Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người dân tộc thiểu số trường MN Hoa Hồng học tốt môn khám phá khoa <br />
học<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU….<br />
…………………………………………………………..2<br />
1. Lý do chọn đề <br />
tài………………………………………………………...........2<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài………...…………………………...<br />
………….3<br />
3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………<br />
3<br />
4. Giới hạn của đề tài………………………..…………………….<br />
……………..3<br />
5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………….<br />
……………..3<br />
II. PHẦN NỘI DUNG ……...…………………………………….……………4<br />
1. Cơ sở lý luận…………………………………………………….<br />
…………….4<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu…………………..………………………...<br />
…..4<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp………….………………………..<br />
……..7<br />
a. Mục tiêu của biện pháp……………………………………..…………………<br />
7<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp……………………………..……<br />
7<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:…………………...<br />
…………….18<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học:…………………………………… <br />
18<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ…………………………………….....22<br />
1. Kết luận:……………………………………………..………………………<br />
22<br />
2. Kiến nghị…………………………...………………………………………..23<br />
<br />
<br />
1 Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người dân tộc thiểu số trường MN Hoa Hồng học tốt môn khám phá khoa <br />
học<br />
<br />
<br />
Tài liệu tham <br />
khảo…………………………………………………………….24<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta sử dụng lời nói để trò chuyện, <br />
đàm thoại, thảo luận, trình bày những hiểu biết, suy nghĩ, giải thích một vấn <br />
đề nào đó trong cuộc sống như: Kể lại được sự việc, câu chuyện đã được <br />
nghe, được chứng kiến, hay tự mình nghĩ ra, sáng tạo ra. Trẻ cần tập nghe, <br />
hiểu lời nói của cô của những người xung quanh. Sau đó tập trình bày suy <br />
nghĩ và sự hiểu biết của mình theo ngôn ngữ tiếng Việt. Muốn phát triển ở <br />
trẻ kỹ năng, hiểu và nói được ngôn ngữ tiếng Việt theo cô. Bản thân tôi trước <br />
hết phải cuốn hút trẻ tham gia vào hoạt động phát triển ngôn ngữ qua trò <br />
chuyện, khám phá, đàm thoại, kể chuyện, đọc cho trẻ nghe, cho trẻ làm quen <br />
với chữ cái và thông qua các môn học khác, hoặc ở mọi lúc mọi nơi... Từ đó <br />
phát triển ngôn ngữ, vốn từ của trẻ ngày càng phong phú, đa dạng về câu từ <br />
và phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, tư duy của trẻ.<br />
Để trẻ tiếp thu bài tốt, điều quan trọng là trẻ phải thật sự thích thú với <br />
hoạt động, để có được điều đó giáo viên phải là người khéo léo, có năng lực <br />
tổ chức, có giọng truyền cảm, nhẹ nhàng, gây hứng thú cho trẻ hoạt động. <br />
Từ thực tế tiết dạy cho thấy hoạt động khám phá khoa học của các lớp <br />
còn tẻ nhạt, giáo viên còn nhiều hạn chế, lúng túng chưa biết cách dẫn dắt <br />
<br />
<br />
2 Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người dân tộc thiểu số trường MN Hoa Hồng học tốt môn khám phá khoa <br />
học<br />
<br />
<br />
vào bài khiến giờ học không hấp dẫn, khô khan, trẻ không hứng thú tham gia <br />
vào hoạt động.<br />
Là giáo viên chủ nhiệm lớp lá 1 trường Mầm non Hoa Hồng nhiều năm <br />
việc thường xuyên tiếp xúc với trẻ, tôi hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý cũng như <br />
khả năng, nhu cầu của trẻ về khả năng nhận thức thông qua các hoạt động <br />
theo từng chủ đề và việc tìm ra một số biện pháp giúp trẻ đồng bào học tốt <br />
môn khám phá khoa học, hòa nhập với trẻ người kinh là nhiệm vụ rất quan <br />
trọng và cần thiết đối với giáo viên mầm non. Trong quá trình tôi tham gia <br />
giảng dạy cũng như đi dự các tiết của giáo viên trong trường nhìn chung trong <br />
các tiết học trong lớp lượng kiến thức mà trẻ lĩnh hội được rất trừu tượng và <br />
chưa sâu sắc đến trẻ. Trẻ tiếp thu còn chậm, chưa thực sự gây hứng thú với <br />
trẻ. Đồ dùng đồ chơi cô chuẩn bị rất nhiều nhưng vẫn mang tính khô khan <br />
cứng nhắc và có phần gò bó đối với trẻ, hạn chế sự tò mò tự tìm hiểu sự <br />
phong phú muôn màu muôn vẻ về sự vật xung quanh trẻ.<br />
Với tình hình thực tế của trẻ dân tộc thiểu số như vậy, bản thân tôi luôn <br />
trăn trở, suy nghĩ nhiều lúc thấy vô cùng lo lắng, không biết làm gì và làm như <br />
thế nào, bằng phương pháp gì? để giúp trẻ hiểu và học tốt hơn đối với môn <br />
khám phá khoa học, chính vì điều băn khoăn trăn trở ấy bản thân tôi đã tìm tòi <br />
nghiên cứu “Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người dân tộc thiểu số <br />
trường mầm non Hoa Hồng học tốt môn Khám phá khoa học”. Nhằm giúp trẻ <br />
người dân tộc thiểu số ham thích được đến lớp và muốn học được tự mình <br />
khám phá trải nghiệm để trẻ tự tin trong cuộc sống và tích cực tham gia vào <br />
các hoạt động trong trường mầm non đạt kết quả tốt hơn. <br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Mục tiêu: <br />
Nhằm giúp trẻ tự tin, thoải mái phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ, <br />
chú ý, phân tích, ttổng hợp. Trẻ được khám phá các sự vật hiện tượng xung <br />
quanh có tác dụng giáo dục và phát triển các mặt: Ngôn ngữ, nhận thức, thẩm <br />
mỹ, thể chất, tình cảmxã hội…Qua đó giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách <br />
sâu sắc và chính xác, không mang tính trừu tượng và khô khan.<br />
Nhiệm vụ của đề tài: <br />
Nghiên cứu nhằm tìm ra một số biện pháp, giải pháp, từ đó giúp trẻ <br />
học tốt môn khám phá khoa học và giúp giáo viên có những định hướng phù <br />
hợp trong công tác chăm sóc cho trẻ mầm non ở độ tuổi 5 6 tuổi sau khi vận <br />
dụng đề tài sẽ góp phần giúp trẻ học tốt môn Khám phá khoa học.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người dân tộc thiểu số học tốt môn <br />
khám phá khoa học <br />
<br />
3 Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người dân tộc thiểu số trường MN Hoa Hồng học tốt môn khám phá khoa <br />
học<br />
<br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
Trẻ 5 6 tuổi lớp lá 1 trường Mầm non Hoa Hồng, xã Băng Adrênh, <br />
huyện Krông Ana, tỉnh Đăk lăk<br />
Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018<br />
5. Phương pháp nghiên cứu: <br />
Phương pháp quan sát các hoạt động của trẻ.<br />
Phương pháp điều tra thực tế.<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu. <br />
Phương pháp thực hành, trải nghiệm<br />
Phương pháp kiểm tra đánh giá các hoạt động của trẻ.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Trẻ mầm non vốn thích khám phá, ham hiểu biết thích tìm tói các sự vật <br />
hiện tượng xung quanh. Hoạt động khám phá khoa học thõa mãn nhu cầu phát <br />
triển đó của trẻ, qua hoạt động khám phá, trẻ có khả năng quan sát, so sánh, <br />
phân loại, từ đó trẻ phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo nhiều cách <br />
khác nhau, trẻ có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật hiện tượng <br />
xung quanh. Việc gây hứng thú cho trẻ hoạt động khám phá khoa học là hết <br />
sức cần thiết và quan trọng, quyết định đến cả quá trình trẻ tiếp thu bài tốt hay <br />
không. Thực tế hiện nay việc gây hứng thú cho trẻ trong các hoạt động khám <br />
phá khoa học ở trường mầm non còn hạn chế về hình thức, phương pháp và <br />
nội dung vào bài. Vì vậy khi vào bài trẻ không hứng thú tham gia hoạt động do <br />
vậy hoạt động chưa đạt kết quả cao. Khám phá khoa học là một trong những <br />
nội dung đóng vai trò hết sức quan trọng trong cung cấp những kiến thức, kỹ <br />
năng sống cho trẻ trước khi vào lớp 1.<br />
Thực hiện mục tiêu “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” của chương trình <br />
Mầm non mới hiện nay. Mọi hoạt động đều hướng vào trẻ và trẻ hoạt động <br />
tích cực giáo viên chỉ giữ vai trò “trung gian”. Bản thân tôi là giáo viên mầm <br />
non trực tiếp giáo dục chăm sóc trẻ luôn tìm hiểu, nghiên cứu và đã tìm ra một <br />
số biện pháp để giúp trẻ 56 tuổi người đồng bào dân tộc thiểu số học tốt môn <br />
khám phá khoa học.<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
Được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường tôi được phân công chủ <br />
nhiệm lớp lá 1 với tổng số học sinh 40. trong đó: Nữ 18, DT: 32, Nữ DT: 16<br />
Giáo viên chủ nhiệm: 2 giáo viên<br />
<br />
<br />
4 Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người dân tộc thiểu số trường MN Hoa Hồng học tốt môn khám phá khoa <br />
học<br />
<br />
<br />
Trình độ chuyên môn: Đại học<br />
Đầu năm học khi nhận học sinh vào lớp, bản thân tôi đã nhận định <br />
rằng có rất nhiều khó khăn trong việc chăm sóc trẻ. Trong quá trình giảng <br />
dạy tôi thấy tỉ lệ trẻ có khả năng, quan sát, so sánh, phân loại, giải quyết vấn <br />
đề, những hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh <br />
còn thấp, hạn chế. Hơn nữa phụ huynh không quan tâm đến con em mình, cứ <br />
đến ngày mùa lại cho con theo mẹ ra đồng lên nương, lên rẫy. Bởi vậy lớp lá <br />
1 lúc ban đầu khảo sát chất lượng đạt kết quả như sau: <br />
<br />
Nội dung khảo sát Trước khi thực hiện kết quả <br />
đạt<br />
<br />
Trẻ nhận biết và phát âm đúng tên gọi 25/40 trẻ = 62,5 %<br />
Khả năng quan sát, so sánh, phân loại, 20/40 trẻ = 50%<br />
phán đoán, chú ý.<br />
<br />
Những hiểu biết ban đầu về con người, 22/40 trẻ = 55%<br />
sự vật, hiện tượng xung .<br />
<br />
Trẻ thích khám phá các sự vật, hiện 18/40 trẻ = 45%<br />
tượng xung quanh<br />
<br />
Giải thích được mối quan hệ giữa 17/40 trẻ = 42,5%<br />
nguyên nhân và kết quả đơn giản trong <br />
cuộc sống hằng ngày <br />
<br />
Từ thực trạng trên bản thân tôi gặp những khó khăn và thuận lợi sau: <br />
Thuận lợi: <br />
Lớp lá 1 thuộc phân hiệu buôn K62, lớp có tương đối đầy đủ cơ sở vật <br />
chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ cho việc dạy và học và các hoạt <br />
động khác.<br />
Được nhà trường quan tâm phân công hai cô đều là giáo viên trẻ, cả hai <br />
cô đều có phẩm chất nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn tiếp thu nhanh với <br />
những đổi mới trong chương trình giáo dục mầm non mới.<br />
Khó khăn: <br />
Dân cư sống không tập chung, 100% là đồng bào dân tộc thiểu số, việc <br />
bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trẻ, do vậy làm ảnh hưởng đến việc chăm sóc <br />
giáo dục trẻ. Địa hình phức tạp việc đi đến lớp học của trẻ mầm non còn <br />
gặp nhiều khó khăn. Mặt bằng kinh tế của người dân còn thấp, chủ yếu làm <br />
ruộng, làm nương. Một số phụ huynh thực sự chưa quan tâm đến việc học <br />
5 Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người dân tộc thiểu số trường MN Hoa Hồng học tốt môn khám phá khoa <br />
học<br />
<br />
<br />
tập của con em mình, ngay từ nhỏ không cho trẻ đến lớp sớm để trẻ phát âm <br />
Tiếng Việt rõ ràng hơn. Trang thiết bị và một số dụng cụ khoa học của <br />
trường còn hạn chế như (kính lúp, máy ảnh)<br />
Nguyên nhân chủ quan:<br />
Khi thực hiện đề tài để trẻ tiếp thu và tham gia khám phá một cách <br />
tích cực thì đòi hỏi giáo viên phải luôn tìm tòi học hỏi nâng cao kiến thức vì <br />
vậy mà giáo viên có thêm nhiều biện pháp giúp cho trẻ học tốt hơn.<br />
Giáo viên có trình độ chuyên môn, được đào tạo qua trường lớp, nắm <br />
vững phương pháp, có thêm nhiều kinh nghiệm hơn.<br />
Trẻ mạnh dạn, tự tin và tự mình khám phá ra kết quả.<br />
Để tổ chức tốt cho trẻ giáo viên phải biết cả tiếng Êđê để có thế hiểu <br />
được trẻ muốn gì cần gì vì vậy còn gặp khó khăn trong việc cho trẻ tiếp xúc <br />
với tiếng việt.<br />
Cơ sở vật chất của trường đảm bảo đầy đủ, có tivi đầu đĩa phục vụ <br />
cho việc giảng dạy.<br />
80% trẻ là người dân tộc thiểu số nên việc nói tiếng việt chưa thành <br />
thạo<br />
* Nguyên nhân khách quan:<br />
Giáo viên nắm được phương pháp, có nhiều kinh nghiệm hơn tuy nhiên <br />
sự sáng tạo và linh hoạt trong quá trình tổ chức chưa cao vì vậy mà chất <br />
lượng và sự sáng tạo trong các hoạt động chưa hiệu quả vì thế chưa lôi cuốn <br />
và thu hút được trẻ.<br />
Giáo viên tổ chức hoạt động còn cứng chưa có nhiều biện pháp mới lạ <br />
nên chưa thu hút được trẻ, trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn và tự tin tham <br />
gia hoạt động.<br />
Giáo viên chưa thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với tiếng Việt (Trong <br />
các hoạt động mọi lúc mọi nơi) mà đa phần trẻ được tiếp xúc với Tiếng Việt <br />
thông qua các môn học có các từ khó để phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho <br />
trẻ.<br />
Chính vì nhìn thấy những điều bất cập trong việc tổ chức cho trẻ làm <br />
quen với môi trường xung quanh, bản thân tôi đã mạnh dạn tìm tòi, học hỏi <br />
để tìm cho mình những biện pháp có thể áp dụng trong quá trình thực hiện <br />
nhằm giúp trẻ học tốt hơn.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
a. Mục tiêu của biện pháp<br />
<br />
<br />
6 Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người dân tộc thiểu số trường MN Hoa Hồng học tốt môn khám phá khoa <br />
học<br />
<br />
<br />
Những giải pháp, biện pháp nêu ra trong đề tài nhằm mục tiêu giúp trẻ <br />
tham gia vào các hoạt động với tâm thế phấn khởi, vui tươi, thích thú, phát <br />
triển các khả năng của trẻ như: quan sát, so sánh, ghi nhớ, chú ý…<br />
Phát triển toàn diện 5 mặt phát triển cho trẻ nhằm hoàn thiện nhân cách <br />
và kỹ năng sống cho trẻ.<br />
Thúc đẩy quá trình học tập của trẻ ở trường lớp ngày càng đạt kết quả <br />
tốt hơn. Bởi vì khi trẻ tham gia vào tất cả các hoạt động thì bắt buộc trẻ phải <br />
tư duy, nhận biết, ghi nhớ và đó cũng là tiền đề để trẻ tiếp tục phát triển ở <br />
phổ thông sau này. Giáo dục trẻ sống gần gũi với thế giới xung quanh trẻ.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
Từ việc khảo sát chất lượng đầu năm của trẻ lớp lá 1 phân hiệu Buôn <br />
K62 trường Mầm non Hoa Hồng tôi đã tìm ra những biện pháp nhằm giúp trẻ <br />
dân tộc thiểu số học tốt môn khám phá khoa học. <br />
* Biện pháp 1: Chuẩn bị các điều kiện và phương tiện cho trẻ làm <br />
quen với trò chơi hoạt động khám phá<br />
Môi trường trong và ngoài lớp:<br />
Môi trường là yếu tố trực tiếp tác động hằng ngày đến trẻ. Môi trường <br />
trang trí lớp, môi trường học tập, môi trường vui chơi…có vai trò quan trọng <br />
đến giáo dục trẻ. Đối với việc trang trí môi trường lớp học tôi luôn quan tâm <br />
hàng đầu. Ở mỗi chủ đề tôi luôn dành thời gian nghiên cứu thiết kế môi <br />
trường lớp học sao cho phù hợp với chủ đề mà trẻ khám phá, tìm hiểu về các <br />
sự vật thông qua hình ảnh trang trí đó.<br />
Bên cạnh đầu tư trang trí phù hợp với chủ đề, bản thân cũng chú trọng <br />
đến việc làm đồ dùng đồ chơi tự làm ở các góc và sắp xếp đồ dùng sao cho <br />
thu hút trẻ, vừa tạo cho trẻ khám phá, trải nghiệm thông qua hoat động góc.<br />
Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề: “Thế giới thực vật’ Ở góc thiên nhiên là <br />
góc dành riêng cho trẻ để khám phá cây xanh. Ở góc này tôi trồng rất nhiều <br />
cây xanh. Tôi bố trí sẵn bình nước tưới, chăm sóc cây để khi trẻ tham gia ở <br />
hoạt động góc để trẻ vừa chăm sóc cây và khám phá các loại cây. Trong quá <br />
trình chăm sóc ở góc thiên nhiên, trẻ được hình thành kỹ năng, kỹ xảo lao <br />
động, được bồi dưỡng phẩm chất yêu lao động, yêu thiên nhiên, có ý thức <br />
trách nhiệm trong công việc được giao. Thông qua hoạt động vui chơi ngoài <br />
trời giáo viên cho trẻ khám phá về một số loại cây như: cây ăn quả; cây lấy <br />
gỗ và cho bóng mát, cây ăn rau, cây làm thuốc để chữa bệnh. Giáo viên cung <br />
cấp thêm kiến thức cho trẻ ăn rau nhiều sẽ cung cấp Vitamin cho cơ thể và <br />
giúp cho da dẻ hồng hào. Tuy công dụng khác nhau nhưng quá trình sinh <br />
trưởng và phát triển của chúng tương đối giống nhau.<br />
Môi trường trong lớp:<br />
7 Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người dân tộc thiểu số trường MN Hoa Hồng học tốt môn khám phá khoa <br />
học<br />
<br />
<br />
Ngoài những đồ dùng đồ chơi nhà trường cấp thì bản thân tôi tự tìm tòi <br />
những đồ dùng đồ chơi và tranh ảnh sinh động và phù hợp với chủ đề phục <br />
vụ cho hoạt động dạy học. Để có những đồ dùng đồ chơi tự tạo đẹp mắt và <br />
sáng tạo thân thiện và hấp dẫn tôi tận dụng những nguyên vật liệu thiên <br />
nhiên như các loại lá, cánh hoa, củ, quả, hạt cát, vỏ trứng, vỏ hến, vỏ ốc…để <br />
sử dụng làm sản phẩm tạo hình hay làm một số đồ chơi phù hợp với chủ đề. <br />
Tôi tổ chức cho trẻ thành các nhóm để tạo ra sản phẩm từ đó hỏi trẻ đã tạo <br />
được gì, trẻ hứng thú kể và có những biểu tượng về đối tượng được khám <br />
phá.<br />
Với những đồ dùng đồ chơi nhà trường đầu tư và bản thân tự làm đã sử <br />
dụng khai thác rất hiệu quả vào trong các tiết dạy và hoạt động khác trong <br />
ngày điều đó cho thấy trẻ rất hứng thú học.<br />
* Biện pháp 2: Thường xuyên trau dồi sự hiểu biết của trẻ, kích <br />
thích tính tò mò của trẻ.<br />
Việc đưa trẻ vào với môi trường xung quanh hay nói rõ hơn là trẻ <br />
khám phá khoa học, điều đầu tiên mà tôi quan tâm là lượng kiến thức của trẻ <br />
có thực sự phù hợp và lĩnh hội các chủ điểm hay không. Hơn nữa, nếu trẻ đã <br />
có lượng kiến thức nhất định rồi thì việc khám phá sẽ dễ dàng hơn và có ý <br />
nghĩa, hiệu quả hơn rất nhiều bên cạnh đó phát triển được tư duy cho trẻ. <br />
Ví dụ: Khi đàm thoại về các mùa trong năm, cô kể cho trẻ nghe về mùa <br />
xuân và mùa hè. Sau đó cô hỏi trẻ còn mùa nào trong năm mà cô chưa kể để <br />
phát triển thêm tư duy, trí nhớ của trẻ và trẻ sẽ dùng lời nói để kể lại những <br />
gì mà trẻ biết.<br />
Khi chúng ta làm một việc gì, tìm hiểu hay khám phá một điều gì trong <br />
mỗi chúng ta đều phải có một ít hiểu biết nhất định về điều đó để có thể đặt <br />
ra câu hỏi “Tại sao”,...và tìm cách giải quyết chúng. Trẻ nhỏ cũng vậy, trẻ <br />
cũng có cách nghĩ riêng của trẻ có điều khả năng thu thập thông tin của trẻ <br />
còn hạn chế và khả năng phân tích tổng hợp của trẻ hầu như chưa chính xác <br />
vì vậy trẻ gặp khó khăn trong bất cứ vấn đề nào trẻ muốn tìm hiểu. <br />
Dựa vào những điều trên nên tôi chọn biện pháp thường xuyên trau dồi <br />
sự hiểu biết của trẻ, kích thích tính tò mò của trẻ là vấn đề mấu chốt trong <br />
đề tài này. Trẻ đến lớp được cô giáo truyền đạt kiến thức ở mọi lúc mọi <br />
nơi, bản thân tôi khi lên lớp luôn cố gắng thu thập những điều mới lạ đối <br />
với trẻ từ đó tạo cho trẻ có sự quan tâm và muốn tìm hiểu,<br />
Ví dụ: Với hoạt động khám phá về con Cua sau khi trẻ đã tìm hiểu <br />
được đặc điểm của con cua có hai càng và tám chân, tôi đặt câu hỏi gợi mở: <br />
Các con có biết con cua đi như thế nào không? để trẻ trả lời. Như vậy không <br />
những trẻ biết được đặc điểm của con cua mà còn biết môi trường sống của <br />
<br />
<br />
8 Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người dân tộc thiểu số trường MN Hoa Hồng học tốt môn khám phá khoa <br />
học<br />
<br />
<br />
chúng, cách vận động, các bộ phận cơ thể ra sao. Khi đã nắm rõ đặc điểm, <br />
trẻ quan sát kỹ hơn từ đó so sánh rất rõ ràng và phân loại cũng rất tốt.<br />
Thường xuyên trò chuyện và dạy cho trẻ cách quan sát, khám phá sự <br />
vật một cách khoa học và logic, rèn cho trẻ khả năng đặt câu hỏi và tìm ra <br />
câu trả lời. Sử dụng tranh ảnh, mô hình có kích thước, chất liệu khác nhau <br />
để tổ chức cho trẻ xem theo nhóm hoặc cá nhân, khi xem giáo viên có thể trò <br />
chuyện với trẻ về nội dung của tranh ảnh, mô hình hoặc có thể giao nhiệm <br />
vụ cho trẻ để trẻ nói được các đối tượng được quan sát.<br />
Ví dụ: Cho trẻ xem tranh gà mái đang ấp trứng và đặt ra các câu hỏi: <br />
Con gà mái đang làm gì?, Gà mái ấp trứng như thế nào?, Gà mái ấp trứng để <br />
làm gì?...<br />
* Biện pháp 3: Sử dụng một số trò chơi nhằm tạo sự hứng thú cho <br />
trẻ hoạt động và xây dựng môi trường cho trẻ khám phá<br />
Đối với trẻ mầm non thì việc “Học mà chơi chơi mà học” sẽ giúp trẻ <br />
tiếp thu những kiến thức một cách dễ dàng và sâu sắc nhất. Sau thời gian trò <br />
chuyện, đàm thoại với cô trẻ được hoạt động, được tham gia vào các trò chơi <br />
hứng thú. Qua đó, trẻ không chỉ ngồi nghe cô nói và trả lời các câu hỏi của cô <br />
mà trẻ còn có cơ hội để bộc lộ các hiểu biết của mình thông qua các trò chơi. <br />
Ngoài ra trò chơi còn có tác dụng củng cố, bổ sung và phát triển thêm <br />
các tri thức mà trẻ vừa lĩnh hội, tái tạo lại biểu tượng đã học thông qua <br />
những hoạt động thực tiễn. Do đó việc tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò <br />
chơi củng cố trong giờ hoạt động khám phá là rất quan trọng. Trò chơi càng <br />
phong phú đa dạng bao nhiêu thì các tri thức trẻ lĩnh hội càng sâu sắc và trẻ <br />
càng nhớ lâu b ấy nhiêu.<br />
Trò chơi vận động: Cho trẻ chơi: Gieo hạt nảy mầm, từ đó trẻ hứng <br />
thú chơi và hình thành cho trẻ biết được quá trình phát triển của cây. Hoặc sử <br />
dụng trò chơi: Trời nắng, trời mưa, mèo đuổi chuột. Dùng để gây hứng thú <br />
hoặc chơi củng cố, tạo sự hứng thú cho trẻ, trẻ được chơi được giải tỏa <br />
căng thẳng.<br />
Trẻ mẫu giáo chủ yếu là tư duy trực quan hình tượng, với trẻ thì những <br />
gì mới lạ đẹp mắt hấp dẫn là gây được sự chú ý của trẻ. Nhưng trong môn <br />
học này không phải cứ đưa trẻ đi ra ngoài và cho trẻ tự do khám phá là có <br />
hiệu quả. Bản thân tôi phải tìm những địa điểm, đề tài phù hợp với khả năng <br />
của trẻ, phù hợp với vốn hiểu biết của trẻ và gần gũi với trẻ. Cho trẻ quan <br />
sát những đối tượng tùy vào khả năng của trẻ, cho trẻ làm quen với những <br />
sự vật hiện tượng đơn giản và dễ hiểu<br />
Ví dụ: Góc học tập cho trẻ xem hình ảnh, vẽ, nặn những gì mà trẻ đã <br />
học được, dạy cho trẻ cách làm một cơn mưa từ những xoa nước nhỏ.<br />
<br />
<br />
9 Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người dân tộc thiểu số trường MN Hoa Hồng học tốt môn khám phá khoa <br />
học<br />
<br />
<br />
Góc xây dựng cho trẻ xây vườn trường, sở thú,... Để từ đó trẻ có thể <br />
nhớ lại kiến thức hay làm tăng tính tò mò của trẻ, giúp trẻ có hứng thú trong <br />
buổi học ngoài trời hơn. Mặt khác các hệ thống câu hỏi khi đặt ra phải phù <br />
hợp với học sinh đẻ trẻ có thể trả lời một cách lưu loát khi cô đặt câu hỏi, <br />
không nên làm cho trẻ chán nản vì trẻ dân tộc thiểu số khi trả lời được câu <br />
hỏi của cô thì trẻ rất vui sướng. Bởi vậy trong tiết dạy bản thân tôi vừa cho <br />
trẻ khám phá vừa phân tích cho trẻ thấy được những đồ vật, con vật những <br />
sự vật xung quanh từ dễ đến khó, sau một lần trẻ trả lời được tôi kịp thời <br />
khen trẻ để trẻ phát huy nhiều hơn nữa trong việc khá phá về môn học đó. <br />
Môi trường hoạt động cho trẻ cũng rất quan trọng, trẻ được vận động <br />
trong điều kiện rộng rãi, thoải mái, làm tăng sự hoạt động của các cơ quan <br />
trong cơ thể, tăng sự trao đổi chất, rèn luyện sự thích nghi với tác động của <br />
các yếu tố tự nhiên, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Giúp trẻ mở rộng <br />
thêm tầm hiểu biết về sự vật hiện tượng xung quanh, làm giàu xúc cảm thẩm <br />
mỹ, trẻ được mở rộng diện tiếp xúc, được trực tiếp quan sát tiếp xúc các sự <br />
vật hiện tượng sống động trước mắt làm phong phú vốn biểu tượng và giúp <br />
trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường xung quanh. Tạo điều kiện để <br />
trẻ vận dụng những hiểu biết, kiến thức, kỹ năng đã học và hoàn cảnh thực <br />
tiễn. Vì vậy việc lựa chọn môi trường sao cho phù hợp với trẻ là rất quan <br />
trọng.<br />
Tôi luôn tìm chọn những địa điểm thực sự gần gũi và gây hứng thú với <br />
trẻ dựa trên thực tế mà trường mình có: Bóng mát của các cây trong trường, <br />
bồn hoa Trên cơ sở đó tôi biến những điều không có thành có bằng cách khi <br />
cho trẻ ra dạo chơi tôi bí mật giấu một đồ vật mà tôi muốn trẻ tìm hiểu rồi <br />
tạo tình huống cho trẻ thấy. Khi đó trẻ sẽ tò mò và cùng xúm quanh tôi lại tìm <br />
hiểu đặt câu hỏi, như vậy tự nhiên tôi đã có một môi trường học tập thật sự <br />
gây hứng thú cho các cháu, và các cháu lại được gần gủi với cô rất là thân <br />
thiện.<br />
Ví dụ: Cho trẻ quan sát bồn hoa của lớp, cô cho trẻ quan sát và tự nói <br />
lên những hiểu biết của mình như: Đó là hoa gì? Hoa có đặc điểm gì? Lợi ích <br />
của hoa Qua đó, cho trẻ nói lên những suy nghĩ của mình về môi trường đó và <br />
từ đó rút ra kết luận.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10 Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người dân tộc thiểu số trường MN Hoa Hồng học tốt môn khám phá khoa <br />
học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh trẻ quan sát bồn hoa<br />
* Biện pháp 5: Biện pháp cho trẻ khám phá khoa học ở mọi lúc, mọi <br />
nơi, trong các hoạt động hàng ngày của trẻ.<br />
Không chỉ những hoạt động nêu trên mà còn rất nhiều hoạt động trong <br />
ngày ở trường mầm non để giúp trẻ học tốt môn Khám phá khoa học. Vì vậy <br />
tôi thường xuyên quan sát trẻ, ghi chép vào sổ để theo dõi, đánh giá quá trình <br />
phát triển, những kĩ năng cần thiết chuẩn bị cho việc khám phá các hoạt động <br />
tiếp theo của trẻ nhằm điều chỉnh các biện pháp giáo dục đối với từng cá <br />
nhân trẻ cho phù hợp và đạt được chất lượng tốt hơn. <br />
Ví dụ: Hoạt động làm quen văn học: Cho cháu đọc thơ, kể chuyện, <br />
đóng kịch, kể chuyện sáng tạo… theo chủ đề chủ điểm. Nhằm tích lũy cho <br />
trẻ về tên gọi của động thực vật, các sự vật hiện tượng.<br />
Để trẻ học tốt hơn thì giáo viên cho trẻ quan sát, thực hành ở moi lúc <br />
mọi nơi, trẻ được rèn luyện nhiều sẽ giúp trẻ hiểu biết và khăc sâu hơn về <br />
các hiện tượng và môi trương xung quanh, phân biệt được các sự vật hiện <br />
tượng, đặc điểm rõ nét và đa dạng. Trẻ nói được rất nhiều và phát triển hơn <br />
so với yêu cầu, giải thích được những câu hỏi: Tại sao? Như thế nào?. Trẻ <br />
vui, tò mò, thích thú, thoải mái cười nói, phát sinh tình yêu sự tôn trọng và bảo <br />
vệ thiên nhiên, sự vật xung quanh. Trẻ hình dung và vẽ, nặn thông qua các <br />
buổi học ngoài trời, vận động minh họa sinh động đa dạng qua các bài hát. <br />
Trong giờ khám phá một số luật lệ giao thông đường bộ cô có thể đọc <br />
câu đố, hò vè để trẻ đoán, từ đó giúp trẻ tư duy, ghi nhớ và trả lời đúng câu <br />
hỏi của cô.<br />
<br />
11 Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người dân tộc thiểu số trường MN Hoa Hồng học tốt môn khám phá khoa <br />
học<br />
<br />
<br />
Ví dụ: Cô đọc cho trẻ nghe câu đố:<br />
Một hình vuông màu xanh<br />
Hình tam giác bên trong<br />
Có thêm một hình người<br />
Đang đi trên vạch kẻ<br />
Đố trẻ biết đó là biển báo gì?<br />
Ngoài ra khi cho trẻ dạo chơi trong thiên nhiên trẻ rất thích thú, khi cô <br />
cùng trẻ vẽ những chiếc lá rụng hay những chồi cây non. Giáo viên cho trẻ <br />
quan sát vườn hoa trẻ muốn hái vài bông hãy nói với trẻ những bông hoa cần <br />
ở trên cành để mọi người cùng thưởng thức vẽ đẹp, nên các con không được <br />
hái những bông hoa đó và nếu các con muốn có những bông hoa đó hãy dạy <br />
trẻ cách vẽ ra giấy. Đó là cách giáo dục hiệu quả đối với trẻ. Trong tiết dạy <br />
nào bản thân tôi cũng phải cho trẻ làm quen với các đồ vật, sự vật để trẻ có <br />
thể gần gũi với vật đó khi khám phá trẻ tìm tòi sâu hơn và có kết quả hơn.<br />
Ngoài ra trong các môn học: Làm quen với toán, làm quen chữ cái, giáo <br />
dục thể chất, hoạt động tạo hình, giáo dục âm nhạc, hoạt động vui chơi,… <br />
Trẻ nhỏ nhìn nhận về thế giới, về môi trường xung quanh mình theo một góc <br />
độ tổng thể. Chúng học từ mọi thứ xảy ra xung quanh mình và không phân <br />
chia theo từng môn, từng lĩnh vực khác nhau. Chính vì thế, việc tổ chức cho <br />
trẻ học cần phải được thực hiện tích hợp trong một tổng thể chung. Thông <br />
qua những hoạt động tích hợp đó trẻ sẽ hiểu kiến thức và kỹ năng liên quan <br />
đến nhau như thế nào. Hoạt động học của lĩnh vực này sẽ được lồng ghép <br />
hoặc chuyển sang hoạt động học của lĩnh vực khác một cách tự nhiên giúp trẻ <br />
không bị nhàm chán.<br />
Ví dụ: Trong hoạt động tìm hiểu cây hoa hồng, giáo viên giúp trẻ nhận <br />
biết đặc điểm cánh hoa bằng việc cho trẻ sờ cánh hoa để cảm nhận cánh hoa <br />
mịn và nhẵn, các mép lá có răng cưa, cho trẻ ngửi hoa để biết mùi thơm của <br />
hoa hồng. Từ việc được quan sát kỹ, có đầy đủ các đặc điểm của đối tượng <br />
trẻ so sánh rất tốt và phân loại rất nhanh.<br />
Việc tổ chức các môn học lồng vào các môn học khác là một phần quan <br />
trọng trong quá trình học của trẻ, là sự gần gũi để trẻ học, để thúc đẩy trẻ <br />
khám phá, tìm tòi, khám phá. Học qua chơi sẽ giúp trẻ nhận thức đúng đắn và <br />
đưa ra quyết định lựa chọn, thực hành, duy trì và bày tỏ cảm xúc. Chơi có tổ <br />
chức sẽ giúp phát triển và mở rộng sức sáng tạo, các kỹ năng nghe và nói, các <br />
kỹ năng xã hội và tính cách, khả năng sử dụng ngôn ngữ đa dạng liên quan <br />
đến nhiều lĩnh vực như âm nhạc, làm quen chữ cái, tạo hình, toán bản thân tôi <br />
chính là người tạo điều kiện để trẻ chơi như là một phần của quá trình học <br />
của mình. <br />
<br />
12 Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người dân tộc thiểu số trường MN Hoa Hồng học tốt môn khám phá khoa <br />
học<br />
<br />
<br />
* Biện pháp 6: Tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm, suy luận, phán <br />
đoán và đưa ra kết luận. <br />
Cho trẻ xem một số thí nghiệm thông qua các chủ đề như sau: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh thí nghiệm<br />
Chủ đề: Các hiện tượng thiên nhiên. Cô làm thí nghiệm “Tìm hiểu về <br />
nước”. Giáo viên dùng hai ly nước, một ly nước trong suốt và một ly nước cô <br />
đã pha sữa bột vào, cô cho hai chiếc thìa vào hai ly và cho trẻ quan. Sau một <br />
hồi quan sát cô hỏi trẻ: Các con có thấy được chiếc thìa ở mỗi ly không? Tại <br />
sao ly nước thì thấy được thìa còn ly sữa thì không thấy được thìa? (trẻ đưa ra <br />
ý kiến theo suy nghĩ của trẻ. Sau đó, cô tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận là <br />
do nước trong suốt, không màu, không mùi, không có vị)<br />
Chủ đề: Thế giới thực vật: Cô và trẻ tiến hành gieo ba chậu hạt rau ở <br />
góc thiên nhiên. Hàng ngày cô và trẻ theo dõi, quan sát sự phát triển của cây. <br />
Sau khi nảy mầm thì mang ba chậu để ở mỗi nơi và được chăm sóc khác <br />
nhau: Một chậu thường xuyên được tưới nước, có ánh sáng, không khí. Một <br />
chậu có ánh sáng, không khí nhưng không tưới nước. Một chậu có nước, có <br />
không khí nhưng không có ánh sáng. Cô giao nhiệm vụ cho các tổ quan sát và <br />
nhận xét về các chậu rau: <br />
Sau một thời gian chậu rau nào tươi tốt? vì sao?<br />
Để cây xanh phát triển tốt, ta phải làm thế nào?<br />
13 Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người dân tộc thiểu số trường MN Hoa Hồng học tốt môn khám phá khoa <br />
học<br />
<br />
<br />
Từ những ý kiến của trẻ, giáo viên tổng hợp lại và đưa ra kết luận <br />
chung: Muốn cây xanh phát triển tốt thì ta phải cung cấp đầy đủ đất, nước, <br />
ánh sáng, không khí.<br />
* Biện pháp 7: Kết hợp với phụ huynh và giáo viên.<br />
Trẻ mầm non rất dễ nhớ nhưng cũng rất dễ quên “trẻ học mà chơi, <br />
chơi mà học” sự ghi nhớ không có chủ định, do đó việc dạy cho trẻ một số <br />
kiến thức không chỉ dừng lại trong tiết học mà phải được dạy ở mọi lúc mọi <br />
nơi trong cuộc sống hàng ngày. Để trẻ có thể khắc sâu những gì đã học được <br />
trong lớp, trong trường cùng bè bạn, cô giáo, tôi thường xuyên trao đổi với <br />
phụ huynh vào giờ đón trẻ để hiểu được tính cách, năng lực, trình độ của <br />
từng cá nhân trẻ và để phụ huynh rèn luyện thêm cho trẻ khi về nhà.<br />
Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh hỗ trợ nguyên vật liệu sẵn có <br />
ở địa phương để làm ra nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ môn học <br />
Khám phá khoa học.<br />
Ngoài ra bản thân tôi tổ chức họp phụ huynh, thông báo với các cha mẹ <br />
các cháu, ở nhà giúp trẻ để luyện thêm cho trẻ những lúc trẻ không đến lớp, <br />
trao đổi với cha mẹ sưu tầm mua những loại tranh ảnh minh họa để phục vụ <br />
cho môn khám phá khoa học, vận động phụ huynh sưu tầm đồ dùng phục vụ <br />
học <br />
Thường xuyên giao nhiệm vụ cho trẻ thông qua phụ huynh. Ví dụ: Trẻ <br />
A, trẻ B rất thích kể chuyện cho bố mẹ nghe, trẻ C, trẻ D rất hay hỏi về <br />
những gì lạ xung quanh. Trao đổi với phụ huynh mua cho trẻ những quyển <br />
sách tranh, ảnh hoặc lô tô về con vật, cây cỏ…phù hợp với lứa tuổi giúp trẻ <br />
được mở rộng biểu tượng về sự vật xung quanh. <br />
Ngày nay khi khoa học công nghệ thông tin bùng nổ, ngoài giờ học ở <br />
trường ra về nhà một số cháu thường ngồi ngay vào máy vi tính với những trò <br />
chơi phim ảnh bạo lực. Do vậy tôi cũng thường nhắc nhở phụ huynh về nhà <br />
nên cho trẻ xem những chương trình thiếu nhi như: Ai thông minh nhất, vườn <br />
cổ tích, ca nhạc thiếu nhi, kể chuyện cho bé nghe…nhằm tích lũy vốn từ cho <br />
trẻ và cũng để trẻ học tập theo các bạn..<br />
Kết hợp với phụ huynh giúp trẻ luyện tập nhiều hơn, từ đó trẻ có được <br />
vốn kiến thức về tự nhiên, xã hội phong phú và đa dạng hơn. Vì trẻ ở môi <br />
trường nông thôn nên được tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá, <br />
đồng thời được bố mẹ thường xuyên cung cấp và củng cố kiến thức về môi <br />
trường xung quanh nên hiệu quả hoạt động làm quen với khám phá khoa học <br />
là rất cao.<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
<br />
<br />
<br />
14 Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người dân tộc thiểu số trường MN Hoa Hồng học tốt môn khám phá khoa <br />
học<br />
<br />
<br />
Các biện pháp đưa ra tuy khác nhau về mặt nội dung và phương pháp <br />
tuy nhiên đều có mối quan hệ mật thiết, khăng khít, hỗ trợ cho nhau nhằm <br />
giúp trẻ học tốt hơn. Vì khi tạo môi trường cho trẻ khám phá khoa học tức là <br />
hoạt động khám phá khoa học ở mọi lúc, mọi nơi, trong các hoạt động hàng <br />
ngày tốt, thông qua các hoạt động tạo hình, văn học, thể duc.. và trò chơi trẻ <br />
đã tích lũy được một số vốn hiểu biết, trẻ giảm đi cách phát âm bị ngọng, <br />
tăng thêm phần so sánh, nhận xét, phán đoán…. Như vậy khi tham gia vào tiết <br />
học trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin có hứng thú hơn, thích tham gia vào hoạt động <br />
hơn.<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, <br />
phạm vi và hiệu quả sử dụng.<br />
* Kết quả khảo nghiệm<br />
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện các biện pháp đã thu được một <br />
kết quả rất khả quan:<br />
Về giáo viên: <br />
Giáo viên tự tin hơn và nắm vững các phương pháp và hình thức tổ <br />
chức các hoạt động, bên cạnh đó giáo viên được trau dồi kiến thức, kỹ năng, <br />
nghệ thuật chăm sóc và giảng dạy trẻ. <br />
Tạo được môi trường học phong phú với nội dung của từng chủ đề, đồ <br />
dùng đồ chơi và trang thiết bị cũng đã được trang bị đầy đủ hấp dẫn trẻ. <br />
Các hoạt động khám phá khoa học không còn tẻ nhạt, khô khan đối với <br />
trẻ mà trẻ tích cực tham gia hoạt động phát huy tính sáng tạo và khả năng tư <br />
duy khi khám phá khoa học cụ thể trẻ có tiến bộ rõ rệt trong từng hoạt động. <br />
Trẻ có kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại tốt, hiểu biết rộng về tự nhiên <br />
cũng như xã hội.<br />
Được sự tin yêu của bạn bè đồng nghiệp, sự tin tưởng của phụ huynh. <br />
Bên cạnh việc khảo sát qua việc áp dụng đề tài trong lớp bản thân tôi có tự <br />
tin và có nhiều sáng tạo hơn trong việc dạy trẻ, biết kết hợp đan xen các hình <br />
thức cũng như lồng ghép trong phương pháp giảng dạy, biết tận dụng những <br />
cái mới lạ vào các hoạt động để các cháu hứng thú hơn. <br />
Về phía trẻ:<br />
Trẻ ngoan, có nề nếp, tự tin mạnh dạn hơn trong các hoạt động.<br />
Trẻ tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Từ đó trẻ tham <br />
gia vào các hoạt động một cách hứng thú. Tạo cơ hội mở rộng được tầm nhìn <br />
và kiến thức cho trẻ bước vào bậc học tiếp theo đạt kết quả tốt hơn. <br />
Về phụ huynh<br />
<br />
<br />
15 Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người dân tộc thiểu số trường MN Hoa Hồng học tốt môn khám phá khoa <br />
học<br />
<br />
<br />
Phụ huynh dần hiểu ra được tầm quan trọng đối với việc dạy trẻ khám <br />
phá khoa học, các phương pháp học tập của chương trình giáo dục mầm non <br />
tuy đơn giản như trò chơi nhưng mang lại nhiều kết quả tích cực.<br />
* Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
Đây là một đề tài sát thực với thực tế của lớp lá 1 trường Mầm non <br />
Hoa Hồng hiện nay giúp cho giáo viên có thêm một số kinh nghiệm và các <br />
biện pháp hay để phục vụ cho công tác giảng dạy, trẻ phát triển toàn diện về <br />
mọi mặt giúp trẻ chuẩn bị tâm thế bước vào lớp 1. <br />
* Kết quả khảo nghiệm trẻ 5 6 tuổi lớp lá 1, trường mầm non Hoa <br />
Hồng như sau: <br />
Trẻ rất hứng thú tham gia vào hoạt động khám phá khoa học.<br />
Tỉ lệ trẻ nhận biết và phát âm đúng tên gọi tăng 30% , tỉ lệ trẻ quan sát, <br />
so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý tăng 40%, tỉ lệ trẻ có những hiểu biết ban <br />
đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh tăng 40%, tỉ lệ trẻ thích <br />
khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh tăng 47,5%, tỉ lệ trẻ giải thích <br />
được mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả đơn giản trong cuộc sống <br />
hằng ngày tăng 45%. Như vậy cho thấy ngôn ngữ của trẻ phát triển, nhận <br />
biết về thế giới xung quanh của trẻ đã tích lũy được vốn kiến thức, kinh <br />
nghiệm theo chiều tiến bộ. Làm tăng vốn hiểu biết cho trẻ, các cháu hứng thú <br />
tham gia các hoạt động, sáng tạo trong mọi công việc. Cụ thể như sau: <br />
Bảng so sánh kết quả trẻ đạt được sau khi thực nghiệm các biện pháp<br />
<br />
Nội dung khảo sát Trước khi thực Sau khi thực Tăng/giảm<br />
hiện hiện<br />
Trẻ nhận biết và phát âm <br />
đúng tên gọi 25/40 trẻ=62,5% 37/40trẻ =92,5% Tăng 30%<br />
Khả năng quan sát, so <br />
sánh, phân loại, phán đoán, 20/40 trẻ = 50% 36/40 trẻ = 90% Tăng 40%<br />
chú ý.<br />
<br />
Những hiểu biết ban đầu <br />
về con người, sự vật, hiện 22/40 trẻ = 55% 38/40trẻ= 95% Tăng 40%<br />
tượng xung quanh trẻ.<br />
<br />
Trẻ thích khám phá các 18/40 trẻ = 45%<br />
sự vật, hiện tượng xung 37/40 trẻ=92,5% Tăng 47,5%<br />
quanh<br />
<br />
<br />
16 Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người dân tộc thiểu số trường MN Hoa Hồng học tốt môn khám phá khoa <br />
học<br />
<br />
<br />
Giải thích được mối <br />
quan hệ giữa nguyên nhân 17/40 trẻ=42,5% 35/40trẻ= 87,5% Tăng 45%<br />
và kết quả đơn giản trong <br />
cuộc sống hằng ngày <br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận:<br />
Việc giúp trẻ 56 tuổi người dân tộc thiểu số học tố môn Khám phá <br />
khoa học qua tất cả các hoạt động ở trường mầm non là sự tổng hợp toàn bộ <br />
nội dung rèn luyện phát triển toàn diện cho trẻ về 5 mặt: Đức, trí, thể, mỹ và <br />
lao động. Đề tài nghiên cứu này sẽ làm cơ sở vững chắc cho việc học tập của <br />
trẻ những năm tiếp theo. Giúp trẻ học tốt môn Khám phá khoa học hiện nay <br />
là một vấn đề rất quan trọng, nhất là đối với trẻ ở vùng dân tộc thiểu số khó <br />
khăn như trường mầm non Bình Minh hiện nay. Nên mỗi giáo viên không chỉ <br />
rèn cho trẻ tốt qua các tiết học mà phải rèn cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trao <br />
đổi với phụ huynh học sinh về tình hình của trẻ ở trường thường xuyên. Bên <br />
cạnh đó phải rèn luyện bản thân để có trình độ chuyên môn dạy tốt, mang tri <br />
thức thắp sáng thế hệ mầm non, phấn đấu tất cả vì trẻ thơ thân yêu.<br />
Qua đó thấy được vai trò và tầm quan trong của người giáo viên mầm <br />
non trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Giáo viên cần dựa vào vốn kinh <br />
nghiệm của trẻ, khai thác khả năng hoạt động của trẻ, tạo mọi cơ hội cho trẻ <br />
tự tìm tòi khám phá, trải nghiệm …. vào cuộc sống. Tôn trọng nhu cầu cá <br />
nhân của trẻ, tạo cơ hội để trẻ phát triển, thích ứng, hòa nhập với cuộc sống <br />
xung quanh. Gây hứng thú, kích thích động cơ bên trong của trẻ để lôi cuốn <br />
trẻ vào các hoạt động, thường xuyên tạo tình huống có vấn đề để trẻ giải <br />
quyết đặc biệt là hoạt động nhận thức. khuyến khích trẻ tự hoạt động và tự <br />
trải nghiệm, tự hoàn thiện trên cơ sở tôn trọng sự sáng tạo và đặc điểm cá <br />
nhân của trẻ. Không gò ép, áp đặt làm trẻ thụ động. <br />
Giáo viên xác định chủ đề, lên kế hoạch hoạt động, tổ chức hoạt động, <br />
lồng ghép các chương trình, các biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ <br />
động, sáng tạo của trẻ. Kích thích trẻ hoạt động cá nhân, tích cực chủ động <br />
nêu câu hỏi và trả lời câu hỏi của cô cũng như của bạn, bổ sung ý kiến của <br />
bạn, tự tìm tòi, khám phá. Phát hiện những vấn đề mới, khuyến khích sự sáng <br />
tạo và thực hiện nhiệm vụ tới cùng. Tổ chức trẻ tham gia bàn bạc trong nhóm <br />
để giải quyết vấn đề được giao. Khuyến khích trẻ tự đánh giá kết quả hoạt <br />
động … Bên cạnh đó phải đảm bảo các nguyên tắc và xây dựng các biện <br />
pháp phù hợp với khả năng của trẻ.<br />
Phụ huynh rất nhiệt tình trong công việc quyên góp phế liệu cho cô giáo <br />
làm đồ dùng đồ chơi. Một số phụ huynh rất thích con mình hiểu biết và khám <br />
phá được nhiều về thế giới xung quanh nên đã tích cực hợp tác với giáo viên <br />
17 Người thực hiện: Trịnh Thị Hằng<br />
Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi người dân tộc thiểu số trường MN Hoa Hồng học tốt môn khám phá khoa <br />
học<br />
<br />
<br />
chủ nhiệm lớp trong việc cho trẻ đi học đều và thường xuyên. Bên cạnh đó <br />
cũng gặp không ít khó khăn. Cháu thường dùng tiếng dân tộc, ít hiểu Tiếng <br />
việt nên dẫn đến cháu khó tiếp thu lời hướng dẫn, chỉ bảo của cô giáo bằng <br />
Tiếng việt. Cha mẹ các cháu có một số không biết chữ, ít quan tâm đến việc <br />
học hành của con cái. <br />
2. Kiến nghị<br />
Để thực hiện tốt việc giúp trẻ người dân tộc thiểu số học tốt môn <br />
Khám phá khoa học hơn bản thân tôi xin có một số đề xuất sau:<br />
Đối với nhà trường: <br />
Tạo điều kiện trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy h ọc thi ết y ếu <br />
như: máy tính, máy chiếu dạy trẻ. Quan tâm hơn nữa tới đội ngũ cán bộ giáo <br />
viên của trường.<br />
Bổ sung thêm một số đồ dùng đồ chơi để giáo viên tổ chức các hoạt <br />
động đạt kết quả tốt hơn.<br />
Thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề, rút ra những kinh nghiệm, <br />
bổ sung các ý kiến cho tiết học để giáo viên nắm vừng phương pháp hơn.<br />
Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo<br />
Cần có nhiều ưu đãi hơn đối với những giáo viên dạy trẻ dân tộc thiểu <br />
số. <br />
Mở thêm các lớp tập huấn, tổ chức cho giáo viên tham quan học tập để <br />
nâng cao trình độ chuyên môn.<br />
Tổ chức nhiều các tiết dạy chuyên đề cho giáo viên học hỏi, rút kinh <br />
nghiệm.<br />
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân về "Một số biện pháp <br />
giúp trẻ 56 tuổi người dân tộc thiểu số trường Mầm non Hoa Hồng học tốt <br />
môn Khám phá khoa học" ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn mà <br />
tôi nghiên cứu, vì thời gian nghiên cứu ngắn, điều kiện để nghiên cứu đề tài <br />
còn gặp nhiều khó khăn nên tôi chỉ đưa ra một số vấn đề như trong đề tài <br />
sáng kiến đã trình bày, trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để đề tài <br />
được hay và hoàn chỉnh hơn nữa. Trong quá trình nghiên cứu sáng kiến này <br />
qua một năm học tôi thấy còn có nhiều hạn chế, nên không thể tránh khỏi <br />
những sai sót. Kính mong sự góp ý chân thành của hội đồng sáng kiến để sáng <br />
kiến này hoàn thiện và được áp dụng vào thực tế nhằm ngày một nâng cao <br />
chất lượng học tập của trẻ. <br />