SKKN: Thiết kế hệ thống câu hỏi để tổ chức cho học sinh ôn tập các kiến thức trong chương: Cấu trúc của tế bào (Sinh học 10 nâng cao)
lượt xem 42
download
Qua hệ thống hỏi đáp trò lĩnh hội được hệ thống nội dung bài học mới, bài ôn tập vì ở phương pháp này hệ thống câu hỏi-câu trả lời là nguồn kiến thức chủ yếu. Ở phương pháp này học sinh không tiếp thu kiến thức một cách thụ động mà ở một mức độ tích cực, sáng tạo nhất định, tìm ra kiến thức mới. Khi trả lời câu hỏi học sinh nhớ lại kiến thức đã có, sử dụng các thao tác logic: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa..... để gia công tài liệu, tìm lời giải đáp tốt nhất. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Thiết kế hệ thống câu hỏi để tổ chức cho học sinh ôn tập các kiến thức trong chương: Cấu trúc của tế bào (Sinh học 10 nâng cao)”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Thiết kế hệ thống câu hỏi để tổ chức cho học sinh ôn tập các kiến thức trong chương: Cấu trúc của tế bào (Sinh học 10 nâng cao)
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỂ TỔ CHỨC CHO HỌC SINH ÔN TẬP CÁC KIẾN THỨC TRONG CHƯƠNG: CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO (SINH HỌC 10 NC)
- SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1.Họ và tên : PHẠM THỊ KIỀU NGA 2. Ngày tháng năm sinh : 30 tháng 4 năm 1973 3.Nam, nữ : Nữ 4. Địa chỉ : tổ 16 khu Văn Hải, thị trấn Long Thành, Long Thành, Đồng Nai 5. Điện thoại : CQ :0613844081, NR : 0613545279; ĐTDĐ :0909925315 6. Fax : Email : kieunga3004@gmail.com 7. Chức vụ : Giáo viên 8.Đơn vị công tác : Trường THPT LONG THÀNH II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị ( trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất : Thạc sỹ - Năm nhận bằng: 2011 - Chuyên ngành đạo tạo: Lý luận và phương pháp dạy học Sinh học. III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC -Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Sinh học -Số năm có kinh nghiệm :16 năm
- I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Phương pháp dạy học vô cùng đa dạng vì hoạt động dạy học chịu sự chi phối của nhiều yếu tố phức tạp: tính chất nội dung trí dục, tính đa dạng của mục đích lí luận dạy học, sự phong phú của các thao tác logic trong hoạt động dạy và hoạt động học. Ngòai ra những thành tựu của các ngành khoa học khác cũng hỗ trợ cho việc dạy học rất nhiều. Nếu như trước đây nguồn thông tin mà giáo viên chuyển tải đến học sinh chủ yếu nằm trong chương trình sách giáo khoa, thì hiện nay có thể thu thập từ nhiều nguồn khác nhau để mở rộng thêm kiến thức .Sinh học là một môn khoa học gắn liền với thực tiễn, chính vì vậy học sinh có thể chủ động tìm kiếm thông tin. Kỹ thuật dạy học là những cách thức để làm ra sản phẩm tốt, đòi hỏi người giáo viên phải có kỹ năng để học sinh nắm bắt được nội dung bài học.Trong phạm vi đề tài này tôi xin trình bày THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỂ TỔ CHỨC CHO HỌC SINH ÔN TẬP CÁC KIẾN THỨC TRONG CHƯƠNG: CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO (SINH HỌC 10 NC) Thực chất đây là phương pháp mà Thầy đặt ra một hệ thống câu hỏi để trò lần lượt trả lời, đồng thời có thể trao đổi qua lại. Qua hệ thống hỏi đáp trò lĩnh hội được hệ thống nội dung bài học mới, bài ôn tập vì ở phương pháp này hệ thống câu hỏi-câu trả lời là nguồn kiến thức chủ yếu. Ở phương pháp này học sinh không tiếp thu kiến thức một cách thụ động mà ở một mức độ tích cực, sáng tạo nhất định, tìm ra kiến thức mới. Khi trả lời câu hỏi học sinh nhớ lại kiến thức đã có, sử dụng các thao tác logic: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa..... để gia công tài liệu, tìm lời giải đáp tốt nhất. Mặc khác người giáo viên có thể tiếp nhân thông tin tri thức từ học sinh, từ đó qua mỗi bài dạy có thể đúc kết được nhiều kinh nghiệm để phục vụ việc giảng dạy ngày càng tốt hơn. II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1.Cơ sở lý luận Thuật ngữ phương pháp trong tiếng Hy Lạp là “Méthodos” có nghĩa là con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích nhất định. Vì vậy, phương
- pháp là hệ thống những hành động tự giác, tuần tự nhằm đạt được những kết quả phù hợp với mục đích đã định. Từ khái niệm trên ta thấy phương pháp có cấu trúc phức tạp, bao gồm mục đích được đề ra, hệ thống những hành động (hoạt động), những phương tiện cần thiết (phương tiện vật chất, phương tiện thực hành, phương tiện trí tuệ), quá trình làm biến đổi đối tượng, kết quả sử dụng phương pháp (mục đích đạt được). Khi sử dụng đúng phương pháp sẽ dẫn đến kết quả theo dự định. Nếu mục đích không đạt được thì có nghĩa là phương pháp không phù hợp với mục đích hoặc nó không được sử dụng đúng. Bất kỳ phương pháp nào, dù là phương pháp nhận thức hay phương pháp thực hành sản xuất, để thực hiện có kết quả vào đối tượng nào đó thì cũng phải biết được tính chất của đối tượng, tiến trình biến đổi của nó dưới tác động của phương pháp đó. Nghĩa là phải nhận thức những quy luật khách quan của đối tượng mà chủ thể định tác động vào thì mới đề ra những biện pháp hoặc hệ thống những thao tác cùng với những phương tiện tượng ứng để nhận thức và để hành động thực tiễn. Vậy thì phương pháp dạy học có đặc trưng gì khác với phương pháp nói chung? Cấu trúc của nó như thế nào? Trong phương pháp dạy học, chủ thể tác động – người thầy giáo và đối tượng tác động của họ là học sinh. Còn học sinh lại là chủ thể tác động của mình vào nội dung dạy học. Vì vậy, người thầy giáo phải nắm vững những quy luật khách quan chi phối tác động của mình vào học sinh và nội dung dạy học thì mới đề ra những phương pháp tác động phù hợp. Từ đó có thể nhận thấy đặc trưng của phương pháp dạy học: người học là đối tượng tác động của giáo viên, đồng thời là chủ thể, là nhân cách mà hoạt động của họ (tương ứng vói sự tác động của người giáo viên) phụ thuộc vào hứng thú, nhu cầu, ý chí của họ. Nếu giáo viên không gây cho học sinh có mục đích tương ứng với mục đích của mình thì không diễn ra hoạt động dạy và hoạt động học và phương pháp tác động không đạt được kết quả mong muốn. Vì vậy, cấu trúc của phương pháp dạy học trước tiên là mục đích của người giáo viên đề ra và tiến hành một hệ thống hành động với những phương tiện mà họ có. Dưới tác động đó của người giáo viên làm cho người học đề ra mục đích của mình và thực hiện hệ thống hành động với phương tiện mà họ có nhằm lĩnh hội nội dung dạy học. Trên cơ sở đó, ta có thể hiểu về phương pháp dạy học như sau:
- Phương pháp dạy học là cách thức hành động có trình tự, phối hợp tương tác với nhau của giáo viên và của học sinh nhằm đạt được mục đích dạy học. Nói cách khác phương pháp dạy học là hệ thống những hành động có chủ đích theo một trình tự nhất định của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh nhằm đảm bảo cho họ lĩnh hội nội dung dạy học và chính như vậy mà đạt được mục đích dạy học. Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học với sự tương tác lẫn nhau, trong đó phương pháp dạy đóng vai trò chủ đạo, còn phương pháp học có tính chất độc lập tương đối, chịu sự chi phối của phương pháp dạy, song nó cũng ảnh hưởng trở lại phương pháp dạy. Phương pháp dạy học là tổ hợp những biện pháp với tư cách là những thành phần cấu trúc của nó, song việc phân như vậy cũng chỉ có tính chất tương đối. Chẳng hạn giảng giải là phương pháp dạy học trong tiết học lĩnh hội tri thức mới nhưng lại là một biện pháp của phương pháp công tác trong phòng thí nghiệm. Điều đó có nghĩa là trong những điều kiện nhất định, chúng có thể chuyển hoá lẫn nhau. Để phát huy mặt mạnh và hạn chế mặt yếu của phương pháp hỏi đáp thì cần phải đảm bảo những yêu cầu khi đề ra câu hỏi và việc vận dụng phương pháp đó. Sở dĩ như vậy là vì trong phương pháp hỏi đáp, câu hỏi có ý nghĩa hết sức quan trọng. Không biện pháp nào linh hoạt, uyển chuyển, dễ điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh bằng cách đề ra câu hỏi. Phân loại câu hỏi: Tuỳ theo cơ sở phân loại mà có những loại câu hỏi sau: - Dựa theo nội dung, sự diễn đạt ngôn ngữ, sự nhấn giọng, người ta phân ra câu hỏi đơn giản, câu hỏi phức tạp. - Dựa theo mục đích dạy học có thể phân ra câu hỏi định hướng, câu hỏi gợi mở, câu hỏi nhắc nhở. - Dựa theo chức năng có thể phân ra câu hỏi phân tích – tổng hợp, câu hỏi so sánh, đối chiếu, câu hỏi hệ thống hoá tri thức, câu hỏi đòi hỏi cụ thể hoá tri thức. - Dựa theo mức độ tính chất hoạt động nhận thức của học sinh có thể phân ra câu hỏi đòi hỏi giải thích, minh hoạ, câu hỏi tái hiện, câu hỏi có tính vấn đề. Câu hỏi tái hiện là câu hỏi mà câu trả lời chỉ cần nhớ lại những tri thức đã được lĩnh hội trước đây. Câu hỏi có tính vấn đề là câu hỏi tạo cho học sinh gặp phải một tình huống có vấn đề, nghĩa là gây nên trạng thái tâm lý giữa điều đã biết và điều chưa biết, nhưng muốn biết. Câu trả lời trong câu hỏi có tính vấn đề chưa có trong câu trả
- lời trước đó của học sinh, mà đòi hỏi phải cần có tri thức mới. Để có tri thức đó, cần phải có hành động trí tuệ, có một quá trình tư duy có chủ đích nhất định. Câu hỏi có tính vấn đề trong dạy học nêu và giải quyết vấn đề thường gọi là vấn đề. Vậy với những điều kiện nào thì câu hỏi trở thành có tính vấn đề? Đó là những điều kiện sau: - Câu hỏi phải có mối liên hệ logic với những khái niệm đã lĩnh hội trước đây và những tri thức phải ở trong tình huống nhất định. - Câu hỏi phải chứa đựng mâu thuẫn nhận thức; câu hỏi phải gây lên sự ngạc nhiên, điều nghịch lý khi đối chiếu điều đã biết từ trước với điều đang học và cảm thấy không thoả mãn với tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trước đây và xuất hiện nhu cầu phải lĩnh hội tri thức mới để giải quyết câu hỏi đang đặt ra. Nghệ thuật đặt câu hỏi: Việc sử dụng phương pháp vấn đáp phụ thuộc vào nghệ thuật đặt câu hỏi của giáo viên. Biết đặt câu hỏi và tăng dần tính phức tạp, tính khó khăn của câu trả lời là một ttrong những thói quen sư phạm quan trọng và cần thiết nhất. Nghệ thuật đặt câu hỏi phải đảm bảo những yêu cầu sau: - Trong tình huống học tập nhất định giáo viên phải đặt câu hỏi như thế nào đòi hỏi học sinh phải tích cực hoá tài liệu đã lĩnh hội trước đây, vạch ra ý nghĩa cơ bản của tri thức đã học. - Câu hỏi không đơn thuần đòi hỏi học sinh tái hiện tài liệu đã lĩnh hội mà phải vận dụng những tri thức đã nắm trước đây để giải quyết vấn đề mới. Lẽ tất nhiên có những trường hợp câu hỏi đòi hỏi tái hiện trực tiếp tài liệu không chỉ đúng lúc mà là cần thiết. - Câu hỏi phải hướng trí tuệ của học sinh vào mặt bản chất của những sự vật, hiện tượng phải nghiên cứu, phải hình thành tư duy biện chứng cho họ. - Câu hỏi phải đặt như thế nào để đòi hỏi học sinh xem xét những sự kiện, hiện tượng trong mối liên hệ với nhau, nhìn nhận hiện tượng, sự vật không chỉ theo những thành tố, theo từng bộ phận mà còn theo tính chỉnh thể toàn vẹn của chúng. - Câu hỏi đặt ra phải theo những quy tắc logic.
- - Việc biểu đạt câu hỏi phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá nhân, trinh độ hiểu biết và kinh nghiệm của học sinh. Khối lượng những khái niệm trong những câu hỏi của giáo viên không được vượt quá khả năng tìm ra câu trả lời đúng của học sinh. - Câu hỏi phải có nội dung chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, thống nhất, không thể có hai câu trả lời đều đúng, về hình thức phải gon gàng, sáng sủa. Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp hỏi đáp: - Cần phải đặt câu hỏi cho toàn lớp rồi mới chỉ định học sinh trả lời. Khi một học sinh trả lời xong, cần yêu cầu những học sinh khác nhận xét, bổ sung, sửa chữa câu trả lời nhằm thu hút sự chú ý lắng nghe câu trả lời của bạn với tinh thần phê phán. Qua đó mà kích thích hoạt động chung của cả lớp. - Khi học sinh trả lời, giáo viên cần lắng nghe. Nếu cần thiết đặt thêm câu hỏi phụ, câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh trả lời câu hỏi chính. - Cần có thái độ bình tĩnh khi học sinh trả lời sai hoặc thiếu chính xác, tránh thái độ nôn nóng, vội vàng cắt ngang ý của họ khi không thật cần thiết. Chú ý uốn nắn, bổ sung câu trả lời của học sinh, giúp họ hệ thống hoá lại những tri thức đã thu được trong quá trình vấn đáp. - Không chỉ chú ý kết quả câu trả lời của học sinh mà cả cách diễn đạt câu trả lời của họ một cách chính xác, rõ ràng, hợp logic. Đó là điều kiện quan trọng để phát triển tư duy logic của họ. - Cần chú ý sử dụng mọi biện pháp nhằm thúc đẩy học sinh mạnh dạn nêu thắc mắc và khéo léo sử dụng thắc mắc đó để tạo nên tình huống có vấn đề và thu hút toàn lớp tham gia thảo luận, tranh luận để giải quyết vấn đề đó. Qua đó có thể góp phần lấp lỗ hổng, chữa những sai lầm hoặc hiểu chưa chính xác những nội dung học tập của học sinh. a.Phương pháp hỏi đáp- tái hiện thông báo Bản chất của phương pháp: Ở đây giáo viên nêu câu hỏi, yêu cầu học sinh trả lời trực tiếp. Câu trả lời của học sinh chỉ cần nhớ lại kiến thức có sẳn hay mô tả lại chính xác kết quả quan sát những gì giáo viên đã tổ chức, biểu diễn trước đó. Do khi trả lời học sinh không phải suy luận, chỉ cần có trí nhớ máy móc nên phương pháp hỏi đáp- tái hiện thông báo ít có tác dụng rèn luyện trí thông minh. Hỏi đáp –tái hiên thông báo được sử dụng phổ biến khi ôn tập, kiểm tra hoặc khi tài liệu học tập phải đòi hỏi chính xác các hành động, các số liệu, các sự kiện..... tuy nhiên
- phương pháp này lại có hiệu quả nhất là khi kết hợp trong hỏi đáp các câu hỏi tái hiện với các câu hỏi tìm tòi. b.Phương pháp hỏi đáp- tìm tòi bộ phận Bản chất của phương pháp hỏi đáp tìm tòi bộ phận Là phương pháp mà trong đó học sinh độc lập giải quyết từng phần nhỏ hàng loạt các câu hỏi do giáo viên nêu ra trên lớp,trong các bài thực hành quan sát trong vườn trường, trên đồng ruộng ,ngoài thiên nhiên...Hỏi đáp –tìm tòi được tổ chức bằng sự xen kẽ tuần tự các thông báo ngắn của giáo viên với các câu hỏi và câu trả lời của học sinh đối với câu hỏi đó. Mỗi câu hỏi hay một nhóm câu hỏi nào đó phải xây dựng sao cho khi trả lời học sinh nhận được một liều kiến thức nhất định và cứ lần lượt hỏi đáp như vậy học sinh lĩnh hội được nội dung kiến thức về một chủ đề trọn vẹn. Những yêu cầu logic của câu hỏi -Câu hỏi phải mang tính chất nêu vấn đề, buộc học sinh phải luôn luôn ở trạng thái có vấn đề Hệ thống câu hỏi, lời giải đáp thể hiện một logic chặt chẽ các bước giải quyết một vấn đề lớn, tạo nên nội dung trí dục chủ yếu của bài, là nguồn tri thức cho học sinh. Bằng phương pháp này, học sinh không chỉ lĩnh hội nội dung trí dục mà còn rèn luyện cả phương pháp nhận thức và cách diễn đạt tư tưởng bằng ngôn ngữ nói một cách logic, chặt chẽ -Câu hỏi phải giữ vai trò chủ đạo, bằng những câu hỏi liên tiếp, xếp theo một logic chặt chẽ uốn nắn dẫn dắt học sinh từng bước đi tới bản chất của sự vật hiện tượng Trong vai trò chỉ đạo này của giáo viên thì học sinh giống như người phát hiện .Vì vậy hỏi đáp là một mức độ của dạy học nêu vấn đề vì có cả Thầy và trò tham gia hoạt động . -Câu hỏi nêu ra không nên quá chung chung, và ngược lại cũng không nên quá chi tiết. Làm thế nào để hệ thống các câu hỏi khi học sinh tham gia trả lời dưới sự cố vấn của Thầy thì sản phẩm là một nội dung bài học đầy đủ. Trong nhiều trường hợp giáo viên cần nêu các câu hỏi gây sự tranh luận trong cả lớp . Những câu hỏi như thế tạo điều kiện phát triển tính độc lập tư duy của học sinh, dạy học sinh cách lập luận theo quan điểm riêng của mình .... Tác dụng của phương pháp hỏi đáp
- -Phương pháp này có tác dụng gây được hứng thú nhận thức, khát vọng tìm hiểu kiến thức mới.Vì vậy trong kỹ thuật dạy học bằng phương pháp này thường sử dụng các câu hỏi như: câu hỏi yêu cầu phân tích-tổng hợp, câu hỏi đòi hỏi sự so sánh, câu hỏi buộc học sinh thiết lập mối quan hệ nhân quả, rút ra kết luận mang tính khái quát hóa, trừu tượng hóa. Phương pháp này cho phép thu được thông tin ngược từ học sinh. Những thông tin này không chỉ phong phú mà còn chính xác, kịp thời giúp giáo viên điều chỉnh quá trình dạy học một cách linh hoạt. -Hỏi đáp được sử dụng phổ biến, thích hợp cho hầu hết các bài và thường được sử dụng với các phương pháp dạy học khác. Đặc biệt trong chương “Cấu trúc của tế bào” phương pháp này sẽ có tác dụng khi học sinh kết hợp quan sát hình ảnh và trả lời được những câu hỏi trong nội dung từng bài của chương Tổ chức hoạt động của học sinh trong phương pháp hỏi đáp Có thể có ba phương án tổ chúc hoạt động của học sinh Phương án 1:Thầy đặt hệ thống nhiều câu hỏi riêng rẽ rồi chỉ định trò trả lời. Mỗi học sinh trả lời một câu. Nguồn thông tin cho cả lớp là sự tổng hợp các câu hỏi cùng những câu trả lời tương ứng. Phương án 2: Thầy đặt ra cho cả lớp một câu hỏi chính có kèm theo các thông báo gợi ý hoặc các câu hỏi phụ liên quan đến câu hỏi lớn đó .Gíao viên tổ chức cho học sinh trả lời lần lượt từng bộ phận của câu trả lời lớn ban đầu .Nguồn thông tin cho học sinh trong trường hợp này là: Câu hỏi tổng quát cùng với tổ hợp các lời giải đáp bộ phận của học sinh. Phương án 3: Thầy nêu câu hỏi chính, kèm theo những gợi ý nhằm tổ chức cho trò tranh luận, hoặc học sinh đặt ra những câu hỏi phụ cho nhau rồi giúp nhau giải đáp. Câu hỏi chính do giáo viên nêu ra theo phương án này thường chứa đựng mâu thuẩn dưới dạng nghịch lí, hoặc nó vạch ra nhiều hướng khác nhau phải lựa chọn giải quyết. Học sinh thường rất lúng túng khi xây dựng nên lời phát biểu tổng kết cuộc tranh luận, vì tính chất khái quát và sự phê phán của nó. Vỉ vậy giáo viên phải nêu ra những câu hỏi phụ, gợi ý cho học sinh tự lực đi tới kết luận tổng quát. Dù phương án nào đi nữa thì hiệu quả chủ yếu đều được quyết định bởi nghệ thuật đặt câu hỏi. Câu hỏi chất lượng là câu hỏi có có sức chứa nhiều nội dung trí lực. Sức chứa này tỉ lệ thuận với tính có vấn đề của câu hỏi. Để đạt được điều
- này giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung cần truyền đạt đã tường minh trong sách giáo khoa. Sau đó bằng câu hỏi biến cái đã tường minh thành không tường minh, để tiếp đó tổ chức cho học sinh khôi phục lại sự tường minh của nội dung. 2.Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài a.Các mức độ của câu hỏi Câu hỏi ở mức độ biết Là câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời một kiến thức đã biết, một kiến thức đã học trước đó, học sinh dựa vào trí nhớ để trả lời câu hỏi đó Câu hỏi ở mức độ hiểu Là câu hỏi yêu cầu học sinh tổ chức sắp xếp lại kiến thức đã học, diễn đạt bằng ngôn từ của chính mình để chứng tỏ sự hiểu biết chứ không phải thuần túy dựa vào trí nhớ. Câu hỏi ở mức vận dụng Đó là yêu cầu học sinh áp dụng kiến thức đã học (khái niệm, quá trình,quy luật......) vào một tình huống mới khác với nội dung bài học.Thường sử dụng cụm từ: xác định, khám phá, thao tác, dự đoán, tính toán, thiết lập, chứng minh, giả thuyết, ứng dụng...... Câu hỏi ở mức độ phân tích Là câu hỏi yêu cầu học sinh phân tích nguyên nhân hay kết quả của một hiện tượng, tìm bằng chứng cho một luận điểm, phân tích sự liên hệ thành phần, cấu trúc.....Để đo mức độ này người ta dùng cụm từ: phân biệt, chỉ ra, thiết lập quan hệ, chọn ra...... Câu hỏi ở mức độ tổng hợp Câu hỏi yêu cầu học sinh phải phối hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề có tính khái quát.Với dạng câu hỏi này đòi hỏi người học phải đạt một trình độ nhất định, có khả năng tư duy sáng tạo. Câu hỏi ở mức độ biết Câu hỏi yêu cầu học sinh nhận định phán đoán ý nghĩa kiến thức, giá trị của tư tưởng, vai trò của học thuyết. Để đo mức độ thường dùng lệnh: đánh giá, phê bình, nhận thức, đưa ra nhận định......
- b.Các hình thức tổ chức hỏi đáp Một hỏi –một đáp Thường áp dụng cho câu hỏi ở mức độ hiểu và biết Giáo viên HS 1 HS2 HS 3 Một hỏi- nhiều đáp Giáo viên HS 1 HS2 HS 3 Tranh luận Giáo viên HS 1 HS2 HS 3 ÁP DỤNG GIẢNG DẠY ÔN TẬP CHƯƠNG II :CẤU TRÚC TẾ BÀO (SGK SINH HỌC 10 NC) 1.Tóm tắt lí thuyết cơ bản -Tế bào là đơn vị cấu trúc của mọi cơ thể sống
- -Tế bào nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh.Đại diện: vi khuẩn.Vi khuẩn được bao quanh bởi màng sinh chất, bên ngoài có thành tế bào. Một số vi khuẩn có vỏ nhầy.Tế bào nhân sơ có một thể nhiễm sắc đơn, vòng nằm trong chất tế bào điều khiển mọi hoạt động của tế bào. -Tế bào nhân thực có nhân được bao bọc bởi màng nhân .Tế bào nhân thực có một số thể nhiễm sắc mạch thẳng nằm trong nhân điều khiển mọi hoạt động của tế bào. Bao quanh tế bào nhân thực là màng sinh chất.Một số loại tế bào nhân thực có thành tế bào như : nấm, tế bào thực vật có tác dụng bảo vệ tế bào đồng thời xác định hình dạng, kích thước tế bào.Trong chất tế bào có nhiều loại bào quan. -Mỗi loại quan có cấu trúc và chức năng riêng +Ti thể là cơ quan tạo năng lượng ATP +Lục lạp là cơ quan tạo cacbohydrat trong tế bào quang hợp +Riboxom tổng hợp Protein Lưới nội chất tạo nên hệ thống xoang trong chất tế bào nhân thực tạo điều kiện để sản xuất ra những sản phẩm nhất định nhằm đưa tới những nơi cần thiết trong tế bào hay xuất bào +Bộ máy Gongi (chỉ có trong một số tế bào) là nơi thu nhận một số chất như protein, lipit và đường rồi lắp ráp thành sản cuối cùng sau đó đóng gói và gởi đến nơi cần thiết trong tế bào hay để xuất bào nhờ các túi tải. +Lizoxom là một loại túi màng có nhiều enzim thủy phân có chức năng phân hủy các tế nào già, bào quan già, các tế bào bị tổn thương không còn khả năng phục hồi cũng như kết hợp với không bào tiêu hóa để phân hủy thức ăn . +Không bào là bào quan được bao bọc bởi một lớp màng có các chức năng: chứa các chất dự trữ, bảo vệ, chứa các sắc tố...Các bào quan chỉ thể hiện chức năng khi ở trong tế bào. -Màng sinh chất là ranh giới bên ngoài và là rào chắn chọn lọc của tế bào. Màng sinh chất là màng khảm lỏng được cấu tạo từ hai thành phần chính là lớp kép photpholipit và protein. Các phân tử lipit và protein có thể di chuyển trong phạm vi nhất định bên trong màng. Có nhiều loại protein khác nhau trên màng, mỗi loại thực hiện một chức năng khác nhau.
- -Màng sinh chất đóng vai trò quan trọng trong sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường ngoài. Màng cho nhiều chất đi qua theo cả hai hướng : +Phương thức vận chuyển thụ động thì không tiêu tốn năng lượng +Phương thức chủ động kèm theo tiêu tốn năng lượng ATP Sự vận chuyển qua màng không chỉ phụ thuộc vào kích thước mà còn phụ thuộc vào cấu tạo và tính chất của màng. Sự vận chuyển còn phụ thuộc vào sự có mặt của các protein màng, hoặc do sự thay đổi hình dạng của màng nhờ tiêu dùng năng lượng. Khếch tán là sự vận chuyển các phân tử và ion theo gadien nồng độ ,sự khuếch tán qua bề mặt là nhanh nhất khi diện tích bề mặt rộng mỏng và sự chênh lệch gadien nồng độ là lớn. Sự khuếch tán các phân tử và ion qua màng sinh chất có thể qua lớp kép photpholipit hoặc được trợ giúp bở các protein đặc biệt trên màng, quá trình này được gọi là khếch tán nhanh có chọn lọc. -Thẩm thấu là sự vận chuyển của nước qua màng, từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp hơn. -Khuếch tán có chọn lọc và thẩm thấu phụ thuộc vào nội năng của các phân tử và ion. Do tế bào không tiêu dùng năng lượng trong quá trình này nên gọi là vận chuyển thụ động. -Vận chuyển chủ động là quá trình tế bào vận chuyển các phân tử và ion qua màng ngược chiều gradien nồng độ nhờ các kênh protein trên màng và tiêu tốn năng lượng . Nhập bào là sự vận chuyển vật chất vào tế bào.Trong quá trình này vật chất bị gói vào một túi ,sau đó túi tách khỏi màng sinh chất +Ẩm bào: chất lấy vào tế bào là chất lỏng +Thực bào: chất lấy vào là chất rắn -Xuất bào là sự vận chuyển vật chất ra khỏi tế bào. Những chất này được đóng gói vào các túi trong chất tế bào. Chúng được tách riêng khi các túi này vận chuyển tới màng và được đẩy ra ngoài.
- 2. Hệ thống câu hỏi: Câu hỏi 1: Quan sát hình vẽ, và cho biết thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào? Trả lời: Màng sinh chất,tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân Câu hỏi 2: Hoàn thành bảng sau bằng cách điền dấu (+) nếu có hoặc (-) nếu không có: Cấu trúc Chức năng Tế bào vi khuẩn Tế bào động vật Tế bào thực vật Vỏ nhầy Thành tế bào Màng sinh chất Chất tế bào Nhân tế bào Trả lời: Tế bào vi Tế bào Tế bào Cấu trúc Chức năng khuẩn động vật thực vật Vỏ nhầy Tăng sức bảo vệ tế bào + - - Quy định hình hình dạng tế bào và có Thành tế bào + - + chức năng bảo vệ tế bào Màng sinh chất Vách ngăn giữa bên trong và bên + + +
- ngoài tế bào ,đồng thời giúp đều hòa các thành phần bên trong tế bào Là nơi thực hiện các phản ứng Chất tế bào + + + chuyển hóa của tế bào Chứa thông tin di truyền ,điều khiển Nhân tế bào _ + + mọi hoạt động của tế bào Câu hỏi 3:Hãy chú thích hình vẽ về cấu trúc của một trực khuẩn ? Chức năng của các thành phần? Trả lời Chức năng : Vỏ nhầy: Tăng sức bảo vệ tế bào
- Thành tế bào: Quy định hình hình dạng tế bào và có chức năng bảo vệ tế bào Màng sinh chất: Vách ngăn giữa bên trong và bên ngoài tế bào ,đồng thời giúp đều hòa các thành phần bên trong tế bào Tế bào chất: Là nơi thực hiện các phản ứng chuyển hóa của tế bào Vùng nhân tế bào: Chứa thông tin di truyền ,điều khiển mọi hoạt động của tế bào Câu hỏi 4:Quan sát hình vẽ hãy liệt kê các cấu trúc cơ bản của tế bào động vật, tế bào thực vật và cho biết điểm giống nhau và khác nhau của hai loại tế bào đó? Câu hỏi 5: Chú thích đầy đủ thành phần cấu trúc tế bào động vật,tế bào thực vật?
- Câu hỏi 6:Mô tả cấu trúc và chức năng của các bào quan trong tế bào nhân thực :mạng lưới nội chất, bộ máy gongi, không bào, khung xương tế bào, trung thể
- Các bào quan Đặc điểm cấu trúc Chức năng Mạng lưới nội chất Bộ máy gongi Không bào Khung xương tế bào Trung thể Trả lời Các bào quan Đặc điểm cấu trúc Chức năng Mạng lưới của các nội màng,có -tạo thành các túi tiết 2 loại :lưới nội chất hạt và lưới -lưới nội chất hạt tổng hợp Mạng lưới nội chất nội chất trơn protein màng .lưới nội chất trơn:tổnghợpLipit, Polisaccarit và khử độc Gồm nhiều túi dẹt Bao gói protein ,tạo ra các Bộ máy gongi túi tiết Không bào Vi ống ,vi sợi và sợi trung gian Bộ khung nâng đỡ nội bào Bào quan có cấu trúc màng Có nhiều chức năng khác Khung xương tế bào đơn,có chứa nhiều chất hữu cơ nhau tùy loại tế bào và ion khoáng Gồm nhiều bộ ba vi ống xếp Tham gia vào sự phân chia Trung thể thành vòng tế bào Câu hỏi 7:So sánh cấu trúc tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực bằng cách hoàn thành bảng sau: Cấu trúc Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực Vỏ nhầy Thành tế bào Màng sinh chất Chất tế bào: +Riboxom +Các bào quan khác
- Nhân: +Màng nhân +Nhân con +Chất nhiễm sắc Trả lời Cấu trúc Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực Vỏ nhầy có Không có Có ở nấm thành kitin) và Thành tế bào có ở thực vật (xenlulo) và không có ở động vật Màng sinh chất có có Chất tế bào: Có Có +Riboxom +riboxom nhỏ (70S) và +riboxom lớn (80S) và riboxom tự do trong chất một số tự do trong chất tế tế bào bào,một số khác nằm trên lưới nội chất... +có nhiều loại +Các bào quan khác +không có Nhân: Không có Có +Màng nhân +không có +có +Nhân con +không có +có +Chất nhiễm sắc +1 NST vòng +một số và không vòng Câu hỏi 8:Hãy cho biết trong tế bào nhân thực những bộ phận nào có cấu trúc màng đơn hoặc màng kép hay không có màng bao bọc? Trả lời Cấu trúc trong tế bào Màng đơn Màng kép Nhân x Riboxom Ti thể x
- Lục lạp x Mạng lưới nội chất x Bộ máy gôngi x Lizoxom x Không bào x Trung thể Câu hỏi 9:Chú thích thành phần cấu tạo nên màng sinh chất?Gỉai thích vì sao khi ta nấu canh cua (cua giả nhỏ và được lọc lấy để nấu canh ) thì có hiện tượng đóng lại từng mảng nổi lên mặt nược nồi canh? Trả lời
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Khai thác, sử dụng hiệu quả kênh hình để dạy chương I Cơ chế di truyền và biến dị - Sinh học lớp 12
20 p | 302 | 47
-
SKKN: Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh học và sử dụng từ vựng hiệu quả trong Tiếng Anh 7 mới
25 p | 93 | 16
-
SKKN: Sử dụng hệ thống câu hỏi phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học văn bản Ngữ văn 9
16 p | 57 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn