câu hỏi yêu cầu học sinh <br />
tìm các chi tiết nghệ thuật và tác dụng của nó ... <br />
Mục đích của giáo dục kĩ năng sống là giúp người học thay đổi hành vi theo <br />
hướng tích cực. Giáo dục kĩ năng sống thúc đẩy ng ười học thay đổi hay định <br />
hướng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình. Do đó, cần kiên trì chờ đợi và <br />
tổ chức các hoạt động liên tục để học sinh duy trì hành vi mới và thói quen mới; tạo <br />
động lực cho học sinh điều chỉnh hoặc thay đổi giá trị, thái độ và những hành vi <br />
trước đây, thích nghi hoặc chấp nhận các giá trị, thái độ và hành vi mới.<br />
Qua một số bài văn bản, trong quá trình soạn giảng và giảng dạy thực tế trên lớp, <br />
tôi đã lồng ghép các kĩ năng như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy, kĩ năng ra quyết <br />
định, kĩ năng làm việc nhóm ...trong đó lồng ghép hiệu quả nhất là kĩ năng giao tiếp <br />
và làm việc nhóm.<br />
Cụ thể bài dạy:<br />
Tuần: 03 <br />
Tiết: 09 <br />
<br />
Văn bản: <br />
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH<br />
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT <br />
Giúp HS hiểu được khái niệm về ca dao dân ca. Nắm được nội dung ý nghĩa và <br />
một số kiến thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao dân ca thuộc chủ đề tình cảm gia <br />
đình. Thuộc những bài ca dao trong văn bản và biết thêm một số bài ca dao thuộc hệ <br />
thống của chúng. <br />
Rèn luyện kỹ năng đọc thuộc các câu dân ca ca dao (sgk) tìm hiểu thêm những bài <br />
đọc thêm có liên quan đến chủ đề.<br />
Giáo dục cảm thụ các tác phẩm trữ tình dân gian, tình yêu thương gia đình. <br />
B. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC<br />
Phương pháp dạy học nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề, KT chia nhóm, KT <br />
đặt câu hỏi, KT giao nhiệm vụ<br />
C. CHUÂN BI ̉ ̣<br />
Giáo viên: Tư liệu ngữ văn, các câu ca dao có nội dung liên quan…<br />
Học sinh: Đoc bai, so<br />
̣ ̀ ạn bài, vở ghi, vở soạn...<br />
D. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VÀ NỘI DUNG HỌC TẬP<br />
9<br />
GV thực hiện đề tài: Lê Quang Thọ Đợn vị công tác: THCS Nguyễn Trãi <br />
Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực, bản đồ tư duy tích hợp giáo dục <br />
KNS trong dạy học cụm bài ca dao ở chương trình Ngữ Văn 7 kỳ I<br />
<br />
1. Ôn đinh l<br />
̉ ̣ ơp<br />
́<br />
2. KTBC: Nêu ý nghĩa của văn bản “Cuộc chia...búp bê.” ?<br />
3. Bai m<br />
̀ ơi:<br />
́<br />
* Giới thiệu bài: Đối với tuổi thơ mỗi người Việt Nam, ca dao – dân ca là dòng <br />
sữa ngọt ngào, vỗ về, an ủi tâm hồn chúng ta qua lời ru ngọt ngào của bà, của <br />
mẹ, của chị những buổi trưa hè nắng lửa, hay những đêm đông lạnh giá. Chúng <br />
ta ngủ say mơ màng, chúng ta dần dần cùng với tháng năm, lớn lên và trưởng <br />
thành cùng với dòng suối trong lành đó. Bây giờ ta cùng đọc lại, lắng nghe và suy <br />
ngẫm.<br />
<br />
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG<br />
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm<br />
Gọi hs đọc phần chú thích * trong sgk I. Khái niệm.<br />
? Em hiểu thế nào là ca dao – dân ca? * Ca daodân ca <br />
GV giới thiệu thêm về ca dao, dân ca cho HS rõ: Dân ca (sgk).<br />
“quan họ, ví, dặm, hò…”<br />
=> Ca dao, dân ca là mẫu mực về tính chân thực, hồn <br />
nhiên, cô đúc về sức gợi cảm và kĩ năng lưu truyền.<br />
Ngôn ngữ ca dao dân ca là ngôn ngữ thơ như gần lời nói <br />
hàng ngày của nhân dân mang màu sắc địa phương.<br />
VD: Dân ca Hà Tĩnh: Ví, dặm ; Bắc Ninh: Quan họ<br />
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản<br />
* HD đọc: Trong các bài thường theo nhịp 2/2/2/2 và 4/4 <br />
nên khi đọc cần hạ thấp giọng thể hiện nỗi nhớ da diết <br />
II. Đọc Hiểu văn <br />
và tình cảm gia đình thắm thiết mặn nồng.<br />
bản<br />
> Giáo viên đọc mẫu > Sau đó gọi 2 hs đọc tiếp > <br />
1. Đọc – Tìm hiểu <br />
Nhận xét.<br />
GV giải nghĩa từ khó tròn sgk T35 chung<br />
? Các bài ca dao trên thuôc thể loại nào ? Đọc<br />
? Phương thức biểu đạt chính?<br />
? Theo em, tại sao bốn bài ca dao, dân ca khác nhau lại có <br />
Tìm hiểu từ khó<br />
thể kết hợp thành một văn bản? (Vì cả 4 đều có ND tình Thể loại: Văn học <br />
cảm gia đình) dân gian<br />
? Có gì giống nhau trong hình thức diễn đạt của 4 bài ca PTBĐ: Biểu cảm<br />
dao? <br />
(Thể thơ lục bát, giọng điệu tâm tình, các hình ảnh quen <br />
thuộc.)<br />
> Tiết học này chúng ta đi phân tích bài ca dao 1& 4.<br />
GV hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết 2 bài ca dao dân ca.<br />
? Bài ca dao 1 là lời của ai ? Nói với ai ? Về việc gì?<br />
? Lời ca “Cù lao chín chữ” có ý nghĩa khái quát điều gì ? 2. Tìm hiểu văn <br />
(Cụ thể hóa về công lao cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề bản<br />
và tình cảm biết ơn của con cái, mặt khác làm tăng thêm <br />
10<br />
GV thực hiện đề tài: Lê Quang Thọ Đợn vị công tác: THCS Nguyễn Trãi <br />
Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực, bản đồ tư duy tích hợp giáo dục <br />
KNS trong dạy học cụm bài ca dao ở chương trình Ngữ Văn 7 kỳ I<br />
<br />
âm điệu tôn kính, nhắn nhủ tâm tình của câu hát.) Bài 1: Bài ca dao là <br />
? Hai câu đầu sử dụng phép nghệ thuật gì ? Tác dụng? lời của người mẹ hát <br />
? Hai câu cuối có sử dụng thành ngữ nào? Từ loại nào? ru con, nói với con <br />
? Hai câu sau biểu lộ điều gì? về công lao cha mẹ.<br />
(Biểu lộ lòng biết ơn sâu nặng của con cái đối với cha > Nghệ thuật so <br />
mẹ, nhắc nhở, nhắn gửi về phận làm con.) sánh:<br />
* Bình: Thực hiện tình cảm của con cái đối với cha mẹ, > Khẳng định công <br />
phải biết kính trọng hiếu thảo để đền ơn cha mẹ, hãy lao to lớn của cha <br />
làm việc tốt đừng để cha mẹ buồn. mẹ đối với con cái.<br />
? Tìm những bài ca dao có nội dung nói về công cha, Hai câu cuối: Thành <br />
nghĩa mẹ như bài 1? ngữ Hán Việt “cù lao <br />
(HSTL nhóm > Các nhóm nhận xét > GV chốt ý) chín chữ”, thán từ <br />
“con ơi”<br />
GV: Bài ca dao thứ 4 diễn tả tình cảm nào của con <br />
> Biểu lộ lòng kính <br />
người? <br />
yêu và biết ơn sâu <br />
(Tình cảm anh em thân thương ruột thịt.)<br />
nặng của con cái đối <br />
? Tình cảm ấy được diễn tả bằng hình ảnh nào ? <br />
với cha mẹ. <br />
(“người xa, cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân”)<br />
> Nhắc nhở, nhắn <br />
? Các từ “người xa”, “bác mẹ”, “cùng thân” có nghĩa <br />
gửi về phận làm con.<br />
ntn ?<br />
Bài 4:<br />
? Qua đó, em thấy tình cảm anh em được cắt nghĩa trên <br />
những cơ sở nào?<br />
(+ Không phải người xa lạ.<br />
+ Đều cùng cha mẹ sinh ra.<br />
+ Đều có quan hệ máu mủ ruột thịt.) <br />
? Bài ca dao sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?<br />
? Cách so sánh đó cho ta thấy sự sâu sắc nào trong tình <br />
cảm anh em ruột thịt?<br />
(Quan hệ anh em được so sánh bằng hình ảnh “như thể <br />
tay chân” Bài ca đưa những bộ phận của cơ thể, của So sánh: Tình cảm <br />
xương thịt con người mà so sánh, nói về tình cảm anh em. anh em không thể <br />
Cách so sánh đó càng biểu hiện sự gắn bó thiêng liêng chia cắt.<br />
của anh em.)<br />
? Tình anh em gắn bó còn có ý nghĩa gì trong lời ca: “Anh <br />
em hòa thuận, hai thân vui vầy” ?<br />
? Như vậy bài ca dao đề cao tình cảm nào của con <br />
người?<br />
GV: Qua đó muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì về tình cảm Tình anh em gắn bó <br />
anh em? đem lại hạnh phúc <br />
cho cha mẹ.<br />
> Đề cao tình anh <br />
? Tình anh em yêu thương hòa thuận là nét đẹp của em. Đề cao truyền <br />
truyền thống đạo lí DT ta, nhưng trong truyện cổ tích lại thống đạo lí của <br />
có chuyện không hay về tình anh em như chuyện “Cây người Việt Nam. <br />
<br />
11<br />
GV thực hiện đề tài: Lê Quang Thọ Đợn vị công tác: THCS Nguyễn Trãi <br />
Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực, bản đồ tư duy tích hợp giáo dục <br />
KNS trong dạy học cụm bài ca dao ở chương trình Ngữ Văn 7 kỳ I<br />
<br />
khế”. Em nghĩ gì về điều này ? <br />
(HSTL nhóm > Các nhóm nhận xét > GV chốt ý)<br />
(Mượn chuyện tham lam của người anh để cảnh báo: <br />
Nếu đặt vật chất lên trên tình anh em, sẽ bị trừng phạt.> <br />
Đó là một cách để nhân dân khẳng định sự cao quí của <br />
tình cảm anh em.) > Nhắn nhủ anh em <br />
? Tìm những bài ca dao có nội dung nói về tình cảm anh đoàn kết vì tình ruột <br />
em như bài 4? thịt, vì mái ấm gia <br />
* Hoạt động 3: Tổng kết nội dung bài học đình.<br />
? Qua văn bản này em cảm nhận được vẻ đẹp cao quí <br />
nào trong đồi sống tinh thần của DT ta ?<br />
? Những biện pháp nghệ thuật nào được cả 2 bài ca dao <br />
sử dụng? <br />
( Thể thơ lục bát, hình ảnh so sánh, ẩn dụ, âm điệu tâm <br />
tình, nhắn nhủ, hình ảnh quen thuộc ) Ghi nhớ (sgk) <br />
GV hướng dẫn HS hướng vào phần ghi nhớ (sgk) <br />
*Hoạt động 4: Luyện tập<br />
GV cho HSTL nhóm tự sắp xếp<br />
+ Nhóm 1+2: Bài 1 III. Luyện tập<br />
+ Nhóm 3+4: Bài 4 Bài 2: Tìm một số <br />
VD: Tình cảm của con cái đối với cha mẹ bài ca dao có nội <br />
“Vẳng nghe tiếng vịt kêu chiều dung tương tự.<br />
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau”<br />
> Hs nhận xét lẫn nhau <br />
> GV nhận xét và đưa ra kết luận <br />
E. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ<br />
1. Củng cố: Ca dao, dân ca là gì ? Hãy nhắc lại ND 2 bài ca dao về tình cảm <br />
g/đ?<br />
Hướng dẫn học sinh củng cố bằng SĐTD:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
GV thực hiện đề tài: Lê Quang Thọ Đợn vị công tác: THCS Nguyễn Trãi <br />
Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực, bản đồ tư duy tích hợp giáo dục <br />
KNS trong dạy học cụm bài ca dao ở chương trình Ngữ Văn 7 kỳ I<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2. Dặn dò: Học bài và soạn bài “Những câu ………con người”, sưu tầm những <br />
câu ca dao có nội dung tương tự…<br />
<br />
Tuần: 03 <br />
Tiết: 10 <br />
<br />
Văn bản: NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG,ĐẤT NƯỚC, <br />
CON NGƯỜI<br />
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT<br />
Giúp HS: Cho HS nắm được nội dung ý nghĩa và hình thức nghệ thuật tiêu biểu <br />
trong các bài ca dao thuộc chủ đề, tình yêu quê hương, đất nước, con người. Qua đó <br />
tự hào về cảnh đẹp quê hương mình và thấy được tài năng đối đáp của con người <br />
Việt Nam<br />
Rèn luyện kỹ năng đọc ca dao trữ tình, phân tích hình ảnh, nhịp điệu.<br />
Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước và con người Việt Nam.<br />
GDKNS: KN tự nhận thức, KN tìm kiếm và xử lí thông tin, KN hợp tác, KN tư duy <br />
sáng tạo..<br />
B. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC<br />
Phương pháp dạy học nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề, KT chia nhóm, KT <br />
đặt câu hỏi, KT giao nhiệm vụ<br />
C. CHUÂN BI ̉ ̣<br />
Giáo viên: Tư liệu ngữ văn, sưu tầm một số câu ca dao có nội dung <br />
tương tự…<br />
Học sinh: Đoc bai, so<br />
̣ ̀ ạn bài, vở ghi, vở soạn...<br />
D. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VÀ NỘI DUNG HỌC TẬP<br />
1. Ôn đinh l<br />
̉ ̣ ơp ́<br />
2. KTBC: Đọc thuộc 2 bài ca dao và nêu ý nghĩa của hai bài đó?<br />
̀ ơi:<br />
3. Bai m ́<br />
13<br />
GV thực hiện đề tài: Lê Quang Thọ Đợn vị công tác: THCS Nguyễn Trãi <br />
Sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực, bản đồ tư duy tích hợp giáo dục <br />
KNS trong dạy học cụm bài ca dao ở chương trình Ngữ Văn 7 kỳ I<br />
<br />
<br />
<br />
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG<br />
* Hoạt động 1: Nhắc lại khái niệm<br />
? Em hiểu thế nào là ca dao – dân ca? I. Khái niệm.<br />
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản * Ca daodân ca <br />
* HD đọc: Văn bản đọc theo thể lục bát nhưng cũng có (sgk)<br />
một số dòng 2/2/2 – 4/4 – 3/2/2 – 4/3/4. Giọng đều chậm II. Đọc Hiểu văn <br />
rãi theo từng nhịp từng vần, thể hiện tình cảm phấn chấn, bản<br />
tự hào. 1. Đọc – Tìm hiểu <br />
GV đọc mẫu >gọi HS đọc> GV nhận xét. chung<br />
GV hướng dẫn HS đọc chú thích (sgk) Đọc<br />
? Các bài ca dao trên thuộc thể loại nào? Những câu hát Tìm hiểu từ khó<br />
này thuộc kiểu văn bản nào? (Kiểu văn bản biểu cảm.) Thể loại: Văn học <br />
? : Phương thức biểu đạt chính? dân gian<br />
? Vì sao 4 bài ca dao dân ca khác nhau lại có thể hợp thành <br />
một văn bản? (Vì 4 bài hát đều tập trung phản ánh tình yêu PTBĐ: Biểu cảm<br />
quê hương, đất nước, con người.)<br />
? Từ nội dung cụ thể của từng bài, hãy cho biết: Những <br />
bài nào phản ánh tình yêu quê hương, đất nước? Những bài <br />
nào kết hợp phản ánh tình yêu con người ?<br />
(+ Phản ánh tình yêu quê hương, đất nước: Bài 1, 2, 3.<br />
+ Kết hợp phản ánh tình yêu con người: Bài 4)<br />
? Những bài ca dao trên có chung hình thức diễn đạt nào?<br />
(Phần nhiều là thơ lục bát. Dùng lối đối đáp, hỏi mời, <br />
nhắn gửi.)<br />
> Tiết học này chúng ta đi phân tích bài ca dao 1& 4.<br />
GV hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết 2 bài ca dao dân <br />
ca.<br />
GV cho HS đọc lại bài 1 và nhận xét.<br />
? Bài ca 1 là lời của một người hay 2 người ? Người đó là 2. Tìm hiểu văn <br />
ai? (Lời của 2 người đó là chàng trai và cô gái.) bản<br />
? Bài này có bố cục riêng ntn? Bài 1:<br />
(Bài ca có 2 phần> Phần đầu: câu hỏi của chàng trai, <br />
phần sau là lời đáp của cô gái.)<br />
GV: Hỏi đáp là hình thức đối đáp trong ca dao dân ca. Bố cục: 2 phần <br />
Theo em, chàng trai và cô gái hỏi đáp về cái gì? phần đầu là câu hỏi <br />
(cảnh đẹp của núi sông, đất nước, về đặc điểm địa lý, của chàng trai, phần <br />
l/sử, văn hóa) sau là lời đáp của cô <br />
? Những địa danh nào được nhắc tới trong lời đối đáp của gái.<br />
Chàng trai và cô gái <br />
chàng trai và cô gái ?<br />
hỏiđáp về những <br />
? Những địa danh đó có những điểm chung và riêng nào ?<br />
đặc điểm địa danh <br />
(+ Điểm chung: Đều là những nơi nổi tiếng về lịch sử, văn <br />
hóa của miền Bắc nước ta.<br />
14<br />
GV thực hiện đề tài: Lê Quang Thọ Đợn vị công tác: THCS Nguyễn Trãi <br />
Sử dụng một số