intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Tiếp cận tác phẩm “Bài ca Ngất ngưởng” theo hướng tích hợp

Chia sẻ: Trần Thị Tan | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:32

55
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu sẽ giúp người dạy và người học nhận ra những hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống, những ưu điểm của phương pháp dạy học tích cực, từ đó biết tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề. Nghiên cứu vấn đề Tiếp cận tác phẩm “Bài ca ngất ngưởng” theo hướng tích hợp sẽ giúp người học hứng thú, say mê với bài học và môn học. Nội dung bài dạy sẽ cụ thể, sinh động và học sinh dễ khắc sâu kiến thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Tiếp cận tác phẩm “Bài ca Ngất ngưởng” theo hướng tích hợp

  1. 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, môn Ngữ văn không còn thu hút được sự  chú ý cả  học sinh.   Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do: nhu cầu thực dụng của học sinh   về  thi đại học; nội dung chương trình còn mang tính hàn lâm; hình thức tổ  chức dạy học còn đơn điệu; phương pháp dạy học chủ yếu đọc chép… chưa  đáp  ứng được nhu cầu của học sinh. Bên cạnh đó, người dạy còn nặng về  truyền thụ kiến thức, người học thụ động, không tự học. Đối với tác phẩm trữ tình của văn học trung đại thì còn khó khăn hơn,   bởi sự khác biệt về thời gian sống và quan điểm tư tưởng của nhà thơ. Người  dạy và người học cần phải nắm được đặc trưng thể  loại, hiểu được đặc  điểm của hình tượng nhân vật trung tâm, cái tôi trữ  tình của tác giả… Giáo  viên và học sinh chưa chú trọng vào việc giảng dạy và học tập tác phẩm theo  đặc trưng thể  loại. Ngoài ra, số  tác phẩm và việc phân bố  thời lượng cho   những bài dạy về hát nói còn quá ít, Bài ca ngất ngưởng và bài đọc thêm Bài   ca phong cảnh Hương Sơn  đều gộp chung với các tác phẩm khác. Học sinh  không có nhiều thời gian để trải nghiệm thể hát nói và nội dung tư tưởng của   tác phẩm. Phương pháp dạy học hiện nay là phát huy năng lực người học, lấy học  sinh làm trung tâm. Yêu cầu này đặt ra cho giáo viên một thách thức, phải làm  thế   nào   để   thu   hút   học   sinh   vào   bài   học,   làm   thế   nào   để   khắc   sâu   kiến   thức…? Để thiết kế một tiết dạy hiệu quả, giáo viên cần vận dụng tổng hợp   kiến thức của các môn học liên quan nhằm định hướng cho học sinh cách tiếp  cận tác phẩm. Từ  những lí do trên, tôi chọn vấn đề  TIẾP CẬN TÁC PHẨM “BÀI  CA NGẤT NGƯỞNG” THEO HƯỚNG TÍCH HỢP làm đề tài nghiên cứu. 1
  2. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu sẽ  giúp người dạy và người học nhận ra những hạn  chế  của phương pháp dạy học truyền thống, những  ưu  điểm của phương   pháp dạy học tích cực, từ  đó biết tích hợp kiến thức liên môn để  giải quyết  vấn đề. Nghiên cứu vấn  đề  Tiếp cận tác phẩm “Bài ca ngất ngưởng” theo   hướng tích hợp sẽ  giúp người học hứng thú, say mê với bài học và môn học.  Nội dung bài dạy sẽ cụ thể, sinh động và học sinh dễ khắc sâu kiến thức. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài này, tôi tập trung tìm hiểu những nét tiêu biểu của   thể hát nói, cách tiếp cận các tác phẩm Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công  Trứ, được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ  văn THPT lớp 11 (cơ  bản) theo hướng tích hợp. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Với đề  tài này, tôi sử  dụng phương pháp thực nghiệm khoa học, phân  tích, so sánh, khái quát, tổng hợp để nghiên cứu đối tượng. 1.5. Phạm vi nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: ­ Đặc điểm của thể loại hát nói. ­ Phương pháp dạy học tích hợp. ­ Tác phẩm Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ). 2
  3. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề 2.1.1. Dạy học tích hợp 2.1.1.1. Khái niệm Theo từ  điển  Tiếng Việt: “Tích hợp là sự  kết hợp những hoạt động,  chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích  hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”. Theo từ  điển  Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối  tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh  vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”. 2.1.1.2. Mục đích của dạy học tích hợp  ­ Học đi đôi với hành, chú trong năng lực hoạt động ­ Phát huy tính tích cực, chủ  động, sáng tạo và tư  duy độc lập của  người học trong việc chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. ­ Học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách  có hệ  thống và thấy được mối quan hệ  biện chứng giữa kiến thức các môn  được học trong chương trình.  ­ Thực hiện linh hoạt các phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung  kiểu bài và đặc thù của bộ môn. 3
  4. Mô tả tác động của phương pháp dạy học tích cực 2.1.1.3. Đặc điểm của dạy học tích hợp ­ Lấy người học làm trung tâm ­ Định hướng đầu ra ­ Dạy và học các năng lực thực hiện 2.1.1.4. Quy trình tổ chức dạy học tích hợp ­ Quy trình dạy học tích hợp: Bước 1: Xác định bài dạy tích hợp + Xác định kiến thức, kĩ năng, thái độ. + Xác định các kiến thức và phương pháp được tích hợp trong bài dạy. Bước 2: Biên soạn giáo án tích hợp (có giáo án kèm theo) 4
  5. Bước 3: Thực hiện giáo án tích hợp Bước 4: Kiểm tra đánh giá 2.1.2. Khái quát chung về thể hát nói 2.1.2.1. Khái niệm  Thơ hát nói là phần văn bản ngôn từ của bài hát nói ­ một trong những  điệu thức chủ  đạo của lối hát ca trù (hát nhà trò, nhà tơ,  ả  đào, cô đầu…) ­   một loại hình ca nhạc chuyên nghiệp có nguồn gốc cung đình. Hát nói có sự  kết hợp hài hòa giữa phần ngâm và phần nói trên một nền nhạc riêng. 2.1.2.2. Đặc điểm của thể hát nói  ­ Đây là một thể  thơ  riêng của Việt Nam, phát triển mạnh và đạt đến   trình độ  mẫu mực trong thế  kỷ  XVIII và XIX với các tác giả  kiệt xuất như  Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê… ­ Bài hát nói được viết bằng loại câu thơ  như  lục bát, ngũ ngôn, thất  ngôn; gieo vần chân, vần lưng, vần bằng, vần trắc; số tiếng trong câu không  cố   định.   Một   bài   đủ   khổ   gồm   11   câu,   có   những   bài   dôi   khổ   thường   có  15,19,23,27 câu. ­ Bài hát nói được chia làm hai phần: mưỡu   (có mưỡu đơn và mưỡu  kép) và hát nói. Một bài hát nói thường gồm 11 câu, chia làm 6 khổ: Khổ nhập đề: câu 1,2 (mở bài). Khổ xuyên tâm: câu 3,4. 5
  6. Khổ  đan: câu 5,6; là hai câu chữ  Hán hay quốc âm và thường  đối nhau nêu ý chính của bài hát. Khổ xếp: câu 7,8. Khổ rải: câu 9,10. Khổ kết: câu 11 tóm tắt ý chính toàn bài. Ví dụ: Bài hát nói đủ khổ: Gặp cô đầu cũ (II) (Dương Khuê) Hốt ức lục, / thất niên / tiền sự,  1. 0 x T / x B / x T Trải trăng hoa / chưa trả nợ / hương nguyền. 2. 0 x B / 0 t T / b B Đến bây giờ / lại gặp / người quen, 3. 0 b B / t T / b B Nỗi lưu lạc / sự ghét ghen / là thế nhỉ. 4. 0 x T / 0 x B / 0 x T Thiếp tự thân khinh, lang vị khí, 5. t T b B b T T (Thơ) Thần tuy tội trọng, đế do liên. 6. b B t T t B B (Thơ) Can chi mà/ tủi phận/, hờn duyên, 7. 0 b B / t T / b B Để son phấn/ đàn em/ thêm khúc khích. 8. 0 x T / b B / 0 t T Ý trung nhân/ tự khả tình/ tương bạch, 9. 0 b T / 0 x B / x T Thôi bút nghiên/, đàn phách/ cũng đều sai. 10. 0 x B / x T / 0 b B Trông nhau/ nói nói/, cười cười 11.b B / t T / b B Bài hát nói dôi khổ:                          Chí làm trai Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc Nợ tang bồng vay trả trả vay Chí làm trai nam bắc đông tây Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể Nhân sinh thế thuợng thuỳ vô nghệ Lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh Đã chắc ai rằng nhục rằng vinh Mấy kẻ biết anh hùng thời vị ngộ Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗ Quyết ra tay lèo lái trận cuồng phong. Chí những toan xẻ núi lấp sông Làm nên tiếng anh hùng đâu đấy tỏ 6
  7. Đuờng mây rộng thênh thênh cử bộ Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo Thảnh thơi thơ túi ruợu bầu.                                  (Nguyễn Công Trứ) Bài hát nói thiếu khổ: Chú Mán Phong lưu nhất ai bằng chú Mán Trong anh em chúng bạn kém thua xa Buổi loạn ly bốn bể không nhà Răng chẳng nhuộm, vợ chẳng lấy, lụa là chẳng mặc Mán chỉ làm đủ tiền tiêu vặt Khi cao lâu, khi cà phê, khi nước đá, khi thuốc lá, khi đủng đỉnh ngồi xe Sự đời Mán chẳng buồn nghe (Trần Tế Xương) Thơ  hát nói hấp dẫn chủ  yếu  ở  giọng điệu. Nó thích hợp để  bày tỏ  những tư tưởng, tình cảm tự do, phóng túng, thoát ra ngoài khuôn khổ. 2.2. Thực trạng của vấn đề Do đặc thù môn học, việc tích hợp trong giờ học Ngữ văn là hoạt động   phức hợp đòi sự  tích hợp các kiến thức, kỹ  năng, năng lực liên môn để  giải  quyết nội dung bài học gắn với thực tiễn. Nhận thức được tầm quan trọng   đó, trong quá trình chuẩn bị và tiến hành tiết học, tôi luôn cố gắng vận dụng,   tích hợp kiến thức liên môn để  học sinh nắm sâu kiến thức đáp ứng nhu cầu  học tập và cuộc sống. Tuy nhiên, khi vận dụng dạy tích hợp liên môn, giáo viên còn gặp nhiều  khó khăn. Để giờ  học đạt kết quả, giáo viên cần nhiều thời gian đầu tư  cho   giáo án, tìm kiếm nhiều thông tin và phải có kiến thức liên ngành vững chắc.  Mặt khác, áp lực về  thời lượng tiết dạy, phân phối chương trình, số  lượng   7
  8. môn học khiến cả  người dạy và người học chưa thể  toàn tâm toàn ý mà chỉ  dừng lại ở một số bài học, một số chủ đề. Trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 11 hiện hành, có hai tác phẩm thuộc  thể  loại hát nói là: Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) và bài đọc thêm  Bài  ca phong cảnh Hương Sơn  (Chu Mạnh Trinh). Tuy nhiên, thời lượng  chương trinh ít (khoảng 3 tiết) cho cả hai bài và đây lại là thể  hát nói ­ một  thể thơ khá xa lạ với học sinh hiện nay nên khi tiếp cận những tác phẩm này,   chúng ta thấy thực trạng sau: ­ Chưa dạy bài hát nói theo đặc trưng thể loại:  + Giáo viên chưa tổ chức cho học sinh phát hiện, tìm hiểu văn bản dựa   vào đặc điểm của bài hát nói. + Chưa chú trọng tổ  chức cho học sinh phát hiện được đặc điểm của  cái tôi tác giả trong mỗi bài hát nói: lối tự thuật, tự nhìn nhận và đánh giá bản   thân với giọng điệu thơ  tự  hào, sảng khoái, tự  tin mà giáo viên thường cung  cấp một cách khiên cưỡng và học sinh đón nhận một cách thụ động. + Chưa chú trọng tạo hứng thú, bầu không khí văn chương để khơi gợi  cảm xúc thẩm mĩ về thể hát nói. ­ Khi dạy bài hát nói, giáo viên thường tập trung khai thác tác phẩm   ở hình tượng nhân vật. Đây là cách khai thác thường được triển khai khi tìm  hiểu tác phẩm trữ  tình hiện đại, các truyện ngắn. Khi tìm hiểu Bài ca ngất   ngưởng, giáo viên chủ yếu cho học sinh tìm hiểu thái độ  “ngất ngưởng” của  nhân vật trữ tình khi tại triều và khi về hưu. Giáo viên chưa chú trọng đến các   yếu tố nghệ thuật làm nên sự độc đáo của tác phẩm hát nói (tự do, phóng túng   của nhịp điệu, vần, đối xứng), chưa khám phá trọn vẹn nhân vật trữ tình ­ con   người tự  nhiên, bản ngã ­ mẫu người mới của văn học Việt Nam thế  kỷ  XVIII ­ nửa đầu XIX. Vì thế  vô hình dung chưa đánh giá và cảm nhận hết   được cái hay, cái đẹp của tác phẩm. 8
  9. ­ Chưa tích hợp kiến thức của các môn khoa học liên quan để giảng   dạy. Dạy văn mà chỉ dùng kiến thức văn chương không thì chưa đủ. Giáo viên   cần tạo mối liên thông kiến thức sách vở  và kiến thức đời sống; liên thông  giữa kiến thức kỹ năng của môn Ngữ văn với các môn học thuộc ngành khoa   học xã hội nhân văn và các ngành học khác  để  khắc sâu kiến thức và hiểu  đúng vấn đề  được đặt ra trong tác phẩm. Qua đó, giáo viên hình thành kiến  thức và kỹ  năng thực hành toàn diện, đồng thời góp phần giáo dục đạo đức   công dân, kỹ năng sống, hiểu biết xã hội … cho học sinh. Những tồn tại này đã được chúng tôi nhìn nhận, rút kinh nghiệm và khắc  phục sau từng giờ giảng. Vì thế, tôi mạnh dạn trình bày các biện pháp đã tiến   hành để dạy tác phẩm hát nói theo hướng tích hợp một cách có hiệu quả. 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 2.3.1.  Tích hợp kiến thức của các bộ môn khoa học liên quan 2.3.1.1. Lịch sử ­ xã hội + Mục đích của việc tích hợp kiến thức của bộ môn Lịch sử  là để  học  sinh nắm rõ hơn về bối cảnh lịch sử ­ văn hóa ­ xã hội mà thể hát nói và loại   hình nhà nho tài tử ra đời. + Giáo viên giới thiệu cho học sinh về các cuộc nội chiến cát cứ phong   kiến kéo dài từ thể kỷ XVI đến khoảng thế kỷ XVIII như: cuộc phân tranh Lê   ­ Mạc kéo dài trên 50 năm, cuộc phân tranh Trịnh ­ Nguyễn xuyên suốt thế kỷ  XVII ­ XVIII. Giai cấp phong kiến mất vai trò lịch sử, lộ  rõ bộ  mặt phản   động và đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Đời sống nhân dân cực khổ  lầm   than. Ca dao cũng đã ghi lại tình cảnh của nhân dân trong thời kỳ này như sau: “Cái cò lặn lội bờ sông, Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non. Nàng về nuôi cái cùng con,  Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”. 9
  10. Hay những câu ca dao ghi lại nỗi lòng của người dân trong cảnh “nồi da  xáo thịt” trong cuộc nội chiến Trịnh ­ Nguyễn: “Sông Gianh nước chảy đôi dòng, Đèn Chong đôi ngọn, biết trông ngọn nào?” Lược đồ nước Đại Việt thời Trịnh ­ Nguyễn phân tranh + Sự  xuất hiện của các trung tâm buôn bán sầm uất như  Kẻ  Chợ, Đồ  Sơn, Phố  Hiến... đã đưa đến diện mạo mới cho xã hội Việt Nam. Cùng với  đó là sự  ra đời của các cao lâu tửu quán ­ một hình thức giải trí mới của nhịp  sống đô thị. Những bậc vương tôn công tử, tao nhân mặc khách, các nho sinh và  các quan trong triều tới đây để  kết bạn tâm giao, tìm thú vui giải trí. Môi   trường này đã tạo ra một loại hình nhà nho mới ­ nhà nho tài tử. Cũng từ đây,  nhà nho tài tử cho ra đời thể loại độc đáo vào bậc nhất trong lịch sử  văn học   Việt Nam ­ thể hát nói. 10
  11. Mô phỏng Phố Hiến xưa (Ảnh: S.T) Biểu diễn ca trù + Cung cấp những mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời mà nhà thơ  luôn tự hào về một sự nghiệp hiển hách: Năm 1819, ông đỗ Giải nguyên kì thi   Hương; năm 1833 là Tham tán quân vụ; năm 1835 làm Tổng đốc hai tỉnh Hải   Dương và Quảng Yên; năm 1481 thăng Tham tán đại thần chỉ  huy quân sự  ở  11
  12. vùng Tây Nam bộ; năm 1848 chính thức làm Phủ doãn Thừa Thiên. Đóng góp  lớn của Nguyễn Công Trứ trong việc củng cố vương triều Nguyễn, đưa dân  đi khai khẩn các vùng đất mới: Ông là người có nhiều công lao đối với dân,   với nước. Năm 1828 ông dâng sớ  lên vua Minh Mệnh xin “khai ruộng đất  hoang để yên nghiệp dân nghèo” và được phong làm Doanh điền sứ phụ trách  khai khẩn đất hoang  ở  miền ven biển các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh  Bình. Những bãi biển hoang vu, với tài năng cùa vị Doanh điền sứ đã trở thành  miền đất phì nhiêu, trù phú. Nhân dân ở Tiền Hải (Thái Bình), Kim Sơn (Ninh  Bình) ghi nhớ  công lao và lập đền thờ  Nguyễn Công Trứ  từ  năm 1852, ngay  khi ông còn sống. Năm 1858 nghe tin thực dân Pháp đánh Đà Năng, mặc dù đã   ngoài tám mươi tuổi, Nguyễn Công Trứ còn dâng sớ xin được tòng quân đánh  giặc, với lời lẽ  rất thông thiết: “Thân già này còn thở  ngày nào thì xin hiến   cho nước ngày ấy”. Tiếc thay tháng 11 năm đó, ông ngã bệnh và mất. Như vậy, có thể nói, nhờ  vào việc tích hợp kiến thức môn Lịch sử  mà  nội dung của văn bản thêm rõ ràng, học sinh khi tiếp cận tác phẩm không chỉ  hiểu đơn thuần về hình tượng nghệ thuật của tác phẩm, mà các em còn có cơ  hội biết thêm hoặc khắc sâu thêm kiến thức lịch sử cho bản thân.  2.3.1.2. Văn hóa Mục đích của việc tích hợp kiến thức về văn hóa là để học sinh có cái  nhìn cụ thể, bao quát hơn về đời sống văn hóa tinh thần, đạo đức nhân sinh,  cách hành xử của các nhà nho xưa và các nhà nho tài tử.  + Trước hết tôi giải thích cho học sinh biết quan niệm về  lễ, danh giáo   của nhà nho. *  Nho   giáo ( ? ? ),   còn   gọi   là đạo   Nho hay đạo   Khổng là   một   hệ  thống đạo   đức, triết   học   xã   hội, triết   lý   giáo   dục và triết   học   chính  trị do Khổng Tử đề  xướng và được các môn đồ  của ông phát triển với mục  12
  13. đích xây dựng một xã hội thịnh trị. Nho giáo rất có  ảnh hưởng tại  ở  các  nước Châu   Á là Trung   Quốc, Đài   Loan, Nhật   Bản, Triều   Tiên, Hàn  Quốc và Việt Nam. Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo  được gọi là các nhà Nho, Nho sĩ hay Nho sinh. * Lễ là những quy tắc mang tính hình thức được xã hội thừa nhận để  bày tỏ sự tôn trọng đối với người khác, với cộng đồng hoặc với những định  chế xã hội và để nhận được sự tôn trọng của xã hội. Việc giữ  lễ là một cách  tu thân và chứng tỏ con người biết tuân thủ những nguyên tắc đạo đức trong  quan hệ với người xung quanh * Nhà nho đề cao đạo trung hiếu, tuy coi trọng tài nhưng vẫn đề cao đức  hơn. Khuôn mẫu ứng xử là sự nghiêm cẩn, khiêm tốn, lễ nghi phép tắc ­  Khắc   kỷ, phục lễ  vi nhân (Thủ  tiêu cái riêng tư, uốn mình theo lễ  là có đạo nhân ­   Luận ngữ ­ Khổng Tử). Cách ứng xử này đã thủ  tiêu cái cá nhân, tình cảm tự  nhiên. + Từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, trong xã hội bên cạnh nhà   nho hành đạo, nhà nho ẩn dật, đã xuất hiện loại hình nhà nho thứ  ba ­  nhà  nho tài tử  (cách gọi của Trần Đình Hượu) ­ những người có tài và ý thức  được cái tài của mình. Họ thường ôm ấp hoài bão lớn lao, lập nên sự nghiệp  phi thường. Họ đối lập với lễ, xem thường lễ, bỏ  qua danh giáo mà theo tự  nhiên. + Từ  thế  kỷ  XVIII đến nửa đầu thế  kỷ  XIX, con người cá nhân, con   người trần thế  được biểu hiện khá rõ nét trong văn học. Đó là con người ý  thức về  bi kịch duyên phận, về  khát vọng hạnh phúc ( Tự  tình II ­ Hồ  Xuân  Hương); con người ý thức về  tài năng cá nhân, bản lĩnh cá nhân, sở  thích cá  nhân (Bài ca ngất ngưởng ­ Nguyễn Công Trứ). Trên cơ sở ý thức về tài năng  và nhân cách  của bản thân,  Nguyễn Công Trứ  thích  phô trương, khoe sự  ngang tàng, phá cách trong lối sống của mình ­ một lối sống ít phù hợp với  khuôn khổ  của đạo Nho. Từ  đó, giáo viên giúp học sinh hiểu  ngất ngưởng  13
  14. chính là sự ngang tàng, phá cách, phá vỡ khuôn mẫu hành vi khắc kỉ, phục lễ  của nhà nho để hình thành lối sống thật hơn, dám là chính mình, dám khẳng   định bản lĩnh cá nhân, vượt ra ngoài khuôn khổ của lễ giáo phong kiến. Ta sẽ  thấy thái độ  đề cao thú chơi của ông có một ý nghĩa tích cực. Hai mảng thơ  hành  đạo  (thực hiện sứ  mệnh của người anh hùng trên  đời)  và   hành lạc  (hưởng thú vui) luôn thống nhất trong cuộc đời và sự  nghiệp của Nguyễn  Công Trứ  vừa khát khao công danh vừa vô cầu, vừa hăng say nhập thế  vừa  biết thanh thản xuất thế… 2.3.1.3. Âm nhạc Mục  đích của việc tích hợp kiến thức môn  Âm nhạc vào trong bài  giảng là để làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn, giúp học sinh dễ cảm nhận   các yếu tố trữ tình trong tác phẩm hát nói. Trong ở bài học này các em sẽ  có  cơ  hội trải nghiệm loại hình sinh hoạt văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt  Nam. Cách thức tiến hành như sau: + Tôi cho học sinh quan sát, tìm hiểu về loại hình ca trù (kết hợp thuyết   minh) để học sinh hiểu hơn về thể hát nói cũng như ý thơ   khi ca, khi tửu, khi   cắc, khi tùng. Ca trù vừa là một loại thanh nhạc (vocal music), vừa là một loại khí   nhạc (instrumental music). Có một ngôn ngữ âm nhạc tế nhị, tinh vi. * Thanh nhạc: Ca nương phải có một giọng thanh ­ cao ­ vang, khi hát   phải   biết ém  hơi, nhả   chữ và hát tròn  vành  rõ   chữ, biết nảy  hạt (đổ   hột), đổ  con kiến. Ca nương vừa hát, vừa gõ phách. Phải biết rành 5   khổ  phách cơ  bản, đánh lưu không, tiếng phách phải chắc và giòn, lời   ca và tiếng phách phải ăn khớp với nhau. * Khí nhạc: Kép đàn dùng đàn đáy phụ  họa. Bản đàn không nhất thiết   phải đi theo bài hát, vì phải theo khổ đàn, nhưng khổ đàn ­ khổ phách ­   14
  15. tiếng ca hợp nhau, hài hòa nhuần nhuyễn. Có những cách đàn ca  chân  phương ­ theo lề lối hay hàng hoa ­ sáng tạo và bay bướm. * Quan viên là người cầm chầu, tiếng trống chầu vừa chấm câu khi   tham gia vào cuộc diễn tấu, nhưng có tính chất phê phán, khen chê đúng   chỗ, để khích lệ ca nương ­ kép đàn, giúp cho thính giả biết được đoạn   nào hay ­ thật hay và như thế được giáo dục âm nhạc trong cách nghe. * Một chầu hát cần có ba thành phần chính: Một nữ  ca sĩ (gọi là "đào" hay "ca nương") sử  dụng bộ  phách gõ lấy  nhịp. Một nhạc công nam giới (gọi là "kép") chơi đàn đáy phụ họa theo tiếng   hát Người thưởng ngoạn (gọi là "quan viên", thường là tác giả bài hát) đánh  trống chầu chấm câu và biểu lộ chỗ đắc ý bằng tiếng trống. Trống chầu, đàn đáy 15
  16. Phách + Khi hướng dẫn học sinh đọc ­ hiểu văn bản, tôi vận dụng kiến thức   âm   nhạc   và   cho   học   sinh   xem   vi   deo   biểu   diễn   bài   hát   nói   “Bài   ca   ngất  ngưởng” + Giáo viên cung cấp thêm thông tin ca trù được vinh danh “Di sản văn  hóa của nhân loại”. Ngày 1 tháng 10 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ tư của  Ủy ban liên chính  phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng  9 tới ngày 2 tháng 10 năm 2009), ca trù đã được công nhận là di sản phi vật   thể cần bảo vệ khẩn cấp 16
  17. 2.3.1.4. Văn học tổng hợp ­ Ở bài này tôi vận dụng tổng hợp kiến thức văn chương đã được học   ở  cấp dưới, hoặc đọc thêm ngoài chương trình, để  giúp các em hiểu thêm  quan niệm về chí nam nhi, làm trai trong văn học: + Chí nam nhi: mang tinh thần tích cực của Nho giáo: lập đức, lập công  (có công danh sự  nghiệp), lập danh (có danh tiếng tốt đẹp), có khát vọng để  theo đuổi và thực hiện đến cùng những ước mơ, hoài bão.  17
  18. + Chí làm trai thường được thể hiện bằng những từ  ngữ như: chí nam  nhi, chí làm trai, nợ anh hùng, nợ tang bồng, tang bồng hồ thỉ, nợ công danh...   trong  các thể loại văn học như: ca dao, thơ, hát nói. Trong ca dao: Làm trai cho đáng nên trai, Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng Làm trai cho đáng nên trai, Xuống đông đông tĩnh, lên đoài đoài yên. Trong Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão): Công danh nam tử còn vương nơ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu Trong thơ của Nguyễn Công Trứ: “Trong vũ trụ đã đành phận sự Phải có danh mà đối với non sông” (Chí nam nhi) “Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông”. (Nợ tang bồng) “Chí làm trai xẻ núi lấp sông Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ” (Chí khí anh hùng) + Tìm hiểu các điển tích, điển cố được sử dụng trong bài hát nói ­ một   trong những đặc trưng của thi pháp văn học trung đại để  hiểu rõ quan niệm   sống, thái độ sống tích cực của nhà thơ. .   Được   mất   dương   dương   người   thái   thượng:   người   thái   thượng   (người của thời xưa) nhưng cũng có bản chép người tái thượng ­ nhắc lại tích  18
  19. Tái ông mất mã đều cho ta thấy quan niệm sống tích cực: coi khinh chuyện   được mất trong cuộc đời. Giáo viên yêu cầu học sinh (chuẩn bị  bài  ở  nhà) tìm đọc câu chuyện:   Tái ông thất mã và tự rút ra bài học cho bản thân. Sách Hoài Nam Tử có chép một câu chuyện như sau: Một ông lão ở gần biên giới giáp với nước Hồ, có nuôi một con ngựa.   Một hôm con trai ông lão dẫn ngựa ra gần biên giới cho ăn cỏ, vì lơ đễnh nên   con ngựa vọt chạy qua nước Hồ  mất tăm. Những người trong xóm nghe tin   đến chia buồn với ông lão. Ông lão là người thông hiểu việc đời nên rất bình tĩnh nói: “Biết đâu  con ngựa chạy mất ấy đem lại điều tốt cho tôi”. Vài tháng sau, con ngựa chạy mất  ấy quay trở  về, dẫn theo một con   ngựa của nước Hồ, cao lớn và mạnh mẽ. Người trong xóm hay tin liền đến chúc mừng ông lão, và nhắc lại lời   ông lão đã nói trước đây. Ông lão không có vẻ  gì vui mừng, nói: “Biết đâu việc được ngựa Hồ  nầy sẽ dẫn đến tai họa cho tôi”. Con trai của ông lão rất thích cưỡi ngựa, thấy con ngựa Hồ  cao lớn   mạnh mẽ thì thích lắm, liền nhảy lên lưng cỡi nó chạy đi. Con ngựa này chưa   thuần nết nên nhảy loạn lên. Một lần, con ông lão không cẩn thận để  ngựa   hất xuống, té gãy xương đùi, bị què chân, tật nguyền. Người trong xóm vội đến chia buồn với ông lão, thật không ngờ  con   ngựa không tốn tiền mua này lại gây ra tai họa cho con trai của ông lão như   thế. Ông lão thản nhiên nói: “Xin các vị  chớ  lo lắng cho tôi, con tôi bị  ngã  gãy chân, tuy bất hạnh đó, nhưng biết đâu nhờ họa này mà được phúc”. Một năm sau, nước Hồ kéo quân sang xâm lược Trung Nguyên. Các trai   tráng trong vùng biên giới đều phải sung vào quân ngũ chống giặc Hồ. Quân   19
  20. Hồ  thiện chiến, đánh tan đạo quân mới gọi nhập ngũ, các trai tráng đều tử   trận, riêng con trai ông lão vì bị  què chân nên miễn đi lính, được sống sót  ở   gia đình.  . Điển xưa trong câu thơ Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú Hàn Tín (229 – 196 TCN) ca ngợi là Nắm trong tay trăm vạn quân đã   đánh là thắng, tiến công là nhất định lấy thì ta không bằng Hoài Âm Hầu,  có  công lớn giúp Lưu Bang lập nên nhà Hán. Phú Bật là người đất Hà Nam (đời Tống), rất chăm học và độ lượng Nhạc Phi là người văn võ mưu trí, được mệnh danh là  thường thắng   tướng quân với 126 trận đánh thắng. 2.3.2. Giáo dục kỹ năng sống +  Giáo dục kỹ  năng sống là một quá trình tác động sư  phạm có mục  đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan  tới kiến thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về  bản thân, giao tiếp, quan  hệ xã hội, thực hiện công việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức  của cuộc sống hàng ngày… + Mục tiêu của môn Ngữ văn THPT là trang bị cho học sinh những kiến   thức phổ thông cơ bản, hiện đại về văn học và tiếng Việt. Bồi dưỡng cho HS   tình yêu tiếng Việt, văn hóa, văn học; tình yêu gia đình, yêu quê hương, yêu  đất nước; ý thức tự chủ tự cường; lí tưởng xã hội chủ  nghĩa, tinh thần nhân   văn; nâng cao ý thức trách nhiệm công dân… Dựa trên mục tiêu của môn học  và đặc điểm của bộ  môn, môn Ngữ  văn là một môn học phù hợp với việc   giáo dục kỹ năng sống. + Trong bài dạy, tôi lồng ghép giáo dục các em về thái độ sống: Giáo viên: Sau khi tìm hiểu về  thái độ  “ngất ngưởng” của Nguyễn   Công Trứ  khi tại triều và khi cáo lão về  quê, em rút ra bài học gì cho bản  thân? 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0