YOMEDIA
ADSENSE
SKKN: Từ điển địa danh Châu Âu trong Địa lý 7
60
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mục tiêu của đề tài là về kiến thức và kỹ năng cũng như¬ thái độ và hành vi; trong đó kiến thức về các địa danh nói chung không phải là kiến thức trọng tâm của các bài học nhưng việc có những hiểu biết nhất định về các địa danh sẽ là một trong những phương tiện quan trọng để các em nắm vững kiến thức bài học, đồng thời việc tìm hiểu, ghi nhớ địa danh còn gây hứng thú trong các giờ học địa lý.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Từ điển địa danh Châu Âu trong Địa lý 7
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng thẩm định sáng kiến phòng GD&ĐT huyện Hoa Lư Tôi (hoặc chúng tôi) ghi tên dưới đây: Tỉ lệ (%) Ngày tháng Trình độ đóng TT Họ và tên Nơi công tác Chức vụ năm sinh chuyên môn góp vào sáng kiến Trường THCS Giáo 1 Phạm Thị Liệu 22/9/1977 Đại học Văn 100 Ninh An viên I.Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng Tên sáng kiến: Từ điển địa danh Châu Âu trong Địa lý 7. Lĩnh vực áp dụng: Lĩnh vực giáo dục. II. Nội dung sáng kiến 1. Giải pháp cũ thường làm Trong chương trình địa lý lớp 7 học sinh được học về thiên nhiên và con người ở 5 châu lục với rất nhiều mục tiêu về kiến thức và kỹ năng cũng như thái độ và hành vi; trong đó kiến thức về các địa danh nói chung không phải là kiến thức trọng tâm của các bài học nhưng việc có những hiểu biết nhất định về các địa danh sẽ là một trong những phương tiện quan trọng để các em nắm vững kiến thức bài học, đồng thời việc tìm hiểu, ghi nhớ địa danh còn gây hứng thú trong các giờ học địa lý. Tuy nhiên các địa danh trong chương trình địa lý lớp 7 hoàn toàn xa lạ với các em vì đó là những địa danh thuộc các Châu lục trên thế giới, không phải là địa danh quen thuộc của địa phương hay của nước Việt Nam. Trong các bài học khi có nội dung đề cập các địa danh giáo viên thường tiến hành các bước sau: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát một số hình ảnh về các địa danh 1
- trong sách giáo khoa. Kết hợp hiểu biết cá nhân với kênh chữ trong sách giáo khoa để nêu hiểu biết về địa danh đó (vị trí địa lý, văn hoá, lịch sử, tên gọi, danh nhân, sự kiện…) Ưu điểm của phương pháp trên là: Phát huy khả năng quan sát, năng lực sử dụng tranh ảnh của học sinh. Nêu được một số nhận xét sơ lược về đặc điểm bên ngoài của địa danh. Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhiều hạn chế: Sau khi quan sát hình ảnh trong sách giáo khoa học sinh chỉ trình bày được những đặc điểm bên ngoài của địa danh mà mình quan sát được hoặc rất ít kiến thức mà các em đã đọc được trong sách giáo khoa. Hầu hết học sinh không thể nêu được vị trí địa lý, lịch sử hình thành và phát triển, giá trị kinh tế hoặc văn hóa... của địa danh. Giáo viên đã sưu tầm và cung cấp thêm kiến thức cho các em bằng phương pháp giới thiệu về các địa danh nhưng do học sinh chưa được tìm hiểu trước, chưa có những hiểu biết cơ bản, tiếp thu một cách thụ động nên không tạo hứng thú cho các em, do đó các em nắm không chắc, nhớ không sâu về những đặc điểm nổi bật của các địa danh đó. Chưa khơi gợi được niềm đam mê, tìm tòi, khám phá về thế giới xung quanh, không phát huy được tính chủ động và năng lực tự học của học sinh. 2.Giải pháp mới cải tiến Trong cuộc sống hằng ngày, người giáo viên địa lý là những người thường xuyên phải tiếp nhận các câu hỏi từ anh em, bạn bè, đồng nghiệp, học sinh... như thành phố này ở đâu ? Trụ sở cơ quan này nằm ở đâu ? Tại sao con sông này lại có nhiều tên gọi khác nhau... Điều này đòi hỏi người giáo viên địa lý phải có những hiểu biết nhất định về các địa danh trên thế giới. Và mặc dù kiến thức về các địa danh này không phải là kiến thức trọng tâm của bài học nhưng người giáo viên cũng phải có trách nhiệm trang bị cho học sinh các kiến thức về địa danh trên thế giới. Trong xu thế Việt Nam đang mở cửa và hội nhập với thế giới, việc trang bị những hiểu biết về địa danh các châu lục không chỉ cần thiết đối với giáo viên địa lý, mà cũng rất cần thiết đối với học sinh. Hiện nay, ở nước ta cũng đã có một số tài liệu về địa danh thế giới do các 2
- nhà khoa học chuyên ngành biên soạn rất có giá trị nhưng các tài liệu này chưa đến được với giáo viên và học sinh, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Tâm lý của phụ huynh và học sinh chưa coi trọng việc học môn Địa lý, coi là môn phụ nên không đầu tư về thời gian, tài chính cho việc mua sắm bổ xung tài liệu cho môn học này, vì thế tài liệu học tập duy nhất là sách giáo khoa và cuốn Át lat địa lý Việt Nam. Các em ở độ tuổi còn nhỏ, sự hiểu biết về thế giới xung quanh còn hạn chế đặc biệt là về các địa danh ngoài lãnh thổ Việt Nam. Sự phát triển của Internet đã khiến cho việc tìm kiếm, tra cứu thông tin dễ dàng hơn, kể cả các thông tin về địa danh thế giới. Nhưng do điều kiện kinh tế của các em ở vùng nông thôn còn nghèo nên rất ít em được trang bị máy tính, mạng Intenet để tìm kiếm, tra cứu thông tin. Trong chương trình địa lý 7 có đề cập đến rất nhiều địa danh trên thế giới ở sáu châu lục. Song tôi nhận thấy châu Âu là châu lục phát triển sớm nhất, đồng đều nhất, có rất nhiều địa danh gắn liền với học sinh chúng ta thông qua rất nhiều kênh thông tin khác nhau như truyền hình, sách báo, người thân đang học tập và làm việc ở nước ngoài… Vì vậy tôi đã sưu tầm, tập hợp các địa danh có trong nội dung các bài học của Chương X Châu Âu từ tư liệu của đồng nghiệp, trên mạng Intenet... để góp phần tra cứu, giải thích các địa danh thuộc Châu Âu trong chương trình Địa lý 7. Mục đích là tạo ra một phương tiện dạy học trợ giúp cho giáo viên; đồng thời tạo ra một nguồn kiến thức, tư liệu tham khảo cho học sinh trong khi học phần địa lý châu lục này. Tính mới, sáng tính sáng tạo của giải pháp này là: Các địa danh được lựa chọn để xây dựng, trước hết là các địa danh được đề cập đến trong sách giáo khoa, bao gồm các đối tượng địa lý tự nhiên: núi, sông, hồ, vịnh, biển, bán đảo, đảo…và các địa danh về các đơn vị hành chính: quốc gia, thành phố, vùng công nghiệp…Ngoài ra, tôi còn bổ sung một số địa danh không có trong chương trình và sách giáo khoa vì nó thường gặp trong cuộc sống, phổ biến trong các cuộc thi kiến thức…Điều này là cần thiết và nó sẽ làm tăng sức hấp dẫn của môn học, làm cho tất cả các giờ địa lý luôn mới mẻ, kích thích sự say mê tìm tòi của học sinh và thêm yêu môn địa lý hơn. Trong mỗi địa danh đưa ra, tôi đều lựa chọn những thông tin đặc trưng về địa lý, văn hoá, lịch sử, tên gọi, danh nhân, sự kiện…Đặc biệt, một số địa danh 3
- còn được bổ sung thêm sơ đồ, hình ảnh…Tất cả nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh khi sử dụng. Về trật tự sắp xếp và trình bày, tôi sắp xếp các địa danh theo thứ tự các chữ cái đầu tiên A,B,C…Với những tên gọi có nhiều địa danh, tôi trình bày những thông tin đã lựa chọn theo mỗi địa danh để làm rõ từng địa danh. Những địa danh châu Âu mà tôi đã sưu tầm, lựa chọn và tập hợp được in ấn trong cuốn Từ điển địa danh Châu Âu trong địa lý 7”, cung cấp cho học sinh làm tư liệu. Tên các địa danh Châu Âu được sắp xếp trong từ điển gồm: A G M S Ađriatích Gibranta Mađrit Sec APennin Giơnevơ Milan Matxcơva Aten Giutlen Măng sơ Ailen Grit Brittên Mônacô Aixơlen Mônđôva Amxtecđam Môngtênêgrô Anbani An pơ Anpơ đinarich Anh Áo B H N T Ba Lan Hà Lan Nauy Bácxêlôna Henxinki Tây Ban Nha Bancăng Hi Lạp Thụy Điển Hung gari Thụy sĩ Bantích Tuludơ Béclin Bécnơ Bêlarut Bỉ Biển Bắc Biển đen Biển trắng Booc đô Bôxnia hecxêgô vina Bồ Đào Nha 4
- Bratixlava Brêmen Bret Bruc xen Bungari C I Ô U Cadan Ibêrích Ôxlô Ucraina Caxpi Italia Uran Cacpat Can Capca Cooc Côpenhaghen Cracốp Croattia Crưm Đ K P V Đuyrich Kiep Palécmô Vaticăng Đanuyp Kinlơ Pirênê Vônga Đan Mạch Pháp Vơnidơ Địa Trung Hải Pari Đôn Phần Lan Đơniep Đức E L R X Extônia Latvia Rainơ Xanhpêtecpua Liông Rôma Xecbia Litva Rôtxtécđam Xcanđinavi Li vơ pun Rua Xixin Rumani Lônđôn (Luân Xlôvakia Xpitbécghen Đôn) Trong quá trình giảng dạy chương X Châu Âu, sau mỗi tiết học giáo viên đều yêu cầu học sinh chuẩn bị bài mới, trong đó có yêu cầu học sinh tìm hiểu về các địa danh trong bài học dựa vào kiến thức trong sách giáo khoa kết hợp với từ điển để tra cứu. Khi giáo viên yêu cầu học sinh trình bày những kiến thức về các địa danh, do đã được tìm hiểu trước nên học sinh đã có những hiểu biết cơ bản về địa danh, nhiệm vụ của giáo viên chỉ là bổ xung những thông tin mới. 5
- III. Hiệu quả đạt được 1.Hiệu quả kinh tế. So với các cuốn từ điển về địa danh thế giới do các nhà khoa học chuyên ngành biên soạn mặc dù có lượng thông tin lớn nhưng thường có giá thành cao, nên rất ít phụ huynh đầu tư cho con em mình mua một cuốn sách như thế. Cuốn từ điển có giá thành rẻ, nên mọi học sinh đều trang bị được. Sau khi học xong cấp THCS, học sinh còn có thể cho, tặng cuốn từ điển cho các em lớp dưới để sử dụng lâu dài. 2.Hiệu quả xã hội Từ điển tra cứu địa danh này là tập hợp một trong nhũng kiến thức, kĩ năng khi dạy và học phần châu Âu. Nó trợ giúp cho giáo viên và học sinh trong dạy và học, lượng thông tin chứa đựng trong đó không phải là sáng tạo hay mới mẻ nhưng vẫn đảm bảo được tính khoa học, tính sư phạm và nhất là tính thực tiễn trong dạy và học ở bậc Trung học cơ sở. Nó góp phần nâng cao hiểu biết thực tiễn mặc dù chưa có điều kiện để tham quan thực tế. Qua đó vừa rèn luyện cho giáo viên khả năng nghiên cứu khoa học với phương châm biết mười để dạy một và vừa tập cho học sinh kỹ năng tập hợp, thu thập và xử lý thông tin với mục tiêu học một biết mười. Học sinh tìm hiểu thông tin có trong từ điển đã phát huy được năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng tranh ảnh... đồng thời cũng phát huy được tính tích cực, tự giác; chủ động tiếp thu kiến thức, nâng cao sự hiểu biết về thế giới xung quanh đặc biệt là về một số địa danh tiêu biểu của Châu Âu. Khi học sinh đã được tìm hiểu trước ở nhà, có kiến thức cơ bản về địa danh nên khi giáo viên yêu cầu trình bày, học sinh sẽ tự tin hơn, phát huy năng lực giao tiếp và hứng thú hơn trong giờ học. Học sinh ghi nhớ kiến thức về các địa danh sâu hơn, nhớ lâu hơn, 6
- Kết thúc chương trình THCS, nhiều em học sinh không có điều kiện học lên mà phải tham gia vào cuộc sống lao động sản xuất, có em đi xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Vì vậy, do đã được trang bị những kiến thức về các địa danh trên thế giới nên khi tham gia vào hoạt động xã hội, xuất khẩu lao động ra nước ngoài thì các em không bị choáng ngợp, mơ hồ về nơi mà mình sẽ đến. IV. Điều kiện và khả năng áp dụng Trước khi dạy chương XChâu Âu trong chương trình địa lý lớp 7, giáo viên in ấn từ điển cho học sinh. Khi có từ điển, giáo viên phải yêu cầu học sinh tìm hiểu các địa danh có trong bài học hôm sau. Học sinh tra từ điển, kết hợp kênh chữ, kênh hình trong sách giáo khoa, hiểu biết của bản thân hoặc tìm hiểu thêm nguồn tư liệu trên Intenet để ghi nhớ những kiến thức cần thiết, trọng yếu về địa danh. Trình bày những kiến thức đã chủ động tiếp nhận được trước lớp theo yêu cầu của giáo viên. Giáo viên phải có những nhận xét, đánh giá, khen thưởng, biểu dương hoặc phê bình về việc chuẩn bị của học sinh để khích lệ các em vươn lên trong học tập và chủ động trong việc tiếp thu kiến thức. Ngoài ra còn khuyến khích các em tìm hiểu thêm các nguồn thông tin về các địa danh trên sách báo, thông tin đại chúng, Intenet, phát huy năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông... Đồng thời giáo viên cũng phải thường xuyên cập nhật các kiến thức mới để bổ xung trong quá trình giảng dạy. Cuốn từ điển này sử dụng được khi học chương X Châu Âu trong chương trình địa lý 7; đồng thời có thể sử dụng trong một số bài học thuộc phần Lịch sử thế giới. Dù đã cố gắng rất nhiều nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để nội dung được hoàn thiện hơn. Hi vọng Từ điển các địa danh Châu Âu trong chương 7
- trình địa lý 7” sẽ góp phần phần nhỏ vào ứng dụng dạy và học trong nhà trường. Ninh An, ngày tháng 3 năm 2018 XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN Phạm Thị Liệu 8
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn