SKKN: Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp dạy học tích cực trong giảng dạy chương hô hấp Sinh học 8
lượt xem 8
download
Việc sử dụng tranh ảnh kết hợp với các phương pháp tích cực đã đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy của giáo viên đồng thời nâng cao kết quả học tập của học sinh. Đa số thầy cô giáo trong tổ chuyên môn tán thành và đồng ý với phương pháp, học sinh học tập tích cực, năng nỗ trong học tập, hứng thú với phương pháp. Để hiểu hơn mời các bạn cùng tham khảo Sáng kiến kinh nghiệm sau đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp dạy học tích cực trong giảng dạy chương hô hấp Sinh học 8
- Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ======================================================= MỤC LỤC I. Tóm tắt đề tài..........................................................................Trang 2 II. Giới thiệu ................................................................................Trang 3 1. Hiện trạng.......................................................................Trang 3 2. Giải pháp thay thế..........................................................Trang 4 3. Vấn đề nghiên cứu.........................................................Trang 4 4. Giả thuyết nghiên cứu...................................................Trang 5 III. Phương pháp..........................................................................Trang 5 1. Khách thể nghiên cứu ...................................................Trang 5 2. Thiết kế nghiên cứu .....................................................Trang 6 3. Quy trình nghiên cứu ....................................................Trang 7 4. Đo lường và thu thập dữ liệu ....................................Trang 22 IV. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả............................Trang 22 1. Phân tích dữ liệu...........................................................Trang 22 2. Bàn luận kết quả .........................................................Trang 23 V. Kết luận và khuyến nghị ....................................................Trang 23 1. Kết luận.........................................................................Trang 24 2. Khuyến nghị.................................................................Trang 25 VI. Tài liệu tham khảo..............................................................Trang 26 VII. Phụ lục của đề tài ............................................................Trang 27 Bảng điểm....................................................................... Trang 27 Đề và đáp án bài kiểm tra trước và sau tác động.................Trang 28 Người viết đề tài: Trần Thị Quế – Trường THCS Đăk Nang 1
- Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ======================================================= I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Môn sinh học là khoa học thực nghiệm mà phương pháp giảng dạy chủ yếu là quan sát và thí nghiệm nên giáo viên phải giúp học sinh có phương pháp học tập, phương pháp tư duy, dựa vào phương pháp nghiên cứu đặc thù đó. Ở thời đại khoa học kỹ thuật phát triển ngày nay, tính trực quan trong dạy và học không những chỉ đóng vai trò minh họa cho bài giảng của giáo viên, làm cho học sinh quen với cái đặc tính bên ngoài và bên trong của sự vật hiện tượng và sự biến diễn của quá trình công nghệ mà còn đảm bảo cho học sinh nhận biết sâu sắc các vấn đề đó và tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Ngoài ra, việc phát huy khả năng quan sát có ý nghĩa lớn đối với việc chuẩn bị cho học sinh bước vào đời vì nó giúp cho học sinh nhận thức một cách nhanh chóng và toàn diện hoàn cảnh xung quanh. Gần đây mặc dù đã có những cải tiến trong nội dung và phương pháp dạy học song hiệu quả chưa cao vì khối lượng kiến thức còn nhiều nặng về mô tả, lí thuyết, đa phần giáo viên coi tranh ảnh, sơ đồ trong sách giáo khoa chỉ là phương tiện minh họa và học sinh tự tìm hiểu( không có hướng dẫn) nên các em chỉ xem cho vui chứ không cho là việc học tập để tìm hiểu sâu hơn, hiểu rõ hơn nội dung bài học. Từ đó, hạn chế tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học làm hạn chế hứng thú học tập bộ môn. Mặt khác trong dạy học bộ môn việc được trang bị các phương tiện hỗ trợ cho quá trình dạy học của giáo viên còn hạn chế, cũng như việc chuẩn bị đồ dùng dạy học nói chung và tranh ảnh dạy sinh học nói riêng chưa được quan tâm kịp thời và có hiệu quả. Người viết đề tài: Trần Thị Quế – Trường THCS Đăk Nang 2
- Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ======================================================= Trước thực trạng đó nhằm khai thác tối đa ưu thế của tranh ảnh trong giảng dạy, tôi quyết định chọn đề tài: ''SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN KẾT HỢP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG GIẢNG DẠY CHƯƠNG '' HÔ HẤP" SINH HỌC 8'' để nghiên cứu và học tập. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương. Nhóm thực nghiệm (lớp 8A) và nhóm đối chứng( lớp 8B) trường THCS Đăk Nang đều do cùng một giáo viên dạy, thực hiện nghiêm túc, công khai, cụ thể và chính xác.... Trước khi tác động, giáo viên ra bài kiểm tra khảo sát ở trên cả hai lớp, kết quả điểm TBC của hai lớp là tương đương nhau. Sau khi tác động, kết quả điểm TBC lớp 8A (lớp thực nghiệm) cao hơn điểm TBC lớp 8B (lớp đối chứng). Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,44; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng có giá trị trung bình là 6,37. Kết quả kiểm chứng TTest p = 0,003 cho thấy điểm trung bình của hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có sự khác biệt rõ rệt. Điều đó chứng minh rằng biện pháp tôi đưa ra đã có tác động khá tích cực đến khả năng tiếp thu bài của học sinh trong quá trình dạy học. II. GIỚI THIỆU 1. Hiện trạng Chương trình Sinh học 8 là phần tiếp theo của chương trình Sinh học 7, cung cấp những kiến thức cơ bản, phổ thông tương đối hoàn chỉnh về con người, đây là đại diện cao nhất của Lớp thú trong chương trình Sinh học 7. Với quan điểm về Cơ thể người và vệ sinh giúp học sinh hiểu được đặc điểm cấu tạo của cơ thể người. Quan điểm này được quán triệt xuyên suốt trong chương trình học, chi phối mục tiêu kiến thức của chương trình Sinh học 8 bảo đảm tính cấu trúc, hệ thống toàn bộ kiến thức của chương trình. Từ đó áp dụng các biện pháp vệ sinh, rèn luyện thân thể khỏe mạnh, Người viết đề tài: Trần Thị Quế – Trường THCS Đăk Nang 3
- Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ======================================================= tạo điều kiện cho các hoạt động học tập và lao động có hiệu suất và chất lượng. Trong chương trình học về bộ môn Sinh học 8 chúng ta chủ yếu sử dụng kênh hình để lĩnh hội kiến thức, chính vì vậy việc sử dụng, khai thác tranh ảnh có hiệu quả là vấn đề rất quan trọng. Đi đôi với nó là các phương pháp lựa chọn trong giảng dạy cho phù hợp cũng ảnh hưởng không kém tới kết quả học tập của học sinh. Thực tiễn giảng dạy Sinh học tại Trường THCS Đăk Nang là một trường học nằm trên xã đặc biệt khó khăn nên cở sở vật chất thiếu thốn rất nhiều: thiếu thốn về phòng học bộ môn, thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học và đặc biệt là các thiết bị hiện đại để hỗ trợ trong học tập. Thứ hai là phụ huynh ít quan tâm tới con em mình vì còn phải lo cuộc sống mưu sinh; học sinh dân tộc chiếm tỉ lệ cao do đồng bào dân tộc ngoài Bắc di cư vào rất đông; địa bàn phân bố dân cư xa trường nên học sinh đi lại khó khăn. Học sinh chỉ có tài liệu duy nhất là sách giáo khoa để tìm hiểu kiến thức, ít được tiếp xúc với các phương tiện hiện đại hơn cho nên kết quả đạt được không cao. Thực tế cho thấy, trong quá trình dạy học giáo viên vẫn sử dụng nhiều phương pháp dạy học truyền thống như: thầy hỏi trò đáp, thầy đọc trò viết, chưa chú trọng vào phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Học sinh chủ yếu dựa vào kênh chữ để tiếp thu kiến thức, chưa khai thác kênh hình một cách hiệu quả, chưa tự giác tìm tòi để hoàn thiện kiến thức cho mình. 2. Giải pháp thay thế Để khắc phục những tình trạng nêu trên khi điều kiện nhà trường chưa khắc phục được về cơ sở vật chất tôi đã có những giải pháp cụ thể Người viết đề tài: Trần Thị Quế – Trường THCS Đăk Nang 4
- Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ======================================================= và khoa học vào nội dung của môn Sinh 8 học để tìm hiểu hiệu quả của nó. Đó là phương pháp '' Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp dạy học tích cực trong giảng dạy chương '' Hô hấp'' Sinh học 8''. 3. Vấn đề nghiên cứu Trên cở sở nắm được việc thay đổi của Bộ giáo dục về Luật giáo dục nhất là các phương pháp dạy học tôi nhận thấy việc sử dụng phương pháp trực quan kết hợp dạy học tích cực nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh để nâng cao chất lượng các môn học mà cụ thể là môn Sinh học 8 là cần thiết trong quá trình dạy học. Qua nghiên cứu và tham gia các lớp tập huấn chuyên môn; qua giảng dạy thực tế và dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy phương pháp trực quan kết hợp với dạy học tích cực đem lại hiệu quả cao nên tôi đã đưa ra vấn đề: '' Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp dạy học tích cực trong giảng dạy chương '' Hô hấp'' Sinh học 8'' để nghiên cứu. 4. Giả thuyết nghiên cứu. Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp dạy học tích cực trong giảng dạy chương '' Hô hấp'' Sinh học 8 có hiệu quả gì? Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp dạy học tích cực trong giảng dạy chương '' Hô hấp'' Sinh học 8 được thực hiện như thế nào? III. PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu: Tôi được phân công giảng dạy bộ môn Sinh học 8 của Trường THCS Đăk Nang, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông. Trường gồm 3 lớp/ khối, lớp 8 gồm lớp 8A, 8B, 8C. Người viết đề tài: Trần Thị Quế – Trường THCS Đăk Nang 5
- Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ======================================================= + Về giáo viên: Trần Thị Quế Trình độ chuyên môn Đại học Sinh học, có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, dạy cả hai lớp 8A và 8B. + Về học sinh: Thành phần, tỉ lệ giới tính, dân tộc, năng lực nhận thức của học sinh ở hai lớp là tương đương được thể hiện ở bảng 1. Bảng 1 Lớp Tổng số Nữ Dân tộc 8A (Thực nghiệm) 27 12 3 8B (Đối chứng) 27 11 4 + Về ý học tập: Ưu điểm : Đa số các em có ý thức học tập, trên lớp chú ý nghe giảng, về nhà học bài và làm bài đầy đủ. Hạn chế : Đa số học vẫn còn chưa biết khai thác kênh hình hiệu quả, trình bày một vấn đề trên hình ảnh chưa tốt. Có một số học còn lười học, chưa có ý thức cao trong học tập. Thời gian tiến hành thử nghiệm trong các năm học 20132014 và tiến hành thực nghiệm thu thập kết quả từ tuần 11 đến tuần 13 năm học 2015 2016. 2. Thiết kế nghiên cứu Chọn hai lớp: Lớp 8A là lớp thực nghiệm và lớp 8B làm lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế trong các tuần học 11 đến tuần 13. Tôi đã dùng bài kiểm tra một tiết là bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm không có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng TTest để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tác động. Kết quả: Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Lớp 8A (Thực nghiệm) Lớp 8B (Đối chứng) Điểm TBC 5,41 5,33 p = 0,836 Người viết đề tài: Trần Thị Quế – Trường THCS Đăk Nang 6
- Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ======================================================= p = 0,836 > 0,05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương nhau. Sử dụng thiết kế 2 : Kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 2) Bảng 3 : Thiết kế nghiên cứu Kiểm tra Kiểm tra Nhóm trước tác Tác động sau tác động động Sử dụng phương pháp Thực nghiệm O1 quan sát trực quan kết O3 hợp dạy học tích cực. Sử dụng phương pháp Đối chứng O2 O4 truyền thống. Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng TTest độc lập. 3. Quy trình nghiên cứu: Chuẩn bị của giáo viên: * Lớp đối chứng (8B): dạy học theo phương pháp bình thường. * Lớp thực nghiệm (8A): + Đối với giáo viên: Chuẩn bị đầy đủ tranh ảnh trong các tiết dạy, có thể dùng tranh ảnh trên bài giảng điện tử để sinh động hơn. Thiết kế bài học có sự phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhận thức của học sinh. + Học sinh: Người viết đề tài: Trần Thị Quế – Trường THCS Đăk Nang 7
- Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ======================================================= Chuẩn bị bài, xem trước bài ở nhà, nghiên cứu sách giáo khoa và một số tư liệu để chuẩn bị cho bài mới. Tìm hiểu về các bức hình có trong sách giáo khoa. + Thời gian và địa điểm: Tại Trường THCS Đăk Nang + Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 8 Trường THCS Đăk Nang. a. Vai trò của tranh ảnh trong việc giảng dạy: Để sử dụng phương pháp trực quan có hiệu quả cần phải biết được: + Vai trò của tranh ảnh đối với việc dạy của giáo viên: Các tranh ảnh dạy học thay thế cho những sự vật hiện tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà giáo viên và học sinh không thể tiếp cận trực tiếp được. Chúng giúp cho thầy cô giáo phát huy tất cả các giác quan của học sinh trong quá trình truyền thụ kiến thức, do đó giúp cho học sinh nhận biết được quan hệ giữa những hiện tượng và tái hiện được những khái niệm nội dung, quy luật và cơ sở cho việc đúc rút kinh nghiệm và kiến thức đã học. Giáo viêc sử dụng tranh ảnh làm nguồn phát thông tin dạy học cho học sinh giúp các em có những biểu tượng cụ thể , sinh động. Thực tiễn sư phạm cho thấy, khi có phương tiện dạy học cụ thể là tranh ảnh phục vụ cho dạy học sinh học thì lao động của giáo viên sẽ được giảm nhẹ, rút ngắn thời gian tìm hiểu vấn đề và làm cho việc trau dồi kiến thức đã tiếp thu của học sinh được dễ dàng và bền lâu hơn. Tranh ảnh dễ làm, dễ bảo quản, rẽ tiền so với các đồ dùng dạy học khác. Tranh ảnh góp phần tạo thành công cho việc giảng dạy của giáo viên, nhất là rèn được cho học sinh kỹ năng quan sát. + Vai trò của tranh ảnh trong việc học của học sinh: Người viết đề tài: Trần Thị Quế – Trường THCS Đăk Nang 8
- Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ======================================================= Phương ngôn ta có câu: “ Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm” để nói lên mức độ quan trọng của việc tác động của các giác quan trong quá trình truyền thụ kiến thức. Trong suy nghĩ thảo luận, chứng minh các em có nhiều tính độc lập, yêu cầu của các em trong việc tìm hiểu nguyên nhân các vấn đề, xác định các mối quan hệ logic cũng trở nên rõ ràng. Chính vì vậy tranh ảnh chủ yếu được dùng làm nguồn tạo động lực và sự hứng thú cho người học, để gợi mở kiến thức nền của học sinh về một chủ đề nào đó hoặc để gợi ý giúp học sinh hiểu ý nghĩa của nội dung cần tìm hiểu. * Nguyên tắc sử dụng tranh ảnh + Những yêu cầu sư phạm về tâm lý: Sử dụng đúng lúc Dùng đến đâu đưa ra đến đó. Tranh ảnh ph ải đủ lớn đủ rõ (nếu tranh quá nhỏ phải dành thời gian giới thiệu đến nhiều học sinh). Bi ểu di ễn tranh theo trình tự nhất định để học sinh dễ theo dõi, kịp quan sát. Cần hướng dẫn học sinh quan sát triệt để tranh ảnh. + Khi làm tranh ảnh dạy học giáo viên cần chú ý những vấn đề sau: Lựa chọn nội dung tài liệu. Do được chuẩn bị trước, tranh ảnh dạy học có thể có nhiều đường nét phức tạp, chứa nhiều nội dung có quan hệ mật thiết với nhau, không dùng tranh ảnh dạy học khi có thể dùng hình vẽ trên bảng. Lựa chọn màu sắc, màu sắc có vai trò trong việc truyền đạt kiến thức của tranh ảnh. Người viết đề tài: Trần Thị Quế – Trường THCS Đăk Nang 9
- Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ======================================================= * Phân loại tranh ảnh: Tranh chụp Tranh vẽ. b. Các phương pháp sử dụng tranh ảnh. b.1 Khái quát về phương pháp quan sát Quan sát là sự tri giác các vật thể và quá trình của thực tế trong thời gian tương đối dài có mục đích, có kế hoạch cụ thể . Quan sát có nhiệm vụ phát hiện ra các hợp thành của hiện tượng được khảo sát với các hiện tượng khác. Từ việc quan sát các hiện tượng riêng rẽ, đơn nhất nhiều lần, ta đi tới phát hiện ra cái chung, cái bản chất Hệ thống phương pháp trực quan Khi củng cố Khi nghiên cứu Khi kiểm tra hoàn thiện tài liệu mới đánh giá Biểu Biểu Biểu Sử Vô Biểu Biểu Biểu diễn diễn diễn thí dụng tuyến diễn diễn thí diễn các phương vật nghiệm phim truyền vật tự nghiệm phương tiện tượng hình nhiên tiện trực hình quan * Các bước của phương pháp quan sát: Bước 1: Vạch kế hoạch 1. Suy luận kết luận từ giả thuyết. 2. Dự thảo kế hoạch thực hiện từ quan sát, kế hoạch kiểm tra. Bước 2: Tiến hành 3. Chuẩn bị thiết bị kỹ thuật vật liệu. 4. Tiến hành quan sát. Người viết đề tài: Trần Thị Quế – Trường THCS Đăk Nang 10
- Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ======================================================= 5. Nắm vững và ghi các kết quả đạt được. Bước 3: Đánh giá 6. Phân tích, lý giải các kết quả của hành động 5. 7. So sánh các kết quả của hành động 6 với giả thuyết (xác nghiệm đúng hay lật ngược). b.2 Phương pháp biểu diễn tranh – minh họa. Do có khả năng thể hiện rõ ràng, tranh vẽ tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên chuyển các nội dung bài giảng từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng và ngược lại, từ những khái niệm trừu tượng đến mô hình cụ thể, hoàn thiện và bổ sung các khái niệm mới. Tranh ảnh cho phép thầy cô giáo tiết kiệm thời gian trên lớp, nhờ đó thầy cô giáo có thể truyền đạt nhanh các kiến thức hoặc khi cần có thể bỏ đi lượng thông tin không cần thiết cho dạy và học. Khi không có khả năng truyền đạt tất cả tính chất của đối tượng nghiên cứu, các hiện tượng và các quá trình xảy ra…Tranh vẽ bổ sung các chi tiết để minh hoạ các vấn đề được nêu. Tranh vẽ có thể sử dụng cho các vấn đề kiểm tra, nhận câu hỏi, làm rõ hơn các điều kiện giao tiếp, làm tăng mức độ giao tiếp giữa thầy và trò. b.3 Phương pháp biểu diễn tranh – tìm tòi. Tranh ảnh là các tài liệu tra cứu giúp cho học sinh tự học và cũng tạo khả năng kích thích việc tự học đối với các học sinh chưa tích cực học tập. Người viết đề tài: Trần Thị Quế – Trường THCS Đăk Nang 11
- Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ======================================================= Tranh ảnh dạy học tạo điều kiện cho việc tổ chức thảo luận tập thể ở lớp, cho phép cả lớp trao đổi nội dung bài học dưới dạng tình huống nêu vấn đề. Tranh ảnh dạy học có thể dễ dàng phối hợp sử dụng với các phương tiện dạy học khác. Trong quá trình kiểm tra học sinh, tranh ảnh dạy học có thể được sử dụng như nguồn tài liệu ban đầu. Dùng tranh ảnh dạy học trên lớp, giáo viên là người chỉ dẫn và nêu vấn đề. Sau khi nghe giải thích, học sinh có thể dùng tranh ảnh đó để tự học. * Xây dựng kế hoạch dạy học ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng: Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể: Tiết theo Thứ, ngày Tiết dạy Lớp Tên bài dạy PPCT 2 2 8B 22 Bài 20. Hô hấp và các cơ quan hô hấp 4 8A 22 Bài 20. Hô hấp và các cơ quan hô hấp 3 3 8A 23 Bài 21. Hoạt động hô hấp 5 8B 23 Bài 21. Hoạt động hô hấp 2 2 8B 24 Bài 22. Vệ sinh hô hấp 4 8A Bài 22. Vệ sinh hô hấp 3 3 8A 25 Bài 23. Thực hành: Hô hấp nhân tạo 5 8B Bài 23. Thực hành: Hô hấp nhân tạo * Ví dụ về việc sử dụng tranh ảnh kết hợp dạy học tích cực tại lớp thực nghiệm. Tiết 22 Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp Người viết đề tài: Trần Thị Quế – Trường THCS Đăk Nang 12
- Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ======================================================= Mục: I Khái niệm hô hấp Giáo viên sử dụng Hoạt động tích cực của phương pháp trong nội học sinh. dung bài 1. Chuẩn bị Giáo viên chuẩn bị tranh Học sinh chuẩn bị tranh ảnh của giáo viên phóng to: Sơ đồ quá trình hình 201 trong sách giáo và học sinh ôxi hóa các chất dinh khoa trang 64. dưỡng và hình 20.1 Sơ đồ các giai đoạn chủ yếu trong quá trình hô hấp. 2. Tiến hành Giáo viên treo: Sơ đồ quá sử dụng trình ôxi hóa các chất dinh tranh ảnh dưỡng. trong giờ Giáo viên tổ chức cho học Học sinh chủ động quan sát học sinh quan sát và yêu cầu sơ đồ, thảo luận nhóm để thảo luận nhóm (2 học sinh khám phá kiến thức trong sơ trong bàn), trả lời câu hỏi: đồ. + Quá trình ôxi hóa xảy ra Học sinh các nhóm trả lời, thì phải cần yếu tố nào? nhóm khác bổ sung và hoàn + Ôxi được cung cấp vào từ thiện kiến thức. đâu và ngược lại CO2 từ tế bào được thải ra môi trường nhờ quá trình gì? + Quá trình biến đổi chất dinh dưỡng tạo thành năng lượng gọi là gì? + Hô hấp là gì? Giáo viên đi tới các nhóm Học sinh quan sát dưới sự học sinh yếu hướng dẫn cho hướng dẫn của giáo viên Người viết đề tài: Trần Thị Quế – Trường THCS Đăk Nang 13
- Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ======================================================= từng nhóm. hoàn thành phiếu học tập. Giáo viên treo hình 201 và hướng dẫn học sinh quan sát hoàn thành phiếu học tập số 1. CO2 + H2O O2 Các chất dinh dưỡng đã Năng lượng được hấp thụ: cho các hoạt Gluxit động sống Lipit của tế bào Protêin Sơ đồ quá trình ôxi hóa các chất dinh dưỡng. Người viết đề tài: Trần Thị Quế – Trường THCS Đăk Nang 14
- Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ======================================================= O2 CO2 Sự thở Phế nang (Sự thông Trong phổi khí ở phổi) Tế bào biểu SƠ ĐỒ mô ở phổi CO2 O2 CÁC GIAI Trao đổi khí ở phổi ĐOẠN Mao mạch phế CHỦ nang ở phổi YẾU O2 TRONG CO2 Tim QUÁ TRÌNH Mao mạch ở các mô HÔ Trao đổi khí HẤP ở tế bào Tế bào ớ các mô CO2 Hình 20.1 Sơ đồ các giai đoạn chủ yếu trong quá trình hô hấp. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Quá trình hô hấp gồm những giai đoạn nào? Các giai đoạn của quá trình hô hấp Người viết đề tài: Trần Thị Quế – Trường THCS Đăk Nang 15
- Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ======================================================= Mục II Các cơ quan trong hệ hô hấp người và chức năng của chúng. Nội dung Giáo viên sử dụng Hoạt động tích cực của phương pháp trong nội học sinh. dung bài 1. Chuẩn bị Giáo viên chuẩn bị tranh Học sinh chuẩn bị tranh ảnh của giáo viên phóng to: Sơ đồ các cơ hình 202, 20.3 trong sách và học sinh quan trong hệ hô hấp của giáo khoa trang 65 người: hình 202 (tranh câm) và hình 203 sách giáo khoa. 2. Tiến hành Giáo viên treo tranh câm sử dụng hình 20.2 Cấu tạo tổng thể tranh ảnh hệ hô hấp của người. trong giờ Giáo viên tổ chức học sinh Học sinh chủ động quan sát học quan sát, độc lập nghiên tranh, nghiên cứu thông tin cứu để chú thích các cơ sách giáo khoa để giải quyết quan của hệ hô hấp trên vấn đề. hình ? Học sinh trả lời, cá nhân khác nhận xét và bổ sung. Người viết đề tài: Trần Thị Quế – Trường THCS Đăk Nang 16
- Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ======================================================= 2 3 1 9 4 6 5 8 7 10 11 12 Hình 20.2 Cấu tạo tổng thể hệ hô hấp của người. Giáo viên treo tranh hình 20.3 Cấu tạo chi tiết của phế nang. Tổ chức học sinh quan sát trả lời: Học sinh độc lập quan sát + Đơn vị cấu tạo của phổi là gì? tranh để trả lời. +Tại sao xung quanh phế nang chứa nhiều mao mạch máu? Người viết đề tài: Trần Thị Quế – Trường THCS Đăk Nang 17
- Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ======================================================= Tĩnh mạch Động mạch phổi máu phổi máu nghèo oxi giàu oxi Phế quản nhỏ phế nang Mao mạch máu Hình 20.3 Cấu tạo chi tiết của phế nang. Giáo viên đưa ra hình ảnh về cấu tạo các cơ quan của đường dẫn khí và hai lá phổi. Giáo viên giới thiệu về cấu tạo Học sinh lắng nghe và của các cơ quan của đường dẫn lĩnh hội thông tin. Người viết đề tài: Trần Thị Quế – Trường THCS Đăk Nang 18
- Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ======================================================= khí và hai lá phổi. Tổ chức cho học sinh quan sát Học sinh chủ động quan tranh, nghiên cứu thông tin sách sát tranh, nghiên cứu giáo khoa và thảo luận nhóm thông tin sách giáo khoa, (chia làm 4 nhóm) → hoàn thành thảo luận → hoàn thành phiếu học tập số 2. phiếu học tập. Họng Mũi Thanh quản Phế quản Khí quản Cấu tạo các cơ quan của đường dẫn khí. Người viết đề tài: Trần Thị Quế – Trường THCS Đăk Nang 19
- Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ======================================================= Quá trình trao đổi khí ở phế nang PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ chấm: Hệ hô hấp gồm ........(1)......... . Đường dẫn khí có chức năng...... (2)......; .......(3).........; ...........(4)...........và ........(5)......... . Phổi là nơi......... (6)............. giữa cơ thể với môi trường ngoài. Tiết 24 Bài 22. Vệ sinh hô hấp. Hoạt động 1: Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại: GV sử dụng Hoạt động tích cực của Nội dung phương pháp trong HS bài Yêu cầu HS nghiên HS nghiên cứu thông tin I/ Cần bảo vệ hệ hô cứu thông tin bảng ở bảng 22, ghi nhớ kiến hấp tránh các tác 22, sgk. thức. nhân có hại Người viết đề tài: Trần Thị Quế – Trường THCS Đăk Nang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN Tiếng Anh: Sử dụng đồ dùng trực quan để phát huy tính tích cực của học sinh
17 p | 1264 | 227
-
SKKN: Kinh nghiệm sử dụng phương pháp trực quan khi giảng dạy môn Mĩ thuật trong trường tiểu học
30 p | 565 | 145
-
SKKN: Phương pháp trực quan trong dạy học môn Tin học khối 11
11 p | 430 | 136
-
SKKN: Sử dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy môn GDCD lớp 11
20 p | 536 | 78
-
SKKN: Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy môn Sinh học 9
8 p | 728 | 74
-
SKKN: Sử dụng đồ dùng trực quan để kể chuyện, tóm tắt trong bộ môn Ngữ Văn lớp 10 THPT
20 p | 468 | 67
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng trực quan ở trên lớp môn Lịch sử ở trường THCS
8 p | 455 | 65
-
SKKN: Sử dụng hình ảnh trực quan đơn giản trong giảng dạy một số bài GDCD lớp 12
10 p | 377 | 62
-
SKKN: Sử dụng câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học Địa lí, áp dụng bài: Vũ Trụ - Hệ mặt Trời và Trái Đất - Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất - Địa lí 10 cơ bản
25 p | 320 | 48
-
SKKN: Sử dụng video, thí nghiệm ảo và các hình ảnh phù hợp nhằm nâng cao kết quả học tập môn Vật Lý 12
52 p | 178 | 33
-
SKKN: Hiệu quả của việc sử dụng thí nghiệm trực quan trong giảng dạy Hóa học ở trường phổ thông
8 p | 179 | 33
-
SKKN: Sử dụng phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số chứng minh bất đẳng thức
23 p | 129 | 19
-
SKKN: Sử dụng phương pháp "trực quan hành động" để dạy tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số
7 p | 492 | 16
-
SKKN: Sử dụng phương tiện hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy thực hành Địa lý ở trung tâm giáo dục thường xuyên
17 p | 132 | 14
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm về vận dụng phương pháp dạy học trực quan vào dạy học từ ngữ trong chương trình Ngữ Văn 8
19 p | 100 | 6
-
SKKN: Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp sơ đồ hóa trong giảng dạy Tin học 12
31 p | 63 | 4
-
SKKN: Sử dụng videoclip trong giảng dạy chương II: Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất – địa lí 10- cơ bản
34 p | 69 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn