SKKN: Sử dụng đồ dùng trực quan để kể chuyện, tóm tắt trong bộ môn Ngữ Văn lớp 10 THPT
lượt xem 67
download
Đối với Ngữ Văn lớp 10, trong giờ học văn việc đọc văn bản, nắm được nội dung của văn bản đồng nghĩa với việc kể được tóm tắt văn bản đó. Đây là khâu quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến kết quả tiếp thu bài của học sinh. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “ Sử dụng đồ dùng trực quan để kể chuyện, tóm tắt trong bộ môn Ngữ Văn lớp 10 THPT”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Sử dụng đồ dùng trực quan để kể chuyện, tóm tắt trong bộ môn Ngữ Văn lớp 10 THPT
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị THPT Nguyễn Đình Chiểu Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN ĐỂ KỂ CHUYỆN,TÓM TẮT TRONG BỘ MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 THPT. Người thực hiện: Nguyễn Thị Lê Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục : - Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn - Lĩnh vực khác: Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác Năm học: 2011-2012. -1-
- BM02-LLKHSKKN SƠ LƢỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Thị Lê 2. Ngày tháng năm sinh: 04/10/1980 3. Nam, nữ: nữ 4. Địa chỉ: Phước Thái- Long Thành- Đồng Nai 5. Điện thoại: 0613551883 ; ĐTDĐ:0169 4907 380 6. E-mail:ngle1712@gmail.com 7. Chức vụ:Tổ trưởng 8. Đơn vị công tác:Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng:2003 - Chuyên ngành đào tạo:Ngữ văn III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm:Ngữ văn - Số năm có kinh nghiệm:08 -2-
- Tên sáng kiến kinh nghiệm: SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN ĐỂ KỂ CHUYỆN,TÓM TẮT TRONG BỘ MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 THPT. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Cùng với các môn học khác, môn Ngữ văn hợp thành chương trình văn hóa cơ bản ở bậc THPT,chuẩn bị cho các em học sinh ra đời hoặc tiếp tục học cao hơn.Sách Ngữ văn 10 có viết: “Văn học là nhân học” – Môn Ngữ văn góp phần quan trọng vào việc giáo dục nhân cách học sinh,giúp các em trở thành những con người tốt.Đó là những con người yêu nước, yêu CNXH, có tư tưởng tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm thù cái ác… Đó là những con người có bản lĩnh, tư duy sáng tạo, có năng lực cảm thụ cái chân-thiện-mĩ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học. Đó cũng chính là những người có ham muốn tha thiết đem tài năng của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Vì vậy, mỗi bài học ở THPT giáo viên không chỉ hướng dẫn các em thưởng thức, cảm thụ. Mà điều cơ bản là thông qua thưởng thức cảm thụ giáo viên hướng dẫn các em chủ động lĩnh hội những kiến thức cụ thể vừa sức về tác phẩm văn học, học sinh tiến đến chiếm lĩnh những kiến thức phổ biến về khoa học. Có như vậy, môn Ngữ văn ở THPT mới góp phần vào việc giáo dục học sinh phát triển toàn diện về tâm hồn và trí tuệ, về tri thức và thẩm mĩ. Nhất là những năm gần đây Bộ giáo dục và đào tạo đã thực hiện thay sách giáo khoa cấp I, II,III ;dạy học bám sát vào chuẩn kiến thức-kĩ năng và thực hiện chương trình giảm tải năm 2011. Có sự thay đổi đáng kể trong nội dung và hình thức. Cùng với sự thay đổi ấy phương pháp dạy học cũng được nghiên cứu và thay đổi cho phù hợp với chương trình , đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Theo tôi nghĩ đây là phương pháp dạy học tích cực. Vì vai trò của người thầy là định hướng, chỉ đạo còn học sinh giữ vai trò tích cực hoạt động và chủ động. Phương pháp dạy học này đã kích thích tư duy sáng tạo của học sinh rất cao giúp các em làm chủ được kiến thức môn học. Muốn học được một giờ văn tốt trước hết người học phải đọc trước tác phẩm (văn bản) và nắm được nội dung văn bản. Đối với Ngữ Văn lớp 10, trong giờ học văn việc đọc văn bản, nắm được nội dung của văn bản đồng nghĩa với việc kể được tóm tắt văn bản đó. Đây là khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định đến kết quả tiếp thu bài của học sinh. Vì đọc xong tác phẩm, nhất là tác phẩm tự sự, dù đọc diễn cảm nhiều lần, các em cũng sẽ dễ quên lời của văn bản. Cái còn lại trong các em là văn bản hình tượng. Nhưng văn bản hình tượng ấy sẽ còn sinh động và sáng tạo như thế nào, sự thâm nhập của các em vào hiện tượng ấy sâu sắc và có cảm xúc ra sao?…phần lớn phụ thuộc vào biện pháp kể, có như vậy mới tiến hành việc chia bố cục, nêu đại ý và phân tích được văn bản, giờ học mới đạt kết quả cao. Vì vậy, việc kể- tóm tắt văn bản không thể thiếu trong giờ học Ngữ văn của học sinh lớp 10 trong chương trình đổi mới sách giáo khoa hiện nay. Do đó, tôi thấy việc kể -tóm tắt văn bản là một bước quan trọng nên tôi quyết định chọn đề tài này. -3-
- II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1.Cơ sở lý luận Trong quá trình dạy học Ngữ văn có nhiều yếu tố dẫn đến một bài học, một giờ dạy - học đạt hiệu quả cao. Nhưng yếu tố cơ bản vẫn là nắm vững nội dung văn bản trước khi phân tích văn bản. Từ đó học sinh mới có thể độc lập suy nghĩ, chủ động tích cực trả lời câu hỏi hoặc thảo luận một vấn đề mà giáo viên đưa ra cho học sinh. Tránh tình trạng khi học sinh chưa nắm được nội dung, cốt truyện hoặc nội dung cơ bản của một văn bản mà trở nên thụ động, ỉ lại và chờ đợi vào sự đọc chép của giáo viên. Chính vì vậy, muốn cho học sinh tự tìm tòi và khám phá khai thác văn bản một cách chủ động, tích cực thì trước hết người giáo viên phài là người định hướng cho học sinh làm thế nào để học sinh nắm được nội dung của văn bản. Và muốn vậy phải hướng dẫn học sinh đọc trước văn bản ở nhà. Nhưng để nắm được nội dung của văn bản không chỉ đơn thuần là đọc văn bản ngắn, lời văn có sự việc, diễn biến thì còn dễ. Ngược lại những văn bản dài, tính nghệ thuật cao thì lại là cả một vấn đề và việc nắm được nội dung là phải biết kể tóm tắt được văn bản. Song từ trước đến nay, trong thực tế tôi thấy việc dạy – học văn nói chung, bước kể tóm tắt các văn bản rất khó đối với học sinh- kể cả học sinh khá, giỏi. Đa số các em không biết tóm tắt mà chỉ kể theo kiểu học thuộc lòng cả văn bản. Trong khi đó, việc kể tóm tắt là chúng ta đang luyện cho học sinh cách trình bày văn bản bằng miệng. Kể tóm tắt văn bản theo tôi hiểu là chúng ta phải “thâu tóm những ý chính, ý cơ bản” nhưng không phải là liệt kê rời rạc mà phải biết liên kết các ý đó lại để tạo thành cách kể mạch lạc, rõ ràng, ngắn ngọn và đủ ý. Đó cũng là điều mà tôi băn khoăn, suy nghĩ, luôn trăn trở để tìm ra giải pháp tốt nhất. Ngoài ra trong quá trình giảng dạy, một điều rất rõ đó là học sinh ở các lớp tôi trực tiếp giảng dạy trong giờ học văn –đặc biệt là giờ học văn bản văn xuôi các em rất thích đọc, phần đọc được các em hưởng ứng rất sôi nổi, các em thi nhau xung phong để được cô giáo chỉ định đứng lên đọc.Nhưng khi giáo viên yêu cầu kể tóm tắt thì các cánh tay vội vàng cụp xuống và ánh mắt cũng lẩn chốn cái nhìn của cô. Đó là một thực tế đáng buồn và ảnh hưởng đến chất lượng dạy – học môn Ngữ văn. Do đặc trưng của môn Ngữ văn lớp 10 và yêu cầu chung của bộ môn là rèn luyện cho học sinh các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết và cảm thụ văn bản. Đây cũng là năm đầu của cấp học, là tiền đề cho các năm học tiếp theo, do vậy giúp học sinh cảm thụ tốt được nội dung của bài học là điều không phải giản đơn. Các em mới bước chân từ THCS lên còn bao bỡ ngỡ, giáo viên cũng vừa mới tiếp xúc với cách giảng dạy mới chưa có nhiều kinh nghiệm. Chính vì vậy mà còn gặp không ít những khó khăn trong mỗi giờ dạy, đa phần các em chưa có ý thức cao trong việc học bài và soạn bài trước ở nhà. Vì thế mà về cơ bản việc giảng dạy môn Ngữ văn hiện nay đôi khi vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội, chưa phù hợp với đặc trưng bộ môn. Bên cạnh đó cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học cho môn Văn ở trong nhà trường còn thiếu nhiều. Giáo viên dạy học chưa đầu tư nhiều thời gian cho việc nghiên cứu chuẩn bị bài và chưa thực sự quen với việc sử dụng đồ dùng -4-
- trực quan vào phương pháp đổi mới. Phần lớn trong giờ Ngữ văn chưa phát huy được tính tích cực của học sinh. Học sinh cũng ít được làm việc độc lập và rèn luyện kỹ năng thực hành. Từ đó dẫn đến kết quả học tập chưa cao. Là một giáo viên có tuổi nghề còn ít, nhưng với chuyên ngành đào tạo Văn đồng thời trong các dịp hè vừa qua tôi đã được tham gia về các lớp học chuyên đề thay sách giáo khoa;chuyên đề chuẩn kiến thức - kĩ năng;chuyên đề đổi mới cách ra đề kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức-kĩ năng; thực hiện giảng dạy theo chương trình giảm tải năm 2011 từ lớp 10 đến lớp 12 (môn Ngữ văn), bản thân tôi đã sơ bộ thâu tóm sơ lược nội dung chương trình của các khối lớp cộng với tình hình thực tiễn như vậy. Cho nên bản thân luôn trăn trở làm thế nào để tạo được hứng thú của học sinh với môn học, mà việc làm đầu tiên tôi nghĩ là tích cực sử dụng đồ dùng trực quan (tranh ảnh) khi dạy môn văn khối 10, hướng tới việc tạo tiền đề cho học sinh chiếm lĩnh kiến thức ở các lớp học, cấp học cao hơn.Vì môn Ngữ văn là môn học sẽ giúp các em nhiều trong ứng xử, giao tiếp và trình bày văn bản viết … nó góp phần không nhỏ vào sự phát triễn của xã hội, đáp ứng mục tiêu giáo dục của thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Bộ môn Ngữ văn 10, cũng như kết quả khảo sát chất lượng môn văn ở thời điểm đầu năm. Tôi thấy việc đọc thông, viết thạo cũng như quá trình đọc và kể tóm tắt được văn bản trong một tiết dạy – học văn là điều khó khăn đối với các em học sinh lớp 10, cho nên tôi chọn đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 10 với việc “sử dụng đồ dùng trực quan (tranh ảnh) để kể, tóm tắt truyện trong một tiết dạy- học Ngữ văn”. Trong chương trình đổi mới về nội dung – phương pháp đối với môn Ngữ văn có rất nhiều vấn đề tôi muốn đề cập. Song do thời gian còn hạn chế nên tôi chỉ giới hạn đề tài trong một phạm vi rất nhỏ, chỉ một phần nhỏ trong các bước tiến hành của một giờ Ngữ văn 10. Đó là tích cực sử dụng đồ dùng trực quan (tranh ảnh) cho phần kể chuyện tóm tắt trong một tiết dạy học Ngữ văn. Mặc dù đã ấp ủ trong suy nghĩ từ lâu, song sáng kiến này vẫn còn mang tính kinh nghiệm non trẻ. Mong các quý vị, bạn đọc tham khảo, góp ý kiến cho đề tài của tôi được phong phú hơn. 2. Nội dung,biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài a. Biện pháp chung Để tạo được hứng thú học tập của học sinh và nâng cao chất lượng của học sinh cũng như đạt được ước vọng của bản thân, góp một phần nhỏ bé vào bước chuyển biến cơ bản, đột phá về chất lượng giáo dục, giáo dưỡng theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của xã hội và phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đồng thời thực hiện có hiệu quả việc đổi mới, bản thân tôi đã tiến hành một số những công việc sau: Thực hiện việc vận dụng tư tưởng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh vào thực tiễn giảng dạy ở môn Ngữ Văn 10 – THPT, như các nhà nghiên cứu về phương pháp dạy học đã cho rằng “giáo viên không thể rót hoặc cung cấp kiến thức tới học sinh và học sinh cũng không thể giữ vai trò chủ động: nghe, ghi, chấp nhận và kèm theo mẫu trong quá trình học tập”. Mà tích cực hóa hoạt động học tập -5-
- của học sinh cũng không phải là đề cao sở thích, hứng thú tự phát, tùy hứng, tự do… mà là đề cao tính tích cực, chủ động học tập của học sinh dưới sự hướng dẫn của mỗi giáo viên nhằm đạt được mục đích của mỗi bài học Ví dụ: Thông thường ở mục tiêu bài học cần đạt của một giờ Ngữ văn là giúp học sinh hiểu được nội dung và ý nghĩa, sau đó là rèn kỹ năng và vận dụng kiến thức vào thực tế. Vì vậy để hiểu được nội dung – ý nghĩa của văn bản trước hết tôi phải dặn dò học sinh chuẩn bị bài kỹ ở nhà như: Đọc trước văn bản, soạn bài tìm bố cục và kể chuyện theo bố cục, kể tóm tắt cả văn bản. Có như vậy chúng ta mới kích thích học sinh tích cực học tập và muốn khai thác nội dung, ý nghĩa, mổ sẻ văn bản. Chúng ta phải cho học sinh từng bước một đi từ ngoài vào trong tác phẩm. Thực tế học một tác phẩm học sinh: “hiểu được nội dung thì mới hiểu được ý nghĩa”. b.Biện pháp cụ thể: - Để học sinh tóm tắt được chuyện tốt trước hết giáo viên phải tổ chức khâu đọc cho học sinh. Đọc là các biện pháp hình thức có liên quan đến hành động đọc, đọc thành lời, đọc thầm, đọc ở nhà, đọc trên lớp… Tất cả phải hướng vào mục tiêu: Bồi dưỡng năng lực tri giác, tái tạo âm thanh nhịp điệu, rèn luyện kỹ năng cảm thụ cái hay cái đẹp của lời văn, bồi dưỡng năng lực lĩnh hội nội dung, ý nghĩa của lời văn và rèn kỹ năng tái hiện một cách sáng tạo. - Để học sinh thực sự là chủ thể cảm thụ, khám phá tác phẩm văn chương, các em phải được hướng dẫn tổ chức đọc và đọc diễn cảm dưới nhiều hình thức: + Đọc ở nhà, đọc một mình. + Đọc trước tập thể, đọc trước lớp, trước khi tìm hiểu tác phẩm, đọc trong quá trình tìm hiểu tác phẩm, đọc sau khi đã cảm thụ sâu sắc tác phẩm. + Đọc phân vai (đối với một số tác phẩm phù hợp). + Biết rõ yêu cầu về cách đọc đúng: Đọc đúng: đọc đạt yêu cầu vể cách phát âm và chính tả. Đọc hay: Phát huy ưu thế của chất giọng, biết ngừng nghỉ đúng đi đến cảm nhận được nội dung. - Kết hợp với phương pháp truyền thống trong khi dạy học tác phẩm tự sự. + Kể tóm tắt cốt truyện. + Kể sáng tạo hoặc kể một cách nghệ thuật. - Kể tóm tắt cuộc đời nhân vật. + Tưởng tượng mình là nhân vật trong tác phẩm kể lại cuộc đời và tâm trạng mình. - Theo phương pháp mới: Song với phương pháp dạy học theo chương trình cải cách hiện nay sử dụng các thiết bị, đồ dùng dạy học và phương tiện dạy học theo phương pháp đổi mới hiện -6-
- nay đang là phương châm phục vụ thiết thực nhất, hiệu quả nhất cho mỗi giờ học. Vì vậy tôi mong muốn sẽ sử dụng triệt để đồ dùng dạy học môn Ngữ văn 10. Để nhằm tăng cường kênh hình, kênh tiếng… tới học sinh với kỹ năng nghe, nói, đọc, viết,tức là đi “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng ”trong phần tóm tắt truyện. Điều cơ bản là người thầy phải làm sao cho trong mỗi giờ học không căng thẳng, nặng tâm lý. Mặt khác phải kích thích được hứng thú và nâng cao tính tích cực học tập để các em ham học, tự giác say mê với môn học đồng thời phải có sự cộng hưởng giữa giáo viên với học sinh và ngược lại hoặc giữa học sinh với học sinh, trong việc chiếm lĩnh cảm thụ và vận dụng kiến thức một cách nhạy bén thông thạo. Nói như vậy không chỉ là dừng lại ở việc nói suông mà “Nói phải đi đôi với làm”. Việc học Ngữ văn là phải rèn luyện cho học sinh nhiều kỹ năng như: “Nghe – nói – đọc – viết”. Viết không chỉ là viết thạo mà còn phải viết hay, viết đúng, không chỉ đọc thạo mà phải là đọc hiểu qua cảm nhận. Vậy để có được thành công đó còn đang là cả một vấn đề. Đặc biệt là đối tượng học sinh lớp 10 THPT thì việc đọc – nhớ - kể vẫn còn khó khăn và nan giải. Muốn làm được và giúp học sinh làm tốt việc này trước khi đi phân tích, mổ sẻ văn bản thì tôi nghĩ rằng người thầy phải nghiên cứu kỹ bài dạy trước, xem văn bản thuộc thể loại văn bản gì? (Tự sự, miêu tả, … ) để tạo ra đồ dùng dạy học trực quan hợp lý, linh hoạt, sinh động. Trong thực tế chương trình Ngữ Văn THPT nói chung chưa được cung cấp tranh ảnh ,có chăng chỉ là một vài hình ảnh minh họa trong một số bài học về tác giả hoặc một địa danh, di tích nào đó có liên quan trong SGK. Ví dụ:Lớp 10 có tranh Lễ hội đền Cổ Loa (Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy) ; tranh Pê-nê-lốp vui sướng nhận ra chồng mình (Uy-lít-xơ trở về- Trích Ô-đi-xê);tranh Cô Tấm đi hội (Tấm Cám);tranh Cảnh hát đối tại đền Vàng (Ca dao than thân,yêu thương tình nghĩa)… Với số lượng tranh ảnh ít như thế giáo viên không thể hướng dẫn học sinh kể chuyện, tóm tắt văn bản dễ dàng được. Để kể chuyện, tóm tắt văn bản đạt được yêu cầu đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian vẽ tranh theo kiểu phác họa, mô phỏng hoặc nay chúng ta có thể tìm kiếm tranh ảnh trên mạng Internet giúp học sinh dễ hình dung ra nội dung của văn bản mà tự tin học tập. Song trước thực tế thì những gì đã có chúng ta nên tích cực triệt để, nhằm đạt hiệu quả tối ưu còn những gì chưa có thì trong mỗi nhà trường mỗi nhóm tổ chúng ta nên hợp tác để tạo ra những đồ dùng cần thiết và cơ bản nhất, tôi thiết nghĩ việc vẽ tranh mô phỏng và sưu tầm tranh qua mạng đối với chúng ta không có gì là khó và cũng không tốn nhiều tiền của, chúng ta có khả năng làm được thậm chí là làm tốt. Ví dụ 1: Đối với văn bản “Tấm Cám” tôi chuẩn bị một số tranh ảnh mô phỏng sau: Tranh 1: Tấm và Cám đi bắt tép, Tranh 2: Bụt và Tấm, Tranh 3: Tấm bị mất cá bống, -7-
- Tranh 4: Tấm đi xem hội(SGK), Tranh 5: Tấm trèo cau, Tranh 6: chim vàng anh, Tranh 7: hai cây xoan đào, Tranh 8: khung cửi, Tranh 9: cây thị và bà lão, Tranh 10: vua,Tấm và bà lão. Ví dụ 2: Đối với văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy” tôi chuẩn bị một số tranh ảnh như sau: Tranh 1: An Dương Vương và nhà nước Âu Lạc, Tranh 2:Đền Cổ Loa, Tranh 3:Rùa vàng cho An Dương Vương kiếm, Tranh 4:Nỏ thần, Tranh 5:Mị Châu và Trọng Thủy, Tranh 6: An Dương Vương và Mị Châu bỏ chạy, Tranh 7: An Dương Vương chém Mị Châu, Tranh 8: Ngọc trai,lông ngỗng, Tranh 9: Giếng nước. Với bộ tranh đã chuẩn bị trên,tôi đã tiến hành điều tra thực trạng tình hình dạy – học tại trường THPT Nguyễn Đình Chiểu như sau: Trong quá trình điều tra tôi đã sử dụng các phương pháp: 1. Phương pháp đàm thoại. 2. Phương pháp vấn đáp. 3. Phương pháp thuyết trình. c.Minh họa tiết dạy Nhằm nâng cao sự cần thiết tầm quan trọng và hiệu quả cho môn học Ngữ văn 10 theo chương trình đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với xu thế thời đại. Ở đây với giới hạn của đề tài cho nên trong phần thực nghiệm này tôi chỉ soạn và dạy một phần nhỏ trong một tiết dạy – học. - Giáo viên soạn 2 giáo án của một bài theo cách khác nhau. Đó là văn bản: Tấm Cám + Giáo án 1: Giáo viên soạn theo phương pháp truyền thống (không sử dụng sử dụng đồ dùng trực quan bằng tranh ảnh). + Giáo án 2: Giáo viên soạn theo phương pháp mới tích cực có sử dụng đồ dùng trực quan bằng tranh ảnh. -8-
- Với 2 giáo án và 2 phương pháp dạy học khác nhau giáo viên cần đặt ra một vấn đề kiểm tra 15 phút để đối chứng kết quả. Phương pháp tiến hành cụ thể như sau: Giáo án 1- lớp 10: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc. 1. Đọc: Học sinh đọc: - Giáo viên đọc mẫu một đoạn cho học sinh Học sinh nhận xét: Bạn đọc đúng đọc. lưu loát phát âm chính xác. - Giáo viên cho học sinh nhận xét cách đọc. - Giáo viên nhận xét chung giọng đọc cách đọc cần diễn cảm thể hiện được tính cách của nhân vật. - Giáo viên kể mẫu một đoạn từ đầu đến “không phải làm việc nặng ” Yêu cầu học Kể tóm tắt truyện: 2. sinh kể từ đầu hoặc có thể kể tiếp. Học sinh (hai em kể). - Giáo viên cho học sinh nhận xét cách kể Học sinh nhận xét bạn Thi kể của học sinh, sau đó giáo viên nhận xét theo kiểu học thuộc lòng, bạn chung. Hảo không biết kể tóm tắt vì chưa nhớ nội dung của truyện. - Giáo viên nhận xét chung: Cô đồng ý với cách nhận xét trên của bạn Nguyên. Cô bổ sung: Khi yêu cầu kể tóm tắt thì trước hết chúng ta phải nhớ được nội dung truyện một cách khái quát và những yếu tố chính của truyện. Bạn Thi kể như vậy chưa phải là kể tóm tắt mà là học thuộc lòng cả truyện. Như vậy là chưa đạt yêu cầu và rất mất thời gian vì phần kể tóm tắt truyện chúng ta chỉ có 5 đến 8 phút. Vậy cô hỏi cả lớp những ai đã học thuộc được truyện như bạn Nguyên và ai đã biết kể tóm tắt truyện, có ai chưa làm được cả hai yêu cầu trên thì giơ tay cô đếm nhé. - Học thuộc truyện: 6 em. - Biết kể tóm tắt: 2 em. - Chưa làm được cả hai yêu cầu là: 37em. Giáo án 2- Lớp 10 . Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Giáo viên kiểm tra việc soạn và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. -9-
- Kết quả: 40/ 45 em đã soạn bài, 5/45 em chưa soạn bài đủ. Bài mới (giới thiệu bài) - Giáo viên đọc mẫu và hướng dẫn học sinh đọc tiếp. - Giáo viên cho học sinh nhận xét cách đọc của bạn. - Giáo viên nhận xét chung: Các em đọc tương đối tốt song cần chú ý giọng của dì ghẻ cho phù hợp hơn. - Giáo viên cần kể mẫu một đoạn và cho học sinh kể lại đoạn vừa kể. (Học sinh kể theo kiểu học thuộc lòng) và có khi bỏ cả yếu tố cơ bản của truyện, nhảy cóc. - Giáo viên: Bây giờ cô cho các em quan sát một số tranh ảnh và em cho biết mỗi bức tranh mô tả sự việc gì trong truyện. Giáo viên treo tranh Sau khi học sinh quan sát tranh và trả lời các Học sinh quan sát tranh trả lời câu hỏi. Giáo viên: ? Có em nào kể lại tóm tắt lại truyện dựa vào tranh ảnh đã treo ở trên. (Muốn kể tóm tắt đươc truyện các em phải biết tưởng tượng và liên kết các yếu tố với nhau). Học sinh xung phong kể tóm tắt - Giáo viên cho học sinh nhận xét cách kể (yêu cầu: 2 em kể) của bạn. - Giáo viên nhận xét chung: Các em đã kể Học sinh nhận xét: 2 bạn kể đủ đúng và đạt yêu cầu. Vậy cả lớp có ai hiểu các chi tiết cơ bản của truyện và và biết kể như 2 bạn đã kể thì giơ tay. biết kể tóm tắt. Ví dụ 1:Học sinh có thể kể tóm tắt truyện Tấm Cám dựa theo tranh ảnh (theo nhân vật Tấm) như sau: - 10 -
- -Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ, - Cha Tấm cũng qua đời sớm,Tấm ở với dì ghẻ độc ác, - Dì ghẻ sai hai chị em Tấm và Cám đi bắt tép,ai được nhiều hơn sẽ thưởng cho yếm đỏ. -Tấm siêng năng nên bắt được nhiều tép hơn, nhưng bị Cám lừa lấy hết giỏ tép và chạy về nhà trước, - Tấm hụp dưới ao lên thì trong giỏ chỉ còn lại con cá bống con->Tấm khóc,bụt chỉ cho Tấm mang bống về nuôi ở giếng.Được Tấm chăm sóc bống mỗi ngày một lớn.Mẹ con Cám lại lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa,ở nhà bắt trộm cá bống ăn thịt. -Tấm về như mọi ngày đem cơm cho bống ăn thì bống không còn nữa -> Tấm lại khóc, bụt hiện lên chỉ cho Tấm tìm xương bống bỏ vào bốn cái lọ và chôn dưới chân giường,nhờ gà chỉ cho nên Tấm đã tìm được xương cá rồi làm theo lời bụt dặn. - 11 -
- - Ít lâu sau nhà vua mở hội, mẹ con dì ghẻ đi xem hội trong khi đó trộn lẫn thóc và gạo bắt Tấm lựa ->được bụt giúp lựa xong thóc ra thóc,gạo ra gạo ->Tấm có quần áo ,ngựa … rất đẹp đi xem hội ,nhưng khi đi qua chỗ lội ,Tấm đánh rơi một chiếc giày xuống nước,->quân lính của nhà vua nhặt được chiếc giày, Tấm thử vừa giày nên được rước vào cung làm hoàng hậu. - Sống trong cung sung sướng nhưng Tấm không quên ngày giỗ cha,về nhà dì ghẻ sai trèo lấy cau để cúng cha, rồi bị mẹ con Cám chặt cau đổ mà chết, ->Tấm chết Cám được mẹ đưa vào cung bịa kế nói dối vua rồi cho Cám thế ngôi hoàng hậu của Tấm, - Tấm chết hóa thành chim vàng anh,chim hót chửi Cám khi phơi áo cho vua,hơn nữa vua và chim lại quyến luyến với nhau. Thấy vậy mẹ con Cám lại nghĩ kế giết chim ăn thịt,đem lông chim đổ ra vườn, - 12 -
- - Lông chim hóa thành hai cây xoan đào tỏa bóng mát, ngày ngày nhà vua mắt võng ra nằm hóng mát. ->Cám lại sai người chặt xoan đào làm khung cửi,khung cửi rủa Cám “Cót ca…mắt ra”. -Rồi khung cửi cũng bị Cám cho người đốt và đem tro đổ ra đường cách xa hoàng cung.Từ đống tro đó mọc lên một cây thị và chỉ có một quả. Một hôm ,bà lão hàng nước ở gần đó đi ngang qua lẫm nhẫm: “Thị ơi thị,…không ăn” ,dứt lời thị liền rụng vào bị bà ,bà lão nâng niu và đem thị về nhà cất .Từ trong quả thị hằng ngày Tấm hiện ra và lén giúp bà lão dọn dẹp nhà cửa, cơm nước .Đến một ngày,bà lão biết được bí mật, kể từ đó Tấm ở với bà-hai người thân thiết như mẹ con. - Vua ra khỏi hoàng cung dạo chơi,ghé hàng nước của bà lão thấy trầu têm hình cánh phượng vua nhớ lại vợ mình.Tấm xuất hiện vua vui mừng khôn xiết, bèn sai người rước Tấm về cung. - 13 -
- Ví dụ 2: Tương tự học sinh kể chuyện, tóm tắt văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy”dựa theo bộ tranh sau: ` Đền Cổ Loa, Rùa vàng cho vua An Dương Vương kiếm. Nỏ thần - 14 -
- Mị Châu và Trọng Thủy. An Dương Vương và Mị Châu bỏ chạy. An Dương Vương chém Mị Châu . . Ngọc trai,lông ngỗng. Giếng nước. - 15 -
- III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: Không phải giờ Ngữ văn nào người giáo viên cũng sử dụng đồ dùng trực quan dạy học là đạt hiệu quả. Đây là một phương tiện hỗ trợ đắc lực để thầy cô giáo có thể chuyển tải những nội dung, những thông tin đến các em. Hầu hết các tiết có sử dụng đồ dùng trực quan dạy học đều gây sự hứng thú cho học sinh- các em ham thích hơn và mong đến giờ Ngữ văn hơn. Môn Ngữ văn có nhiều phân môn: Văn học, Tiếng việt, Tập làm văn. Không chỉ giờ Văn học các em mới thực sự hào hứng mà ngay cả tiết tập làm văn nhất là giờ kể chuyện , tóm tắt văn bản ở lớp 10, giáo viên có thể chọn những đồ dùng trực quan phù hợp với bài học cũng tạo được hiệu quả cao trong các tiết học. (Một tiết học đầy sảng khoái, sôi nổi , hào hứng). Giờ Văn sẽ thực sự là một môn học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. IV.KẾT LUẬN : Như vậy, qua việc dạy thực nghiệm ở lớp 10 A3 tôi nhận thấy kết quả học sinh kể chuyện, tóm tắt truyện có sáng tạo, nắm và hiểu được nội dung truyện sâu sắc hơn. Mặc dù chưa phải là kết quả mong muốn, nhưng việc lần đầu cải tiến phương pháp trong việc dạy – học một phần của giờ dạy đã có tác dụng thiết thực là nâng cao chất lượng học tập ở các em. Cũng là tiền đề cho các em tiếp tục tìm hiểu sâu của một văn bản( truyện). Không những thế mà nó còn là một nền móng vững chắc để các em học lên lớp trên được tốt hơn. Lƣu ý: Đối với việc sử dụng đồ dùng trực quan là tranh ảnh chúng ta cần phải lưu ý những điểm sau: Căn cứ vào nội dung bài học và yêu cầu giáo dục, giáo dưỡng mà lựa chọn tranh ảnh cho phù hợp. Khi sử dụng phải phát huy được tính tích cực của học sinh thông qua việc sử dụng tranh ảnh – trực quan. Phải biết kết hợp chặt chẽ các phương pháp, phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên và học sinh. Không được chiếm thời gian nhiều và lạm dụng tranh ảnh để giờ học giảm tính khoa học. Phải hướng học sinh từ quan sát nghiên cứu đến tư duy tưởng tượng “ tai nghe mắt thấy, óc phân tích tổng hợp” Vậy để nâng cao hiệu quả dạy – học thì vấn đề cần thiết phải làm: Giáo viên phải tìm hiểu, nghiên cứu, tự đổi mới phương pháp bằng nhiều cách và sử dụng đồ dùng trực quan là một trong những yếu tố quan trọng trong dạy học môn Ngữ văn 10 (hoặc Ngữ văn 11,12) ở THPT. Muốn làm tốt khâu này thì giáo viên và học sinh phải thực hiện tốt các bước sau: Giáo viên: + Thực hiện tốt mục: Củng cố - dặn dò học sinh từ bài trước - 16 -
- + Soạn giáo án tốt trước khi lên lớp. + Chuẩn bị chu đáo hệ thống tranh ảnh ( đồ dùng trực quan) + Khi bước vào bài mới giáo viên cần kiểm tra vở soạn bài của học sinh. Vì muốn soạn được bài thì học sinh phải đọc văn bản ( bước này giáo viên cần kiểm tra giám sát đối với tất cả học sinh). Học sinh: + Đọc văn bản ( truyện) trước ở nhà. + Soạn bài đầy đủ theo hướng dẫn của giáo viên. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Việc dạy - học theo chương trình đổi mới sách giáo khoa của Bộ Giáo dục là vấn đề hết sức quan trọng, không chỉ đổi mới về mặt nội dung mà còn đổi mới cả về phương pháp. Vì vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên cần nghiên cứu bài giảng kĩ và lựa chọn phương pháp phù hợp. Đặc biệt là chúng ta nên tích cực sử dụng đồ dùng trực quan ( tranh ảnh) vào việc dạy học tích cực để tạo ra được hứng thú học tập của hoc sinh, kích thích các em chịu khó học tập, năng động sáng tạo, không còn thói quen thụ động ỉ lại … hãy thực hiện tốt khẩu hiệu: “Hãy để cho giờ học được nhẹ nhàng thoải mái, hãy dạy những gì mà học sinh cần, hãy để học sinh tự làm những gì mà học sinh có thể làm được, “học mà chơi – chơi mà học”. Làm cho các em yêu thích môn Ngữ văn hơn. Để nâng cao chất lượng dạy – học, đáp ứng nhu cầu của xã hội thì tôi nghĩ rằng: Sử dụng đồ dùng trực quan phù hợp mà không lạm dụng nó thì sẽ đem lại hiệu quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên đông đảo giáo viên THPT không phải là không khó khăn, mặc dù đã được tập huấn để dạy thí nghiệm và đại trà. Do vậy cần phải nắm chắc đặc trưng của phương pháo dạy học kiểu mới, nhất là việc sử dụng đồ dùng trực quan chưa quen sẽ dễ bị lạm dụng phải có sự đầu tư thời gian vào việc mô phỏng thêm tranh. Làm sao đấy giờ dạy luôn khẳng định được vai trò tích hợp trong bộ môn, học sinh biết chủ động tiếp cận tác phẩm theo hướng đọc - kể - tóm tắt văn bản (truyện) để từ đó hiểu sâu về nội dung tác phẩm. Ngoài ra,việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy-học Ngữ văn nói chung (cả ba khối lớp 10,11,12) giúp người giáo viên giảm bớt được thời gian soạn- giảng giáo án công nghệ thông tin .Ở đây giáo viên chỉ cần có một hệ thống tranh ảnh phù hợp với nội dung bài học và vẫn tiến hành giờ dạy- học theo phương pháp truyền thống mà giờ dạy- học vẫn đạt hiệu quả cao. Đề tài tôi trình bày ra đây có thể áp dụng cho rất nhiều bài học kể cả Văn học Việt Nam và Văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn ở THPT.Tuy nhiên giới hạn đề tài tôi đặt ra mới áp dụng ở lớp 10, chắc chắn tôi sẽ thực hiện ở lớp 11,12 nữa. Tôi xin dừng lại ở đây, rất mong sự đóng góp ý kiến của các quí vị, bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được trọn vẹn trong quá trình thực nghiệm. Xin chân thành cảm ơn ! - 17 -
- * Ý kiến đề nghị: - Công ty thiết bị đồ dùng cần phải bổ sung về tranh ảnh (đồ dùng trực quan) cho các tác phẩm văn xuôi. - Các văn bản dài, khó ở các khối 11– 12 nên có tranh, ảnh. - Có kinh phí chi trả cho giáo viên khi làm đồ dùng dạy học (dù ở cấp trường hay cấp tỉnh). VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 tập I + II(NXBGD,2007) Sách tham khảo Ngữ Văn THPT Chuẩn kiến thức- kĩ năng Ngữ Văn(NXBGD,2010) Khai thác mạng Internet Long Thành, ngày 01 tháng 05 năm 2012 Ngƣời viết Nguyễn Thị Lê. - 18 -
- BM04-NXĐGSKKN SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đơn vị ..................................... Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ................................, ngày tháng năm PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: ..................................... ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: . SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN ĐỂ KỂCHUYỆN, TÓM TẮT TRONG BỘ MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 THPT. Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Lê Chức vụ: Tổ Trưởng tổ Văn Đơn vị: Trường PTTH Nguyễn Đình Chiểu – Long Thành – Đồng Nai Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... - Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực khác: ........................................................ Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị Trong Ngành 1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây) - Có giải pháp hoàn toàn mới - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây) - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả 3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt Khá Đạt - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt Khá Đạt - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt Khá Đạt Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. - 19 -
- XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên và ghi rõ họ tên) (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) - 20 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN Tiếng Anh: Sử dụng đồ dùng trực quan để phát huy tính tích cực của học sinh
17 p | 1265 | 227
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12
21 p | 976 | 184
-
SKKN: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng trực quan khi dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 2 - dạng bài “Mở rộng vốn từ ”
16 p | 994 | 169
-
SKKN: Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy môn Sinh học 9
8 p | 733 | 74
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng trực quan ở trên lớp môn Lịch sử ở trường THCS
8 p | 457 | 65
-
SKKN: Đồ dùng trực quan trong dạy lịch sử soạn giảng trình chiếu bằng phần mềm powerpoint
57 p | 125 | 12
-
SKKN: Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng đồ dùng dạy học môn Tiếng Anh lớp 4
30 p | 137 | 12
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về việc phối hợp và sử dụng đồ dùng dạy học
10 p | 117 | 10
-
SKKN: Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn cho trẻ 5 -6 tuổi người dân tộc thiểu số học tốt môn làm quen với toán. Tại trường mầm non Bình Minh, buôn tuôr A, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk
24 p | 52 | 6
-
SKKN: Một số phương pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn cho trẻ 5 -6 tuổi làm quen với toán
16 p | 91 | 4
-
SKKN: Một số biện pháp và hình thức tổ chức nhằm phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn trường mầm non Đồng Tĩnh
29 p | 56 | 4
-
SKKN: Sử dụng phương tiện trực quan trong kỷ thuật dạy học tạo tình huống gợi vấn đề nhằm mục đích phát hiện các tính chất, định lý, mệnh đề và tìm lời giải cho các bài toán phần hàm số mũ, logarít
20 p | 58 | 4
-
SKKN: Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp sơ đồ hóa trong giảng dạy Tin học 12
31 p | 65 | 4
-
SKKN: Sử dụng văn kiện Đảng kết hợp với đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, lớp 12 THPT (chương trình chuẩn)
23 p | 48 | 3
-
SKKN: Sử dụng đồ dùng tự tạo và một số tính chất hình học, dạy học tiết thực hành lớp 9
20 p | 94 | 3
-
SKKN: Sử dụng phần mềm Microsoft Power Point trong dạy học bài Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), Lịch sử lớp 11 THPT, Chương trình cơ bản
28 p | 60 | 3
-
SKKN: Sử dụng đồ dùng trực quan nhằm gây hứng thú học tập lịch sử cho học sinh lớp 12 ở bài:''Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
20 p | 57 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn