intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Hướng dẫn học viên ngành Giáo dục thường xuyên sử dụng sách giáo khoa môn Ngữ Văn

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

38
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc hướng dẫn học viên ngành GDTX sử dụng SGK môn Ngữ văn, nhất là phần văn học là một công việc rất quan trọng của giáo viên. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “ Hướng dẫn học viên ngành Giáo dục thường xuyên sử dụng sách giáo khoa môn Ngữ văn”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Hướng dẫn học viên ngành Giáo dục thường xuyên sử dụng sách giáo khoa môn Ngữ Văn

  1. SỞ GD - ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TTGDTX LONG THÀNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --- & ---- Long Thành, ngày 20 tháng 4 năm 2012 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN NGÀNH GDTX SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MÔN NGỮ VĂN - PHẦN VĂN HỌC
  2. I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Từ thực tế hơn 20 năm giảng dạy môn Ngữ văn cho học viên Bổ túc văn hóa (nay là ngành học Giáo dục thường xuyên); sau khi tiếp thu, vận dụng chuyên đề “ Hướng dẫn học viên sử dụng sách giáo khoa” của Sở Giáo dục – Đào tạo(GD – ĐT) Đồng Nai ở các năm qua; nhất là việc học tập, vận dụng đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình chuẩn và sách giáo khoa (SGK) mới của Bộ GD – ĐT trong những năm gần đây, tôi càng nhận thấy rõ tầm quan trọng và kết quả thiết thực của nó trong công tác giảng dạy của mình. Nó đã đem lại hiệu quả khả thi cho việc tiếp thu kiến thức của học viên. Song cũng đòi hỏi người GV phải có ý thức, trách nhiệm cao, linh hoạt vận dụng thích hợp các biện pháp trong mỗi phân môn, mỗi bài học, mỗi đối tượng học, ở từng lớp cụ thể. Là một GV Ngữ văn, tôi đã ý thức thực hiện nghiêm túc việc: Hướng dẫn học viên ngành Giáo dục thường xuyên(GDTX) sử dụng SGK môn Ngữ văn ở các lớp mình giảng dạy (kể cả lớp bồi dưỡng học viên giỏi) và đã tích lũy được một số kinh nghiệm nhỏ. Nó đã có tác dụng thiết thực cho việc dạy và học môn Ngữ văn ở bậc BTTH. Đặc biệt là giúp học viên ngành GDTX chủ động lĩnh hội kiến thức, cảm thụ và thực hành văn chương đạt hiệu quả khá tốt so với trước đó. Chính vì vậy, năm học 2007 - 2008 tôi đã đưa ra kinh nghiệm “ Hướng dẫn học viên bổ túc trung học sử dụng sách giáo khoa môn Ngữ văn”. Năm học này(2011-2012), tôi tiếp tục đưa ra kinh nghiệm: Hướng dẫn học viên ngành Giáo dục thường xuyên sử dụng sách giáo khoa môn Ngữ văn, đi sâu vào phần văn học. Rất mong đồng nghiệp cùng tham khảo và đóng góp, bổ sung để tôi và đồng nghiệp áp dụng có hiệu quả cao. Kinh nghiệm này đã được triển khai và áp dụng trong đơn vị và có cải tiến, đổi mới, mở rộng từ kinh nghiệm “ Hướng dẫn học viên bổ túc trung học sử dụng sách giáo khoa môn Ngữ văn” của tôi đã đưa ra năm học 2007 - 2008 và đã được Hội đồng khoa học của Sở Giáo dục – Đào tạo Đồng Nai đánh giá xếp loại A. II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI. 1. Thuận lợi: - Giáo viên được tiếp thu các chuyên đề của các cấp, nên đã thấy rõ được tầm quan trọng của nó. - Giáo viên đã giảng dạy đối tượng học viên ngành Giáo dục thường xuyên (trước đây là BTVH) khá nhiều năm ở tất cả các khối lớp, nên hiểu được thực trạng sử dụng sách giáo khoa của các đối tượng học viên và cũng đã tự đúc rút được một số kinh nghiệm bổ ích, thiết thực.
  3. - Ban Giám đốc của đơn vị sở tại rất quan tâm đến vấn đề vận dụng chuyên đề, những kinh nghiệm về việc “Hướng dẫn học viên sử dụng sách giáo khoa”. 2. Khó khăn: - Đối tượng học viên BTVH đa dạng, phức tạp, ở nhiều lĩnh vực làm việc, công tác khác nhau nên nhận thức các kiến thức không giống nhau. - Học viên rất ít SGK, thậm chí có SGK cũng không sử dụng, lười sử dụng, hoặc không có thời gian tham khảo trước ở nhà, hay không biết cách sử dụng như thế nào?... 3. Số liệu thống kê: *Từ năm học 2002 – 2003 trở về trước: - Trong mỗi lớp học chỉ có khoảng 15% đến 20% học viên có SGK - Kiểm tra vở chuẩn bị bài của học viên: + Đối tượng cán bộ, công nhân đi học:90% đến 95% không chuận bị bài. + Đối tượng tuổi 15 – 18 ( tuổi HS ): khoảng 20% - 30% chuẩn bị bài ( lớp ban ngày) - Thời gian chép các bài tập trong SGK, ghi bài học chiếm nhiều trong tiết học. * Từ năm học 2003 – 2004 đến nay: Thực trạng ở trên đã giảm hẳn. Học viên đã sử dung SGK có hiệu quả, thiết thực hơn trong việc chuẩn bị, cảm thụ bài học; ghi chép bài học … - Đối tượng cán bộ, công nhân : 60% - 70% có SGK; 10% - 15% có chuẩn bị bài, nghiên cứu bài học trước khi dến lớp. - Đối tượng từ 18 tuổi trở xuống : 50% - 60% có SGK; 25% - 45% có nghiên cứu, chuẩn bị bài bài học trước khi dến lớp. - Đối tượng học viên giỏi: 100% có SGK và biết sử dụng nó. 50% sử dụng đạt hiệu quả : biết tìm tòi, so sánh, nhân xét mở rộng kiến thức. III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận: Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa là một công việc người giáo viên phải thường xuyên thực hiện. Nhưng đối với học viên ở ngành học Giáo dục thường xuyên để thực hiện có hiệu quả thì không đơn giản, bởi đối tượng này thường rất ít SGK. Song khi có SGK, họ lại không biết sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả cho việc tiếp nhận các nội dung kiến thức ở trong đó, nhất là đối tượng cán bộ, công nhân. Đây chính là vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên ở ngành học GDTX khi giảng dạy môn Ngữ văn nói chung và
  4. phân môn văn học nói riêng. Trước vấn đề này, trước thực trạng của đối tượng ngành học, tôi đã suy nghĩ, nắm bắt tình hình sử dụng SGK của học viên một sát thực và có những biện pháp cụ thể, kịp thời, phù hợp để điều chỉnh, uốn nắn ngay để học viên sử dụng SGK có hiệu quả trong nhiều năm nay. Trong đó, tôi đã chú ý quan tâm giành thời gian để “ Hướng dẫn học viên sử dụng SGK môn Ngữ văn”, nhất là phần văn học. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài. Hướng dẫn học viên ngành GDTX sử dụng SGK, đặc biệt đối với phân môn văn học là một vấn đề được tôi xem trọng và tiến hành thường xuyên. Tôi xin đưa ra một số biện pháp đã thực hiện của mình như sau: a. Nghiên cứu, chuẩn bị nội dung hướng dẫn cho học viên: SGK là một tài liệu không thể thiếu được cho cả người dạy và người học. Nội dung kiến thức trong SGK rất quan trọng, rất cần thiết mà người dạy phải giúp học viên tiếp thu, nhận thức được. Để học viên biết cách tiếp thu, cảm thụ kiến thức văn học mà mỗi bài, mỗi lớp yêu cầu, người GV phải nghiên cứu, tìm hiểu, nắm vững nội dung kiến thức, xác định được những yêu cầu trọng tâm của mỗi bài dạy cụ thể và những kiến thức có liên quan. Từ đó, mới đưa ra những biện pháp thích hợp, cụ thể để hướng dẫn học viên sử dụng SGK đạt hiệu quả cao. Cụ thể là: + Đọc kĩ, nghiên cứu các phần, mục ở SGK: Tiểu dẫn; văn bản; chú thích; hướng dẫn chuẩn bị bài. + Chọn lựa, so sánh, phân loại các nội dung kiến thức bài học, bài tập… b. Hướng dẫn học viên sử dụng SGK ở nhà. Việc học viên đọc, tìm hiểu trước ở nhà những kiến thức bài học trong SGK là một khâu rất cần thiết. Nhưng sử dụng SGK ở nhà như thế nào để đạt hiệu quả nhất là một vần đề không phải học viên nào cũng thực hiện. Do đó hướng dẫn học viên sử dụng SGK ở nhà là một công việc mà GV cần phải giành thời gian và có phương pháp hướng dẫn thích hợp từng bài học cho HV. Ngoài các câu hỏi trong phần “Hướng dẫn chuẩn bị bài” ở cuối SGK, tôi còn đưa ra thêm một số câu hỏi, công việc, yêu cầu học viên phải nghiên cứu kĩ các mục tiểu dẫn, chú thích, đọc kĩ văn bản ở SGK để thực hiện. Cụ thể như: * Hướng dẫn học viên chuẩn bị bài “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi (Ngữ văn lớp 10), tôi yêu cầu học viên phải thực hiện một số hoạt động như: + Đọc kĩ các mục: tiểu dẫn, chú thích, văn bản để hiểu rõ về tác giả, nội dung khái quát của văn bản. + Trả lời các câu hỏi ở SGK ra vở chuẩn bị bài.
  5. + Kể ra những cuộc chiến thắng mà quân ta đã giành được và những thất bại thảm hại của quân giặc? Tìm những chi tiết, những hình ảnh tiêu biểu mà bài Cáo đã thể hiện. + Xác định tư tưởng, chủ đề của bài Cáo. + Xem xét, nhận xét lời tuyên cáo ở tác phẩm: “ Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt với lời tuyên cáo ở “ Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi? * Hướng dẫn học viên chuẩn bị bài “ Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945” (Ngữ văn Lớp11): Ngoài việc tìm hiểu, trả lời các câu hỏi trong SGK, tôi đưa ra một vài công việc yêu cầu học viên sử dụng SGK để thực hiện. + Hãy hệ thống những tác giả, tác phẩm tiêu biểu của các thể loại (tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, thơ ca ) ở đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945? + Hãy phân biệt các trào lưu văn học ở giai đoạn này? Nêu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu cho mỗi trào lưu? * Hướng dẫn học viên chuẩn bị bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm (Ngữ văn lớp 12),: + Hãy cho biết mục đích sáng tác của trường ca “Mặt đường khát vọng” nói chung và văn bản “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm? + Tìm những câu thơ mà Nguyễn Khoa Điềm đã cảm nhận và lí giải đất nước ở các phương diện lịch sử, địa lí, văn hóa? + Tìm những chất liệu dân gian mà Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng trong bài “Đất nước”? + So sánh, nhận xét thể thơ mà Xuân Quỳnh đã sử dụng trong bài “Sóng” và Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng trong bài “Đất nước”? * Hướng dẫn học viên chuẩn bị bài “ Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường (Ngữ văn lớp 12): + Tìm, phân tích, nhận xét một số chi tiết, hình ảnh mà Hoàng Phủ Ngọc Tường đã sử dụng để khắc họa các vẻ đẹp của sông Hương? So sánh một số nét khác biệt của sông Hương với đặc điểm của sông Đà mà Nguyễn Tuân đã miêu tả trong bài “Người lái đò sông Đà”? + Anh (chị) tìm hiểu, so sánh, nhận xét về nghệ thuật viết tùy bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Tuân? * Hướng dẫn học viên chuẩn bị bài “ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu: + Nhân vật người đàn bà hàng chài có những biểu hiện như thế nào khi bị chồng đánh? Khi ở trên tòa án?(tìm, phân tích một số chi tiết cụ thể để minh họa). + Với tác phẩm“ Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu muốn gửi đến người dọc thông điệp gì? * Hướng dẫn học viên chuẩn bị bài “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng (Ngữ văn lớp 9): + Đọc và tóm tắt ngắn gọn nội dung truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
  6. + Lí do gì mà bé Thu không nhận và ghét anh sáu (ba nó)? + Anh (chị) hiểu như thế nào về việc Nguyễn Quang Sáng đặt tên cho tác phẩm là “Chiếc lược ngà”? …… c. Hướng dẫn học viên sử dụng SGK ở trên lớp: Trước khi lên lớp giảng dạy, tôi cũng như đông nghiệp đều phải nghiên cứu, chuẩn bị nội dung và phương pháp giảng dạy. Trong đó, có việc định ra những nội dung, hướng dẫn học viên sử dụng SGK ở trên lớp. Tôi đã đưa ra những câu hỏi, những yêu cầu bắt buộc học viên phải chú ý, dựa vào SGK để xem xét, phát hiên, nhận biết…thì mới trả lời được (kết quả tiếp thu kiến thức bài học). Cụ thể như: * Trong tiết đọc văn ở lớp 10 – phần Đọc – Hiểu văn bản bài: “ Bình Ngô đại cáo”, tôi tiến hành một số thao tác sau: + Yêu cầu một học viên đọc phần 2 của bài Cáo, cả lớp theo dõi đọc thầm SGK. Các học viên khác hãy ghi ra giấy nháp (gạch dưới) những chi tiết, hình ảnh mà tác giả đã sử dụng để nói về tội ác của giặc Minh? Hình ảnh nào man rợ nhất? + “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi có bố cục như thế nào? Nội dung của từng phần? * Tiết đọc văn bài “ Vội vàng” của Xuân Diệu (Ngữ văn lớp 11): Khi cho HV đọc xong bài thơ, GV yêu cầu HV dựa vào SGK để trả lời một số câu hỏi sau: + Trong bài “Vội Vàng”, Xuân Diệu đã sử dụng các phép điệp từ, điệp ngữ nào? Mục đích của việc sử dụng đó? (Nêu và phân tích một số hình ảnh, chi tiết để minh họa). + Tìm, phân tích những chi tiết tiêu biểu trong bài thơ “Vội vàng” đã thể hiện lòng yêu cuộc sống, yêu đời của Xuân Diệu? * Tiết đọc văn bài “ Tây tiến” của Quang Dũng (Ngữ văn lớp 12): Trước khi cho một số HV đọc bài thơ, GV yêu cầu tất cả HV ở dưới lớp đọc thầm, theo dõi và dùng viết chì gạch dưới các từ ngữ mà Quang Dũng đã sử dụng để khắc họa những phẩm chất cao đẹp về người chiến sĩ Tây Tiến? * Tiết đọc văn bài “Sóng” của Xuân Quỳnh( Ngữ văn lớp 12): GV yêu cầu HV: Theo dõi, quan sát vào bài thơ “Sóng” trong SGK, hãy xác định thể thơ, nhịp thơ của bài thơ. Trong các phần Luyện tập: Nhiều câu hỏi, đoạn trích dẫn ở bài tập rất dài. Do đó, khi thực hiện giảng dạy các tiết luuyên tập, GV không thể không hướng dẫn học viên sử dụng SGK để hoàn thành các bài tập luyên tập. Tôi nhận thức được điều đó và thời gian học viên chép lại bài tập sẽ không thực hiện ở lớp, học viên phải sử dụng SGK để nắm bắt những yêu cầu đặt ra và tiến hành trao đổi, thực hành luyện tập để ôn luyện, củng cố, mở rộng kiến thức.
  7. Cuối mỗi tiết đọc văn, phần tổng kết bài học, tôi yêu cầu HV chú ý vào phần ghi nhớ ở SGK để khái quát lại nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, hoặc đoạn trích và về nhà tự ghi vào vở; Gv sẽ kiểm tra vào các tiết sau đó. d. Hướng dẫn học viên giỏi sử dụng SGK (Đối với lớp bồi dưỡng HV giỏi): - Trước hết, tôi tư vấn đối tượng này nhận thấy rằng: Muốn trở thành học viên có năng khiếu cảm thụ tốt các tác phẩm văn chương thì cần phải có đúng, đủ các kiến thức cơ bản về văn học sử, tác giả, tác phẩm…Mà cái đó lại ở ngay trong SGK – SGK là nguồn tài nguyên kiến thức. Khi nắm vững được các kiến thức cơ bản rồi, ta sẽ cảm nhận nó, vận dụng, liên hệ nó với thực tế đời sống xã hội, bản thân bằng những cảm xúc chân thật, sâu sắc, mãnh liệt của mỗi cá nhân và trình bày những điều đó bằng nghệ thuật riêng – qua các bài làm văn do chính mình hình thành. - Yêu cầu học viên hệ thống, so sánh, nhận xét, cảm nhận các kiến thức, nhân vật…khi các em tìm hiểu, cảm thụ cái hay, cái đẹp của văn chương. - Trình bày những cảm nhận của bản thân bằng các bài làm văn cụ thể. Ví dụ: * Hãy đọc, cảm nhận về cách diễn tả mùa thu, tình thu của Nguyễn Khuyến và Xuân Diệu qua một số bài thơ của họ bằng một bài văn nghị luận? * Hãy cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ qua ba tác phẩm: “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành? * Cảm nhận của anh (chị) về thân phận và phẩm chất của những người phụ nữ nông dân trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, “Vợ nhặt” của Kim Lân, Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu? * Cảm xúc của anh (chị) về vẻ đẹp của sông Đà và sông Hương khi đến với tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân, “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường? e. Kiểm tra việc sử dụng SGK của học viên: Công việc này tôi tiến hành trong cả tiết dạy, ngay cả ở bước kiểm tra bài cũ. Cụ thể là: - Đặt câu hỏi, yêu cầu một số học viên trả lời ( trả lời bằng miệng hoặc ghi ra giấy), sau đó tôi nhận xét, đánh giá kết quả trả lời của học viên bằng cách cho điểm nội dung trả lời của học viên một cách khách quan, công bằng. Ví dụ: + Hãy nêu khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu? ( Văn học 11 ). + Hãy tóm tắt ngắn gọn về cuộc đời của cô Mị trong đoạn trích giảng “ Vợ chồng A Phủ” ( Văn học 12)
  8. + Truyện “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành có những nhân vật nào? Các nhân vật ấy có mối quan hệ với nhau như thế nào? ( Văn học 12 ). + Kiểm tra vở soạn bài – chuẩn bị bài học ở nhà của học viên một cách thường cuyên, nhất là những đối tượng đáng lưu ý. Một mắt, tôi trực tiếp kiểm tra, ngoài ra tôi giao cho cán bộ lớp, cán sự bộ môn thường xuyên kiểm tra và báo cáo trung thực kết quả để tôi nắm bắt tình hình. Từ đó, tôi lại lại đưa ra tiếp các biện pháp đối với học viên không sử dụng SGK nên không chuẩn bị bài: + Liên tục kiểm tra những học viên không chuẩn bài ( có hẹn báo trước và cả đột xuất). + Đánh giá, ghi điểm thưởng – phạt cụ thể; theo dõi sự tiến bộ và khuyến khích học viên thực hiên. + Đưa ra những câu hỏi, công việc, yêu cầu học viên phải dựa vào SGK để cảm thụ, trả lời ( trong việc kiểm tra bài cũ cũng như xây dựng bài hoc; trả lời miệng hoặc trả lời viết ) Ví dụ: + Hãy tìm hiểu những chi tiết, hình ảnh miêu tả cảnh thiên nhiên ở khổ thơ 1 trong bài “ Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử? (Văn học 11) + Đọc thầm bài thơ, xác định thể thơ và nói rõ bố cục, đặc điểm của thể thơ đó qua bài thơ “ Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm ( dạy tiết đọc văn – bài “ Nhàn”, Ngữ văn 10) + Đọc hai câu cuối trong bài thơ “ Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi ( xem thêm phần chú thích ), xác định nhịp thơ rồi cho biết cảm nhận về hai câu thơ đó ( dạy tiết đọc văn ở lớp 10 – khi dạy bài “ Cảnh ngày hè” )? + Hãy đọc kĩ phần ghi nhớ trong SGK, cho biết những nội dung nào mà anh ( chị ) chưa hiểu? Về nhà học thuộc và hiểu rõ, nắm vững nội dung phần ghi nhớ ở SGK ( cuối mỗi tiết dạy ở môn Ngữ văn lớp 10 ). Khi yêu cầu học viên thực hiện trao đổi theo nhóm hoặc tự cá nhân hoạt động, tôi luôn yêu cầu, hướng dẫn, gợi ý học viên phải bám sát SGK để cảm thụ, chọn nội dung trả lời. Đồng thời kết hợp chọn các phương pháp kiểm tra về kết quả trả lời, việc sử dụng SGK của học viên sao cho thích hợp với từng đối tượng học viên. Tôi đã cho học viên thấy rằng: Không dựa vào SGK sẽ không trả lời được các câu hỏi mà thầy cô yêu cầu. Từ đó, dần dần học viên thấy được tác dụng, hiệu quả của việc sử dụng SGK. Nhận xét, đánh giá kết quả trả lời của học viên ( trả lời miệng hoặc viết ) một cách công bằng, công khai, khách quan; nhất là khích lệ, tuyên dương những tổ, nhóm, học viên tiến bộ. IV. KẾT QUẢ: Sau khi thực hiện một số biện pháp hướng dẫn sử dụng SGK môn Ngữ văn cho học viên, tôi đã thu được một số hiệu quả thiết thực cho việc dạy và học. Cụ thể là: - Học viên đã có ý thức sử dụng SGK ngày càng có hiệu quả rõ rệt hơn.
  9. Tự việc có ý thức và biết cách sử dụng SGK có hiệu quả, nên học viên đã chủ động nắm bắt kiến thức bài học, chủ động xây dựng nội dung bài học ( kết quả này ở mỗi lớp không giống nhau ). - Trong các phần thực hanh, luyện tập đã giảm bớt thời gian chép bài tập. Vì vậy, mà có thời gian nhiều hơn đểlàm bài tập thực hành, thời gian ghi bài học cũng giảm ( học ở SGK ). - Chất lượng cụ thể trong việc cảm thụ, vận dụng kiến thức để thực hành làm bài kiểm tra, làm bài thi tốt nghiệp cuối cấp đã thể hiện rõ ở kết quả các kì thi, nhất là thi tốt nghiệp Bổ túc THPT từ năm 2002 – 2003 đến nay đều vượt mặt bằng của Sở Giáo dục – Đào tạo Đồng Nai (môn Văn ). - Từ khi ngành GDTX tổ chức thi học viên giỏi Văn cấp Tỉnh, năm nào tôi cũng bồi dưỡng được học viên đạt giải cấp Tỉnh. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: - Khi kiểm tra cần lưu ý đến các đối tượng học viên. - Động viên, khuyến khích học viên phải có đủ SGK để học tập. - GV phải có trách nhiệm, chịu khó nghiên cứu, chuẩn bị nội dung hướng dẫn HV sử dụng SGK cho HV. VI. KẾT LUẬN CHUNG: Như vậy, việc hướng dẫn học viên ngành GDTX sử dụng SGK môn Ngữ văn, nhất là phần văn học là một công việc rất quan trọng của giáo viên. Nó góp phần tạo nên những hiệu quả rất lớn cho việc thực hiện chuyên đề “ Hướng dẫn học viên ngành GDTX sử dụng SGK” của Sở Giáo dục – Đào tạo Đông Nai và thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học theo chương trình chuẩn và sách giáo khoa mới của Bộ GD – ĐT hiện nay. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc hướng dẫn học viên ngành Giáo dục thường xuyên sử dụng SGK môn Ngữ Văn – Phần van học. Tôi rất mong đồng nghiệp đóng góp, xây dựng thêm để nhằm giúp tôi thực hiện tốt những yêu cầu của Trung tâm GDTX Long Thành, của Sở Giáo duc dục – Đào tạo Đồng Nai đề ra. Xin trân trọng cảm ơn! Người viết Dương Thị Nhắn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0