SKKN: Cách tiếp cận bài toán viết phương trình mặt phẳng trong không gian
lượt xem 61
download
Nghiên cứu sáng kiến “Cách tiếp cận bài toán viết phương trình mặt phẳng trong không gian” giúp học sinh làm tốt bài thi tốt nghiệp hằng năm và nhất là phần hình học giải tích trong không gian. Đồng thời, cải thiện tình hình học tập hình học của học sinh trong trường phổ thông tốt hơn và chuẩn bị kiến thức cơ bản để vượt qua các kỳ thi quan trọng của đời học sinh. Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo sáng kiến trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Cách tiếp cận bài toán viết phương trình mặt phẳng trong không gian
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÁCH TIẾP CẬN BÀI TOÁN VIẾT PHƯƠNG TRÌNH MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN
- MỤC LỤC Trang 1. Bối cảnh của đề tài 2 1 Lý do chọn đề tài ) 4 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 5 2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề 5 2.2 Thực trạng của vấn đề 5 2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 6 2.3.1. Kiến thức cơ bản học sinh cần nắm 6 2.3.2. Tiếp cận nhứng bài toán cơ bản 10 a) PHƯƠNG TRÌNH MẶT PHẲNG VUÔNG GÓC VỚI 1 VECTƠ 10 b) PHƯƠNG TRÌNH MẶT PHẲNG SONG SONG GÓC VỚI 2 VECTƠ KHÔNG CÙNG PHƯƠNG 15 c) PHƯƠNG TRÌNH MẶT PHẲNG SONG SONG VỚI MẶT PHẲNG CHO TRƯỚC VÀ ÁP DỤNG KHOẢNG CÁCH 22 2.4 Hiệu quả của SKKN 25 3. Kết luận 27 Tài liệu tham khảo 29
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI Quan điểm chung về đổi mới phương pháp dạy học môn toán hiện nay ở trường trung học phổ thông (THPT) là phải tổ chức cho học sinh được học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo. Theo đó, một tiết học có thể xem là thành công nếu ở đó chính học sinh là người bắt đầu nỗ lực phấn đấu và sẽ cần một sự giúp đỡ thích đáng để có thể tiến sâu hơn vào các kiến thức của toán học. Thực trạng dạy và học toán hiện nay ở một số trường phổ thông là một số rất lớn học sinh học toán nhưng không hiểu, gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình học toán và có xu thế ngày càng yếu dần về môn toán. Chẳng hạn, đôi khi học sinh có thể thuộc lòng định nghĩa của khái niệm "Đạo hàm" nhưng lại hiểu rất ít về khái niệm đó, không biết khái niệm này xuất phát từ thực tế như thế nào, ứng dụng của nó trở lại thực tế ra sao, đó là khó khăn của các em khi học khái niệm. Về mặt kiến thức về hình học cũng không khá hơn so với các phần kiến thức khác về toàn. Học sinh cũng thuộc định nghĩa nhưng vẫn không hiểu nhiều về nó. Như chúng ta đã biết, việc học sinh phổ thông học hình học không gian rất khó khăn bỡi những nguyên nhân chủ yếu sau: + Hình không gian vốn đã rất khó nhìn khi biểu diễn nó trên mặt phẳng + Nhiều định lý dài khó nhớ mà học sinh thì rất lười học lý thuyết toán + Đa số học sinh chỉ học đại số hay giải tích mà không quan tâm môn hình học + Thực tế giảng dạy của giáo viên, mục tiêu học tập của học sinh khiến cho học sinh ít quan tâm môn hònh học (vì nó chỉ chiếm ít điểm khi đi thi) Với những lý do đó mà môn hình học trong chương trình toán phổ thông ngày càng khó cho người day và người học. Tuy nhiên đó là đối với môn hình học không gian thuần túy, đối với môn hình học giải tích trong không gian thì tình hình có khá hơn, vì trong môn hình học này học sinh tiếp cận các đối tượng hình học bằng phương trình của nó, bằng những bộ số mà không phải vẽ hình.
- Thực tế giảng dạy tại trường phổ thông, chúng tôi thấy rằng ở môn hình học giải tích trong không gian này giúp cho học sinh giảm nhẹ việc phải tiếp cận các đối tượng hình học khó như đường thẳng, mặt phẳng,…mà thay vào đó là những phương trình đại số, phương trình có chứa tham số hay chỉ là những bộ số,… Với những đối tượng này học sinh tiếp nhận dễ hơn nhiều so với hình cổ điển. Với bối cảnh như thế và yêu cầu thực tế về mặt kiến thức dạy cho học sinh tại trường phổ thông nên việc lựa chọn nghiên cứu môn này là rất cần thiết. Việc nghiên cứu thành công môn này sẽ là cải thiện tình hình học tập hình học của học sinh trong trường phổ thông tốt hơn và chuẩn bị kiến thức cơ bản để vượt qua các kỳ thi quan trọng của đời học sinh. 2. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, đề thi tốt nghiệp THPT đã đi vào một cấu trúc chung. Trong đó luôn có bài toán viết phương trình mặt phẳng, phương trình đường thẳng và phương trình mặt cầu . Đây là những dạng bài tập tương đối phù hợp với học sinh. Nhằm giúp học sinh làm tốt bài thi tốt nghiệp hằng năm và nhất là phần hình học giải tích trong không gian, tôi đưa ra đề tài về: “CÁCH TIẾP CẬN BÀI TOÁN VIẾT PHƯƠNG TRÌNH MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN” Tuy là phần kiến thức cơ bản nhưng nếu học sinh không nắm vửng thì cũng rất lấy điểm trong các kỳ thi tốt THPT. Bên cạnh rèn luyện kỷ năng giải toán cho các em, đề tài này còn rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, tự rèn luyện cho mình khả năng nhận biết kiến thức và kỷ năng độc lập suy nghĩ. Như chúng ta đã biết, mục đích cuối cùng của học sinh phổ thông hiện nay là thi đỗ trong kỳ thi tôt nghiệp và đỗ vào các trường đại học, cao đẳng sau khi tốt nghiệp 12. Do đó với đề tài nghiên cứu này các em không những có đủ kiến thức để vượt qua kỳ thi tốt nghiệp mà còn bước đầu làm quen với các kiến thức cao hơn để bắt đầu luyện thi vào các trường đại học, cao đẳng hay trung học chuyên nghiệp,…
- 2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài Phương pháp giáo dục, phải khuyến khích tự học, phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Đó là những phương pháp chung cho giáo dục. Tuy nhiên với tình hình thực tế hiện nay, mục tiêu giáo dục cụ thể là phải làm sao cho học sinh nắm được kiến thức và giải được bài toán đó là vấn đề quan trọng. Nhằm phục vụ cho lý luận này tôi dựa theo lý luận rằng: bồi dưỡng cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất của vấn đề rồi sau đó mới tạo cho học sinh khả năng tự học và độc lập trong suy nghĩ. Có như thế thì học sinh mới dễ dàng làm được các bài tập trong các đề thi và vượt qua nó một cách dễ dàng. 2.2. Thực trạng của đề tài 2.2.1. Tình hình thực tế của học sinh trường THPT Nguyễn Khuyến - Học sinh có kiến thức không đồng đều nhau - Học sinh có thái độ học tập chưa đúng đắn, ý thức học tập chưa cao. - Học sinh nhà xa trường nên có phần ảnh hưởng đến việc học. 2.2.2. Thực trạng của đề tài “CÁCH TIẾP CẬN BÀI TOÁN VIẾT PHƯƠNG TRÌNH MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN” - Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về cách viết phương trình mặt phẳng trong hình học giải tich trong không gian tại trường. - Khi thực hiện đề tài có gặp những khó khăn sau: + Lần đầu viết sáng kiến kinh nghiệm nên chưa có kinh nghiệm viết bài, còn sai xót khi viết + Trình độ kiến thức học sinh trường còn yếu nên việc tiếp cận kiến thức mới gặp rất nhiều khó khăn. - Bên cạnh đó tôi cũng gặp những thuận lợi: + Bản thân có tinh thần học hỏi, nghiên cứu kiến thức để thực hiện công việc giảng dạy tốt hơn. + học sinh khối 12 cũng có tinh thần và ý thức học tập rõ ràng, mục đích rõ ràng.
- 2.3 . Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề 2.3.1. Kiến thức cơ bản học sinh cần nắm HỆ TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN. Hệ gồm ba trục Ox, Oy, Oz đôi một vuông góc được gọi là hệ trục toạ độ vuông góc Oxyz trong không gian z k i O j y x O ( 0;0;0) gọi là góc toạ độ . i, j , k là các véctơ đơn vị lần lượt Các trục tọa độ: nằm trên các trục Ox, Oy, Oz. Ox : trục hoành. i = (1;0;0), j = (0;1;0), k = Oy : trục tung. (0;0;1). 2 2 2 Oz : trục cao. i j k 1 và i j k 1 . Các mặt phẳng toạ độ: i j, j k , k i . (Oxy), (Oyz), (Oxz) đôi một vuông góc với nhau. i. j 0 , j.k 0 , k .i 0 . i , j k , j , k i , k , i j CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT CẦN NHỚ M Ox M(x;0;0) M (Oxy) M(x;y;0) M Oy M(0;y;0) M (Oyz) M(0;y;z) M Oz M(0;0;z) M (Oxz) M(x;0;z) Tọa độ của điểm: OM xi y. j z.k M(x; y; z) . Tọa độ của vectơ: a a1.i a2. j a3.k a (a1; a2; a3 )
- CÁC TÍNH CHẤT CẦN NHỚ VỀ VECTƠ. Cho a x1 ; y1 ; z1 , b x2 ; y2 ; z2 và số k tuỳ ý, ta có: 1. Tổng và Hiệu hai vectơ là một vectơ. a b x1 x2; y1 y2; z1 z2 2. Tích của vectơ với một số thực là một vectơ. k .a k . x1 ; y1 ; z1 kx1 ; ky1 ; kz1 4. Độ dài vectơ. Bằng hoaønh tung cao 2 2 2 a x12 y12 z12 . 5. Vectơ không có tọa độ là: 0 0;0;0 . 6. Hai vectơ bằng nhau: Tọa độ tương ứng bằng nhau. x1 x2 a b y1 y2 z z 1 2 7. Tích vô hướng của hai vectơ: Bằng: hoành.hoành+tung.tung+cao.cao. a.b x1.x2 y1. y2 z1.z2 a b a.b 0 8. Góc giữa hai vectơ: Bằng tích vô hướng chia tích độ dài. x1.x2 y1. y2 z1.z2 a.b cos a, b a.b x12 y12 z12 . x2 y2 z2 2 2 2 CÁC CÔNG THỨC CẦN NHỚ Trong hệ trục toạ độ Oxyz. Cho A( xA; yA; zA) , B( xB, yB, zB). Khi đó: 1) Tọa độ vectơ AB là: AB xB xA ; yB y A ; zB z A . 2) Độ dài đoạn thẳng AB bằng đồ dài AB : xB - x A yB - y A z B - z A . 2 2 2 AB AB
- Chú ý: Độ dài đoạn thẳng AB hay còn gọi là khoảng cách giữa hai điểm A và B. 3) Toạ độ trung điểm I của đoạn thẳng AB là: x xB yA yB zA zB I A , , I xI ; y I ; z I 2 2 2 4) Tọa độ trọng tâm của tam giác: Cho ABC với A(xA; yA; zA),B( xB, yB, zB), C( xC, yC, zC). Khi đó toạ độ trọng tâm G của ABC là: x x x y y y z z z G A B C , A B C , A B C 3 3 3 5) Tích có hướng và tính chất của tích có hướng: Cho a x1 ; y1 ; z1 , b x2 ; y2 ; z2 . Khi đó: y1 z1 z1 x1 x1 y1 a, b ; ; y2 z2 z2 x2 x2 y2 a, b 0 . Hai vectơ a , b cùng phương Hai vectơ a , b không cùng phương a, b 0 Ba vectơ a, b, c đồng phẳng a, b .c 0 . Ba vectơ a, b, c không đồng phẳng a, b .c 0 . Phương trình mặt phẳng: Vectơ n (A; B;C) 0 được gọi là vectơ pháp tuyến của mặt phẳng (P) nếu giá của nó vuông góc với mặt phẳng (P) Mặt phẳng (P) đi qua điểm M0(x0;y0;z0) và nhận vectơ n (A; B;C) làm vectơ pháp tuyến có dạng A(x – x0) + B(y – y0) + C(z – z0) = 0 . Vị trí tương đối của hai mặt phẳng Cho hai mặt phẳng (P): Ax+By+Cz+D=0 và (Q):A’x+B’y+C’z+D’=0 (P) cắt (Q) A : B : C ≠ A’: B’: C’ (P) // (Q) A : A’ = B : B’ = C : C’ ≠ D : D’ (P) ≡ (Q) A : B : C : D = A’: B’: C’: D’
- Khoảng cách từ một điểm đến mặt phẳng: Khoảng cách từ M0(x0;y0;z0) đến mặt phẳng (α): Ax + By + Cz + D = 0 cho bởi công thức : Ax 0 By 0 Cz 0 D d(M 0 , ) A 2 B2 C 2 Góc gữa hai mặt phẳng Gọi φ là góc giữa hai mặt phẳng : (P): Ax + By + Cz + D = 0 và (Q): A’x + B’y + C’z + D’= 0. n P .n Q A.A' B.B' C.C ' Ta có : cos cos(n P , n Q ) (00≤φ≤900) nP . nQ A B C . A ' B' C ' 2 2 2 2 2 2 900 n P n Q hai mặt phẳng vuông góc nhau. Phương trình đường thẳng : Vectơ a a1,a 2 ,a 3 0 được gọi là vectơ chỉ phương của đường thẳng d nếu giá của nó song song hoặc trùng với đường thẳng d. Đường thẳng d đi qua điểm M (x0, y0, z0) và có vectơ chỉ phương là x x a t 0 1 a a1,a 2 ,a 3 0 thì d có phương trình tham số là: d : y y 0 a 2t , t z z a t 0 3 Nếu a1 0,a 2 0,a 3 0 thì đường thẳng d có phương trình chính tắc là: x x0 y y0 z z0 d: a1 a2 a3 Phương trình mặt cầu : Tập hợp tất cả các điểm cách đều 1 điểm cố định O cho trước trong không gian 1 khoảng không đổi R được gọi là mặt cầu tâm O bán kính R: (O,R)
- Mặt cầu (S) có tâm I a,b,c và có bán kính R có phương trình dạng chính tắc là: S : x a y b z c R 2 2 2 2 Nếu mặt cầu (S) có dạng khai triển : S : x 2 y 2 z 2 2ax 2by 2cz d 0 . Khi đó mặt cầu (S) có tâm I a,b,c và bán kính R a 2 b 2 c 2 d 2.3.2. Tiếp cận nhứng bài toán cơ bản a) PHƯƠNG TRÌNH MẶT PHẲNG VUÔNG GÓC VỚI 1 VECTƠ * Kiến thức cần nắm: Trước khi giải bài tập về dạng : Viết phương trình mặt phẳng trong không gian cần chú ý cho học sinh: Muốn viết được phương trình mặt phẳng thỏa yêu cầu bài toán ta cần xác định hai yếu tố là điểm mà mặt phẳng đi qua và vectơ pháp tuyến của mặt phẳng. Cụ thể ta vào các dạng: Bài toán 1: Viết phương trình mặt phẳng đi qua A và vuông góc vectơ a n Hình minh họa : M P) * Phương pháp giải + Gọi là mặt phẳng qua A và vuông góc vectơ a + Xác định điểm thuộc ( ở đây là điểm A) + Xác định vectơ pháp tuyến của mặt phẳng ( n a ) + Viết phương trình mặt phẳng : a x x b y y c z z 0 0 0 0
- Trước khi cho ví dụ minh họa cần chú ý cho học sinh là a, b,c là tọa độ vectơ pháp tuyến của mặt phẳng. x 0 , y 0 , z 0 là tọa độ điểm mà mặt phẳng đi qua hay điểm thuccọ mặt phẳng. * Ví dụ minh họa: Viết phương trình mặt phẳng đi qua M (2,-3,-1) và vuông góc với a 4, 3, 1 Giải: + Gọi là mặt phẳng qua M và vuông góc vectơ a + Điểm thuộc : M (2,-3,-1) + Do vuông góc với a nên ta có vectơ pháp tuyến n a 4, 3, 1 + Phương trình : a x x 0 b y y 0 c z z 0 0 : 4x 3y z 16 0 Đây là ví dụ đầu tiên nên khi dạy cần làm chậm từng bước để học sinh nắm được các phương pháp giải. Bằng cách thay đổi các yếu tố của bài toán ta có các bài toán tương tự nhằm giúp học sinh rèn luyện kỷ năng giải tóan cũng như hiểu sâu hơn về phương pháp giải của bài toán dạng này. * Các bài toán tương tự Bài toán 2: Viết phương trình mặt phẳng đi qua M và vuông góc với AB ( ở đây ta thay vectơ a thành đoạn thẳng AB) * Phương pháp giải + Gọi là mặt phẳng qua M và vuông góc AB + Xác định điểm thuộc ( ở đây là điểm M) + Xác định vectơ pháp tuyến của mặt phẳng ( n A B ) + Viết phương trình mặt phẳng : a x x b y y c z z 0 0 0 0
- * Ví dụ: Viết phương trình mặt phẳng đi qua M (2,-1,3) và vuông góc với AB. Với A(3,-1,-4) B(-1,4,5) Giải: + Gọi là mặt phẳng qua M và vuông góc AB + Điểm thuộc : M (2,-1,3) + Do vuông góc với a nên ta có vectơ pháp tuyến n A B 4, 5, 9 + Phương trình : a x x 0 b y y 0 c z z 0 0 : 4x 5y 9z 14 0 Bài toán 3: Viết phương trình mặt phẳng đi qua M và vuông góc với đường thẳng d ( ở đây ta thay vectơ a thành đường thẳng d) d ad M P) * Phương pháp giải + Gọi là mặt phẳng qua M và vuông góc đường thẳng d + Xác định điểm thuộc ( ở đây là điểm M) + Xác định vectơ pháp tuyến của mặt phẳng ( n ad là vectơ chỉ phương của d) + Viết phương trình mặt phẳng : a x x b y y c z z 0 0 0 0
- * Ví dụ: Viết phương trình mặt phẳng đi qua M (2,-1,3) và vuông góc với đường x 2 t thẳng d : y 1 2t z 1 t Giải: + Gọi là mặt phẳng qua M và vuông góc đường thẳng d + Điểm thuộc : M (2,-1,3) + Do vuông góc với d nên ta có vectơ pháp tuyến n ad 1, 2, 1 + Phương trình : a x x 0 b y y 0 c z z 0 0 : x y z 0 Ví dụ này giúp cho học sinh trung bình yếu hiểu thêm lần nữa về phương pháp viết phương trình mặt phẳng, đối với học sinh khá hơn thì có thêm nhiều dạng bài tập để rèn luyện Bài toán 4: Viết phương trình mặt phẳng là mặt trung trực của đoạn thẳng AB ( ở đây ta thay điểm đi qua bằng trung điểm của AB) * Phương pháp giải + Gọi là mặt phẳng là mặt trung trực của đoạn thẳng AB + Xác định điểm thuộc ( ở đây là điểm M là trung điểm của AB) + Xác định vectơ pháp tuyến của mặt phẳng ( n A B ) + Viết phương trình mặt phẳng : a x x b y y c z z 0 0 0 0 * Ví dụ: Viết phương trình mặt phẳng là mặt trung trực của đoạn thẳng AB. A(- 1,2,3) và B(3,-4,1)
- Giải: + Gọi là mặt trung trực của đoạn thẳng AB + Điểm thuộc : M (1,-1,2) + Do là mặt trung trực của đoạn thẳng AB nên ta có vectơ pháp tuyến n A B 4, 6, 2 + Phương trình : a x x 0 b y y 0 c z z 0 0 : 4x 6y 2z 6 0 * Các bài tập tương tự Bài 1: Trong không gian Oxyz, cho 2 điểm A( 3;-2;-2), B(3;2;0). Viết phương trình trung trực của AB x 2 t Bài 2: Trong không gian cho điểm A(1,-2,3) và đường thẳng d : y 1 2t . z 1 t Viết phương trình mặt phẳng qua A và vuông góc với d b) PHƯƠNG TRÌNH MẶT PHẲNG SONG SONG GÓC VỚI 2 VECTƠ KHÔNG CÙNG PHƯƠNG * Kiến thức cần nắm Dạng bài tập này xuất hiện nhiều kiến thức mới nên yêu cầu hóc sinh: - Học sinh cần nắm cách tìm vectơ tích có hướng của hai vectơ Cách 1: Tính theo công thức : cho a x1 ; y1 ; z1 , b x2 ; y2 ; z2 . Khi y z z x x y đó: a, b 1 1 ; 1 1 ; 1 1 y2 z2 z2 x2 x2 y2 Cách 2: Tính nhẩm: sắp hai vectơ trên , dưới rồi tính cột nào che cột đó Cách 3: Bấm máy tính cầm tay - Tính chất của vectơ tích có hướng của hai vectơ là vectơ vuông góc với hai vectơ - Hiểu vectơ pháp tuyến của mặt phẳng là vectơ có giá vuông góc với mặt phẳng
- Bài toán 1: Viết phương trình mặt phẳng đi qua M và song song với a và song song b Hình minh họa: a n a, b b * Phương pháp giải + Gọi là mặt phẳng đi qua M và song song với a và song song b + Xác định điểm thuộc ( ở đây là điểm M) + Xác định vectơ pháp tuyến của mặt phẳng : Do là mặt phẳng đi qua M và song song với a và song song b nên có vectơ pháp tuyến là ( n a,b ) + Viết phương trình mặt phẳng : a x x b y y c z z 0 0 0 0 * Ví dụ minh họa Viết phương trình mặt phẳng đi qua M(2,-1,3) và song song với a 1, 4, 1 và song song b 2, 1, 3 Giải: + Gọi là mặt phẳng đi qua M và song song với a và song song b + Điểm thuộc M(2,-1,3) + Do song song với a và song song b nên có vectơ pháp tuyến là n a,b 11, 5, 9 + Viết phương trình mặt phẳng : a x x b y y c z z 0 0 0 0
- : 11x 5y 9z 10 0 * Mở rộng bài toán 1 thêm một chút ta có bài toán như sau: Bài toán 2: Viết phương trình mặt phẳng qua 3 điểm A, B, C không thẳng hàng Hình minh họa: n AB, AC B A C * Phương pháp giải + Gọi là mặt phẳng đi qua 3 điểm A, B, C không thẳng hàng + Xác định điểm thuộc ( ở đây là điểm A, B, C) + Xác định vectơ pháp tuyến của mặt phẳng : Do là mặt phẳng đi qua 3 điểm A, B, C không thẳng hàng nên có vectơ pháp tuyến là (n A B,A C ) + Viết phương trình mặt phẳng : a x x b y y c z z 0 0 0 0 * Ví dụ minh họa Viết phương trình mặt phẳng qua 3 điểm A(1,0,1), B(-1,2,1), C(2,1,0) Giải: + Gọi là mặt phẳng đi qua 3 điểm A, B, C + Điểm thuộc : A(1,0,1) + Do là mặt phẳng đi qua 3 điểm A, B, C nên có vectơ pháp tuyến là n A B , A C 2, 2, 4 + Viết phương trình mặt phẳng : a x x b y y c z z 0 0 0 0 : x y 2z 3 0
- Thay đổi một vectơ thành một vectơ không nằm trong mặt phẳng ta có bài toán khác như sau: Bài toán 3: Viết phương trình mặt phẳng qua A, B và song song CD * Phương pháp giải + Gọi là mặt phẳng qua A, B và song song CD + Xác định điểm thuộc ( ở đây là điểm A hoặc B) + Xác định vectơ pháp tuyến của mặt phẳng : Do là mặt phẳng mặt phẳng qua A, B và song song CD nên có vectơ pháp tuyến là n A B ,CD + Viết phương trình mặt phẳng : a x x b y y c z z 0 0 0 0 * Ví dụ minh họa Viết phương trình mặt phẳng qua A(1,2,0), B(2,-1,1) và song song CD. C(2,3,-1), D(-1,0,3) Giải: + Gọi là mặt phẳng qua A, B và song song CD + Điểm thuộc : A(1,2,0) + Do là mặt phẳng mặt phẳng qua A, B và song song CD nên có vectơ pháp tuyến là n A B ,CD 9, 7, 12 + Viết phương trình mặt phẳng : a x x b y y c z z 0 0 0 0 : 9x 7y 12z 23 0 * Các bài toán tương tự + Bài 1: Viết phương trình mặt phẳng qua M và song song lần lượt hai đường thẳng d1 và d2 HD: + Điểm thuộc mặt phẳng là M + Vectơ pháp tuyến là n a1,a 2 (Với a1,a 2 lần lượt là vectơ chỉ phương của d1 và d2
- + Bài 2: Viết phương trình mặt phẳng qua M và lần lượt vuông góc với 2 mặt phẳng (P) và (Q) HD: + Điểm thuộc mặt phẳng là M + Vectơ pháp tuyến là n aP ,aQ (Với aP ,aQ lần lượt là vectơ pháp tuyến của (P) và (Q) + Bài 3: Viết phương trình mặt phẳng chứa A, B và vuông góc với mặt phẳng (P) HD: + Điểm thuộc mặt phẳng là A hoặc B + Vectơ pháp tuyến là n A B , n P (Với aP ,aQ lần lượt là vectơ pháp tuyến của (P) và (Q) + Bài 4: Viết phương trình mặt phẳng qua A và chứa Ox. HD: + Điểm thuộc mặt phẳng là A + Vectơ pháp tuyến n OA, i , i (1; 0; 0) + Bài 5: Viết phương trình mặt phẳng qua A và chứa Oy. HD: + Điểm thuộc mặt phẳng là A + Vectơ pháp tuyến n OA, j , j ( 0;1; 0) + Bài 6: Viết phương trình mặt phẳng qua A và chứa Oz. HD: + Điểm thuộc mặt phẳng là A n OA, k , k ( 0; 0;1) + Vectơ pháp tuyến * Các bài tập tương tự Bài 1: Trong không gian Oxyz, cho bốn điểm A( 3;-2;-2), B(3;2;0), C(0;2;1) và D( -1;1;2). 1) Viết phương trình mặt phẳng (ABC) 2) Viết phương trình mặt phẳng (P) chứa AB và song song với CD. 3) Viết phương trình mặt phẳng (Q) chứa CD và vuông góc với mp(ABC). Bài 2: Trong không gian Oxyz viết phương trình mặt phẳng:
- 1) Đi qua M(1, 2, 3) và song song a (4, 6,3), và song song b (2, 7,5) 2) Đi qua 2 điểm E(4,-1,1), F(3,1,-1) và song song với trục Ox. c) PHƯƠNG TRÌNH MẶT PHẲNG SONG SONG VỚI MẶT PHẲNG CHO TRƯỚC VÀ ÁP DỤNG KHOẢNG CÁCH * Kiến thức cần nắm Đây là dạng bài tập có phần nâng cao so với các dạng trước nên cầu yêu cầu học sinh nắm vửng các kiến thức sau: - Hai mặt phẳng song song có cùng vectơ pháp tuyến - Công thức khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng Ax 0 By0 Cz 0 D d(M 0 , ) A 2 B2 C 2 - Cách tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song Ax 0 By 0 Cz 0 D d , d(M 0 , ) với M0 thuộc mặt phẳng A 2 B2 C 2 () - Cách chọn một điểm tùy ý thuộc mặt phẳng Bài toán 1: Viết phương trình mặt phẳng đi qua M và song song với mặt phẳng (P) M P) nQ * Phương pháp giải Q) + Gọi là mặt phẳng qua M và song song với mặt phẳng (P) + Xác định điểm thuộc ( ở đây là điểm M) + Xác định vectơ pháp tuyến của mặt phẳng : Do là mặt phẳng song song với mặt phẳng (P) nên có vectơ pháp tuyến là n n P + Viết phương trình mặt phẳng : a x x b y y c z z 0 0 0 0
- * Ví dụ minh họa Viết phương trình mặt phẳng đi qua M (2,1,-3) và song song với mặt phẳng P : 2x 3y z 5 0 Giải: + Gọi là mặt phẳng qua M và song song với mặt phẳng (P) + Điểm thuộc : M (2,1,-3) + Do là mặt phẳng song song với mặt phẳng (P) nên có vectơ pháp tuyến là n n P 2, 3, 1 + Viết phương trình mặt phẳng : a x x b y y c z z 0 0 0 0 : 2x 3y z 2 0 Các dạng tương tự Dạng 1: Mặt phẳng () qua A và // Oxy. Thì mp () có: * Điểm thuộc () là A * Vtpt n k ( 0; 0;1) Dạng 2: Mặt phẳng () qua A và // Oxz. Thì mp () có: * Điểm thuộc () là A * Vtpt n j ( 0;1; 0) Dạng 2: Mặt phẳng () qua A và // Oyz. Thì mp () có: * Điểm thuộc () là A * Vtpt n i (1; 0; 0) Bài toán 2: Viết phương trình mặt phẳng song song với (P) và cách điểm M một khoảng bằng k (hằng số) * Phương pháp giải
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Cách tiếp cận bài toán tính tích phân bằng phương pháp đổi biến số
28 p | 381 | 75
-
SKKN: Giúp học sinh lớp 10 rèn luyện kỹ năng giải phương trình và bất phương trình vô tỉ
19 p | 271 | 73
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về hướng dẫn học sinh làm bài tập phần đường thẳng trong mặt phẳng
26 p | 172 | 39
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh giải nhanh bài toán cực trị trong mạch xoay chiều không phân nhánh
23 p | 236 | 31
-
SKKN: Một số phương pháp tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất cho học sinh lớp 10, 11
18 p | 168 | 28
-
SKKN: Phương pháp kết hợp dồn biến và đạo hàm tìm GTLN, GTNN của biểu thức nhiều biến trong luyện thi THPTQG và bồi dưỡng HSG tại trường THPT Lê Lai
27 p | 64 | 8
-
SKKN: Sử dụng hình ảnh và liên hệ thực tế tạo hứng thú cho học sinh khi dạy học bài khái niệm về mặt tròn xoay ở một trường núi
13 p | 110 | 8
-
SKKN: Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải nhanh bài toán trắc nghiệm về đường tiệm cận của đồ thị hàm số
23 p | 56 | 5
-
SKKN: Tạo và sử dụng ngân hàng hình vẽ powerpoint về tính chất của đường và điểm trong tam giác nhằm giải quyết một số bài toán tọa độ phẳng khó lấy điểm 8, điểm 9 của kỳ thi THPT quốc gia
16 p | 38 | 4
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh lớp 10 nâng cao kỹ năng giải các bài toán liên quan đến đường thẳng trong tam giác
20 p | 58 | 3
-
SKKN: Giải pháp giúp học sinh lớp 11 phát huy khả năng giải bài toán khoảng cách trong hình học không gian
21 p | 51 | 3
-
SKKN: Giải pháp giúp học sinh lớp 12 phát huy khả năng giải bài toán tích phân trong kỳ thi THPT Quốc gia
21 p | 45 | 3
-
SKKN: Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải một số dạng bài toán về tính đơn điệu của hàm số theo hình thức thi trắc nghiệm
21 p | 54 | 2
-
SKKN: Rèn luyện kĩ năng, giúp học sinh tiếp cận đề thi quốc gia qua bài toán tính khoảng cách chương trình hình học 11
21 p | 42 | 2
-
SKKN: Một số kinh nghiệm phát huy tính sáng tạo cho học sinh đại trà lớp 10 nhận diện cách giải, sáng tạo hệ phương trình có yếu tố đồng bậc và phát triển bài toán mới
22 p | 36 | 1
-
SKKN: Thế biến – kỷ năng tạo niềm đam mê sáng tạo cho học sinh thông qua bài toán giải hệ phương trình
22 p | 27 | 1
-
SKKN: Một số kinh nghiệm vận dụng máy tính cầm tay để giải một lớp các phương trình vô tỷ
25 p | 28 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn